1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cùng suy ngẫm về ứng xử và khả năng chiến tranh của TQ và các nước ĐNÁ xung quanh vấn đề Biển Đông (

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi newinvestor, 07/07/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thuduc123

    thuduc123 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2009
    Bài viết:
    373
    Đã được thích:
    1
    Tội mấy anh lính mình quá,đã biểu bận áo phao vào rồi.
    Đả đảo tàu khựa
  2. xxcuteoxx

    xxcuteoxx Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/07/2008
    Bài viết:
    106
    Đã được thích:
    0
    Thông tin này vẫn chưa được kiểm chứng, cũng có thể chỉ là tin vịt thôi, đã có mấy bài viết trong mục tin tức quân sự bác vào tìm hiểu thêm nhé.
  3. babyphu

    babyphu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/03/2008
    Bài viết:
    522
    Đã được thích:
    55
    Tào lao mía lao
  4. dunghoiten

    dunghoiten Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/09/2005
    Bài viết:
    621
    Đã được thích:
    49
    Indonesia sẽ sản xuất máy bay chống ngầm CN-235
    VIT - Ngày 11/7, Chủ tịch Tập đoàn công nghiệp máy bay quốc doanh Indonesia PTDI, Budi Wuraskito, cho biết, PTDI sẽ sản xuất máy bay chống ngầm CN-235. Máy bay này sẽ là một phiên bản mới của máy bay tua bin phản lực cánh quạt CN-235.
    Ông Budi Wuraskito cho biết, Indonesia đã có công nghệ và nguồn nhân lực có trình độ cần thiết. ?oHọ đã có kinh nghiệm lắp ráp và sửa chữa máy bay loại này,? ông nói.
    Theo ông, Tập đoàn công nghiệp máy bay quốc doanh Indonesia có đủ nhân lực để sản xuất máy bay chống ngầm.
    Khoảng 40 kỹ sư của Tập đoàn đã được tham gia sản xuất máy bay chống ngầm tại Thổ Nhĩ Kỳ, ông cho biết.
    Ông tiết lộ, 4 tháng trước họ đã trở về Indonesia sau khi hoàn thành nhiệm vụ tại Thổ Nhĩ Kỳ. ?oChúng tôi đã có công nghệ để sản xuất máy bay này,? ông nói.
    Hiện nay Tập đoàn đã có thể thiết kế và sản xuất máy bay CN-235 MPA, một loại máy bay tuần tiễu trên biển. Máy bay này đã trở thành một trong những sản phẩm bán chạy nhất của họ.
    Tập đoàn công nghiệp máy bay quốc doanh Indonesia sẽ sớm sản xuất máy bay chống ngầm CN-235. Một số nước đã bày tỏ sự quan tâm đến việc mua các máy bay chống ngầm của Tập đoàn này, trong đó có Malaysia.
    Tập đoàn công nghiệp máy bay quốc doanh Indonesia cũng đã sản xuất máy bay trực thăng Bolkow-105 hay NBO-105.
    Máy bay trực thăng Bolkow-105 hay NBO-105 do Công ty PT Dirgantara thuộc Tập đoàn công nghiệp máy bay quốc doanh Indonesia sản xuất, được xem là loại máy bay rất phù hợp cho nhiệm vụ chiến đấu. Đây là loại máy bay tương đối nhỏ, mỗi chiếc có thể chở được 5 người và được trang bị súng máy và tên lửa.
    -Inđô có công nghiệp quốc phòng khá là đáng nể đấy nhé. Không biết mấy em máy bay chống ngầm của nó có được như mấy ông Ka32 kô nhỉ :D
    - Inđo đang nổi lên như một ông lớn trong ĐNA, Việt Nam kết thân với ông này sẽ rất tốt.

    Được dunghoiten sửa chữa / chuyển vào 08:43 ngày 13/07/2009
  5. thuduc123

    thuduc123 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2009
    Bài viết:
    373
    Đã được thích:
    1
    Lại thêm một hàng chính hãng từ indonesia
    không tin tưởng lắm về chất lượng và theo tin này:
    Dân số quốc gia theo cuộc tổng điều tra năm 2000 là 206 triệu người, và Văn phòng Thống kê Trung ương Indonesia và Thống kê Indonesia ước tính dân số năm 2006 là 222 triệu người. Với 130 triệu người, Java là đảo đông dân nhất thế giới hiện nay. Dù có một chương trình kế hoạch hóa gia đình khá hiệu quả được thực thi từ thập niên 1960, dân số nước này được cho sẽ tăng lên khoảng 315 triệu người năm 2035, dựa trên mức ước tính tỷ lệ tăng hàng năm hiện nay là 1,25%.
    Đa số người Indonesia là hậu duệ của những người nói tiếng Austronesia có nguồn gốc từ Đài Loan. Các nhóm chính khác gồm người Melanesia, sống ở phía đông Indonesia. Có khoảng 300 sắc tộc bản địa khác nhau tại Indonesia, và 742 ngôn ngữ cùng thổ ngữ. Nhóm đông nhất là người Java, chiếm 42% dân số, và có ưu thế văn hóa cũng như chính trị. Người Sundan, người Malay, và Madur là các nhóm lớn nhất ngoài Java. Bản sắc địa phương của các sắc tộc được duy trì bên cạnh một tình cảm quốc gia Indonesia mạnh mẽ. Xã hội phần lớn hài hòa, dù các căng thẳng xã hội, tôn giáo và sắc tộc đã gây ra những vụ bạo lực kinh khủng. Người Indonesia gốc Hoa là sắc tộc thiểu số có ảnh hưởng dù chiếm chưa tới 1% dân số.Đa số lĩnh vực thương mại và tài sản tư nhân quốc gia đều thuộc sự kiểm soát của người Hoa, điều này góp phần gây ra sự oán giận to lớn, và thậm chí bạo lực chống lại người Hoa.
    Tình ra thì cũng nhiều thằng ghét Khựa gứm!!! nhưng người Hoa lại nắm nhiều bộ phận quan trọng
  6. TechNip

    TechNip Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/05/2009
    Bài viết:
    266
    Đã được thích:
    382
    Trước hết mời các bác xem qua hình ảnh tái phối trí hải quân của các nước trong tranh chấp biển Đông.
    [​IMG]
  7. TechNip

    TechNip Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/05/2009
    Bài viết:
    266
    Đã được thích:
    382
    Sr, ảnh trước bị lỗi
    [​IMG]
    Quay lại thời điểm hiện tại với âm mưu Hoàng Sa , Trường Sa và xa hơn nữa là một vùng biển rộng lớn. Trung Quốc với quân lực và vũ khí hiện đại sẽ áp đảo nếu không may xảy ra một cuộc chiến ở Trường Sa, nhưng chiến thắng không phải là một điều dễ dàng ít nhất là khoảng trong khoảng 10 năm nữa. Một nhân tố cốt lõi là Trường Sa nằm gọn trong tầm bay tiêm kích và cường kích của không quân Việt Nam. Còn đối với Trung quốc, may mắn thay, Trường Sa lại nằm ngoài tầm bay của phần lớn máy bay của nó, nếu muốn giành ưu thế ở đó thì việc có những hàng không mẫu hạm và một cơ số máy bay tác chiến tiếp liệu trên không, là những ưu tiên hàng đầu cho một cuộc chiến tranh cách hơi xa lãnh thổ Trung Hoa.
    Về hải quân, VN rõ ràng thua nhưng có thể thay thế bằng không quân ?okhông đối không?, ?okhông đối hạm? từ những sân bay gần Trường Sa như Cam Ranh, Phan Rang, Tuy Hoà, Phù Cát, Chu Lai hay Đà Nẵng. Thủy chiến không phải là điểm mạnh của người Việt nhưng nó cũng ko phải là điểm mạnh của TQ vốn chưa bao giờ được tôi luyện trong các cuộc chiến tranh thực sự từ thế kỷ trước, ngoài ?obài học Việt Nam? năm 79, không biết là dành cho Trung quốc hay là cho VN (như các mem Trung quốc vẫn thường rêu rao dù VN chỉ tham chiến phần lớn là dân quân tự vệ vì đội quân chủ lực của VN đang ở Cam, so với lính chính qui của TQ nhưng cũng làm cho đội quân xâm lược này này căng sức và bị tiêu hao lớn); và cuộc chiến này cũng chỉ hoàn toàn xảy ra trên bộ. Cũng cần phải nhấn mạnh rằng năm 1979, TQ đã ko dám sử dụng không quân vì sự lo sợ có thể bị phòng không - không quân khá mạnh, thiện chiến và đầy kinh nghiệm của VN đã được tôi luyện trong 2 cuộc chiến tranh với Pháp và Mỹ đánh bại.
    Bất cứ cuộc chiến nào thì hậu cần và tiếp liệu cũng đóng một vai trò hàng đầu, do đó việc này phải được đảm bảo trong một cuộc chiến kéo dài. Việc Trung Hoa mới nghiên cứu chế tạo hàng không mẫu hạm và bắt đầu tập tác chiến tiếp liệu trên không là một việc khá lo ngại, nhưng lại thể hiện một điều rằng những điều này mới được bắt đầu và phải trải qua một giai đoạn nữa mới nhuần nhuyễn và đưa vào sử dụng. Việt Nam vẫn còn khoảng một chục năm nữa để trang bị, cải thiện hải quân (hạm đối hạm, hạm đối ngầm và tàu ngầm); không quân (tiêm kích, cường kích, không đối hạm, không đối ngầm); phòng thủ trên không, trên biển và chống đổ bộ của mình. Chính hậu cần và tiếp liệu sẽ khiến cho TQ khó khăn và dễ lộ sườn hơn trong cuộc chiến với VN do phải lo phòng thủ những chiến hạm hậu cần, hàng không mẫu hạm và các máy bay tiếp dầu. Chỉ cần phá hủy và cản trở điều này có thể giúp VN giành được những thắng lợi quan trọng trên chiến trường vì một điều đơn giản các máy bay tiêm kích và cường kích của TQ ko thể bay một lèo từ Hải Nam đến TS, chiến đấu và trở lại Hải Nam nạp liệu và hoả lực rồi trở lại được; và các chiến hạm của TQ cũng vậy.
  8. TechNip

    TechNip Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/05/2009
    Bài viết:
    266
    Đã được thích:
    382
    Một cuộc chiến tranh tại một nơi xa xôi không phải bao giờ là dễ dàng đối với bất kỳ nước nào. Sự áp đảo vào lúc bắt đầu và giành chiến thắng trong giai đoạn đó là điều dễ hiểu đối với một nước với lực lượng và trang bị tốt hơn. Nhưng thắng lợi được bảo đảm trong một thời gian dài dường như là một nhiệm vụ bất khả thi nếu ý chí của người dân tại đất nước bị xâm chiếm không chịu khuất phục, vì suy cho cùng ý chí xâm lược sẽ yếu hơn so với ý chí sinh tồn, và điều này càng đặc biệt đối với người Việt. Lịch sử đã được chứng minh và sẽ như vậy nếu một cuộc chiến không may xảy ra.
    Nhưng suy cho cùng chiến tranh bao giờ cũng nên là sự lựa chọn cuối cùng. Những sách lược ngoại giao là quan trọng và cần thiết cho bắt cứ sự hiểu lầm và tranh chấp. Chính sách tại Trường Sa và biến Đông cũng nên được giải quyết theo xu hướng này. Trong khoảng thời gian gần đây, Chính Phủ Việt nam đã có những bước đi chiến lược khá tốt từ sự giao lưu về quân sự với Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản. Chuyến đi của thủ tướng đến Mỹ với câu nói của Bush ủng hộ toàn vẹn lãnh thổ VN; và cả việc gặp tổng thống Arroyo tại Washington bàn về tuần tra chung trên biển và cả những vấn đề bí mật ko nói ra mà chỉ có Tấn Dũng, Arroyo và Bush biết; cũng đủ làm cho nhà cầm quyền TQ lo lắng. Hơn thế nữa việc tăng chi phí và cải tiến quân đội, đặc biệt là không quân và hải quân cũng được gấp rút triển khai.
    Việc quốc tế hoá vấn đề biển Đông là cần thiết và cấp bách với sự chào mời công ty dầu lửa Exxon Mobil của Mỹ vào tham gia. Bất cứ sự hợp tác khai thác nhiên liệu và khí đốt với các công ty toàn cầu của các cường quốc nên được khuyến khích thúc đẩy.Việc coi trọng, hợp tác, nâng cao hiểu biết và đoàn kết với các nước Asean có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong sự toàn vẹn lãnh thổ. Đây là những nước trung bình nhỏ và cũng có chung một mối lo ngại từ sự bá quyền của chính phủ Trung Hoa. Mặc dù những nước này cũng có ko ít những bất đồng và cả cạnh tranh lẫn nhau; nhưng việc ủng hộ, gắn kết và bảo vệ các nước trong khối Asean trước những vấn đề chung nên được bồi đắp, thúc đẩy và phát triển để hạn chế và răn đe bất cứ sự kiện nào có thể gây bất ổn trong khu vực, song song với việc bắt đầu tập trận chung với Thái Lan, Phillipine, Singapore và xa hơn nữa là Mỹ, Ấn Độ, NB và Hàn Quốc.
    Hơn thế nữa, không phải ngẫu nhiên mà khắp các bờ biển miền Trung, các dự án về resort, khách sạn, khu công nghiệp và các dự án lọc dầu nhanh chóng hình thành và trải thảm mời những nhà đầu tư khắp nơi trên TG từ Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nhật, Israel đến các nước Arập giàu có và cả Trung Hoa; song song với việc xây dựng nhiều cảng biển và sân bay hầu như tại các tỉnh thành, dù điều này rõ ràng là không có lợi ích nếu chỉ xét đơn thuần về mặt kinh tế. Muốn việc tiến công tại Trường Sa được thuận lợi, Trung Hoa phải phá hủy các sân bay tại miền Trung để ngăn không cho không quân VN cất cánh ra TS và rõ ràng việc phá hủy này nếu xảy ra sẽ phá hủy luôn các dự án kinh tế của tư bản các nước có máu mặt tại khu vực này và cả các dự án của chính TQ, nếu có. Chính những điều này tạo những thuận lợi nhất định trên bàn đàm phán và là một trở ngại đáng kể để kiềm chế TQ phải cân nhắc kỹ càng nếu muốn mở một cuộc chiến.
    Về phía TQ; việc giao lưu, hợp tác và gắn kết kinh tế nên được khuyến khích. Sự nhún nhường, mềm mỏng và tinh tế trong cách sử xự và quan hệ nên được ưu tiên. Việc tìm hiểu, giải quyết những hiểu lầm căng thẳng phải coi trọng, hạn chế tối đa việc đẫn tới xung đột. Rút kinh nghiệm từ cuộc chiến ở Georgia và Nga mới đây, quân đội phải được tuyên truyền giữ một cái đầu lạnh và kiềm chế, tuyệt đối không được tấn công trước. Vì là một nước yếu, nên VN chỉ có thể nổ sung khi bị tấn công và bắt buộc phải tự vệ. Việc này rất quan trọng để tranh thủ sự ủng hộ của các nước trong khu vực, cộng đồng quốc tế và các nước trên thế giới vì sự chính nghĩa của cuộc chiến; đồng thời không để cho TQ có cớ để gây chiến, vì khi đó nếu TQ nổ súng trước thì đó rõ ràng là một cuộc chiến tranh xâm lược.
    Cuối cùng điều muốn nói là VN mặc dù nghèo và đôi lúc biểu hiện thái độ bạc nhược; nhưng mỗi khi đất nước bị xâm lược thì lòng yêu nước, tự hào dân tộc luôn bùng cháy trong con tim và khối óc mỗi người, và cũng vào mỗi giai đoạn đó nhân tài lại xuất hiện. Không phải ngẫu nhiên mà trong 10 danh tướng được xem là vĩ đại nhất mọi thời đại (mặc dù danh hiệu này chỉ được thừa nhận, nhưng không chính thức) thì VN có hai là Trần Hưng Đạo và Võ Nguyên Giáp, trong khi đất nước Trung Hoa rộng lớn với biển người mênh mông và lịch sử vĩ đại lại không có lấy nổi một nhân vật.
    Suy cho cùng ?oLịch sử cho thấy rằng những hoàng đế ở Trung Nguyên chỉ dành được chiến thắng với quân số áp đảo kèm theo sự sợ hãi và lung lạc về tinh thần trước khi lâm trận của những quốc gia và bộ tộc nhỏ.?
    Bài viết trên tôi lược dịch từ 1 diễn đàn. Xét thấy cũng cần tham khảo khi thấy các bác xôn xao về các thông tin chưa được kiểm chứng. Chúng ta cần có lòng tin, giữ cái đầu thật lạnh và trái tim thật nóng như ai đó trên diễn đàn đã nói.
  9. onamiowada

    onamiowada Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2007
    Bài viết:
    6.401
    Đã được thích:
    20
    Nhân bài trên đây của Technip, cho mình hỏi mấy con tàu Ngư chính của Trung quốc đợt này đang tuần tra ở Biển Đông thực hiện tiếp liệu ở đâu nhỉ?!
    Tiếp liệu ở Hoàng sa à? Hay là có tàu tiếp liệu đi kèm? Nếu tiếp liệu ở Hoàng sa thì sẽ khó có thể tuần tra dài ngày ở khu vực Nam Trường sa.
  10. chimcanhcut1212

    chimcanhcut1212 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    3.244
    Đã được thích:
    449
    Phú Lâm. Tam Á
    Theo tớ được biết, bọn này không có tàu tiếp liệu đi theo.

Chia sẻ trang này