1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cùng suy ngẫm về ứng xử và khả năng chiến tranh của TQ và các nước ĐNÁ xung quanh vấn đề Biển Đông (

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi newinvestor, 07/07/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. doandonga

    doandonga Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2008
    Bài viết:
    1.353
    Đã được thích:
    6
    @ hongsonvh: Ý tớ muốn nói ở đây là: Sao bác biết những "đèn giời" nào đó không làm gì và chỉ "nhởn nhơ"? Những thứ họ làm họ có bắt buộc phải nói trên truyền thông đại chúng không, nhất là trong thời điểm như hiện nay?
    Tớ đố bác tìm thấy ở đâu, ở thời nào mà một người dân bình thường như bác, như tớ biết hết những việc các "đèn giời" làm đấy! Cái ấy nó là quy luật muôn đời rồi, chả liên quan gì đến cái "quyền thắc mắc về nỗi khổ của dân, và trách nhiệm của bậc bề trên" mà "cả vú lấp miệng em", bác nhé! Bác thắc mắc cứ thắc mắc nhưng đừng "chụp mũ"!
    Vấn đề trên Biển Đông là vấn đề lớn và cần có thời gian để giải quyết, mỗi tí lại đòi "ngay" và "luôn" như tranh chấp chỗ bán rau ở chợ sao được hả bác?
    Còn bác dẫn những Lã Thị... này nọ làm gì? Cái ấy thuộc lĩnh vực khác rồi, chả liên quan gì đến chuyện ta đang bàn ở đây!
    Tóm lại, tớ không những không phản đối những bức xúc, trăn trở của bác mà còn chia sẻ nữa. Tớ chỉ mong bác dùng từ cho đúng và những gì mình còn chưa biết chắc (dù chỉ là chút xíu thôi) thì cũng đừng nên vội "đao to búa lớn"!
    Thế nhỉ? Ta dừng lại ở đây thôi, kẻo có bác bảo tớ chuyên cãi nhau!
  2. sillydonkey

    sillydonkey Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/09/2008
    Bài viết:
    910
    Đã được thích:
    0
    Em nói thật. Lạc đề đã xa.... nhưng theo em biết, cá nhân nhá, các bác đừng hỏi tại sao hay bảo thông tin ko chính xác... Tàu cá của ta đông lắm, không kiểm soát đc hết, bọn Ngư chính bắt đc những ai đi lẻ thôi. Đây là sự thật.
    Của đáng tội là, " con hư tại mẹ " nên trách nhiệm vẫn thuộc về nhà nước. Nhưng các bác nghĩ ra cách nào giải quyết xem, khó lắm, không phải là việc nói hôm nay ngày mai choảng đâu. Còn cái bạn nào so sánh USA và Việt Nam ấy. Bạn ấy nên tự xem lại cái sự khập khiễng của 2 danh từ ấy. Việc thì còn nhiều, nhưng thật ra các bác ném lẫn nhau có giải quyết được gì ko.
    Có chăng bên ta sẽ đóng thêm 10 hoặc 20 Vạn Hoa nữa chăng ????
  3. hongsonvh

    hongsonvh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    1.600
    Đã được thích:
    7
    @ Bác Đoành: hì hì thì đúng là em giận cá chém thớt bác ạ, em cũng biết là em sai rồi, còn vụ Lã Thị... gì đó thì em muốn nói về trách nhiệm chung của các bậc bề trên thôi mà, con tằm nó nhả tơ thôi mà. Kính lão đắc thọ nha
    Được hongsonvh sửa chữa / chuyển vào 23:33 ngày 06/08/2009
  4. lehahai

    lehahai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/03/2003
    Bài viết:
    297
    Đã được thích:
    0
    Người ta đã nói ăn cơm của chúa phải múa tối ngày - Ngân sách QG để trả cho QP không lấy từ đóng góp của dân thì từ đâu, còn việc cứu dân như thế nào là của những nhà chức trách. Còn như bạn nói thì đó cũng là 01 phương án
    [/quote]
    Tóm lại bác đặt mình vào vị thế các nhà chức trách xem sao....
  5. hongsonvh

    hongsonvh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    1.600
    Đã được thích:
    7
    Tóm lại bác đặt mình vào vị thế các nhà chức trách xem sao....
    [/quote]
    @lehahai: Đúng ra thì ko thể đặt mình vào vị thế này, nhưng nếu bạn đã hỏi thì cũng xin trả lời, những tai nạn xảy ra với ngư dân đều có phần trách nhiệm của các bậc lãnh đạo, như:
    Bộ thuỷ sản: đề ra những dự án đánh cá xa bờ, hướng dẫn lập dự án cho dân vay tiền đóng tầu, chưa nói đến những khuất tất trong giải ngân... chỉ riêng việc không tính đến tình huống BC cấm đánh cá vào mùa cá ( không tạo được ngư trường) là không chấp nhận được, bây giờ các D/A đánh cá xa thi nhau phá sản, dân sạt nghiệp --> Bộ thuỷ sản cũng phải có trách nhiệm, bộ trưởng phải liên đới
    Bộ Quốc phòng, trong vùng đặc quyền KT của NC trách nhiêm của biên phòng biển, tuần tra biển, cảnh sát biển là phải bảo vệ ngư trường, bảo vệ nhân dân, để dân bị bắt giữ hàng trăm người, có trường hợp bị mất mạng... với bất kể lý do gì thì các lực lượng này ko hoàn thành nhiệm vụ ---> người cao nhất của lực lượng này là bộ trưởng QP phải chịu trách nhiệm gián tiếp
    Để các bộ trưởng của mình ko hoàn thành nhiệm vụ, để nhân dân của mình bị mất người, mất của, tù đày oan ức... thì trách nhiệm còn phải lên đến thủ tướng CP
    Nếu tôi là các vị này thì tôi sẽ phải làm:
    1) Công khai xin lỗi những người bị hại vì đã không bảo vệ được tính mạng, tài sản của nhân dân
    2) Có chính sách đền bù hợp lý cho những người bị bắt, bị giết, bị phá sản vì mất ngư trường... kể cả phải dừng dự án XD nhà QH để đền bù cũng phải làm
    3) Có chính sách chuyển đổi nghề nghiệp cho những như dân bị mất ngư trường, không thể ra khơi
    4) Công khai trừng phạt những cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ
    5) Mạnh mẽ hơn trong việc đòi ngư dân bị bắt giữ, có kế hoạch bảo vệ ngư dân ngay từ đầu không để lâm vào tình trạng bị động
    Tất nhiên các điều này chỉ là tưởng tượng còn vì sao thì bác đã biết rồi
    Được hongsonvh sửa chữa / chuyển vào 13:22 ngày 07/08/2009
  6. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.879
    Đã được thích:
    10.411
    Nói rõ hơn ở điều thứ 5 năm nay: làm gì để TQ nó thả ngư dân ra ? Mạnh mẽ như thế nào ?
  7. hongsonvh

    hongsonvh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    1.600
    Đã được thích:
    7
    Quay trở lại topic " Cùng suy ngẫm về ứng xử và khả năng chiến tranh của TQ và các nước ĐNÁ ..." em có sưu tầm được 01 bài viết của bác Dương Danh Dy cựu Tổng Lãnh Sự NC tại Quảng Châu trong trang thời đại mới/ tạp chí nghiên cứu và thảo luận, số 8 tháng 7/2006, bài khá dài em xin lược trích để các bác tham khảo
    "" ...3. NC nên nhận thức BC như thế nào?

    BC là một nước lớn (sẽ trở thành siêu cường) láng giềng chung đường biên giới trên bộ ?" biển (Mỹ là siêu cường ở xa ta, nên mức độ nguy hiểm giảm đi nhiều). Đừng quên bài học đối đầu với nước lớn láng giềng BC trong mười mấy năm qua.

    BC là nước còn tồn tại nhiều vấn đề với ta nhất; ngoài lãnh thổ, lãnh hải, biển đạo còn các vấn đề ?onạn kiều? (280.000 người rời NC, trong đó có những người có công với cách mạng NC) người Hoa (hơn 1 triệu người), nợ vay từ thời xây dựng hòa bình và thời kỳ chống Mỹ (khoảng 1,5 tỷ NDT, vừa qua dịp Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đi thăm BC, BC đã xóa bớt cho ta còn 420 triệu NDT), những phụ nữ NC nhập cảnh phi pháp lấy chồng sinh con đẻ cái (do bị dụ dỗ và do cả tự nguyện) hiện còn đang sinh sống nhiều nơi trong BC (chưa có con số thống kê cụ thể, nhưng không ít hơn mười mấy vạn người). Khi muốn gây chuyện và gây sức ép, BC không thiếu con bài để sử dụng.

    BC không còn chung ý thức hệ với NC. Họ không còn tinh thần quốc tế vô sản, ?oĐồng chí? đối với họ chỉ là mỹ từ dùng để lừa gạt những ai nhẹ dạ. Cần nhớ là trong thời gian qua BC chưa giúp được nước nào phát triển cả.

    Những người lãnh đạo BC và ban tham mưu của họ là những bậc thầy về lợi dụng mâu thuẫn. Về chính trị, kinh tế, không bao giờ họ chỉ sử dụng một con bài, một phương án, họ luôn có con bài dự trữ. Nên ghi nhớ câu nói của người BC: ?oNgười tốt với ta một, ta tốt với người mười. Người xấu với ta một, ta xấu với người một trăm? và ?oTa thà phụ người chứ không bao giờ để người phụ ta? (Ba cuộc chiến tranh biên giới với Ấn Độ, Liên Xô và NC, BC đều bất ngờ ?ora tay trước?).

    Mặc dù BC đang tồn tại nhiều vấn đề, sự phát triển không đều giữa các vùng, nông dân, nông nghiệp, nông thôn chưa xử lý tốt, chênh lệch giàu nghèo ngày càng mở rộng, vấn đề dân tộc, tôn giáo đang âm ỉ, nhưng nhìn chung xã hội BC đang trên đà phát triển ổn định. Khẩu hiệu ?oChấn hưng BC? xây dựng một xã hội hài hòa đã thấm sâu vào lòng người, với tư tưởng quan trọng ?oBa đại diện? Đảng cộng sản BC còn có thể duy trì được sự lãnh đạo của mình trong nhiều năm nữa (vì Đảng này đang tự thay đổi về nhiều mặt tư tưởng, lý luận, tổ chức, chính sách..) vì vậy đừng đặt ảo tưởng vào việc BC xảy ra động loạn lớn hay quay trở lại con đường đồng chí anh em với ta.


    III. Một số đề nghị và đối sách

    A. Những điều kiện không thể thiếu cho những chính sách và đối sách cụ thể

    (1) Nội bộ trước hết là ban lãnh đạo cao nhất, phải có sự đoàn kết nhất trí cao, xin dùng câu nói của Trần Hưng Đạo khuyên vua Trần, trước khi ngài mất để khái quát ?oTrên dưới đồng lòng, vua tôi hòa thuận?. Khó lại có thể có nổi, nhưng vẫn ao ước được một phần của thời Bác Hồ, tuyệt đại đa số nhân dân đồng lòng đánh Mỹ, tin tưởng vững chắc ở sự lãnh đạo của Đảng và của Bác, trong nội bộ lãnh đạo cao nhất dù có bất hòa, bất đồng, nhưng vẫn có thể nói công khai và chưa dám hoặc chưa thể tìm cách triệt tiêu nhau, làm hại nhau, kéo bè kéo cánh... Vì vậy đã tập trung được trí tuệ cao nhất của toàn dân, toàn Đảng vào việc thực hiện mục tiêu chiến lược?

    Còn bây giờ suy nghĩ của người dân vừa phức tạp, vừa phân hóa mà lãnh đạo chưa tìm được nhân tố nào để liên kết lại tạo thành sức mạnh. Ở đây có khó khăn là chúng ta đang từ nền kinh tế kế hoạch tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường, nhiều vấn đề cũ đòi hỏi phải giải quyết, nhiều vấn đề mới xuất hiện mà chúng ta chưa đủ kinh nghiệm và bản lĩnh để xử lý .. (thế nhưng, bài học BC giương cao ngọn cờ ?ochấn hưng BC?, ?odân giàu nước mạnh? trong quyết sách những vấn đề đối nội, đối ngoại rất để chúng ta suy nghĩ).

    Trong tình hình hiện nay, chỉ cần bị chụp cái mũ ?ophá hoại tình hữu nghị Việt-Trung? hoặc ?oThân Mỹ? là nhiều sự việc đã được giải quyết một cách gọn ghẽ, và sinh mạng chính trị có thể bị đe dọa.

    Không có một ban lãnh đạo đoàn kết nhất trí, tập trung được tinh hoa của dân tộc thì mọi kiến nghị về chính sách, đối sách cũng chẳng có tác dụng gì. Nhìn lại lịch sử, mỗi khi nội bộ nước ta lục đục, triều chính đồi bại, chính là lúc phong kiến phương Bắc tăng cường sức ép, yêu sách và tiến hành xâm lược, chiếm đóng. Và BC hiện đại cũng chưa bao giờ từ bỏ tác động vào nội bộ ta.

    Trong quan hệ giữa nước lớn và nước nhỏ, nước nhỏ ở thế bị động. Lực lượng nghiên cứu BC ở nước ta hiện nay không ít, nhưng phân tán, rời rạc, thiếu chuyên gia đầu đàn, thiếu chuyên gia giỏi cho từng lĩnh vực. Cần có sự tổ chức, phân công, chính sách thích hợp để tập hợp được tinh hoa, giành chủ động trong thế bị động với BC.

    (2) Nói chung, chúng ta phải kiên quyết bảo vệ những nguyên tắc lớn, những vấn đề đụng chạm đến chủ quyền, đến sự tôn nghiêm của dân tộc, trong khi xử lý quan hệ giữa NC và BC, chúng ta phải luôn luôn tỉnh táo, cảnh giác, hiểu rõ vai trò và sĩ diện nước lớn của họ để tùy từng vấn đề, vụ việc mà có khi phải vuốt bụng nhịn, nhường họ trong một sự việc nhạy cảm cụ thể nào đó, thậm chí có khi phải tránh đường hoặc đi đường vòng, ?otránh voi chẳng xấu mặt nào? mà. Cần hết sức lưu ý là đừng để bao giờ lâm vào cảnh mình là người đối đầu duy nhất với BC.

    (3) Chúng ta tôn trọng BC, hiểu rõ sức nặng nước lớn ?" láng giềng của họ ?" nhưng không vì thế mà chúng ta phải nơm nớp sợ họ, lùi bước trước sức ép của họ một cách bị động, thậm chí nhượng bộ họ một cách vô nguyên tắc.

    Cần phải thấy rằng BC không thể ép chúng ta, đối xử với chúng ta một cách quá mức để NC phải ngả sang với Mỹ. Nói giả dụ một nước NC ?othân Mỹ? hùng mạnh, ở ngay biên giới phía Nam của BC, án ngữ biển Đông (nơi 21/39 đường hàng hải BC phải đi qua) sẽ ảnh hưởng tới an ninh của BC như thế nào. Hơn nữa, mục tiêu dài hạn của BC là trở thành siêu cường. Siêu cường không thể không có đồng minh thân cận (như Mỹ với Anh), BC hiện nay chưa có đồng minh thân cận (Bắc Triều Tiên không được BC coi là đồng minh tin cậy) do đó BC không thể từ bỏ ý đồ lôi kéo NC. Ngoài ra trong đối xử với BC, chúng ta còn có các nước trong khu vực, một số nước lớn khác, nhiều nước đang phát triển... nên ngoài sức mạnh bản thân, chúng ta còn có sự ủng hộ của loài người tiến bộ và cả ?ocái thế? lựa chọn nữa. (Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta ngả hẳn về một phía để chống BC).

    (4) BC là một nước đi tắt đón đầu tốt nhất, sẽ hoàn thành hiện đại hóa trong thời gian lịch sử tương đối (khoảng 100 năm). BC là nước chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường tương đối thành công, do vậy có nhiều điều chúng ta có thể học tập, rút kinh nghiệm từ họ (ngay cả với những vấn đề không thành công). Tuy vậy cần tránh hai khuynh hướng; cho rằng cái gì của BC cũng hay hoặc ngược lại cho rằng BC chẳng có gì đáng học cả, để tránh bắt chước một cách mù quáng hoặc bài xích.

    B. Một số kiến nghị về đối sách và chính sách
    Trước khi nêu một số vấn đề cụ thể, xin tóm tắt những điều đã nói ở trên: ?oBC là một nước láng giềng lớn mạnh và ngày càng hùng mạnh hơn nữa. Giữa họ và ta còn tồn tại nhiều vấn đề (có vấn đề rất phức tạp, gay cấn), họ có tham vọng lớn với ta về cả lãnh thổ, chính trị, kinh tế. Chúng ta cần tôn trọng, nhân nhượng với BC trong những vụ việc có thể nhân nhượng được. Quyết không đi với nước khác hay nhóm nước khác chống lại BC và không bao giờ để rơi vào thế một mình đối đầu với BC, nhưng quyết không khiếp sợ họ, lùi bước hoặc từ bỏ những vụ việc không thể từ bỏ được. Nội bộ chúng ta đoàn kết nhất trí, tập trung được sức mạnh và trí tuệ toàn dân, tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của các nước trong khu vực và trên toàn thế giới, lớn mạnh nhanh chóng về mọi mặt là bảo đảm vững chắc cho mọi ứng xử đã, đang và sẽ xảy ra trong mối quan hệ hai nước?.

    (1) Vấn đề biên giới lãnh thổ

    Ngày 30/12/1999, hai nước ký Hiệp ước biên giới trên đất liền (có hiệu lức từ ngày 6/7/2000). Đến nay hai bên đã cắm được 400 cột mốc biên giới. Tốc độ cắm như vậy là chậm (theo tính toán sẽ có khoảng 1.100 cột trên hơn 1300km đường biên). Hiệp định đã được ký và đã có hiệu lực, thiệt hơn khó có thể sửa được, vì vậy chúng ta không nên kéo dài thời gian cắm mốc (bởi vì nước yếu hơn bao giờ cũng phải chịu phần thua thiệt, nhất là khi sự đã rồi). Qua việc ký kết Hiệp ước biên giới giữa BC và Mông Cổ, Lào, Miến Điện, thấy nói chung BC tôn trọng đường biên giới đã ký (cũng có thể mấy nước này không có vấn đề gì gay cấn với BC, nên họ không dùng vấn đề biên giới để gây sự...), tuy vậy có cái rõ ràng để làm cơ sở đấu tranh sau này còn hơn là không có.

    (a) Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ và Hiệp định hợp tác nghề cá

    Ký ngày 25/12/2000 và có hiệu lực từ ngày 30/2/2004. Nói chung ký được bây giờ còn hơn sau mới ký. Tuy vậy thời hạn của vùng đánh cá chung để hơi dài (12-15 năm), BC sẽ triệt để lợi dụng thời gian này để khai thác và gây sự. Tàu ta bé, lưới ta nhỏ hơn, phần thua thiệt đã rõ, oán trách lẫn nhau cũng không xoay chuyển được tình hình, nếu không vươn lên ngang ngửa với họ (một cách đúng luật) thì đành chấp nhận. Việc thăm dò khai thác tài nguyên trong lãnh hải thuộc chủ quyền đã phân định của ta trong Vịnh bắc bộ cần phải cảnh giác, đề phòng mọi khả năng có thể xảy ra.

    (b) Về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

    Quần đảo Hoàng Sa. Chỉ có NC, BC và Đài Loan đòi chủ quyền quần đảo này, hiện BC đã dùng vũ lực chiếm đóng phi pháp toàn bộ (một nửa năm 1956 và nửa còn lại tháng 1 năm 1974) và ngang nhiên coi chúng là của mình. Ta không thể dùng vũ lực để thu hồi, nhưng không thể từ bỏ chủ quyền. Có thể chỉ nên đòi những đảo mà BC đánh chiếm từ tay chính quyền Sài Gòn hồi tháng 1 năm 1974, như thế vừa tỏ ra có nhượng bộ mà vẫn có cơ sở pháp lý để thế hệ sau giải quyết vấn đề.

    Quần đảo Trường Sa. Đây là nơi tranh chấp của NC, BC, Đài Loan, Phi-líp-pin, Brunei, Malaysia về biển đảo và Indonesia (có thể cả Đông Timor) về lãnh hải. Hiện nay số đảo bãi ngầm mà các bên chiếm giữ là NC 21, Phi-líp-pin 8, BC 6 và Đài Loan 1.

    Chúng ta nên đòi chủ quyền một phần quần đảo này, nghĩa là ngoài 21 đảo bãi ngầm mà chúng ta đã chiếm giữ ra, ta chỉ đòi quyền ở những bãi đảo ngầm dọc theo bờ biển nước ta cho đến hết phần biển Đông. Ta không phản đối BC thăm dò khai thác ở vùng lãnh hải sát Phi-líp-pin, Indonesia v.v.. Đây không phải là sự từ bỏ chủ quyền, việc đồng ý của BC và Phi-líp-pin thăm dò ở vùng thuộc biển Đông nhưng cách rất xa ta là một quyết định khôn ngoan. Từ nay nên tránh một mình phản đối BC ở những nơi xa tít tắp trên biển Đông, nhưng với những cái đã có và những cái ở sát sườn mình thì quyết không nhân nhượng.

    Trong vấn đề quần đảo, BC rất không muốn quốc tế hóa, chính vì vậy mà chúng ta cần khôn ngoan quốc tế hóa vấn đề, nhất là tìm kiếm sự ?ocó mặt? của Mỹ.

    (c) Trong vấn đề biên giới, biển đảo

    Chúng ta cần công khai đến mức tối đa, tập trung được trí tuệ của toàn dân tộc. Không nên coi đó là việc làm của riêng một số người và không ai chịu trách nhiệm cả. Cụ Phan Thanh Giản thời Nguyễn sau khi kí hiệp ước cắt sáu tỉnh Nam Bộ cho xâm lược Pháp, đã phải uống thuốc độc tự vẫn. Vì vậy quyết không được coi thường dư luận..." toàn văn
    http://www.tapchithoidai.org/ThoiDai8/200608_DuongDanhDy.htm
  8. mig1000

    mig1000 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/06/2008
    Bài viết:
    1.770
    Đã được thích:
    2.587
    Bình tĩnh đi bác.
    mấy trường hợp ngư dân của mình bị bắt đều ở hoàng sa. Ai cũng biết Hoàng sa là của VN nhưng TQ đang tranh chấp và đã chiếm đóng trước 1975. VN mình đấu tranh là :
    1. Hoàng sa là của VN (cái này chỉ về mặt phát ngôn)
    2. Các ngư dân tránh bão, tránh áp thấp => thả ngay vì họ chỉ là tránh thiên tai mà thôi (không đề cập vấn đề đánh cá ở vùng chống lấn hay không) => Trên nguyên tắc nhân đạo, họ phải thả => được quốc tế ủng hộ.
    Còn xét trường hợp ngược lại thì sao?
    Thằng K H Ự A nó vẽ cái lưỡi bò đó, nó tuyên bố vùng đặc quyền của nó. Ngư dân của nó đánh cá trong vùng nó tuyên bố đặc quyền, nhưng thực tế thuộc vùng của VN or Indo or Mã thì mình với mấy anh này cũng tương tàu cá của nó chứ có tha đâu. Tầu ngư chính của nó mình còn đuổi, bắn súng cảnh cáo bỏ miẹ ấy chứ.
    P/s : Hãy bình tĩnh, thu thập thông tin rồi kết luận sau cũng chưa muộn. Ai cũng đau xót khi bà con đánh cá của Khựa bị bắt nhưng cũng phải tỉnh táo.
  9. hongsonvh

    hongsonvh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    1.600
    Đã được thích:
    7
    Gọi là leo thang, xuống thang cũng được, khi BC lên nước thì NC càng phải rắn, quyết liệt khi BC mềm mỏng thì NC cũng hạ nhiệt
    Chính vì vậy để đòi người không chỉ đưa ra biện pháp ngoại giao năn nỉ không thôi, phải đưa kèm các biện pháp trả đũa nếu như BC không chịu thả người, ví dụ: Bắt giam ngư dân nếu họ xâm phạm ( các nước trong ASEAN như Phi. Mã, Ind đều đã sử dụng biện pháp này) ---> dùng biện pháp đổi người lấy người để nhận ngư dân về
    Tăng cường các đòi hỏi về ngoại giao với những người bị BC bắt giữ đồng thời với các diễn tập quân sự bằng KQ ở các vùng biển tranh chấp để thể hiện quyết tâm bảo vệ lãnh thổ. Cụ DD Dy có nói "... Chúng ta tôn trọng BC, hiểu rõ sức nặng nước lớn ?" láng giềng của họ ?" nhưng không vì thế mà chúng ta phải nơm nớp sợ họ, lùi bước trước sức ép của họ một cách bị động, thậm chí nhượng bộ họ một cách vô nguyên tắc"
    Tăng cường các biện pháp tuần tra bằng hải quân, biên phòng, cảnh sát biển... để bảo vệ ngư dân, tránh để BC bắt thêm người, phải quy trách nhiệm cụ thể cho từng lực lượng cụ thể nếu tiếp tục để dân bị cướp, bị bắt, bị giết
    Tăng cường các đòi hỏi, yêu sách về chăm sóc y tế cung cấp thức ăn đầy đủ cho những người bị bắt
    .........................
    Tóm lại không bao giờ NC được xuống thang một mình vì trong trường hợp này NC sẽ bị BC đè bẹp ruột
    Trong trường hợp mà BC muốn chiến tranh thì NC cũng chẳng có lý gì để ngại ngần một cuộc chiến để bảo vệ nhân dân của mình cả
    Được hongsonvh sửa chữa / chuyển vào 15:32 ngày 07/08/2009
  10. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.879
    Đã được thích:
    10.411
    Mình chia những ý kiến những hành động mạnh mẽ cần làm ngay của bác đưa ra thành 2 loại:
    _ Những ý kiến được in đậm: nói ra là thừa thải vì những việc này đã được làm ngay khi các ngư dân bị bắt. Chúng ta ngay lập tức triệu đại sứ TQ lên để phản đối khi ngư dân ta bị bắt khi đi tránh bão, sau đó kêu gọi các nước thứ 3 can thiệp qua con đường ngoại giao, nhờ các nước này áp lực, giám sát đối xử nhân đạo với người bị bắt. Tiến hành tập trận chống đổ bộ, đánh chiếm đảo, diễn tập chống "cướp biển", đưa tàu tên lửa ra khu vực TS; dồn dập hàng loạt các hoạt động QS ngay từ khi tình hình biển đông xấu đi (cuối năm 2008).
    _ Những ý kiến bôi vàng là cực kỳ nông nổi, thiếu hiểu biết.
    Được Mr_hoang sửa chữa / chuyển vào 19:08 ngày 07/08/2009
    Được Mr_hoang sửa chữa / chuyển vào 19:09 ngày 07/08/2009

Chia sẻ trang này