1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cùng suy ngẫm về ứng xử và khả năng chiến tranh của TQ và các nước ĐNÁ xung quanh vấn đề Biển Đông (

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi newinvestor, 07/07/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lehahai

    lehahai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/03/2003
    Bài viết:
    297
    Đã được thích:
    0
    Xin nhắc là: nguyên nhân mà đánh bắt xa bờ không hiệu quả dẫn tới hàng loạt tàu đánh bắt phải nằm bờ không phải chủ yếu là do bị cấm, và cũng không phải gần đây mới bị nằm bờ. Mà có rất nhiều nguyên nhân cũng như là đã có từ nhiều năm nay rồi, bác Hongson lục lại báo cũ mà xem đi nhé.
    Hiện nay cũng đang có dự án quản lý tọa độ các tàu cá xa bờ của VN, đưa về một trung tâm thống nhất. (rất tiếc là mới hoàn thành cho Bình Định, đang triển khai cho các tỉnh khác).
  2. hongsonvh

    hongsonvh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    1.600
    Đã được thích:
    7
    Ưh thế thì coi như em nghĩ oan về người BC đi
  3. anhoanp

    anhoanp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/12/2007
    Bài viết:
    456
    Đã được thích:
    0
    Trong quan hệ Trung ?" Mỹ từ năm 1949 tới nay, ba yếu tố: đối đầu, hoà hoãn và hợp tác đan xen với nhau. Ngay cả khi một yếu tố nổi lên làm chủ đạo, thì vẫn có mặt một hoặc cả hai yếu tố kia. Xét tính chủ đạo, thì giai đoạn 1949-1972 đối đầu, 72-79 là đối đầu có hoà hoãn, từ năm 1979 đến 1990 là hoà hoãn có hợp tác. Năm 199x là hợp tác trong hoà hoãn, và từ những năm 20xx, khi TQ hiện đại hoá quân đội và hải quân, thì yếu tố đồi đầu đang từ từ mạnh lên.
    Vị trí của Việt Nam trên bàn cờ lớn này đương nhiên là liên quan đến mật thiết đến xu hướng nào là chủ đạo, và chiếm thế chủ đạo trong trong giai đoạn nào.
    Trước hết, cần phải nói rằng xét về lịch sử, bất chấp ai lãnh đạo thì nhìn chung cả TC và Mỹ đều là những tay chơi cờ xuất sắc và khá kiên nhẫn. Thứ hai, bàn cờ quốc tế hiện đại nảy sinh ra những ràng buộc quyền lợi chung đa dạng. Một mặt khác, trình độ kinh tế đương nhiên là có ảnh hưởng quyết định đến quan hệ này theo quy tắc: TC yếu thì hợp tác là chủ đạo, TC mạnh lên thì sẽ tất yếu có đối đầu để tái phân chia ảnh hưởng trên khu vực và trên toàn cầu.
    Cho nên, thái độ và hành xử của hai nước này trong nhiều thập kỷ tới hầu như chắc chắn vẫn là hoà hoãn có đối đầu.
    Trong tình hình đó, hành xử của TC đối với Việt Nam sẽ đi theo một trong các kịch bản sau:
    1. Nếu Việt Nam ngả theo hướng thân Mỹ, thì tất TC buộc phải chiếm Trường Sa bằng vũ lực.
    2. Nếu Việt Nam cũng chọn thái độ hoà hoãn, thì TC sẽ tìm mọi cách đưa Việt Nam và vòng ảnh hưởng của mình.
    Trong mọi tình huống, lựa chọn thái độ hợp tác với Việt Nam hầu như nằm ngoài dự tính của TC. Điều này xuất phát từ nhận định của TQ về VN, rằng vị thế của hai nước từ trong lịch sử và mãi mãi là ở vị thế tranh chấp, và VN chưa bao giờ là một đồng minh hay đàn em đáng tin cậy cả. Cho nên, ngay cả lựa chọn thái độ hoà hoãn, thì TC cũng tin chắc rằng hoà hoãn chỉ là nhất thời mà thôi.
    Từ góc nhìn của Mỹ, thì để bảo đảm cho chiến lược kìm toả TC của mình không bị vỡ, thì phải giữ cho được mục tiêu là TC không khống chế được VN và không chiếm được TS. Đương nhiên, người Mỹ biết rõ về lịch sử đẫm máu của hai quốc gia này và những gì cả hai nghĩ về nhau, nên họ tin rằng họ luôn có cơ hội ở Việt Nam khi họ muốn.
    Tuy nhiên, những cân nhắc về quyền lợi của họ ở Việt Nam thì luôn gắn với cân nhắc về thể chế. Cho nên, các kịch bản tương ứng của họ sẽ là:
    1) Tìm cách giữ nguyên trạng tình hình chính trị ở Đài Loan càng lâu càng tốt, ngoài những lý do liên quan đến Đài - Mỹ, thì còn vì họ cho rằng Việt Nam chưa sẵn sàng để làm bạn với Mỹ, đồng thời bản thân họ cũng chưa vào thế kẹt để chấp nhận làm bạn với Việt Nam.
    Trong việc này, hiển nhiên họ phải đối mặt với rủi ro là TC có thể bất ngờ tấn công TS, lột bỏ vai trò chiến lược của VN đối với thế kìm toả của Mỹ. Cho nên, để có thể giúp VN bảo vệ TS lúc chưa có một hiệp ước chính thức, Mỹ sẽ hành xử theo 3 điểm như sau:
    a) Khuyến khích VN tham gia vào các cơ chế đa phương và hỗ trợ cho các cơ chế này (Tôi cho rằng chiếc ghế TV không thường trực của VN ở HDBA LHQ cũng nằm trong ý đồ này)
    b) Một mặt khác, họ có vài động tác hỗ trợ quân sự cho VN để hãm bớt những toan tính của TC.
    c) Xây dựng những quan hệ lợi ích cơ bản, nhằm dự phòng làm tiền đề cho quan hệ gần gũi hơn sau này.
    2) Trường hợp Đài Loan chắc chắn về với TC thì buộc Mỹ vào thế phải làm bạn với VN, và chắc chắn là Mỹ phải có những động tác sớm nhất có thể, nhằm loại bỏ nguy cơ TC bất ngờ chiếm TS. Để làm động tác này, có lẽ trước đó Mỹ phải chuẩn bị cho VN vào trong một cơ chế đa phương hay một cơ chế kinh tế nào đó của mình (cũng có thể chỉ là một liên doanh khai thác dầu khí) để có thể danh chính ngôn thuận triển khai Hải quân ở khu vực Biển Đông.
    3) Trường hợp VN lựa chọn đường lối thân TC: Dĩ nhiên với Mỹ đây là lựa chọn xấu nhất có thể, vì trong trường hợp này họ buộc phải tìm cách can thiệp tích cực vào tình hình chính trị của Việt Nam, với suy nghĩ đương nhiên rằng một chính quyền dân chủ ở Việt Nam sẽ phụ thuộc vào Mỹ, ít nhất cũng phải thân Mỹ.
    Cho nên, ngay trong lúc này, Mỹ vẫn phải chơi ván bài hai mặt với Việt Nam: một mặt là xích lại gần hơn với VN hiện tại, một mặt kia là lựa chọn và ủng hộ cho phong trào DC nhằm dự phòng cho phương án 3 trên đây.
  4. anhoanp

    anhoanp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/12/2007
    Bài viết:
    456
    Đã được thích:
    0
    Created by Tran Duc on Dec 27, 2007 17:55:17 GMT
    Không cần một lời hiệu triệu. Cũng chẳng cần những sự hô hào. Bạn và tôi, bất kể quá khứ hay chính kiến khác nhau, đã cùng nhìn về một hướng. Để nói lên rằng: Tình yêu với đất nước này, dân tộc này, ngôn ngữ này là vĩnh cửu. Để nói rằng: khi chủ quyền bị xâm phạm, mọi người Việt, dù đứng ở vị trí nào sẵn sàng đoàn kết một lòng vì sự tồn vong của dân tộc!
    Trong những dòng thư tâm huyết gửi về, nhiều nhân sĩ, trí thức trong và ngoài nước thiết tha kêu gọi, hơn lúc nào hết, người Việt hãy cùng nhau đoàn kết một lòng vì lợi ích dân tộc. Chính những người Việt ở nước ngoài sẽ là những đại sứ góp phần vận động bạn bè thế giới hiểu và ủng hộ Việt Nam. Vượt qua những khác biệt và quá khứ, rất nhiều người đang âm thầm tự nhận lãnh sứ mệnh "bảo vệ Tổ quốc từ xa" như lời cựu ************* Lê Đức Anh nói về họ.
    Chỉ người Việt Nam mới thương lấy nhau, mới thiết tha và sẵn sàng xả thân bảo vệ lợi ích dân tộc. Chân lý bất biến đó, phải qua nhiều trả giá đau đớn mới được vỡ lẽ.
    Trong suốt thế kỷ XX đầy bão táp, đã chứng kiến bao nhiêu cuộc móc ngoặc, mặc cả và chia chác của các nước lớn trên lưng dân tộc nhỏ bé này?
    Khi hai cuộc chiến tranh khốc liệt bước vào giai đoạn kết thúc, khi các bên đã ngồi vào bàn đàm phán cho một kết cục hoà bình thì phía hậu trường, những đồng minh tưởng như thân tín cũng bước vào cuộc mặc cả sau lưng chúng ta.
  5. anhoanp

    anhoanp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/12/2007
    Bài viết:
    456
    Đã được thích:
    0
    Created by Tran Duc on Dec 27, 2007 17:55:59 GMT
    Trường Sa - đảo thuộc chủ quyền Việt Nam (Ảnh: Phạm Tuấn)
    Đương nhiên, chẳng có gì là khó hiểu khi các nước lớn sẵn sàng hy sinh lợi ích của nước khác, vì lợi ích của chính mình. Lợi ích quốc gia đã biến những khẩu hiệu về tình đoàn kết thuỷ chung như nhất, những mỹ từ của đồng minh duy nhất, đồng minh truyền thống trở thành sáo rỗng.
    Ngày nay, không còn dễ dàng cho một nước, cho dù quyền lực có lớn mạnh đến đâu có thể xâm lược các nước khác. Nhưng trong một thế giới toàn cầu hoá, khi chủ nghĩa nước lớn ngày càng có nhiều hình dạng mới, khi những hành động xâm phạm chủ quyền dân tộc ngày càng trở nên tinh vi hơn, sự nghiệp bảo vệ chủ quyền và độc lập toàn vẹn (về cả lãnh thổ cũng như về tinh thần) của một quốc gia nhỏ, yếu vì thế phải đối mặt với những khó khăn khôn lường.
    Yếu thực lực thì luôn bị chèn ép, lấn lướt. Yếu thực lực đồng nghĩa với chấp nhận thiệt thòi trong mọi tranh chấp. Đó là thực tế hiển nhiên dù vô cùng cay đắng.
    Một nhà lãnh đạo thuộc cấp cao nhất Việt Nam, khi nói về thực tế này, đã kết luận: Muốn thoát khỏi mọi uy hiếp, muốn phát triển được để tồn tại trong thế giới này, muốn bảo vệ được chủ quyền và độc lập dân tộc thực sự, toàn vẹn, nhất thiết dân tộc này phải phấn đấu bằng mọi giá thoát ra khỏi nỗi nhục nghèo, hèn.
    Đất nước này phải mạnh lên!
    Đột phá để phát triển, giải phóng mọi nguồn lực, trong đó có tiềm lực con người để thoát khỏi thân phận nghèo hèn, chính là sứ mệnh lịch sử của những thế hệ ngày hôm nay.
    Hãy để sự kiện hôm nay, như lời giục giã đối với mọi người dân Việt lên đường cho cuộc dấn thân vĩ đại đó.
    Minh Anh
  6. anhoanp

    anhoanp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/12/2007
    Bài viết:
    456
    Đã được thích:
    0
    Created by Lê Nguyên Hồng
    ?oCá lớn nuốt cá bé?, câu tục ngữ từ đời xưa để lại chắc chắn sẽ mãi mãi không bao giờ lỗi thời cả về nghĩa đen và nghĩa bóng. Con cá lớn phải ăn con cá bé, và con cá bé phải làm mồi nuôi sống con cá lớn.
    Dây chuyền quy luật tự nhiên đó giúp cân bằng sinh thái theo vòng xoay chuyển vần của tự nhiên, tạo thành chu kỳ khép kín cho sự sống của muôn loài?
    Đối với mỗi quốc gia trên thế giới, từ thời Cổ Đại đến thời Trung Cổ và gần hơn nữa là thời Cận Đại, họ đều lấy sức mạnh quân sự để khẳng định uy quyền của mình trong khu vực, châu lục, và đôi khi vượt ra xa hơn - Đến bên kia bờ đại dương. Nước lớn (và mạnh), thường hay xâm lược nước nhỏ, chèn ép nước nhỏ cũng là lẽ thường muôn thủa, như câu chuyện con cá lớn ăn con cá bé hơn là vậy. Không nói xa xôi, nước Việt xưa và đế quốc Phù Nam (Thái Lan cũ) cũng đã một thời tranh giành nhau xâu xé các nước nhỏ như Chiêm Thành, Cam Bốt. Lịch sử Việt Nam thì viết là ?oCha Ông ta mang gươm đi mở cõi? cho có vẻ nhẹ nhàng bớt chuyện này. Giống như mang cày, mang cuốc đi? khai hoang vậy thôi !...
    Sau Thế Chiến 2, trật tự trên thế giới được phân chia rành mạch thành hai phe. Phe Xã Hội Chủ Nghĩa, đứng đầu là Liên Xô, còn phe Tư Bản Chủ Nghĩa đứng đầu là Hoa Kỳ và các đồng minh. Trật tự tạm thời đó ngày nay đã bị thay đổi?
    Với những kiến tạo địa chất phức tạp, nhiều Đứt Gãy, nhiều đồi núi, nhiều vùng đất đỏ Ba Zan cho nên Việt Nam là một nước hứa hẹn có tiềm năng khoáng sản rất lớn. Việt Nam còn có đường bờ biển dài hàng ngàn km, rất thuận lợi cho việc khai thác thủy sản và giao thương buôn bán nhờ có nhiều các cảng biển. Mặt khác, về địa thế chiến lược quân sự thì Việt Nam là lá chắn trên Biển Đông cho Ba Nước Đông Dương và một phần lãnh thổ của Trung Quốc. Nó cũng là địa bàn bàn đạp lý tưởng cho việc tập kết quân sự từ mặt Thái Bình Dương có thể tấn công vào sâu trong lục địa Châu Á.
    Được anhoanp sửa chữa / chuyển vào 11:36 ngày 09/08/2009
  7. anhoanp

    anhoanp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/12/2007
    Bài viết:
    456
    Đã được thích:
    0
    Created by Lê Nguyên Hồng
    Nếu Việt Nam chọn đồng minh là Trung Quốc ?
    Việt Nam là một chú ?ocá? bé đã nhiều lần bị con ?ocá? Mập Trắng Trung Quốc tấn công, mà bài học nóng ?oanh hai? CSTQ dạy cho Việt Nam tháng 02/1979 vẫn còn nguyên giá trị và dấu tích đau thương. Nhưng đó không phải là tất cả !
    Vì một lý do nào đó hai nước láng giềng xung đột vũ trang cũng là chuyện thường thấy. Quan trọng nhất là hiện nay Trung Quốc quá dư thừa dân số (khoảng 1 tỉ 200 triệu), chưa kể đến lực lượng Hoa Kiều khoảng vài trăm triệu rải ra khắp các nước trên thế giới. Cái gì quá nhiều thì không quý ! Kể cả bạc vàng châu báu và con người cũng không là ngoại lệ. Vậy thì Trung Quốc chỉ cần đất đai và tài nguyên mà thôi. Như vậy chúng ta có thể đoán ra số phận của dân tộc Việt Nam sẽ ra sao, nếu Việt Nam hoàn toàn bị khống chế trong bàn tay của ?ođồng minh? Trung Quốc ?
  8. anhoanp

    anhoanp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/12/2007
    Bài viết:
    456
    Đã được thích:
    0
    NC thời trước năm 1975 tuyên truyền rằng Mỹ là quân cướp nước. Nhiều người tin (tôi cũng tin) ! Nhưng ngày nay chúng ta hãy kiểm chứng xem sự thật như thế nào ? Sau năm 1945, người Mỹ đổ quân ra đồn trú làm nhiệm vụ quốc tế tại rất nhiều quốc gia là đồng minh của họ (hay nhà ta còn gọi là thuộc địa cho dễ hiểu): Tây Đức, Nhật Lùn, Nam Hàn, Đài Loan, Newdiland, Thailand vv?, cho đến nay chưa thấy người Mỹ cướp nước của ai, dù chỉ là vài thước đất, hay vài cm lãnh hải. Chỉ thấy các nước đó có tự do dân chủ văn minh, và đều là những nước giàu có hùng mạnh. Không nói đâu xa, năm 1975 so sánh hai miền Nam và Bắc Việt Nam với nhau cũng đã thấy một trời và một vực rồi. Thì ra quân ?ocướp? này có vẻ cũng đáng yêu đấy chứ ! Nếu một mình tôi có giá trị như là một quốc gia, thì tôi cũng tự giác cho người Mỹ ?oăn cướp?, ?ocai trị? giống như Nhật Bản, Hàn Quốc ngay lập tức, còn cái ?oanh em bạn bè láng giềng..... thì thôi, cũng phải xin kiếu? cả nón !
    Thế mà ?omười sáu chữ vàng? của ?ongười anh? Trung Quốc, với đủ những mỹ từ tốt đẹp, không hề có từ nào là từ ?oăn cướp?, thì lại làm mất đi hàng trăm km2 lãnh thổ của Việt Nam, mất đi hàng chục ngàn km2 lãnh hải, hàng trăm hòn đảo lớn bé, nổi, chìm tại Hoàng Sa và Trường Sa ! Là anh, muốn cho đàn em phục mình thì phải gương mẫu, quảng đại, hào phóng. Nhưng rõ ràng Trung Quốc (do ĐCS nắm quyền) không có những đức tính ấy. Tuy vậy, nhưng hãy tin rằng : Người Mỹ không dám bỏ rơi Việt Nam trên bàn cờ chính trị thế giới !
    Thứ nhất, duyên nợ của nhân dân Việt Nam và nhân dân Mỹ vẫn còn. Những hứa hẹn chiến lược về kinh tế sẽ đem lại những mối lợi không nhỏ nhờ công nghệ Khai Khoáng, Hóa Dầu, Du Lịch vv? vẫn có sức hút mạnh các nhà đầu tư Mỹ tại Việt Nam.
    Thứ hai và là điều quan trọng nhất, đó là vị trí chiến lược của Việt Nam trong cuộc ?oso găng? giữa Mỹ với chính Trung Quốc nếu khả năng này xảy ra. Hiện nay Nga đã là NATO + 1, dù bề ngoài họ (Nga, Mỹ) có vẻ ?ogân guốc? với nhau.
    Nhưng dù sao thì điều đó cũng rất có lợi cho các nhà sản xuất vũ khí (Nga và Mỹ) hốt bạc nhờ vũ khí bán đắt hàng mà thôi. Vậy thì mối đe dọa đối với vị trí siêu cường số 1 của người Mỹ không có ai khác ngoài Trung Quốc !
    Ngày 12/06/2009 đại tướng Carrol Howic Chandler, tư lệnh không quân Mỹ khu vực Thái Bình Dương bất ngờ thăm Việt Nam. Sự kiện tiếp theo đó là tàu chiến của hải quân Mỹ xuất hiện để tìm và khai quật hài cốt binh sỹ Mỹ trên biển. Hai động thái này có vẻ như vô tình nhưng nó lại diễn ra đúng lúc tình hình trên Biển Đông căng thẳng bởi lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc, trên vùng biển mà họ cho rằng thuộc quyền kiểm soát của họ. Tại sao lại là một vị đại tướng tư lệnh không quân Mỹ thăm Việt Nam, mà không phải một binh chủng nào khác ?
    Trong chiến tranh hiện đại thì không quân là một lực lượng phản ứng nhanh, có thể đánh đòn phủ đầu chớp nhoáng. Máy bay phản lực còn là phương tiện thông dụng chuyên chở và tấn công bằng bom (nhất là Bom Nguyên Tử). Không quân Mỹ cũng là lực lượng hùng mạnh nhất thế giới. Chỉ riêng Pháo Đài Bay B52 (mỗi chiếc trị giá khoảng 800 triệu USD) nước Mỹ đã có hàng ngàn chiếc bị liệt vào danh sách ?oquá hạn sử dụng? và đem vứt bỏ tại các nghĩa địa B52 như ở căn cứ không quân Davis Monthan, thành phố Tucson, bang Arizona. Những chiếc máy bay đó vẫn có thể bay tốt, nhưng Người Mỹ đã vứt bỏ vì dư thừa quá nhiều và nó được cho là đã lỗi thời với quân đội Mỹ.
    Một trong những thành công lớn nhưng vẫn còn trong vòng bí mật đó là Người Mỹ (và cả Người Anh) đã chế tạo thành công loại máy bay hình dạng đĩa mà nhiều người quen gọi là Đĩa Bay từ cuối thập niên 50 của thế kỷ trước. Loại Đĩa Bay này chính là một phát minh quan trọng của các nhà khoa học thời Đức Quốc Xã mà Người Mỹ đã đoạt được phát minh này, như một chiến lợi phẩm trong Thế Chiến 2. Những hiện tượng UFO xuất hiện trên bầu trời Nước Anh và Nước Mỹ từ năm 1957 đến nay, được cho là của Người Ngoài Hành Tinh và những câu chuyện về những vụ nổ UFO kỳ bí, sau này người ta điều tra ra được nhờ phương pháp Đồng Vị Phóng Xạ phân tích mảnh vỡ UFO mới biết được là nó do con người chế tạo nên. Nếu loại máy bay Đĩa Bay này được trang bị vũ khí hạt nhân, thì việc vô hiệu hóa hệ thống Ra Đa của đối phương và tấn công hủy diệt đối phương trong chớp nhoáng không còn là vấn đề.
    Sự xuất hiện của tư lệnh không quân khu vực Châu Á Thái Bình Dương tại Việt Nam là một lời ?onhắc nhở? sức mạnh của không quân Mỹ đối với Trung Quốc !
    Có thể thấy rõ mối quan ngại của Người Mỹ đối với sự lớn mạnh của Trung Quốc, đặc biệt là khi Trung Quốc phóng thành công tàu vũ trụ Thần Châu. Tuy nhiên, người Mỹ hay lo xa, trên thực tế Trung Quốc rất yếu về không quân, hải quân. Họ chỉ mạnh pháo binh và bộ binh (chiến thuật Biển Người) mà thôi.
    Việt Nam hãy thân Mỹ, hãy biến người Mỹ thành đồng minh thân cận của mình. Giống như những chú cá nhỏ khôn ngoan nép mình dưới bụng chú cá Nhà Táng khổng lồ, vừa dễ bắt mồi vừa được an toàn cho bản thân, mà mình thì chẳng mất gì. Tuy nhiên, một yêu cầu đơn giản đặt ra là, ĐCSVN cần phải chấp nhận dân chủ kiểu Mỹ, xóa bỏ độc quyền chính trị. Như vậy vừa tháo bỏ được xiềng xích oan khiên mà nhân dân Việt Nam phải chịu đựng nhiều năm qua, vừa tạo cơ hội phát triển lành mạnh cho đất nước. Nếu hợp tác toàn diện với Mỹ và thực hiện dân chủ đa nguyên đa đảng, có thể ĐCSVN sẽ phải rời khỏi vị trí lãnh đạo đất nước. Nhưng cái lợi cho đất nước, cho nhân dân thì đã nhìn thấy quá rõ, qua những tấm gương thân Mỹ như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan vv?
    Vừa rồi đại sứ Mỹ tại Việt Nam ông Michael W. Michalack đã tuyên bố về vấn đề tự do tôn giáo là, Việt Nam chưa đến mức phải đưa vào danh sách CPI. Đó là sách lược của Người Mỹ. Việc đưa Việt Nam trở lại danh sách CPI không khó vì đã có đủ bằng chứng. Nhưng điều cần làm ngay là không để ĐCSVN tuột khỏi tay Người Mỹ và hoàn toàn chạy theo quan thầy là ĐCSTQ mới là điều mà Người Mỹ cần quan tâm hàng đầu.
    Người Việt Nam cũng đừng ảo tưởng về một nước Mỹ sẽ chiến đấu một cách vô điều kiện, mà không có gì gắn với những quyền lợi hoặc là vị thế của mình. Và đó cũng là điều bất công đối với họ ! Người Mỹ quan tâm đến Việt Nam, chính là quan tâm đến quyền lợi của nước Mỹ. Đó cũng là điều mà các cử tri Mỹ mong muốn các vị tổng thống của họ phải làm tốt !
    Vị trí quan trọng của Việt Nam trên bàn cờ chính trị thế giới vẫn đang là cơ hội còn bỏ ngỏ, để cho nhân dân Việt Nam có điều kiện ngẩng cao đầu
    Được anhoanp sửa chữa / chuyển vào 16:12 ngày 09/08/2009
  9. anhoanp

    anhoanp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/12/2007
    Bài viết:
    456
    Đã được thích:
    0
    Việt Nam trên bàn cờ TC:
    Kể từ ngày đuổi được Quốc Dân Đảng chạy ra Đài Loan, thì TC luôn bị áp chế trong thế kìm toả: Phía Đông Bắc là Nam Hàn, phía Đông là Nhật Bản, phía Đông Nam là Đài Loan và phía Nam là Việt Nam. Vì thế, một cách hoàn toàn tự nhiên là họ phải tìm cách phá thế kìm toả ở các mặt này.
    Từ đặc điểm địa lý cũng sẽ đi đến kết luận tương tự.
    TC có diện tích đất đến hơn 6 triệu km vuông. Mặt Bắc và Tây giáp với Mông Cổ, Nga, Ấn với những địa hình khó khăn cho giao thương, thuận lợi cho phòng thủ. Với việc chiếm lấy Tân Cương, TC coi như đã loại trừ mối đe doạ từ phía Ấn Độ. Và Nga thì TC không phải lo lắng nhiều, do Nga có điểm yếu cố hữu là mặt Tây hoàn toàn trống trải lại đang bị thu hẹp biên giới, mặt khác sinh suất của Nga quá thấp nên chẳng mấy chốc mà Nga không còn đủ dân để sống và bảo vệ đất nước rộng lớn của mình.
    Ở mặt Đông Bắc với Nam Hàn là đồng minh thân cận của Mỹ, thì chắc chắn TQ sẽ tìm cách duy trì Bắc Hàn như một vùng đệm. Nhất là khi Bắc Hàn đã có vũ khí hạt nhân, thì TC càng không muốn nhìn thấy một nước Hàn thống nhất, thân Mỹ và có vũ khí hạt nhân. Nên nỗ lực của TC ở khu vực này cũng chỉ nhắm đến thế.
    Như vậy, vấn đề còn lại là hai mặt Đông và Nam.
    Về kinh tế, mặt Đông quan trọng vì nó liên quan đến giao thương qua Thái Bình Dương. Còn mặt Nam quan trọng vì đấy là con đường giao thương qua Ấn Độ Dương. Đường hàng hải phía Nam còn là con đường dầu mỏ từ Châu Phi ?" Trung Đông về, nên nó chính là huyết mạch an toàn năng lượng của TC.
    Kiểm soát được hai mặt này là vừa bảo đảm quốc phòng, vừa bảo đảm cho tương lai của nền kinh tế. Chính vì thế, mà tất yếu TC phải đầu tư vào hải quân với chiến lược Đại dương Xanh của mình. Và Việt Nam cùng với Biển Đông là một vị trí quan trọng tất yếu trong chiến lược đó, mà hành xử của Việt Nam trong tương quan với Mỹ sẽ quyết định thái độ ứng xử của TC.
  10. anhoanp

    anhoanp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/12/2007
    Bài viết:
    456
    Đã được thích:
    0
    Hiện trạng của cuộc tranh cường
    Created Nguyễn Phúc
    Trước chủ trương bành trướng và bá quyền của Trung Quốc (tuy được che dấu bằng những lời tuyên bố hòa bình nhưng không thuyết phục được mấy ai), mọi quốc gia trong vùng, từ Đài Loan, Nam Hàn, Phi-luật-tân đến Uc-đại-lợi, Tân Tây Lan, Thái Lan đã từ lâu tằng cường quân lực và đã cùng Hoa Kỳ dàn quân tập trận qui mô tại mỗi nước; còn Nhật bản thì dự tính thay đổi Điều 9 trong Hiến pháp để tái võ trang, hiện đại hóa quân lực hầu sẵn sang đối phó với mọi tình huống. Ngoài ra, Hoa Kỳ và Nhật Bản đã chính thức trao đổi văn kiện về việc nghiên cứu kế hoạch chống hỏa tiễn tầm xa. Riêng Hoa Kỳ thì đã thử nghiệm thành công loại phi đạn có tác dụng tiêu diệt hỏa tiễn địch lúc còn đang phóng tới mục tiêu trên đất (phi đạn NMD).
    Ngoài ra, Hoa Kỳ đã đổ vốn và kỹ thuật khai thác dầu vào các nước Trung Á giáp biên thùy Trung Quốc như Mông Cổ, Tajikistan, Kazakhstan và Kyrgystan và, để bảo vệ khu vực kỹ nghệ này, đã giúp huấn luyện quân sự cho quân đội các nước này và thiết lập một mạng lưới an ninh bao bọc miền bắc Trung Quốc. Thêm vào đó, chuyến công du Á châu của Tổng thống George W. Bush vào tháng 3 năm ngoái cũng đã đạt thành quả là gia tăng quan hệ đồng minh với Ân Độ và Pakistan. Như vậy là Hoa Kỳ đã thiết lập được một hàng rào chiến lược bao quanh Trung Quốc ba bề bốn phía.
    Về phía Trung Quốc thì, như đã nói ở trên, họ tìm cách phá vòng vây từ bên trong bằng cách bang giao thân thiện và trợ giúp kinh tế các nước trong vùng ngõ hầu thu hút các nước này vào quỹ đạo của mình Đồng thời tăng cường và hiện đại hóa sức mạnh quân sự. Tuy nhiên, Trung Quốc thừa hiểu rằng họ vẫn chưa đủ sức để trực tiếp đối đầu với Hoa Kỳ nên, đối với họ, tốt hơn hết là nên dồn sức vào việc hiện đại hóa kinh tế và, muốn làm được việc đó, họ cần có hòa bình.
    Đối với Hoa Kỳ thì mỗi lần viễn chinh, muốn chuyển quân và chiến cụ đến mặt trận cần phải dùng đến hải quân; kinh nghiệm Triều Tiên và Việt Nam cho thấy tất cả những khó khăn của chiến tranh trên địa bàn Đông Á nên ắt cũng dè dặt trong việc sử dụng sức mạnh quân sự để giải quyết tranh chấp.. Với lại, Hoa Kỳ đang bận lo việc chống khủng bố, vấn đề Irak, thách thức của Iran... nên cũng cần hòa bình.
    Do đó, tuy vẫn cạnh tranh với nhau và tìm cách chen chân vào vùng ảnh hưởng của nhau, hai bên đều chọn thỏa hiệp thay vì gây hấn. Có những lúc tưởng là khủng hoảng to đền nơi.nhưng rốt cuộc cũng được giải quyết thỏa đáng. Ví dụ như vụ EP3: vào ngày 1 tháng 4, 2001 máy bay trinh sát EP3 của Mỹ bay trên không phận Hải Nam chạm trán phi cơ không lực Trung Quốc và buộc phải hạ cánh xuống phi trường đảo này. Tổng thống Mỹ phản đối, đòi Trung Quốc giải thích sự việc; dân chúng Trung Quốc biểu tình bày tỏ phẫn nộ, báo chí Trung Quốc thi nhau bài xích Mỹ hiếu chiến. Sau một thời gian ngắn dành cho khẩu chiến, vụ EP3 chìm dần và không bên nào bị mất mặt. Theo thiển ý, câu nói sau đây của một nhà nghiên cứu Trung Quốc, Wang Zizhou, diễn tả khá xác thực chính sách đối ngoại hiện nay giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc: "Trung Quốc và Hoa Kỳ chống nhau nhưng hợp tác với nhau, bất đồng nhưng vẫn kết hợp, chống nhau nhưng không loại trừ, bất đồng nhưng không xung khắc" (14). Theo lối nói của các chiến lược gia Hoa Kỳ thì đó là chính sách vừa "containment" (ngăn chận) vừa "engagement" (hợp tác) hay "congagement" của cả hai bên.

Chia sẻ trang này