1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cùng suy ngẫm về ứng xử và khả năng chiến tranh của TQ và các nước ĐNÁ xung quanh vấn đề Biển Đông

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi losspassword, 08/05/2009.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. minh91

    minh91 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/10/2006
    Bài viết:
    1.205
    Đã được thích:
    906
    Bạn càng nói càng bộc lộ tư tưởng là ngày xưa sao ko bám đít thằng Mỹ cho rồi.
    Bạn có biết cướp biển Somali nó cũng bắt công dân các nước phương Tây và các nước đó vẫn phải nộp tiền chuộc không. Thực ra, hành động, bắt ngư dân và đòi tiền của TQ khác gì thằng cướp biển Somali đây, chúng ta nnên nói rằng là chính thể này nọ mà tại sao không lên án hành động hải tặc của 1 số quan chức TQ, đừng làm to vấn đề, nhưng cũng đừng để cho đồng bào và tổ quốc phải chịu thiệt thòi.
    Những hình ảnh này cho thấy TQ đang dần dần biến thành 1 quốc gia hải tặc
  2. ttanh919

    ttanh919 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2008
    Bài viết:
    518
    Đã được thích:
    148
    Ô hô, trước giờ tớ cứ bị nhồi sọ là chiến thắng Điện Biên Phủ của người Việt Nam đã cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc thế giới, ra bây giờ nhờ đồng chí viết lại lịch sử tớ mới biết là không phải thậm chí còn ngược lại nữa
  3. su_30

    su_30 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2005
    Bài viết:
    3.452
    Đã được thích:
    495
    Nhìn những gì mà ngư dân bơ vơ trên biển với "đàn cá mập " và nghĩ về :
    Phương châm 16 chữ vàng ?oLáng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai? và tinh thần 4 tốt ?oLáng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt?.
  4. mogas95

    mogas95 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2008
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    0
    Bức ảnh thứ 3 cho thấy chúng đang ăn cướp cá và gom vào lưới đưa cả cá và ngư cụ về tàu chúng, nhìn mặt thằng trong bức ảnh 4 chỉ muốn cho nó cái báng súng vào mặt. Lũ cướp ngày
  5. lamthitdencung9999

    lamthitdencung9999 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    23/02/2006
    Bài viết:
    889
    Đã được thích:
    5
    Nhìn những gì mà ngư dân bơ vơ trên biển với "đàn cá mập " và nghĩ về :
    Phương châm 16 chữ vàng ?oLáng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai? và tinh thần 4 tốt ?oLáng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt?.
    [/quote]
    nó phải là như thế này mới đúng
  6. su_30

    su_30 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2005
    Bài viết:
    3.452
    Đã được thích:
    495
    Có lẽ mỗi khi ra khơi đánh cá hay trú bảo ở vùng biển quần đảo Hoàng Sa, ngư dân mình phải treo mấy tấm hình phóng to này để mỗi khi gặp những con tàu trắng khói đen kia xem nó hành động thế nào:
    VIẾNG THĂM-NGHÊNH TIẾP
    [​IMG]
    [​IMG]
    HỮU NGHỊ THẮM THIẾT
    [​IMG]
    [​IMG]
    CAM KẾT
    [​IMG]
    TIN TƯỎNG
    [​IMG]
    HƯỚNG VỀ PHÍA TRƯỚC VỚI 16 CHỮ VÀNG
    [​IMG]
    Phương châm 16 chữ vàng ?oLáng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai?
    và tinh thần 4 tốt ?oLáng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt?. ]

    Được su_30 sửa chữa / chuyển vào 20:56 ngày 03/07/2009
  7. TrymAiToThe

    TrymAiToThe Guest

    nó phải là như thế này mới đúng
    [/quote]
    Thế mỗi tàu ngư dân phải đi kèm 1 con Molnya để bảo vệ à ?
  8. xxcuteoxx

    xxcuteoxx Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/07/2008
    Bài viết:
    106
    Đã được thích:
    0
    Em được làm gì em thích em cho nó ngay một viên kẹo đồng giữa sọ chứ ăn báng súng làm gì... một lũ cướp ngày khốn nạn.
  9. hongsonvh

    hongsonvh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    1.600
    Đã được thích:
    7
    Em tìm được 1 bài viết rất hay của tiến sỹ Trần Vinh Dự về các tham vọng diều hâu của BC tại biển Đông không biết đã có ai đưa lên chưa - nếu rồi em xin xoá, ông này có các ý kiến khá khách quan, bài viết của ông ta đã được đăng trên báo Tuần Việt Nam sau đó lại bị gỡ bỏ vì 01 lý do nào đó. Nguyên văn " Biển Đông và chiến lược diều hâu của BC
    Diều hâu chỉ có thể nhượng bộ diều hâu chứ không thể nhượng bộ bồ câu. Với các nước ASEAN có tranh chấp trên Biển Đông, trừ phi họ cùng đứng lại với nhau, nếu không sẽ không phải là đối thủ đáng để BC nhượng bộ.
    Tuần Việt Nam xin giới thiệu bài viết của tác giả, bạn đọc Dự Trần - cố vấn của Quỹ Nghiên cứu Biển Đông như một tư liệu để bạn đọc tham chiếu.
    Từng bước thiết lập chủ quyền trên thực tế dù không có cơ sở pháp lý
    ?o Diều hâu: [từ dùng chỉ] đối tượng ủng hộ giải pháp chiến tranh và các chính sách hướng tới chiến tranh? ?" Từ điển trực tuyến Merriam-Webster
    Tham vọng của BC trên biển Đông từ lâu đã là một lá bài ngửa. Từ năm 1947, họ đã xuất bản bản đồ địa giới và hải giới BC trên Biển Đông với 11 ?ođường viền gạch nối). Từ 1953 trở lại đây thì 2 đường viền gạch nối trên Vịnh Bắc Bộ đã bị xóa đi, để lại bản đồ chính thức của BC với 9 đường gạch nối (hình chữ U hay hình lưỡi bò).
    Theo Zou Keyuan thuộc ĐHQG Singapore thì các đường viền này không nhất thiết phản ánh quan điểm ban đầu của BC về lãnh hải của nước này. Tuy nhiên, với việc BC phản ứng quyết liệt trước các động thái khai thác dầu khí của Việt Nam ở vùng Tư Chính ?" Vũng Mây và bồn trũng Nam Côn Sơn thì có vẻ như tới giờ họ đã nghiễm nhiên coi toàn bộ diện tích mặt biển gói bằng 9 đường viền gạch đứt là lãnh hải của họ.
    BC mạnh hơn hẳn Việt Nam và các nước ASEAN khác cùng tranh chấp như Phillipine hay Malaysia. Đây là một sự thực rõ như ban ngày. Sự chênh lệch về sức mạnh kinh tế và quân sự, kèm theo các phản ứng rất chừng mực và đơn lẻ, từ các đối thủ ASEAN đã khiến BC tùy ý vận dụng chiến lược diều hâu trên Biển Đông.
    Từ khoảng 20 năm đổ lại đây, họ đã sử dụng một công thức tổng hợp bao gồm:
    1) tấn công quân sự quy mô nhỏ (Việt Nam, 1988, Philippine, 1996, 1997),
    2) đơn phương thăm dò và khai thác tài nguyên trên vùng tranh chấp
    3) đe dọa bằng vũ lực (đối với ngư dân) hoặc sức ép kinh tế (với các tập đoàn dầu khí quốc tế) nhằm ngăn chặn các đối thủ tiến hành khai thác tài nguyên trong vùng tranh chấp
    4) chia rẽ các đối thủ bằng kinh tế và ngoại giao, và
    5) tuyên truyền về chủ quyền và thái độ cứng rắn của họ đối với vấn đề Biển Đông trên toàn thế giới.

    Công thức này có mục tiêu hướng vào việc thiết lập chủ quyền trên thực tế (de-facto) trên vùng biển này. Đứng về phía BC thì chiến lược này là tối ưu vì một mặt nó không biến BC thành một gã đồ tể hiếu chiến, nhưng lại giúp họ từng bước lấy được Biển Đông trong khi tuyên bố chủ quyền của họ không hề có cơ sở pháp lý (de-jure). Đáng tiếc cho ASEAN là chiến lược này đang đạt được các thành quả ngoài sức mong đợi cho BC.
    Chiến lược diều hâu trên Biển Đông BC
    Cần nhớ rằng chiến lược diều hâu không chỉ được BC sử dụng trên Biển Đông. Họ cũng đã từng sử dụng công thức này trong cuộc tranh chấp ở Biển Đông BC (East China Sea) với Nhật Bản. Tuy nhiên, kết quả của nó lại không giống như thành tựu mà nó đưa lại trong cuộc tranh chấp trên Biển Đông.
    Trong cuộc tranh chấp với Nhật, BC cũng đơn phương tiến hành thăm dò/khai thác trên vùng biển tranh chấp bất chấp sự phản đối quyết liệt của Nhật. Họ cũng thường xuyên đưa tàu chiến và tàu ngầm tới vùng biển này để dằn mặt hải quân Nhật Bản. Căng thẳng diễn ra đỉnh điểm vào cuối 2003 và đầu 2004, tới mức chiến tranh tưởng như đã cận kề .
    Từ tháng 8, 2003, chính phủ BC đã ký xong các thỏa thuận khai thác với các công ty dầu khí BC và nước ngoài như Royal Dutch/Shell và Unocal với trị giá lên tới nhiều tỉ Mỹ kim. Nhật lên tiếng phản đối vì cho rằng hoạt động khai thác này lấy cớ rằng rằng nó sẽ hút cạn nguồn dầu khí nằm sâu trong lòng biển thuộc về hải phận của Nhật. BC bỏ ngoài tai phản ứng này của đối phương.
    Trước động thái của BC, Nhật đã quyết định trả đũa. Họ đã đưa tàu thăm dò tới vùng biển tranh chấp từ tháng 7, 2004 để chuẩn bị đơn phương thăm dò và khai thác. Đương nhiên BC đã quyết liệt phản đối và coi hoạt động này là vi phạm chủ quyền. Tuy nhiên, các phản ứn chỉ dừng lại ở mức ngoại giao và kinh tế.
    Khi cả hai bên đã bộc lộ thái độ sẵn sàng ăn miếng trả miếng, thì lối thoát duy nhất chỉ có thể là hợp tác khai thác ?" trừ khi họ sẵn sàng cho chiến tranh. Sau nhiều vòng đàm phán, tới tháng 6, 2008, Nhật và BC đã đạt được thỏa thuận khai thác chung. Các khu vực khai thác chung được thỏa thuận đều nằm trên vùng giáp ranh giữa hải giới của hai nước, nhưng theo quan điểm của Nhật chứ không phải theo quan điểm của BC.
    Rõ ràng là trong thỏa thuận này, đường ranh giới do BC vẽ không có chút giá trị nào. Nhật Bản có thể phải nhượng bộ ít nhiều đứng từ lập trường của họ (thí dụ về quy tắc ăn chia trong hợp tác khai thác) nhưng lập trường của họ về ranh giới trên biển Đông BC đã được giữ vững.
    Chiến lược diều hâu ở Biển Đông
    Trong thỏa thuận hợp tác với Nhật, hai bên đã cùng viện dẫn Công ước Quốc tế về Luật biển. Lập trường của họ khác nhau ở chỗ giải thích luật này như thế nào. Trong khi Nhật bản cho rằng phải sử dụng đường trung tuyến làm ranh giới thì BC cho rằng phải sử dụng giới hạn thềm lục địa của nước này làm ranh giới . Cả hai cách giải thích này đều đã có tiền lệ, và vì thế tuyên bố chủ quyền của BC không phải không có cơ sở.
    Trái lại, tuyên bố của họ về chủ quyền trên Biển Đông, với bản đồ chủ quyền gồm 9 điểm gạch nối lại hoàn toàn tùy tiện và không có cơ sở pháp lý. Hình lưỡi bò này xuất hiện trước cả Công ước Geneva về thềm lục địa (1958) và Công ước Quốc tế về luật biển (1982). Từ khi 2 công ước này ra đời, BC vẫn không sửa lại bản đồ xác định chủ quyền của họ.
    Thiếu cơ sở pháp lý như vậy nhưng nước này đã rất thành công trong chiến lược tiến chiếm Biển Đông. Họ đã thành công trong mục tiêu chia rẽ các nước ASEAN có cùng tranh chấp. Họ cũng thành công trong việc dằn mặt ngư dân các nước láng giềng cũng như các tập đoàn dầu khí quốc tế muốn làm ăn với Việt Nam. BC đã tổ chức thăm dò ở các vùng biển sát thềm lục địa (và nằm trong vùng đặc quyền) của Việt Nam.
    Gần đây nhất, sau nhiều năm tổ chức thăm dò, vào ngày 24 tháng 11 vừa qua, BC đã công bố dự án khai thác dầu khí ở vùng nước sâu trên Biển Đông với trị giá lên tới 29 tỉ Mỹ kim. Tuyên bố này nhanh chóng trở thành tin trang nhất trên khắp thế giới. Phần lớn các hãng tin quốc tế, khi đưa tin về dự án này đã không đả động gì tới thực tế là vùng biển này đang bị tranh chấp, và thực tế là BC không hề có chủ quyền về mặt pháp lý ở đây.
    Lý do thành công của diều hâu
    Có ba lý do quan trọng để chiến lược diều hâu của BC thành công ở Biển Đông:
    Một là các nước ASEAN như Việt Nam và Phillipine đã rất yếu trong việc đưa vấn đề tranh chấp này tới công luận quốc tế trong khi cỗ máy tuyên truyền khổng lồ của BC đã làm tốt việc kết nối Biển Nam BC với chủ quyền của BC. Vì thế, về mặt công luận quốc tế, Việt Nam và các nước ASEAN cùng tranh chấp ở Biển Đông không được ủng hộ - mặc dù lập trường của họ chính nghĩa hơn về mặt pháp lý.
    Thứ hai là các nước này đều phản ứng rất yếu ớt trước sự lấn át của BC. Điều này có cơ sở thực tế là nếu đứng riêng biệt từng nước thì họ đều ở vào thế yếu xét cả về tiềm lực kinh tế và quân sự. Do ở thế yếu, họ không thể đưa ra những đe dọa khả tín nào ngay cả khi họ muốn.
    Thứ ba là mặc dù ở vào tình thế lép vế nếu đứng riêng lẻ, các nước ASEAN lại không hợp tác với nhau trong cuộc tranh chấp với BC. Thí dụ như Phillipine đã dễ dàng bị mua đứt để đồng ý ký thỏa thuận hợp tác song phương với BC trong khi bỏ mặc Việt Nam sang một bên. Điều này phản ánh ba thực tế đáng buồn:
    (1) sức ảnh hưởng của BC ăn quá sâu vào ASEAN,
    (2) thiếu sự tin tưởng lẫn nhau giữa các nước ASEAN về vấn đề Biển Đông,
    (3) các chính phủ ASEAN trong từng thời điểm cụ thể đã tỏ ra thiếu viễn kiến.
    Bài học về cuộc tranh chấp của BC với Nhật và thỏa ước hợp tác khai thác giữa hai nước này cho thấy BC không phải không chịu nhượng bộ. Diều hâu chỉ có thể nhượng bộ diều hâu chứ không thể nhượng bộ bồ câu. Với các nước ASEAN có tranh chấp trên Biển Đông, trừ phi họ cùng đứng lại với nhau, sẽ không phải là đối thủ đáng để BC nhượng bộ.
    Quỹ nghiên cứu Biển Đông, trong nỗ lực đem lại sự tin tưởng lẫn nhau và khả năng hợp tác giữa các nước ASEAN trên vấn đề Biển Đông, đã đề xướng các nước này gác qua một bên các tranh chấp về đảo/bãi đá trên ở Trường Sa để tập trung vào việc phân định một cách công bằng chủ quyền trên vùng biển này theo Công ước Quốc tế về luật biển.
    Có thể nói không ngoa rằng đây là một trong những cửa thoát hẹp, nếu không muốn nói là cửa thoát duy nhất, cho các nước nhỏ yếu trong ASEAN trong cuộc đối đầu với chiến lược diều hâu của BC trên Biển Đông."
    http://www.nguyetsanlonghoa.net/bt1208TSTranVinhDu.htm
    Ý kiến cá nhân: đọc bài của bác Dự mà em thấy đúng quá, diều hâu chỉ lùi bước trước diều hâu, diều hâu sẽ ăn thịt bồ câu, với chính sách nhún nhường như vầy liệu ta có thành chú bồ câu chiên trên đĩa cho BC không các bác
    Có lẽ chúng ta phải cứng rắn lên thôi, các cụ ngày xưa đã có câu " Quan bắt dân làm phản" nay sẽ là nước lớn ép nước bé phải tự vệ. Khi ta rắn lên 02 tình huống sẽ xảy ra:
    1) Xung đột không tránh khỏi khi hai bên không nhượng bộ, cái gì cũng có giá của nó cả, 1 Điện Biên Phủ trên bộ kết thúc hội nghị Geneva, 1 Điện Biên Phủ trên không kết thúc hội nghị Pari, và có thể Điện Biên Phủ trên biển kết thúc hội nghị tại đâu đó về vấn đề biển Đông
    2) Giống như lần BC xung đột với Nhựt Bủn, BC sẽ xuống nước và hợp tác phân định ranh giới lãnh hải tại biển Đông với NC
    Không ai có thể chắc chắn về kết quả, nhưng cứ như vậy họ sẽ ép ta chết chắc.
    Được hongsonvh sửa chữa / chuyển vào 19:20 ngày 04/07/2009
  10. nguyenxuanphu

    nguyenxuanphu Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    355
    Đã được thích:
    208
    " Cầu trời khấn phật " cho đất nước con bớt tham nhũng, bớt ăn chơi , bớt ********* cùng chung sức hướng về tổ quốc , để đất nước giàu lên .....để có tiền mua vũ khí mà đập bể mặt bọn "đồng minh ,láng giềng khốn nạn " này !
    Các bác trên diễn đàn ơi như thế này thì quá lắm rồi, tội nghiệp những người ngư dân nghèo khổ ! Nghĩ lại mình cứ như là Palestine cứ tối ngày bị Do Thái bắt nạt hoài mà không làm gì được !

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này