1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cùng suy ngẫm về ứng xử và khả năng chiến tranh của TQ và các nước ĐNÁ xung quanh vấn đề Biển Đông

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi losspassword, 08/05/2009.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kotus

    kotus Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/10/2004
    Bài viết:
    1.841
    Đã được thích:
    3.199
    em check nhâm tên miền nhé. Tên miền vietnamchina.gov.vn vẫn tồn tại, chưa bị thu hồi. Chỉ có là cái trang này giờ không còn tiếng Việt nữa. Nội dung của trang này giờ lấy nội dung của trang liên kết Nga Trung.
    Vậy là đã có sự phản đối từ phía Việt Nam.
    Chắc là phía Việt Nam cũng không muốn thu hồi tên miền vì như vậy căng thẳng 2 bên sẽ tăng thêm 1 nấc.
    Được kotus sửa chữa / chuyển vào 02:56 ngày 15/05/2009
  2. hitnrun

    hitnrun Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2009
    Bài viết:
    231
    Đã được thích:
    0
    Trang hợp tác thương mại giữa VN và Tàu. Nhưng đặt ở server TQ.
    VN lỗi một phần là VN lại để trang này ở TQ, do TQ quan lý (chắc để cho nội dung thống nhất với trang www.chinavietnam.gov.cn).
    Nhưng BBC lại viết cứ như thể phía VN viết như vậy.
  3. hongsonvh

    hongsonvh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    1.600
    Đã được thích:
    7
    Phân tích về khả năng xung đột ở biển Đông thì mình thấy là
    + Trên biển kẻ nào mạnh về quân sự sẽ là người chiến thắng, mọi lý lẽ đều chỉ là thứ yếu ( Dẫn chứng Quần đảo Falklands gần Achen. mà Achen thua trận --> mất)
    + Có nhiều vấn đề LHQ cũng không giải quyết được, mà BC cũng là một thành viên trong Hội đồng thường trực Bảo an LHQ, có tiếng nói to hơn NC
    + Rất đồng ý với các bác ở phần trước. Khi chiến sự xảy ra các nước khác trong Asean chỉ bo bo giữ phần mình thôi.
    Nhưng bản thân BC bây giờ cũng đang phải đối đầu với những khó khăn không nhỏ đó là:
    + Về quân sự chưa chắc thắng ( vì vậy mà họ điên cuồng tiếp tục chạy đua vũ trang, hiện đại hoá quân đội)
    + Về kinh tế BC cũng đang bị ảnh hưởng rất nhiều từ suy thoái kinh tế toàn cầu, xuất khẩu giảm sút, thất nghiệp ra tăng ...
    + Về công nghệ, BC đã có những bước tiến thần kỳ về CN ( chủ yếu là do ăn cắp và vi phạm bản quyền ) --> bị sự cảnh giác của các nước công nghệ cao ( Ví dụ minh hoạ: vụ BC mua 02 SU-33 không thành)
    + Về đối nội: Chênh lệch vùng miền ngày càng cao, kinh tế chỉ PT ở các vùng ven biển ( Đặc khu Kinh tế), nông thôn còn chậm phát triển, nghèo đói. Hoạ ly khai, nội loạn ở các vùng Tây Tạng, Tân cương ... có thể nổ ra bất cứ lúc nào
    + Về đối ngoại: BC đang mất điểm với 1 loạt các nươc trên TG vì lý do Chính trị - QS - KT
    Tình hình của NC trong hiện tại và tương lai gần:
    + Về Quân sự ta không còn như ở nhưngz năm 8X nữa, lúc đó ta chỉ có thể tập trung bảo vệ BGPB, hiên tại và tương lai gần ta có lược QS twơng đối mạnh, Ko quân 30 SU-27/30 ( tính cả HĐ mua 12 SU mới ký) + 70 SU-22, Hải quân 10 Tarantul/ monya + 02 Gepard + 06 Kilo...
    + Kinh tế: rất may cơn bão khũng hoảng KT toàn cầu ảnh hưởng vào ta không qua nặng nề, CP vẫn kiểm soát được nền KT
    + Đối nội: NC là nước ổn định nhất trong ASean
    + Đối ngoại: Có nhiều thành tựu lớn VD: được bầu làm gì gì dó trong LHQ...
    Người ta đã từng nói " BC là anh khổng lồ có đôi chân bằng đất sét"
    Chính vì vậy mà mình cho rằng xung đột về QS giữa NC & BC là khó xảy ra nhưng hoàn toàn có thể xảy ra cái gọi là đấu quyền khẩu trên bàn thương lương ( Hai bên không động thủ chỉ đọc ra những chêu thức tấn công và phòng thủ) ví dụ:
    BC: Tôi sẽ tung hạm đội NH ( với nhiều tầu khu trục, tầu đổ bộ ..) ra chiếm quần đảo TS
    NC: để bảo vệ quần đảo TS tôi sẽ tung không quân tấn công hạm đội của ông.
    BC: Tôi sẽ tung hạm đội tầu TSB ra sử lý không quân của ông.
    NC: Tôi sẽ tung Kilo ra thit tầu sân bay của ông.
    BC: Tôi có dự phòng tầu khu trục săn ngầm dò cá quả của ông.
    NC: Tôi có tầu phóng tiên diệt hạm làm cỏ tầu khu trục săn ngầm của ông
    BC: Tôi cũng có Kilo diệt tầu phóng tiễn của ống
    NC: Tôi lại có Gepard tìm Kilo của ông...
    ....
    Tóm lại là hai bên sẽ tiếp tục ngồi lại thương lượng, thương lượng và thương lượng.
  4. nguyend_uyanh

    nguyend_uyanh Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/09/2006
    Bài viết:
    2.038
    Đã được thích:
    109
    Khựa hiện giờ có 3 điểm nóng là Bắc Triều, đài Loan và Trường Sa, khi Khựa giải quyết êm thấm xong 2 điểm nóng kia rồi thì khả năng nó đánh ta chiếm Trường Sa là khá lớn, nhưng Đài Loan được Mỹ bảo kê nên ko dễ đối phó, thời điểm Mỹ bị khủng hoảng vừa ròi cũng ko thể nhân cơ hội chụp Đài được. Nhưngta cứ chuẩn bị trwcs đi là vừa, động thái của quân đội VN giao lưu với hạm đội Mỹ trên Biển Đông, mau sắm vũ kí cho thấy các cụ nhà ta đã thấy rõ dã tâm và cũng ko hề tin tưởng bọn Khựa, và các cụ nghĩ kiểu gì nó cũng sẽ lấn chiếm Trường Sa .
  5. xxcuteoxx

    xxcuteoxx Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/07/2008
    Bài viết:
    106
    Đã được thích:
    0
    Trung Quốc phô trương HQ rồi giờ sắp đến bộ binh nè.
    http://vietnamnet.vn/thegioi/2009/05/846007/
  6. anhoanp

    anhoanp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/12/2007
    Bài viết:
    456
    Đã được thích:
    0
    CÁC YẾU TỐ BẢN ĐỊA CỦA AN NINH KHU VỰC ĐÔNG NAM Á
    NGUYỄN NGỌC DUNG
    Nghiên cứu sinh ?"Trường ĐHKHXH&NV
    Ở góc độ chính trị, an ninh là một khái niệm chỉ sự ổn định, an toàn đối với một quốc gia hoặc một chế độ chính trị, nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của quốc gia hay chế độ chính trị đó. Đây là vấn đề tự nhiên của mỗi quốc gia ?"dân tộc, một nhu cầu trộn lẫn cả yếu tố bản năng và ý thức.
    Theo cách hiểu truyền thống, an ninh gắn liền với sự đảm bảo về sức mạnh quân sự và tình trạng quốc phòng của một đất nước. Nhưng nếu bó gọn vấn đề an ninh trong một quốc gia thì đó chỉ là an ninh đơn phương. Tuy nhiên, sự tuỳ thuộc vào nhau trong thế giới ngày nay mạnh đến nỗi tình trạng biệt lập của mỗi quốc gia không thể tìm thấy sự bênh vực từ bất cứ phương diện nào. Cho nên, quá trình chuyển từ trạng thái an ninh đa phương là một quy luật tất yếu đối với mỗi quốc gia hoặc tổ chức khu vực.
    Từ mục đích buổi đầu, có thể xem ASEAN là một tổ chức khu vực kinh tế. Điều này hiển nhiên được bày tỏ trong các văn kiện của Hiệp hội. Nhưng không vì thế mà ASEAN từ bỏ mục tiêu an ninh. Theo M.G. Shajie, các tiến bộ kinh tế (nếu có) bắt nguồn từ sự tăng cường về an ninh. Nói cách khác, an ninh trở thành tiền đề cần thiết cho hợp tác và phát triển ở mỗi khu vực, trong đó có ASEAN.
    Nhận thức về an ninh khu vực ĐNÁ không phải là một việc dễ dàng, bởi trong đó có sự hiện hữu của nhiều nhân tố an ninh cấu thành. Trên bình diện hệ tư tưởng, một số học giả đã từng coi an ninh khu vực ĐNÁ chỉ là sự phản ánh những động thái của chiến tranh lạnh. Vì thế họ cho rằng, trật tự khu vực cũ được hình thành bởi 2 cuộc chiến tranh lạnh ở châu Á: Đông ?" Tây (Liên Xô ?"Mỹ), Đông ?" Đông (Liên Xô ?"Trung quốc) [10,7]. Xu hướng nghiên cứu các biến cố an ninh trong khu vực theo trục thời gian chiến tranh lạnh trở thành cách tiếp cận tương đối phổ biến. Tuy vậy, tình trạng đó không có nghĩa là sự phủ nhận một thực tế sinh động rằng, từ sau Chiến tranh thế giới thứ II đã xuất hiện nhiều khuynh hướng trong nhận thức về tổ chức an ninh khu vực. Có thể phân làm 3 khuynh hướng căn bản. Theo khuynh hướng thứ nhất, các tổ chức an ninh khu vực được hình thành trên cơ sở chương VIII của Hiến chương Liên Hợp Quốc, được hiểu như một bộ phận của hệ thống an ninh tập thể toàn cầu (the Universal collective security system). Khuynh hướng thứ hai xuất phát từ những mục đích khởi thủy của các tổ chức khu vực là phòng thủ tập thể (collective self ?"defence) trước sự đe doạ an ninh của các cấp độ thuộc các hệ thống thế giới (hệ thống tư bản chủ nghĩa hoặc xã hội chủ nghĩa). Khuynh hướng thứ ba dựa vào việc tăng cường tình trạng an ninh, sự thịnh vượng của các quốc gia trong khu vực thông qua các hành động tập thể. Khuynh hướng này chú ý nhiều đến nền an ninh bản địa (Indigennous regional security) của các tổ chức khu vực [12].
    Rõ ràng khuynh hướng thứ ba này phù hợp với đường lối và chính sách an ninh của ASEAN. Một đường lối mà ngay từ đầu đã xác định tính chất bản địa của vấn đề an ninh. Nó phá vỡ tình trạng cố tụ an ninh của một quốc gia để đưa đến sự thống nhất an ninh (ở một mức độ nhất định) của khu vực. Yếu tố bản địa của an ninh khu vực ĐNÁ có thể được xác định bởi một vấn đề sau:
    1. Tình trạng tranh chấp lãnh thồ và xung đột sắc tộc, tôn giáo:
    Phần lớn các quốc gia ĐNÁ là quốc gia đa dân tộc. Khi bị thực dân phương tây xâm lược, xã hội của họ còn đang trong giai đoạn hình thành dân tộc thống nhất. Khuynh hướng dân tộc thống nhất đã bị chặn lại và mai một dần bởi chính sách ?ochia để trị? của chủ nghĩa thực dân. Trải qua hàng trăm năm đô hộ, chủ nghĩa thực dân đã để lại cho khu vực này những ?otồn tại lịch sử?. Chẳng hạn,các đường biên thực dân trước đây cắt ngang nhiều địa bàn cư trú của các sắc tộc, tôn giáo, sau này tạo ra tình trạng chồng lấn, tranh chấp lãnh thổ giữa các quốc gia độc lập ở ĐNÁ.
    Tranh chấp lãnh thổ là một vấn đề hết sức nhạy cảm vì liên quan đến chủ quyền quốc gia. Người ta thường nhắc đến trường hợp tranh chấp lãnh thổ điển hình giữa Philippines và Malaysia về vùng Sabah. Ngoài ra còn vô số các trường hợp khác như việc tranh chấp đảo Pedra Branca ở ngoài khơi phía bờ biển Johor giữa Malaysia va Singapore, tranh chấp đ3o Sipadan va Ligitan ở vùng biển Sulawesi giữa Malaysia và Indonesia, tranh chấp đường biên giới giữa Malaysia và Thailand [10, 26-27]. Do tính chất phức tạp của vụ việc và lập trường kiên định của mỗi bên, quá trình giải quyết các tranh chấp trên hầu như không có điểm cuối. Tình trạng này ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh quốc gia và an ninh khu vực.
    Đến nay, về cơ bản những tranh chấp lãnh thổ sau đây vẫn tạo nhiều nguy cơ tiềm ẩn, có thể phá vỡ các mối quan hệ bên trong ASEAN và sự ổn định của toàn vùng.
    a.Vấn đề Pedra Branca: Malaysia và Singapore đều nhận chủ quyền hòn đảo này, phía Singapore dựa vào ngọn hải đăng Horsburgh do người Anh xây dựng trên đảo hoạt động từ những năm 1840. Trong khi đó phía Malaysia lại cho rằng hòn đảo phải thuộc về biển Johor. Hai nước đã trao đổi ý kiến vào tháng 12/1981. Năm 1989 Singapore đề nghị Toà án Quốc tế phân xử nhưng các bằng chứng chưa đủ sức thuyết phục. Dự án xây dựng trạm đỗ trực thăng trên đảo và việc đuổi bắt các ngư dân Malaysia của Hải quân Singapore ******** hình quanh đảo khá căng thẳng [20]. Cả hai nước thường đặt lực lượng vũ trang của mình ở khu vực này trong tình trạng báo động.
    b.Vấn đề Sipadan và Ligitan: Cả Malaysia và Indonesia đều viện dẫn bản đồ được xuất bản dưới thời cai trị của người Hà Lan và người Anh để đòi chủ quyền lãnh thổ hai hòn đảo. Vào năm 1982, cả hai phía thống nhất giữ nguyên hiện trạng. Tháng 6/1991 Malaysia đã tăng cường các hoạt động du lịch trên đảo và gặp phải sự phản ứng mạnh mẽ từ phía Indonesia [20]. Sau đó hai nước đồng ý lập một ?oLiên ủy ban? giải quyết tranh chấp nhưng đến nay vụ việc chưa có gì tiến triển.
    c.Vấn đề biên giới giữa Malaysia và Thailand: Hiệp ước năm 1922 do chính quyền thực dân Anh ký kết với Thailand cho phép quân đội Thái được triển khai hoạt động ở dọc biên giới hai nước. Từ khi Malaysia giành được độc lập, vấn đề tranh chấp đường biên giới giữa họ và Thailand ngày càng nghiêm trọng. Tháng 12/1991 lực lượng biên phòng Thailand đã nổ súng gây xung đột vũ trang ở Ladang Besar. Vì thế, phía Malaysia đã tố cáo Thailand vi phạm các nguyên tắc của Hiệp ước 1922 và đòi xem xét lại Hiệp ước này. Hai nước đã thành lập một ?oỦy ban hỗn hợp? và ?oPhái bộ các vấn đề biên giới tổng hợp? để tham vấn, giải quyết những xung đột về sau [21]. Tuy nhiên trong vài năm gần đây các cơ quan chức năng trên vẫn không ngăn được các xung đột vũ trang lẻ tẻ nổ ra dọc biên giới hai nước.
    d.Vấn đề Sabah: Tranh chấp Sabah được coi là một trong những mối đe dọa nguy hiểm nhất phươnng hại đến quan hệ song phương giữa Malaysia và Philippines. Mặc dù vấn đề này được Tổng thống Marcos chấp thuận tạm gác lại trong cuộc gặp Thượng đỉnh ASEAN tại Kuala Lumpur năm 1977 nhưng đến thời chính quyền Aquino, Thượng viện Philippines lại đưa ra yêu cách đòi chủ quyền vùng đất này. Hiện có khoảng 400 ngàn người Hồi giáo chạy sang Sabah tị nạn. Malaysia cho rằng Sabah trở thành căn cứ đào tạo, vũ trang cho các lực lượng Hồi giáo nổi loạn ở Mindanao. Vì thế họ càng cương quyết đòi chủ quyền Sabah [10, 27-28].
    Đáng chú ý là giữa các nước Đông Nam Á không chỉ có tranh chấp lãnh thổ mà cả tranh chấp lãnh hải. Các vùng chồng lấn có ở khắp nơi trên biển Đông. Trong số đó phải kể đến việc tranh chấp quần đảo Trường Sa của các nước ở trong và ngoài khu vực. Đây là vùng đảo với khoảng 230 đảo nhỏ, bãi cạn, dải đá ngầm? nằm ở phía Nam biển Đông. Diện tích toàn bộ quần đảo áng chừng 250.000 km². Một số nước như Brunei, Đài Loan, Malaysia, Philippines nhận chủ quyền trên những hòn đảo cụ thể. Còn Trung Quốc, Việt Nam là hai quốc gia nhận chủ quyền toàn bộ quần đảo. Nhận thức được tầm quan trọng chiến lược của Trường Sa, thông qua vai trò trung gian của Indonesia, các nước trong khu vực đã nhiều lần ngồi bàn hội nghị thảo luận các biện pháp giải quyết tranh chấp bằng đường lối hoà bình. Cuộc hội thảo đầu tiên được tổ chức tại Bali tháng giêng năm 1990. Thành phần hội thảo này chỉ bao gồm các phái đoàn thành viên ASEAN. Hội thảo lần 2 được tổ chức vào tháng 7-1991 với sự tham gia của 6 nước ASEAN và thêm Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Lào. Tình hình phức tạp xung quanh việc tranh chấp quần đảo Trường Sa đã khiến các thành viên ASEAB đưa ra?oTuyên bố về biển Đông năm 1992?. Theo đó, các nước đòi chủ quyền thống nhất các giải pháp giữ nguyên hiện trạng, cùng hợp tác khai thác tài nguyên biển ở vùng chồng lấn, giải quyết tranh chấp bằng hoà bình thương lượng. Tuy nhiên lập trường về chủ quyền lãnh hải của họ không có gì thay đổi.
    Bên cạnh tình trạng tranh chấp lãnh htổ, lãnh hải, các nước ASEAN còn phải đối mặt với các vấn đề chia rẽ sắc tộc, tôn giáo. Sự hiện diện của nhiều sắc tộc và nhóm tôn giáo đối lập trong khu vực làm cho tình hình chính trị khu vực vốn đã phức tạp lại càng phức tạp hơn. Một số nhóm tôn giáo ở đây trở thành những thế lực chính trị. Trong đó trước tiên phải kể đến đạo Hồi (Muslim). Đạo Hồi có mặt ở hầu khắp các nước Đông Nam Á. Phần lớn cư dân Indonesia, Malaysia, Brunei theo tôn giáo này. Tính ra tín đồ Hồi giáo chiếm 5% dân số Thailand, 10% dân số Philippines, 17% dân số Singapore [10,24]. Ở Indonesia Hồi giáo là một đối trọng của chế độ quân phiệt [16,128]. Hồi giáo nhìn chung có ảnh hưởng mạnh đến đường lối đối ngoại của một nước Đông Nam Á, đôi khi gây ra phản ứng rất nhạy cảm trong quan hệ song phương hoặc đa phương của nhóm nước này. Bài học rút ra từ việc chính quyền quân sự Myanmar thi hành chính sách phân biệt đối xử với Hồi giáo đã chỉ rõ thái độ gay gắt của Indonesia, Malaysia, Brunei như thế nào [8,44]. Kinh nghiệm trên cho thấy ranh giới giữa các vấn đề ?onội bộ quốc gia? và ?ovấn đề khu vực? là khó xác định. Tôn giáo có thể trở thành công cụ can thiệp của một quốc gia này với một quốc gia khác. Ở miền Nam Philippines còn một số tổ chức Hồi giáo ly khai chống chính phũ. Các tổ chức dạng này cũng hoạt động ở vùng biên giới Thailand ?"Malaysia. Ở vùng Đông Bắc Myanmar lực lượng du kích người Karen theo đạo Thiên Chúa đã nổi dậy chống chính phủ từ nhiều năm nay. Tất cả những điểm nóng đó tạo ra nhiều nguy cơ tiềm ẩn cho an ninh khu vực.
    Trong việc giải quyết các nguy cơ, bất ổn về an ninh, có nguồn gốc từ tranh chấp lãnh thổ hoặc xung đột sắc tộc các nước ASEAN đã tỏ rõ thiện chí cùng hợp tác và đối thoại với nhau. Đó là một quá trình hoà giải (reconciliation) các mêu thuẫn nội bộ và cam kết xây dựng ĐNÁ thành khu vực hoà bình, ổn định và phát triển. Sự cam kết này được thể hiện ngay từ Tuyên bố Bangkok (năm 1967), Tuyên bố Kuala Lumpur (ZOPFAN năm 1971) và sau đó là Hiệp ước Bali (năm 1976). Dựa trên những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ quốc tế, các nước ASEAN đã giải quyết mọi vấn đề khu vực trên tinh thần tôn trọng độc lập, chủ quyền bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các quốc gia, không can thiệp vào nội bộ của nhau, giải quyết bất đồng, tranh chấp bằng biện pháp hoà bình, từ bỏ việc đe doạ hoặc sử dụng vũ lực, hợp tác với nhau một cách có hiệu quả [5, 130]. Điều 14, chương IV, Hiệp ước Bali nêu rõ: ?oĐể giải quyết tranh chấp thông qua các tiến trình khu vực, các bên tham gia sẽ thành lập ?"như một tổ chức được lập ra sau khi xảy ra tranh chấp- một Hội đồng cấp cao bao gồm đại diện cấp Bộ trưởng của mỗi bên tham gia ký Hiệp ước, để ghi nhận sự tồn tại của các tranh chấp hoặc tình hình phá rối hoà bình và hoà hợp trong khu vực?. Như vậy các nước ASEAN giải quyết các vấn đề an ninh khu vực với tư cách là một ?ocộng đồng ASEAN? (ASEAN community). Nhờ thế, họ đã tạo được bầu không khí đốit hoại, hiểu biết, tin cậy ?"con đường dẫn đến hợp tác, nhất trí. Trong cơ cấu tổ chức của ASEAN có một số ủy ban adhoc phụ trách vấn đề tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải. Trong quá trình đàm phán, các bên thường chấp nhận nguyên tắc ?ogiữ nguyên hiện trạng? (the status quo). Công ước quốc tế về luật biển năm 1982 (The UN convention on the Law of the sea 1982- LOSC) cũng được các nước ASEAN dùng làm cơ sở pháp lý xác định vùng biển đặc quyền kinh tế (the Exclusive economiczone ?" EEZ) hoặc vùng biển chồng lấn. Vùng biển chồng lấn được xử lý theo tinh thần ?othe status quo? và để các bên cùng khai thác. Indonesia là quốc gia có nhiều vùng tranh chấp về lãnh hải với các nước trong khu vực nhưng đã giải quyết khá thành công vấn đề này.
    2. Chính sách Đông Nam Á và vấn đề tiến ra biển Đông của Trung Quốc.
    Về mặt địa lý, phần lớn các nước ĐNÁ nằm trong vùng biển Đông (còn được gọi là biển Nam Trung Hoa). Do tính chất quan trọng của địa ?" chính trị khu vực mà có tác giả đã liên tưởng Đông Nam Á như một ?oĐịa Trung Hải? (Me***erranean) ở Viễn Đông [14].
    Trong số các cường quốc gây ảnh hưởng lớn ở khu vực thì Trung Quốc có vị trí đặc biệt quan trọng. Lịch sử cho thấy, sự phát triển của nền văn minh Trung Hoa gắn liền với khuynh hướng Nam tiến của người Hán. Tham vọng của Hán tộc không chỉ dừng lại ở vùng Hoa Nam ngày nay mà còn tiến sâu xuống Đông Nam Á. Đây là một chính sách nhất quán của Trung Quốc, cho dù trong lịch sử, các triều đại và chế độ của nó lần lượt xuất hiện và suy tàn. Trải qua hàng ngàn năm, số lượng người Hoa di trú xuống Đông Nam Á ngày một đông. Vào những năm 1970, ở khu vực này có tới 20 triệu Hoa kiều. Theo số liệu của Philippe Devillers, tỉ lệ Hoa kiều trong cư dân Philippines là 1/100, ở Indonesia ?"1/60, ở Thailand ?"1/9, ở Malaysia ?"1/1, ở Myanmar ?"1/80 [14]. Cộng đồng Hoa kiều có tính tự trị rất cao. Họ bảo tồn được văn hoá, ngôn ngữ dù trải qua rất nhiều thế hệ. Sự phát triển tư bản chủ nghĩa ở Đông Nam Á đã tạo điều kiện cho Hoa kiều ở đây làm ăn, buôn bán, trở thành các nhà tư bản lớn, nắm trong tay tiềm lực kinh tế khổng lồ. Ở Indonesia trong thập niên 70, 80% hoạt động buôn bán nội thương nằm trong tay người Hoa. Họ cũng nắm 60% các phương tiện tàu thủy, 90% các công ty vận tải biển. Ở Malaysia, đầu thập niên 70, tư bản người Hoa kiểm soát tới 70% tổng số vốn đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và 40% lĩnh vực khai thác thiết. Ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975, người Hoa kiểm soát 80% lĩnh vực công nghiệp, 50% ngân hàng ?"tài chính, 9/10 khối lượng buôn bán sỉ, một nửa buôn bán lẻ và hầu hết thị trường lúa gạo [4,253]. Hiện nay, theo thống kê của Châu Thị Hải (Viện nghiên cứu Đông Nam Á) ở Indonesia, người Hoa chiếm 4% dân số; malaysia 35%; philippines 2%; Thailand 10%; Việt Nam 1%. Số vốn ngoại tệ của người Hoa trong khu vực lên tới 237,8 tỉ USD với mức bình quân đầu người rất cao: Singapore 43,7 tỉ USD/2.360.000 người; Thailand 23,4 tỉ USD/6.580.000 người; Indonesia 11,1 tỉ USD/5.050.000 người ?[3].
  7. anhoanp

    anhoanp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/12/2007
    Bài viết:
    456
    Đã được thích:
    0
    @all
    Còn tiếp (Nếu các Bạn thấy hứng thú)
    --> Ảnh hưởng của Hoa Kiều tại ĐNA quá lớn, nên việc hợp tung rất gian nan?!
  8. losspassword

    losspassword Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/02/2009
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    16
    Em rất đồng tình với tinh thần yêu nuớc của bác, trước ta trao đổi về vấn đề này em xin khẳng định là em không đánh giá quá cao QS của TQ, mà là chúng ta nên nhìn tình hình chung một cách chân thưc nhất có thể, bác đồng ý với em chứ ?
    Em đã đọc bài của bác ở trang 5, và trang 7 , em nhận thấy hình như bác chưa đọc hết các comments ở đây thì phải ?
    quy ước chỉ nói những dữ liệu ở dạng công khai và được chứng minh ở 2 forum ttvnol và quansuvn ,còn không nói tới cái số liệu mật vi đã là mật thì em chịu, chắc chả ai biết ngoài bác và mấy cụ BQP.
    vàng 1/ đoàn tàu nổi của TQ không nói ai cũng biết nó hơn ta bao nhiêu lần ở đây em chỉ nói về 4 con tàu type 052 X, gần đây lại thêm tàu 171 type 054 trang bị hiện đại và khả năng tác chiến dà ngày trên biển cùng tàu hậu cần tiếp dầu, tiếp chè thuốc cho nó có thể phục vụ liên tục không ? về HQ ta hiện có nhiều nhất 4 em moliya cùng 01 em tarantul III còn lại là tarantul I, II, và osa có khả năng tham gia thực chién ở xa bờ số này đếm trên đầu ngón tay, 02 Gepard + 06 Kilo còn nằm trên giấy, về cái này bác có cho là so với HQ ta có sự khập khiễng không, nếu trong điều kiện thời tiết xấu những chiến hạm nhỏ có khả năng đáp ứng nhu cầu tác chiến không ?.
    Vàng 2/ trả lời cho vàng 2 và bổ xung để trả lời tiếp cho vàng 1.
    topic này lập ra với điều kiện là ai cũng đọc hêt các topics về số lượng HQ, KQ rồi nên ngay từ đầu em đã nói số liệu hay quân trang quân bị chúng ta nên xem ở những topics khác trong forum nhưg bác nói số liệu thì em cũng xin nêu ý kiến thế này, bác lấy đâu ra con số 20 su 27/30 và 70 su22 trong khi chúng ta đều biết rằng ta có 12 Su 27 +04 Su 30 MK và khoảng 50- 53 Su 22 (chưa khẳng định hết trong số này là Su 22 M4 có thể mang tên lửa chống hạm). các thông tin khác xin mời đọc lại trong topic về KQ.
    + Việc TQ có khả năng đưa quân ra không việc này là có, bài học năm 88 đó thôi.
    + bác cho là dùng KQ ta để ngăn chặn và dùng Kilo chống lại tàu sân bay, Gepard tìm tàu ngầm địch em e là trận đánh đó chỉ có trên giấy, bác quyên không nhắc đến là sự hiệp đồng binh chủng phải chăng chỉ ta biết điều này con họ thì không ?
    quan điểm của em là thuyền lên thì nước cũng nên, mình có gì thì họ có tường ấy thậm chí nhiều hơn và cái quan trọng là họ đã có từ lâu thì chắc chắn kinh nghiệm sử dụng thiết bị của họ hơn ta về nhiều mặt, đúng không a.
    + Còn việc đưa bao nhiêu quân ra đánh như thế nào thì đó là công việc các tham mưu topics này chúng ta muốn bàn bạc về xem liệu có tồn tại một nguy cơ TQ có thể đông binh đánh chiếm TS trong một tương lai gần không, và thời gian đó có thể ước lượng là bao giờ ?
    nếu trong bài có tư nào không hay không phải mong bác reply cho ý kiến, rất mong anh em đóng góp những ý kiến tích cực .
    thân
    Được losspassword sửa chữa / chuyển vào 12:44 ngày 15/05/2009
  9. lionking_arc

    lionking_arc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/02/2005
    Bài viết:
    4.722
    Đã được thích:
    1.621
    Ừ thì cứ cho là TQ mạnh hơn VN kể cả khi chúng ta có sắm thêm Su hào và Kilo thì TQ cứ đánh đê, xem thế nào đã, chứ TQ cũng thừa biết là VN ngòai máu liều còn có món "võ Cùn" nữa cơ mà, cứ cho quân xuống mà đánh
  10. TONGIA

    TONGIA Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/06/2007
    Bài viết:
    1.282
    Đã được thích:
    0
    Võ Cùn là Võ gì thế bác ?
    Trich từ bài:
    http://vietnamnet.vn/thegioi/2009/05/847773/
    "Tàu Yuzheng 44183 được trang bị hệ thống điều khiển tiên tiến và các thiết bị hiện đại khác, gồm cả thiết bị chụp ảnh đáy biển.
    Giữa tháng 3, tàu Yuzheng 311 của Trung Quốc tới quần đảo Hoàng Sa để tuần tra đặc khu kinh tế trên biển của Trung Quốc, mạng Sina của Trung Quốc cho hay"
    Em tưởng cái vàng vàng là của Vn chứ nhỉ?
    Hay ít ra cũng là vùng tranh chấp ?
    Viết thế này khác chó gì thằng chinavietnam.gov.vn
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này