1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cùng Nhau Xây Dựng Box Lớn Mạnh Đi Nào Các Nhà Môi Trường Học

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi tortue15, 26/06/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. somedays

    somedays Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Tuy nhiên, cái yếu điểm của trường hiện nay là cách đào tạo giả dối, thiếu sư phạm. Bác cứ thử xem bài thi của sinh viên thì thấy, có rất nhiều đề được ra theo kiểu ?othay số? dành cho trẻ con lớp 1.
    Cái này thì quá đúng rồi còn gì, nhưng tất nhiên như Bác nói, không phải toàn bộ
    Còn bài giảng trên lớp thì thà ngồi nhà đọc sách còn có kiến thức tốt hơn. Khổ nỗi không lên giảng đường thì dính chưởng điểm danh, nên cứ phải cố chịu tra tấn trong những tiết học.

    Lại đúng nữa, nhưng Bác cứ lên lớp nhưng lại ngồi học cái Bác thích thì ai làm gì được nào. Như tôi đây nè, vừa đảm bảo tiết học, vừa học được cái mình thích.

    Có nhiều môn, theo em nghĩ, ngay cả ông thầy cũng chẳng rõ là cái mà ông ấy dạy đang được ứng dụng thực tế ở đâu. Đội ngũ thầy đã yếu kém, lại còn thích đá chân nhau nữa. Trong trường BK, thầy nọ nói xấu thầy kia cũng là chuyện thường tình.
    Cái này thì trường nào chả có, nhưng theo tôi trường BK có khi là ít nhất Bác nhỉ
    Một lần nữa xin được nhắc lại, không phải tất cả mọi người đều như vậy. Vẫn có những thầy giáo tốt, nhưng chỉ là số rất nhỏ.
    Cái này thì tôi không đồng ý với Bác, vì theo tôi, những thầy giáo tốt là số lớn cơ.
    Còn sau một thời gian làm việc, thì năng lực mới thực sự là thước đo của con người, song ý em muốn nói ở đây chính là sự bất công trong việc đánh giá sinh viên ở các trường đại học.
    Quá đúng, quá đúng.
    Vấn đề cuối cùng là việc đào tạo kĩ sư công nghệ. Để đưa được thành tựu KHKT vào cuộc sống thì cần phải có những người chuyển những mẫu sản phẩm thí nghiệm vào những dây chuyền sản xuất hàng loại. Đây là điểm đặc biệt yếu kém ở nước ta, vì thiếu người có khả năng bao quát, thiếu sự liên kết giữa các công nghệ khác nhau. Nói thí dụ như sản xuất 1 chiếc radio chẳng hạn, đó là một thiết bị cực kì đơn giản mà kĩ sư điện tử nào cũng biết nguyên lí và hoàn toàn có thể tự lắp bằng tay. Để đưa vào sản xuất, người ta phải tìm nguồn cung cấp linh kiện, chế tạo bảng mạch, chế tạo cơ khí vỏ máy, ... nói chung là có nhiều giai đoạn, có thể phải đặt hàng ở nhiều nhà máy khác nhau. Tiếp đó còn phải có mẫu mã đẹp, marketing tốt, chế độ bảo hành hậu mãi thoả đáng thì mới có sức cạnh tranh trên thị trường. Đấy là những vấn đề ở VN mình ai cùng biết, nhưng chẳng có ai làm được cả !!!
    Bác phân tích đúng lắm nhưng theo tôi vẫn có người làm được đấy chứ, chẳng qua gặp phải nhiều rào cản quá thôi. Áp dụng điều Bác nói ở trên với đối tượng là các thầy cô trong trường thì tôi nhất trí. Vì chức năng của các thầy cô là giảng dạy mà, cho dù các thầy có biết hết cách làm thì làm cũng mấy khi có hiệu quả đúng không Bác. Theo tôi nghĩ thì vấn đề ở đây tức là cần phải có sự tách biệt rạch ròi giữa nghiên cứu cơ bản và ứng dụng thực tiễn. Và phải có chính sách đối xử khác với cán bộ khoa học. Đấy Bác cứ xem, nếu các vị GS, TS nhà ta không biến tiền đề tài thành tiền túi thì làm sao mà sống được với đồng lương Nhà Nước nào. Mà nếu không làm như thế thì buộc phải lăn ra thị trường, các giáo viên thời nay mấy ai không có công ty riêng, do đó và chức năng giảng dạy của họ đương nhiên phải bị xem nhẹ đi để còn dành thời gian mà kiếm sống nữa chứ. Nói tóm lại theo tôi cũng khó mà trách ai trong chuyện này được, ai cũng có cái lý của họ cả mà. Mọi người cũng đều biết cả chẳng qua biết mà không làm gì được thôi. Còn như tôi và Bác đây nói thế cho nó nhẹ bớt nỗi lòng thôi, quan trọng là phải bắt tay vào làm để cải tổ nó đi. Đó mới là điều quan trọng, nói thì ai mà chả nói được đúng không Bác.
    Biết mình chỉ như một bông tuyết trên Bắc Cực, muốn thay đổi cả một vấn đề to như vậy không khéo có người cho là tôi điên, nhưng cũng cứ thử làm xem sao, hy vọng một bông tuyết cố lăn cố lăn sẽ dần dần lôi kéo được các bông tuyết khác thành cả một khối tuyết và lăn mãi lăn mãi sẽ thành một khối khổng lồ....... Ối ối, chả biết lúc đó là bao giờ.
    To Tem: Tôi là dân sinh học và cố gắng lắm cũng đã lập được cái phòng thí nghiệm nho nhỏ, đang sản xuất một số thứ, nghiên cứu một số thứ. Toàn thứ đơn giản thôi mà, nhưng vẫn muốn thử sức, không biết Bác có hứng thú không?

  2. Tem

    Tem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2004
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    0
    Hứng thú quá đi chứ. Thế bác ở Hà nội hay Sài gòn? Tôi rất muốn trao đổi về "mấy thứ đơn giản của bác", nếu bác không ngại. Email của tôi: Tem_hungphong@yahoo.com.
  3. Tem

    Tem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2004
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    0
    Tôi xin góp thêm một vài ý:
    - Giữa nghiên cứu cơ bản (NCCB) và nghiên cứu ứng dụng (NCUD): nhà nước chỉ nên đầu tư cho NCCB. Công trình NCCB chỉ được đánh giá là trên trung bình khi được công bố trên các tạp chí chuyên ngành trong nước và quốc tế. Nên khuyến khích công bố các công trình nghiên cứu. Ở chỗ này phải giải quyết triệt để nạn tham nhũng của các nhà xuất bản, tránh hiện tượng như hiện nay chỉ cần bỏ ra vài trăn ngàn là có một bài báo được đăng. Việc xét duyệt cấp kinh phí đề tài cần xét đến năng lực người nghiên cứu, người nào mà đề tài nghiên cứu chỉ toàn là trung bình thì về sau nên hạn chế số lượng lại, tập trung cho chất lượng. Áp dụng cách tính điểm cho người nghiên cứu hay giáo viên ĐH như ở nước ngoài để làm cho họ phải năng động trong việc tìm kiếm đề tài và làm khoa học một cách trung thực. NCUD phải tận dụng nguồn đầu tư bên ngoài, nhất là từ các doanh nghiệp. Cái này nói thật vài trò cầu nối của nhà nước là một phần, phần chủ yếu là người làm khoa học có giỏi thì người ta mới thuê.
    - Giáo viên lập công ty là việc tốt, nếu không ảnh hưởng đến giảng dạy. Lại càng tốt hơn nếu người giáo viên áp dụng được những kinh nghiệm thực tế vào bài giảng.
    - Hiện nay tôi thấy có một xu hướng không được tích cực lắm, đó là việc giải quyết vấn đề kinh phí bằng cách làm dự án cho nước ngoài, mà thực ra chủ yếu là thu thập số liệu cho họ, làm vài phép phân tích đơn giản chứ không nâng lên thành lý thuyết. Nhưng tâm lý lại cứ ngộ nhận cho rằng ta làm dự án được cho nước ngoài là giỏi rồi, thực ra trình độ chẳng nâng lên được tý nào cả.
    - Quay trở lại một tý về dạy và học ở ĐH, ngoài những hạn chế về tin học và ngoại ngữ, sự lạc hậu trong chương trình cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc nghiên cứu khoa học của SV sau này. Lấy ví dụ môn xác suất thống kê. Thống kê là một công cụ tối cần thiết cho người làm công tác khoa học. Thế mà ở nhà trường hiện nay môn xác suất thống kê vẫn nặng về phần xác suất. Phần thống kê thì chủ yếu về tính kỳ vọng, độ lệch chuẩn và kiểm định giả thuyết. Trong khi đó bố trí thí nghiệm và các phương pháp phân tích số liệu thì chỉ được giới thiệu rất sơ sài. Đây là một trong những nguyên nhân làm SV gặp rất nhiều lúng túng khi tập tành nghiên cứu sau này.
  4. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Bác somedays nói rất đúng. Em cũng biết là chỉ lên trên này than thở với các bác mấy câu cho vui vậy thôi, chứ thật ra mình vẫn nên sống và làm việc theo gương của Bác Hồ vĩ đại "Tuổi nhỏ làm việc nhỏ - Tuỳ theo sức của mình"
    Bác Tem có một ý rất đáng chú ý: Bộ môn Thống Kê nên được chú trọng nhiều hơn nữa. Theo em, môn này nên đi liền với môn Phương Pháp Tính (dạy tính gần đúng, nội suy...) là những bộ môn rất thiết thực trong kĩ năng làm thí nghiệm. Sau một hồi đi làm, em cảm thấy các kĩ sư của mình rất kém về kĩ thuật đo lường, nên thường chỉ có mỗi phương pháp "thay và thử" để chuẩn đoán hệ thống. Với cách làm mò mẫm này, cũng có thể thành công nhất định, nhưng thực sự thì không hiểu điều gì đang thực sự diễn ra bên trong máy móc. Người kĩ sư như vậy thì không khác một người thợ cao cấp bao nhiêu cả ...
  5. tortue15

    tortue15 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0

    Tuy nhiên, cái yếu điểm của trường hiện nay là cách đào tạo giả dối, thiếu sư phạm. Bác cứ thử xem bài thi của sinh viên thì thấy, có rất nhiều đề được ra theo kiểu ?othay số? dành cho trẻ con lớp 1. Còn bài giảng trên lớp thì thà ngồi nhà đọc sách còn có kiến thức tốt hơn. Khổ nỗi không lên giảng đường thì dính chưởng điểm danh, nên cứ phải cố chịu tra tấn trong những tiết học. . Đội ngũ thầy đã yếu kém, lại còn thích đá chân nhau nữa. . Một lần nữa xin được nhắc lại, không phải tất cả mọi người đều như vậy. Vẫn có những thầy giáo tốt, nhưng chỉ là số rất nhỏ.
    Những điểm này rất chung của các trường Đại học phía Bắc, phía Nam thế nào mình không rõ. Trường mình muốn tìm tài liệu tham khảo còn không có, hoặc phải đợi có khi đến kì sau mới mượn được! Thầy cô nhiều người giỏi, và cũng giỏi cả việc chê bai đồng nghiệp, đặc biệt là chê bai ( có lẽ dùng từ đả kích mới đúng) các chính sách kinh tế của Nhà nước. Theo như cách nói của một số Thầy nói thì, để các thầy tham gia hoạch định các chính sách, chiến lược kinh tế thì chỉ trong 1 hay 2 năm con "giun" cũng thành con "rồng"!
    " Đá chân nhau" và " níu kéo nhau" có lẽ là một phần tính cách rất " đáng yêu" của Người Việt rồi.
    Thứ hai, là vấn đề học vì điểm. .....song ý em muốn nói ở đây chính là sự bất công trong việc đánh giá sinh viên ở các trường đại học.
    Hì hì trường bạn " bất công" thế à? Buồn nhỉ! Trường mình "công bằng" và "công khai" lắm, cái ngày mình còn học ấy. Trước khi thi một hai ngày, thường thì đến vào tối hôm trước khi thì, giá cả thì có rồi 25.000vnd/ điểm; muốn điểm năm thì phong bì 100.000vnd; điểm khá giỏi thì bài thi tự làm phải được điểm trung bình và kèm theo cái phong bì >=200.000vnd. Một lần nữa xin được nhắc lại, không phải tất cả mọi Thầy Cô đều như vậy- mượn lại lời của NVL.
    Vấn đề cuối cùng là việc đào tạo kĩ sư công nghệ. Để đưa được thành tựu KHKT vào cuộc sống thì cần phải có những người chuyển những mẫu sản phẩm thí nghiệm vào những dây chuyền sản xuất hàng loại. Đây là điểm đặc biệt yếu kém ở nước ta, vì thiếu người có khả năng bao quát, thiếu sự liên kết giữa các công nghệ khác nhau.
    Đông ý, nhưng ĐHBKHN đã có rất nhiều sáng chê được sử dụng rộng rãi, những sản phẩm công nghệ có quy mô nhỏ. Ấn tượng nhất với mình, cách đây mấy năm rồi là " lò đốt rác thải" sinh hoạt và bệnh viện đáp ứng được yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường, và giá thành chỉ bằng 1/10 so với sản phẩm cùng loại của nước ngoài. Ấn tượng vì nó làm cho công ty mình không còn cơ hội. Mình tự hào lắm nhưng đến giờ thì không biết nó được lắp đặt ở những đâu rồi, vì ở chuyến đi tháng trước ở 1 số tỉnh ( đặc biệt là miền Trung) thì có lẽ vẫn còn cơ hội cho công ty cũ của mình! Khi viết báo cáo để gửi đi mình không muốn một chút nào.
    Nhờ NVL: Bạn đã dành cho mình ưu đãi đặc biệt, cám ơn bạn nhiều. Mình xin nhận ngôi sao may mắn của bạn và nhờ bạn gắn giúp mình hình ảnh đại diện bằng ảnh mình gửi kèm theo. Còn cái danh hiệu bạn tặng thì mình xin gửi lại, để bạn tặng người có nhiều đóng góp với box hơn. Hàng ngày được thấy những bài mới ở box, được đọc chúng đã làm mình vui lắm rồi. ( Mặc dù nhiều điều đọc mà mình không hiểu được, hìhì). Không học qua về khoa học hay môi trường, công việc chính cũng không liên quan đến. Không hiểu nhiều về nó những mình muốn biết và ủng hộ các bạn. Hizz, không thể tải hình ảnh được.
  6. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Gửi bạn Tortue: Tớ cũng không phải là người làm chuyên môn về môi trường. Bạn có thể đọc phần mục lục ở đầu box này thì thấy, tớ chỉ phụ trách mảng KHCN thôi. Vì đề tài KHCN rất rộng, nên mọi người có thắc mắc gì về vấn đề này thì đều có thể chui vào đây mà hỏi, rất tiện lợi !
    Nói về sản phẩm của trường BK ngoài cái lò đốt rác ra còn có cái đồng hồ to tướng treo ở giữa trường cho thầy trò biết giờ giấc dạy và học. Sau một thời gian dầm mưa dãi nắng, cái đồng hồ đó đã nhiễm cơn cảm lạnh và vĩnh viễn từ biệt chúng ta vào một ngày tối trời. Bây giờ khách thăm quan đến trường chỉ còn thấy trơ một cái cột chướng mắt giữa sân, cứ phải thắc mắc mãi mà không hiểu là cái gì.
    Một sản phẩm khác là sơn chống thấm của khoa Hoá. Mỗi lần bán các thầy thường rót cho khách hàng trong một cái can khoảng 20 lít. Khách đem về quét lên trần nhà, trông như men sứ. Sản phẩm này khá hữu ích, nhưng mùi của xưởng chế biến hoá chất thì bốc vào đến tận giảng đường, nên sau một thời gian ngắn nó đã bị đóng cửa. Đây lại thêm một bằng chứng nữa về sự ô nhiễm môi trường !
    Sản phẩm hữu ích hơn cả là bia tươi BK của khoa Công Nghệ Thực Phẩm. Giá thành của loại bia này khá rẻ, phù hợp túi tiền sinh viên, tiện lợi cho việc liên hoan sau mỗi kì thi đầy gian khổ. Tuy nhiên, theo phân tích của một số sinh viên khoa Hoá thì lượng an đê hít vẫn còn dư lại rất nhiều trong mỗi thùng bia. Đây cũng có thể là một đề tài hay cho phần an toàn thực phẩm, một khía cạnh đáng chú ý của box Môi trường.
    P/S: Về phần ảnh đại diện, bạn phải tự upload lên theo con đường sửa thông tin cá nhân. Tớ đã sửa lại phần "danh hiệu" cho bạn rồi đó. Có cái danh thì đi đi lại lại trên diễn đàn này nó mới oai chứ phải không?
    Được nvl sửa chữa / chuyển vào 11:08 ngày 14/07/2004
  7. Tem

    Tem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2004
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    0
    Ý bạn NVL nói về phương pháp tính đó chắc là cho mấy ngành như vật lý, điện tử ... chứ còn theo tôi hiểu đối với các ngành phải làm thí nghiệm khác như sinh, hoá, môi trường, ... thì xử lý số liệu thí nghiệm chỉ cần môn thông kê thôi. Còn phương pháp số (numerical methods - một phần hay tương đương với phương pháp tính) - lại rất quan trọng ở khía cạnh khác: giải các bài toán kỹ thuật và mô hình hoá.
  8. Tem

    Tem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2004
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    0
    Để đào tạo kỹ sư công nghệ, có năng lực làm việc cao, có khả năng thiết kế sản phẩm và dây chuyền sản xuất, theo tôi đòi hỏi nỗ lực cả ở hai phía người dạy và người học. Ngoài nhưng kiến thức chuyên môn, SV còn phải được học những môn khác như kinh tế, quản trị dự án, ... và đặc biệt là phải được tập thói quen làm việc theo nhóm. Hiện nay việc nghiên cứu sản phẩm và công nghệ mới đều được thực hiện theo nhóm, dự án.
  9. tortue15

    tortue15 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Để đào tạo kỹ sư công nghệ, có năng lực làm việc cao, có khả năng thiết kế sản phẩm và dây chuyền sản xuất, theo tôi đòi hỏi nỗ lực cả ở hai phía người dạy và người học. Ngoài nhưng kiến thức chuyên môn, SV còn phải được học những môn khác như kinh tế, quản trị dự án, ... và đặc biệt là phải được tập thói quen làm việc theo nhóm. Hiện nay việc nghiên cứu sản phẩm và công nghệ mới đều được thực hiện theo nhóm, dự án.
    Học qua thôi, nhưng hình như một số môn cơ bản thì tất cả các trường đều học đấy chứ? Học sâu quá thì bọn mình thất nghiệp mất!
    Làm việc theo nhóm đúng là một điểm yếu, rất yếu của sinh viên nước mình. Ai cũng muốn giữ lấy "cái gì" đấy cho riêng mình mà.
    Hì hì, lại một lần nữa cám ơn bạn NVL, ngại thật, thôi thì mượn lại lời người bạn trước kia rất thân của mình " Rùa ơi em cứ như ngày xưa nhé, như cái ngày ...". Bạn để Tortue15 như trước đi, thật làm phiền bạn nhiều quá. Xin lỗi và cám ơn bạn nhé.
  10. tortue15

    tortue15 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Hì hì, mình đã nghĩ thế nào cũng bị như thế này. NVL ơi ý của mình là không cần có "danh hiệu" gì cả bạn à. Như cái ngày Tortue15 mới vào box này ấy, chỉ là nick mà không cần có gì để giới thiệu về bản thân vì mọi thứ đều sẽ (bị) thay đổi!. Hihihihi. Cám ơn Mod tốt bụng NVL.
    Thân,

Chia sẻ trang này