1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cùng suy ngẫm về ứng xử và khả năng chiến tranh của TQ và các nước ĐNÁ xung quanh vấn đề Biển Đông (

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi newinvestor, 07/07/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. easily

    easily Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/06/2009
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Một ý kiến hay và hiệu quả thế này thì tầu chiến và tầu ngầm tiu tùng hết
  2. onamiowada

    onamiowada Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2007
    Bài viết:
    6.401
    Đã được thích:
    20
    Trả lời các bác post bài ở trang này:
    http://ttvnol.com/forum/gdqp/1164241/trang-99.ttvn
    Về chính sách đối ngoại của Việt nam đối với vấn đề Tây tạng, tôi chỉ xin nhắc lại quan điểm của mình khi còn post bài ở Box bên kia: Việt nam nên áp dụng TIÊU CHUẨN KÉP đối với những vấn đề của chủ nghĩa ly khai và chủ nghĩa khủng bố.
    1. Chính quyền Việt nam, thông qua những kênh thông tin chính thức, cần nêu rõ quan điểm phản đối những động thái gây xung đột của chủ nghĩa ly khai và chủ nghĩa khủng bố đang diễn ra ở Tây tạng.
    Việc cực lực phản đối những hoạt động khủng bố ở Tây tạng là minh chứng rõ nhất cho sự hội nhập của Việt nam với cộng đồng quốc tế. Vì vậy, Việt nam sẽ có thêm được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế trong việc dập tắt các xu hướng ly khai và các hành vi tổ chức khủng bố trong nội địa Việt nam. Hơn thế nữa, chính quyền Việt nam sẽ giành thêm được sự ủng hộ và thiện cảm của chính quyền Trung quốc.
    2. Mặt khác, Việt nam cần có những hoạt động bí mật nhằm ủng hộ chủ nghĩa ly khai, ủng hộ những hành động khủng bố ở Tây tạng. Không chỉ giới hạn ở những hoạt động ủng hộ gián tiếp, mà còn cần phải cải tổ lực lượng tình báo hành động cho phù hợp với tình hình mới.
    Một nước Trung quốc gặp nhiều vấn đề đối nội về mặt an ninh quốc phòng sẽ là điều có lợi cho Việt nam trong cuộc xung đột ở Biển Đông.
    Việc bí mật xỉa dao vào sau lưng địch thủ cũng là sự tiếp nối truyền thống quý báu của dân tộc ta trong chiến lược quốc phòng là "Bỏ chỗ mạnh, đánh chỗ yếu". Chúng ta bất lợi trên mặt trận Biển Đông, nhưng không kém lợi thế trong việc bí mật luồn sâu vào nội địa Trung quốc, đánh phá ngay từ trong lòng địch.
    Được onamiowada sửa chữa / chuyển vào 12:49 ngày 07/07/2009
  3. shinsaber

    shinsaber Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/04/2009
    Bài viết:
    1.644
    Đã được thích:
    483
    Bác nêu thiếu giải pháp trong trường hợp bị Khựa phát giác VN nói một đằng làm một nẻo rồi
  4. jemand

    jemand Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/07/2007
    Bài viết:
    3.081
    Đã được thích:
    0
    Xem vụ bạo loạn từ hôm qua. Mà long vui sướng biết bao. Cảm giác gần bằng khi nhà mình có thông tin tậu 6 em Kilo.
    Rồi 1 ngày khia không xa. Bọn Cẩu Hán sẽ chia 5 xẻ bẩy.
  5. MoDung

    MoDung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/12/2002
    Bài viết:
    215
    Đã được thích:
    0
    Hơi lạc đề tí nhưng mà tớ nghĩ thông tin này có vẻ cần thiết
    http://vnexpress.net/GL/Doi-song/2009/07/3BA10CC1/
  6. newinvestor

    newinvestor Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/05/2009
    Bài viết:
    221
    Đã được thích:
    1
    Bác này kháy thật
  7. TechNip

    TechNip Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/05/2009
    Bài viết:
    266
    Đã được thích:
    382
    Tớ post tiếp nhé.
    ỨNG XỬ VÀ KHẢ NĂNG CHIẾN TRANH CỦA TQ VÀ CÁC NƯỚC ĐNÁ XUNG QUANH VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG​
    Vấn đề năng lượng, đã post bài trên
    Về vấn đề địa chính trị:
    Kiểm soát biển Đông cũng có nghĩa là đồng thời kiểm soát tuyến giao thương lớn thứ 2 trên thế giới. Hàng năm có tới hơn 1/2 số tàu vận tải hạng nặng thế giới đi qua các eo biển Malacca, Sunda và Lombok, mà phần lớn để tới TQ, Nhật và Hàn quốc, Đài loan. Lượng dầu mỏ và khí hóa lỏng qua biển Đông gấp 3 lần qua kênh đào Suez và gấp 15 lần qua kênh đào Panama. TQ tăng cường kiểm soát biển Đông là muốn tăng cường kiểm sotá tuyến đường huyết mạch này.
    Tóm lại, kiểm soát biển Đông hoặc Trường Sa nằm ở việc mưỏ rộng biên giới lãnh thổ và vùng đặc quyền kinh tế. NGoài ra còn có các lợi ích về địa chính trị khác, tuy nhiên nó không có nhiều ý nghĩa lắm với quốc gia kiểm soát Trường Sa trừ khi họ có lực lượng quân sự mạnh có khả năng hoạt động linh hoạt và rộng trên khắp các vùng biển.
    CHI PHÍ VÀ LỢI ÍCH CỦA CHIẾN TRANH TRƯỜNG SA VỚI TQ​
    Đây là một phương trình nhiều biến và có thể nói là cực kỳ thú vị. Chi phí TQ phụ thuộc vào việc Việt nam sẵn sàng đi xa tới đâu trước các động thái gây hấn của họ. Giả định có lợi cho TQ và chiến phí = 0 nghĩa là quân đội Việt nam đầu hàng vô điều kiện và trao quyền kiểm soát Trường Sa cho TQ trong khi quốc tế không có phản ứng nào đáng kể.
    * Trường hợp Việt nam sẵn sàng phản ứng với các mức độ khác nhau như sau:
    1. Phản đối ngoại giao: quyết liệt phản đối trên mọi mặt trận ngoại giao có thể, tìm cách cản đường TQ trong các vấn đề quốc tế, tóm lại biến mình thành 1 cái gai trong con mặt TQ.
    2. Ngừng mọi hoạt động giao thương với TQ:
    Nếu chấp nhận thiệt hại nặng nề về kinh tế, trong vòng 10 năm nếu ngắt giao thương ước tính TQ thiệt hại khoảng 150 tỷ USD.
    3. Thường xuyên tìm cách quấy nhiễu các vùng khai thác dầu của TQ gần thềm lục địa Việt nam
    Giả sử sau thôn tính, Hải quân Việt nam liên tục quấy nhiễu các vùng khai thác dầu của TQ, khả năng các công ty khai thác dầu sẽ bỏ đi (tương tự như vụ BP bỏ dự án đã ký với PVN năm vừa rồi). Để bảo vệ, TQ phải liên tục duy trì các tàu quân sự, như vậy chi phí thăm dò khai thác sẽ tăng lên đáng kể, và có thể xảy ra triển vọng khai thác dầu khí có thể không mang lại lợi nhuận cho TQ.
    4. Tiến hành cuộc chiến trên biên giới và đất liền
    Nếu Việt nam quyết tâm gây tổn thất cho TQ ở các thành phố gần biên giới thì hoàn toàn có thể làm được. Để bảo vệ, TQ buộc phải tiến hành cuộc chiến tranh biên giới và như thế sẽ có những thiệt hại về kinh tế tiếp theo với quy mô không thể lường trước được.
    Tóm lại nếu Việt nam sẵn sàng cho TQ thấy rõ mình sẵn sàng thực hiện các hành động trả đũa đáng kể khi đặt lên bàn cân các chi phí và lợi ích của việc thôn tính Trường Sa thì TQ sẽ không dám làm. Đương nhiên Việt nam sẽ không thể thuyết phục TQ tin rằng Việt nam sẽ trả đũa ở mức độ ghê gớm như vậy nếu chỉ thông qua vài phản ứng yếu ớt có động thái ngoại giao mỗi khi họ có động thái thử thách phản ứng của Việt nam
    Reference:
    Cordesman A.H and Kleiber M., 2006: ?oThe Asian Conventional Military Balance in 2006,?
    Special Report, Center for Strategic and International Studies (CSIS).
    Cossa R.A., 1988: ?oSecurity Implications of Conflict in the South China Sea: Exploring Potential Triggers of Conflict? A Pacific Forum CSIS Special Report.
    Gallagher M.G., 1994: ?oChina''s Illusory Threat to the South China Sea,? International
    Security,
    Katchen, M.H., 1977: ?oThe Spartly Islands and the Law of the Sea: ?oDangerous Ground? for
    Asian Peace,? Asian Survey,
    Rowan J.P., 2005: ?oThe U.S-Japan Security Alliance, Asean, and the South China Sea
    Dispute,? Asian Survey, Vol. XLV, p.p. 414-436.
    Senese P.D., 2005? ?oChinese Acquisition of the Spratly Archipelago and Its Implications for
    the Future,? Conflict Management and Peace Science, Vol. 22, pp. 79?"94.
    Wu S.S.G. and Bueno de Mesquita B., 1994: ?oAssessing the Dispute in the South China Sea:
    A Model of China''s Security Decision Making,? International Studies Quarterly, Vol. 38, No. 3.,
    pp. 379-403.
  8. hongsonvh

    hongsonvh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    1.600
    Đã được thích:
    7
    Yêu cầu các bác quay lại chủ đề chính nha, bạo loạn ở Tây tạng, Đông Tuyếc ... thì ảnh hưởng gì đến tình hình ở biển Đông nhể, các bác phải thực tế một chút, có bác đòi Quảng Đông & Quảng Tây độc lập, vậy họ lấy cớ gì để độc lập, chả nhẽ lại bảo dân BC ở QĐ, QT là gốc người Bách Viết, rồi bla bla ...
    Ngay từ trang 15 phần 1 của topic này em cũng đã nêu ra những căn bệnh của BC trong đó có nạn ly khai của các vùng tự trị ... nhưng NC muốn giữ được biển Đông thì phải giữ bằng sức của mình là chính, ta không giám ủng hộ các vùng tự trị đâu
  9. nhinhonhatnha

    nhinhonhatnha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/10/2007
    Bài viết:
    501
    Đã được thích:
    0
    Tân Cương, Tây Tạng đang bị Khựa chiếm đóng. Hành động đấu trang giải phóng dân tộc của họ thì mình nên ủng hộ.

    Ủng hộ Tây Tạng và Tân Cương độc lập. Phản đối TQ chiếm đóng Tân Cương và Tây Tạng.

  10. hongsonvh

    hongsonvh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    1.600
    Đã được thích:
    7
    Trích từ bài của TechNip
    --------------------------------------------------------------------
    * Trường hợp Việt nam sẵn sàng phản ứng với các mức độ khác nhau như sau:
    1. Phản đối ngoại giao: quyết liệt phản đối trên mọi mặt trận ngoại giao có thể, tìm cách cản đường TQ trong các vấn đề quốc tế, tóm lại biến mình thành 1 cái gai trong con mặt TQ.
    2. Ngừng mọi hoạt động giao thương với TQ:
    Nếu chấp nhận thiệt hại nặng nề về kinh tế, trong vòng 10 năm nếu ngắt giao thương ước tính TQ thiệt hại khoảng 150 tỷ USD.
    3. Thường xuyên tìm cách quấy nhiễu các vùng khai thác dầu của TQ gần thềm lục địa Việt nam
    Giả sử sau thôn tính, Hải quân Việt nam liên tục quấy nhiễu các vùng khai thác dầu của TQ, khả năng các công ty khai thác dầu sẽ bỏ đi (tương tự như vụ BP bỏ dự án đã ký với PVN năm vừa rồi). Để bảo vệ, TQ phải liên tục duy trì các tàu quân sự, như vậy chi phí thăm dò khai thác sẽ tăng lên đáng kể, và có thể xảy ra triển vọng khai thác dầu khí có thể không mang lại lợi nhuận cho TQ.
    4. Tiến hành cuộc chiến trên biên giới và đất liền
    Nếu Việt nam quyết tâm gây tổn thất cho TQ ở các thành phố gần biên giới thì hoàn toàn có thể làm được. Để bảo vệ, TQ buộc phải tiến hành cuộc chiến tranh biên giới và như thế sẽ có những thiệt hại về kinh tế tiếp theo với quy mô không thể lường trước được.
    ----------------------------------------------------------------------------
    @ TechNip: trong các phương án phản ứng của NC tại biển thì mình thấy là
    PA 1) NC sẽ dùng nhưng không quá gay gắt, thực tế thì NC tuổi gì mà đòi " tìm cách cản đường TQ trong các vấn đề quốc tế, tóm lại biến mình thành 1 cái gai trong con mặt TQ " tóm lại vẫn uấn éo thôi
    PA 2 & 4) Không thể dùng được vì Kinh tế của BC quá mạnh, NC chỉ có thua thiệt thôi. Còn mở rộng chiến tranh cả trên bộ và các thành phố lớn thì cả 02 bên đều không muốn
    PA 3) Có thể dùng được, trên thực tế NC đã làm rồi như bác Ecoxet có nói ta dùng tàu ko vũ trang để không cho BC đặt giàn khoan ... nhưng mình nghĩ là NC nên dùng KQ để quấy rầy họ, thậm chí đối phó trong trường hợp xung đột xảy ra thì hay hơn bởi vì:
    + NC có ít máy bay hơn BC và máy bay cũng kém hiện đại hơn, nhưng tại biển Đông trong khoảng 200 hải lý tính từ đường cơ sở ( Khu đặc quyền kinh tế của NC theo công ước TG) KQ của có thể làm chủ mà KQ của BC phải cần máy bay tiếp dầu
    + Khi NC sử dụng KQ thì hạm đội tầu ngầm của BC coi như là vô tác dụng, thậm chí các phi công NC có thể vẫy chào những thuỷ thủ tầu ngầm nếu họ nổi lên mặt nước he he
    + Sử dụng KQ tại biển Đông sẽ nhanh hơn, kịp thời về mặt thời gian hơn là hải quân, chi phí xăng dầu ít hơn
    Tuy nhiên trong BC có huy động các tầu chiến có phòng không mạnh đến khu vực có tranh chấp tại biển Đông ---> đòi hỏi phi công NC phải có máy bay hiện đại, chiến thuật đánh biển tốt + đủ các tên lửa đối hạm
    Để chứng tỏ sức mạnh của KQ đối với HQ ( để cho các bạn đánh giá đúng sức mạnh của HQ BC) em xin phép đưa ví dụ về cuộc chiến giữa KQ Agentin và HQ Anh Quốc tại Falkland năm 1982 ( Có lạc đề nhưng mong mod bỏ qua)
    Link http://www.youtube.com/watch?v=OlwtH5QU9zs
    Đánh đắm khu trục hạm HMS ****ntry http://www.youtube.com/watch?v=ca8vmvP4nxE
    Đánh đắm khu trục hạm HMS Ardent http://www.youtube.com/watch?v=5VPkJWWGn3o&feature=related
    Đánh đắm khu trục hạm HMS Sheffield http://www.youtube.com/watch?v=Fiv__TeZjDE&feature=related
    Và đặc biệt là phát tiêu diệt chTSB HMS Invicible http://www.youtube.com/watch?v=MNhtrEeG2qs&feature=related Trong trận này KQ Acgentina chỉ có 01 quả tên lửa diệt hạm, sau khi bắn tên lửa, các máy bay Sup Etendar
    lao vào đánh bằng bom, NC có thể học tập để đánh kết hợp SU-27/30 với SU-22 thậm chí cả MIG-21
    Acgentin chủ yếu thua Anh quốc do họ có quá ít tên lửa chống hạm, NC phải chú ý tránh đi vào vết xe đổ này
    Được hongsonvh sửa chữa / chuyển vào 19:05 ngày 07/07/2009

Chia sẻ trang này