1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cùng quan sát mưa sao băng: Đêm 14/12, mưa sao băng Geminids cực điểm

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Fairydream, 31/07/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Circlops

    Circlops Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/02/2004
    Bài viết:
    145
    Đã được thích:
    0
    Khuyến cáo bác Nguyên là các che mắt Thiên hạ bằng cái nick đó được chứ chả khai thì em cũng biết thằng nào là bác rồi. Bác đừng có câu bài lung tung nhiều quá, đây có phải chủ đề buôn chuyện ngoài lề đâu, em có thể đề nghị lock nick bác cho sạch sẽ diễn đàn đấy.
  2. orion_constellation

    orion_constellation Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2004
    Bài viết:
    255
    Đã được thích:
    0
    1 giờ đêm 12 rạng 13 tháng 8 sẽ có mưa sao băng Perseids
    Khỏang nữa đêm ngày 12/8, tức rạng sáng ngày 13/8 này, nếu thời tiết thuận lợi , trời trong chúng ta có thể quan sát được trận mưa sao băng Perseids , một trong những trận mưa lớn nhất năm nay.
    [​IMG]
    Đôi điều về trận mưa sao băng Perseids :
    - Mưa sao băng Perseids là một trong những trận mưa sao băng nổi tiếng nhất vốn đã được người Trung Hoa cổ đại nghi nhận từ năm 36. Thông thường chúng ta có thể quan sát được đợt mưa sao băng này từ 17-7 đến 24-8 khi đám mây bụi của sao chổi cắt ngang quĩ đạo của Trái Đất. Vào thời gian mưa sao băng diễn ra cực điểm khoảng 12-8 mỗi năm, người ta có thể đếm được đến hơn 50 sao băng trong 1 giờ (Theo thống kê trung bình). Các thiên thạch nhỏ với vận tốc hơn 60km/s bốc cháy khi bay vào khí quyển của Trái Đất, để lại những vệt sáng dài trên bầu trời đó thật là những hình ảnh đẹp khó quên đối với người quan sát.

    -Từ năm 1865 người ta đã biết được nguồn gốc của trân mưa sao băng này, đó chính là đám mây bụi và những mảnh vỡ của sao chổi 109 P/ Swift-Tuttle (S-T) trải dài trên quĩ đạo của nó quanh hệ Mặt Trời. Sao chổi S-T xuất hiện vào năm 1862 và được đặt tên theo 2 người khám phá ra nó là Lewis Swift và Horace Tuttle. Đây là 1 sao chổi lớn có chu kỳ 120-130 năm. Quĩ đạo của nó khiến các nhà khoa học phải lo lắng vì khả năng đâm vào Trái Đất trong lần gặp gỡ tới vào năm 2126 !
    -Cái tên Perseids có liên quan đến nơi mà các sao băng xuất hiện chủ yếu trên bầu trời, Các sao băng dường như bắt nguồn từ một ?otâm ảo? nằm trong chòm Perseus do đó thuận tiện cho việc quan sát .
    Mưa sao băng Perseids năm nay :
    - Năm nay, Perseids lại tiếp tục giữ danh hiệu là trận mưa lớn và đúng hẹn nhất năm . Nó kéo dài hơn một tháng , bắt đầu từ 15/7 - 25/8, trong thời gian này các sao băng sẽ rãi rác rơi xuống nên tỉ lệ nhìn thấy sao băng ở khu vực chòm Perseus sẽ cao hơn các nơi khác . Cực điểm của trận mưa năm nay rơi vào lúc 17:00 giờ UT ngày 12/8, Việt Nam ở múi giờ +7 , do đó cực điểm rơi vào 0h ngày 12/8 (12h đêm) rạng 13/8. Tuy nhiên lúc 12h đêm chòm Perseus mớI mọc nên còn rất thấp (15 độ cách chân trời) nên rất khó cho việc quan sát. Vậy chúng ta sẽ không quan sát được Perseids ư ??? Rất may mắn là Perseid là trân mưa lớn nên thời gian quan sát của chúng ta cũng không cần phải là cực điểm vẫn thấy được, hơn nữa cực điểm còn xê dịch trong khỏang +-3h nên chắc chắn ta có thể thấy được.
    - Vậy tóm lại thời gian tốt nhất để xem cực điểm là từ khỏang 1h sáng 13/8 (tức là đêm 12/8) vì thời gian này chòm Perseus và tâm điểm mưa sao băng đã lên 25 độ .
    Vị trí và cách tìm chòm Perseus trong đêm 12/8 (rạng 13/8):
    - Lúc 1h sáng chòm Perseus lên đến 25 độ cách chân trời , hướng Đông Bắc . Nếu không có sương mù thì độ cao đó đã có thể thấy được sao băng, nhưng nếu điều kiện không tốt thì vẫn còn hơi khó , hãy chờ chòm Perseus lên cao them chút nữa ?
    - Đến 3h sáng , chòm Perseus đã ở khá cao trên chân trời Đông Bắc , độ cao khoảng 40 độ so với chân trời , đó cũng chính là nơi xuất phát (tâm điểm) của trận mưa sao băng . Phía bên trái Perseus là chòm Thiên hậu (Cassiopeia) hình chữ M nghiêng, bên phải là chòm Bò tót (Taurus) cùng tinh vân Pleiades mờ mờ. Cùng lúc này chòm Orion và Mục Phu (Auriga) với ngôi sao Capella màu vàng rất sáng đã xuất hiện khá rõ dưới thấp gần chân trời .
    -Đối với những bạn chưa xác định được chòm Perseus thì cũng không sao, vì mục đích quan sát là sao băng ta chứ không phải chòm ấy . Vào đúng thời gian , cứ ra ngòai , xác định hướng Đông Bắc và nhìn chủ yếu vào khỏang trời ấy,chờ đợi ... thế nào cũng thấy !
    [​IMG]
    Tâm điểm Perseids
    [​IMG]
    Vị trí chòm Perseus
    CHÚC MỘT 1 ĐÊM THẬT THÚ VỊ VÀ NHIỀU ĐIỀU ƯỚC !!! MONG SAO TRỜI THẬT TRONG ...
    Được orion_constellation sửa chữa / chuyển vào 12:04 ngày 31/07/2005
  3. orion_constellation

    orion_constellation Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2004
    Bài viết:
    255
    Đã được thích:
    0
    Sorry, xin mọi người xem lại bài viết trên, bài viết hôm trước có chút nhầm lẫn rồi, chính xác phải là 17:00 UT , chúng ta có thể xem được cực điểm đấy .
  4. tuanno1

    tuanno1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2003
    Bài viết:
    3.227
    Đã được thích:
    0
    KHề khề thằng này hay thật he he. "Em biết thằng nào là bác"[​IMG] úi giùi ui. Mà xem thế nào treo chổng mông thàng này nên đê, để nó lấy nick ảo trêu anh em thế là không được, lừa đảo những người hiền lành lương thiện như mình. Mod ơi treo đê[​IMG]
    Được tuanno1 sửa chữa / chuyển vào 13:32 ngày 31/07/2005
  5. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    17:00UT+7 thì lại càng tốt chứ sao, Xem ra thì đêm 12 có nhiều sao băng nhất. Nhưng cũng tùm lum cả, sai số là +-3h. Nhưng một vài trang khác lại dự báo khác... Đúng là dự báo
  6. EUROPA_TVH

    EUROPA_TVH Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Hên thiệt, lần trước đã bỏ lỡ nhiều cơn mưa sao băng ở chòm sư tử rồi lần này phải chú ý mới được.
    Từ Hạ long quan sát chắc sẽ rất đẹp .
  7. EUROPA_TVH

    EUROPA_TVH Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Hên thiệt năm nay có mưa sao băng , lần trước có đợt mưa sao ở chòm sư tử mải khòoo..đến tận sáng lần này phải chú ý mới được.
    Từ Hạ long nhìn lên chắc sẽ rất đẹp.
  8. Albert_Nguyen_new

    Albert_Nguyen_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    0
    Chưa có người yêu, năm nay phải ước cho có thật nhiều mới được . Chỉ hy vọng đêm ấy giời quang mây tạnh...
    ---------------------------------------------------------------------
    Em có buồn chăng, tôi vẫn xa
    Chiều nay say nhắp chén quan hà
    Bao giờ cau được tươi màu lụa
    Được đón em bằng xe kết hoa...
  9. animorphs_hiep

    animorphs_hiep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/06/2005
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    Bác nào có thể khẳng định chính xác giờ giấc ngắm mưa sao băng không vậy. Lúc thì 1 giờ đêm , lúc thì 4 giờ chăngbiết đường nào mà lần.
  10. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Trước Đôn có lầm lẫn về giờ cực điểm một chút nhưng đã sửa lại rồi
    Bạn đọc kỹ bài huớng dẫn lại đi. Một 1h là h chòm Perseus lên khá cao bắt đầu thuận tiện cho việc quan sát. Mưa sao băng Perseus diễn ra trong nhiều ngày. Ngay bây giờ vào lúc rang sáng bạn đã có thể thấy khá nhiều sao băng. Nhưng với mật độ thấp. vì theo dự báo là đêm 12 có thể có nhiều sao băng nhất. Thường thì các kết quả dự báo sẽ tính toán thời gian mà mưa sao băng lên đến cực điểm , Năm nay có lẽ là 17UT +-3 h ngày 12. Nhưng kết quả dự báo thường cũng chính xác tương đối vì dự trên kết quả phân tích của các năm trước.
    Mưa Sao băng không phải chỉ xảy ra trong một thời điểm để chúng ta thò đầu ra ngoài của sổ khi không thấy gì lại chui vào ngủ tiếp.
    Nên tóm lại có lẽ đêm 12 từ một 1h sáng trở đi là thời gian thuận tiện để quan sát sao băng. Còn các đêm 11, và 13 nếu bạn nào không ngủ được cũng thử quan sát xem sao.

Chia sẻ trang này