1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cùng quan sát mưa sao băng: Đêm 14/12, mưa sao băng Geminids cực điểm

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Fairydream, 31/07/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Đón mưa sao băng Leonids 2008: Nhớ bão sao băng
    Mưa sao băng Leonids có nguồn gốc từ một sao chổi ngắn hạn Tempel-Tuttle có chu kỳ 33 năm. Vào khoảng giữa tháng 11 hằng năm, Trái Đất di chuyển trên quĩ đạo của mình quanh Mặt Trời cắt vệt bụi do sao chổi Tempel-Tuttle tạo ra, hàng loạt các mảnh vật chất nhỏ gồm bụi và băng bị Trái Đất hấp dẫn và bốc cháy tạo thành vệt dài khi xuyên qua bầu khí quyển. Đó chính là những sao băng Leonids nổi tiếng mà những người yêu thích bầu trời vẫn trông chờ chúng "đến hẹn lại lên".
    [​IMG]
    Ảnh họa sĩ vẽ về đêm bão sao băng năm 1833
    Leonids đã từng là trận mưa sao băng lớn nhất được lịch sử ghi nhận, nó nổi tiếng đến nỗi nhắc đến mưa sao băng người ta có thể nghĩ ngay đến cái tên Leonids. Ở các năm đạt đỉnh điểm, Leonids được ví như một trận bão sao băng, với hàng loạt quả cầu lửa (fireball) xuất hiện trên bầu trời. Những sao băng rất to và sáng vốn là đặc trưng của Leonids. Đêm 12/11/1833 nhiều người dân Bắc Mỹ đã hoảng loạn thật sự khi bầu trời như rực lửa, hàng trăm...hàng ngàn vệt sao băng xuất hiện liên tục suốt hơn 9 tiếng trên bầu trời như báo hiệu của ngày tận thế. Người ta đã ước tính có đến 240.000 sao băng rơi trong đêm đó, một con số "khủng khiếp".
    Thế nhưng sau những năm huy hoàng đó, mật độ của vệt bụi lại mỏng dần và Leonids quay về với thực tại là một trân mưa sao băng trung bình nhỏ chỉ khoảng 20 sao/h khi vào lúc cực điểm. Chu kì này là khoảng 33 năm, theo chu kì quay quanh Mặt Trời của sao chổi Tempel-Tuttle. Mỗi khi sao chổi quay trở lại, vật chất bên ngoài của nó sẽ bị gió mặt trời thổi bạt ra khỏi phần nhân tạo thành đuôi sao chổi và đây cũng chính là vật chất mà sao chổi sẽ để lại tạo thành những đám bụi nguồn cơn của mưa sao băng.
    Chưa phải thời của Leonids.
    Đỉnh điểm của Leonids gần đây nhất là những năm cuối thế kỉ 20 và đầu thế kỉ 21 này, đặc biệt là vào năm 2001 khi có hàng ngàn sao băng được nhìn thấy trong đêm(năm 2001 thời tiết không thuận lợi cho người quan sát ở Việt Nam vì trời mây rất nhiều). Đối với tôi (Nguyễn Tuấn) năm 1998 là năm đầu tiên tôi quan sát mưa sao băng Leonids. Ấn tượng đầu tiên luôn luôn đẹp, và có lẽ phải mất đến gần 30 năm nữa người bạn cũ - Leonids mới có thể trình diễn cho tôi xem lại đêm hội của sao băng...
    Cho đến nay trận mưa sao băng Leonids đã bị suy yếu rất nhiều và rất khó dự báo chính xác, tần suất trung bình chỉ khoảng 15 sao/giờ.
    Thế nhưng đừng bỏ qua Leonids
    Năm nay chúng ta cũng sẽ đón chờ Leonids vào khoảng thời gian quen thuộc xung quanh ngày 17/11.Với điều kiện thời tiết nước ta hiện nay đang không ổn định, tần suất sao băng thấp và bị ảnh hưởng mạnh bởi ánh sáng trăng nên Leonids năm nay không thực sự lí tưởng cho một đêm sao băng hoành tráng. Thế nhưng theo kinh nghiệm quan sát bản thân vào năm 2004 (Orion Đôn) thì trận Leonids để lại nhiều ấn tượng không phải về số sao băng thấy được mà vì nét đẹp từ những vệt sao băng dài và sáng, đa số có ánh trắng vàng rất đẹp. Cho nên nếu bạn là người có lòng kiên nhẫn và đam mê quan sát sao băng không phải vì thích thấy sao rơi liên tục mà đón chờ một ánh sao thật đẹp và có thể nói lên kịp một điều ước thì Leonids là một sự lựa chọn tốt cho bạn. Hãy thử vận may của mình xem.
    Quan sát như thế nào.
    Bạn có thể quan sát sao băng kéo dài cả đêm khi chòm sao Sư Tử - Leo xuất hiện, nhưng tất cả các trân mưa sao băng đều có một khoảng thời gian kéo dài 1đến 2 giờ khi sao băng xuất hiện nhiều nhất gọi là cực điểm.
    Theo thông tin từ www.imo.net, trang dự báo sao băng tin cậy nhất , Leonids là một trong những trận mưa sao băng rất khó chịu trong việc dự đoán cực điểm, bằng chứng là từ 2001-2006, các dự đoán cực điểm của nhiều chuyên gia đã không chính xác với cực điểm. Với tính chất bất thường này năm nay đã có nhiều dự đoán khác nhau về cực điểm cụ thể như sau:
    -Theo truyền thống hằng năm cực điểm vào khoảng: 9h00m UT ngày 17 (16h00m ngày 17 - giờ VN)
    -Theo nhà thiên văn Mikhail Maslov: 0h20m UT ngày 17 (7h20m ngày 17 ?" giờ VN)
    -Theo Jérémie Vaubaillon: có thể có 2 cực điểm độc lập: 1h30m UT ngày 17 với đám bụi 1466 - 21h30m ngày 18 với đám bụi 1932 (8h30m ngày 17 - 4h30m sáng 19 - giờ VN)
    Với nhiều dự báo như thế dễ làm chúng ta bị rối, các bạn yên tâm, nếu nhìn chung lại các thời điểm cũng chỉ xung quanh các ngày 17-18. Vào lúc này chòm Leo (Sư Tử) tâm điểm của mưa sao băng chỉ mọc lên cao khỏi chân trời ở Hướng Đông khoảng 20 độ từ khoảng 2h sáng trở đi, đây mới là điều kiện tiên quyết của chúng ta. Vì vậy tốt nhất bạn hãy tập trung quan sát vào đêm 16 rạng ngày 17 từ lúc 2h sáng trở đi vì đây là thời điểm gần với các dự đoán nhất. Nếu có đủ kiên nhẫn bạn hãy kiểm tra cả đêm 17 rạng 18 và đêm 18 và rạng 19, xung quanh các buổi gần sáng này tần suất sao băng sẽ cao hơn bình thường.
    [​IMG]
    Vùng tâm điểm sao băng ở hướng đông
    Nếu bạn đã xác định được chòm Leo thì sẽ dễ dàng, nếu chưa bạn cũng đừng lo. Quan sát mưa sao băng là việc quan sát tổng quát cả vùng trời rất rộng xung quanh tâm điểm sao băng, không đòi hỏi chính xác tỉ mĩ .Hãy quan sát bao quát vùng trời hướng chính Đông và các vùng lân cận vào thời điểm có sao băng. Trong các rạng 17-18-19 bạn cũng sẽ thấy mặt trăng rất sáng khá cao ở hướng Đông. Trời đã bắt đầu lập đông khá lạnh và nhiều sương vào buổi sáng, nhớ chuẩn bị áo khoác và mũ chống sương khi quan sát bạn nhé. Chúc bạn có được sao băng đẹp cùng điều ước cho riêng mình.
    Từ khóa: Kiên nhẫn quan sát bao quát vùng trời phía đông nơi có chòm Leo từ sau 2h sáng các ngày 17,18,19/11.
    Kết quả: Mật độ sao băng rất thấp vì trăng sáng những nếu thấy được dù chỉ 1 cái sao băng Leonids bạn sẽ rất ấn tượng vì độ sáng của nó.
    Clear sky,
    Orion Don, Nguyễn Tuấn
  2. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Mưa Sao Băng Geminids. Các sao băng xuất hiện từ chòm Gemini (Song Tử) từ 7/12 đến 17/12.Vào thời điểm cực điểm có thể lên đến 120 sao băng/ giờ. Năm nay theo dự đoán thời điểm cực điểm của Geminids vào đêm 13 rạng 14/12, gặp bất lợi khi trăng tròn ở gần chòm Gemini cả đêm vì thế chỉ có những sao băng thật sáng mới có thể thấy được do đó Geminids năm nay không được nhiều người quan sát quan tâm.
    Quan sát sao băng Geminids đặt biệt là vào các ngày lân cận cực điểm (12,13,14/12) sau nửa đêm hướng chòm sao Gemini.
  3. orion_constellation

    orion_constellation Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2004
    Bài viết:
    255
    Đã được thích:
    0
    Đón xem mưa sao băng Geminids vào đêm 13 rạng 14/12
    Đôi nét về Geminids và nguồn gốc:
    Geminids hiện đang là một trong số ít trận mưa sao băng lớn trong năm và có thể xếp nó vào hàng lớn nhất với cực điểm có thể quan sát được 120 sao băng trong 1 giờ nếu thời tiết và vị trí quan sát lí tưởng. Con số này có vẻ khó tin và nặng lý thuyết, tuy nhiên theo thống kê và báo cáo quan sát hàng năm của những ?otín đồ? thiên văn trên khắp cả nước thì con số này dễ dàng vượt ngưỡng 50 thậm chí có nơi trên 100 sao trong một đêm quan sát chỉ với mắt nhìn của một cá nhân. Chính vì thế hàng năm cứ đến mùa Giáng Sinh, Geminids luôn trở thành tiêu điểm nổi bật của những người đam mê quan sát thiên văn.
    Mưa sao băng Geminids bắt đầu xuất hiện từ giữa thế kỉ 19. Trong một thời gian dài nguồn gốc của mưa sao băng Geminids khá bí ẩn, các nhà thiên văn cố gắng kiếm tìm sao chổi đã gây ra trận mưa sao băng này. Nhưng sự việc chỉ được sáng tỏ vào năm 1983, khi NASA phát hiện ra thiên thể 3200 Phaethon có lẽ chính là nguồn gốc gây ra mưa sao băng Geminids hàng năm từ 7/12 đến 17/12.
    Geminids năm nay thế nào:
    Cũng như mọi năm ?ođến hẹn lại lên?, Geminids năm nay cũng sẽ quay lại rất đúng hẹn với chúng ta vào 23h00 ± 2h UT ngày 13-12 (theo dự báo của IMO-International Meteor Ogranization - imo.net), tức cực điểm sẽ rơi vào khoảng thời gian từ 4h-8h sáng ngày 14-12 ở nước ta. Như vậy vào rạng sáng ngày 14-12 theo dự báo sẽ có nhiều sao băng xuất hiện nhất.
    [​IMG]
    Tuy nhiên có một điều rất đáng thất vọng cho những ?ofan? của Geminids năm nay, đó là sự xuất hiện cùng lúc của trăng rằm vào thời điểm quan sát ngay gần vị trí tâm điểm sao băng ?" chòm Gemini. Đây thực sự là một bất lợi rất lớn vì ánh sáng mạnh từ trăng tròn sẽ lấn át đi các ánh sao băng mờ và trung bình .
    Sự xuất hiên không mong muốn này tình cờ đã tạo nên một hiệu ứng giống như màn lọc giới hạn độ sáng cũng như số lượng sao băng mà ta có thể quan sát được.Nói về đặc điểm của các sao băng thường gặp trong một trận Geminids lại thuộc mức sáng trung bình, khá nhanh và ngắn với vệt sáng vàng cam và hiếm khi đột biến xuất hiện Fireball (sao băng rất lớn như quả cầu lửa thường kéo theo đuôi rất dài), điều này kết hợp với ảnh hưởng mạnh của mặt trăng làm trận Geminids năm nay bất ngờ ?otuột hạng? so với những đối thủ như Perseids tháng 8 vừa qua. Thế là vì vị khách ?okhông mời mà đến? là chị Hằng xinh đẹp, Geminids đột nhiên trở nên mờ nhạt ít được mọi người quan tâm. Có người nói đùa rằng ?oTrăng và sao băng là hai kẻ không đội trời chung với nhau?, điều dí dỏm này là hoàn toàn chính xác.
    Có nên quan sát không:
    Đây là một câu hỏi khó, điều này tùy thuộc vào sự quyết tâm của bạn. Nếu thời tiết thực sự thuận lợi, nếu bạn có đủ kiên nhẫn chịu cái giá rét trong đêm mùa đông thì cũng nên thử vận may xem sao. Tuy bị ánh trăng cản trở nhưng trên thực tế không phải toàn bộ sao băng đều bị lấn át, những ánh sao băng sáng đủ để xuyên qua ánh trăng ta vẫn có thể thấy được. Hơn nữa trăng chỉ đủ chiếu sáng một vùng trời nhất định, hãy nhớ rằng trong một trận mưa sao băng thì các vệt sáng không phải luôn từ tâm điểm mà xuất hiện, chúng xuất hiện khắp bầu trời và chỉ có đường kéo dài của hướng bay mới qua tâm điểm. Ngoài ra nếu trời thật trong thì sao ta lại không thực hiển một buổi quan sát thiên văn mà đối tượng quan sát không chỉ là sao băng mà còn là các chòm sao tuyệt đẹp mùa Đông cùng ánh trăng huyền diệu kia, một buổi quan sát như thế với các vệt sao băng phụ họa lại càng thêm phần thi vị phải không nào.
    Quan sát như thế nào:
    Sự xuất hiện đặc biệt của vị khách không mời là mặt trăng lần này lại giúp ta dễ dàng tìm được hướng chòm Gemini nơi tâm điểm của sao băng. Tốt nhất hãy quan sát bắt đầu từ khoảng sau 0h sáng 14 (đêm 13), bạn sẽ dễ dàng tìm thấy mặt trăng rất sáng gần đỉnh đầu. Hãy tránh xa ánh sáng mạnh vùng trời ở thiên đỉnh này và đưa mắt nhìn xung quanh các hướng nơi ánh sáng trăng ít vươn tới hơn. Các ánh sao băng sáng sẽ xuất hiện trên một nền trời xám vàng, một cảnh tượng khá hiếm gặp. Trong lúc quan sát hãy dành chút thời gian để thử xác định các chòm sao mùa Đông như Orion, Canis Major (Chó Lớn), Canis Minor (Chó Nhỏ), Gemini (Song Tử), Taurus (Kim Ngưu), Auriga (Ngự Phu) , tinh vân Pleiades (Thất Nữ) ? trong ánh trăng mạnh xem sao, một dịp để thử thách tài xác định chòm sao trong điều kiện khó và cũng là dịp để thử lòng kiên nhẫn của chính mình.
    Chú ý: Trong đêm quan sát hãy luôn chú ý đến thời tiết, trời phải thật sự trong và có thể thấy các ánh sao, đừng phí công chờ đợi sao băng nếu có nhiều mây mù. Giữ sức khỏe của bạn với áo ấm và mũ chống sương, điều này là tối quan trọng vì thời tiết có thể rất lạnh về khuya. Chuẩn bị thêm thức ăn hoặc đồ uống nóng cùng một nhóm bạn sẽ làm buổi quan sát thêm phần thú vị.
    Rạng sáng 14-12 là thời gian cực điểm nhưng mưa sao băng Geminids kéo dài trong khoảng từ ngày 7 đến 17-12, các ngày lân cận ngày cực điểm hứa hẹn cũng sẽ có nhiều sao băng.
    Chúc bạn một đêm với nhiều điều ước đẹp,

    Orion Don, Nguyễn Tuấn

    www.vietastro.org
  4. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Mưa sao băng Eta Aquarids (η-Aquarids) - Cực điểm rạng sáng 6/5
    Hằng năm vào cuối tháng 4 và tháng 5(19/4-28/5), rạng sáng thỉnh thoảng chúng ta sẽ thấy các sao băng ở vùng trời lân cận chòm sao Aquarius (Bảo Bình) đó là các sao băng mang tên Eta Aquarids.
    Nguồn gốc
    Thỉnh thoảng khi nhìn trời các bạn vẫn thấy một đốm sáng nhỏ lóe lên trong vài giây kéo dài thành vệt sáng, đó là sao băng hay còn gọi là ?osao đổi ngôi?. Sao băng xuất hiện khi các mảnh vật chất nhỏ bị Trái Đất hấp dẫn và bốc cháy tạo thành vệt dài khi xuyên qua bầu khí quyển. Mỗi trận mưa sao băng hàng năm đều có nguồn gốc từ một ngôi sao chổi.
    Các sao chổi trên hành trình của nó tiến lại gần Mặt Trời, nhiệt độ tăng làm vật chất của sao chổi bốc hơi và dưới áp suất của gió Mặt Trời, tạo nên các đuôi bụi, băng và khí. Các vật chất nhỏ gồm bụi và băng phát tán từ sao chổi vương vãi xung quanh quĩ đạo của nó.
    Khi Trái Đất trong quĩ đạo quay quanh Mặt Trời của mình đi vào vùng bụi này sẽ xuất hiện các trận mưa sao băng.
    Mưa sao băng Eta Aquarids có nguồn gốc từ một ngôi sao chổi cực kì nổi tiếng ?" Sao chổi Haley. Cùng với sao băng Orionids và tháng 10, Eta Aquarids là một trong hai trận sao băng tạo bởi các vệt bụi của sao chổi này.Các năm trước Eta Aquarids chỉ là một trận mưa sao băng trung bình với mật độ khoa?ng 30 sao/giơ? khi cực điểm, nhưng năm nay theo dự báo số lượng sao băng lúc cực điểm sẽ lớn hơn gấp đôi có thể đạt đến 80 sao/giơ? trở thành một trong những trận mưa sao băng lớn của năm.
    Quan sát
    Phần lớn các sao băng Eta Aquarids sẽ xuất phát từ chòm Aquarius (Bảo Bình)- một chòm sao Hoàng Đạo, do đó thời điểm quan sát thuận lợi là khi chòm sao Aquarius đã cao lên từ chân trời Đông ?" Đông Nam khoảng sau 2h sáng. Năm nay theo dự báo, thời gian diễn ra cực điểm của sao băng là vào rạng sáng ngày 6/5 vì thế đây là đêm cần quan tâm nhất. Tuy nhiên các đêm lân cận ngày cực điểm cũng sẽ có thể có nhiều sao băng quan sát được.
    ETA_aquarids
    [​IMG]
    Vùng tâm điểm của sao băng ở lân cận chòm sao Bảo Bình
    Quan sát như thế nào? Điều bạn cần là một đêm trời quang đãng và chỉ cần với đôi mắt thường là bạn có thể nhìn thấy nhiều sao băng rồi. Nhưng hãy luôn nhớ ?omưa sao băng? không phải là mưa nhé, các sao băng xuất hiện rất bất chợt, trong vài phút có khi bạn không thấy cái nào có khi lại hàng loạt cùng lóe lên. Thuận lợi nhất cho chúng ta là vào ngày diễn ra cực điểm mưa sao băng Eta Aquarids, sau 2h sáng trăng cũng đã lặn vì thế không làm ảnh hưởng đến việc quan sát sao băng
    Rạng sáng ngày 6/5 là thời gian đáng lưu tâm nhất, hãy nhìn về phía Đông ?" Đông Nam từ 2 giờ sáng để quan sát các sao băng Eta Aquarids. Các ngày lân cận ngày diễn ra cực điểm từ 3->10/5 cũng là các ngày mà bạn có thể quan sát được nhiều sao băng. Tuy nhiên sau ngày 6/5 cơ hội quan sát các sao băng sẽ rất ít do bị chúng bị lấn át bởi ánh trăng
    Nếu như mỗi ngôi sao băng nhìn thấy được ta sẽ có một điều ước, thì trong những ngày đầu tháng 5 này (đặc biệt là ngày 6/5) hi vọng chúng ta những người yêu bầu trời sẽ có rất rất nhiều điều ước cho riêng mình.
  5. minh91

    minh91 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/10/2006
    Bài viết:
    1.205
    Đã được thích:
    906
    Các bạn cho mình hỏi quãng thời gian từ 21/6 đến 24/6 có thể quan sát thấy mưa sao băng ở đâu được không. Mình ở thành phố, xung quanh toàn ánh đèn chưa được nhìn thấy sao băng, vào thời gian tới mình được đi biển hi vọng có thể nhìn thấy sao băng. Rất mong được sự giúp đỡ.
  6. tranphucnguyen_21031990

    tranphucnguyen_21031990 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/09/2006
    Bài viết:
    560
    Đã được thích:
    0

    Gửi bạn này : http://www.imo.net/calendar/2009#jbo
    Dạo này chả quan tâm lắm, Hà Nội lúc nào cũng mây mù
  7. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Trăng sáng phá hỏng "bữa tiệc" sao băng Perseids vào giữa tuần này
    Vào giữa tuần này sẽ diễn ra một trong những trận mưa sao băng lớn nhất của năm, mưa sao băng Perseids. Tuy nhiên ánh sáng của trăng hạ huyền sẽ phá hỏng bữa tiệc sao của những người yêu bầu trời.
    Theo dự báo của IMO - Tổ chức sao băng quốc tế, thời gian diễn ra cực điểm Perseids năm nay vào rạng sáng ngày 13/8. Khi sao băng băng Perseids đạt đỉnh điểm, ở những nơi có điều kiện quan sát lý tưởng, số sao băng quan sát được có thể lên đến hơn 100 sao băng/giờ.
    Vùng tâm điểm của mưa sao băng Perseids ở phía chòm sao Perseus (Anh Tiên)
    Mưa sao băng Perseids là trận mưa sao băng nổi tiếng vốn đã được người Trung Hoa cổ đại nghi nhận từ năm 36.
    Chúng ta có thể quan sát được đợt mưa sao băng này từ 17/7 đến 24/8 hằng năm khi đám mây bụi cắt ngang quĩ đạo của Trái Đất. Các sao băng xuất hiện từ phía chòm sao Perseus (Anh Tiên) và tỏa đi nhiều hướng. Mật độ sao băng quan sát được tăng dần xung quanh ngày cực điểm khoảng 12/8 mỗi năm. Vào đêm cực điểm người ta có thể đếm được đến hơn 100 sao băng trong 1 giờ. Các thiên thạch nhỏ bốc cháy khi bay vào khí quyển của Trái Đất, để lại những vệt sáng dài trên bầu trời đó thật là những hình ảnh đẹp khó quên đối với người quan sát.
    Từ năm 1865 người ta đã biết được nguồn gốc của trân mưa sao băng này, đó chính là đám mây bụi và những mảnh vỡ của sao chổi 109 P/ Swift-Tuttle (S-T) trải dài trên quĩ đạo của nó quanh hệ Mặt Trời.
    Sao chổi S-T xuất hiện vào năm 1862 và được đặt tên theo 2 người khám phá ra nó là Lewis Swift và Horace Tuttle. Đây là 1 sao chổi lớn có chu kỳ 120-130 năm. Quĩ đạo của nó khiến các nhà khoa học phải lo lắng vì khả năng đâm vào Trái Đất trong lần gặp gỡ tới vào năm 2126.
    Vào những đêm lân cận và đặc biệt là đêm cực điểm sao băng Perseids (đêm 12/8 rạng 13/8) người quan sát có thể theo dõi mưa sao băng sau nửa đêm khi chòm Perseus xuất hiện từ chân trời phía Đông Bắc. Hãy để tầm mắt bao quát cả vùng trời phía đông bắc, đây là nơi bạn có thể bắt gặp các sao băng nhiều nhất. Thời điểm quan sát thuận lợi nhất có lẽ là sau 2h sáng khi chòm Perseus đã lên cao.
    Năm nay mưa sao băng Perseids rơi vào thời điểm trăng cuối tháng, ánh trăng sáng sẽ có thể làm cho số sao băng quan sát được ít hơn rất nhiều các năm khác, nhất là khi quan sát ở những thành phố bị ô nhiễm ánh sáng đèn.
    Ánh trăng phá hỏng bữa tiệc sao băng Perseids, nhưng nó sẽ không thể "can thiệp" vào Leonids và Geminids, 2 trận mưa sao băng lớn vào cuối năm nay. Chúng ta hãy chờ xem nhé ^^
    Ba trận mưa sao băng lớn sẽ diễn ra tiếp theo (http://www.imo.net/calendar/2009)
    - Orionids (2/10 - 7/11). Ngày cực điểm: 21/10, mật độ 30 sao/h . Chòm sao Orion - Tráng Sĩ
    - Leonids (10/11 - 21/11). Ngày cực điểm: 17/11, mật độ có thể hơn 100 sao/h. Chòn sao Leo - Sư Tử
    - Geminids (7/12 - 17/12). Ngày cực điểm: 14/12, mật độ 120 sao/h. Chòm sao Gemini - Song Tử
    Xem thêm tại mục tin tức http://ttvnol.com/forum/thienvanhoc/694609/trang-64.ttvn#15608344
    Được fairydream sửa chữa / chuyển vào 12:08 ngày 12/08/2009
  8. acrylic

    acrylic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2004
    Bài viết:
    392
    Đã được thích:
    0
    trời hà Nội, đầy mây, chịu thua, năm nào cũng đầy mây.
  9. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Thôi đành chờ đến Leonids vậy. Nếu đúng như dự báo là mật độ 100+ thì nếu không mây mưa trận này sẽ rất ấn tượng, vì cực điểm rơi vào sau nửa đêm lúc chòm Leo đã lên cao.
    Perseids thì tối hôm qua 13/8 có một số bạn đã xem được hơn chục cái mặc dù trăng rất sáng. Còn hôm cực điểm đêm 12/8 thì bó tay toàn tập vì mây.
  10. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    TTO - Mưa sao băng Leonids sẽ đạt cực điểm vào rạng sáng 18-11. Tại Việt Nam, những người yêu thích thiên văn có thể quan sát mưa sao băng Leonids từ 2g sáng 18-11, khi chòm sao Sư Tử bắt đầu xuất hiện ở chân trời đông.
    Nếu như những dự báo của các nhà thiên văn là chính xác, người dân các nước châu Á sẽ có dịp chứng kiến một hiện tượng thiên văn kỳ thú khi có thể có tới hàng trăm vệt sao băng xuất hiện trong một giờ. Đây là đợt mưa sao băng đẹp nhất trong những năm gần đây
    Sao băng Leonids thường gây ấn tượng cho người xem với những sao băng to và sáng được ví như những quả cầu lửa (fireball). Theo Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), năm nay cực điểm của sao băng Leonids được dự báo vào khoảng 4g44 rạng sáng 18-11 giờ Việt Nam thuận lợi cho người dân ở Trung và Đông Á.
    Mưa sao băng Leonids có nguồn gốc từ một sao chổi ngắn hạn tên là Tempel-Tuttle có chu kỳ 33 năm. Vào khoảng giữa tháng 11 hàng năm, Trái đất di chuyển trên quĩ đạo của mình quanh Mặt trời, cắt vệt bụi do sao chổi Tempel-Tuttle tạo ra, hàng loạt các mảnh vật chất nhỏ gồm bụi và băng bị Trái đất hấp dẫn và bốc cháy tạo thành vệt dài khi xuyên qua bầu khí quyển. Đó chính là sao băng Leonids nổi tiếng.
    Trong những năm gần đây, mưa sao băng Leonids đã suy yếu rất nhiều trở thành một trận mưa sao băng trung bình nhỏ, nhưng năm nay theo dự báo sẽ có sự đột biến bất thường có thể lên đến 130 hoặc thậm chí 500 vệt sao Leonid trong một giờ ở châu Á. Đặc biệt vào sáng 18-11 lại là ngày đầu tháng âm lịch, vì thế chúng ta có thể yên tâm ngắm sao băng do không bị ánh trăng làm mờ.
    Tại Việt Nam, những người yêu thích thiên văn có thể quan sát mưa sao băng Leonids từ 2g sáng 18-11, khi chòm sao Sư Tử bắt đầu xuất hiện ở chân trời đông. Các bạn nên quan sát bao quát vùng trời phía đông từ chân trời lên đến đỉnh đầu, và nếu dự báo là chính xác thì các sao băng sẽ xuất hiện ngày càng nhiều khi chòm Sư Tử lên cao dần và đạt đỉnh điểm vào khoảng 4 - 5g
    Những điều cần lưu ý khi quan sát sao băng:
    - Nên chọn nơi quan sát không bị ảnh hưởng bởi ánh đèn và không bị che chắn ở vùng trời phía đông. Ánh đèn thành phố sẽ làm giảm đáng kể các sao băng thấy được, nếu có điều kiện các bạn nên về các vùng quê hoặc lên núi cao để có thể thực sự chiêm ngưỡng được vẻ đẹp của mưa sao băng.
    - Thời tiết ảnh hưởng rất nhiều đến việc quan sát: các sao băng không thể quan sát được nếu có mưa hoặc mây nhiều.
    - Khi quan sát nên nằm thay vì ngồi, để mắt bạn có thể bao quát được vùng trời rộng hơn.
    - Không nên tập trung nhìn về chòm sao Leo mà nên nhìn bao quát cả vùng trời phía đông.
    Nguyễn Tuấn - CLB Thiên Văn Nghiệp Dư TP.HCM
    Xem thêm bài viết về mưa sao băng Leonids ở topic tin thiên văn
    http://ttvnol.com/forum/thienvanhoc/694609/trang-68.ttvn#15942661
    Được fairydream sửa chữa / chuyển vào 15:25 ngày 16/11/2009

Chia sẻ trang này