1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cùng quan sát mưa sao băng: Đêm 14/12, mưa sao băng Geminids cực điểm

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Fairydream, 31/07/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Đây là bài tổng kết mình viết ở vietastro bạn nào thấy được nhiều hơn 4 cái thì cho biết nhe
    Trời mây cản trở quan sát sao băng SDA Aquariids
    Theo thông báo trên các báo chí, tối qua rất nhiều người đã háo hức đón xem mưa sao băng Aquariids. Thế nhưng tình hình thời tiết có nhiều mây đã cản trở việc chiêm ngưỡng các sao băng ở phần lớn địa phương.
    Tại Hà Nội, trời khá nhiều mây nên hầu như không quan sát được. Tình hình cũng tương tự cho TP.HCM, một số bạn chỉ thấy được 3 đến 4 sao băng cho cả đêm.
    Quan sát sao băng phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết các yếu tố như mây và mưa. Những đêm sáng trăng sẽ thấy được rất ít sao băng do ánh trăng lấn át. Ở miền quê sẽ thấy được nhiều sao băng hơn ở các thành phố do không bị ô nhiễm bởi ánh đèn.
    Mưa sao băng SDA Aquariids chỉ là một trận mưa sao băng trung bình nhỏ với mật độ khoảng 20 sao/h khi cực điểm. Vào tháng 12/8 chúng ta sẽ được chứng kiến một trong những trận sao băng lớn: mưa sao băng Perseids(chòm Anh Tiên) với mật độ hơn 100 sao/h.
    Các trận mưa sao băng khác cần chú ý:
    Orionids 21/10 mật độ hơn 30 sao/h
    Leonids 17/11 20 sao/h
    Geminids 13/12 120 sao/h (tuy nhiên lại vào dịp trăng sáng)
    Lịch Mưa Sao Băng 2008
    [​IMG]
    Hãy cùng chia sẽ các quan sát sao băng của bạn tại chủ đề Mưa Sao Băng
    Nguyễn Tuấn
  2. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Đà Nẵng xem tốt, theo report thấy được 15-20 sao trong đêm
    Được fairydream sửa chữa / chuyển vào 10:26 ngày 29/07/2008
  3. starstar53

    starstar53 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2007
    Bài viết:
    719
    Đã được thích:
    0
    Tại lần này kênh 14 quảng cáo về mưa sao băng ác quá :D
    Bao nhiêu trận khác to hơn thì ko nói , làm cho mọi người xôn xao cả lên
    Nhật kí đêm qua : 10h gió , mây , mưa vẫn hoành hành nên quyết định đi ngủ :D
    Nhật kí đêm hôm kia :D Ngủ quên 4h mới dậy , thấy hơi mờ mịt vì trăng lưỡi liềm rất sáng , ngồi 15'' thấy được 2 ngôi sao băng sau đó vì nhiều muỗi quá nên quyết định đi ngủ tiếp
    Tuần sau nói tiếp :D
  4. tuanno1

    tuanno1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2003
    Bài viết:
    3.227
    Đã được thích:
    0
    Quê mình chả có mưa cho nóng ơi là nóng.
  5. tranphucnguyen_21031990

    tranphucnguyen_21031990 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/09/2006
    Bài viết:
    560
    Đã được thích:
    0
    Không chỉ có Đà Nẵng mà hôm nay cập nhập thêm Thái Nguyên cũng xem tốt .
    Tổng kết lại thì em ghi nhận dc chắc chắn 22 sao băng (chưa tính khoảng 8 sao băng ko nhìn rõ hoặc do hoa mắt ) trong số 22 sao băng này thì khoảng 70% khá là sáng .Thời điểm quan sát từ 1h > 3h35'' ,tính ra thì từ khoảng 3h trở đi là đã không còn nhìn thấy sao băng nào rồi nên sau đó mới Online mặc dù vẫn rất tiếc vì thời tiết khá là đẹp (không chê vào đâu dc ).
    Nhớ mỗi 1sao băng bay một đoạn khá xa từ thiên đỉnh tới khoảng 20 độ Nam (so với đường chân trời ) tồn tại ít nhất hơn 1s trrên cái quỹ đạo thì đảo đảo của nó ,trong lúc đang nhìn nó bay lại còn thấy thêm 2 cái
    Zui quá ................Trung bình thì cũng dc 10-15 sao băng /h .Xa cực điểm tới 2-3 hôm mà thế này là dc đấy chứ các bác nhẩy .Không uổng 1 buổi ngắm sao [​IMG]
    Chuẩn bị ngắm bình minh thôi ........!
  6. orion_constellation

    orion_constellation Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2004
    Bài viết:
    255
    Đã được thích:
    0
    MƯA SAO BĂNG PERSEIDS RẠNG 13/8/2008
    Vào giữa tháng 8 này chúng ta sẽ được dịp quan sát một sự kiện thiên văn thú vị, đó là mưa sao băng Perseids ?" một trong những trận mưa sao băng lớn nhất của năm. Trong bài viết này tôi sẽ hướng dẫn các bạn chọn thời điểm tối ưu và cách thức quan sát Perseids năm nay.
    [​IMG]
    Nguồn gốc của mưa sao băng Perseids:
    -Mưa sao băng Perseids là trận mưa sao băng nổi tiếng vốn đã được người Trung Hoa cổ đại nghi nhận từ năm 36. Chúng ta có thể quan sát được đợt mưa sao băng này từ 17-7 đến 24-8 hằng năm khi đám mây bụi cắt ngang quĩ đạo của Trái Đất. Vào thời gian mưa sao băng diễn ra cực điểm khoảng 12-8 hàng năm, người ta có thể đếm được trung bình 50 sao băng trong 1 giờ (Tuy nhiên theo tính toán năm nay sẽ lên đến 100 sao/giờ). Các thiên thạch nhỏ với vận tốc hơn 60km/s bốc cháy khi bay vào khí quyển của Trái Đất, để lại những vệt sáng dài trên bầu trời đó thật là những hình ảnh đẹp khó quên đối với người quan sát.
    -Từ năm 1865 người ta đã biết được nguồn gốc của trân mưa sao băng này, đó chính là đám mây bụi và những mảnh vỡ của sao chổi 109 P/ Swift-Tuttle (S-T) trải dài trên quĩ đạo của nó quanh hệ Mặt Trời.
    Sao chổi S-T xuất hiện vào năm 1862 và được đặt tên theo 2 người khám phá ra nó là Lewis Swift và Horace Tuttle. Đây là 1 sao chổi lớn có chu kỳ 120-130 năm. Quĩ đạo của nó khiến các nhà khoa học phải lo lắng vì khả năng đâm vào Trái Đất trong lần gặp gỡ tới vào năm 2126.
    Perseids năm nay sẽ thế nào?
    Năm nay cực điểm của Perseids theo dự báo của trang IMO (www.imo.net) sẽ rơi vào 11h30m-14h00m UT ngày 12/8, chuyển sang giờ Việt Nam ta sẽ là 18h30m-21h00m cùng ngày. Rất tiếc vào thời điểm này chòm Perseus (Anh Tiên)-tâm điểm (Radiant) của sao băng chưa mọc lên khỏi đường chân trời do đó ta không thể quan sát được đúng vào cực điểm. Thế nhưng hãy yên tâm vì Perseids là một trận lớn nên dù qua giờ cực điểm thì tần suất sao băng vẫn còn rất cao, ta sẽ cố chọn thời điểm quan sát càng gần cực điểm càng tốt. Vào khoảng thời gian này chòm Perseus mọc vào khoảng 0h, nghĩa là theo lý thuyết ta có thể bắt đầu quan sát sao băng từ 0h, nhưng trên thực tế lớp khí quyển dày đặc, mây và sương gần chân trời sẽ cản trở rất nhiều những ánh sao băng. Theo kinh nghiệm ta chỉ nên quan sát khi chòm Perseus đã lên cao cách chân trời 30 độ trở lên (Nếu dang thẳng cánh tay trước mặt, 30 độ tương đương chiều rộng của 3 nắm tay bạn). Vì vậy thời gian quan sát tối ưu sẽ từ lúc 2h sáng (rạng 13/8) trở đi lúc chòm Perseus (Anh Tiên) đã lên cao khoảng 30 độ khỏi chân trời Đông Bắc.
    Cách xác định chòm Perseus:
    [​IMG]
    Muốn xác định được dễ dàng, bạn nên chờ đến khoảng 3h khi chòm chòm Perseus đã lên cao hơn. Hãy nhìn đúng hướng Đông Bắc, cách chân trời khoảng 20 độ (chiều rộng 2 nắm tay) bạn sẽ dễ dàng thấy được một ngôi sáng màu vàng nổi bật, đó chính là sao Capella của chòm Auriga (Ngự Phu). Bây giờ chếch về phía tay phải lên cao khỏi chân trời khoảng 30 độ có một sao nổi bật khác màu đỏ cam mang tên Aldebaran của chòm Taurus (Kim Ngưu), hãy kiểm tra lại Capella và Aldebaran vừa tìm cách nhau khoảng 3 nắm tay để chắc chắn. Từ 2 sao vừa tìm này bạn hãy chú ý chúng tạo với sao Algol của chòm Perseus 1 tam giác gần cân với đỉnh là Aldebaran (xem hình). Từ sao Algol chếch xuống phía dưới bên trái một chút là sao Mirfak có độ sáng gần tương đương. Hai vì sao chính của chòm Perseus này sẽ giúp bạn lần ra các sao phụ khác xung quanh.
    Nếu bạn chưa tìm được chòm Perseus, đừng lo lắng! Quan sát mưa sao băng hoàn toàn không phụ thuộc một vị trí quá cụ thể trên bầu trời mà chỉ cần sự quan sát tổng quát cả vùng trời rộng hướng về nơi có tâm điểm của trận. Hãy quay mặt về đúng hướng Đông Bắc và nhìn cả vùng trời ấy là bạn đã có thể yên tâm chiêm ngưỡng sao băng rồi.
    Sơ lược quang cảnh các chòm sao trong đêm sao băng 12 rạng 13:
    [​IMG]
    Lúc 2h bầu trời có vẻ vắng lặng các ánh sao sáng, 2 sao Capella và Aldebaran đang lấp lánh lên cao dần từ vùng trời thấp phía Đông. Nếu hướng Tây lúc này không bị khuất cây cối, nhà cửa bạn có thể bắt gặp sao Mộc màu vàng rất sáng cùng ánh trăng rất sát chân trời đang dần lặn khuất. Vắng đi ánh trăng là một lợi thế cho ?ođêm sao băng? của chúng ta. Hướng mặt về phía Bắc lúc này bạn sẽ thấy được trọn vẹn gia đình Hoàng Gia gồm các chòm Cassiopeia (Tiên Hậu) với hình chữ M nghiêng đặc trưng, Cepheus (Tiên Vương) gồm 5 sao chính hình cái nhà úp ngược, phía trên cao gần thiên đỉnh bạn sẽ bắt gặp Ô vuông lớn của chòm Pegasus (Phi Mã), kề bên là nàng công chúa Andromeda, con gái rượu của Tiên Vương và Tiên Hậu. Gần phía dưới Andromeda chính là dũng sĩ Perseus (Anh Tiên), người tình của nàng và cũng là tâm điểm chú ý của chúng ta đêm nay. Phía Tây bắc lúc này ta bắt gặp lại bộ 3 chòm Lyra (Thiên Cầm), Cygnus (Thiên Nga), Aquila (Thiên Ưng) ?" Tam Giác Mùa Hè đang chiếm lĩnh.
    [​IMG]
    Từ 4h sáng trở đi, vùng trời sao lộng lẫy mùa đông bắt đầu hiện rõ phía trời Đông theo sau chòm Perseus. Đó là các chòm Auriga (Ngự Phu) với sao alpha mang tên Capella rất sáng, chòm Taurus (Kim Ngưu) với hình chữ V ngược đặc trưng, giữa Taurus và Perseus có một cụm sao mờ lấp lánh ?" tinh vấn Pleiades (Thất Nữ). Nằm bên phải Auriga lúc này ta gặp gỡ chòm Orion (Lạp Hộ) quen thuộc mùa đông với 3 sao thắt lưng thẳng hàng không lẫn vào đâu được.
    Một số kinh nghiệm cá nhân cho quan sát mưa sao băng:
    - Quan trọng nhất là điều kiện thời tiết, trời phải quang mây và có thể thấy rõ các ngôi sao bình thường thì mới có thể thấy được sao băng bạn nhé! Nếu thời điểm hiện tại có nhiều mây, đừng vội thất vọng vì bầu trời mùa mưa rất thất thường.
    - Tính kiên trì cũng không kém quan trọng! Mưa sao băng không có nghĩa là ?osao bay như mưa?, ở một trận lớn như Perseids này thì những vệt sáng có thể xuất hiện cách nhau 1 đến vài phút, đôi khi bầu trời sẽ ?olặng thinh? một lúc rất lâu nhưng có lúc chúng "xẹt" liên tục 2-3 cái.
    - Nên thay đổi vị trí quan sát liên tục cả vùng trời rộng đừng tập trung một chỗ. Đừng hiểu nhầm tâm điểm ở chòm Perseus có nghĩa là sao băng chỉ bay từ đó ra, nó có thể xuất hiện ở những chòm sao khác thậm chí rất xa tâm điểm, nhưng nếu để ý ta sẽ thấy đường kéo dài hướng bay của sao băng có vẻ chụm lại ở chòm Perseus.
    - Do từ 3h trở đi vị trí chòm Perseus cùng ?ovùng trời sao băng? sẽ lên khá cao gần trên chân trời Đông bắc nên việc đứng quan sát sẽ làm cổ bạn rất mỏi, nên tìm một nơi để nằm như ghế bố, võng?sẽ thoải mái hơn rất nhiều và giúp ta kiên trì quan sát.
    - Chú ý giữ ấm, tránh sương, thức ăn và thức uống nóng tại chổ sẽ thêm phần thú vị đấy.
    Hi vọng những hướng dẫn trong bài sẽ giúp bạn chuẩn bị cho ?ođêm sao băng? của bạn tốt hơn. Nếu thời tiết thực sự tốt và quang mây, một cảnh tượng rất đẹp với những vệt sao băng bay ngang bầu trời trên nền là vùng sao có thể nói sáng và đẹp nhất đang chờ đón bạn. Sao không tạo cho mình một ?obuổi tiệc sao băng? nho nhỏ bên người thân, hay ?ongười ấy? của bạn nhỉ, sẽ rất lãng mạn và đáng nhớ đấy. [/]
    Chúc bạn một đêm đẹp trời!
    www.vietastro.org
  7. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Kinh nghiệm quan sát sao băng cho thấy các đêm lân cận cực điểm cũng có rất nhiều sao băng. Do đó ngoài đêm 12 rạng 13 gần cực điểm nhất, các đêm 11 rạng 12 và 13 rạng 14 cũng không thể bỏ qua.
    Riêng đêm 12 rạng 13 mà bạn Orion đã hướng dẫn quan sát ở trên thời điểm quan sát sau 2 h một mặt là chờ cho chòm Perseids lên đủ cao mặt khác là vào lúc 2h thì trăng mới lặn. Đêm 11 rạng 12 thì ta có thể quan sát sớm hơn khoảng 1:30 do trăng đã lặn.
  8. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Đêm nay 11/8, đêm mai 12/8 và ngày mốt 13/8 là những ngày có nhiều sao băng Perseids
    Đặc biệt là tối mai đêm 12/8 rạng 13/8 hi vọng sẽ có nhiều sao băng nhất.
    Hi vọng ở ông trời.

  9. Tamin

    Tamin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    381
    Đã được thích:
    0
    Bây giờ là 2h18min 13/8/08 trời khá quang trên đỉnh đầu,nhìn rõ sao mà ngồi mởi cổ 15min chẳng thấy gì !
  10. codai2810

    codai2810 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/07/2008
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    hic 3h kém rồi mà vẫn không thấy gì cả, chạy vào máy tính bạn bè onl cũng đang chờ sao băng, không ai thấy gì!

Chia sẻ trang này