1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cùng quan sát mưa sao băng: Đêm 14/12, mưa sao băng Geminids cực điểm

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Fairydream, 31/07/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. quanconan1991

    quanconan1991 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2007
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Híc, 1 đêm tồi tệ!!!!
    Chiều đi học về tạt vào quán để mua 1 ít lương thực và hương muỗi!!! về đến nhà em chạy lên bàn thờ cúng bánh mì các cụ cầu cho 1 đêm mưa thuận gió hoà!
    7h00:cả bầu trời có lớp mây khá dày bao trùm,tuy vẫn nhìn được trăng và capella!
    12h:bầu trời đỏ ửng!! mây bao kín cả bầu trời,em 1 tay cầm bánh mì,1 tay cầm hương muỗi thẫn thờ!!cảnh tượng thật ngộ!
    1h:trời vẫn không khá hơn,thậm chí còn tệ hơn ấy chứ(gió về thổi xao xác lá cây đến lạnh cả xương sống,híc)
    1h30:vào giường đi ngủ!!
    mà lạ thật nhìn ảnh mây vệ tinh thì rõ là miền bắc không hề có mây mà sao chỗ em mây kín đặc!! hu hu
    [​IMG]
    Sáng nay lên lớp!!!
    Thảm hoạ!!! Bọn bạn em cho em lên nổi lẩu!
    vừa bao cửa lớp chúng nó bu đến,quây em một trận!!
    Khổ quá,tại mấy hôm trước em quảng cáo cái vụ này ác quá! chúng nó thức cả đêm để coi!cuối cùng chả có cái sao băng nào để mà ước!thương chúng nó phải thức cả đêm! em đền bù bằng trận Quadrantids ở tháng 1sắp tới!
    mà sao lạ thế! làm gì có chòm sao Quadrant nhỉ??ai giải thích giùm em với!!
    Theo thông tin từ trang IMO.net thì trận Quadrantids này có số sao rơi trên 1 giờ là 120 sao!kinh!! bằng GEMINIDS!!!
    hi vọng những người không xem được trận GEMINIDS này sẽ xem được trận Quadrantids sắp tới!!
  2. starstar53

    starstar53 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2007
    Bài viết:
    719
    Đã được thích:
    0
    0h : Trên sân thượng, 1 cô bé đang ngồi ở đó với cái chăn trùm kín người chỉ để hở ra khuôn mặt
    Trời lạnh, gió gào thét, nó không nhớ là ngồi đó từ bao giờ, hình như là rất lâu rồi thì phải
    Tai nó nghe phone, mắt nhìn chăm chú về khoảng không phía trước - cái khoảng bầu trời u ám
    Nó nghe nói đêm nay có trận mưa sao băng lớn vậy mà một ngôi sao cũng ko thấy - thế đấy - .Nó ức đến phát khóc, nước mắt cứ tuôn ra. Vây là đã 3 lần nó rình hụt, thức cả đêm chỉ để.... tắm sương, cũng chẳng nhớ đã bao lần nó toan nhảy từ nóc nhà xuống luôn - như thế có lẽ nó sẽ được ngắm sao ở trong......trạm xá
    1h: Người nó như đông cứng, muốn ngủ mà chẳng ngủ được vì nó chót uống mấy gói G7 rùi
    Sao những điều nó mong muốn lại chẳng bao giờ trở thành sự thực thế nhỉ - dù chỉ là ngắm sao
    2h: nó thu dọn đồ nghề, đi ngủ mà trong lòng ấm ức
    ..............Quân tử trả thù 3 năm vẫn chưa muộn......
  3. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    @ Quân: Có lẽ em sẽ bị bạn bè làm thịt tiếp lần nữa. Quarantids là trận mưa sao băng lớn là dấu ấn trong năm của các nuớc có vĩ độ cao như bắc Mỹ. Với các nuớc vùng gần xích đạo như Việt Nam vùng tâm điểm của mưa sao băng này khá thấp do ở vùng sao giữa chòm Thiên Long, Hecquyn và Mục Phu - (Bootes). Tháp nên khó nhìn do ô nhiễm và do nhật động nên khi tiêu điể, lên cao cũng chỉ trong thời gian ngắn.
    Không biết đã ai thử xem trân mưa sao băng này chưa. Năm nay cực điểm của nó lại rơi vào giữa trưa giờ Việt Nam.
    Quarands Muralis là một chòm sao cổ hiện đã không còn sử dụng.
  4. vnfriends

    vnfriends Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/12/2007
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Vậy anh Tuấn ơi !!! Anh còn biết sự kiện thiên văn nào xảy ra trong tháng 12 và tháng 1 (2008) ko , cho em nghe với em thix đc nắm hiện tượng thêin văn lém .Nếu em đoán ko lầm thì sắp có hiện tượng Sao hỏa gần Trái Đất
  5. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Sao Hoả sẽ gần Trái Đất nhất vào đêm 24/12 này em có thể đọc phần tin của Thohry hay đọc bài anh viết. http://www9.ttvnol.com/forum/thienvanhoc/486687/trang-85.ttvn
    Nhưng không phải kiểu đột ngột nó sáng lên. hiện nay đó đã rất sáng và độ sáng vào ngày 24/12 cũng chỉ thay đổi thêm chút ít. Nếu như em so với các đây vài tháng thì mới thấy đuợc sự thay đổi này rõ ràng.
    Hiện tuợng thiên văn thì cứ yên tâm truớc khi xảy ra khoảng 1 tuần đều có bài viết trên diễn đàn.
  6. xuankhanhh

    xuankhanhh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/05/2007
    Bài viết:
    199
    Đã được thích:
    0
    Chia buồn cùng ss53 tớ may hơn bạn vì ko phải chờ đợi, lúc 8h nhìn lên trời toàn mây, thế là lên giường đi ngủ luôn, cũng chả thèm học hành gì cả, thế mà lại may!
  7. Ducthien_fantasy

    Ducthien_fantasy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/01/2006
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    >Copy ra từ Blog<
    Mưa sao băng Geminids 2007 , trận mưa sao băng lớn cuối cùng của năm đã diễn ra từ ngày 07/12 đến 17/12/2007.Dự báo cực điểm là khoảng 23h45'',( có thể có sai số khoảng 2h) giờ Việt Nam.Thời tiết tại Thanh Hoá rất tệ, nhiều mây.Nhưng Thiện và một số bạn ở Tĩnh Gia , Thanh Hoá vẫn quan sát được mưa sao băng Geminids.Những bạn khác tuy đã nhận được tài liệu hướng dẫn , nhưng không đủ kiên nhẫn để quan sát mưa sao băng.Một số bạn khác lại chỉ nghe nói có mưa sao băng lúc đêm thì cứ đến lúc đó ra mà nhìn. Không biết chỗ nào mà nhìn.Hầu hết các bạn xem mưa sao băng thấy trời mây thì đi vào nhà, không xem nữa.Và đã bỏ lỡ một dịp quan sát mưa sao băng thú vị.
    [​IMG]
    Trên ảnh mây vệ tinh thì thời tiết miền Bắc có vẻ rất tốt. Nhưng sự thực thì không phải như vậy, không biết cái rada vệ tinh có vấn đề gì không?.Đợt quan sát mưa sao băng Geminids 20007 này, Thiện đã quan sát trong 2 ngày.Đêm 13 rạng ngày 14 và đêm 14 rạng ngày 15.Thời tiết đêm 13 tốt hơn thời tiết đêm 14.Sáng ngày 14: trời rất nhiều mây và có mưa. Đến chiều, Mặt Trời đã xuất hiện, trời xanh hiện ra ở một số chỗ trên bầu trời, làm tăng hy vọng xem được mưa sao băng tối 14 rạng sáng 15/12. Tối đến, trời vẫn có mây.Đến khoảng 9h thì chòm sao Gemini và Sao Hoả xuất hiện, bầu trời phía Đông : mây đã kéo đi chỗ khác, có thể nhìn thấy cả chòm sao Orion.
    Bắt đầu từ lúc 21h20 phút, leo lên sân thượng để quan sát mưa sao băng.Trận mưa sao băng này là trận đầu tiên không phải xem một mình. Ngoài Thiện ra còn có 4 người nữa, cùng thức suốt đêm để xem, nhưng chỉ có Thiện là thức trắng cả đêm, mấy 4 người kia xem đến được sao băng thứ 50 , quay đi quay lại thấy ngủ cả rồi.Hành trang quan sát cũng đơn giản thôi: 1 ống nhòm (mang lên thôi, không xài nhiều lắm, chỉ dùng để xem Pleiades cho thích mắt thôi),1 đồng hồ điện tử để xem thời gian của sao băng, một quyển sổ ghi chép, một đèn pin để viết trong đêm , kẹo cafe cho tỉnh táo.Thế là xong. Bắt đầu đêm quan sát.
    Vừa ngồi xuống chỗ thì một sao băng vút qua, nhỏ vệt dài, băng ngang qua chỗ Pleiades lúc 21h21'' ngày 14/12/2007. Ngôi sao băng mở đầu cho bữa tiệc sao băng nho nhỏ.sao băng cuối cùng quan sát được lúc 03h21'' ngày 15/12/2007, tròn 6 tiếng. Trận mưa sao băng này , tổ chức quan sát thâu đêm , nên mang theo chiếu, chăn, gối.4 người kia thì vừa nằm vừa xem, được cái nào đẹp thì zô lên sung sướng, chỉ có Thiện là phải ngồi để ghi chép thời gian xuất hiện sao băng và đặc điểm. Cả buổi quan sát chỉ có ngậm kẹo cafe. Đến giữa buổi quan sát đói bụng, lục bếp được 2 gói mì tôm sống chia nhau ăn.Cũng vui phết !
    Đêm 13 rạng ngày 14 xem được 17 sao băng, đêm 14 rạng ngày 15 xem được 50 sao băng. Tổng cộng , đợt mưa sao băng Geminids 2007 xem được 67 sao băng, đã vượt qua kỷ lục của chính mình trong trận mưa sao băng Orionids 2007 ( 45 sao băng).
    Giới thiệu thế là đủ rồi, bây giờ vào việc chính
    ------------------------------------------------
    Đêm 13 rạng ngày 14
    Quan sát tới 2h sáng và xem được 17 sao băng. (Do chủ yếu chuẩn bị cho buổi quan sát đêm 14 rạng sáng ngày 15 nên không ghi được số liệu.
    Đêm 14 rạng ngày 15
    Quan sát mưa sao băng
    Mưa sao băng : Geminids
    Người quan sát: Ngô Đức Thiện
    Tổng quan:
    1.Tên mưa sao băng: Geminids
    2.Chòm sao: Gemini
    3.Thời gian diễn ra: từ 07/12 đến 17/12/2007
    4.Thời gian cực điểm: (dự báo) 23h45'' (+2h) VN ngày 14/12/2007.
    5.Người quan sát: Ngô Đức Thiện
    6.Đài thiên văn: Hunter 2
    7.Địa điểm: Tĩnh Gia, Thanh Hoá, Việt Nam
    8.TOạ độ: 105°48''27" Đông 19°28''17" Bắc
    9.Thời gian quan sát: Từ 21h20'' ngày 14/12/2007 đến 05h52'' ngày 15/12/2007.
    Quan sát
    -Sao băng đầu tiên lúc: 21h21'' ngày 14/12/2007.
    -sao băng cuối cùng lúc: 03h21'' ngày 15/12/2007.
    -Thời gian giữa sao băng đầu tiên và sao băng cuối cùng: 6h
    -Tổng số sao băng quan sát được: 50
    -Mật độ sao băng trung bình: 50/6~8
    (kết quả mang tính chất tương đối, do có nhiều quãng thời gian có mây)
    Phân bố thời gian sao băng theo quan sát:
    Từ 21h đến 22h: 8 sao băng
    Từ 22h đến 23h: 13 sao băng
    Từ 23h đến 00h: 2 sao băng
    Từ 00h đến 01h: 7 sao băng
    Từ 01h đến 02h: 3 sao băng
    Từ 2h đến 3h: 15 sao băng
    Từ 3h đến 4h: 2 sao băng
    Chi tiết quan sát
    các sao băng được đánh số thứ tự theo quan sát, bên cạnh là thời gian và đặc điểm:
    1.21h21''_nhỏ, ngang qua Pleiades
    2.21h24''_nhỏ
    3.21h29''_vệt dài và sáng
    4.21h31''_vệt nhỏ
    5,6,7.21h36''(+s)_3 sao băng xuất hiện cách nhau vài giây
    8.21h38''_sáng, gần Sao Hoả
    9.22h01''_sáng, vệt ngắn
    10.22h03''_sáng, vệt dài, đi qua thiên đỉnh
    11.22h05''_sáng, vệt dài, ngang qua Pleiades
    12.22h05''_ mờ nhạt
    13.22h12''_sáng, vệt dài, đi qua thiên đỉnh
    14.22h13''_gần Orion
    15.22h23''_rất sáng
    16.22h28''_nhỏ
    17.22h39''_tương đối sáng, đi ngang qua beta Orion
    18.22h40''_sao băng nhỏ, gần Sirius
    19.22h43_sao băng sáng nhưng vệt nhỏ, đi qua thiên đỉnh
    20.22h57''_sáng, vệt ngắn
    21.22h59_vệt dài và mảnh, tương đối sáng
    22.23h02''_nhỏ
    23.23h07''_vệt dài, nhỏ, trên Cassiopeia
    --->Trời bị mây phủ kín
    24.00h32''_sáng và vệt mảnh
    25.00h33''_nhỏ
    26.00h43''_sáng
    27.00h44''_nhỏ nhưng tương đối sáng
    28.00h44''_vệt ngắn và nhỏ
    29.00h47''_nhỏ
    30.00h48''_tương đối sáng
    ---> Trời tiếp tục bị mây phủ kín
    31.01h25''_vệt ngắn, nhỏ và sáng
    32.01h47''_nhỏ
    33.01h49''_tương đối sáng
    34.02h02''_sáng bình thường
    35.02h03''_vệt ngắn, sáng
    36.02h06''_vệt ngắn, nhỏ , sáng
    37.02h09''_sáng, vệt dài, mảnh
    38.02h13''_vệt dài, sáng, xuống phía Tây
    39.02h18''_vệt dài, sáng
    40.02h20''_vệt ngắn, sáng
    41.02h22''_vệt dài, sáng, xuống hướng Đông
    42.02h23''_nhỏ
    43.02h26''_sáng, tương đối dài
    44.02h31''_vệt mờ và nhỏ
    45.02h40''_nhỏ
    46.02h43''_nhỏ
    47.02h46_vệt ngắn, sáng
    48.02h47''_nhỏ, mảnh, vệt dài, vùng Orion
    49.03h03''_vệt nhỏ, sáng
    50.03h21''_nhỏ <---sao băng cuối cùng quan sát được , sau đó mây phủ kín trời đến sáng và có mưa.
    Buổi quan sát kết thúc lúc 05h52'' ngày 15/12/2007.
    ------------------------------
    Kinh nghiệm rút ra cho các bạn khi quan sát mưa sao băng
    -Phải kiên nhẫn, không phải cứ thấy mây kín trời là đi vào nhà ngủ tiếp.
  8. tathuytrang

    tathuytrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/05/2007
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    à gửi bài lộn chỗ rồi
    mình ngưỡng mộ bạn ở trên wá
    mình nhìn mãi thôi đã muốn gãy cổ rồi
    chả ghi chép tỉ mỉ được gì hết
    chỉ nhớ thôi
    à mà các ban không xem được cũng đừng buồn wá
    còn nhiều đợt để xem mà
  9. quanconan1991

    quanconan1991 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2007
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Bài bác Thiện viết hay quá!cho em bắt chước!!
    1.Tên mưa sao băng: Geminids
    2.Chòm sao: Gemini
    3.Thời gian diễn ra: từ 07/12 đến 17/12/2007
    4.Thời gian cực điểm: (dự báo) 23h45'''' (+2h) VN ngày 14/12/2007.
    5.Người quan sát: Vũ Trọng Quân
    6.Đài thiên văn: Nóc nhà bếp (tạm gọi là đài thiên văn cấp I,sắp tới nâng cấp đài thiên văn ở nóc nhà chính)
    7.Địa điểm: Hạ Long,Quảng Ninh
    8.TOạ độ: 107°00''45" Đông; 20°58''30" Bắc
    9.Thời gian quan sát: Từ 23h15'' ngày 13/12/2007 đến 00h45'' ngày 13/12/2007.
    10.số lượng sao băng đã quan sát được:20 chiếc(không kể những chiếc do ảo giác)
    cái đầu tiên ở hướng bắc,khá rõ và dài! và đến ngôi sao băng thứ 4 thì rõ và nét nhất!lại kéo dài nữa!
    tuy không coi được tâm điểm nhưng theo em như thế đã thành công rồi(hơi ít)
    Em xin lỗi vì spam!
  10. Spica2801

    Spica2801 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2007
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Khuya hôm wa, quả thật là 1 ngày thật đặc biệt, thật may mắn đ/với mình. Mình đã từng dc xem sao băng wa film ảnh, mình đã dc nghe nói nhìu về sao băng. Nhưng đây là lần đầu tiên, lần đầu tiên, lần đầu tiên mình dc nhìn thấy sao băng trên bầu trời. Cảm giác thật vui, thật thích thú. Mình đã nhìn thấy ko những 1 mà gần cả chục ngôi sao băng, cảm giác hạnh phúc wa?T đi ^^
    Theo dự báo của Trung tâm nghiên cứu thiên văn ở nước ngoài thì đỉnh điểm của sao băng là 11h53?T (theo giờ VN) & kéo dài tới sáng. Và với 1 điều kiện tối wan trọng để xem dc sao băng là trời phải ko có mây, trời mà có mây thì thui, chẳng thấy dc j lun.
    12h khuya, mình cùng A iu lò mò lên sân thượng. (Đừng hiểu lầm nha, 2 đứa ở 2 nơi chứ hok phải ở chung nhà đâu ;)) 2 đứa dùng DT để trò chuyện với nhau. Có lẽ ko chú tâm wan sát bầu trời nên chẳng thấy dc ngôi sao nào. 5?T, 10?T rùi 15?T trôi wa, A trách mình hok lo ngủ sớm mà tin chuyện j đâu, & A nghĩ chuyện này hok có thật, ?oBạn của A cũng tin lời Bé, cũng ra xem mà có thấy j đâu?. Hic, Bé ko thể giải thích cho A dc. Nhưng mà Bé vẫn tin sẽ có sao băng xuất hiện. Ông trời quả thật ko phụ lòng Bé, đang nói chuyện với A bỗng nhiên 1 ngôi sao băng vụt wa. Nhanh wa?T, bất ngờ wa?T, Bé hok kịp cầu nguyện T__T Bé nói với A, A hok tin, A nói với Bé là có thể là máy bay hay con gì đó bay wa làm Bé tưởng nhầm là sao băng đó thôi. Mưa sao băng phải là 1 trận lớn chứ đâu phải chỉ có 1 ngôi sao như Bé thấy hồi nãy. Bé đuối lý, & Bé cũng ko nghĩ là Bé nhìn nhầm. Sau khi chúc A ngủ ngon xong, Bé lò dò lên mạng, vào trang web của CLB thiên văn tại TPHCM để tìm hiểu Ko ngờ CLB thiên văn lại tổ chức đêm wan sát mưa sao băng Geminids & trò chuyện về thiên văn tại 1 địa điểm hết sức đặc biệt: nhà PGS.TS Nguyễn Mộng Giao - 1 trong những nhà vật lý hành đầu của VN. Mình nắm bắt thông tin chậm wa?T, đến giờ mới bít buổi off này. Nhưng bít làm sao dc, dạo này mình ít lang thang trên mạng nên ko có dịp ghé wa CLB thiên văn để theo dõi tình hình. Mà có bít sớm thì mình cũng chẳng thể đi dc. Vì nó ở tận Thủ Đức & phải ở lại đó wa đêm (mọi ng` thức suốt đêm ngắm sao mà), chắc chắn ba mẹ sẽ hok cho đâu. Sau khi vào web CLB thiên văn tìm hiểu, mình nhặt dc số DT của các anh chị chủ nhiệm CLB. Như bắt dc vàng, mình lập tức hỏi thăm các anh chị ấy liền, & nhận dc câu trả lời là nãy giờ các anh chị ấy cùng PGS Mộng Giao & các bạn đã xem dc hơn 20 ngôi sao băng rùi. Hic, huhuhu, sao kỳ vậy nè, hơn 20 ngôi sao rùi à? Sao lẹ vậy nhỉ?
    Bùn vì lỡ mất dịp may, mình quyết tâm phục kích lại lần nữa. Mình chăm chú wan sát bầu trời, hok dám chợp mắt lun, vì sợ chợp mắt sao băng sẽ vụt wa. Đúng là ở hiền gặp lành, mình ko phải đợi lâu, ngôi sao băng thứ 2 đã xuất hiện, lần này nó còn đẹp hơn lần trc nữa. Hic, sao băng nhanh ghê, cả 2 lần rùi mà chẳng kịp ước j`, chỉ kịp há hốc miệng ra nhìn: ?oA, sao băng?...
    Ấn tượng nhất là chỉ trong vài giây ngắn ngủi mà 2 ngôi sao băng cùng 1 lúc, rất sáng & đẹp ^^ ...
    Được tận mắt nhìn thấy sao băng, cảm giác thích thật, mún ngắm bầu trời sao & sao băng tới sáng lun. Nhưng tíêc là hok dc. Khoảng 3h thì mây bắt đầu xuất hiện, hic, sau đó thì nó ngày càng nhìu hơn. Hic, đành phải dô ngủ vì có ở lại cũng hok xem dc thêm nữa. Hơi bùn 1 chút nhưng vẫn rất vui. Dc thấy sao băng là mừng rùi. Kết wả tối hwa xem dc có hơn 10 cái :(

Chia sẻ trang này