1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cùng suy ngẫm về ứng xử và khả năng chiến tranh của TQ và các nước ĐNÁ xung quanh vấn đề Biển Đông (

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi newinvestor, 07/07/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hongsonvh

    hongsonvh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    1.600
    Đã được thích:
    7
    Người ta đã nói ăn cơm của chúa phải múa tối ngày - Ngân sách QG để trả cho QP không lấy từ đóng góp của dân thì từ đâu, còn việc cứu dân như thế nào là của những nhà chức trách. Còn như bạn nói thì đó cũng là 01 phương án
    Còn thì nói thẳng ra là tôi và các bác trên TTVN cũng đâu có họ hàng gì mới mấy bác ngư dân này mà phải lo, cũng chẳng được trả tiền lương để bảo vệ họ. Mà nhỡ đâu ủng hộ chính sách cứng rắn --> có chiến tranh xảy ra nhỡ đâu lại mất việc làm, thất nghiệp, vợ con mất nhờ ---> ngư dân chẳng cứu được mà đến bản thân cũng chẳng ai cứu phai không các bác hê hê
    Bây giờ nghe các bác em mới hiểu, ta cứ phải nhịn, tránh tạo cớ có mất mát gì ở biển Đông hay bà con có bị chúng nó ức hiếp thì em vẫn khoẻ re. BC nó có đấm có đá thì ai đó phải chịu chưa có phải mình đâu. Lúc nào hứng lên thì chửi BC mấy câu là Khựa Khựa cho bõ ghét là thoả lòng rồi
  2. hongsonvh

    hongsonvh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    1.600
    Đã được thích:
    7
    Các bác bảo em không chịu đưa tin, vậy em xin phép cắt dán 01 bài báo mới về tình hình của ngư dân ta bây giờ " Để ngư dân giữ biển:
    Kỳ 1: Đi biển một mình
    06-08-2009 12:49:58 GMT +7Theo Tấn Phong ?" Phan Hương (SGTT)
    Cả nước hiện có đến 16.000 tàu đánh bắt xa bờ, mỗi năm, ngư dân đánh bắt được trên dưới 2,3 triệu tấn hải sản.
    LTS: Bao đời nay, cùng với việc đánh bắt, ngư dân còn âm thầm gánh vác sứ mệnh bảo vệ chủ quyền quốc gia. Tuy nhiên, từ nhiều xóm làng đi biển, sứ mệnh thiêng liêng ấy đang gặp nhiều thách thức. Nghề cá lạc hậu, an ninh ngư trên biển lỏng lẻo cũng như việc chậm triển khai chiến lược kinh tế biển. PV ghi nhận từ những quan sát ở các làng biển miền Bắc, miền Trung và thảo luận những kiến giải để phát triển bền vững nghề cá và kinh tế biển
    Nằm cách đất liền gần 13 hải lý, Lý Sơn (Quảng Ngãi) là hòn đảo khá đặc biệt. Đảo có hơn 20.000 dân, trong đó trên 60% người dân sống bằng nghề đi biển. Trong những lúc bình yên, việc khai thác nguồn lợi thuỷ sản mang lại cho người dân cuộc sống có phần tươm tất. Tuy nhiên, đó chỉ là những việc ?oăn xổi? từ biển.

    Đánh bắt trên biển ngư dân luôn đối mặt với nguy hiểm như bão, bị cắp lưới, bị tàu lạ đâm chìm... và bị nước ngoài bắt giữ đòi tiền chuộc . Ảnh: Mai Kỳ
    Ông Lê Khởi cùng 10 hộ dân khác tại thôn Tây (xã An Hải, huyện Lý Sơn) vừa đóng mới con tàu và ra biển được ba chuyến. Ông Khởi cho biết, những chuyến đi kéo dài từ 15 đến 30 ngày như vậy mỗi ngư dân có cổ phần thu về từ 20 đến 30 triệu đồng. Những người đi bạn (đi đánh cá thuê) cho tàu cũng được từ 3 đến 5 triệu đồng.
    Ngư dân bán cá dạo
    Tuy nhiên, việc đánh bắt cá xa bờ của tàu ông thường khó kéo dài bởi việc cung ứng nhiên liệu cho tàu gặp nhiều hạn chế. Nếu đánh bắt ở các ngư trường xa, gặp luồng cá thì phải quay về đất liền bán gấp vì hết nhiên liệu. Theo ông Khởi, hiện nay mặc dù trên đảo phần lớn người dân sống bằng nghề biển nhưng trong hàng trăm tàu cá ra khơi này vẫn chưa có con tàu nào thu mua cá tại hiện trường. Việc thu mua cá, cung ứng nhiên liệu trên biển, trước đây có một tàu ở cảng Sa Kỳ (Quảng Ngãi) thực hiện nhưng không thường xuyên. Còn ngư dân trên đảo, chưa có gia đình nào đủ tiềm lực tài chính để sắm tàu thu mua cá vì chi phí quá cao và không có đầu ra để bán hàng. ?oChúng tôi đánh bắt rồi đi bán dạo khắp các cảng biển trong cả nước, có khi cập cảng Đà Nẵng, có hôm ghé Hải Phòng... nghe tin ở đâu cá được giá thì tìm đến bán?.
    Hiện tượng nhiều tàu cá tại Lý Sơn cập cảng cá Thọ Quang hàng tháng trời neo đậu ở đó là hiện tượng không lạ. Bởi Đà Nẵng là nơi có nhiều nhà máy chế biến, thu mua hải sản nên ngư dân sau khi đánh bắt cá vào đây để bán rồi neo đậu trong âu thuyền rồi mới về Lý Sơn nghỉ ngơi.
    Ông Phùng Văn Châu xã An Hải thì cho biết, ngư dân không ngại việc ra khơi, nhưng hiện nay ngư trường chưa ổn định nên người dân thường e dè. Vì khi gặp tàu lạ hoặc tàu kiểm ngư của nước ngoài coi như ngư dân mất trắng, lâm vào cảnh nợ nần. Cách đây hơn một năm, tàu của ông Châu cùng 24 thuyền viên bị tàu Trung Quốc bắt và tịch thu gần bảy tấn cá rồi giam giữ gần ba tháng trời tại đảo Hải Nam. Gia đình ông phải đi vay mượn của các chủ thu mua cá nộp phạt gần 40 triệu đồng, đến nay mới trả dứt nợ. ?oHiện tượng này mà lặp đi lặp lại thì ngư dân chắc có chết, còn tiền đâu để mua sắm tàu thuyền, tiền đâu nộp phạt?, ông Châu than thở.
    Tin từ phòng kinh tế huyện Lý Sơn, toàn huyện có trên 400 tàu thuyền đánh bắt thuỷ sản với trên 2.500 lao động trên biển. Trong đó, hơn 90 tàu đánh bắt xa bờ. Đặc biệt trong đó có hơn 70 tàu thường xuyên đánh bắt tại vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa.
    Từ một gia đình bình thường, bà Đỗ Thị Kim Hoa (xã An Hải), bỗng chốc trở thành quả phụ với hàng đống nợ nần. Năm 2008, nhà bà Hoa vay hơn 300 triệu đồng để đóng một con tàu ra khơi. Không may con tàu bị bão lớn đánh chìm, chồng bà Hoa và bốn người khác mất tích trên biển. Đến nay, gia đình bà không được hỗ trợ một đồng bảo hiểm vì theo bà Hoa là các thủ tục pháp lý của con tàu còn gặp nhiều trở ngại. ?oNgư dân như tui làm chi biết các thủ tục mà cũng chẳng có ai bày biểu chi mô. Nên khi gặp nạn thì ráng chịu chứ kêu ai chừ!?, bà Hoa than.
    Đụng đầu cả trộm lẫn cướp
    Ông Nguyễn Văn Chí, chủ tàu NĐ 2063 (Nam Định) đã rất bức xúc khi nói về tình trạng an ninh trên biển. Mặc dù tàu của ông chỉ đánh bắt xa bờ chưa quá 30 hải lý, đi theo tổ đội nhưng vẫn không đối phó được với tình trạng ăn cắp các treo lưới (mỗi tay lưới có 70 treo) trị giá hàng trăm triệu đồng. Như ông, đêm 13.2.2009, khi đánh bắt trên vùng biển Thanh Hoá ông phát hiện bị cắt mất bảy treo lưới, tốn hết 400 triệu đồng. Ngư dân xã Hải Lý (Hải Hậu, Nam Định) cho biết, vùng biển hay bị mất lưới nằm ở khu vực các tỉnh Thanh Hoá, Ninh Bình.
    Mới giữa tháng 5 vừa qua, ông Trần Duy Hiền (xóm 8, Hải Lý) cũng bị mất 20 treo lưới trị giá trên 100 triệu đồng ngay khi đang đánh bắt trên vùng biển miền Trung. Em trai ông Hiền, ông Trần Văn Tâm xác nhận, tình trạng trộm cắp lộng hành trên biển diễn ra đã mấy năm qua. ?oNăm nào mà chẳng mất, nhưng năm nay là bị chơi mạnh nhất, có tàu mất lưới ba đến bốn lần, thiệt hại hàng trăm triệu?, ông Tâm cho biết. Mỗi khi bị lấy mất lưới, ngư dân Hải Lý phải tìm mối để chuộc lại.
    Theo ngư dân Hải Lý, rất dễ để phát hiện tàu đến trộm cắp lưới, anh em thuyền viên cũng phản ứng nhưng không thể làm gì được, vì mã lực của những tàu đó lớn, tốc độ rất cao. Thậm chí, nếu bị đuổi bắt thì ?ohải tặc? tung mìn nổ ngay giữa biển nhằm ngăn cản.
    Phó chi cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tỉnh Nam Định, ông Trần Xuân Lại xác nhận đây là vấn đề rất bức xúc của người dân. Có ngư dân mất hơn 10 treo, mỗi treo lưới có giá 7 triệu đồng. Tại hội nghị của chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản cùng bộ đội biên phòng mới đây, ngư dân đã phản ánh chuyện này. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Định đã chỉ đạo chi cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản phối hợp với lực lượng biên phòng tuyên truyền ngư dân nên hoạt động theo đoàn đội. Nam Định cũng đã làm việc với Thanh Hoá để tìm giải pháp hạn chế vấn nạn này. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa bắt giữ hay xử lý được trường hợp vi phạm nào! Ngư dân đánh trên biển chỉ có dăm người, tàu ?ođánh lưới? thì rất nhiều người, áp đảo hơn nên dân không dám chống cự.
    ?oTheo quy định của nghề thuỷ sản, khi đánh bắt trên biển phải đốt đèn báo hiệu vùng đánh bắt, nhưng ngư dân Nam Định không dám đốt, vì sợ lộ, mất lưới?, ông Lại nói."
    nguồn http://www.baomoi.com/Home/ThoiSu/www.phapluattp.vn/De-ngu-dan-giu-bien-Ky-1-Di-bien-mot-minh/3030726.epi
    Ý kiến cá nhân: Như vậy là những người ngư dân của chúng ta phải đối mặt với những vấn đề sau: Thiên tai, vấn đề giá cả nhiên liệu đầu vào, đánh được cá rồi lại không có đầu ra tiêu thụ, bị trộm cắp mất lưới đánh cá, bị BC bắt tầu, bắt người ---> mất hàng trăm triệu đồng để chuộc người về, mà được chuộc người về đã là may nếu không chắc rũ tù
    Ai là người có trách nhiệm đây???

    "" Nỗi lòng những người vợ ngóng chồng bị bắt ở Hoàng Sa
    Trong khi 13 ngư dân hành nghề lặn ở xã Bình Châu, Quảng Ngãi bị Trung Quốc bắt giữ vẫn biệt vô âm tín thì 3 ngày nay, những người thân của họ thấp thỏm lo âu, đối mặt với khó khăn chồng chất.
    > Trung Quốc lại bắt giữ ngư dân Việt Nam / Việt Nam yêu cầu Trung Quốc thả ngay 13 ngư dân
    Thông tin toàn bộ ngư dân đi trên tàu cá mang số hiệu QNg 95031-TS của ông Nguyễn Tấn Lự bị tàu kiểm ngư Trung Quốc vô cớ bắt giữ ở vùng biển Hoàng Sa chẳng mấy chốc lan nhanh khắp các vùng từ ngày 3/8 đến nay.
    Về thôn Định Tân, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi trong những ngày này, cảnh những người mẹ, người vợ, con thơ đang từng phút, từng giờ mong ngóng người thân khiến cho ai nấy đều mủi lòng. Với ngư dân ở làng chài nghèo này, mỗi chuyến ra khơi trở về hàm chứa ấm no, sung túc, thế nhưng giờ đây, khi tàu và người thân bị phía Trung Quốc bắt cũng có nghĩa là chuyến ra khơi đã thành ?ocông dã tràng?, khiến gia đình các ngư dân bỗng dưng lâm vào cảnh nợ nần.

    Bà Đỗ Thị Vấn, vợ thuyền trưởng tàu QNg95031-TS Nguyễn Tấn Lự cầm trên tay quyết định xử phạt vô cớ do Trung Quốc đưa ra hồi tháng 2. Ảnh: Trí Nguyễn.
    Ông Nguyễn Xuân Phú, một người trong thôn kể lại, vào khoảng 7 giờ sáng ngày 29/7, nghe tin đài báo áp thấp nhiệt đới, ông đã dùng máy bộ đàm liên lạc cho tàu ông Lự để dừng đánh bắt quay tàu tìm đường trú bão. Ai ngờ tàu chạy về vừa đến đảo Linh Côn thuộc quần đảo Hoàng Sa để tránh bão thì bị tàu Kiểm Ngư bắt, áp tải đưa về đảo Phú Lâm.
    Anh Dương Văn Rin (cháu ông Lự) cho hay, trong lúc bị tàu kiểm ngư của Trung Quốc áp tải về đảo Phú Lâm, ông Lự có điện thoại về nhà báo tin đã bị bắt ở Hoàng Sa. "Tôi và ông Lự nói chuyện với nhau khoảng 5 phút thì không thể liên lạc được nữa", ông Rin nói.
    Ngồi bên bậc cửa trước nhà, bà Đỗ Thị Vấn (vợ ông Lự) tâm sự, từ tháng 2 đến nay, tàu cá của gia đình đã hai lần bị Trung Quốc bắt giữ. Phiên biển đầu năm vào tháng 2, tàu bị bắt ở Hoàng Sa, sau đó phải nộp phạt để chuộc người về với số tiền lên đến 60.000 nhân dân tệ (tương đương với 152 triệu đồng). Nộp phạt để chuộc phương tiện và các ngư dân về, gia đình bà càng ?olún sâu? vào nợ nần.
    "Chuyến ra khơi này chạy vạy mãi mới vay mượn được hơn 200 triệu đồng để đầu tư lại máy móc, phương tiện. Nào ngờ chưa đầy một tuần đã bị Trung Quốc bắt ở Hoàng Sa. Bây giờ vốn liếng vay mượn tan thành bọt nước cả rồi...", bà Vấn than vãn.

    Những con tàu xa bờ mang theo cờ Tổ quốc trên mỗi chuyến ra khơi khẳng định chủ quyền lãnh hải VN. Ảnh: Trí Nguyễn.
    Hầu hết hoàn cảnh gia đình các ngư dân đi trên tàu ông Lự cũng đang đối mặt với cuộc sống nhiều khó khăn, cơ cực trăm bề. Ôm con 11 tháng tuổi vào lòng, chị Phạm Thị Niệm (vợ ngư dân Đỗ Bình) nặng trĩu âu lo. Trong căn nhà sập xệ, mái lợp vài tấm tôn, vách vá vài miếng bạt, chị Niệm bộc bạch, vợ chồng chị phải sống tạm bợ, hằng ngày chị đi hớt tóc thuê ở xóm trên, mong những chuyến ra khơi trở về hai vợ chồng tích góp tiền xây ngôi nhà nho nhỏ trú mưa, tránh nắng. "Hay tin chồng cùng với các ngư dân bị Trung Quốc bắt giữ ở Hoàng Sa, em không còn thiết ăn, uống gì nữa.., chỉ mong sao ảnh sớm trở về với mẹ con em?, chị mếu máo.
    Trường hợp của chị Lài (vợ ngư dân Lê Văn Tâm) còn đáng thương hơn. Sắp đến ngày sinh con đầu lòng, chị lại hay tin chồng vừa bị phía Trung Quốc bắt giữ giữa biển khơi, lâm cảnh nghìn trùng xa cách. ?oẢnh hứa với em chuyến ra khơi lần này trở về gom góp tiền để lo cho đứa con đầu lòng của hai vợ chồng được đàng hoàng, vậy mà vừa ra khơi mới hơn một tuần đã bị phía Trung Quốc bắt giữ. Gần đến ngày sinh rồi, trong lòng em lo quá?, chị Lành nhìn xuống bụng mà đôi mắt đỏ hoe.
    Hiện toàn xã Bình Châu, huyện Bình Sơn có khoảng 112 tàu cá (từ 90 CV trở lên) với gần 2.000 lao động hành nghề đánh bắt thuỷ sản bằng lưới vây rút chì, lưới chuồn và nghề lặn ở vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa, trong đó có 2/3 số tàu thuyền ở xã này hành nghề ở vùng biển Hoàng Sa.
    Trước sự việc tàu của ông Lự bị bắt giữ, Phó chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi Bùi Phụ Phú nhấn mạnh:" Tàu cá của ông Lự trên đường chạy vào quần đảo Hoàng Sa tránh bão, bị phía Trung Quốc bắt giữ ngay trên vùng biển của Việt Nam là hết sức vô lý, vi phạm luật biển quốc tế".
    Ông Phú cho hay, UBND tỉnh Quảng Ngãi cũng đã gửi văn bản kiến nghị Bộ Ngoại giao can thiệp phía Trung Quốc thả ngay 13 ngư dân cùng phương tiện tàu cá QNg95031-TS của ông Nguyễn Tấn Lự quê ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn vô điều kiện""" http://ttvnol.com/forum/post.asp?mode=E***&from=reply&id=15589545
    Được hongsonvh sửa chữa / chuyển vào 15:56 ngày 06/08/2009
  3. Boeing01

    Boeing01 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2008
    Bài viết:
    1.480
    Đã được thích:
    788
    Lên cái diễn đàn này thấy nhiều cu cứ mang cái danh hão lão làng ra doạ nạt mấy chú trẻ người non dạ mà chán
    Không ai ếch đến mức cẳng thẳng và sử dụng vũ lực với thằng chí phèo vì làm thế chỉ tổ thiệt thân. Nhưng cũng không thể thờ ơ với hàng triệu ngư dân đang mang tài sản và tính mạng khẳng định chủ quyền của tổ quốc( nói đên đây nhiều cu vô cảm sẽ biểu dân đi kiếm cơm chứ có can hệ gì đến chủ với quyền)
    Có cu nói hy sinh mấy đồng chí ngư dân để giữ đại cuộc. Mấy triệu ngư dân và hàng chục triệu miệng ăn đợi vào đó chứ ít đâu.
    Khi tất cả đi vào bế tắc thì việc tập trung vào các biện pháp ngoại giao là việc phải làm, kể cả nịnh nọt chúng. Tuy nhiên ngoại giao thì phải có cái gì chứ ngoại giao mà trong túi rỗng tuếch thì chỉ tổ nó cười vào mũi.
    Việc xảy ra bắt bớ như hiện nay thì trước mắt là có thể chấp nhận được . Tuy nhiên cái người dân và công đồng mạng bức xúc là việc bình chân như vại của một bộ phận xxx. Nói đến đây một số cu lão làng sẽ cho rằng nói láo vì xxx đang đổ hàng tỷ USD để sắm này sắm nọ.
    Nhưng... nhưng tất cả những thứ đó chỉ là thứ cần. Việc giữ chủ quyền biển đảo nó còn rất nhiều ngoài những thứ trên. Việc mua sắm là đương nhiên vì tiền đó là tiền thuế của dân mà, sắm cho nó có tiếng là yêu nước, là quyết liệt bảo vệ chủ quyền mất gì đâu. Cái đủ ở đây là việc cần có một sự đầu tư đúng mức vào các hoạt động đánh bắt, hỗ trợ ngư dân để họ có thể tồn tại trên mảnh đất của cha ông họ để lại.
    Việc xây một nhà máy nước đá trên đảo để hỗ trợ ngư dân giỏi lắm hết chục tỷ bạc, bằng một cái biệt thự của quan cấp quận nhưng ai làm?
    Hỗ trợ một công ty chế biến thuỷ sản nào đó hoặc nhà nước đứng ra làm một nhà máy chế biến thuỷ sản trên đảo để hỗ trợ ngư dân khai xa bờ cũng chẳng ai làm
    Xây một hệ thống bán lẻ xăng dầu phục vụ đánh bắt xa bờ cũng thấy ai làm đâu? Sang TQ nhìn chính phủ nó hỗ trợ cước đưa nông sản hàng hoá, thậm chí cả các thực phẩm độc hại đến biên giới Việt Trung mà chạnh lòng
    Rồi việc mở rộng đảo, xây hệ thống cầu cảng, sân bay trên đảo để biến nó thành khu dân sự trước khi bọn Khựa khai chiến cũng chẳng mấy ai quan tâm.
    Nói túm lại tại sao người dân mất lòng tin vì người ta cảm thấy cô độc chứ không phải là việc không mua sắm vũ khí nóng.
  4. doandonga

    doandonga Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2008
    Bài viết:
    1.353
    Đã được thích:
    6
    Bác dongadoan ạ.
    Bác là một trong những người có kiến thức rộng về quốc phòng nên anh em rất nể nang. Heo cũng đã từng năn nỉ hỏi han bác về những điều mình chưa biết.
    Nhưng, thật tình đó, cái cách vừa nói chuyện vừa cười khẩy của bác thiếu hẳn một phong cách mô phạm của người anh đi trước dạy đàn em theo sau.
    Giáo đa thánh oán, của tặng không bằng cách tặng, người Việt mình không thiếu những lời nhắc nhở về cách con người giữ thái độ trong quan hệ ứng xử. Các mem lên đây sẽ luôn tôn trọng bác khi bác ôn hòa hướng dẫn anh em, còn khi bác chỉ muốn khẳng định bản thân là bề trên thì lại gây phản cảm.
    Vài lời chia sẻ, mong bác đừng hiểu nhầm là dạy đời gì đó, Heo chỉ góp ý thôi. Có gì sai mong bác nhẹ lời.

    -----------------------------------------------
    He...he, tớ chả giận bác đâu, mạng ảo mà!
    Tuy vậy cũng xin trình bày mấy điểm như sau để tùy bác hiểu:
    - Kiến thức rộng hay hẹp thì hãy khoan nói, dù nó rộng hay hẹp cũng không quan trọng bằng cách người ta thể hiện nó (nhất là trên 4rum công cộng). Ngày trước (hoài cổ tí), Vệ phủ lưỡng box của ttvn là một địa chỉ luôn luôn nằm trên cùng favorit của tớ, một ngày không vào là nhớ không chịu được. Giờ đây thì nó tụt xuống hàng dưới nhiều, lý do thì nhiều nhưng có một cái cực kỳ quan trọng là: cách các mem post bài.
    Lấy ví dụ từ bài của bác hongsonvh luôn cho nó sát thực nhé! Ngày xưa, chả mem nào dám "khẳng định" cái mình không chắc như cái câu "các bậc đèn giời thì nhởn nhơ" kia đâu. Tớ hiểu cái bức xúc của bác hongsonvh nhưng cách bác ấy thể hiện nó ra mới khiến tớ phản ứng. Có những chuyện không phải ai cũng có thể biết và theo ý tớ đã không biết thì đừng nói!
    - Về việc ôn hòa, hướng dẫn thì đúng là tớ không ôn hòa thật nhưng tớ cũng chỉ là mem thường như các bác, việc hướng dẫn không phải việc của tớ, nếu cố tình làm thì sẽ có người hỏi: "Ai khiến bác hướng dẫn chúng tôi?". Việc suy nghĩ và tham gia 4rum sao cho đúng là việc của tự mỗi member thôi, chả ai hướng dẫn được! Hì, của đáng tội là mình cũng "ôn hòa hướng dẫn" khá nhiều lần rồi mà chả thấy kết quả gì!
    Thế thôi, bác hiểu thì may cho tớ, không hiểu thì cũng chẳng sao!
  5. nembomttvn

    nembomttvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/10/2007
    Bài viết:
    786
    Đã được thích:
    0
    Khoá nick vĩnh viễn em cũng chấp nhận, nhưng phải quote câu trên của bác, để phải nói với bác 1 câu duy nhất - như sau:
    Bác kém kiên trì hơn 1 vài sỹ quan cấp uý trong lực lượng Biên phòng Việt nam trong công tác dân vận, và làm công tác tư tưởng cho cán bộ chiến sỹ.
    P/S: Anyway, 99% em kính trọng bác. Câu nói trên chỉ là 1%, mong bác nghĩ lại. (Đó là em nói thật lòng, không sợ mất lòng, cũng không khéo mồm để tránh mất lòng)
  6. doandonga

    doandonga Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2008
    Bài viết:
    1.353
    Đã được thích:
    6
    Bác kém kiên trì hơn 1 vài sỹ quan cấp uý trong lực lượng Biên phòng Việt nam trong công tác dân vận, và làm công tác tư tưởng cho cán bộ chiến sỹ.
    ------------------------------------
    He...he, tớ còn kém hơn nhiều đối tượng nữa chứ đâu chỉ có thế?
    Mà của đáng tội, hồi cấp úy tớ còn kém "ôn hòa" hơn cơ!
  7. hongsonvh

    hongsonvh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    1.600
    Đã được thích:
    7

    -----------------------------------------------------------------------------------
    @doandonga: Hì hì bác Đoàn vì bác lấy em làm ví dụ thì em cũng phải nói. Câu em nói "các bậc đèn giời thì nhởn nhơ" thì đúng là em không thể dẫn chứng được nhưng em chỉ hỏi bác như 1 vài ví dụ như sau:
    + Trong một toàn nhà, hay 01 khách sạn thường có 01 đội bảo vệ, khi xảy ra về vấn đề gì về an ninh như mất trộm ... trong toà nhà, dù không phải là ca trực của trưởng phòng bảo vệ nhưng ít nhất anh ta cũng phải có trách nhiệm gián tiếp
    + Nữa là chẳng hạn khi sập cầu Cần Thơ làm hơn 200 người chết, không thể nói là Bộ trưởng bộ GTVT không có liên quan, nếu không tại sao ông ta phải đứng ra xin lỗi nhỉ
    http://www.ngoisao.net/News/Thoi-cuoc/2007/09/3B9C1266/
    + Trong vụ án Lã thị Kim Oanh, mặc dù lỗi chính ở 02 thứ trưởng nhưng ông Lê Huy Ngọ lúc đó là bộ trưởng bộ NN và PTNN đã xin từ chức vì trách nhiệm liên đới
    http://vietbao.vn/An-ninh-Phap-luat/Truoc-phien-phuc-tham-vu-an-La-Thi-Kim-Oanh-Doi-chat-voi-hai-nhan-chung-Nguyen-Cong-Tan-va-Le-Huy-Ngo/45135053/218/
    ...............
    Nay bàn đến chuyện ngư dân, các dự án đánh cá xa bờ do Bộ thuỷ sản nhằm mục đích khai thác tiềm năng xuất khẩu hải sản của NC không phải là sai, tổng số tầu đánh cá xa bờ của NC là khoảng 16.000 chiếc, trung bình dóng 1 tầu độ hơn 2tỷ/chiếc, mỗi tầu ngư dân thường phải vay trên 1 tỷ, như vậy tiền của nhà nước và dân chi ra là ???
    Không những chỉ để phát triển ngành XK hải sản, mà NC qua các đội tầu xa bờ còn muốn khẳng định chủ quyền của mình trên biển Đông
    Nhưng chỉ trong năm nay hàng trăm ngư dân bị bắt giữ mà gia đình của họ đều phải bỏ tiền ra chuộc, đến nay còn 25 người vẫn bị BC bắt giữ ( 12 cũ và13 mới), các ngư dân của NC bị BC bắt giữ trong các trường hợp sau
    1) Trên BC tuyên bố chủ quyền tại Hoàng Sa
    2) Trên vùng biển BC và NC cùng tuyên bố chủ quyền
    3) Trên vùng biển NC cùng tuyên bố chủ quyền
    Trong trường hợp 2 và 3 ngư dân NC phải có được sự bảo vệ của các cơ quan chức năng như Hải quân, biên phòng biển, cảnh sát biển, bác LVDũng, chủ nhiệm TCTT, đã tuyên bố đây này, trích:
    "" Đủ sức bảo vệ ngư dân an toàn
    Người Lao Độn - 12/06/2009
    Chia sẻ: Đại tướng Lê Văn Dũng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Bộ Quốc phòng, đã khẳng định như vậy khi trao đổi với báo chí xung quanh việc Trung Quốc cấm ngư dân VN đánh bắt ở ngư trường phía Bắc...
    ... Luôn có các tàu của cảnh sát biển và hải quân đi tuần tra trên vùng biển của mình, vừa cảnh giác tàu lạ, tàu nước ngoài xâm nhập để kịp thời ngăn chặn vừa bảo vệ cho ngư dân trên các vùng biển" http://tintuc.xalo.vn/00210399623/du_suc_bao_ve_ngu_dan_an_toan.html
    Cho dù là vì lý do gì đó mà các lực lương này không bảo vệ đc ngư dân ( như thiếu phương tiện ...) thì trách nhiệm giám tiếp về ko hoàn thành nhiệm vụ của họ là không thể chối bỏ
    Đã có những trường hợp, cán bộ biên phòng biển thông báo với ngư dân là họ có thể ra khơi "" ... Theo Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Đà Nẵng, hiện ngư dân đã yên tâm ra khơi sản xuất, không hoang mang lo sợ trước tuyên bố cấm biển của Trung Quốc."
    http://tintuc.timnhanh.com/xa-hoi/20090617/35A94906/Ngu-dan-da-yen-tam-ra-khoi-san-xuat.htm
    Vậy khi ngư dân bị bắt giữ họ không có tí trách nhiệm nào sao???
    Em muốn hỏi bác trách nhiệm thuộc về ai ( Dưới ko hoàn thành trách nhiệm thì cấp cao nhất cũng liên đới cứ nhỉ)??? ai có nhiệm vụ phải bảo vệ ngư trường cho ND??? ngày nay ngư dân mất ngư trường --> phá sản ai trả nợ cho họ??? trong trường hợp CP có bỏ qua cho họ vì lý do bất khả kháng thì chắc chắn là toàn dân sẽ phải chịu những gánh nặng này
    Câu nói của em "các bậc đèn giời thì nhởn nhơ" thì đúng là quá đáng nhưng theo em phân tích ở trên cũng không hoàn toàn là sai, nhưng như bác nói '''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''' chuyện không phải ai cũng có thể biết và theo ý tớ đã không biết thì đừng nói!'''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''' vậy em cũng như hàng chục triệu người khác nếu không được biết thì ko có quyền thắc mắc về nỗi khổ của dân, và trách nhiệm của bậc bề trên ư??? thế có phải là "" cả vú lấp miệng em không""???
    Em có mấy lời mong bác đừng giận, luôn quý trọng bác, coi bác là bậc đàn anh, vẫn mong được bác chỉ bảo nhiều.
    Được hongsonvh sửa chữa / chuyển vào 21:11 ngày 06/08/2009
  8. GF

    GF Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2002
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Trong thời gian gần đây, TQ đã bắt giữ rất nhiều ngư dân của VN. Trong việc này chính phủ VN đang lâm vào thế khó vì thực ra hầu hết các thuyền đánh cá lúc bị bắt thì đang đánh cá tại vùng tranh chấp ở Hoàng Sa(thực chất là vùng hiện nay do TQ quản lý). Do vậy việc TQ bắt giữ ngư dân cũng không khó để hiểu lắm. Chính phủ VN bây giờ cùng lắm cũng chỉ tuyên bố đòi thả người hoặc thương lượng qua con đường ngoại giao. Theo tôi cách hành xử của VN trong tình huống này tương đối đúng đắn. Có điều khi bức xúc của nhân dân đang lên cao trước việc TQ liên tục bắt giữ tàu thì VN nên phản ứng với TQ ở mức cao hơn là tuyên bố của người phát ngôn BNG và bằng mọi cách (trừ nộp tiền chuộc) đưa các ngư dân bị bắt trở về. Hãy học tập nước Mỹ. Chỉ vì 2 phóng viên bị Bắc Triều Tiên bắt giữ mà cả bộ máy chính trị của Hoa Kỳ vào cuộc để giải cứu. Đấy mới là chính quyền đích thực.
  9. Boeing01

    Boeing01 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2008
    Bài viết:
    1.480
    Đã được thích:
    788
    Dân mình đẻ như cỏ ý mà
    Mất vài trăm mạng thì có nghĩa lý gì
    Dân Mỹ nó không chịu đẻ nên nó mới lao tâm khổ tứ là vậy
    Hơn nữa hy sanh vài con tốt để được đại cục ( chưa biết được cục gì, phân hay vàng?) nên các bác cứ yên tâm đi. KHi nào đến lượt các bác ý hy sinh thìcác bác ý mới kêu dân ra đỡ
  10. onamiowada

    onamiowada Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2007
    Bài viết:
    6.401
    Đã được thích:
    20
    @Hongsonvh:
    1. Về trách nhiệm của chính phủ và quân đội khi không/chưa bảo vệ được quyền lợi của ngư dân:
    Ừ thì chính phủ và Bộ Quốc phòng chưa thành công trong việc giải cứu các ngư dân bị bắt. Ừ thì đó là khuyết điểm của chính phủ và Bộ QP. Thế bây giờ theo bạn hongsonvh thì phải làm gì? Cách chức mấy ông ra tuyên bố sẽ bảo vệ ngư dân, mà thực tế không làm được à? Cách chức Bộ trưởng à? Giải tán chính phủ à? Giải tán quốc hội à?
    Chém tướng thì dễ...... Cứu ngư dân mới khó.
    Binh pháp Tôn tử có câu, mình nhớ đại ý là: Trước khi xuất quân mà chém tướng là thất sách. Thời điểm này là thời điểm cần ổn định tư tưởng cho các cán bộ chiến sỹ, không phải là thời điểm mang khuyết điểm của họ ra mà kiểm thảo. "Thú hết thì thịt chó săn" - lúc đó là lúc khác.
    Kẻ địch đang chờ dân Việt với quan chức Việt cắn xé, đổ trách nhiệm cho nhau đấy. Kẻ địch đang mong chờ người Việt hải ngoại đả kích chính phủ trong nước vì tội không bảo vệ được dân đấy. Nội bộ người Việt có tập trung cắn xé lẫn nhau thì ngoại bang mới có cơ hội nuốt trọn Biển Đông.
    2. Về việc bạn hongsonvh đề cập đến quyền "dân biết, dân bàn, dân kiểm tra" đối với vấn đề chủ quyền biển đảo và an toàn hàng hải: Chủ đề này có nhiều điều muốn nói, nhưng là chủ đề nhạy cảm, nên .... thôi......

Chia sẻ trang này