1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cùng quan sát mưa sao băng: Đêm 14/12, mưa sao băng Geminids cực điểm

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Fairydream, 31/07/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Ducthien_fantasy

    Ducthien_fantasy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/01/2006
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Rất nhiều sao băng đẹp từ trận Quadrantids này. Mấy cái sáng rực rồi thì còn có vệt khói nữa chứ.
    Trận Quadrantids này xem được nhiều sao băng nhất trong những đợt xem sao băng có ghi số liệu:
    Orionids: 45 sao băng
    Leonids: 20 sao băng
    Geminids: 50 sao băng. Tính tổng cả 2 đêm quan sát là 67 sao băng
    Quadrantids: 55 sao băng
    IMO làm việc nhanh thật, mình mới gửi kết quả mà mấy tiếng sau đã có tên rồi.
    http://www.imo.net/live/quadrantids2008/?PHPSESSID=c725b1a03a7309917240bf7982e66e60
    Báo cáo sớm nhất châu Á mới haychứ lúc đó mới có 8 nước báo cáo. Chắc những người khác đang ngủ nên không xem hoặc báo cáo muộn .
    Con số 55 sao băng của mình trong danh sách của IMO cũng thuộc loại trung bình. Có những người xem được hơn 160 cái.
  2. alone_galaxy

    alone_galaxy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/12/2004
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    0
    Năm nay thời tiết rất tuyệt. Cứ có dịp quan sát là trời lại hết mây.
    Mỗi tội vẫn lạnh quá.
  3. telepath

    telepath Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/10/2007
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    0
    Đúng đúng, ức chế thật đấy . Nhà em lại còn chỉ nhìn được mỗi hướng đông nam mới đau . Em cũng đang định sắm kính phản xạ 70076 mà nhà nhìn được mỗi một hướng thế này thì cũng nản thật . Không biết đến bao giờ mới đưọc nhìn thấy sao băng đây
  4. fangto_mat

    fangto_mat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2004
    Bài viết:
    2.716
    Đã được thích:
    0
    về Hạ Long mà nhìn, rõ nét lắm.bầu trời ở Hạ Long mà ngắm sao thì tuyệt lắm
  5. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Mưa sao băng Eta Aquarids (η-Aquarids) - Cực điểm rạng sáng 6/5
    Hằng năm vào cuối tháng 4 và tháng 5(19/4-28/5), rạng sáng thỉnh thoảng chúng ta sẽ thấy các sao băng ở vùng trời lân cận chòm sao Aquarius (Bảo Bình) đó là các sao băng mang tên Eta Aquarids.
    Nguồn gốc
    Thỉnh thoảng khi nhìn trời các bạn vẫn thấy một đốm sáng nhỏ lóe lên trong vài giây kéo dài thành vệt sáng, đó là sao băng hay còn gọi là ?osao đổi ngôi?. Sao băng xuất hiện khi các mảnh vật chất nhỏ bị Trái Đất hấp dẫn và bốc cháy tạo thành vệt dài khi xuyên qua bầu khí quyển. Mỗi trận mưa sao băng hàng năm đều có nguồn gốc từ một ngôi sao chổi.
    Các sao chổi trên hành trình của nó tiến lại gần Mặt Trời, nhiệt độ tăng làm vật chất của sao chổi bốc hơi và dưới áp suất của gió Mặt Trời, tạo nên các đuôi bụi, băng và khí. Các vật chất nhỏ gồm bụi và băng phát tán từ sao chổi vương vãi xung quanh quĩ đạo của nó.
    Khi Trái Đất trong quĩ đạo quay quanh Mặt Trời của mình đi vào vùng bụi này sẽ xuất hiện các trận mưa sao băng.
    Mưa sao băng Eta Aquarids có nguồn gốc từ một ngôi sao chổi cực kì nổi tiếng ?" Sao chổi Haley. Cùng với sao băng Orionids và tháng 10, Eta Aquarids là một trong hai trận sao băng tạo bởi các vệt bụi của sao chổi này.Các năm trước Eta Aquarids chỉ là một trận mưa sao băng trung bình với mật độ khoa?ng 30 sao/giơ? khi cực điểm, nhưng năm nay theo dự báo số lượng sao băng lúc cực điểm sẽ lớn hơn gấp đôi có thể đạt đến 70 sao/giơ? trở thành một trong những trận mưa sao băng lớn của năm.
    Quan sát
    Phần lớn các sao băng Eta Aquarids sẽ xuất phát từ chòm Aquarius (Bảo Bình)- một chòm sao Hoàng Đạo, do đó thời điểm quan sát thuận lợi là khi chòm sao Aquarius đã cao lên từ chân trời Đông ?" Đông Nam khoảng sau 2h sáng. Năm nay theo dự báo của IMO cực điểm diễn ra vào 18h UTC ngày 5/5 theo giờ Việt Nam (UTC+7), thời gian diễn ra cực điểm của sao băng là vào rạng sáng ngày 6/5 khoảng 1h sáng (mặc dù vậy phải đến 2h sáng chòm Aquarius mới đủ cao để quan sát) vì thế đây là đêm cần quan tâm nhất. Tuy nhiên các đêm lân cận ngày cực điểm cũng sẽ có thể có nhiều sao băng quan sát được.
    Quan sát như thế nào? Điều bạn cần là một đêm trời quang đãng và chỉ cần với đôi mắt thường là bạn có thể nhìn thấy nhiều sao băng rồi. Nhưng hãy luôn nhớ ?omưa sao băng? không phải là mưa nhé, các sao băng xuất hiện rất bất chợt, trong vài phút có khi bạn không thấy cái nào có khi lại hàng loạt cùng lóe lên. Thuận lợi nhất cho chúng ta là vào ngày diễn ra cực điểm mưa sao băng Eta Aquarids là ngày đầu tháng âm lịch do đó sẽ không có ánh trăng ảnh hưởng đến việc quan sát sao băng.
    Rạng sáng ngày 6/5 là thời gian đáng lưu tâm nhất, hãy nhìn về phía Đông ?" Đông Nam từ 2 giờ sáng để quan sát các sao băng Eta Aquarids. Các ngày lân cận ngày diễn ra cực điểm từ 4->7/5 cũng là các ngày mà bạn có thể quan sát được nhiều sao băng.
    Nếu như mỗi ngôi sao băng nhìn thấy được ta sẽ có một điều ước, thì trong những ngày đầu tháng 5 này (đặc biệt là ngày 6/5) hi vọng chúng ta những người yêu bầu trời sẽ có rất rất nhiều điều ước cho riêng mình.
    [​IMG]
    Được fairydream sửa chữa / chuyển vào 18:29 ngày 01/05/2008
  6. buidanhquy

    buidanhquy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/08/2007
    Bài viết:
    138
    Đã được thích:
    0
    Tuyệt vời ! Cám ơn anh Fai rất nhiều .
  7. fangto_mat

    fangto_mat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2004
    Bài viết:
    2.716
    Đã được thích:
    0
    hay quá
  8. starstar53

    starstar53 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2007
    Bài viết:
    719
    Đã được thích:
    0
    Ố la la
    Mãi bây giờ mới thấy
    Lần này quyết ko để nó thoát
    Quý anh Fairy thế ko biết
  9. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Eta Aquarids mọi năm chỉ khoảng 30 sao/h. Năm nay nghe dự báo thì nó bắt đầu nhiều hơn gấp đôi khoảng hơn 70 sao/h, trong chu kì từ 2008- 2010.
    Giờ dự báo cực điểm của IMO là lân cận 18h UTC ngày 5/5 là 1 h sáng 6/5 giờ Việt nam. Nhưng khoảng đến 2h thì chòm Bảo Bình mới gần như ló dạng nên có lẽ xem vào tầm từ 2h trở đi là hợp lý.
  10. buidanhquy

    buidanhquy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/08/2007
    Bài viết:
    138
    Đã được thích:
    0
    Hic , cả ngày hôm nay chỗ em toàn mưa là mưa , bầu trời thì u ám . Cầu mong ông trời phù hộ cho đêm mai trời quang mây tạnh , em nỡ chuẩn bị hết rồi . Hu...

Chia sẻ trang này