1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cùng quan sát mưa sao băng: Đêm 14/12, mưa sao băng Geminids cực điểm

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Fairydream, 31/07/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Trước khi làm cái gì đó phải biết là mình đang làm cái gì ! Bạn xem lại các bài viết về sao băng để hiểu rõ hơn để lần sau tránh những nhận định như vậy .
  2. fangto_mat

    fangto_mat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2004
    Bài viết:
    2.716
    Đã được thích:
    0
    hôm Leonid thì mình nhìn thấy được 2 Meteor, ngày thứ 7 ấy, nhìn từ 2h đến 3h, mà 2 cái đó cũng đáng bõ công ngắm nhìn và chờ đợi, Leonid đúng là Leonid, các sao băng của trận này lúc nào cũng to và đẹp nhìn sướng mắt, mỗi tội là ít quá
  3. tuanno1

    tuanno1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2003
    Bài viết:
    3.227
    Đã được thích:
    0
    Bé đến giờ thấy mỗi 2 meoteor một là vào box thiên văn thấy có em gì gì áy nick như thế vứi lại 1 lần vô tình nó xẹt qua còn đâu chưa bao giờ có điều kiện đẻ ngắm cả~~~~~~~~> akay thế.
  4. meteor_pnt

    meteor_pnt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2005
    Bài viết:
    3.210
    Đã được thích:
    0
    nick gì gì thế anh Tuấn, cho em xin để em làm quen phát, từ bé đến h em chưa thấy sao băng lần nào
    Được meteor_pnt sửa chữa / chuyển vào 17:12 ngày 02/12/2006
  5. mintaka

    mintaka Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2006
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    Mặt trăng đã phải hứng chịu một số vụ va chạm trong đợt mưa sao băng Leonids vừa qua vào ngày 17-11-2006.
    Như ta đã biết, hàng năm vào cứ giữa tháng 11, trái đất sẽ đi qua vùng "oanh tạc" của những mảnh vụn thiên thạch xuất xứ từ sao chổi 55P/Tempel-Tuttle và gây ra đợt mưa sao băng Leonids .
    Những thiên thạch này khi đụng vào trái đất hầu như không tạo ra bất kỳ thiệt hại nào mà trái lại còn tạo nên một khung cảnh tuyệt đẹp để chúng ta thức đêm hằng giờ để chiêm ngưỡng. Tuy nhiên đối với mặt trăng, do không có bầu khí quyển bảo vệ, những thiên thạch đó sẽ dễ dàng đâm thẳng vào bề mặt mặt trăng và tạo ra những vụ nổ có sức công phá tương đương 68-136 kg thuốc nổ TNT - một vài vụ có thể quan sát thấy từ trái đất.
    Dưới đây là đoạn ảnh động quay chậm gấp 7 lần một vụ va chạm ở gần miệng núi Gauss. Vụ va chạm này khi nhìn từ trái đất sẽ có cấp sáng biểu kiến là 8 và hầu như không thấy được bằng mắt trần dù có trang bị kính thiên văn hiện đại do vụ nổ xảy ra rất nhanh.
    [​IMG]
    Vào ngày 13 và 14 tháng 12 tới chúng ta lại có dịp quan sát một đợt mưa sao băng khác là Geminid.
    Lược dịch từ http://science.nasa.gov/headlines/y2006/01dec_lunarleonid.htm
    _________________________________________________________________________________________________________________________
    [​IMG]
    Được mintaka sửa chữa / chuyển vào 17:43 ngày 02/12/2006
  6. tuanno1

    tuanno1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2003
    Bài viết:
    3.227
    Đã được thích:
    0
    Bon chen. Biết cũng chả nói cho em.
    TIếc cái hôm ấy buổi tối trời trong thế, tối ấy lúc đi chơi về khoảng 11h30 thì phải đứng dòm bầu trời qua cái "lỗ" ở sân nhà mình bầu trời trông thăm thẳm đẹp thật, tiếc cái lúc sáng thì lại mưa~~~~~~~> đểu.
  7. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Mưa sao băng Geminids.
    Mưa sao băng Geminds là trận mưa sao lớn cuối cùng của năm. Không giống như Leonids với mật độ thất thường rất dữ dội và cũng lắm khi trầm lắng (như vài năm gần đây), Geminids có mật độ sao băng khá ổn định trong điều kiện lý tưởng các sao băng có thể nhìn thấy khi cực điểm khoảng 120 sao/h . Sao băng của Geminids theo tớ quan sát thì đa số là các sao băng nhỏ màu trắng bay khá nhanh.
    Năm nay theo dự báo thời gian xảy ra cực điểm vào chừng 8-10h sáng giờ UTC tức là khỏang 4-5h chiều Việt Nam. Vì thế chúng ta lại lỡ dịp quan sát được khỏang thời gian có nhiều sao băng nhất này .
    Không quan sát được cực điểm nhưng với những người yêu bầu trời như chúng ta có lẽ nhưng đêm 13,14,15-12 là nhưng đêm đáng lưu tâm .
    Chà khi viết bài nay tôi xem lại những trang đầu của topic (tr 10) 2 năm đã trôi qua nhanh thật. Cái đêm Geminids 2 năm về trước sẽ không bao giờ quên được. Nói sao nhỉ truớc thời điểm đó chữ ký của mình vẫn là :
    "Tôi mơ đêm có sao rơi
    Và tôi đang đứng ngắm trời với em "
    ----------------------------------------
    Năm nay như đã nói chúng ta kô quan sát được cực điểm. Nhưng nếu chọn 1 đêm để ngắm sao thì có lẽ tôi sẽ chọn đêm 14 là thời điểm gần cực điểm nhất.
    Vì mưa sao băng Geminids các sao băng duờng như đa số xuất phát từ chòm sao này vì thế thời điểm thuận lợi để quan sát sao băng là khi chòm Geminids đã lên khá cao.
    Chừng 10 tối chúng đã có thể quan sát được chòm Gemini (Song Tử ) lên cao khoảng 35 độ ( chân trời 0 độ, thiên đỉnh 90 độ) ở phía Đông. Lúc này đã có thể quan sát được sao băng nhưng có lẽ ở các thành phố bị ô nhiễm bởi bụi và ánh sáng thì thời điểm qua sát thích hợp hơn là sau 12h đêm.
    Trong đêm theo nhật động chòm Gemini sẽ trải qua chuyến hành trình từ đông sang tây và có thể nói mưa sao băng Geminids là đêm mưa sao băng kéo dài nhất khi chúng ta có thể theo dõi từ 10h đêm đến sáng.
    Cách xác định chòm Gemini.
    (Thời điểm 12 h đêm 13,14,15-12)
    Chòm Gemini ở thấp hơn về phía Đông Bắc của chòm Orion( Tráng sĩ). Có lẽ không phải bàn nhiều về chòm sao Orion quá nổi tiếng này- Chòm Orion rất dễ nhận biết từ hình dạng như chiếc nơ với bốn sao sáng tạo thành hình chữ nhật và 3 sao thẳng hàng ở giữa.
    Vào lúc 12h tối, Chòm Orion ở phía trên cao gần đỉnh đầu, theo chòm Orion dịch xuống phía Đông Bắc một chút sẽ thấy 2 ngôi sao sáng nằm cạnh nhau có độ cao không cách biệt lắm đó sao Castor, Pollux 2 sao sáng nhất trong chòm Gemini
    [​IMG]
    Lúc này ở bầu trời Đông là các sao sáng nhất của bầu trời.
    Sirius trong chòm Đại khuyển , Procyon trong chòm Tiểu khuyển cùng với Betelguese của Orion tạo thành 3 đỉnh của một tam giác đều rực sáng. Ở phía Bắc gần đỉnh đầu sáng nhất là sao Capella trong chòm Ngự Phu (Auriga). Trên thiên đỉnh phía Tây của Orion là chữ V của chòm Bò mộng ( Taurus) cạnh đó là đám sao mờ TuaRua.
    Mùa này quả là thú vị cho mọi người thích ngắm sao. Nhìn về phía Nam ta sẽ thấy một ngôi sao rực sáng đó là sao Canopus ( sáng thứ 2 chỉ sau sao Sirius) thuộc chòm Thân Tàu Argo (Carina) nổi tiếng trong thần thoại Hy Lạp. Nếu ta nối một đường thẳng từ sao Sirius tới sao Canopus sẽ chỉ gần đúng hướng Nam.
    Ở phía bắc bây giờ ta cũng có thể thấy được cái gàu của chòm Đại Hùng Tinh sẽ rõ dạng khi gần về sáng.Thấp hơn Gemini về phía Đông một chút là chòm Leo trong chòm có một ngôi sao rất sáng màu hơi vàng và đặc biệt hầu như không nhấp nháy- đó là Sao Thổ- một hành tinh. (2 năm trước sao thổ nằm trong chòm Gemini). Chừng 1 h sáng trăng sẽ lên nhưng với ánh trăng cuối tháng có lẽ cũng không ảnh hưởng đến việc quan sát sao băng lắm.
    --------------------
    Đối với các bạn đang tập tiếp cận với bầu trời, đây là thời điểm quan sát được vùng sao sáng nhất của bầu trời.Chú ý các dạng của các chòm sao, chòm orion với 3 sao thẳng hàng, chòm Taurus (Kim Ngưu) dạng chữ V kế cận là đám sao mờ Tua rua . Chòm Auriga (Ngự Phu) hình ngũ giác . Chòm Gemini có 2 sao sáng cạnh nhau.
    Tam giác đều mùa đông : 3 sao Sirius (chòm Đại Khuyển), Procyon (Tiểu khuyển) , Betelguese (Orion)
    Lục giác mùa đông 6 sao sáng: Sao Sirus, sao Procyon, Sao Rigel, sao Alderbaran , sao Capella, sao Castor.
    [​IMG]
    Được fairydream sửa chữa / chuyển vào 23:32 ngày 11/12/2006
  8. mailavua

    mailavua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    huhuhu trời lại bão nữa rồi anh ơi ,thế này thì làm sao mà quan sát được đây
  9. fangto_mat

    fangto_mat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2004
    Bài viết:
    2.716
    Đã được thích:
    0
    bận quá, ko nhìn được mưa sao băng rồi
  10. lamquynhanh

    lamquynhanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2006
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Sao mọi người có trục trặc trong thời điểm xem sao băng thế nhỉ.Chẳng bù với mình đêm 13,14.Lúc đó trời thật trong,mình đem chiếu lên sân thượng để ngắm sao băng.Cái cảm giác nhìn thấy được sao băng sung sướng làm sao ấy.Lúc đó mình đếm được hơn trăm cái Có vài cái lớn để lại vệt dài rất đẹp.Nếu các bạn bỏ lỡ dịp này thì tiếc thật đấy

Chia sẻ trang này