1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cùng quan sát mưa sao băng: Đêm 14/12, mưa sao băng Geminids cực điểm

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Fairydream, 31/07/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. xuankhanhh

    xuankhanhh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/05/2007
    Bài viết:
    199
    Đã được thích:
    0
    Sau gần một tháng trời đầy mây, và gần ba tuần mưa phùn liên tiếp lạnh thấu xương thì hôm qua ông trời cũng đã cho mình một tối ngắm sao đã con mắt(nhưng mà lạnh cóng ạ!)coi được 5 cái sao băng, 3 chiếc có màu xanh đẹp tuyệt?, hà hà, hy vọng cố được thêm 2 hôm nữa để coi mưa sao băng(ko nhớ tên, tên nó loằng ngoằng wá)
  2. starstar53

    starstar53 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2007
    Bài viết:
    719
    Đã được thích:
    0
    Tên kia hên thật đấy, đã thấy được 5 ngôi rùi
    Hôm qua mình cũng ngắm sao mà chẳng thấy gì
    Nhưng bù lại sáng nay phải đi thi nên dậy sớm thì thấy trăng lưỡi liềm . Ui đẹp thế ko biết -lần đầu tiên thấy trăng buổi sáng (sướng ) - thì có bao h dậy được sớm đâu
    Còn tối nay và ngày mai, trời mà cứ nắng to thế này thì ...tha hồ mà ngắm sao băng
  3. xuankhanhh

    xuankhanhh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/05/2007
    Bài viết:
    199
    Đã được thích:
    0
    Hê tớ buổi sáng hôm nào trời trong thì cũng thấy trăng cả, 6h kém 15'''' dậy là xem thoải mái rồi(nếu có trăng/)
    2 tuần chinh chiến bên Gameshow có lúc mười mấy nghìn vàng và giờ đây thì mình nhẵn túi, đau thế ko biết!
    Được xuankhanhh sửa chữa / chuyển vào 18:39 ngày 02/01/2008
  4. alone_galaxy

    alone_galaxy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/12/2004
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    0
    Thấy trời nắng nhưng em yfuuko nói là ko thấy Sao nên cũng lười ngó. Mà giờ ở giữa HN, khoảng không hẹp tí xíu. Nản quá. :((
  5. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Quadrans Muralis là một chòm sao ở bán thiên cầu Bắc, do nhà thiên văn học Pháp Joseph Jérôme Lefrançais de Lalande phân định và đặt tên vào năm 1795. Trên bản đồ sao hiện đại, các ngôi sao của chòm nằm trong khu vực giao nhau của 3 chòm sao Hercules (Vũ Tiên), Bootes (Mục Phu) và Draco (Thiên Long). Nó cũng nằm ngay cạnh 3 ngôi sao « cán gầu » của chòm Bắc Đẩu.
    [​IMG]
    Ảnh: Các ngôi sao chòm Quadrans Muralis trong bản đồ sao hiện đại​
    Chòm sao Quadrans Muralis có hình tượng là một thiết bị thiên văn, dùng để đo xích vĩ (declination) của thiên thể (Mural Quadrant). « Mural » có nghĩa là « ở trên tường », « quadrant » có nghĩa là « góc phần tư ». Tôi chưa tìm được tên tương ứng của thiết bị này trong tiếng Việt. Quadrans Muralis không được đưa vào danh sách 88 chòm sao hiện đại, Ngày nay, chòm sao này chủ yếu được « nhớ » đến qua trận mưa sao băng thường niên Quadrantids.
    [​IMG]
    Ảnh: Mural Quadrant​
    [​IMG]
    Ảnh: Hình tượng chòm sao Quandrans Muralis​
  6. Ducthien_fantasy

    Ducthien_fantasy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/01/2006
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Chào mọi người, quan sát Quadrantids thế nào rồi. Em quan sát từ 2h10 đến 5h50 ngày 04/01/2008 được 55 sao băng. Bây giờ bận quá, để em post nhật ký và số liệu quan sát lên sau.
  7. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Hình như chỉ có một mình Thiện là có kết quả khả quan.
    Miền nam thì bó tay sáng còn không thấy rõ mặt trời nữa là !
  8. Ducthien_fantasy

    Ducthien_fantasy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/01/2006
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Chưa bao giờ được xem một trận mưa sao băng lớn mà thời tiết lại tốt như trận Quadrantids. Trời rất đẹp và trong. Dự định quan sát cả đêm, nhưng vùng tâm của mưa sao băng Quadrantids chỉ xuất hiện từ khoảng 2h trở đi, nên quyết định ngủ lấy sức, 2h dậy bắt đầu quan sát. Chuông điện thoại reo lúc 2h, dậy chuẩn bị hành trang đi quan sát mưa sao băng.
    Hành trang:
    -1 điện thoại Viettel Homephone. Không biết cái đồng hồ Casio của mình nó chạy chỗ nào mà tìm không thấy. May mà còn có cái Viettel Homephone cố định không dây, vừa hiển thị giờ lại chiếu sáng để viết và nó không có dây nên mang luôn.
    -Ống nhòm 4x35mm.
    -Sổ ghi chép và bút.
    Bỏ tất cả vào ba lô, đeo vào người. Không quên uống cốc cà phê cho tỉnh táo.
    Đường đến "đài thiên văn" của mình chẳng quang minh chính đại chút nào, phải trèo tường mà lên. Do đêm rồi, chẳng lẽ nhờ chủ nhà trọ mở cửa rồi lên sân thượng ?.
    2h10 vừa đến chân tường, wow, 1 sao băng rất sáng và dài vút ngang trên đầu, xuất hiện từ hướng Bắc, hứa hẹn một đêm quan sát không đến nỗi nào, và kết quả cũng thế thật.
    Do mưa sao băng Quadrantids xuất phát từ dưới thấp , mà sân thượng hướng về phía Bắc lại bị một cái nhà chắn, nên quyết định sẽ quan sát ở bể nước trên cao. Lại phải leo thêm mấy mét nữa mới lên. Quan sát một mình, ngồi ở trên cái bể nước cao hơn 10m, chiều rộng bể là 2m, chiều dài là 3m, xung quanh trống trơn, không có một cái gì nhô lên huống hồ gì lan can. Lơ mơ là rơi xuống thật !
    Trời về đêm lạnh thật, xung quanh vắng lặng, chỉ có một mình với bầu trời đêm. Ổn định chỗ quan sát. Bầu trời đêm đẹp thật. Phía Tây nhìn rất rõ những chòm sao đẹp nhất của bầu trời đêm: Orion, Canis major, Gemini, ....ngôi sao sáng nhất bầu trời Sirius đang sáng long lanh một màu xanh trắng. Taurus đã lặn vào mây, chòm Leo đang ở trên thiên đỉnh . Phía Bắc, nổi bật lên là 7 ngôi sao Bắc Đẩu.Sau khi nhìn được sao băng thứ 9, Phía Đông, Mặt Trăng đã xuất hiện, do ô nhiễm ánh sáng nên nhìn thấy Mặt Trăng có màu đỏ đồng như Nguyệt thực lần trước.
    Lần đầu tiên quan sát sao Bắc cực lâu đến thế, cũng rất thú vị khi những ngôi sao khác dịch chuyển trên bầu trời, trong khi sao Bắc cực không di chuyển là mấy. Một mình ngắm sao băng, nổi hứng làm mấy câu thơ con cóc:
    "Bầu trời đêm bao la
    Cô đơn chỉ mình ta
    Lặng lẽ ngắm sao sa"
    Trời trong thật, nhưng vẫn có chút sương đêm. Ướt cả đầu, nước thấm lên sổ, rồi thì màn hình điện thoại.
    Sau sao băng thứ 19: ở hướng Tây , một chân của chàng Thợ săn Orion đã chạm xuống núi.
    04h17: Sao Kim xuất hiện ở phía Đông, lại là ô nhiễm ánh sáng, nên Sao Kim có màu đỏ như Sao Hoả mới chết. Nữ thần tình yêu bây giờ chẳng khác gì thần chiến tranh.
    Sao băng thứ 28: đây là sao băng rất kỳ lạ: hình như đường đi của nó đối diện với mình, sáng và vệt rất ngắn.
    3h10: Mặt Trăng đã lên cao một chút, nhưng không hề ảnh hưởng đến cuộc quan sát.
    Đáng chú ý là 3 sao băng số 7,8 và9 :một cảnh tượng rất ngoạn mục: hai vệt của sao băng số 7 và 8 đan chéo vào nhau, sau đó 2s thì sao băng số 9 xuất hiện bên phải .
    Sao băng số 38: vận tốc nhỏ, chuyển động như đang trôi, và kéo theo vệt khói.
    Sao băng số 48: chuyển động rất nhanh và cũng kéo theo vệt khói.
    5h08 Leo đã vượt qua thiên đỉnh, Sirius đã lặn xuống núi. Sao Hoả đã đi vào mây, trên bầu trời Đông Nam, nhìn rõ Mặt Trăng và Sao Kim, 2 thiên thể sáng nhất bầu trời đêm.
    Các số liệu quan sát

    Quan sát mưa sao băng Quadrantids 2008
    Tổng quan
    Tên mưa sao băng: Quadrantids
    Thời gian diễn ra: 01/01/2008-05/01/2008
    Thời gian cực điểm: 6h40m(UT)- 13h40m(VN)
    Người quan sát: Ngô Đức Thiện
    Đài thiên văn: Hunter2
    Địa điểm: Tĩnh Gia, Thanh Hoá, Việt Nam
    Toạ độ: 105°48''27" E - 19°28''17" N
    Thời gian quan sát: 02h10m ngày 04/01/2008 đến 06h05m ngày 04/01/2008
    Quan sát:
    Sao băng đầu tiên: 02h10m ngày 04/01/2008
    Sao băng cuối cùng: 05h50m ngày 04/01/2008
    Thời gian giữa sao băng đầu tiên và cuối cùng: T=3.67h
    Tổng số sao băng quan sát được: 55
    Mật độ sao băng: S/T=15 sao băng/h
    Phân bố thời gian
    02h-03h: 5 sao băng
    03h-04h: 14 sao băng
    04h-05h: 18 sao băng
    05h-06h: 18 sao băng

    Nhận xét: mật độ sao băng tăng theo thời gian do gần cực điểm

    Chi tiết quan sát (Thời gian được tính theo hệ thống Việt Nam)
    Các sao băng được đánh số thứ tự và các đặc điểm
    1.02h10 vệt dài, hướng về phía Tây.
    2.02h33 băng ngang qua UMa ( Ursa Major), vệt dài trung bình, sáng yếu.
    3.02h48 ngang qua thiên đỉnh, hướng phía Nam.
    4.02h49 xuất hiện giữa UMa và thiên đỉnh.
    5.02h56 gần alpha UMa, vệt ngắn và sáng yếu.
    6.03h01 gần gamma UMa, vệt dài, sáng yếu.
    7,8,9.03h06 một cảnh tượng rất ngoạn mục: vệt sáng của sao băng số 7 và số 8 đan chéo vào nhau , sau đó 2s thì sao băng số 9 xuất hiện ở bên phải.
    10.03h10 một sao băng cắt ngang Orion.
    11.03h26 vệt dài, rất sáng.
    12.03h27 vật dài, rất sáng, hướng về phía chân trời Bắc.
    13.03h38 xuất hiện ở phần đuôi UMa, vệt ngắn và sáng.
    14.03h42 xuất hiện giữa UMa và sao Bắc cực, hướng xuống phía Nam.
    15.03h43 vệt ngắn , hướng xuống phía Nam.
    16.03h44 phía trên UMa , vệt dài, nhỏ.
    17.03h45 vệt dài, nhỏ, hướng xuống phía Nam.
    18.03h46 xuất hiện bên trong UMa vệt dài và sáng.
    19.03h58 phía Orion, sáng mảnh.
    20.04h01 vệt dài, mảnh và sáng.
    21.04h01 xuất hiện trong chòm Auriga, gần Sao Hoả.
    22.04h04 vệt dài và sáng.
    23.04h06 xuất hiện trong chòm Bootes, vệt ngắn , chậm.
    24.04h08 vệt dài, sáng trung bình.
    25.04h17 phía trên UMa , là một sao băng nhỏ.
    26.04h22 phía trên UMa, vệt dài và sáng.
    27.04h24 vệt ngắn, nhỏ, sáng vừa.
    28.04h25 sao băng này xuất hiện như một điểm sáng, có vẻ như đối diện với người quan sát, vệt rất nhỏ.
    29.04h33 vệt sáng cắt ngang Gemini , vệt nhỏ.
    30.04h34 vệt sáng nhỏ .
    31.04h35 vệt dài và sáng, hướng xuống phía Tây.
    32.04h37 vệt ngắn, sáng yếu, hướng về phía Đông.
    33.04h45 qua đuôi Leo, lúc này Leo đang ở thiên đỉnh.
    34.04h47 vệt mảnh, sáng, hướng về phía Nam.
    35.04h49 xuất hiện từ UMa, vệt nhỏ, sáng hướng từ Bắc đến Nam.
    36.04h52 ngang qua thiên đỉnh, vệt nhỏ.
    37.04h59 vệt sáng trung bình, sáng , mảnh, hướng về phía Tây.
    38.05h01 một sao băng rất đẹp, sáng và băng quan chậm, kéo theo làn khói.
    39.05h02 ngang qua thiên đỉnh, vệt nhỏ.
    40.05h04 vệt ngắn, sáng, hướng xuống phía Tây.
    41.05h05 vệt ngắn, sáng, hướng về phía Đông.
    42.05h06 vệ nhỏ và mảnh, sáng yếu, hướng về phía Đông.
    43.05h08 vệt nhỏ, sáng yếu, hướng xuống phía Bắc.
    44.05h08 ngang qua thiên đỉnh, sáng.
    45.05h10 ngang qua thiên đỉnh, vệt dài, và sáng.
    46.05h16 xuất hiện ở hướng Bắc, ngang qua Leo, đang gần thiên đỉnh, sáng yếu, hướng về phía Tây.
    47.05h19 vệt mảnh, sáng, vận tốc rất lớn, hướng về phía Đông Bắc.
    48.05h21 xuất hiện ở phía đuôi UMa, vệt dài, sáng, hướng xuống phía bắc, vận tốc rất lớn, có vệt khói.
    49.05h23 xuất hiện phía trong UMa, vệt ngắn và sáng.
    50.05h27 ngang qua thiên đỉnh , vệt dài và sáng, hướng về Đông Nam.
    51.05h30 vệt ngắn và nhỏ.
    52.05h35 vệt ngắn, hướng xuống Tây Bắc.
    53.05h35 vệt dài, sáng, hướng xuống phía Bắc.
    54.05h44 vệt nhỏ, sáng yếu,
    55.05h50 vận tốc rất lớn và sáng, hướng về phía Tây.

    --------------------------------------------
    Bản báo cáo quan sát mưa sao băng Quadrantids 2008 tại IMO- Tổ chức Sao Băng Thế Giới
    http://umdb.urania.be/v2/obsview/view.php?id=2879
    Observation report
    Type: visualsummary
    Date: 2008-01-03
    Observer: Duc Thien Ngo (NGODT)
    Location: Hunter2-Tinh Gia-Thanh Hoa, Vietnam (40768)
    Coordinates: 19.47N , 105.81E
    Remarks:
    Period (UT) Field (°) Teff F Lm QUA SPO
    date hh:mm:ss - hh:mm:ss RA Dec h M N M N
    3/1 19:10:00 - 19:56:00 200 63 0.760 1.00 5.90 C 5 C 5
    3/1 20:01:00 - 20:58:00 200 63 0.950 1.00 5.80 C 14 C 14
    3/1 21:01:00 - 21:59:00 200 63 0.970 1.00 5.90 C 18 C 18
    3/1 22:01:00 - 22:50:00 200 63 0.820 1.00 5.80 C 18 C 18

  9. starstar53

    starstar53 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2007
    Bài viết:
    719
    Đã được thích:
    0
    HIC
    Đúng là khủng thật
    Em thì chẳng quan sát được ngôi sao băng nào, tất cả tại cái đồng hồ báo thức mới mua mà nó mở hàng bằng cách đánh thức mình lúc 9h sáng
    Ức chế ko thèm ăn sáng
    Thế tình hình là tối nay em rình có được không , liệu còn sao băng ko ạ
  10. xuandan

    xuandan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/04/2007
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    Bài của Thiện tuyệt thật! Hà Nội trời cũng khá đẹp, ít mây, tuy nhiên chỗ nhà mình bị bịt kín mít phía đông và bắc, thành ra chỉ dám ngó nghiêng nửa tiếng trong tuyệt vọng rùi chui vô chăn ngủ - rét quá

Chia sẻ trang này