1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cùng nhau viết về Lạng Sơn: phong cảnh, con người và nhất là con gái xứ Lạng

Chủ đề trong 'Lạng Sơn' bởi QuaFeRo, 24/09/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. binhgiapho

    binhgiapho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/06/2004
    Bài viết:
    818
    Đã được thích:
    0
    Nếu một lần đi ngang qua một thị trấn nhỏ, như Văn Quan, Bình Gia vào những trưa hạ hay mùa thu,bạn sẽ ngỡ ngàng, nao nao bởi hương hồi xứ Lạng.
    Tháng 7,8 là mùa thu hoạch hồi. Những quả hồi xoè cánh như những vì sao đã phơi hai nắng già sẽ nở chi khoe những chiếc hạt mẫm bóng. Những thị trấn ấy như yên bình hơn bởi hương hồi đất Lạng.
    Và phía sau thị trấn là những đồi hồi xanh ngút mắt. Những đêm hè nhìn lên phía ấy là màn sương mỏng manh đến nao lòng. Những chiếc lán nho nhỏ ẩn hiện dưới những vòm lá xanh xanh. Nơi người dân trông hồi đấy!
    Những trưa cuối hạ, lên rừng hồi chơi, bạn có thể nằm dài trên thảm cỏ, hái những quả sim chín mọng, hát với mây trời mà ko lo ai ... phát hiện Hoa lá ngón nở vàng cả một sườn đồi. Biết đâu bạn sẽ gặp chàng Hoàng tử trong mơ của mình, người sẽ tết cho bạn chiếc vòng nguyệt quế rực vàng hoa lá ngón.
    Bạn đã đến đập Phai Danh của Bình Gia? Những chiếc bè lặng lẽ lướt trên mặt hồ. Những bóng hồi in trên mặt nước. Và ai ngồi góc quán cà phê ngay bên bờ kia đang khe khẽ hát? Hát về Xứ Lạng quê hương tôi
  2. QuaFeRo

    QuaFeRo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2003
    Bài viết:
    182
    Đã được thích:
    0
    Xây dựng thương hiệu cho hàng nông sản Việt Nam : Hồi xứ Lạng
    Không nơi nào và bất cứ ở đâu có được chất lượng sản phẩm cây hồi như ở Lạng Sơn. Xây dựng thương hiệu là một việc làm cần thiết để nhanh chóng đưa được hồi Việt Nam ra các nước ?
    Vào khoảng năm 1925-1930, tại khu vực xã Thụy Hùng (trước đây thuộc huyện Văn Lãng nay là huyện Cao Lộc) người Pháp đã cho xây dựng một đồn điền trồng hồi nhằm mục đích phát triển và khai thác cây này lâu dài. Cứ 1 kg hồi khô lúc bấy giờ người dân đổi được hai con vịt quay, tức là giá trị rất cao. Kể từ đó trở đi, loại cây này càng ngày càng phát triển mạnh ở Lạng Sơn. Tư thương Trung Quốc ồ ạt sang thu mua quả và tinh dầu hồi. Phía ta, các công ty xuất nhập khẩu cũng ra sức thu mua sản phẩm này.
    Năm 1975, một số thương nhân người Pháp đã cùng liên kết với tỉnh Lạng Sơn xây dựng một nhà máy chế biến tinh dầu hồi rất lớn với công suất 300 tấn dầu /năm đặt tại đường Phai Vệ (Lạng Sơn). Việc sản xuất, mua bán rất tiến triển. Tuy nhiên, đến năm 1979 nhà máy này bị phá hỏng khi chiến tranh biên giới xảy ra. Sau đó UBND tỉnh Lạng Sơn đã cho xây dựng lại một nhà máy khác công suất 150 tấn dầu hồi /năm. Xét đúng ra thì không phải chỉ ở Lạng Sơn mới có loại cây này. Phía Trung Quốc cũng có trồng hồi. Ở ta, các tỉnh Cao Bằng, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Lào Cai? thấy loại cây này có giá trị cao đã đưa giống cây về trồng tại địa phương mình, nhưng chất lượng kém xa hồi Xứ Lạng. Đến thời điểm này, cả tỉnh Lạng Sơn đã có xấp xỉ 30.000 ha hồi, phần lớn là cây cao tuổi. Những huyện trồng nhiều loại cây này nhất là Văn Quan, Cao Lộc, Bình Gia, Tràng Định? Trong nhiều năm liền giá 1 kg hồi khô lên tới 140-150.000 đ/kg. Người người nhà nhà ở Lạng Sơn giàu lên từ loại cây này. Mỗi năm hồi cho hoa 2 lần. Chính vụ vào tháng 6-7 âm lịch. Vụ thứ hai là vào tháng 10 kéo dài đến tháng 12. Đây là vụ hồi tứ quý, sản lượng thấp hơn chút ít so với vụ chính song nó là món quà thiên nhiên ban tặng cho người dân Xứ Lạng để sắm sửa ngày Tết. Sản phẩm của cây hồi có thể bán tươi hoặc sấy khô, tinh dầu để chế biến hương liệu dùng trong y tế, sử dụng làm gia vị thực phẩm. Đặc biệt, người Pháp rất ưa chuộng tinh dầu hồi để chế biến rượu Pecsnol, Anis nổi tiếng dùng để uống trong mùa đông? Lên Lạng Sơn bất kể vào lúc nào, tại các đường phố đều ngửi thấy thoang thoảng mùi thơm dễ chịu từ sản phẩm của loại cây này. Ông La Rinh khi còn là GĐ Sở NN-PTN Lạng Sơn đã nhiều lần nói với tôi: Tư thương là lực lượng chính trong việc khẳng định giá trị cây hồi. Thời gian gần đây, giá sản phẩm đột nhiên xuống. Một kg hồi khô giờ chỉ còn được 13-14.000đ. Nguyên nhân của hiện tượng này thì mỗi người giải thích một kiểu, thế nhưng cái chính là hồi của Việt Nam chưa được xác định tên tuổi của mình trên thị trường thế giới. Theo một nguồn tin chúng tôi chưa kiểm chứng, sản phẩm hồi Việt Nam được phía Trung Quốc mua về đóng nhãn thương hiệu của mình rồi lại xuất đi một nước thứ ba. Trao đổi với ông Chu Đường ?" Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Lạng Sơn thì: Ngoài việc chưa có thương hiệu còn có việc do không có người trực tiếp kiểm tra, giám sát sản phẩm nên nhiều người đem trộn các tạp chất, dung dịch vào vào sản phẩm nhằm làm tăng số lượng nên chất lượng bị mất uy tín. Vậy phải làm thế nào để khẳng định được giá trị thương hiệu của hồi Xứ Lạng? Ông Hoàng Văn Quang- Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Quan- địa phương có cây hồi giá trị nhất tỉnh Lạng Sơn cho biết: Chúng tôi cũng rất quan tâm tới loại cây có giá trị cao này. Tháng 10/1997 UBND huyện đã phối hợp với trường Đại học Nông nghiệp 3 tiến hành kiểm tra hiện trạng. chất lượng rừng hồi trên địa bàn. Nhằm giữ gìn chất lượng và uy tín của sản phẩm hồi, huyện cũng đã làm việc với Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia đề nghị hỗ trợ về mặt công nghệ tiên tiến cho các hộ chưng cất tinh dầu hồi. Bên cạnh đó nhiều cán bộ cũng đã được cử đi các nước Úc, Canađa, Pháp để giới thiệu sản phẩm?
    Nguồn: http://www.agroviet.gov.vn/tapchi/baonnvn/2004/Noidung/So72-04.asp
  3. QuaFeRo

    QuaFeRo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2003
    Bài viết:
    182
    Đã được thích:
    0
    Xây dựng thương hiệu cho hàng nông sản Việt Nam : Hồi xứ Lạng
    Không nơi nào và bất cứ ở đâu có được chất lượng sản phẩm cây hồi như ở Lạng Sơn. Xây dựng thương hiệu là một việc làm cần thiết để nhanh chóng đưa được hồi Việt Nam ra các nước ?
    Vào khoảng năm 1925-1930, tại khu vực xã Thụy Hùng (trước đây thuộc huyện Văn Lãng nay là huyện Cao Lộc) người Pháp đã cho xây dựng một đồn điền trồng hồi nhằm mục đích phát triển và khai thác cây này lâu dài. Cứ 1 kg hồi khô lúc bấy giờ người dân đổi được hai con vịt quay, tức là giá trị rất cao. Kể từ đó trở đi, loại cây này càng ngày càng phát triển mạnh ở Lạng Sơn. Tư thương Trung Quốc ồ ạt sang thu mua quả và tinh dầu hồi. Phía ta, các công ty xuất nhập khẩu cũng ra sức thu mua sản phẩm này.
    Năm 1975, một số thương nhân người Pháp đã cùng liên kết với tỉnh Lạng Sơn xây dựng một nhà máy chế biến tinh dầu hồi rất lớn với công suất 300 tấn dầu /năm đặt tại đường Phai Vệ (Lạng Sơn). Việc sản xuất, mua bán rất tiến triển. Tuy nhiên, đến năm 1979 nhà máy này bị phá hỏng khi chiến tranh biên giới xảy ra. Sau đó UBND tỉnh Lạng Sơn đã cho xây dựng lại một nhà máy khác công suất 150 tấn dầu hồi /năm. Xét đúng ra thì không phải chỉ ở Lạng Sơn mới có loại cây này. Phía Trung Quốc cũng có trồng hồi. Ở ta, các tỉnh Cao Bằng, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Lào Cai? thấy loại cây này có giá trị cao đã đưa giống cây về trồng tại địa phương mình, nhưng chất lượng kém xa hồi Xứ Lạng. Đến thời điểm này, cả tỉnh Lạng Sơn đã có xấp xỉ 30.000 ha hồi, phần lớn là cây cao tuổi. Những huyện trồng nhiều loại cây này nhất là Văn Quan, Cao Lộc, Bình Gia, Tràng Định? Trong nhiều năm liền giá 1 kg hồi khô lên tới 140-150.000 đ/kg. Người người nhà nhà ở Lạng Sơn giàu lên từ loại cây này. Mỗi năm hồi cho hoa 2 lần. Chính vụ vào tháng 6-7 âm lịch. Vụ thứ hai là vào tháng 10 kéo dài đến tháng 12. Đây là vụ hồi tứ quý, sản lượng thấp hơn chút ít so với vụ chính song nó là món quà thiên nhiên ban tặng cho người dân Xứ Lạng để sắm sửa ngày Tết. Sản phẩm của cây hồi có thể bán tươi hoặc sấy khô, tinh dầu để chế biến hương liệu dùng trong y tế, sử dụng làm gia vị thực phẩm. Đặc biệt, người Pháp rất ưa chuộng tinh dầu hồi để chế biến rượu Pecsnol, Anis nổi tiếng dùng để uống trong mùa đông? Lên Lạng Sơn bất kể vào lúc nào, tại các đường phố đều ngửi thấy thoang thoảng mùi thơm dễ chịu từ sản phẩm của loại cây này. Ông La Rinh khi còn là GĐ Sở NN-PTN Lạng Sơn đã nhiều lần nói với tôi: Tư thương là lực lượng chính trong việc khẳng định giá trị cây hồi. Thời gian gần đây, giá sản phẩm đột nhiên xuống. Một kg hồi khô giờ chỉ còn được 13-14.000đ. Nguyên nhân của hiện tượng này thì mỗi người giải thích một kiểu, thế nhưng cái chính là hồi của Việt Nam chưa được xác định tên tuổi của mình trên thị trường thế giới. Theo một nguồn tin chúng tôi chưa kiểm chứng, sản phẩm hồi Việt Nam được phía Trung Quốc mua về đóng nhãn thương hiệu của mình rồi lại xuất đi một nước thứ ba. Trao đổi với ông Chu Đường ?" Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Lạng Sơn thì: Ngoài việc chưa có thương hiệu còn có việc do không có người trực tiếp kiểm tra, giám sát sản phẩm nên nhiều người đem trộn các tạp chất, dung dịch vào vào sản phẩm nhằm làm tăng số lượng nên chất lượng bị mất uy tín. Vậy phải làm thế nào để khẳng định được giá trị thương hiệu của hồi Xứ Lạng? Ông Hoàng Văn Quang- Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Quan- địa phương có cây hồi giá trị nhất tỉnh Lạng Sơn cho biết: Chúng tôi cũng rất quan tâm tới loại cây có giá trị cao này. Tháng 10/1997 UBND huyện đã phối hợp với trường Đại học Nông nghiệp 3 tiến hành kiểm tra hiện trạng. chất lượng rừng hồi trên địa bàn. Nhằm giữ gìn chất lượng và uy tín của sản phẩm hồi, huyện cũng đã làm việc với Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia đề nghị hỗ trợ về mặt công nghệ tiên tiến cho các hộ chưng cất tinh dầu hồi. Bên cạnh đó nhiều cán bộ cũng đã được cử đi các nước Úc, Canađa, Pháp để giới thiệu sản phẩm?
    Nguồn: http://www.agroviet.gov.vn/tapchi/baonnvn/2004/Noidung/So72-04.asp
  4. QuaFeRo

    QuaFeRo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2003
    Bài viết:
    182
    Đã được thích:
    0
    NÀNG VỌNG PHU
    Nguyễn Bảo
    Cô gái mặc áo chàm, đầu vấn khăn chàm. Cô hát. Cô múa. Cả phòng ăn nghiêng ngả. Cô đi từ trên xuống dưới. Bàn nào cô cũng đến, cũng chạm cốc với mọi người. Dù đã ngà ngà, không ai nỡ từ chối. Vả lại không thể từ chối được. Cô nghiêng người về phía khách. Đôi tay dẻo dịu dàng cầm lấy tay người mình mời rượu. Dịu dàng mà quyết liệt. Đôi mắt to, đen láy, nhìn như hút hồn người đối diện. Câu hát của cô vút lên như một tiếng chuông, vang như tiếng vọng của rừng núi, hang động nổi tiếng ở xứ Lạng này.
    "Em muốn uống, mà anh không uống. Hãy xa em ra.
    Anh muốn hát mà không muốn uống. Hãy xa em ra.
    Anh muốn hát thì hãy uống..."
    Cùng với những câu như thế, tay cô cầm chén rượu chéo qua tay khách. Khách hiểu rằng mình cũng phải làm như thế. Cô uống hết chén rượu được mời và dù đôi mắt đen láy như đang mơ màng đâu đó, cô vẫn nhìn thấu chén rượu trên tay mình có được uống hết hay không?
    Bỗng dưng, một người không nghiền rượu như tôi, một người tửu lượng thấp như tôi, cũng bốc đồng xin được cạn với cô hai chén liền. Phòng ăn rộn rã hẳn lên. Cuộc vui được đẩy tới cao trào từ khi cô bước vào phòng. Cô thành trung tâm của mọi con mắt. Những chuỗi cười giòn bung ra từ phía cô. Những bàn chưa được cô tới, nhấp nhỏm chờ đợi. Hình như tất cả mọi người đều mong cô mời rượu, đều mong cô sai bảo.
    Cô có một thân hình trẻ trung. Thật khó đoán tuổi. Từ ăn mặc, dáng vóc đến giọng điệu của cô rất riêng, rất xứ Lạng.
    "Ta say nhau từ trong hương hồi
    Ta yêu nhau từ trong hương hồi..."
    Cô vẫn hát, giọng cao và sâu, ngân và đọng... văng vẳng như từ một vùng ký ức... Dẫu muốn níu cô lại lâu hơn, để ngắm, để nghe, nhng cô lại đang lướt nhẹ sang bàn khác. Hình như có chút gì ngẩn ngơ nuối tiếc khi cô đi khỏi bàn mình. Hình như sau lần chạm cốc với cô, khách có vẻ mơ màng trong men say. Vậy mà lạ thay, cô vẫn cứ uống, cứ múa, cứ hát. Rượu chỉ làm cô rực rỡ hơn. Cô như là một cô tiên bước ra từ những huyền thoại của xứ Lạng.
    Trong bàn ăn của tôi có giám đốc Sở Du lịch Lạng Sơn. Chủ nhân của cuộc tiệc này. Anh cho hay, cô gái là diễn viên múa hát của Đoàn văn công Lạng Sơn. Những cơ quan đóng ở thị xã vẫn mời cô tới dự những cuộc vui thế này. Đúng hơn mời cô đến để những cuộc vui được vui hơn.
    Chừng ấy thông tin của anh không làm tôi nhớ ra điều gì. Nhưng mà cô gái đang gợi lại một nét nào đó đã khắc sâu trong tâm khảm tôi.
    Cô gái ấy, chúng tôi gặp cách đây ba năm. ở một đồn biên phòng heo hút mạn Hà Giang. Đồng chí đồn trưởng giới thiệu gần đồn có một bản người dân tộc Tày. Cái sự bộ đội biên phòng gắn bó với đồng bào các bản như trong một gia đình là lẽ đương nhiên. Nhưng ngoài cái đó ra, thái độ cử chỉ của chủ nhà với đồn trưởng có gì khác hơn lẽ thông thường. Ông chủ, bà chủ có thể sai bảo anh: ví như lấy thêm cốc chén mời khách uống nước đi. Ví như bảo anh chạy sang nhà bên cạnh gọi con gái. Họ trao đổi bằng tiếng Tày. Tuy nhiên, khách có thể đoán ra. Cô gái về. ánh lửa đốt giữa ngôi nhà sàn bỗng trở nên chập chờn trước vẻ đẹp lung linh của cô. Bình dị từ mái tóc buộc khăn, bình dị từ bộ váy áo chàm cô mặc, bình dị cả ở bước đi, giọng nói. Vậy mà dường như gió ngoài trời xao động, cây nghiêng ngả, xạc xào. Chúng tôi lặng đi nhìn về phía cửa... Chàng đồn trưởng tỏ rõ quyền uy bằng cách ghé miệng sát tai cô gái giới thiệu chúng tôi. Từng người.Chẳng cần như thế, chúng tôi cũng biết chắc hai người là của nhau, đã thuộc về nhau. Trong đoàn có nhiều người mau miệng, hoạt ngôn rất muốn xáp vô với cô nhưng thấy vậy cũng dè chừng.
    Cuối cùng, chẳng lẽ chỉ ngồi yên, ngắm nhìn cô gái. Đồn trưởng đồn biên phòng lại thủ thỉ gì đó vào tai cô. Anh hớn hở khoe với chúng tôi là cô gái hát rất hay. Cô gái giấu nụ cười thẹn thùng sau lưng đồn trưởng, mặt hồng lên. ánh lửa hay là men rượu cô vừa uống với chúng tôi khiến má cô đỏ lựng. Khóe mắt rạng rỡ. Đồn trưởng ghé lại động viên gì đó. Cô bẽn lẽn giây lát rồi hát. Cô hát bằng tiếng Tày... Chúng tôi như chìm đắm, ngây dại khi tiếng hát của cô cất lên. Chỉ có đồn trởng khẽ vỗ tay đệm nhịp cho cô. Quả là một cô gái không chỉ có nhan sắc mà còn có một chất giọng thật đặc sắc...Cô càng hát càng tự tin. Bài một, rồi bài hai, tiếng hát nơi ánh lửa chơi vơi ở nhà sàn. Tiếng hát giữa trùng điệp cây cối núi rừng. Tiếng hát giữa một không khí cuối năm rét mướt và người nghe là những khách lạ. Tiếng hát ấy trong một đêm như đêm nay không dễ ai cũng được chiêm ngưỡng. Đến bài thứ ba thì có liên lạc từ đồn hổn hển chạy vào nhà báo đồn trởng về gấp có việc. Việc gì vậy? Sau một vài phút trao đổi gì đó, đồn trưởng bảo chúng tôi cứ ở lại chơi. Anh phải về vì công chuyện. Công chuyện gì? Không biết, chỉ biết anh hơi hốt hoảng và vội vã. Cô gái tiễn anh ở đầu cầu thang. Hình như cô gái khóc và thét toáng lên. "Yên trí, anh sẽ trở lại" - đó là câu nói cuối cùng chúng tôi nghe đợc từ ngời đồn trởng này.ít phút sau đó, mọi việc trở nên rõ ràng. Tiếng súng nổ loạn xạ dọc đường biên. Chúng tôi hối hả giục gia đình cô gái lui sâu vào mạn rừng rồi nhanh chóng trở lại nơi công tác của mình. Mấy hôm sau, chúng tôi bàng hoàng nhận được tin đồn trưởng biên phòng hy sinh ngay đêm hôm ấy. Anh về đồn và dẫn cán bộ chiến sĩ của mình bảo vệ dân bản. Một đồng chí còn sống sót của đồn kể lại rằng: Nghe tin ấy, cô gái đau đớn phát điên phát dại. Và không hiểu cô đi đâu, cho đến nay gia đình nháo nhác đi tìm mà chẳng thấy. Đoàn trưởng đoàn nhà báo chúng tôi đã đập bàn văng cả cốc chén xuống đất tuyên bố:- Tớ ở lại, nhờ các cậu về báo với cơ quan, lúc nào tìm được cô gái tớ mới về.
    Đoàn phó của chúng tôi, điềm đạm hơn:
    - Sau cuộc loạn lạc này, cô ấy sẽ tìm về gia đình thôi. Nhưng để cô khỏi chết mỏi chết mòn ở cái bản làng heo hút ấy, tớ sẽ gặp bộ tư lệnh biên phòng xin cho cô một công việc gì đó. Vào văn công chẳng hạn...
    - Sao dễ vậy? - Ai đó hỏi.
    - Tớ quen tư lệnh trưởng...
    Trớ trêu thay, cái cô gái đang bay bổng với men rượu Lạng Sơn chào mời chúng tôi đêm nay biết đâu lại chính là cô gái xấu số và bất hạnh trong cái đêm hôm ấy ở Hà Giang. Quả thật tôi không mấy tin đoàn trưởng của chúng tôi và cũng không hy vọng đoàn phó sau khi rời vùng biên giới ấy lại có thể đổi đời cho cô gái. Nhưng đêm nay, cái cô này cứ ám ảnh, buộc tôi phải nhớ đến cô gái nọ.
    - Ông hãy quên ngay chuyện ấy đi nhé! - Giám đốc sở Du lịch nói với tôi giơ tay xua xua - Cô ta đúng là văn công của bộ tư lệnh biên phòng, nhưng không phải là người ở cái bản gì gì mà ông nói đâu. Cô ta là người Lạng Sơn - Lạng Sơn chính gốc, gia đình bố mẹ còn sống sờ sờ ra ở cái thị xã này. Ông cần tìm hiểu không? Tôi đưa đi, đi luôn tối nay?
    - Thế chồng cô ấy?
    - Chồng cô ấy làm ở cơ quan của tôi ông nội ạ. Ông ta vốn cũng ở đoàn văn công, nhưng chẳng hát hò gì. Chỉ trang trí sân khấu, điện đóm loa đài. ấy, cũng có người đi cùng trời cuối đất nhưng vẫn thích về quê. Anh ta có nguyện vọng ấy, năn nỉ mãi tôi mới nhận về sở của tôi. Cô ấy cũng xin về Lạng Sơn, gái theo chồng mà.*
    * *
    Cô gái không chỉ giỏi hát, giỏi múa, giỏi uống rượu. Cô còn là hướng dẫn viên du lịch kia đấy. Đa chúng tôi vào động Tam Thanh, Nhị Thanh cô kể làu làu về những câu chuyện xa xa của xứ sở giàu truyền thuyết này.
    Thời chống Pháp, chống Mỹ, những hang động mà chúng tôi đang chiêm ngưỡng đây cũng là những công xưởng, chế tạo súng đạn, bom mìn chống giặc ngoại xâm. Nơi đây cũng là kho cất giấu lương thực, thực phẩm, là áo giáp chở che bộ đội, thương binh và đồng bào chạy nạn. Cô có nhiều câu chuyện hấp dẫn, cảm động về những việc đó.
    Lạ lùng, không tìm thấy sự cởi mở, vui vẻ, dí dỏm của cô gái hôm qua.
    Chiều hôm đó, cô đưa chúng tôi lên núi xem thành nhà Mạc, xem nàng vọng phu.
    - ở Việt Nam nhiều núi có nàng vọng phu, nhưng đây là nàng vọng phu được cả nước biết đến. Khách du lịch thế giới đến đây cũng không bao giờ bỏ qua.- Hình như nó không còn nguyên vẹn như trước. Nhìn kỹ thấy có sự gắn kết của xi măng? Ai đó hỏi.
    Cô gái không trả lời, quay mặt đi, cố giấu một sự buồn tủi. Giọng sẽ sàng:
    - Phụ nữ bọn em là thế! Khổ. Đến cái tượng bằng đá trên núi cũng chẳng được yên. Mà hòa bình chớ đâu phải như dạo còn binh đao khói lửa.
    Chiều ở đây có lẽ đến nhanh hơn mọi nơi. Mây xám từ đâu đổ ập xuống trùm lên sự hoang vắng của thành nhà Mạc. Hình ảnh người mẹ bồng con chờ chồng lúc này sao heo hút, cô quạnh. Sương trắng giăng giăng dưới bóng chiều sắp tắt. Buồn thăm thẳm. Cô gái lẳng lặng dẫn mọi người xuống núi. Chân cô không bén đất. Tôi lắp xắp chạy theo. Tối qua, tôi đã gặp cô, hỏi chuyện cô. Lúc này bỗng dưng tôi không tin những điều cô kể. Không chừng cô chính là cô gái tôi đã từng gặp.
    - Em chưa kể thật với anh tối qua phải không? - Tôi hỏi.
    - Anh muốn tin em là cô gì đó của anh à! Cũng được lố! ở Lạng Sơn những người như thế nhiều lắm. Cô gái ở Hà Giang em biết chớ. Sau đận đó, cô còn yêu một anh bộ đội nữa. Được hơn một năm, đơn vị anh lại chuyển đi nơi khác. Chờ mãi không đợc, cô bỏ quê lang thang đi tìm khắp nơi. Cho đến nay đã có chồng đâu.Lặng im hồi lâu. Tôi đâm nghi ngờ cả lời nói của Giám đốc Sở du lịch. Hay sợ tôi gạ gẫm cô gái xinh đẹp này mà bảo cô ta đã có chồng ở cơ quan anh.
    - Hay là... Tôi chưa dám đặt câu hỏi thì nghe một tiếng nấc và giọng cô gái nức nở:
    - Em thì cũng na ná vậy à. Chiến tranh mới đảo qua một loáng mà bao nhiêu người khốn khổ... cái đất này sinh ra nàng vọng phu mà anh.
    Tôi bước dấn lên. Mặt cô đẫm nước mắt.
    - Xin lỗi. Anh xin lỗi. Anh đã làm cho em buồn.
    - Không mà anh. Em khóc vì vui đó. Được như ngày hôm nay, không vui sao được.
    Tôi lặng lẽ đi cạnh cô. Không dám hỏi gì thêm, mặc dù câu chuyện tôi đang kể chưa có lời kết. Mùa xuân đang đến trước mặt chúng tôi kia./.
  5. QuaFeRo

    QuaFeRo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2003
    Bài viết:
    182
    Đã được thích:
    0
    NÀNG VỌNG PHU
    Nguyễn Bảo
    Cô gái mặc áo chàm, đầu vấn khăn chàm. Cô hát. Cô múa. Cả phòng ăn nghiêng ngả. Cô đi từ trên xuống dưới. Bàn nào cô cũng đến, cũng chạm cốc với mọi người. Dù đã ngà ngà, không ai nỡ từ chối. Vả lại không thể từ chối được. Cô nghiêng người về phía khách. Đôi tay dẻo dịu dàng cầm lấy tay người mình mời rượu. Dịu dàng mà quyết liệt. Đôi mắt to, đen láy, nhìn như hút hồn người đối diện. Câu hát của cô vút lên như một tiếng chuông, vang như tiếng vọng của rừng núi, hang động nổi tiếng ở xứ Lạng này.
    "Em muốn uống, mà anh không uống. Hãy xa em ra.
    Anh muốn hát mà không muốn uống. Hãy xa em ra.
    Anh muốn hát thì hãy uống..."
    Cùng với những câu như thế, tay cô cầm chén rượu chéo qua tay khách. Khách hiểu rằng mình cũng phải làm như thế. Cô uống hết chén rượu được mời và dù đôi mắt đen láy như đang mơ màng đâu đó, cô vẫn nhìn thấu chén rượu trên tay mình có được uống hết hay không?
    Bỗng dưng, một người không nghiền rượu như tôi, một người tửu lượng thấp như tôi, cũng bốc đồng xin được cạn với cô hai chén liền. Phòng ăn rộn rã hẳn lên. Cuộc vui được đẩy tới cao trào từ khi cô bước vào phòng. Cô thành trung tâm của mọi con mắt. Những chuỗi cười giòn bung ra từ phía cô. Những bàn chưa được cô tới, nhấp nhỏm chờ đợi. Hình như tất cả mọi người đều mong cô mời rượu, đều mong cô sai bảo.
    Cô có một thân hình trẻ trung. Thật khó đoán tuổi. Từ ăn mặc, dáng vóc đến giọng điệu của cô rất riêng, rất xứ Lạng.
    "Ta say nhau từ trong hương hồi
    Ta yêu nhau từ trong hương hồi..."
    Cô vẫn hát, giọng cao và sâu, ngân và đọng... văng vẳng như từ một vùng ký ức... Dẫu muốn níu cô lại lâu hơn, để ngắm, để nghe, nhng cô lại đang lướt nhẹ sang bàn khác. Hình như có chút gì ngẩn ngơ nuối tiếc khi cô đi khỏi bàn mình. Hình như sau lần chạm cốc với cô, khách có vẻ mơ màng trong men say. Vậy mà lạ thay, cô vẫn cứ uống, cứ múa, cứ hát. Rượu chỉ làm cô rực rỡ hơn. Cô như là một cô tiên bước ra từ những huyền thoại của xứ Lạng.
    Trong bàn ăn của tôi có giám đốc Sở Du lịch Lạng Sơn. Chủ nhân của cuộc tiệc này. Anh cho hay, cô gái là diễn viên múa hát của Đoàn văn công Lạng Sơn. Những cơ quan đóng ở thị xã vẫn mời cô tới dự những cuộc vui thế này. Đúng hơn mời cô đến để những cuộc vui được vui hơn.
    Chừng ấy thông tin của anh không làm tôi nhớ ra điều gì. Nhưng mà cô gái đang gợi lại một nét nào đó đã khắc sâu trong tâm khảm tôi.
    Cô gái ấy, chúng tôi gặp cách đây ba năm. ở một đồn biên phòng heo hút mạn Hà Giang. Đồng chí đồn trưởng giới thiệu gần đồn có một bản người dân tộc Tày. Cái sự bộ đội biên phòng gắn bó với đồng bào các bản như trong một gia đình là lẽ đương nhiên. Nhưng ngoài cái đó ra, thái độ cử chỉ của chủ nhà với đồn trưởng có gì khác hơn lẽ thông thường. Ông chủ, bà chủ có thể sai bảo anh: ví như lấy thêm cốc chén mời khách uống nước đi. Ví như bảo anh chạy sang nhà bên cạnh gọi con gái. Họ trao đổi bằng tiếng Tày. Tuy nhiên, khách có thể đoán ra. Cô gái về. ánh lửa đốt giữa ngôi nhà sàn bỗng trở nên chập chờn trước vẻ đẹp lung linh của cô. Bình dị từ mái tóc buộc khăn, bình dị từ bộ váy áo chàm cô mặc, bình dị cả ở bước đi, giọng nói. Vậy mà dường như gió ngoài trời xao động, cây nghiêng ngả, xạc xào. Chúng tôi lặng đi nhìn về phía cửa... Chàng đồn trưởng tỏ rõ quyền uy bằng cách ghé miệng sát tai cô gái giới thiệu chúng tôi. Từng người.Chẳng cần như thế, chúng tôi cũng biết chắc hai người là của nhau, đã thuộc về nhau. Trong đoàn có nhiều người mau miệng, hoạt ngôn rất muốn xáp vô với cô nhưng thấy vậy cũng dè chừng.
    Cuối cùng, chẳng lẽ chỉ ngồi yên, ngắm nhìn cô gái. Đồn trưởng đồn biên phòng lại thủ thỉ gì đó vào tai cô. Anh hớn hở khoe với chúng tôi là cô gái hát rất hay. Cô gái giấu nụ cười thẹn thùng sau lưng đồn trưởng, mặt hồng lên. ánh lửa hay là men rượu cô vừa uống với chúng tôi khiến má cô đỏ lựng. Khóe mắt rạng rỡ. Đồn trưởng ghé lại động viên gì đó. Cô bẽn lẽn giây lát rồi hát. Cô hát bằng tiếng Tày... Chúng tôi như chìm đắm, ngây dại khi tiếng hát của cô cất lên. Chỉ có đồn trởng khẽ vỗ tay đệm nhịp cho cô. Quả là một cô gái không chỉ có nhan sắc mà còn có một chất giọng thật đặc sắc...Cô càng hát càng tự tin. Bài một, rồi bài hai, tiếng hát nơi ánh lửa chơi vơi ở nhà sàn. Tiếng hát giữa trùng điệp cây cối núi rừng. Tiếng hát giữa một không khí cuối năm rét mướt và người nghe là những khách lạ. Tiếng hát ấy trong một đêm như đêm nay không dễ ai cũng được chiêm ngưỡng. Đến bài thứ ba thì có liên lạc từ đồn hổn hển chạy vào nhà báo đồn trởng về gấp có việc. Việc gì vậy? Sau một vài phút trao đổi gì đó, đồn trưởng bảo chúng tôi cứ ở lại chơi. Anh phải về vì công chuyện. Công chuyện gì? Không biết, chỉ biết anh hơi hốt hoảng và vội vã. Cô gái tiễn anh ở đầu cầu thang. Hình như cô gái khóc và thét toáng lên. "Yên trí, anh sẽ trở lại" - đó là câu nói cuối cùng chúng tôi nghe đợc từ ngời đồn trởng này.ít phút sau đó, mọi việc trở nên rõ ràng. Tiếng súng nổ loạn xạ dọc đường biên. Chúng tôi hối hả giục gia đình cô gái lui sâu vào mạn rừng rồi nhanh chóng trở lại nơi công tác của mình. Mấy hôm sau, chúng tôi bàng hoàng nhận được tin đồn trưởng biên phòng hy sinh ngay đêm hôm ấy. Anh về đồn và dẫn cán bộ chiến sĩ của mình bảo vệ dân bản. Một đồng chí còn sống sót của đồn kể lại rằng: Nghe tin ấy, cô gái đau đớn phát điên phát dại. Và không hiểu cô đi đâu, cho đến nay gia đình nháo nhác đi tìm mà chẳng thấy. Đoàn trưởng đoàn nhà báo chúng tôi đã đập bàn văng cả cốc chén xuống đất tuyên bố:- Tớ ở lại, nhờ các cậu về báo với cơ quan, lúc nào tìm được cô gái tớ mới về.
    Đoàn phó của chúng tôi, điềm đạm hơn:
    - Sau cuộc loạn lạc này, cô ấy sẽ tìm về gia đình thôi. Nhưng để cô khỏi chết mỏi chết mòn ở cái bản làng heo hút ấy, tớ sẽ gặp bộ tư lệnh biên phòng xin cho cô một công việc gì đó. Vào văn công chẳng hạn...
    - Sao dễ vậy? - Ai đó hỏi.
    - Tớ quen tư lệnh trưởng...
    Trớ trêu thay, cái cô gái đang bay bổng với men rượu Lạng Sơn chào mời chúng tôi đêm nay biết đâu lại chính là cô gái xấu số và bất hạnh trong cái đêm hôm ấy ở Hà Giang. Quả thật tôi không mấy tin đoàn trưởng của chúng tôi và cũng không hy vọng đoàn phó sau khi rời vùng biên giới ấy lại có thể đổi đời cho cô gái. Nhưng đêm nay, cái cô này cứ ám ảnh, buộc tôi phải nhớ đến cô gái nọ.
    - Ông hãy quên ngay chuyện ấy đi nhé! - Giám đốc sở Du lịch nói với tôi giơ tay xua xua - Cô ta đúng là văn công của bộ tư lệnh biên phòng, nhưng không phải là người ở cái bản gì gì mà ông nói đâu. Cô ta là người Lạng Sơn - Lạng Sơn chính gốc, gia đình bố mẹ còn sống sờ sờ ra ở cái thị xã này. Ông cần tìm hiểu không? Tôi đưa đi, đi luôn tối nay?
    - Thế chồng cô ấy?
    - Chồng cô ấy làm ở cơ quan của tôi ông nội ạ. Ông ta vốn cũng ở đoàn văn công, nhưng chẳng hát hò gì. Chỉ trang trí sân khấu, điện đóm loa đài. ấy, cũng có người đi cùng trời cuối đất nhưng vẫn thích về quê. Anh ta có nguyện vọng ấy, năn nỉ mãi tôi mới nhận về sở của tôi. Cô ấy cũng xin về Lạng Sơn, gái theo chồng mà.*
    * *
    Cô gái không chỉ giỏi hát, giỏi múa, giỏi uống rượu. Cô còn là hướng dẫn viên du lịch kia đấy. Đa chúng tôi vào động Tam Thanh, Nhị Thanh cô kể làu làu về những câu chuyện xa xa của xứ sở giàu truyền thuyết này.
    Thời chống Pháp, chống Mỹ, những hang động mà chúng tôi đang chiêm ngưỡng đây cũng là những công xưởng, chế tạo súng đạn, bom mìn chống giặc ngoại xâm. Nơi đây cũng là kho cất giấu lương thực, thực phẩm, là áo giáp chở che bộ đội, thương binh và đồng bào chạy nạn. Cô có nhiều câu chuyện hấp dẫn, cảm động về những việc đó.
    Lạ lùng, không tìm thấy sự cởi mở, vui vẻ, dí dỏm của cô gái hôm qua.
    Chiều hôm đó, cô đưa chúng tôi lên núi xem thành nhà Mạc, xem nàng vọng phu.
    - ở Việt Nam nhiều núi có nàng vọng phu, nhưng đây là nàng vọng phu được cả nước biết đến. Khách du lịch thế giới đến đây cũng không bao giờ bỏ qua.- Hình như nó không còn nguyên vẹn như trước. Nhìn kỹ thấy có sự gắn kết của xi măng? Ai đó hỏi.
    Cô gái không trả lời, quay mặt đi, cố giấu một sự buồn tủi. Giọng sẽ sàng:
    - Phụ nữ bọn em là thế! Khổ. Đến cái tượng bằng đá trên núi cũng chẳng được yên. Mà hòa bình chớ đâu phải như dạo còn binh đao khói lửa.
    Chiều ở đây có lẽ đến nhanh hơn mọi nơi. Mây xám từ đâu đổ ập xuống trùm lên sự hoang vắng của thành nhà Mạc. Hình ảnh người mẹ bồng con chờ chồng lúc này sao heo hút, cô quạnh. Sương trắng giăng giăng dưới bóng chiều sắp tắt. Buồn thăm thẳm. Cô gái lẳng lặng dẫn mọi người xuống núi. Chân cô không bén đất. Tôi lắp xắp chạy theo. Tối qua, tôi đã gặp cô, hỏi chuyện cô. Lúc này bỗng dưng tôi không tin những điều cô kể. Không chừng cô chính là cô gái tôi đã từng gặp.
    - Em chưa kể thật với anh tối qua phải không? - Tôi hỏi.
    - Anh muốn tin em là cô gì đó của anh à! Cũng được lố! ở Lạng Sơn những người như thế nhiều lắm. Cô gái ở Hà Giang em biết chớ. Sau đận đó, cô còn yêu một anh bộ đội nữa. Được hơn một năm, đơn vị anh lại chuyển đi nơi khác. Chờ mãi không đợc, cô bỏ quê lang thang đi tìm khắp nơi. Cho đến nay đã có chồng đâu.Lặng im hồi lâu. Tôi đâm nghi ngờ cả lời nói của Giám đốc Sở du lịch. Hay sợ tôi gạ gẫm cô gái xinh đẹp này mà bảo cô ta đã có chồng ở cơ quan anh.
    - Hay là... Tôi chưa dám đặt câu hỏi thì nghe một tiếng nấc và giọng cô gái nức nở:
    - Em thì cũng na ná vậy à. Chiến tranh mới đảo qua một loáng mà bao nhiêu người khốn khổ... cái đất này sinh ra nàng vọng phu mà anh.
    Tôi bước dấn lên. Mặt cô đẫm nước mắt.
    - Xin lỗi. Anh xin lỗi. Anh đã làm cho em buồn.
    - Không mà anh. Em khóc vì vui đó. Được như ngày hôm nay, không vui sao được.
    Tôi lặng lẽ đi cạnh cô. Không dám hỏi gì thêm, mặc dù câu chuyện tôi đang kể chưa có lời kết. Mùa xuân đang đến trước mặt chúng tôi kia./.
  6. QuaFeRo

    QuaFeRo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2003
    Bài viết:
    182
    Đã được thích:
    0
    Có một món bánh dân dã nhưng lại rất đặc biệt của người Tày ở Lạng Sơn. Món này chưa thấy các bạn liệt kê trong đặc sản của xứ Lạng. Đó chính là bánh khảo. Dân dã vì hầu như vùng quê miền Bắc nào cũng có bánh khảo, Hà Nội cũng thế, nhưng cái đặc biệt ở đây là bà con dân tộc Tày thường làm bánh khảo vào dịp Tết Nguyên Đán. Bánh khảo có thể dùng thay cơm trong lúc đói bụng. Nguyên liệu làm bánh khảo là bột nếp, đường mật, và đặc biệt là phải có vừng đen (lạ chưa?). Dưới bàn tay khéo léo của các bà, các chị (không biết có các bạn gái Lạng Sơn không?) bột nếp được trộn với đường mật thái nhỏ, sau đó được rải đều thành những lớp dày mỏng vừa phải trong khuôn bánh. Ngăn cách giữa các lớp bánh là những lớp vừng rất nhỏ, mịn vừa phải, có tác dụng làm tăng thêm mùi thơm, tăng thêm tính độc đáo của bánh khảo xứ Lạng và cho phép người ăn có thể tách từng lớp bánh mỏng một cách dễ dàng trong khi ăn. Đó phải chăng làm một nét rất điệu đà mà ý tứ, rất duyên của con gái Lạng Sơn khi ăn bánh khảo.
    Sau khi ép vào khuôn và đạt yêu cầu, bánh khảo thường được cắt với kích thước khoảng 6 x 15(3x5)cm, chiều dày khoảng 2 ?" 2,5cm tùy theo khuôn và được bọc bằng giấy màu thành từng phong bánh. Các loại giấy dùng để bọc có màu trắng, xanh, đỏ, tím, vàng: năm màu khác nhau như tượng trưng cho ngũ hành, và năm tấm bánh có màu khác nhau thường được gói cùng với nhau lại thành một tập. Có một điều nên biết thêm là khi mua hoặc tặng quà ai bằng bánh khảo, bao giờ người ta cũng mua/tặng một cặp gồm 2 tập tức là 10 tấm/phong bánh.
    Một cặp bánh khảo Lạng Sơn để trong nhà, hương thơm có thể đưa ra tận đầu ngõ.
    Được QuaFeRo sửa chữa / chuyển vào 18:34 ngày 03/10/2004
  7. QuaFeRo

    QuaFeRo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2003
    Bài viết:
    182
    Đã được thích:
    0
    Có một món bánh dân dã nhưng lại rất đặc biệt của người Tày ở Lạng Sơn. Món này chưa thấy các bạn liệt kê trong đặc sản của xứ Lạng. Đó chính là bánh khảo. Dân dã vì hầu như vùng quê miền Bắc nào cũng có bánh khảo, Hà Nội cũng thế, nhưng cái đặc biệt ở đây là bà con dân tộc Tày thường làm bánh khảo vào dịp Tết Nguyên Đán. Bánh khảo có thể dùng thay cơm trong lúc đói bụng. Nguyên liệu làm bánh khảo là bột nếp, đường mật, và đặc biệt là phải có vừng đen (lạ chưa?). Dưới bàn tay khéo léo của các bà, các chị (không biết có các bạn gái Lạng Sơn không?) bột nếp được trộn với đường mật thái nhỏ, sau đó được rải đều thành những lớp dày mỏng vừa phải trong khuôn bánh. Ngăn cách giữa các lớp bánh là những lớp vừng rất nhỏ, mịn vừa phải, có tác dụng làm tăng thêm mùi thơm, tăng thêm tính độc đáo của bánh khảo xứ Lạng và cho phép người ăn có thể tách từng lớp bánh mỏng một cách dễ dàng trong khi ăn. Đó phải chăng làm một nét rất điệu đà mà ý tứ, rất duyên của con gái Lạng Sơn khi ăn bánh khảo.
    Sau khi ép vào khuôn và đạt yêu cầu, bánh khảo thường được cắt với kích thước khoảng 6 x 15(3x5)cm, chiều dày khoảng 2 ?" 2,5cm tùy theo khuôn và được bọc bằng giấy màu thành từng phong bánh. Các loại giấy dùng để bọc có màu trắng, xanh, đỏ, tím, vàng: năm màu khác nhau như tượng trưng cho ngũ hành, và năm tấm bánh có màu khác nhau thường được gói cùng với nhau lại thành một tập. Có một điều nên biết thêm là khi mua hoặc tặng quà ai bằng bánh khảo, bao giờ người ta cũng mua/tặng một cặp gồm 2 tập tức là 10 tấm/phong bánh.
    Một cặp bánh khảo Lạng Sơn để trong nhà, hương thơm có thể đưa ra tận đầu ngõ.
    Được QuaFeRo sửa chữa / chuyển vào 18:34 ngày 03/10/2004
  8. binhgiapho

    binhgiapho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/06/2004
    Bài viết:
    818
    Đã được thích:
    0
    Làm bánh khảo bằng bột gạo rang mới đúng là bánh khảo xứ Lạng. Chứ bằng bột gạo nổ bằng máy sẽ ko có hương thơm đặc trưng.
    Gạo nếp nương đem rang vàng. ( Vo sạch bằng nước rồi để ráo, đun chảo gang nóng cho 2-3 vốc vào đảo đều, nhỏ lửa). Sau đó đem xát hoặc say mịn. Cho bột vào túi vải, để chỗ khuất gió cho bột ải đi, làm bánh sẽ vào hơn.
    Đường mật đun nóng, để nguội, trộn với bột. Khâu này cực kỳ quan trọng. Nếu vo bột ko đều tay, bột sẽ ko " ăn" ( kết dính), sẽ ko đóng khuôn được. Ngoài nhân vừng có thể làm nhân đỗ xanh ( đỗ xanh nấu chín với đường). Cũng có thể pha đỗ xanh với thịt mỡ luộc chín thái hạt lựu làm nhân.
    Cho bột vào khuôn cần ép đều tay và mạnh.( Đàn ông được ưu tiên phụ trách phần này).
    Bánh khảo có thể để dành đến tháng 3 Thanh minh mà vẫn thơm ngon!
  9. binhgiapho

    binhgiapho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/06/2004
    Bài viết:
    818
    Đã được thích:
    0
    Làm bánh khảo bằng bột gạo rang mới đúng là bánh khảo xứ Lạng. Chứ bằng bột gạo nổ bằng máy sẽ ko có hương thơm đặc trưng.
    Gạo nếp nương đem rang vàng. ( Vo sạch bằng nước rồi để ráo, đun chảo gang nóng cho 2-3 vốc vào đảo đều, nhỏ lửa). Sau đó đem xát hoặc say mịn. Cho bột vào túi vải, để chỗ khuất gió cho bột ải đi, làm bánh sẽ vào hơn.
    Đường mật đun nóng, để nguội, trộn với bột. Khâu này cực kỳ quan trọng. Nếu vo bột ko đều tay, bột sẽ ko " ăn" ( kết dính), sẽ ko đóng khuôn được. Ngoài nhân vừng có thể làm nhân đỗ xanh ( đỗ xanh nấu chín với đường). Cũng có thể pha đỗ xanh với thịt mỡ luộc chín thái hạt lựu làm nhân.
    Cho bột vào khuôn cần ép đều tay và mạnh.( Đàn ông được ưu tiên phụ trách phần này).
    Bánh khảo có thể để dành đến tháng 3 Thanh minh mà vẫn thơm ngon!
  10. binhgiapho

    binhgiapho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/06/2004
    Bài viết:
    818
    Đã được thích:
    0
    Được Nguyenthiquynhnga sửa chữa / chuyển vào 13:21 ngày 08/10/2004

Chia sẻ trang này