1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cùng nhau viết về Lạng Sơn: phong cảnh, con người và nhất là con gái xứ Lạng

Chủ đề trong 'Lạng Sơn' bởi QuaFeRo, 24/09/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. QuaFeRo

    QuaFeRo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2003
    Bài viết:
    182
    Đã được thích:
    0
    Cùng nhau viết về Lạng Sơn: phong cảnh, con người và nhất là con gái xứ Lạng

    QuaFeRo thân mến gửi đến các bạn trong BOX Lạng Sơn,


    Con gái Lạng Sơn như thế nào ấy nhỉ? Mình đọc cả 8 trang của topic Con gái Lạng Sơn là người thế nào mà vẫn chưa biết được họ là những người như thế nào. Hình thức, tính cách, học thức, thái độ trong tình bạn và tình yêu, mức độ khéo tay, đảm đang? họ yêu gì, ghét gì nhất? Đâu là những nét nổi bật nhất ở trong những khía cạnh đó? Có thật họ quá bí hiểm đến nỗi chúng ta chưa có khả năng khám phá hay chúng ta chưa có những tình bạn gần gũi thực sự đến mức có thể hiểu và viết đúng về họ? Đơn giản hơn, phải chăng không thích tự nói về mình cũng là một nét rất riêng của con gái Lạng Sơn?

    Được QuaFeRo sửa chữa / chuyển vào 21:56 ngày 24/09/2004
  2. QuaFeRo

    QuaFeRo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2003
    Bài viết:
    182
    Đã được thích:
    0
    Bạn đã biết những gì về con gái Lạng Sơn? Nếu may mắn, cùng lắm là bạn biết được một vài cô bạn ở vùng thị xã/thành phố. Trong số những người bạn đó, thậm chí có nhiều người còn chưa biết hết địa danh các huyện trong tỉnh, chưa có điều kiện tới thăm hết được các động Nhất, Nhị, Tam Thanh, chùa Tiên, đền Kỳ Cùng, đền thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo. Rồi Mẫu Sơn, nơi muốn tới thăm phải rời Thành phố tới 30km mà trong đó từ chân núi muốn lên được tới đỉnh phải vượt qua quãng đường dài 16km. Bạn đã lên Lạng Sơn chơi, nhưng đã khi nào bạn có điều kiện để chia sẻ cuộc sống đời thường cùng với họ. Đã có dịp nào để bạn biết rằng ngoài những Măng ớt xành điệu (tên quán sai chính tả ở ngay cổng chợ Đông Kinh), rượu và đào Mẫu Sơn, mận tam hoa, mận cơm, quýt Bắc Sơn, cải ngồng, bánh tro, vịt quay, lợn quay, phở chua, v.v. - thứ mà các bạn coi như là những đặc sản nổi tiếng của xứ Lạng đấy, thì những người con gái dân tộc Nùng, dân Tộc Tày trong những bộ chàm nâu, chàm xanh còn vất vả, nhọc nhằn lắm với những gánh củi, gánh than hoa dọc đường xuống chợ. Mà bạn thân yêu, bạn có biết rằng giá trị của những bó củi ấy nhiều khi chỉ đáng giá bằng một bát phở chua mà bạn đang nhẩn nha thưởng thức, một bình rượu trắng Mẫu Sơn giả hiệu chua loét mà bạn cảm thấy rất hân hoan, sung sướng trong lần thưởng thức đầu tiên. Hỡi ơi là cái sự vô tình! Phở ơi - liệu có con chua? Điệu then kia nồng thắm liệu có còn say?
    Giá mà có thể biết được vì sao sông núi nước Nam lại dành cho các cô gái xứ Lạng một làn da trắng mịn màng, để rồi đôi má và làn môi rực hồng nên khi mỗi độ cuối thu, gió heo may chớm về se lạnh. Có mấy ai đã giải thích được vì sao mỗi khi lên tới đỉnh Mẫu Sơn, nơi mây và đất là gần là xa, được tắm mình trong những làn gió mát rượi, ngắm nhìn bóng râm ruổi chân nơi cuối rừng xa xa nơi lưng chừng núi, để rồi khi trở về thành phố khuôn mặt mình vẫn bừng nên men say. Mẫu Sơn, có đỉnh núi nào ở trời Nam được mang tên Núi Mẹ? Chưa đến Mẫu Sơn, hẳn bạn chưa thể biết duyên cớ này (hy vọng nét riêng biệt của Mẫu Sơn không bị mấy cái khách sạn vô duyên làm mất đi).
    Có mấy ai đã biết được Thành phố Lạng Sơn có con sông Kỳ Cùng chảy ngược dòng về phương Bắc? Ở ngay cạnh sông mà không dễ có nước khi khoan giếng? Mà lạ lung thay, nước giếng ở Lạng Sơn thật sạch, thật trong và mát lạnh. Khách xa mới tới không phải ai cũng quen ngay được với sự mát lạnh của nước giếng trong những ngày đầu. Phải chăng, nguồn nước dịu mát từ những hang động sâu thẳm trong lòng đất đã hun đúc lên sức vóc núi rừng của những chàng trai Tày Nùng, những vẻ đẹp dịu hiền mà huyền bí như thủa ban sơ của các cô gái miền sơn cước nơi đây.
    Một địa danh với bao địa danh, gây nên biết bao những điều kỳ bí khi được nghe nói tới. Đã mấy ai biết rõ về Lạng Sơn là nghĩa gì nhỉ? Sao vùng đất chỉ có những cầu Lường, Kỳ Lừa (cầu, phố, chợ), sông Kỳ Cùng, Võ Nói, Sài Hồ, bản Thí? những cái tên đọc lên nghe ấn tượng biết bao nhiêu!
    (Còn tiếp)
  3. QuaFeRo

    QuaFeRo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2003
    Bài viết:
    182
    Đã được thích:
    0
    Bạn đã biết những gì về con gái Lạng Sơn? Nếu may mắn, cùng lắm là bạn biết được một vài cô bạn ở vùng thị xã/thành phố. Trong số những người bạn đó, thậm chí có nhiều người còn chưa biết hết địa danh các huyện trong tỉnh, chưa có điều kiện tới thăm hết được các động Nhất, Nhị, Tam Thanh, chùa Tiên, đền Kỳ Cùng, đền thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo. Rồi Mẫu Sơn, nơi muốn tới thăm phải rời Thành phố tới 30km mà trong đó từ chân núi muốn lên được tới đỉnh phải vượt qua quãng đường dài 16km. Bạn đã lên Lạng Sơn chơi, nhưng đã khi nào bạn có điều kiện để chia sẻ cuộc sống đời thường cùng với họ. Đã có dịp nào để bạn biết rằng ngoài những Măng ớt xành điệu (tên quán sai chính tả ở ngay cổng chợ Đông Kinh), rượu và đào Mẫu Sơn, mận tam hoa, mận cơm, quýt Bắc Sơn, cải ngồng, bánh tro, vịt quay, lợn quay, phở chua, v.v. - thứ mà các bạn coi như là những đặc sản nổi tiếng của xứ Lạng đấy, thì những người con gái dân tộc Nùng, dân Tộc Tày trong những bộ chàm nâu, chàm xanh còn vất vả, nhọc nhằn lắm với những gánh củi, gánh than hoa dọc đường xuống chợ. Mà bạn thân yêu, bạn có biết rằng giá trị của những bó củi ấy nhiều khi chỉ đáng giá bằng một bát phở chua mà bạn đang nhẩn nha thưởng thức, một bình rượu trắng Mẫu Sơn giả hiệu chua loét mà bạn cảm thấy rất hân hoan, sung sướng trong lần thưởng thức đầu tiên. Hỡi ơi là cái sự vô tình! Phở ơi - liệu có con chua? Điệu then kia nồng thắm liệu có còn say?
    Giá mà có thể biết được vì sao sông núi nước Nam lại dành cho các cô gái xứ Lạng một làn da trắng mịn màng, để rồi đôi má và làn môi rực hồng nên khi mỗi độ cuối thu, gió heo may chớm về se lạnh. Có mấy ai đã giải thích được vì sao mỗi khi lên tới đỉnh Mẫu Sơn, nơi mây và đất là gần là xa, được tắm mình trong những làn gió mát rượi, ngắm nhìn bóng râm ruổi chân nơi cuối rừng xa xa nơi lưng chừng núi, để rồi khi trở về thành phố khuôn mặt mình vẫn bừng nên men say. Mẫu Sơn, có đỉnh núi nào ở trời Nam được mang tên Núi Mẹ? Chưa đến Mẫu Sơn, hẳn bạn chưa thể biết duyên cớ này (hy vọng nét riêng biệt của Mẫu Sơn không bị mấy cái khách sạn vô duyên làm mất đi).
    Có mấy ai đã biết được Thành phố Lạng Sơn có con sông Kỳ Cùng chảy ngược dòng về phương Bắc? Ở ngay cạnh sông mà không dễ có nước khi khoan giếng? Mà lạ lung thay, nước giếng ở Lạng Sơn thật sạch, thật trong và mát lạnh. Khách xa mới tới không phải ai cũng quen ngay được với sự mát lạnh của nước giếng trong những ngày đầu. Phải chăng, nguồn nước dịu mát từ những hang động sâu thẳm trong lòng đất đã hun đúc lên sức vóc núi rừng của những chàng trai Tày Nùng, những vẻ đẹp dịu hiền mà huyền bí như thủa ban sơ của các cô gái miền sơn cước nơi đây.
    Một địa danh với bao địa danh, gây nên biết bao những điều kỳ bí khi được nghe nói tới. Đã mấy ai biết rõ về Lạng Sơn là nghĩa gì nhỉ? Sao vùng đất chỉ có những cầu Lường, Kỳ Lừa (cầu, phố, chợ), sông Kỳ Cùng, Võ Nói, Sài Hồ, bản Thí? những cái tên đọc lên nghe ấn tượng biết bao nhiêu!
    (Còn tiếp)
  4. QuaFeRo

    QuaFeRo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2003
    Bài viết:
    182
    Đã được thích:
    0
    Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa
    Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh.
    Ai lên xứ Lạng cùng anh
    Bõ công bác mẹ sinh thành ra em.
    Tay cầm bầu rượu nắm nem
    Mảng vui quên hết lời em dặn dò.

    Thị trấn Đồng Đăng ngày nay không có phố Kỳ Lừa, không có nàng Tô Thị. Phải chăng Đồng Đăng là tên gọi xa xưa dùng để chỉ chung vùng thị xã Lạng Sơn ngày nay (?). Được lên Đồng Đăng chơi với người yêu/người chồng là thỏa chí bình sinh của người con gái/người vợ. Thế mà bầu rượu, nắm nem (nhang?), say cảnh say tình mà người con trai vui đến quên hết những lời nhắn gửi tâm tình, như quên hẳn sự hiện diện của người bạn gái/người vợ ở bên cạnh thì đúng là không có bút mực nào tả xiết cái cảnh, cái tình của đất và người Lạng Sơn. Một Tràng An xứng đáng là đất đế đô của muôn đời, người người thanh lịch: từ thủa mang gươm đi mở cõi, ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long. Trời Nam luôn thương nhớ, luôn hướng về nguồn cội, ấy thế mà say cảnh say tình ở những mảng vui người ta có thể quên đi những gì yêu thương nhất, thân quý nhất bên cạnh khi đến xứ Lạng. Cái hay của câu ca dao, cái cảnh và cái tình ở đất Đồng Đăng được đẩy lên tuyệt đối hóa, như xóa nhòa không gian và thời gian xung quanh người khách lạ trong phút chốc. Các cô gái ở thành phố Lạng Sơn của các bạn thời nay có còn xứng đáng với các bà, các cô ngày xưa không nhỉ?
    Không và ngàn lần không thể. Bao giờ cho đến ngày xưa? Và hình tượng của đất và người Đồng Đăng trong câu ca dao trên đã được đẩy lên, đã được cường điệu hóa ở mức độ tuyệt đối rồi bạn thân mến ạ. Trung tâm thành phố/thị xã Lạng Sơn hiện nay có ít gia đình thuần là người dân tộc sống lắm, chí ít thì cũng là một nửa Kinh, một nửa Tày hoặc Nùng, Dao trong mỗi gia đình. Đó là chưa nói đến những gia đình người Kinh từ những nơi khác đến lập nghiệp. Đất lành chim đậu, và sự giao thoa trong văn hóa, trong huyết thống là cũng là điều thường diễn ra ở đời. Con gái Lạng Sơn của các bạn không còn đẹp, không còn huyền bí như hình tượng của đất của người trong câu ca dao trên nữa mà họ đã mang những nét hiện đại, gần gụi với nét đẹp đời thường hơn.
    (Còn tiếp)
    Được QuaFeRo sửa chữa / chuyển vào 22:14 ngày 26/09/2004
  5. QuaFeRo

    QuaFeRo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2003
    Bài viết:
    182
    Đã được thích:
    0
    Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa
    Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh.
    Ai lên xứ Lạng cùng anh
    Bõ công bác mẹ sinh thành ra em.
    Tay cầm bầu rượu nắm nem
    Mảng vui quên hết lời em dặn dò.

    Thị trấn Đồng Đăng ngày nay không có phố Kỳ Lừa, không có nàng Tô Thị. Phải chăng Đồng Đăng là tên gọi xa xưa dùng để chỉ chung vùng thị xã Lạng Sơn ngày nay (?). Được lên Đồng Đăng chơi với người yêu/người chồng là thỏa chí bình sinh của người con gái/người vợ. Thế mà bầu rượu, nắm nem (nhang?), say cảnh say tình mà người con trai vui đến quên hết những lời nhắn gửi tâm tình, như quên hẳn sự hiện diện của người bạn gái/người vợ ở bên cạnh thì đúng là không có bút mực nào tả xiết cái cảnh, cái tình của đất và người Lạng Sơn. Một Tràng An xứng đáng là đất đế đô của muôn đời, người người thanh lịch: từ thủa mang gươm đi mở cõi, ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long. Trời Nam luôn thương nhớ, luôn hướng về nguồn cội, ấy thế mà say cảnh say tình ở những mảng vui người ta có thể quên đi những gì yêu thương nhất, thân quý nhất bên cạnh khi đến xứ Lạng. Cái hay của câu ca dao, cái cảnh và cái tình ở đất Đồng Đăng được đẩy lên tuyệt đối hóa, như xóa nhòa không gian và thời gian xung quanh người khách lạ trong phút chốc. Các cô gái ở thành phố Lạng Sơn của các bạn thời nay có còn xứng đáng với các bà, các cô ngày xưa không nhỉ?
    Không và ngàn lần không thể. Bao giờ cho đến ngày xưa? Và hình tượng của đất và người Đồng Đăng trong câu ca dao trên đã được đẩy lên, đã được cường điệu hóa ở mức độ tuyệt đối rồi bạn thân mến ạ. Trung tâm thành phố/thị xã Lạng Sơn hiện nay có ít gia đình thuần là người dân tộc sống lắm, chí ít thì cũng là một nửa Kinh, một nửa Tày hoặc Nùng, Dao trong mỗi gia đình. Đó là chưa nói đến những gia đình người Kinh từ những nơi khác đến lập nghiệp. Đất lành chim đậu, và sự giao thoa trong văn hóa, trong huyết thống là cũng là điều thường diễn ra ở đời. Con gái Lạng Sơn của các bạn không còn đẹp, không còn huyền bí như hình tượng của đất của người trong câu ca dao trên nữa mà họ đã mang những nét hiện đại, gần gụi với nét đẹp đời thường hơn.
    (Còn tiếp)
    Được QuaFeRo sửa chữa / chuyển vào 22:14 ngày 26/09/2004
  6. Nguyenthiquynhnga

    Nguyenthiquynhnga Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2004
    Bài viết:
    1.949
    Đã được thích:
    0
    Những bài viết cảu bạn rất hay và ấn tượng. Tôi sinh ra và lớn lên ở LS mà ko có được nhiều cảm xúc, suy nghĩ như bạn. Đặc biệt là sự hiểu biết. Đúng là " những gì ta biết chgỉ là một giọt nước, những cái ta chưa biết là cả một đại dương".
    Come on!
  7. Nguyenthiquynhnga

    Nguyenthiquynhnga Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2004
    Bài viết:
    1.949
    Đã được thích:
    0
    Những bài viết cảu bạn rất hay và ấn tượng. Tôi sinh ra và lớn lên ở LS mà ko có được nhiều cảm xúc, suy nghĩ như bạn. Đặc biệt là sự hiểu biết. Đúng là " những gì ta biết chgỉ là một giọt nước, những cái ta chưa biết là cả một đại dương".
    Come on!
  8. QuaFeRo

    QuaFeRo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2003
    Bài viết:
    182
    Đã được thích:
    0
    To: Nguyenthiquynhnga,
    Cám ơn bạn về những nhận xét cho bài viết ở trên của mình. Mình cũng chỉ muốn được cùng góp tiếng nói với những người yêu xứ Lạng của bạn thôi.
    Chúc bạn có nhiều niềm vui và có thêm nhiều bài viết hay. QFR.
    Được QuaFeRo sửa chữa / chuyển vào 17:33 ngày 27/09/2004
  9. QuaFeRo

    QuaFeRo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2003
    Bài viết:
    182
    Đã được thích:
    0
    To: Nguyenthiquynhnga,
    Cám ơn bạn về những nhận xét cho bài viết ở trên của mình. Mình cũng chỉ muốn được cùng góp tiếng nói với những người yêu xứ Lạng của bạn thôi.
    Chúc bạn có nhiều niềm vui và có thêm nhiều bài viết hay. QFR.
    Được QuaFeRo sửa chữa / chuyển vào 17:33 ngày 27/09/2004
  10. QuaFeRo

    QuaFeRo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2003
    Bài viết:
    182
    Đã được thích:
    0
    ...Em khắc làm , em khắc biết , em khắc hiểu. Bạn đã bao giờ được nghe nhưng câu nói đầy tính khẳng định cái tôi của con gái Lạng Sơn ngày nay chưa? bạn có hiểu họ đang nói gì không? Đó là họ đang tự tin và khẳng định với bạn rằng em tự làm được, em tự biết được điều đó và em tự hiểu được. Nhưng hãy cẩn thận khi bạn nhận được những lời nói đó đi cùng với một thái độ vùng vằng hoặc đơn giản là sự thờ ơ, thiếu âm cuối. Họ đang giận hờn bạn đấy, họ đang làm mặt lạnh với bạn đấy. Khi biết như thế, cũng có nghĩa là các đấng mày râu phải trở nên cao thượng. Sức đâu mà đi chấp nhặt với cái đồ tóc dài, d..ở hơi mà lại chẳng? dở tâm hồn một tý nào, nhỉ? Con gái ở đâu mà chẳng hay giận lẫy, hay dỗi hờn và thích được chiều chuộng? Ôi những chiều gió se se cuối thu, những ngày đông khô hanh cây cành khẳng khiu gầy trụi lá, khuôn mặt ấy, đôi mắt ấy, gò má và bời môi và tất cả, tất cả như đều ấm bừng cả lên.
    Được QuaFeRo sửa chữa / chuyển vào 18:08 ngày 27/09/2004

Chia sẻ trang này