1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cùng quan sát mưa sao băng: Đêm 14/12, mưa sao băng Geminids cực điểm

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Fairydream, 31/07/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. buidanhquy

    buidanhquy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/08/2007
    Bài viết:
    138
    Đã được thích:
    0
    Trời lạnh thì mặc nhiều nhiều áo vào . Thức cả đêm thì tốt nhất là làm thêm vài món lẩu cho ấm bụng . Vừa ngồi sì sụp món lẩu vừa ngắm sao băng là nhất , các bác nhỉ
  2. xuankhanhh

    xuankhanhh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/05/2007
    Bài viết:
    199
    Đã được thích:
    0
    Bác nói thế nào, ăn lẩu cả đêm được chắc
    Công nhận là được như thế thì đã thật nhưng mà .................
  3. tranvanminh0

    tranvanminh0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/09/2007
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    Ở miền nam dạo này trời hay có mây vào ban đêm , vái trời hôm đó trời quang mây tạnh
  4. buidanhquy

    buidanhquy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/08/2007
    Bài viết:
    138
    Đã được thích:
    0
    Chà cha` ,nhưng tốt nhất là không nên chiến đấu cả đêm với cái bụng đói . Có thực mới vực được đạo phải không ?
  5. xuankhanhh

    xuankhanhh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/05/2007
    Bài viết:
    199
    Đã được thích:
    0
    Đúng rồi!
  6. quanconan1991

    quanconan1991 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2007
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Àh quên,mọi người coi nốt bức hình em chụp chòm Gemini cùng Hoả tinh tối hôm qua nè!! đây là chòm diễn ra trận gemnids đấy!!
    [​IMG]
  7. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Mưa sao băng Geminids - Trận mưa sao băng lớn nhất cả năm. Thứ 6 - 14/12
    Mưa sao băng Geminids bắt đầu xuất hiện từ giữa thế kỉ 19 và cho đến nay nó là một trong những trận mưa sao băng lớn nhất của năm. Trong một thời gian dài nguồn gốc của mưa sao băng Geminids khá bí ẩn, các nhà thiên văn cố gắng kiếm tìm sao chổi đã gây ra trận mưa sao băng này. Nhưng sự việc chỉ được sáng tỏ vào năm 1983, khi NASA phát hiện ra vật thể 3200 Phaethon có lẽ chính là nguồn gốc gây ra mưa sao băng Geminids hàng năm từ 7/12 đến 17/12.
    Nguồn gốc
    Sao băng xuất hiện khi các mảnh vật chất nhỏ bị Trái Đất hấp dẫn và bốc cháy tạo thành vệt dài khi xuyên qua bầu khí quyển. Mỗi trận mưa sao băng hàng năm đều có nguồn gốc từ một ngôi sao chổi.
    Các sao chổi trên hành trình của nó tiến lại gần Mặt Trời, nhiệt độ tăng làm vật chất của sao chổi bốc hơi và dưới áp suất của gió Mặt Trời, tạo nên các đuôi bụi, băng và khí. Các vật chất nhỏ gồm bụi và băng phát tán từ sao chổi vương vãi xung quanh quĩ đạo của nó.
    Khi Trái Đất trong quĩ đạo quay quanh Mặt Trời của mình đi vào vùng bụi này sẽ xuất hiện các trận mưa sao băng. Chúng ta có các trận mưa sao băng lớn của năm như Perseids vào tháng 8 có nguồn gốc từ các đám bụi của sao chổi Swift - Tuttle, mưa sao băng Leonids vào tháng 11 mới đây có nguồn gốc từ sao chổi Tempel - Tuttle.
    Với vật thể 3200 Phaethon nguyên nhân gây ra sao băng Geminids, hiện nay nó không giống một ngôi sao chổi mà như là một tiểu hành tinh với cấu tạo bằng vật chất rắn hơn là băng và nước. Nhưng các nhà thiên văn tin rằng 3200 Phaeteon là nhân của một sao chổi xa xưa vốn đã bị gió mặt trời thổi bay hết lớp vỏ bên ngoài.
    [​IMG]
    Ảnh. Quĩ đạo của 3200 Phaethon (NASA)
    [​IMG]
    Ành. Sao chổi Hale - Bopp với phàn đuôi phân tán vật chất đã từng có với 3200 Phaethon
    [​IMG]
    Cấu tạo hiện nay của Phaethon chỉ còn phần lõi rắn như tiểu hành tinh này
    Hằng năm khi Trái Đất đi vào vùng bụi đo 3200 Phaeteon tạo ra trước đây, khoảng từ 7/12 đến 17/12 sẽ xuất hiện các sao băng từ hướng chòm Gemini (Song Tử).
    Mưa sao băng Geminids năm nay . Đêm thứ 6 - 14/12/2007
    Năm nay theo dự báo của IMO (International Meteor Ogranization - imo.net) sao băng Geminids diễn ra cực điểm vào khoảng 16h53 giờ UTC với sai số +/- 2,3 tiếng. Khi đó như thống kê hằng năm nếu trời tốt có thể đếm được đến 120 sao băng trong 1giờ quan sát.
    Với thời gian như trên là vào 23h53phút đêm ngày thứ 6 -14/12 theo giờ Việt Nam. Năm nay còn có một điều kiện thuận lợi là trăng ngày mùng 5 sẽ lặn ngay khi chòm Gemini đã lên cao ở hướng Đông . Các bạn có thể quan sát sao băng Geminids từ 21h tối, lúc này chòm Gemini đã lên cao hơn 20 độ ở chân trời Đông (từ chân trời đến đỉnh đầu là 90 độ). Mỗi lúc chòm Gemini sẽ lên cao dần và sao băng cũng sẽ xuất hiện ngày càng nhiều khi vào thời gian cực điểm như dự báo (23h53 +/- 2,3h).
    Các bạn không biết chòm Gemini ? Đừng e ngại, một ngôi sao rực sáng màu đỏ đang nằm trong chòm này. Đó chính là Sao Hỏa một hành tinh, đang ở vị trí gần Trái Đất và có độ sáng cực đại trong chu kì khoảng hai năm vào tháng 12 này.
    [​IMG]
    0h ngày 15/12 - Tâm điểm sao băng ở chòm Gemini cùng với Sao Hỏa đỏ rực trên cao ở phía Đông
    (ảnh kích thước lớn http://www.vietastro.org/images/stories/Image/quansat/tieudiem/geminids2007.jpg )
    Hướng đông vào khoảng nửa đêm là vùng trời lưu tâm nhất ngoài Gemini tâm điểm của sao băng còn có chòm Orion (Thợ Săn) và các chòm sao sáng cùng với các tên quen thuộc Tam Giác Mùa Đông, Lục Giác Mùa Đông, hãy dùng một bản đồ sao và khám phá vẻ đẹp của các chòm sao. (các bạn xem lại bài giới thiệu về các chòm sao tháng 10)
    Sao băng Geminids là trận mưa sao băng có thời gian quan sát dài nhất các bạn có thể dõi theo chòm Gemini vào lúc 21h tối ở hướng Đông và theo sự dịch chuyển của thiên cầu do nhật động chòm Gemini sẽ lên cao dần và chuyển sang phía Tây đến tận khi trời sáng.
    Sao băng sẽ có mật độ nhiều nhất khi vào cực điểm đêm Thứ 6 nhưng các đêm khác gần với ngày có cực điểm các bạn cũng có thể xem Geminids với mật độ sao băng khá nhiều. (từ 7/12 đến 17/12)
    Chúc các bạn một đêm ngắm sao băng hạnh phúc. Và nếu như mỗi ngôi sao băng là một điều ước, thì mong sao các bạn sẽ có một đêm bội thu những điều ước an lành.
    ----------------------------------------
    Các hình vẽ trong bài sử dụng chương trình mô phỏng bầu trời Stellarium, đây là một chương trình mã nguồn mở có ngôn ngữ Việt. Các bạn có thể download Stellarium tại www.stellarium.org
    Bản đồ sao dùng cho tháng 12 ứng với mọi thời điểm trong đêm, các bạn có thể sử dụng tiện ích Tạo Bản Đồ Sao của www.vietastro.org để tạo cho mình khi quan sát.
    Các hành tinh quan sát được vào lúc rạng sáng : Sao Thổ, Sao Kim.
    Tham khảo :
    - Lịch mưa sao băng 2007 IMO www.imo.net
    - The Mysterious Geminid Meteor Shower - NASA :
    http://science.nasa.gov/NEWHOME/headlines/ast04dec98_1.htm
    - www.vietastro.org
    Được fairydream sửa chữa / chuyển vào 13:31 ngày 06/12/2007
  8. starstar53

    starstar53 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2007
    Bài viết:
    719
    Đã được thích:
    0
    Heeeeeee
    Thế này thì ko còn gì phải bàn nữa rồi, đúng 1 tuần nữa
    Bà con chuẩn bị điều ước đi nhé(100 xem sao )
    Hy vọng trời hôm ấy ko mây mù gió bão gì và ko lạnh nữa
  9. buidanhquy

    buidanhquy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/08/2007
    Bài viết:
    138
    Đã được thích:
    0
    Chà chà ,mấy hôm nay mây mù kín trời có lẽ để góp cho đêm 14/12 thêm lấp lánh sao đây . Chắc không đủ điều ước cho cả đêm sao băng mất
  10. tranvanminh0

    tranvanminh0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/09/2007
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    Có bác nào liên lạc được với bên khí tượng thủy văn hok? để xem vào ngày 14/12 có mây ở các tỉnh phía nam không? lạy trời đừng có

Chia sẻ trang này