1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cùng rèn luyện khả năng ngắm sao nào

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi ursamajor969, 17/06/2016.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ursamajor969

    ursamajor969 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/05/2015
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    1
    Bài viết này từ bài viết của ORION.DON _ được đánh giá rất cao mà theo kinh nghiệm ngắm sao của bản thân thì là một cơ sở cơ bản để bước đầu hoàn thiện kỹ năng ngắm sao.

    1. Chuẩn bị cho quá trình ngắm sao :
    + Việc ngắm sao trong đêm rất bị ảnh hưởng của thời tiết, hãy chọn thời điềm ngắm sao sao cho thời tiết lúc ấy là đẹp nhất, trời thật quang mây, không sương mù :01p2: .
    + Yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến ngắm sao là ánh sáng. Ánh sáng ảnh hưởng rất lớn đến độ trưng của sao. Ta nên ngắm sao vào lúc mặt trời lặn hẳn và hoàn toàn tắt ánh sáng. Ngắm sao tốt nhất là ở vùng nông thôn, nơi không bị nhiễu của ánh sáng đèn đô thị làm mờ đi độ sáng của ánh sao.
    + Việc ngắm sao đòi hỏi phải có sự kiên nhẫn và có niềm đam mê đối với thiên văn, lúc đầu sẽ thấy rất rối rắm và dễ bị nản lòng nhưng sau một thời gian thì nó sẽ trở nên rất thú vị.
    + Khi quyết định ngắm sao thì hãy chuẩn bị cẩn thận những thứ cần thiết như kính thiên văn, bản đồ sao, ống nhòm, đèn pin đỏ... Ngoài ra nếu trời lạnh nhớ mặc áo giữ ấm cho cơ thể, đừng quá say mê mà hại sức khoẻ. Bạn cũng có thể đem theo cái gì đó nhấm nháp để việc ngắm sao thêm phần thú vị .

    2. Sự thích nghi của mắt với bóng tối :
    Trước khi ngắm sao bạn cần làm cho đôi mắt thích nghi với bóng tối trước. Mắt bạn cần tránh tiếp xúc với ánh sáng trắng trong khoảng 20 phút thì mới có thể hoàn toàn thích nghi. Khi mắt đã thích nghi thì bạn sẽ ngạc nhiên khi nhận thấy bầu trời lúc này dày đặc ánh sao. Lúc này cần tránh cho mắt tiếp xúc với ánh sáng trắng đột ngột vì nó sẽ phá hỏng tình trạng này và thậm chí còn làm hại thị lực của bạn . Để tránh tình trạng này mà vẫn có thể xem bản đồ sao thì bạn cần có một đèn pin phát ánh sáng đỏ để xem, bạn có thể tự làm bằng một đèn pin thường và giấy bóng đỏ (Kỹ thuật dùng ánh sáng đỏ này vẫn thường được áp dụng trong các phòng tối rửa ảnh) .

    3.Tỉ lệ trên bầu trời :
    Đơn vị để chúng ta đo độ rộng cùa chòm sao hay khoảng các ngôi sao được dùng là độ kinh vĩ (kinh độ và vĩ độ). Nếu chỉ nhìn trên bản đồ sao thì khó mà tưởng tượng được kích thước thực tế của những chòm sao trên bầu trời. May sao, chúng ta có một cây thước tỉ lệ rất tuyệt vời, đó chính là bàn tay của chúng ta. Ví dụ ngón trỏ của chúng ta vừa đủ để che phủ mặt trời hay mặt trăng, những vật thể chỉ rộng 0.5 độ ngang. Mu bàn tay rộng 10 độ bằng với rộng của cái cày (Plough, Big Dipper) trong chòm Đại Hùng. Khi xoè ra, độ rộng của bàn tay tính từ ngón út đến ngón cái là khoảng 16 độ, đủ để phủ ô vuông lớn của chòm Phi Mã . (H.1)

    [​IMG]

    Lưu ý: Khi ước lượng khoảng cách, ta để tay duỗi thẳng ra trước tầm mắt .

    4. Cách xác định một chòm sao :
    Để có thể xác định được các chòm sao trên bầu trời thì thông thường chúng ta phải bắt đầu từ 1 số chùm sao dễ nhận ra nhờ hình dáng của nó như chùm Orion, Đại hùng, Nam thập, ... , từ những chòm sao chìa khóa này sẽ rất dễ dàng cho việc xác định những chùm sao còn lại.
    + ORION: Việc định vị cực kì dễ dàng, nếu ai đã xác định được Orion rồi thì sẽ không thể nào quên được với hình dáng đặc thù 3 sao thắt lưng thẳng hàng (Orion?s Belt) cùng 4 sao xung quanh tạo thành một hình thang bao xung quanh.
    [​IMG]

    + Đại hùng: Hãy nhìn về hướng Đông Bắc, nếu bạn thấy được 7 ngôi sao đơn độc xếp thành hình giống như một cái xoang thì hãy tự tin rằng đó chính là chòm Đại Hùng nổi tiếng.
    [​IMG]

    + Nam thập: Có hình dáng một cây thập tự hơi méo được tạo thành bởi 4 sao.
    [​IMG]

    Nếu là người mới bắt đầu thì bạn nên chọn một vùng trời tập trung nhiều sao thật sáng để dễ quan sát. Lục giác mùa đông là vùng trời mà dễ quan sát nhất, đỉnh đầu tiên của lục giác là ngôi sao Thiên lang nằm về hướng nam và hơi chếch về phía đông. Sao Thiên lang hay Serius thuộc chòm sao Canis Major (Chó Lớn). Cao hơn một chút về phía tây là Rigel thuộc chòm Orion (Thợ săn). Đi tiếp hơn nữa là ngôi sao Aldebaran thuộc chòm Taurus (Kim Ngưu). Ở đỉnh phía bắc của lục giác là ngôi sao Capella thuộc chòm Auriga (Ngự Phu). Về phía nam, hơi xéo về phía đông là 2 ngôi sao Castor và Pollux. Đó chính là 2 đỉnh của chòm Gemini (Song Nam). Cuối cùng là sao Procyon thuộc chòm Canis Minor (Chó nhỏ). Ngoài ra, trong ngôi nhà Lục giác mùa đông năm nay hiện đang có một vị khách, đó là hành tinh sao Hỏa với mầu đỏ hung đang ?ngồi? ở phía trên chòm Orion, quãng giữa 2 chiếc sừng của Trâu vàng (Taurus).

    [​IMG]

    :ym (12): .

    5. Hai cách để tìm ra một chòm sao:

    Cách 1 : Cách trực tiếp.
    Nhìn bảng đồ sao trước, tìm những chòm bạn cần xác định, sau đó nhìn lên bầu trời và cố gắng xác định chòm sao ấy bằng những hình dáng đặc biệt, bằng sao sáng, bằng những ước lệ bằng bàn tay... Cách này hữu dụng khi đã có một số chòm sao để làm mốc.

    Cách 2: Cách gián tiếp.
    Nhìn lên bầu trời trước, sau đó hãy lấy một quyển sổ ra vẽ lại những gì bạn thấy được. So sánh hình vẽ với bản đồ sao xem chúng có ăn khớp với nhau không , nếu chúng khớp, hãy nhìn lại bầu trời xem chòm sao bạn vừa xác định được.

    Lời khuyên : + Bạn hãy tự làm cho mình một quyển sổ riêng để ghi chép bầu trời đêm. Nhớ ghi cả ngày tháng vào để tiện việc theo dõi sự biến đổi của bầu trời .

    + Hiện nay đã có rất nhiều những phần mềm được sữ dụng rất nhiều trong việc ngắm sao : Stallerium, Starry Night, ... cái này các bạn có thể doawload ở mục phần mềm đễ có cơ sở lý thuyết trước phục vụ cho việc quan sát thực tế.


    6. Màu sắc và ánh sáng của sao :
    Thoạt nhìn, các vì sao có vẻ xuất hiện chỉ với ánh sáng trắng. Nhưng nếu thời tiết thuận lợi thì những vì sao cũng có màu sắc riêng của mình, đó gọi là quang phổ sao. Dựa vào màu sắc ta có thể khẳng định được vì sao mình tìm được có đúng là vì sao ở trong bản đồ không .
    Ánh sáng và sự lấp lánh của sao giúp ta phân biệc được đâu là sao, đâu là hành tinh. Các vì sao đều có ánh sáng lung linh, nhấp nháy khi ta nhìn. Nếu bạn thấy được một vì sao tỏa một ánh sáng đều, không nhấp nháy thì đó phải là một hành tinh.

    [​IMG]

    7. Ghi nhớ các chòm sao:
    Khi đã xác định được một chòm sao, bạn hãy cố gắng ghi nhớ nó, như thế dần dần về sau bạn sẽ không còn phụ thuộc vào bản đồ sao nữa, không có nó bạn vẫn có thể xác định dễ dàng. Ban đầu chưa quen có thể hơi khó khăn, nhưng nếu luyện tập rồi thì bạn sẽ thấy bầu trời trở nên quen thuộc.
    Cách dễ nhất để nhớ một chòm sao là nhớ hình dạng của tên chòm sao đó, ví dụ như Đại khuyển, Sư tử, Nam thập, Thiên nga, Thần ưng, Bọ cạp... Nhưng nếu bạn gặp khó khăn vì hình dạng quá rắc rối thì cứ nhớ theo hình ảnh tưởng tượng của riêng mình cũng được . Hãy liên tưởng chúng giống như những hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống như :
    - Cái nơ : Thợ săn (Orion)
    - Cái ná : Bò tót (Taurus)
    - Hình ngũ giác : Ngự Phu (Auriga)
    - Chữ M hoạc W : Thiên hậu (Cassiopeia)
    - Cái nhà ngược :Thiên vương (Cepheus)
    - Hình thoi : Thiên cầm (Lyra)
    - Hình vuông lớn : Phi mã (Pegasus)
    - Cái xoang hoặc cái gáu : Gấu lớn (Ursa Major)
    Ngoài ra , không nhất thiết phải nhớ từng chòm sao mà có thể liên kết các sao sáng của nhiều chòm với nhau thành một hình dạng để nhớ. Cách này cũng được sử dụng trên một số bản đồ sao, đó chính là những tam giác nổi tiếng , đôi lúc thời tiết xấu chúng ta chỉ có thể thấy các Tam giác này đơn độc trên bầu trời. :
    - Tam giác mùa Xuân : Tạo thành từ 3 sao Spica (Xử nữ), Regulus (Sư tử), Arcturus (Ngưu Lang).
    - Tam giác mùa Hè : 3 sao Vega (Thiên cầm), Deneb (Thiên nga), Altair (Thần ưng).
    - Tam giác đều mùa Đông: 3 sao Sirius (Đại khuyển), Procyon (Tiểu khuyển), Betelgeuse (Orion).
    Lời khuyên :
    - Không cần phải nhớ nhiều sao trong một chòm, chỉ cần nhớ các sao chính, sau này từ các sao chính ấy ta có thể lần ra các sao phụ của chòm.
    - Không nên xác định quá nhiều chòm sao cùng một lúc vì như thế sẽ rất khó nhớ và mất công, bạn sẽ nhanh chóng quên vị trí chúng.
    - Khi định vị được một chòm sao, hãy cố gắng nhớ luôn tên một số sao trong chòm , hay ít nhất là sao sáng nhất (Alpha) của chòm, như vậy kiến thức về thiên văn của bạn sẽ dần dần được mở rộng.

    thienvanbachkhoa.org

Chia sẻ trang này