1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cùng nhau viết về Lạng Sơn: phong cảnh, con người và nhất là con gái xứ Lạng

Chủ đề trong 'Lạng Sơn' bởi QuaFeRo, 24/09/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Nguyenthiquynhnga

    Nguyenthiquynhnga Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2004
    Bài viết:
    1.949
    Đã được thích:
    0
    Sáng nay ngồi uống cà phê với mấy người bạn ở một quán không tên ngay bên Quảng trường Hùng Vương mới biết thêm một điều nữa về Lạng Sơn mình. Hoá ra Quảng trường HV có tiền thân là ga Lạng Sơn ngày xưa. Giờ đây nườm nượp xe cộ qua lại, làm sao hình dung về những ngày xa xưa ấy nhỉ? Anh bạn Bắc Ninh bảo: Con đường này chắc rộng nhất Việt Nam? Tự dưng thấy vui vui dù có thể đó chỉ là câu nói đùa...
    Từ đường Lý Thái Tổ đi qua cầu Đông Kinh, rẽ sang phả,i qua Quảng trường là đi qua cầu Kỳ Lừa. Cây cầu cổ kính biết bao nhiêu thì người dân xứ mình mỗi lần đi qua lại thấy yêu đất Lạng bấy nhiêu. Giữa mùa thu đi qua cầu còn thoảng hương hoa sữa ngọt ngào chi lạ. Và nếu bất chợt dừng lại trên cầu, ngắm con sóng dưới sông kia, trông dòng nước ko chảy xuôi, có thể bạn sẽ nhận ra, dòng sông đêm làm thành phố duyên dáng thêm biết bao nhiêu...
  2. QuaFeRo

    QuaFeRo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2003
    Bài viết:
    182
    Đã được thích:
    0
    Mình gửi lại bài trước. Bài mà mod. đã xoá giúp, nhưng do lỗi của mạng lên lại bị mất luôn.
    Lần thứ nhất tôi đến thị xã Lạng Sơn vào một buổi trưa đầu hè sau vài năm đầu tiên Việt Nam bình thường hóa quan hệ ngoại giao với người láng giềng Trung Quốc. Xứ Lạng là đây, một dải đất biên cương gắn liền với bao huyền thoại về nàng Tô thị, về chùa Tiên, giếng Tiên cũng như bài học Tiếng Việt ?oRừng hồi xứ Lạng? của cái thủa còn ê a cắp sách đến trường. Cũng rẻo đất này đã thấm đẫm bao khúc ca bi tráng của tiến trình giữ nước, của mối bang giao giữa các thế hệ cha anh với người hàng xóm tham lam vô độ, đầy phản trắc, ôm mộng bành trướng bá quyền qua bao thế hệ. Ký ức của những Quỷ môn quan, núi Mã yên, Kai Kinh, ải Chi Lăng lần lượt lùi dần lại phía sau để nhường chỗ cho đỉnh Phai Vệ, cầu Kỳ Lừa, dần hiện ra qua ô cửa kính của đoàn tàu Hà Nội - Đồng Đăng. Trên đỉnh Phai Vệ, sừng sững một lá quốc kỳ khổ lớn phần phật tung bay, dọc hai bên cầu Kỳ Lừa ?" cây cầu đã được dựng lại sau chiến tranh biên giới, người ta cắm rất nhiều cờ phướn xanh đỏ, còn hai bên đầu cầu vẫn là 2 lá quốc kỳ bay phấp phới. Thị xã vùng biên là đây, biểu tượng chủ quyền đất nước thiêng liêng là đây. Ôi, hai mươi tuổi tròn, cái độ tuổi mà bản thân đã trải qua hết tất cả các bậc học phổ thông và một vài năm sinh viên nữa, đã từng cất cao giọng hát bài Quốc ca không biết bao nhiêu lần trong những buổi chào cờ sáng thứ hai hàng tuần, trong những lần được kết nạp đội, đoàn hoặc những buổi lễ quan trọng ở trường đại học mà phải cần dùng đến các nghi lễ chào cờ tương tự, vậy mà chưa từng bao giờ có được cái cảm xúc thiêng liêng đến như thế khi nhìn thấy lá quốc kỳ tung bay ngạo nghễ trong lòng thung lũng Lạng Sơn. Thế mới có thể biết được giá trị của ?omột ngày đi đàng? bao lớn trong cuộc đời của mỗi con người?
    Tàu dừng, tôi xuống ga, nhìn quanh quất như sợ mình xuống nhầm. Đông Kinh chứ không phải Lạng Sơn? Đúng đấy anh ạ, ga cuối cùng của tàu này là Đồng Đăng, tiếp lên phía trên khoảng 20 cây số nữa. Anh xuống thị xã thì đúng là ga này rồi. Thế còn ga Lạng Sơn? Tôi hỏi cốt để giải tỏa bớt chút ngơ ngác còn sót lại. Bên kia cầu Kỳ Lừa cơ anh ạ. Ngày xưa chiến tranh biên giới, các đồng chí Trung Quốc phá nát rồi còn đâu. Người ta đã xây dựng và đưa ga Đông Kinh này vào sử dụng từ lâu rồi anh ạ. Thì ra là thế, em cám ơn chị.
    (Còn tiếp)
    Được QuaFeRo sửa chữa / chuyển vào 19:28 ngày 10/10/2004
  3. QuaFeRo

    QuaFeRo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2003
    Bài viết:
    182
    Đã được thích:
    0
    Mình gửi lại bài trước. Bài mà mod. đã xoá giúp, nhưng do lỗi của mạng lên lại bị mất luôn.
    Lần thứ nhất tôi đến thị xã Lạng Sơn vào một buổi trưa đầu hè sau vài năm đầu tiên Việt Nam bình thường hóa quan hệ ngoại giao với người láng giềng Trung Quốc. Xứ Lạng là đây, một dải đất biên cương gắn liền với bao huyền thoại về nàng Tô thị, về chùa Tiên, giếng Tiên cũng như bài học Tiếng Việt ?oRừng hồi xứ Lạng? của cái thủa còn ê a cắp sách đến trường. Cũng rẻo đất này đã thấm đẫm bao khúc ca bi tráng của tiến trình giữ nước, của mối bang giao giữa các thế hệ cha anh với người hàng xóm tham lam vô độ, đầy phản trắc, ôm mộng bành trướng bá quyền qua bao thế hệ. Ký ức của những Quỷ môn quan, núi Mã yên, Kai Kinh, ải Chi Lăng lần lượt lùi dần lại phía sau để nhường chỗ cho đỉnh Phai Vệ, cầu Kỳ Lừa, dần hiện ra qua ô cửa kính của đoàn tàu Hà Nội - Đồng Đăng. Trên đỉnh Phai Vệ, sừng sững một lá quốc kỳ khổ lớn phần phật tung bay, dọc hai bên cầu Kỳ Lừa ?" cây cầu đã được dựng lại sau chiến tranh biên giới, người ta cắm rất nhiều cờ phướn xanh đỏ, còn hai bên đầu cầu vẫn là 2 lá quốc kỳ bay phấp phới. Thị xã vùng biên là đây, biểu tượng chủ quyền đất nước thiêng liêng là đây. Ôi, hai mươi tuổi tròn, cái độ tuổi mà bản thân đã trải qua hết tất cả các bậc học phổ thông và một vài năm sinh viên nữa, đã từng cất cao giọng hát bài Quốc ca không biết bao nhiêu lần trong những buổi chào cờ sáng thứ hai hàng tuần, trong những lần được kết nạp đội, đoàn hoặc những buổi lễ quan trọng ở trường đại học mà phải cần dùng đến các nghi lễ chào cờ tương tự, vậy mà chưa từng bao giờ có được cái cảm xúc thiêng liêng đến như thế khi nhìn thấy lá quốc kỳ tung bay ngạo nghễ trong lòng thung lũng Lạng Sơn. Thế mới có thể biết được giá trị của ?omột ngày đi đàng? bao lớn trong cuộc đời của mỗi con người?
    Tàu dừng, tôi xuống ga, nhìn quanh quất như sợ mình xuống nhầm. Đông Kinh chứ không phải Lạng Sơn? Đúng đấy anh ạ, ga cuối cùng của tàu này là Đồng Đăng, tiếp lên phía trên khoảng 20 cây số nữa. Anh xuống thị xã thì đúng là ga này rồi. Thế còn ga Lạng Sơn? Tôi hỏi cốt để giải tỏa bớt chút ngơ ngác còn sót lại. Bên kia cầu Kỳ Lừa cơ anh ạ. Ngày xưa chiến tranh biên giới, các đồng chí Trung Quốc phá nát rồi còn đâu. Người ta đã xây dựng và đưa ga Đông Kinh này vào sử dụng từ lâu rồi anh ạ. Thì ra là thế, em cám ơn chị.
    (Còn tiếp)
    Được QuaFeRo sửa chữa / chuyển vào 19:28 ngày 10/10/2004
  4. QuaFeRo

    QuaFeRo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2003
    Bài viết:
    182
    Đã được thích:
    0
    Một thị xã vùng biên đang hồi sinh. Nhà cửa mọc san sát, chẳng theo một lối quy hoạch kiến trúc nào cả, và bụi. Ôi dào, thì đến như Hà Nội cũng còn như thế nói gì ở đây. Mạnh ai người đấy xây. Anh nào không có tiền thì phải cam chịu cảnh nhà cửa, đất đai của mình bị người ta chèn ép, lấn chiếm. Mà người ta có tiền, người ta chịu bỏ ra để mua đất, để xây nhà là quý rồi ông anh cả tẩm ạ. Không thế, lấy ai ra để mà giữ đất, mà đấy là người ta còn không thèm so đo tính toán đến cái trường hợp bỏ của chạy lấy người như hồi 2/1979 đấy ông anh nhé. Đã đành là như vậy, nhưng sao tôi thấy người Việt Nam mình ở đâu cũng thế, làm ăn thì manh mún đã đành, nhưng tính toán và lo việc đời cũng tủn mà tủn mủn nốt. Thử hỏi, ai cũng cậy nhiều tiền, mạnh ai người ấy tự lo mua đất, dựng nhà theo ý chủ quan của mình thì sau này trông cả dãy phố nó ra làm sao? Lôm nha lôm nhôm như cái bộ dạng anh trọc phú nhà quê mới phất đấy. Nói cậu bỏ qua, trông nó buồn cười lắm. Đấy là tôi còn chưa muốn kể đến những hệ thống điện nước, cống rãnh nước thải sinh hoạt đấy nhé. Chúng mình đang ở thập niên cuối cùng của thế kỷ 20, sao không biết ngó sang những nước bên cạnh, hoặc những nước họ có hàng mấy trăm năm thịnh vượng rồi để mà học hỏi. Thôi, thế là ông anh lại đổ hết tội lỗi, hạn chế lên đầu các cha quản lý, cha quy hoach và ông chính quyền rồi. Giả sử cho ông anh làm chủ tịch tỉnh, ông anh có dám chắc rằng mình làm được như người ta không hay còn tệ hơn? Cậu này buồn cười thật, đấy là tớ nói cái sự thật nó ra như thế. Ngót một thế kỷ thuộc địa, vài chục năm chiến tranh, đến khi thống nhất đất nước, ngó đi ngó lại thì cơ sở vật chất của mình còn khiêm tốn quá, con người và trình độ cũng khiêm tốn nốt, rồi lại bị thằng Mẽo nó tròng cái thòng lọng cấm vận vào, thử hỏi tài thánh cũng không làm được gì nhiều hơn. Thế nhưng bây giờ, cái vòng kim cô ấy được tháo gỡ rồi thì cũng cố gắng mà vươn lên chứ. Tầm nhìn cũng phải mở rộng ra chứ. Việc đời không thể lo chốc, lo nhát là xong được đâu. Đừng có nghĩ là cứ sau 4 ?" 5 năm hoàn thành trách nhiệm một nhiệm kỳ là thảnh thơi. Có ai là hoàn thành trách nhiệm? Bên nước người ta, họ xây một cái nhà mà mấy trăm năm sau vẫn còn dùng tốt. Hệ thống cầu, cống thì sau 100 ?" 200 năm vẫn sử dụng ngon lành, không bị lạc hậu. Đấy, phải như thế mới là tiết kiệm, mới là tránh lãnh phí. Đằng này, mình làm được cái nhà, sau 5 ?" 10 năm đã phải đập đi xây lại, ông đường làm xong được một vài ngày thì ông điện lại đến đào lên, ít hôm nữa thì lại đến ông nước. Cứ ?ogà què ăn quẩn? mãi như thế, tôi hỏi cậu, không lãng phí làm sao cho được? Mà đã nghèo rồi lại còn lãng phí thì còn ra làm sao nữa, hử?
    Dào ơi, vừa chân ướt chân ráo đến mà cứ nghĩ lẩn thà lẩn thẩn, khéo mà lại làm mất hết cái cảm xúc về đất và người xứ Lạng đi bây giờ. Hãy dẹp cái lỗi suy nghĩ lẩn thẩn đó đi để mà tự do cảm nhận cái không khí núi rừng và tình người ở đây. Mà cũng trưa rồi, ăn cái đã.
  5. QuaFeRo

    QuaFeRo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2003
    Bài viết:
    182
    Đã được thích:
    0
    Một thị xã vùng biên đang hồi sinh. Nhà cửa mọc san sát, chẳng theo một lối quy hoạch kiến trúc nào cả, và bụi. Ôi dào, thì đến như Hà Nội cũng còn như thế nói gì ở đây. Mạnh ai người đấy xây. Anh nào không có tiền thì phải cam chịu cảnh nhà cửa, đất đai của mình bị người ta chèn ép, lấn chiếm. Mà người ta có tiền, người ta chịu bỏ ra để mua đất, để xây nhà là quý rồi ông anh cả tẩm ạ. Không thế, lấy ai ra để mà giữ đất, mà đấy là người ta còn không thèm so đo tính toán đến cái trường hợp bỏ của chạy lấy người như hồi 2/1979 đấy ông anh nhé. Đã đành là như vậy, nhưng sao tôi thấy người Việt Nam mình ở đâu cũng thế, làm ăn thì manh mún đã đành, nhưng tính toán và lo việc đời cũng tủn mà tủn mủn nốt. Thử hỏi, ai cũng cậy nhiều tiền, mạnh ai người ấy tự lo mua đất, dựng nhà theo ý chủ quan của mình thì sau này trông cả dãy phố nó ra làm sao? Lôm nha lôm nhôm như cái bộ dạng anh trọc phú nhà quê mới phất đấy. Nói cậu bỏ qua, trông nó buồn cười lắm. Đấy là tôi còn chưa muốn kể đến những hệ thống điện nước, cống rãnh nước thải sinh hoạt đấy nhé. Chúng mình đang ở thập niên cuối cùng của thế kỷ 20, sao không biết ngó sang những nước bên cạnh, hoặc những nước họ có hàng mấy trăm năm thịnh vượng rồi để mà học hỏi. Thôi, thế là ông anh lại đổ hết tội lỗi, hạn chế lên đầu các cha quản lý, cha quy hoach và ông chính quyền rồi. Giả sử cho ông anh làm chủ tịch tỉnh, ông anh có dám chắc rằng mình làm được như người ta không hay còn tệ hơn? Cậu này buồn cười thật, đấy là tớ nói cái sự thật nó ra như thế. Ngót một thế kỷ thuộc địa, vài chục năm chiến tranh, đến khi thống nhất đất nước, ngó đi ngó lại thì cơ sở vật chất của mình còn khiêm tốn quá, con người và trình độ cũng khiêm tốn nốt, rồi lại bị thằng Mẽo nó tròng cái thòng lọng cấm vận vào, thử hỏi tài thánh cũng không làm được gì nhiều hơn. Thế nhưng bây giờ, cái vòng kim cô ấy được tháo gỡ rồi thì cũng cố gắng mà vươn lên chứ. Tầm nhìn cũng phải mở rộng ra chứ. Việc đời không thể lo chốc, lo nhát là xong được đâu. Đừng có nghĩ là cứ sau 4 ?" 5 năm hoàn thành trách nhiệm một nhiệm kỳ là thảnh thơi. Có ai là hoàn thành trách nhiệm? Bên nước người ta, họ xây một cái nhà mà mấy trăm năm sau vẫn còn dùng tốt. Hệ thống cầu, cống thì sau 100 ?" 200 năm vẫn sử dụng ngon lành, không bị lạc hậu. Đấy, phải như thế mới là tiết kiệm, mới là tránh lãnh phí. Đằng này, mình làm được cái nhà, sau 5 ?" 10 năm đã phải đập đi xây lại, ông đường làm xong được một vài ngày thì ông điện lại đến đào lên, ít hôm nữa thì lại đến ông nước. Cứ ?ogà què ăn quẩn? mãi như thế, tôi hỏi cậu, không lãng phí làm sao cho được? Mà đã nghèo rồi lại còn lãng phí thì còn ra làm sao nữa, hử?
    Dào ơi, vừa chân ướt chân ráo đến mà cứ nghĩ lẩn thà lẩn thẩn, khéo mà lại làm mất hết cái cảm xúc về đất và người xứ Lạng đi bây giờ. Hãy dẹp cái lỗi suy nghĩ lẩn thẩn đó đi để mà tự do cảm nhận cái không khí núi rừng và tình người ở đây. Mà cũng trưa rồi, ăn cái đã.
  6. binhgiapho

    binhgiapho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/06/2004
    Bài viết:
    818
    Đã được thích:
    0
    Văn Quan là một thị trấn đẹp. Thị trấn nằm giữa những ngọn núi đá vôi cao vút và một hồ nước rất trong và rất xanh lững lờ chaỷ qua đã tự bao giờ. Một phố chợ nho nhỏ mà bạn dễ dàng mua được những mớ cá sông nho nhỏ, những chùm dâu da rừng chín hồng... Cách 5 ngày lại có một phiên chợ giống như nhiều phố huyện khác ở xứ Lạng. Nhưng phố chợ vẫn lằng lặng, vẫn mang dáng dấp của những người con gái Tày, Nùng háo hức đi họp chợ.Cảm giác như cuộc sống ở đây bình lặng như chính tính cách của những người dân mảnh đất nơi này. Bình lặng như mặt hồ xanh đến mềm cả lòng những du khách khó tính tình cờ qua đây.
    Từ Tu Đồn sang Điềm He bạn phải qua đèo Lủng Pa. Con đèo đẹp như trong tranh. Bên này là vách núi đá. Bên kia là những quả đồi thoai thoải nằm bên nhau với màu xanh của hồi, của sim, mua... Mùa đông đi qua đây thì thung lũng dưới kia là cả một màu trắng của sương mù mỗi sáng. Mùi sương ngai ngái cộng với hương rừng làm người ta chỉ muốn dừng chân lại...
    Được Nguyenthiquynhnga sửa chữa / chuyển vào 16:53 ngày 17/10/2004
  7. binhgiapho

    binhgiapho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/06/2004
    Bài viết:
    818
    Đã được thích:
    0
    Văn Quan là một thị trấn đẹp. Thị trấn nằm giữa những ngọn núi đá vôi cao vút và một hồ nước rất trong và rất xanh lững lờ chaỷ qua đã tự bao giờ. Một phố chợ nho nhỏ mà bạn dễ dàng mua được những mớ cá sông nho nhỏ, những chùm dâu da rừng chín hồng... Cách 5 ngày lại có một phiên chợ giống như nhiều phố huyện khác ở xứ Lạng. Nhưng phố chợ vẫn lằng lặng, vẫn mang dáng dấp của những người con gái Tày, Nùng háo hức đi họp chợ.Cảm giác như cuộc sống ở đây bình lặng như chính tính cách của những người dân mảnh đất nơi này. Bình lặng như mặt hồ xanh đến mềm cả lòng những du khách khó tính tình cờ qua đây.
    Từ Tu Đồn sang Điềm He bạn phải qua đèo Lủng Pa. Con đèo đẹp như trong tranh. Bên này là vách núi đá. Bên kia là những quả đồi thoai thoải nằm bên nhau với màu xanh của hồi, của sim, mua... Mùa đông đi qua đây thì thung lũng dưới kia là cả một màu trắng của sương mù mỗi sáng. Mùi sương ngai ngái cộng với hương rừng làm người ta chỉ muốn dừng chân lại...
    Được Nguyenthiquynhnga sửa chữa / chuyển vào 16:53 ngày 17/10/2004
  8. tolian_hoang

    tolian_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2003
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Là người Ls ai mà chả biết hồ phailoan thực ra tôi cũng chẳng biết nó có từ bao giờ , chỉ biết rằng khi sinh ra và lớn lên thì nó đã có từ bao giờ rồi.Ngày đó , hồ gắn bó với riêng tôi chỉ là những ngày tháng mùa đông giá buốt tôi đi mò cá chết vì cái rét của miền đông bắc biên cương của tổ quốc,đến nỗi tối về chân bị cước sưng tấy lên và ngứa ơi là ngứa,đó là khi còn nhỏ ,khi lớn hơn một chút có chút sức lực thì bắt đầu bán lưng cho những thúng than của ga ( ngày đó ga LS o ngay trước đồn công an thị xã ) với mùi khí của than bốc cháy do phản ứng hóa học thật khó chịu và giòng nước đỏ quậch đen ngòm chảy xuống hồ.
    Nói vậy thôi , chứ ngày hè oi bức dạo chơi buổi tối quanh hồ thật thú vị biết bao,gió mát thổi từ hồ dường như rũ bỏ hết mệt nhọc và nóng bức ban ngày .
    Và còn nữa là những ngày ôn thi tốt nghiệp và đại học thì các cô cậu cử nhân tương lai cứ gọi là nằm dài ôm các cột điện để ôn bài vừa yên tĩnh vừa mát mẻ.
    Chắc là hồ chỉ ngày ấy thôi , chứ bây giờ thì hồ đâu còn vẻ thơ mộng ấy , nhưng dẫu sao thì lòng mình vẫn bâng khuâng khó tả khi nghe ai đó nói về hồ, mặc dù tâm niệm của mỗi ngừi mỗi khác.
  9. tolian_hoang

    tolian_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2003
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Là người Ls ai mà chả biết hồ phailoan thực ra tôi cũng chẳng biết nó có từ bao giờ , chỉ biết rằng khi sinh ra và lớn lên thì nó đã có từ bao giờ rồi.Ngày đó , hồ gắn bó với riêng tôi chỉ là những ngày tháng mùa đông giá buốt tôi đi mò cá chết vì cái rét của miền đông bắc biên cương của tổ quốc,đến nỗi tối về chân bị cước sưng tấy lên và ngứa ơi là ngứa,đó là khi còn nhỏ ,khi lớn hơn một chút có chút sức lực thì bắt đầu bán lưng cho những thúng than của ga ( ngày đó ga LS o ngay trước đồn công an thị xã ) với mùi khí của than bốc cháy do phản ứng hóa học thật khó chịu và giòng nước đỏ quậch đen ngòm chảy xuống hồ.
    Nói vậy thôi , chứ ngày hè oi bức dạo chơi buổi tối quanh hồ thật thú vị biết bao,gió mát thổi từ hồ dường như rũ bỏ hết mệt nhọc và nóng bức ban ngày .
    Và còn nữa là những ngày ôn thi tốt nghiệp và đại học thì các cô cậu cử nhân tương lai cứ gọi là nằm dài ôm các cột điện để ôn bài vừa yên tĩnh vừa mát mẻ.
    Chắc là hồ chỉ ngày ấy thôi , chứ bây giờ thì hồ đâu còn vẻ thơ mộng ấy , nhưng dẫu sao thì lòng mình vẫn bâng khuâng khó tả khi nghe ai đó nói về hồ, mặc dù tâm niệm của mỗi ngừi mỗi khác.
  10. Nguyenthiquynhnga

    Nguyenthiquynhnga Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2004
    Bài viết:
    1.949
    Đã được thích:
    0
    Bây giờ anh mà về LS, ra NEW ngồi ngắm hồ Phai Loạn thì còn thấy thơ mộng ... dã man luôn nhé! Nhất là buổi chiều, nắng hay mưa ngồi bên hồ đều thấy bình yên lắm!

Chia sẻ trang này