1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cùng quan sát mưa sao băng: Đêm 14/12, mưa sao băng Geminids cực điểm

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Fairydream, 31/07/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. starstar53

    starstar53 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2007
    Bài viết:
    719
    Đã được thích:
    0
    Mưa sao băng Leonids năm nay đặc biệt nhưng có lẽ là ko xem đc rồi
    Ngòai Bắc đang có đợt rét đậm, chịu , chẳng nhìn thấy gì, hix
    Lại nhớ trận này năm ngoái, trời cũng mưa, cũng lạnh, nhưng vẫn thấy đc sao băng, rất sáng, rất đẹp
    Dù cho mây hay cho bão tố có kéo qua đây
    Dù có gió có gió lạnh đầy
    =))
  2. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    GEMINID 2009 - Đêm chú ý quan sát 13-14/12/2009
    Geminids năm nay theo dự báo cực điểm vào khoảng 5h UTC ngày 14/12/2009 -> tức là khoảng 12h trưa ngày 14/12/2009 giờ Việt Nam, thuận lợi cho người quan sát ở Châu Mỹ.Còn chúng ta sẽ không quan sát được cực điểm.
    Chòm Gemini mọc lên từ chập tối khoảng 7,8h. Chúng ta đã có thể quan sát vào lúc đó.
    Tuy vậy để quan sát Geminids các bạn có lẽ nên quan sát từ khoảng sau 10h tối khi chòm Gemini đã lên cao ở hướng đông. Để có thể thấy các sao băng Geminids vào lúc này các bạn nhìn bao quát cả vùng trời hướng đông nơi có chòm Gemini.
    Đến khoảng 2h sáng nửa đêm thì chòm Geminids lên đến đỉnh đầu và thời gian này có thể có nhiều sao băng nhất xuất hiện ở mọi hướng trên bầu trời với gốc xuất phát từ chòm Gemini (gần đỉnh đầu), chòm Geminids sẽ dần dần chuyển sang phía Tây khi gần sáng.
    Hiếm có mưa sao băng nào mà chúng ta có thể quan sát từ chập tối đến rạng sáng như Geminids này. Tuy không quan sát được cực điểm nhưng nếu trời trong thì ở các miền quê các bạn có thể bỏ túi hơn 100 sao băng là điều chắc chắn ^^.
    Đêm 14/12, và 13/12 là các đêm chú ý nhất ngoài ra có thời gian nên quan sát thêm các đêm từ 12-16/11, các đêm càng gần cực điểm thì có lẽ sao băng càng nhiều
    Các yếu tố để làm nên 1 trận mưa sao băng lớn thật sự là "mưa":
    - Thời tiết tốt
    - Không bị ánh trăng
    - Cực điểm quan sát được và rơi vào sau nửa đêm
    Lần Geminis này thì sao?
    - Yếu tốt thời tiết thì ta phải hỏi ông trời.
    - Trăng lưỡi liềm sẽ không thể phá đám được sao băng
    - Chúng ta không quan sát được cực điểm ^^
    Dù vậy đừng thất vọng với Geminids, dù không quan sát được cực điểm nhưng nếu thời tiết tốt thì là dịp rất đáng xem.
    Clear skies.
    Được fairydream sửa chữa / chuyển vào 13:42 ngày 11/12/2009
  3. starstar53

    starstar53 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2007
    Bài viết:
    719
    Đã được thích:
    0
    Lâu lắm rồi ko thấy ngôi sao nào rơi .
  4. fangto_mat

    fangto_mat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2004
    Bài viết:
    2.716
    Đã được thích:
    0
    hôm cuối tháng 12 vừa rồi anh làm 1 chuyến lên Điện Biên
    đến Apachai đồn biên phòng 317 ấy.chỗ vùng núi cao cả đêm thấy sáng rực 1 trời toàn sao là sao,chi chít luôn ấy :)
    đêm xuống cả bọn đốt lửa ngồi uống rượu ngắm sao............
  5. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Đến hẹn lại lên, mưa sao băng Perseids(Anh Tiên) lại sẽ khiến cho những người yêu bầu trời có những đêm không ngủ vào cuối tuần sau.
    Mưa sao băng Perseids (Anh Tiên) , một trong những trận mưa sao băng lớn nhất năm, sẽ đạt cực điểm vào rạng sáng ngày 13/8 theo dự báo của IMO (International Meteor Organization). Người quan sát ở một nơi có điều kiện quan sát thật lý tưởng có thể thấy đến hơn 100 vệt sao băng trong vòng một giờ khi sao băng đạt đỉnh điểm với tâm điểm xuất phát các sao băng gần chòm sao Anh Tiên(Perseus)
    [​IMG]
    Vùng tâm điểm của mưa sao băng Perseids ở phía chòm sao Anh Tiên (Perseus)
    Perseids là một trận mưa sao băng xuất hiện từ rất lâu
    Mưa sao băng Perseids là trận mưa sao băng nổi tiếng vốn đã được người Trung Hoa cổ đại ghi nhận từ năm 36. Từ năm 1865 người ta đã biết được nguồn gốc của trân mưa sao băng này, đó chính là do những thiên thạch nhỏ trong đám mây bụi mảnh vỡ của sao chổi 109 P/ Swift-Tuttle (S-T) trải dài trên quĩ đạo của sao chổi này quanh Hệ Mặt Trời. Chúng ta có thể quan sát được đợt mưa sao băng Perseids từ 17-7 đến 24-8 hằng năm khi đám mây bụi cắt ngang quĩ đạo của Trái Đất. Vào thời gian mưa sao băng diễn ra cực điểm khoảng 12-13 tháng 8 hàng năm, người ta có thể đếm được trung bình 100 sao băng trong 1 giờ tại các nơi quan sát lý tưởng. Các thiên thạch nhỏ với vận tốc hơn 60km/s bốc cháy khi bay vào khí quyển của Trái Đất, để lại những vệt sáng dài trên bầu trời đó thật là những hình ảnh đẹp khó quên đối với người quan sát.
    http://imo.net/live/perseids2010/out/per2010overview.png
    Hình ảnh động cập nhật thông kê mật độ sao băng Perseids đang gia tăng vào các rạng sáng hiện nay. Nó sẽ đạt đỉnh điểm vào ngày 13/8 theo dự báo (imo.net)
    Thật may mắn năm nay sẽ không có ánh trăng
    Vào năm trước, mưa sao băng Perseids là một nỗi thất vọng lớn khi bầu trời đầy ánh trăng lấn át mất các sao băng. Năm nay, thật sự thuận lợi khi đang là những ngày đầu tháng âm lịch, sẽ không có ánh trăng nào ảnh hưởng đến việc quan sát. Tuy nhiên... Yếu tố thời tiết luôn là sự ám ảnh đối với người quan sát ở Việt Nam, thời tiết trong mùa mưa bão đã khiến mưa sao băng Perseids là trận mưa sao băng khó quan sát được nhất trong các trận mưa sao băng lớn hằng năm. Dù sao chăng nữa chúng ta nên lạc quan, nếu cuối tuần này thời tiết tốt không có mưa và mây thì còn chần chờ gì nữa hãy cùng với các thành viên của HAAC hẹn đồng hồ để cùng chiêm ngưỡng một trong những hiện tượng thiên văn kỳ thú.
    Quan sát mưa sao băng Perseids như thế nào
    Vào lúc nửa đêm chòm Perseids nơi có tâm điểm sao băng vừa mọc ở phía Đông Bắc, chúng ta có thể bắt đầu quan sát vào lúc này. Tuy nhiên vào thời điểm này mây và sương gần chân trời sẽ cản trở rất nhiều những ánh sao băng. Do đó thời điểm tối ưu nhất bắt đầu quan sát sao băng nên là sau 2h sáng khi tâm điểm sao băng đã lên đủ cao và các sao băng đã xuất hiện nhiều. Hãy nhìn bao quát về phía bầu trời Đông Bắc để đón đợi các sao băng và ước cho mình những điều ước tốt đẹp nhất.
    Ngoài rạng sáng ngày 13/8 theo dự báo là cực điểm sao băng, chúng ta cũng nên quan sát vào các rạng sáng 12,14/8 là những ngày cũng sẽ có nhiều sao băng xuất hiện.
    Một số kinh nghiệm trong quan sát để có một đêm sao băng thật "bội thu"
    Mọi địa phương ở Việt Nam đều có thể quan sát được mưa sao băng nhưng điều kiện quan sát và thời tiết ở mỗi nơi sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc quan sát được các sao băng nhiều hay ít
    - Hãy tránh xa ánh đèn thành phố: Ánh sáng của trăng hay ánh sáng đèn sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến việc chiêm ngưỡng các sao băng. Ở vùng quê ít bị ô nhiễm ánh sáng bạn có thể thấy được số lượng các sao băng hơn rất nhiều lần nếu quan sát ở thành phố.
    - Quan trọng nhất là điều kiện thời tiết, trời phải quang mây và có thể thấy rõ các ngôi sao bình thường thì mới có thể thấy được sao băng bạn nhé! Nếu thời điểm hiện tại có nhiều mây, đừng vội thất vọng vì bầu trời mùa mưa rất thất thường.
    - Tính kiên trì cũng không kém quan trọng! Mưa sao băng không có nghĩa là ?osao bay như mưa?, ở một trận lớn như Perseids này thì những vệt sáng có thể xuất hiện cách nhau 1 đến vài phút, đôi khi bầu trời sẽ ?olặng thinh? một lúc rất lâu nhưng có lúc chúng xuất hiện liên tục 2-3 cái.
    - Nên nhìn bao quát cả vùng trời rộng phía Đông Bắc và lên đến đỉnh đầu đừng tập trung một chỗ, bạn cũng không cần phải biết vị trí của chòm sao Perseus(Anh Tiên) mới quan sát được sao băng. Đừng hiểu nhầm tâm điểm ở chòm Perseus có nghĩa là sao băng chỉ bay từ đó ra, nó có thể xuất hiện ở những chòm sao khác thậm chí rất xa tâm điểm, nhưng nếu để ý ta sẽ thấy đường kéo dài hướng bay của sao băng có vẻ chụm lại ở chòm Perseus.
    - Do từ 3h trở đi vị trí chòm Perseus cùng ?ovùng trời sao băng? sẽ lên khá cao ở phía Đông Bắc nên việc đứng, hay ngồi quan sát sẽ làm cổ bạn rất mỏi, nên tìm một nơi để nằm như ghế bố, võng?sẽ thoải mái hơn rất nhiều và giúp ta nhìn được một vùng trời rộng hơn.
    - Chú ý giữ ấm, tránh sương, thức ăn và thức uống nóng tại chổ sẽ thêm phần thú vị đấy.
    Nguyễn Tuấn - Đình Đôn (HAAC)
    Được fairydream sửa chữa / chuyển vào 10:38 ngày 04/08/2010
    Được fairydream sửa chữa / chuyển vào 10:39 ngày 04/08/2010
  6. huongnhu4

    huongnhu4 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/10/2007
    Bài viết:
    3.988
    Đã được thích:
    61
    [​IMG]
    MƯA SAO BĂNG
    Bầu trời đầy mây giăng
    Kiếm tìm ngôi sao băng
    Gửi vào một điều ước
    Đem tới cung Quảng Hằng.
    Những vì sao bay nhanh.
    Ngôi nào là sao anh
    Em quáng quàng đón bắt.
    Đánh mất nỡ nào đành!
    Nhắm mắt ước một điều
    Nào có chi đâu nhiều
    Nghìn vì sao đang tới
    Cho em một tình yêu.
    Anh là ngôi sao sa.
    Ánh hào quang chói loà.
    Em đơm nụ quỳnh trắng
    Đón anh vào đêm hoa.
    HNhu-13/8/2010
  7. Koji1987

    Koji1987 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2009
    Bài viết:
    3.018
    Đã được thích:
    19
    Ôi mình chưa thấy sao băng lần nào, chắc là rất đẹp và kì ảo.
  8. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    MƯA SAO BĂNG GEMINIDS 2010 – Món quà trước Giáng Sinh vào Thứ ba 14/12

    Đến hẹn lại lên, chúng ta đang bước vào những ngày gần kề cực điểm trận mưa sao băng Geminids, một trong những trận sao băng thuộc loại lớn và đáng tin cậy nhất trong năm vì thời gian diễn ra thường khá chính xác và tần suất sao băng thuộc loại rất lớn (khoảng 120 sao băng trong một giờ). Cũng là một sự ngẫu nhiên lí thú khi trận mưa sao băng này lại rơi vào những ngày giữa tháng chạp khoảng từ 7-17/12 hàng năm trong tiết trời đông se lạnh trước lễ Giáng Sinh, tựa như một món quà Noel tuyệt đẹp mà thiên nhiên ưu ái giành tặng cho những người quan sát kiên trì đam mê khám phá bầu trời đêm. Trước khi đến với Geminids năm nay, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu đôi nét về “Món quà trước Giáng Sinh” đặc biệt này nhé.

    [​IMG]

    Thế nào là sao băng:
    Sao băng trông thấy trên bầu trời như là những vệt sáng di chuyển rất nhanh giữa nền trời sao trong khoảnh khắc từ vài phần giây đến vài giây rồi biến mất. Đó là kết quả của những mảnh vật chất nhỏ trong vũ trụ rơi vào khí quyển trái đất và bốc cháy. Người ta vẫn thường giải thích nguyên nhân do sự ma sát mạnh giữa không khí và vật thể, tuy nhiên sự giải thích chính xác hơn lại theo một cơ chế phức tạp rằng nhiệt độ sinh ra sự cháy này không chỉ từ sự ma sát và phần lớn là từ phần khí bị nén mạnh ngay phía trước vật thể đang di chuyển cực nhanh gây ra theo định luật vật lý. Sự nén này đôi khi mang lại kết quả làm những sao băng lớn vỡ làm nhiều mảnh trước khi tan biến.

    Độ sáng, độ dài, tốc độ, thời gian tỏa sáng và màu sắc của vệt sao băng tùy thuộc vào kích thước, vận tốc và thành phần cấu tạo của các vật thể. Màu thường gặp của sao băng là vàng đến cam, đôi khi xuất hiện những sao băng hiếm có ánh xanh lục, những sao băng lớn sáng rực như quả cầu lửa để lại một đuôi bụi kéo dài hoặc vỡ ra thành nhiều sao băng nhỏ hơn, người quan sát thường gọi những sao băng ấy là những fireball.

    Mưa sao băng và nguồn gốc Geminids:
    Các sao chổi trên hành trình của nó tiến lại gần Mặt Trời, nhiệt độ tăng làm vật chất của sao chổi bốc hơi và dưới áp suất của gió Mặt Trời, tạo nên các đuôi bụi, băng và khí. Các vật chất nhỏ gồm bụi và băng phát tán từ sao chổi vương vãi xung quanh quĩ đạo của nó. Khi Trái Đất trong quĩ đạo quay quanh Mặt Trời của mình đi vào vùng bụi này vào khoảng thời gian nào đó trong năm sẽ xuất hiện các trận mưa sao băng.

    Geminids bắt đầu xuất hiện từ giữa thế kỉ 19 kéo theo sự bí ẩn về nguồn gốc của nó, mãi cho đến năm 1983 bí ẩn này mới được NASA làm sáng tỏ khi tìm ra được vật thể 3200 Phaethon có lẽ chính là kẻ đã gây ra trận mưa sao băng nổi tiếng này. Vật thể Phaethon có đường kính khoảng 5km, cấu tạo chủ yếu từ vật chất rắn và một ít băng đá, chính vì thế nó giống như là một tiểu hành tinh hơn là sao chổi. Các nhà khoa học tin rằng Phaethon chính là phần nhân của một sao chổi nào đó còn sót lại sau những cuộc hành trình của nó và bị gió mặt trời thổi hết lớp băng đá bên ngoài.

    [​IMG]
    Quỹ đạo 3200 Phaethon nguyên nhân tạo nên Gemninids

    Mưa sao băng Geminids năm nay sẽ rơi vào Đêm Thứ ba-14/12:
    Theo dự báo của IMO (International Meteor Ogranization - imo.net), cực điểm của Geminids năm nay sẽ rơi vào khoảng 11h ngày 14/12 giờ UT tương đương 18h ngày 14/12/2010 giờ Việt Nam. Tức là chúng ta sẽ đón đợt cực điểm này trễ hơn một tí vào đêm ngày 14/12 khi tâm điểm sao băng là chòm Gemini (Song Tử) bắt đầu xuất hiện và dần lên cao trên bầu trời, cụ thể như sau:

    Vào những ngày giữa tháng 12 này chòm Gemini bắt đầu ló dạng khỏi chân trời Đông vào khoảng 19h tối, nhưng chúng ta sẽ đợi đến khoảng 21h tối để bắt đầu quan sát khi vùng “tâm điểm” này lên cao hơn khoảng 20 độ (từ chân trời lên đỉnh đầu là 90 độ). Từ thời điểm 21h đêm ngày Thứ ba – 14/12 bạn bắt đầu quan sát vùng trời Đông hướng chòm Gemini và sẽ nhận thấy tần số sao băng xuất hiện ngày càng nhiều khi đêm càng về khuya, tức là chòm Gemini lên càng cao và không bị lớp mây và khí quyển dày gần chân trời che mất. Hãy nhớ theo dõi vị trí chòm Gemini, theo chuyển động nhật động của bầu trời nó sẽ lên cao nhất gần đỉnh đầu vào khoảng 1h sáng và bắt đầu hành trình xuống phía chân trời Tây.
    Điều thuận lợi là vào ngày này, chúng ta ít bị ảnh hưởng bởi ánh trăng trung tuần ở hướng Tây và trăng sẽ lặn khuất vào khoảng 0h30 sáng.

    Bạn chưa biết chòm Gemini ? Hãy yên tâm, bạn hoàn toàn có đủ thời gian để xác định nó trước, hãy đợi nó lên khá cao rồi dùng bản đồ sao hỗ trợ, nó là một chòm có 2 sao chính nổi bật là Castor và Pollux nằm phía dưới (hướng xuống chân trời) và chếch về phía bên trái chòm Orion (đang nằm ngang) lúc mới mọc.

    [​IMG]
    Từ 21h chòm Gemini cùng vùng tâm điểm Geminids đã lên cao ở vùng trời hướng Đông vào 14/12

    Bạn cũng có thể dành quỹ thời gian cả đêm quan sát của mình một ít để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của vùng trời nơi Lục Giác Mùa Đông bao gồm 6 ngôi sao sáng của 6 chòm sao nổi tiếng hợp thành, đó là: Orion, Canis Major (chó lớn), Canis Minor (chó nhỏ), Gemini, Auriga (ngự phu), Taurus (kim ngưu) . Ngoài ra trong vùng lục giác này còn có đều Tam Giác Mùa Đông được đánh dấu bởi ba ngôi sao sáng rực mang tên Sirius (chòm Canis Major), Betelgeuse (Orion) và Procyon (Canis Minor).

    Đêm càng về khuya và gần sáng, bầu trời sao mùa Xuân sẽ dần hiện ra từ chân trời Đông, bạn có thể tham khảo thêm bài viết Bầu trời mùa xuân http://thienvanhoc.org/haac/quan-sat-thien-van/ky-nang-quan-sat/640-bau-troi-mua-xuan.html


    Vài kinh nghiệm cá nhân khi quan sát:

    - Luôn chú ý đến thời tiết và lượng mây cũng như sương mù vì chúng là khắc tinh của sao băng cũng như bầu trời sao. Hãy chắc rằng bầu trời quang đãng hoặc gợn mây rất nhẹ, đừng phí thời gian quan sát với bầu trời đỏ rực đầy mây.

    - Càng tránh xa ánh sáng đô thị bạn càng có thể trông thấy nhiều sao băng, đôi khi có thể ngỡ ngàng về tần số chúng xuất hiện.

    - Nhớ chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cần thiết cho quan sát, kể cả áo khoác, găng, tất, mũ chống sương, kem chống muỗi, đồ ăn và thức uống nóng giàu năng lượng … nếu bạn có kế hoạch quan sát suốt đêm dài trong tiết trời đông này.

    - Quan sát nhiều người sẽ rất vui nếu bạn chọn được một địa điểm cắm trại lí tưởng, Tuy nhiên hãy chú ý đến vấn đề an ninh và đảm bảo an toàn.

    Kinh nghiệm về mưa sao băng:

    - Cực điểm rơi vào đêm 14/12 tuy nhiên những ngày trước và sau cực điểm bạn cũng hoàn toàn có thể quan sát với tần suất sao băng rất cao chỉ kém cực điểm đôi chút với thời gian quan sát như trên .

    - Chú ý tâm điểm ở chòm Gemini không có nghĩa các sao băng luôn xuất phát từ đây, chúng có thể bất chợt xuất hiện ở những vùng lân cận đó, thậm chí rất xa, tuy nhiên phương di chuyển của chúng luôn quy về chòm Gemini.

    - Mưa sao băng không có nghĩa là sao băng bay như mưa, bạn đừng trông đợi điều này. Tuy nhiên tần số xuất hiện sao băng khoảng dưới 1 phút có 1 sao băng là điều có thể. Lưu ý rằng đôi khi bầu trời rất im lặng trong thời gian dài đến hơn 15 phút nhưng có lúc vài sao băng thi nhau xuất hiện cùng lúc, điều này rất thường xảy ra và rất dễ làm chúng ta nản lòng .

    - Nếu quan sát lâu bạn hãy dùng tấm lót hoặc tốt nhất là chiếu du lịch tìm chỗ ngã người ra để không gây mỏi khi quan sát. Việc này rất có ích khi chòm Gemini đã lên hơn lưng chừng trời. Một kinh nghiệm là bạn hãy nằm hướng chân về hướng tâm điểm để thấy được nhiều sao băng hơn.

    - Đừng cố gắng ghi hình sao băng bằng máy ảnh du lịch hoặc cả máy chuyên nếu bạn chưa có kinh nghiệm, nếu có hứng thú bạn hãy cùng HAAC trao đổi vấn đề này tại diễn đàn trước khi thực hành. Những điều cơ bản cho việc ghi hình sao băng thành công như “khẩu độ” mở lớn nhất, nhạy sáng cao, phơi sáng dài, ống kính trường rộng, tripod hoặc chân đế có nhật động … tuy nhiên nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, quan trọng hơn cả là sự may mắn .


    Cuối cùng xin chúc các bạn có những đêm quan sao băng thú vị với nhiều điều ước từ mỗi ngôi sao băng kì diệu sẽ thành hiện thực, “món quà Giáng Sinh” sẽ đáp lại tất cả những người có đam mê và lòng kiên trì với bầu trời đêm huyền diệu.

    Một mùa Noel an lành cùng những đêm đầy sao trời !


    Đôn Orion – HAAC


    Các hình vẽ trong bài sử dụng chương trình mô phỏng bầu trời Stellarium, đây là một chương trình mã nguồn mở có ngôn ngữ Việt. Các bạn có thể download Stellarium tại www.stellarium.org

    Tham khảo :
    - Lịch mưa sao băng 2010 IMO www.imo.net
  9. rainkute

    rainkute Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/01/2008
    Bài viết:
    1.501
    Đã được thích:
    0
    ở miền bắc chả coi đc vì đêm qua trời đầy mây mù:(
  10. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Mặc dù thời tiết rất xấu vào sáng và chiều, nhưng tối qua khu vực miền Nam Bộ và Tây Nguyên bầu trời lại bất ngờ rất trong tạo điều kiện thuận lợi cho một đêm sao băng Geminids mãn nhãn đầy niềm vui.

    Đến hẹn lại lên, trận mưa sao băng được chờ đón nhất trong năm đã tới. Theo dự báo của IMO, năm nay cực điểm của trận mưa sao băng này sẽ diễn ra vào 11:00 UTC tức 18:00 giờ Việt Nam. Tuy thời gian cực điểm là thời gian chòm sao Geminids, nơi có tâm điểm của trận mưa sao băng lớn cuối cùng trong năm này, còn chưa mọc lên từ hướng đông. Tuy vậy, sau 22:00 thì chòm sao này đã mọc cao so với chân trời hướng Đông Bắc, sẽ là một điều kiện lý tưởng cho những ai muốn chiêm ngưỡng.

    HAAC tổ chức quan sát sao băng tại Bảo Lộc
    Như thường lệ, trước thời gian diễn ra cực điểm trận mưa sao băng Geminids hàng năm, CLB Thiên văn Nghiệp dư TPHCM HAAC luôn tổ chức một buổi thực tế quan sát tại Tây Nguyên, vùng núi cao có bầu trời trong. Và CLB đã chọn ngày quan sát là đêm 11/12 rạng sáng 12/12 ứng với địa điểm là Thành Phố Bảo Lộc, Lâm Đồng. Mục đích của chuyến đi là quan sát trận mưa sao băng này trước cực điểm để so sánh với khi cực điểm, chụp ảnh thiên văn, chụp ảnh mưa sao băng. Đặc biệt hơn, lần này CLB còn thí điểm truyền hình trực tiếp buổi quan sát của các thành viên HAAC và các bạn yêu thiên văn tại Bảo Lộc. CLB sẽ cố gắng thực hiện việc truyền hình ảnh và âm thanh trực tiếp tại buổi quan sát trên diễn đàn để mọi người ở nhiều nơi có thể chia sẻ trực tiếp tình hình quan sát và cảm xúc của mình tới những người khác.
    Thời gian buổi quan sát tại Bảo Lộc từ 9h tối 11/12 tới 1h30 sáng 12/12. Tuy nhiên buổi quan sát vẫn bị gián đoạn vài lần do mây mỏng che phủ. Thời tiết buổi tối quan sát đó không thuận lợi, hơn nữa buổi quan sát cách cực điểm 3 ngày nên số sao băng nhóm quan sát được chỉ khoảng 50 cái trong đó có 2 fireball. Chất lượng mạng không dây tại Kohinda không tốt, trời nhiều sương bao phủ nên công việc chụp ảnh sao băng rất khó vì ống kính máy ảnh luôn bị ướt. Và thật đáng tiếc nhóm lần này không thu được tấm ảnh sao băng nào dù đã chuẩn bị kĩ càng về thiết bị và phương pháp chụp. Tuy vậy, bầu trời sao ở Bảo Lộc vẫn rất trong, các thành viên vẫn có thể quan sát thấy sao Kim sáng chói thật khác biệt lúc rạng sáng ở bầu trời phía Đông, các chòm sao chi chit. Và nhóm đã quyết định chụp ảnh các vật thể trên bầu trời, kết quả thu được khá tốt:
    [​IMG]

    Cụm sao Thất nữ Pleiades M45 trong chòm sao Taurus
    [​IMG]
    Ảnh chụp Star Trail, đó là các đường đi chuyển của các ngôi sao xung quanh sao Bắc Cực (các bạn có thể thấy rõ sao Bắc cực ngay phía trên thân chiếc kính thiên văn, ảnh chụp tai Kohinda, Bảo Lộc). Lưu ý cùng mọi người, nhiều tác giả nhà báo tại Việt Nam lầm tưởng hình trên gồm nhiều sao băng trên bầu trời, nhưng đó là lầm lẫn rất tai hại
    [​IMG]

    Ảnh chụp Đại tinh vân M42 trong chòm sao Orion nổi tiếng, một tinh vân được đánh giá là tinh vân đẹp nhất trong vũ trụ
    Dù chuyến đi Bảo Lộc này kết quả thu được không như mong đợi, nhất là việc thử nghiệm truyền hình trực tuyến qua internet, tuy nhiên việc quan sát số sao băng tại vùng núi cao cũng đem lại những cảm xúc và trải nghiệm thú vị. Trời lạnh nhiều sương ban đêm sẽ ảnh hưởng nhiều tới sức khoẻ, do đó các bạn cần chuẩn bị đầy đủ mọi thứ cho buổi quan sát của mình, và đây là một số hình ảnh buổi quan sát tại Bảo Lộc
    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]

    Kinh nghiệm cho thấy, khi chòm sao Gemini, tâm điểm trận mưa sao Geminids đã lên cao, chúng ta nên nằm ngửa nhìn thẳng lên bầu trời, vừa tập trung hơn khi quan sát do có thể nhìn bao quát cả vùng trời và còn tránh mỏi. Dĩ nhiên, bảo vệ sức khoẻ với áo ấm ,chăn, khăn quàng, nón len,… là cần thiết. Quan sát số đông để chia sẽ lẫn nhau cũng là một điều thú vị( ảnh buổi quan sát tại Kohinda Bảo Lộc đêm 11/12)
    Đêm sao băng 14/12

    Tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, theo bạn Trương Ngọc Khánh (Hội thiên văn Hà Nội) cho biết trời mây mưa do ảnh hưởng của áp thấp nên không thể tiến hành quan sát. Một sự thất vọng lớn cho các bạn yêu thích sự kiện này. Nhưng chúng ta còn nhiều dịp khác nữa để các bạn tiến hành quan sát.
    Tình hình quan sát tại các khu vực trong đêm cực điểm 14/12 rạng sáng 15/12


    • Nhóm quan sát của bạn Nhật Hạ tại khu đất trống đường Thích Quảng Đức quan sát từ 20h đến 21h45 phút xem được 22 cái sao băng, và tổng cộng tới 1:00 15/12 là 52 sao băng.
    • Nhóm quan sát tại Pleiku do bạn Nguyễn Tân Khải, thành viên HAAC tại Gia Lai thông báo quan sát được 23 sao băng trong thời gian từ 23:00 tới 1h30 sáng 15/12, có tiến hành chụp ảnh mưa sao băng nhưng không thu được kết quả.
    • nhóm Bảo Lộc do bạn Hồng Nguyên của BAAC quan sát tại Kohinda thông báo: quan sát từ 21h tới 11h45 có 133 cái sao băng trong đó có 4 fireball, nhưng đã có sương mù: tức là có trung bình 48 sao băng/h, buổi quan sát không thể tiến hành sau nửa đêm do sương mù.
    • Nhóm của bạn Tuấn (Proxx) quan sát được 30 sao băng tại Gò Vấp
    • Nhóm của bạn Xuân (HAAC) tại sân bay Buôn Ma Thuột, Đắc Lắc quan sát được 50 sao băng gồm 2 fireball trong thời gian từ 22h30 ngày 14/12 tới 2:15 ngày 15/12
    • Nhóm của bạn Lý Võ Đình Tuyến quan sát tại Gò Vấp, trời nhiều mây, tuy vậy bạn quan sát được 6 sao băng trong vòng 3 phút lúc 1:00 15/12
    • Ở Xã Bình Điền- Hương Trà- Huế, nhóm quan sát của bạn Phạm Công Dương thông báo quan sát được 31 sao băng từ 20:00 14/12 tới 2:30 ngày 15/12 do thời tiết khá thất thường
    • Tại Sóc Trăng, nhóm quan sát thông báo có 32 sao băng từ 21:30 14/12 tới 1:30 ngày 15/12
    • Tại nội thành Quận Phú Nhuận, TPHCM, anh Ánh công ty quang học Ánh Thiên Quang thông báo trời trong nhưng do ánh đèn nên chỉ quan sát được 9 sao băng trong thời gian từ 0:25-1:45 ngày 15/12
    • Tại Ký túc xá DH Bách Khoa HCM tại Thủ Đức, bạn Bảo Anh (HAAC) thông báo quan sát được 15 sao băng (1 fireball) từ 0:40-1:15 ngày 15/12
    • Theo kết quả của bạn Cao Thuỳ Trang, thành viên HAAC tại KTX Đại học Quốc Gia TPHCM, các bạn sinh viên quan sát rất đông trong kí túc xá, số lượng theo bạn thống kê từ sau 11:45 ngày 14/12 tới 2:00 ngày 15/12 là khoảng 50 sao băng (2 fireball)
    Đây là một số hình ảnh tại KTX Đại học Quốc gia TPHCM
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

    [​IMG][​IMG][​IMG]
    [​IMG]

    • Nhóm quan sát của bạn Hải Triều tại chợ Hoàng Hoa Thám Tân Bình quan sát
    • 14 sao băng từ 0;15-1:40 ngày 15/12, trong đó có 1 sao băng rất sáng và dài
    • Bạn Thái Sơn tại khu Thư viện Đại học Quốc gia TPHCM quan sát được khoảng 95 sao băng từ 21:00 ngày 14/12 tới 3;00 ngày 15/12 (gián đoạn gần 1h do mây). Trong đó có 8 fireball, 1 fireball diễn ra trong 2-3 s rất đẹp và sáng
    Tổng kết về đêm quan sát sao băng 14/12/2010:
    Khu vực miền Bắc không có thông báo do thời tiết quá xấu, còn miền Trung và miền Nam thời tiết không quá xấu nên hầu hết đều thấy sao băng. Ở tại thành phố lớn như TP HCM mà cũng có thể thấy được vài chục sao băng ở những nơi quan sát ít bị ánh đèn, khu vực vùng ven như Thủ Đức, Gò Vấp là quan sát tốt nhất, như ở Làng Đại Học Thủ Đức các bạn đã xem được gần 100 sao băng.


    Dù thời tiết không thật sự tốt nhưng tình hình thông báo kết quả quan sát của các bạn là tương đối tốt , đêm nay 15/12 rạng sáng 16/12 nếu thời tiết tốt hơn, các bạn nào chưa quan sát được vẫn có thể trải nghiệm.
    Chúc các bạn nhiều sức khoẻ và hẹn các bạn vào những hiện tượng thiên văn lý thú khác trong năm 2011.

Chia sẻ trang này