1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cùng suy ngẫm nào

Chủ đề trong 'ĐH Thuỷ Lợi HN' bởi mh39c1, 13/05/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. mh39c1

    mh39c1 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/11/2002
    Bài viết:
    905
    Đã được thích:
    0
    Cùng suy ngẫm nào

    Một bài văn lạc đề đáng giá

    Tại kỳ thi học sinh giỏi các lớp không chuyên của Hà Nội, tổ chức giữa tháng 3, có một bài văn "lạ" của một học sinh lớp 11. Em đã thẳng thắn bày tỏ chính kiến rằng mình không thích tác phẩm đó. Đồng thời nêu lên nhiều nhận xét rất thẳng thắn về cách dạy và học văn trong nhà trường hiện nay.

    "... Đề bài thi HS giỏi năm nay là giới thiệu vẻ đẹp của tác phẩm "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc", nhưng thực sự em không hề thích tác phẩm này, như vậy em có thể viết hay được không? Em có thể chắc chắn rằng trong số 10 học sinh như em, có tới 9 người cũng không thích tác phẩm này. Đơn giản bởi vì bọn em không sống trong thời chiến tranh, bọn em không thể rung động trước một bài tế, khi mà thực sự là bọn em đang sống trong thời bình. Bọn em không quay lưng với lịch sử, nhưng có nhiều cách để bọn em hiểu về lịch sử dân tộc hơn là phải học những bài tế khô khan, khó hiểu như thế này...

    Em không thích tác phẩm này vì nó quá cứng nhắc, khó hiểu. Em đọc xong mà không hề có một chút xúc động hay xót thương, như vậy là lỗi tại em hay tại nhà văn không truyền tải được đến người đọc?... Chúng em và các cô - tức là những người ra đề - là hai thế hệ rất khác nhau; các cô không hiểu chúng em thì trái lại, chúng em cũng không hiểu những tác phẩm viết về cái thời các cô cũng chỉ bé như bọn em bây giờ...

    "Qua bài làm của học sinh, có thể nhận thấy tuy còn thiếu hụt khá nhiều về kiến thức cơ bản, tuy sự hiểu biết còn nhiều phiến diện, nhưng đây là một học sinh có chính kiến, đáng quý là đã dám thể hiện chính kiến của mình một cách chân thành, trung thực bằng một bài văn nghị luận, ít nhiều có lý lẽ với cách diễn đạt lưu loát, uyển chuyển. Theo tôi, ở một phương diện nào đó, các thày cô giáo nên trân trọng, khích lệ những học sinh này".
    "Lời phê" của thày Hà Bình Trị - chuyên viên phụ trách môn văn, Vụ Giáo dục trung học - Bộ GD&ĐT.
    Em nghĩ, đứng trước một tác phẩm văn học, bao giờ cũng có những ý kiến trái ngược khen - chê, hay - dở, nhưng dường như HS bọn em chỉ có quyền thích , chỉ có quyền khen hay, mà không có quyền nói lên chính kiến của mình, và việc phê bình văn học, hình như chỉ là việc của các nhà phê bình. Phải chăng vì tư tưởng bảo thủ này mà suốt 63 năm qua, văn thơ của chúng ta chưa được "mới"? Nhìn ra, chỉ ra cái hay của một tác phẩm văn học đã khó, nhưng chỉ ra cái hạn chế, thiếu sót của tác phẩm ấy còn khó hơn nữa, vậy mà chưa bao giờ bọn em được tỏ rõ chính kiến của mình trong một bài thi cả, tất cả chỉ vì áp lực điểm số.

    Em biết bài viết này của em là hoàn toàn lạc đề, em không chỉ ra được cái đẹp, cái hay của tác phẩm bởi em không thấy nó hay, không thấy nó đẹp. Em cũng biết bài văn này cũng không được điểm nào, nhưng em chỉ muốn nêu lên chính kiến của mình trước tác phẩm, cũng như những bức xúc của một học sinh, khi phải học một chương trình không phù hợp. Em không muốn phải viết những lời khen sáo rỗng về một tác phẩm mình không thích. Và em hy vọng các thày cô sẽ linh hoạt hơn trong việc ra đề để bọn em tự do bày tỏ chính kiến, tự do yêu ghét một tác phẩm nào đó".

    Bài văn đã được nhiều học sinh và thày cô giáo chuyền tay nhau đọc, bình luận. Rất nhiều học sinh tán đồng với ý kiến này. Còn các thày cô giáo thì dè dặt hơn. Có người bảo rằng phải cho 20 điểm mới xứng đáng, có người khẳng định bài văn chỉ đáng điểm 0. Còn thực tế, người chấm đã cho bài văn này 3/15 điểm với lý do: Viết lạc đề.

    Một phụ huynh cho biết tuần trước, con trai ông - đang học lớp 5 tiểu học - có bài tập làm văn về nhà "Tả bà em". Cháu viết một bài dài hai trang giấy, nào là "bà em rất vui tính, rất khoẻ mạnh, rất yêu lao động... Người bà cao, dáng bà bước đi khoẻ mạnh, nước da bà hồng hào... ". Đọc bài văn, vị phụ huynh ngạc nhiên và bảo con: "Đúng là bà con ngày xưa khỏe mạnh, vui tính, hồng hào thật... Nhưng bây giờ đâu có như thế nữa. Bà bị ốm, nằm viện đã mấy tháng nay, người gầy lắm, chẳng làm việc gì được... Tuần nào con cũng vào thăm bà mấy lần, con thương bà, sao con không thử tả bà như hàng ngày con vẫn gặp. Bà đau như thế nào, bàn tay bà gầy ra sao...". Nhưng cháu trả lời không thể làm như thế được, vì đã có... mẫu rồi.

    Rồi cháu giở cho xem quyển sách "Những bài văn mẫu", bài nào bài nấy giống hệt nhau, cứ tả người là phải tả từ xa tới gần, từ trên xuống dưới, rồi tính tình, công việc, cuối cùng là cảm nghĩ. Cháu bảo cả lớp ai cũng chép từ quyển sách này. Chỉ có chép thì mới được điểm cao. Vị phụ huynh thử cố thuyết phục cháu đừng làm vậy, nhưng cháu không dám nghe theo vì sợ bị điểm xấu...

    Có câu chuyện về một đề văn tả "Ngôi trường của em". Học sinh nào cũng tả "trường em ngói đỏ, vôi hồng..." (mặc dù thời đó, đất nước ta có chiến tranh, còn nghèo, các ngôi trường đa số là nhà tranh, vách đất chứ không khang trang "ngói đỏ, vôi hồng..."). Và với lối tả đúng mẫu như vậy, học sinh đều nhận điểm 9, 10. Duy nhất có một học sinh "không biết sợ" lại tả đúng thực tế rằng "trường em rất nghèo, cửa kính vỡ hết, nhưng em vẫn rất yêu quý trường em...". Nhiều năm sau, khi gặp lại trò cũ, người thày năm xưa mới ngậm ngùi ân hận lẽ ra không nên cho em học trò đó điểm kém vì một bài văn đầy tình cảm chân thật xúc động.
  2. CanhSatday

    CanhSatday Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2002
    Bài viết:
    591
    Đã được thích:
    0
    Hồi xưa có em học sinh ko theo một khuôn mẫu có sẵn, tự sáng tác những vần thơ đầy cảm hứng:
    Trường em tổng kết học kỳ
    Có nhiều tiết mục ly kỳ hấp dân (dẫn) ​
    Tiếc là chẳng nhớ cô giáo đánh giá bài thơ này như thế nào.
    Bàn về chuyện này thì cũng có nhiều bài viết trên các báo. Dưới suy nghĩ của mình thì ... em đấy viết đúng nhưng sai chỗ. Hồi xưa cô giáo mình đỏ gay đỏ gắt bắt các em học sinh phải công nhận cô Tấm nhân hậu, hiền lành, đảm đang... (điển hình của phụ nữ Việt Nam???? Bụt ơi, chắc con lấy vợ Tây mất).
  3. grinfilldo

    grinfilldo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2004
    Bài viết:
    7.409
    Đã được thích:
    0
    Còn đây là Link của "Bài văn lạ "
    http://vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/Giao-duc/2005/05/3B9DE271/
    http://vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2005/05/3B9DE424/
    http://vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2005/05/3B9DE574/
    Hồi thi môn Lịch sử Đảng em cũng viết văn theo kiểu này ; (Viết được 1 tờ giấy thi ) Cuối cùng cũng được 2 điểm (công viêt)
  4. nguyencongtu712

    nguyencongtu712 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2005
    Bài viết:
    1.310
    Đã được thích:
    0
    Thế đã trả nợ Lịch sử đảng chưa
  5. grinfilldo

    grinfilldo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2004
    Bài viết:
    7.409
    Đã được thích:
    0
    Đấy là lượt đi thui ; lượt về học hành nghiêm chỉnh qua rùi ..
  6. luckyluke42c1

    luckyluke42c1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/03/2002
    Bài viết:
    3.814
    Đã được thích:
    0
    Cái đứa viết bài này cũng chỉ ngoa ngôn vậy thôi....
    Chứ thật ra tớ cảm thấy chương trình văn phổ thông chẳng có gì là không hay không tốt hết. Nó tương đối bao quát, có mới có cũ, có Tây có Ta...Chắc cái đứa này ( chẳng biết là thằng hay là con vì bài báo không nói rõ) ko học bài nên nói láo vậy thôi... Tớ nghĩ đã học văn, thậm chí giỏi văn thì phải cảm nhận được cái hay của bài văn, bài thơ. Mà để thấy hay được thì tất yếu phải có kiến thức lịch sử, có khả năng đặt mình vào tâm trạng tác giả thì mới mong cảm nhận được hết ý nghĩa ... Chứ cứ nói rằng thời nay phải học văn của thời nay thì mới cảm nhận hết cái hay, thế thì bao nhiêu tác phẩm kinh điển ra đời chỉ sống một thời gian rồi quay vào dĩ vãng à ...
    Cái mà cần phản ánh, lên án là cái kiểu dạy học văn theo bài theo vở hiện nay. Tớ thấy đa số học sinh phổ thông đều được dạy cách làm văn theo một cái form nhất định, cứ theo cái form đó thì tất sẽ được điểm cao, còn lệch ra ngoài thì chắc chắn sẽ bị điểm kém.
    Hồi trước tớ có dạy một thằng cu lớp 9. Dạy nó toán thôi nhưng đợt nó thi tốt nghiệp mình cũng phải để ý các môn học khác của nó một chút. Hỏi đến môn văn thấy cu cậu có vẻ tự tin lắm. Hỏi ra thì nó bảo là cô giáo nó dạy cho nó một cái form để viết bài rồi. Văn nghị luận có form thế nào, văn phân tích có form như thế nào... Cứ viết theo cái form đó , đúng trình tự như thế thì ít nhất cũng được 7 điểm. Mình ngạc nhiên gần chết... Thế này thì hỏng bét, còn đâu sự sáng tạo trong cách thể hiện bài viết của học sinh nữa chứ!
    Đấy! Tớ nghĩ cái đấy mới cái cần chỉ trích và thay đổi, chứ còn thật sự thì bắt một học sinh giỏi văn phân tích bài " Văn tế nghĩa sĩ Gà Luộc"... À quên ! Cần Giuộc..thì cũng chẳng có gì là sai cả!
  7. grinfilldo

    grinfilldo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2004
    Bài viết:
    7.409
    Đã được thích:
    0
    Trích báo Người Lao Động và Thanh Niên Online
    Hệ thống giáo dục đừng làm uổng công học tập của chúng cháu
    Vừa qua em có đọc báo của cô chú... (về vấn đề dạy và học văn - tòa soạn chú thích). Tại sao thầy cô lại có thể cam chịu cách dạy như thế bấy lâu? Học 2 tiết 3 bài thơ Đường, 2 tiết là xong truyện Chí Phèo, 1 tiết là xong 3 trích đoạn Truyện Kiều! Trời đất!
    Học mà không cảm được văn, học mà không hiểu về văn, học mà không có thời gian sống với tác phẩm thì làm sao có hiệu quả đây? Học sinh có thể thuộc làu bài thơ, đoạn văn, thậm chí cả... dàn bài phân tích, nhưng đó là trong thời gian học. Khi thi xong, những thứ ấy không hề còn, chỉ để lại cho học sinh một khoảng trắng kiến thức.
    Trong một lần trò chuyện với học sinh, có một quan chức giáo dục của Sở GD-ĐT TPHCM đã phát biểu rằng: ?oHọc văn cốt là để biết tiếng mẹ đẻ mà thôi!?. Tại sao thầy lại có thể nói một điều đơn giản đến như vậy? Em nghĩ học văn còn là học làm người, là học cách sống, cách đối nhân xử thế. Học văn để trau dồi nhân cách, để nâng cao nhận thức và tính thẩm mỹ cá nhân. Học văn để hiểu về đời, về người, từ đó mà kiến tạo nên một xã hội tươi đẹp. Thật đáng buồn...
    ... Học một tác phẩm phải đặt mình vào tác phẩm, điều này cực kỳ khó, nhưng không phải không thể làm; quan trọng ta có chú tâm, và ta có dồn hết tâm hồn cho tác phẩm hay chưa. Ở đây lại nảy sinh một vấn đề, đó là cách dạy. Nếu chúng em được học môn văn một cách khoa học, hợp lý; có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành thì khi đứng trước một tác phẩm văn chương nào đó, bọn em cũng sẽ có đủ tình cảm và chủ động để cảm nhận nó, dù nó có khác lạ với cuộc sống thực của chúng em.
    ... Với tất cả lòng chân thành, em mong rằng các thầy cô, các cơ quan, các cấp thẩm quyền, các ngành chức năng, mà trực tiếp ở đây là Bộ GD-ĐT, hãy đề ra những đường lối đúng đắn, hợp lý; có những chính sách kịp thời, hiệu quả nhằm tạo chuyển biến trong việc dạy và học môn văn theo đúng con đường mà lẽ ra nó phải đi bấy lâu nay.
    Em được biết Quốc hội đang họp bàn về Luật Giáo dục (sửa đổi). Em thiết tha mong Quốc hội hãy đưa ra những điều khoản linh hoạt hơn, có lợi hơn cho nền giáo dục Việt Nam nói chung và môn văn nói riêng; thiết lập một hệ thống giảng dạy và học tập có tầm cỡ quốc tế. Không làm được điều này, chúng ta sẽ làm cho tri thức Việt Nam mất giá trên trường quốc tế.
    Em biết, cải cách giáo dục là một việc khó có thể làm trong một sớm một chiều, thế nhưng với tình hình nóng bỏng hiện nay, chúng ta chỉ có ngần ấy thời gian để thực hiện triệt để, đúng đắn và có hiệu quả... công việc đầy gian lao ấy!
    Xin cám ơn các cô, chú đã lắng nghe ý kiến và nguyện vọng của em.
    Kính thư
    Về hướng dẫn chấm 2 đề thi môn văn ở TP Hồ Chí Minh
    ?oBút chẳng tà? là... ?ochẳng xấu?? !
    Đề thi môn văn- tiếng Việt kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 cấp TP do Sở GD-ĐT TPHCM ra có nội dung là: ?oNhà thơ Nguyễn Đình Chiểu có câu thơ: ?oChở bao nhiêu đạo, thuyền không khẳm. Đâm mấy thằng gian, bút chẳng tà?. Em hiểu ý nghĩa câu thơ trên như thế nào? Bằng những hiểu biết của mình về các trích đoạn đã được học trong tác phẩm ?oTruyện Lục Vân Tiên? của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu (Sách Văn học 9, tập I, trang 135-140 và Ngữ văn 9, sách giáo khoa thí điểm, tập I, trang 102-104 và 115, 116); Em (viết hoa chữ E- PV) hãy làm rõ vấn đề trên?.
    Dưới đây là trích hướng dẫn chấm của sở: ?oĐạo?: Đạo lý, đạo đức, ?otà?: xấu, ?okhẳm?: chìm.
    Thực ra ?okhẳm? nghĩa là đầy, ?otà? nghĩa là cùn/mòn. Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ ghi: ?okhẳm? là thuyền ở tình trạng được chở đầy, nặng hết sức, không thể chở hơn được nữa; ?otà? là không còn nhọn nữa, đã bị mòn ở đầu mũi.
    Và 2 câu thơ trên cơ bản được hiểu là Chở bao nhiêu đạo đi nữa thuyền vẫn không đầy. Đâm mấy thằng gian bút vẫn không cùn/mòn.
    Vậy mà không biết căn cứ vào đâu người hướng dẫn chấm thi lại giải thích ý nghĩa của ?otà? là xấu, ?okhẳm? là chìm, làm cho người chấm không biết tin vào đâu. Hướng dẫn chấm này dễ đưa đến kết quả học sinh làm đúng sẽ bị mất điểm oan, còn những học sinh không hiểu đúng lại được điểm. Sai sót này cho thấy người viết hướng dẫn chấm thi không hiểu tác phẩm hoặc cẩu thả, vô trách nhiệm làm hại học sinh.
    Nhìn chung, hướng dẫn chấm này không giúp được bao nhiêu cho người chấm thi. Ý đưa ra quá chung chung không sát nghĩa với nội dung. Thí dụ, sau khi giải thích ý nghĩa câu thơ, hướng dẫn chấm đưa ra ý chung: ?oVăn chương chân chính phải phục vụ, chuyên chở đạo đức, đạo lý, phải chống lại thế lực tàn bạo, chống lại cái ác, cái phi đạo đức, phải cổ vũ động viên cho đạo lý, đạo nghĩa, cho những điều tốt đẹp? mà không nêu được nghĩa cụ thể, sát sườn để người chấm có căn cứ rõ ràng.
    Ở đề thi kiểm tra học kỳ II môn làm văn lớp 12 năm học 2004-2005 do Sở GD-ĐT TPHCM ra, phần hướng dẫn chấm cũng rất chung chung như đề thi trên. Đề này có nội dung: ?oTrình bày ngắn gọn nội dung tác phẩm ?oMột con người ra đời? (Măcxim Gorki). Phần hướng dẫn chấm chỉ ghi 1 câu: ?oCăn cứ vào tác phẩm (SGK Văn học 12, tập II, trang 7-20)?. Sách giáo khoa thì in nguyên văn truyện ngắn này. Như vậy, giám khảo rất khó thống nhất để đánh giá các bài thi vì hướng dẫn chấm không đưa ra chuẩn cần thiết.
    Một giáo viên giỏi môn văn
    (H.L ghi)


    Sau bài báo này...có khi phải cải tạo hệ thống giáo dục trường ta ....... .
    Được Grinfilldo sửa chữa / chuyển vào 22:08 ngày 19/05/2005

Chia sẻ trang này