1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cùng nhau viết về Lạng Sơn: phong cảnh, con người và nhất là con gái xứ Lạng

Chủ đề trong 'Lạng Sơn' bởi QuaFeRo, 24/09/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Nguyenthiquynhnga

    Nguyenthiquynhnga Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2004
    Bài viết:
    1.949
    Đã được thích:
    0
    Tất nhiên là ko rồi. Nửa Kinh nửa Tày mà.
    To QuaFeDo
    Bạn viết tiếp đi. Tôi rất thích những bài viết của bạn.
    Được Nguyenthiquynhnga sửa chữa / chuyển vào 10:59 ngày 30/09/2004
  2. QuaFeRo

    QuaFeRo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2003
    Bài viết:
    182
    Đã được thích:
    0
    Bạn biết chợ Bắc Hà nổi tiếng về mận tam hoa từ ngày xưa, tỉnh Bắc Giang nổi tiếng về mận tam hoa trong mấy năm vừa qua thế còn Lạng Sơn, vùng đất mà đang cưu mang những cô gái đáng yêu của bạn nổi tiếng về mận gì? chẳng phải là mận tam hoa, cái giống mận mà người không nghiện của chua có thể ăn no được đấy, còn người ăn được của chua như những cô gái của bạn thì gọi mận tam hoa là mận ngọt. Mận đặc sản của Lạng Sơn phải là loại mận cơm, to hơn viên bi ve một chút, có thể nói to gần bằng đầu ngón tay cái cũng được. Vỏ mận xanh ngà. Quả mận cầm trên tay không có cảm giác mềm như khi ta cầm mận tam hoa, ăn thấy giòn nhờ lớp cùi săn chắc. Nhai kỹ các bạn sẽ thấy có vương vất của vị chát xen lẫn trong vị chua đặc trưng của loại mận cơm. Tuy các bạn gái ở Lạng Sơn là những cao thủ về đồ chua thì khi ăn vẫn thích dùng mận cơm cùng với muối ớt. Con gái ở Lạng Sơn mà mua mận thì đố ai dám bán thiếu muối ớt đấy. Không tin, các bạn cứ hỏi mấy cô bán hàng mà xem.
  3. QuaFeRo

    QuaFeRo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2003
    Bài viết:
    182
    Đã được thích:
    0
    Bạn biết chợ Bắc Hà nổi tiếng về mận tam hoa từ ngày xưa, tỉnh Bắc Giang nổi tiếng về mận tam hoa trong mấy năm vừa qua thế còn Lạng Sơn, vùng đất mà đang cưu mang những cô gái đáng yêu của bạn nổi tiếng về mận gì? chẳng phải là mận tam hoa, cái giống mận mà người không nghiện của chua có thể ăn no được đấy, còn người ăn được của chua như những cô gái của bạn thì gọi mận tam hoa là mận ngọt. Mận đặc sản của Lạng Sơn phải là loại mận cơm, to hơn viên bi ve một chút, có thể nói to gần bằng đầu ngón tay cái cũng được. Vỏ mận xanh ngà. Quả mận cầm trên tay không có cảm giác mềm như khi ta cầm mận tam hoa, ăn thấy giòn nhờ lớp cùi săn chắc. Nhai kỹ các bạn sẽ thấy có vương vất của vị chát xen lẫn trong vị chua đặc trưng của loại mận cơm. Tuy các bạn gái ở Lạng Sơn là những cao thủ về đồ chua thì khi ăn vẫn thích dùng mận cơm cùng với muối ớt. Con gái ở Lạng Sơn mà mua mận thì đố ai dám bán thiếu muối ớt đấy. Không tin, các bạn cứ hỏi mấy cô bán hàng mà xem.
  4. thienthancodonls

    thienthancodonls Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2004
    Bài viết:
    1.191
    Đã được thích:
    0
    Đọc bài của QuaFeRo mình mới biết thêm nhiều điều thú vị về đất và người ở LS. Lại càng buồn thêm cho mình, khi mình được sinh ra và lớn lên Ơ LS mà lại không biết nhiều về phong cảnh LS. Cám ơn QuaFeRo đã cho mình biết rất nhiều điều hay như thế, rất mong hôm nào cũng đuợc bạn "đưa đi khám phá " những điều thú vị về xứ Lạng thân yêu.
  5. thienthancodonls

    thienthancodonls Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2004
    Bài viết:
    1.191
    Đã được thích:
    0
    Đọc bài của QuaFeRo mình mới biết thêm nhiều điều thú vị về đất và người ở LS. Lại càng buồn thêm cho mình, khi mình được sinh ra và lớn lên Ơ LS mà lại không biết nhiều về phong cảnh LS. Cám ơn QuaFeRo đã cho mình biết rất nhiều điều hay như thế, rất mong hôm nào cũng đuợc bạn "đưa đi khám phá " những điều thú vị về xứ Lạng thân yêu.
  6. QuaFeRo

    QuaFeRo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2003
    Bài viết:
    182
    Đã được thích:
    0
    To thienthancodonls,
    Sao lại dễ buồn thế, phải "... thấy mỗi người đều muốn ghé môi hôn" chứ. Vui lên. QuaFeRo tặng bạn 2 câu thơ này.
    Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
    Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn !
    (Chế Lan Viên, Tiếng hát con tàu)
  7. QuaFeRo

    QuaFeRo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2003
    Bài viết:
    182
    Đã được thích:
    0
    To thienthancodonls,
    Sao lại dễ buồn thế, phải "... thấy mỗi người đều muốn ghé môi hôn" chứ. Vui lên. QuaFeRo tặng bạn 2 câu thơ này.
    Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
    Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn !
    (Chế Lan Viên, Tiếng hát con tàu)
  8. QuaFeRo

    QuaFeRo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2003
    Bài viết:
    182
    Đã được thích:
    0
    Không giống như bích đào của Hà Nội: Nhật Tân, Nghi Tàm, Quảng Bá và Phú Thượng, hoặc các loại đào phai khác ở vùng đồng bằng, đào phai Lạng Sơn rất đặc biệt từ kích thước và hình dáng về nụ, độ thưa của các nụ hoa trên từng nhánh đào và đặc biệt là đó là màu phớt hồng và độ mở của từng cánh hoa của đào xứ Lạng. Đào Lạng Sơn không được chăm sóc một cách kỹ lưỡng ở trong vườn như đào thế, đào cành ở dưới Hà Nội hoặc các tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương nên nụ đào không to, mập tròn và đặc dày. Nhưng bù lại, đào Lạng Sơn được mang cái đẹp nguyên sơ của núi rừng đó là một sức sống mãnh liệt trong thiên nhiên giá lạnh, một khả năng chịu khô hạn đến cùng cực giữa núi đồi. Cũng chẳng có gì là huyền bí khi rể cây phải tự mình len lỏi và chui sâu vào trong từng lớp đất khô cằn, từng khe đá đầy giá lạnh mà chắt chiu từng giọt ẩm truyền về gốc, về thân để nuôi đời. Cành và nhánh đào xứ Lạng không mập mạp, trơn nhẵn như những đào công tử Hà Nội - vốn được người trồng chăm chút và tỉa xén cầu kỳ và quá sức rườm rà, nên không có được nhiều nụ. Cũng vì không có sẵn nước, không được hưởng quá nhiều chất dinh dưỡng như đào thế, đào cành Hà Nội nên nhìn nụ đào xứ Lạng không có cái bụ bẫm và phúng phính, nhưng chúng lại gắn chặt hơn vào nhánh đào như thể hiện một sự cố kết với nguồn cội, một sự thống nhất với toàn bộ cơ thể của cây.
    Sinh trưởng và tồn tại trong điều kiện hoàn toàn tự nhiên như thế, đào xứ Lạng mang sức sống và hơi thở của miền sơn cước, mang cái đẹp của tự nhiên hoang dã, cái đẹp của những người con gái xứ Lạng xinh đẹp mà không biết rằng mình rất đẹp. Vượt lên tất cả mọi khắc nghiệt của tự nhiên, đào chỉ biết sống và nở hết mình khi mỗi độ Tết đến Xuân về. Mỗi cánh đào xòe rộng, nở căng nhức như là khẳng định từng cái đẹp riêng trong toàn bộ cái đẹp hoàn chỉnh của cành, thân và cây. Và chồi non, báo hiệu của sự tái sinh, báo hiệu sức sống của đào xứ Lạng cũng rất lạ, vừa mới nhú lên đã phơi phới một màu xanh biếc.
  9. QuaFeRo

    QuaFeRo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2003
    Bài viết:
    182
    Đã được thích:
    0
    Không giống như bích đào của Hà Nội: Nhật Tân, Nghi Tàm, Quảng Bá và Phú Thượng, hoặc các loại đào phai khác ở vùng đồng bằng, đào phai Lạng Sơn rất đặc biệt từ kích thước và hình dáng về nụ, độ thưa của các nụ hoa trên từng nhánh đào và đặc biệt là đó là màu phớt hồng và độ mở của từng cánh hoa của đào xứ Lạng. Đào Lạng Sơn không được chăm sóc một cách kỹ lưỡng ở trong vườn như đào thế, đào cành ở dưới Hà Nội hoặc các tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương nên nụ đào không to, mập tròn và đặc dày. Nhưng bù lại, đào Lạng Sơn được mang cái đẹp nguyên sơ của núi rừng đó là một sức sống mãnh liệt trong thiên nhiên giá lạnh, một khả năng chịu khô hạn đến cùng cực giữa núi đồi. Cũng chẳng có gì là huyền bí khi rể cây phải tự mình len lỏi và chui sâu vào trong từng lớp đất khô cằn, từng khe đá đầy giá lạnh mà chắt chiu từng giọt ẩm truyền về gốc, về thân để nuôi đời. Cành và nhánh đào xứ Lạng không mập mạp, trơn nhẵn như những đào công tử Hà Nội - vốn được người trồng chăm chút và tỉa xén cầu kỳ và quá sức rườm rà, nên không có được nhiều nụ. Cũng vì không có sẵn nước, không được hưởng quá nhiều chất dinh dưỡng như đào thế, đào cành Hà Nội nên nhìn nụ đào xứ Lạng không có cái bụ bẫm và phúng phính, nhưng chúng lại gắn chặt hơn vào nhánh đào như thể hiện một sự cố kết với nguồn cội, một sự thống nhất với toàn bộ cơ thể của cây.
    Sinh trưởng và tồn tại trong điều kiện hoàn toàn tự nhiên như thế, đào xứ Lạng mang sức sống và hơi thở của miền sơn cước, mang cái đẹp của tự nhiên hoang dã, cái đẹp của những người con gái xứ Lạng xinh đẹp mà không biết rằng mình rất đẹp. Vượt lên tất cả mọi khắc nghiệt của tự nhiên, đào chỉ biết sống và nở hết mình khi mỗi độ Tết đến Xuân về. Mỗi cánh đào xòe rộng, nở căng nhức như là khẳng định từng cái đẹp riêng trong toàn bộ cái đẹp hoàn chỉnh của cành, thân và cây. Và chồi non, báo hiệu của sự tái sinh, báo hiệu sức sống của đào xứ Lạng cũng rất lạ, vừa mới nhú lên đã phơi phới một màu xanh biếc.
  10. binhgiapho

    binhgiapho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/06/2004
    Bài viết:
    818
    Đã được thích:
    0
    Nếu một lần đi ngang qua một thị trấn nhỏ, như Văn Quan, Bình Gia vào những trưa hạ hay mùa thu,bạn sẽ ngỡ ngàng, nao nao bởi hương hồi xứ Lạng.
    Tháng 7,8 là mùa thu hoạch hồi. Những quả hồi xoè cánh như những vì sao đã phơi hai nắng già sẽ nở chi khoe những chiếc hạt mẫm bóng. Những thị trấn ấy như yên bình hơn bởi hương hồi đất Lạng.
    Và phía sau thị trấn là những đồi hồi xanh ngút mắt. Những đêm hè nhìn lên phía ấy là màn sương mỏng manh đến nao lòng. Những chiếc lán nho nhỏ ẩn hiện dưới những vòm lá xanh xanh. Nơi người dân trông hồi đấy!
    Những trưa cuối hạ, lên rừng hồi chơi, bạn có thể nằm dài trên thảm cỏ, hái những quả sim chín mọng, hát với mây trời mà ko lo ai ... phát hiện Hoa lá ngón nở vàng cả một sườn đồi. Biết đâu bạn sẽ gặp chàng Hoàng tử trong mơ của mình, người sẽ tết cho bạn chiếc vòng nguyệt quế rực vàng hoa lá ngón.
    Bạn đã đến đập Phai Danh của Bình Gia? Những chiếc bè lặng lẽ lướt trên mặt hồ. Những bóng hồi in trên mặt nước. Và ai ngồi góc quán cà phê ngay bên bờ kia đang khe khẽ hát? Hát về Xứ Lạng quê hương tôi

Chia sẻ trang này