1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cùng nhau tìm hiểu về Hà Nội

Chủ đề trong 'Public Hà Nội' bởi bittersweet82, 14/11/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. bittersweet82

    bittersweet82 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    698
    Đã được thích:
    0
    Cùng nhau tìm hiểu về Hà Nội

    Thưa toàn thể bà con , chúng ta ai cũng tự hào là người dân thủ đô và càng tự hào hơn khi thủ đô chúng ta là một trong những thủ đô lâu đời nhất trên thế giới . Vậy hôm nay cho phép tôi mở ra cuộc thi tìm hiểu về hà nôi , mong các bác hay tham gia và hưởng ứng .

    ...Từng giọt mưa đêm nay thật buồn....Đêm qua đi và ngày đang tới hát câu chuyện tình mùa xuân. Còn vang mãi trong lòng ta bao năm tháng ngọt ngào...
  2. bittersweet82

    bittersweet82 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    698
    Đã được thích:
    0
    MỘT VÀI CẢM NHẬN NÉT ĐẸP HÀ NỘI XƯA
    "Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội, Hà Nội của ta, Thủ đô yêu dấu...". Đó là những thổn thức, xung động sâu lắng trong tâm tư tình cảm của những con người đất Việt, vốn dòng dõi con Rồng cháu Tiên. Những tình cảm đó ngày thường ẩn sâu nơi cõi lòng, trái tim, vào những ngày lễ hội lại dâng lên mãnh liệt như núi lửa phun trào.
    Kim Liên cổ tự
    Hà Nội nay, ThZng Long, Đông Đô xưa-nơi tụ hội của nguyên khí đất trời giao cảm hòa điệu, được Rồng vàng báo ứng cho vua Lý Thái Tổ khai đô "Kiểu đất Long xà chọn được nơi", được Rùa Thần hộ mệnh, xứng đáng là trái tim của nước Việt, Tràng An của trời Nam.
    Kể từ khi Lý Công Uẩn phụng mệnh trời, thuận lòng người dời đô đến đây, nước Nam ta đã được tọa lạc trên nền độc lập vững chắc, nền vZn hiến lâu đời. Từ kinh đô ThZng Long, hào khí thái bình tỏa khắp bốn phương, hòa trộn vào những con sông nặng tình Sơn Thủy đổ về khắp non sông; nguyên khí của dân tộc quyện hòa, thấm đượm vào những áng mây ngọn gió đi tới những vùng núi rừng xanh biếc, hấp thu vào nguồn sống khắp muôn nơi, tạo sinh khí tinh thần vZn hóa cho những dân tộc anh em trong đại gia đình Lạc Việt.
    Từ kinh đô Rồng bay Rùa ngự này, dân tộc ta đã đàng hoàng bố cáo, khẳng định vị thế, chủ quyền dân tộc, giang sơn gấm vóc. Với tinh thần "Sông núi nước Nam vua Nam ở-Rành rành định phận ở sách Trời...". Cũng từ đây, vZn hóa dựng xây Tổ quốc được khởi lên, rất nồng nàn tính nhân bản, giàu tư tưởng đạo đức truyền thống phương Đông. "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân... Đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo". Với tinh thần đó, ThZng Long kinh kỳ là nơi tụ hội của hầu hết các hiền nhân, danh sĩ, bậc kỳ tài của người dân Việt. Mặc dù "Tuấn kiệt như sao buổi sớm, nhân tài như lá mùa thu", song "... Âu cũng nhờ trời đất tổ tông khôn thiêng ngấm ngầm giúp đỡ" cho nên "Hào kiệt đời nào cũng có". Đó là Lý Thường Kiệt, Lý Thái Tổ, Chu VZn An, Nguyên Phi ỷ Lan, Tô Hiến Thành, Từ Đạo Hạnh thời nhà Lý, Trần Thái Tông, Nhân Tông, Quốc Tuấn, Quang Khải, Mạc Đĩnh Chi nhà Trần, Hồ Quý Ly, Hồ Nguyên Trừng nhà Hồ, Nguyễn Trãi, Lê Lợi, Lê Thánh Tông, Lương Thế Vinh, Nguyễn Hiền, Nguyễn Thận nhà Lê, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Hữu Trác, Lê Quý Đôn, Nguyễn Siêu... về sau này.
    Đáng tiếc thay, những công trình vZn hóa biểu tượng cho kinh kỳ phồn hoa thanh lịch "Phồn hoa thứ nhất Long thành, phố GiZng Mắc Cửu đường quanh bàn cờ, Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ, Bút hoa in chóp bài thơ lưu truyền", cho đến nay chẳng còn đáng kể. Tuy nhiên, theo những tài liệu còn lưu giữ thì những công trình đó biểu hiện sự kính trọng trời cha đất mẹ (điện Kính Thiên), biểu hiện sự phụng mệnh trời, mở ra thời đại mới thái hòa và vững bền mãi mãi "điện Càn Nguyên, Vạn Thọ, Diên Hiền, Bát Giác, Phụng Thiên, Diên Hồng...). Trải qua biết bao cuộc chiến tranh tương tàn, sự không lượng thứ của thời gian và sự vô tình của con người, những cung điện trên bị phá hủy gần hết.
    Ngày nay, chỉ còn tồn tại thành Hà Nội cũ nát và trường Đại học đầu tiên của Việt Nam: VZn miếu Quốc Tử Giám, nơi tụ hội của các danh sĩ, nơi đào tạo ra các bậc hiền tài, nơi biểu hiện sự ngưỡng mộ tư tưởng Đạo Khổng Nho phục vụ nhân sinh xã hội với Tam Cương Ngũ Thường-Đạo của người quân tử. Với tư tưởng Hiền Tài "là nguyên khí của Nhà nước...", "là tinh hoa VZn hóa của dân tộc, biểu hiện phúc đức của tổ tiên..."; đã biết bao hiền nhân, bậc kỳ tài được ra hoa kết trái tỏa sáng khắp non sông: Bia Tiến sĩ, Trạng nguyên tọa lạc trên lưng Rùa vàng vẫn lưu danh muôn thuở làm xao xuyến lòng người. ThZng Long, đất vZn hiến ngàn nZm, nơi tụ hội hòa nhập của bao nền Đại vZn hóa: Trung Hoa (Đạo giáo, Nho giáo), ấn Độ (Phật giáo, Yoga...) và sau này nữa là Thiên chúa giáo, Tin lành... Những nền vZn hóa đó lan tỏa vào con người làm tZng những nét đẹp rạng rỡ, kiêu kỳ nhưng rất tươi tắn của con người Tràng An. Chúng lúc ẩn lúc hiện trên khuôn mặt, phong thái nhưng rất hòa quyện đã tạo ra bản sắc riêng cho vZn hóa kinh kỳ, luôn luôn được thể hiện rõ trong giới VZn sĩ Bắc Hà: "Thứ nhất Kinh kỳ...", và cũng thấm sâu vào trong cuộc sống đời thường nơi đô hội, đến mức mà "Không thơm cũng thể hoa nhài, Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An".
    Mặc cho vật đổi sao dời theo sự xoay vần của con Tạo, cuộc sống của người dân ThZng Long vẫn đậm đà bản sắc triết lý thực hiện quân bình, tìm chữ hòa hợp thời thế theo dòng vZn hóa phương Đông. Người dân hầu hết đều có tín ngưỡng tinh thần, hoặc là đệ tử nhà Phật, theo Đạo giáo, Đạo nho hay là con chiên của Đấng Sáng thế. Với tư duy và lối xử thế "An bần lạc đạo", "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân", người ta trọng vZn hóa, tín nghĩa, đạo đức và tinh thần. "Cuộc sống đích thực của con người là vZn hóa tinh thần"; người ta hành động tìm chữ Hòa hợp trong mối quan hệ "Thiên Địa Nhân đồng nhất". Chính vì vậy, cuộc sống thái bình tràn ngập khắp kinh đô và thôn quê làng xã, với những bậc hiền nhân quân tử, thuận thời thì hòa chí vẫy vùng như cá gặp nước, như rồng gặp mây, phò vua giúp nước, tận tâm với nhân dân.
    Khi cái thời thỏa chí anh hùng qua đi, người quân tử lui về vui thú điền viên, mở trường dạy học, đọc sách thánh hiền; hay đi ở ẩn, làm cái anh đạo sĩ, ẩn sĩ để tìm cái ý nghĩa đích thực của cuộc sống đời người, truyền lại tinh hoa cho con cháu hay tìm cách hòa nhập với thiên nhiên bồng bềnh thơ mộng. Danh sĩ Chu VZn An lui về dạy học, truyền lại cho hậu thế bao bậc kỳ tài. Nhà vua Hiền Đức Trần Thái Tôn, Trần Nhân Tôn, sau khi hoàn thành trọng trách với nước với dân, lên núi quy Phật hòa nhập với Phật tích, mở ra trường phái Thiền Trúc Lâm. "Tiên ông" Nguyễn Trãi lui về vui thú với Côn Sơn. Nguyễn Bỉnh Khiêm lui về với phong thái của "Bạch Vân Cư sĩ" thanh tao nhẹ nhàng. Còn Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác thì tìm chữ Nhàn sau mỗi ngày chữa bệnh cứu người, giúp đời. "Bậc thánh nhân quân tử xử thế với thời cuộc như vậy, làm những tấm gương Nhật Nguyệt, Sao Khuê soi sáng cho đời sống nhân dân. Vì vậy họ đã cảm hóa, cảm động được quần chúng trong cuộc sống hằng ngày. Dẫu rằng đời sống vật chất của người dân 36 phố phường nói riêng, nhân dân đất Việt nói chung vẫn thiếu thốn, vất vả nhưng với tình thần vZn hóa thanh cao, trong sáng và hướng thiện, không khí cuộc đời vẫn rất thanh bình yên ả. Cái chất dân gian của đất kinh kỳ thật nhẹ nhàng mà uyển chuyển tình tứ, chúng hòa quyện vào bóng nước Hồ Tây mát rượi hay dòng sông Hồng mang nặng chất phù sa, vào công việc hàng ngày nét mặt nụ cười của người dân bản xứ.
    Cho đến hôm nay, mặc dù cái vẻ thanh tao nhẹ nhàng đã bị cuộc sống vật chất xô bồ chen lấn, che lấp và có phần bị ô nhiễm; nhưng cái chất "Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An" lúc ẩn lúc hiện vẫn đi suốt, thấm vào máu thịt của người Hà thành, vẫn là những cốt cách, phong thái giàu chất nhân vZn. Hy vọng rằng cái không khí "Nhà Nam nhà Bắc đều no mặt, Lừng lẫy cùng ca khúc thái bình" của Vua hiền Lê Thánh Tông sẽ tràn ngập khắp muôn nơi, từ Thủ đô thanh lịch lan tỏa tới những vùng núi cao biển cả của đất nước con Rồng cháu Tiên này.
    ...Từng giọt mưa đêm nay thật buồn....Đêm qua đi và ngày đang tới hát câu chuyện tình mùa xuân. Còn vang mãi trong lòng ta bao năm tháng ngọt ngào...

Chia sẻ trang này