1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cùng suy ngẫm về ứng xử và khả năng chiến tranh của TQ và các nước ĐNÁ xung quanh vấn đề Biển Đông (

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi newinvestor, 07/07/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. anhoanp

    anhoanp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/12/2007
    Bài viết:
    456
    Đã được thích:
    0
    Chiến lược của Trung Quốc
    Created Nguyễn Phúc
    Tại Trung Quốc, công việc nghiên cứu chiến lược là nhiệm vụ của Viện Quốc Tế Học (Institute of International Studies) với sự hợp tác của một số học giả có tên tuổi thuộcgiới đại học... Một trong những đề tài nghiên cứu chính yếu là chiến lược toàn cấu của Hoa Kỳ trong thời kỳ hậu chiến tranh lạnh; rất nhiều bài báo, sách và chuyên khảo (monographs) về đề tài này đã được công bố. Phần lớn các tác giả tỏ ý quan ngại về những hệ lụy mà chiến lược của Hoa Ky có thể đem lại trong việc bang giao giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Quan điểm của họ có thể tóm tắt như sau:
    Mục tiêu của Hoa Kỳ nhằm duy trì vị trí số một trên thế giới - họ gọi đó là chủ trương "yi chiao duo qiang "(nhất siêu đa cường) - mâu thuẫn với lập trường đa cực (multi-polarity) của Trung Quốc;
    Chiến lược của Hoa Kỳ gồm 3 ưu tiên: an ninh kinh tế, an ninh quân sự và dân chủ hóa toàn cầu là 3 lĩnh vực gây ra bất đồng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc: Về kinh tế, canh tranh thương mại giữa 2 nước vẫn còn ráo riết; về quân sự, sự tăng trưởng nhanh chóng của Trung Quốc sẽ làm cho Hoa Kỳ càng ngày càng thêm cảnh giác đề phòng; về chính trị, ảnh hưởng của các đòi hỏi có tính cách lý tưởng (nhân quyền, vấn đề dân chủ hóa, minh bạch (transparency)...) trong chiến lược Hoa Kỳ càng gây thêm nhiều khó khăn trong sự bang giao giữa hai bên (tranh chấp về nhân quyền vẫn tiếp diễn);
    Đài Loan là một vấn đề gai góc giữa Hoa Kỳ và Trung quốc vì có liên hệ với 3 ưu tiên nói trên;
    Tuy có nhiều bất đồng, hai nước có thể có sự hợp tác có lợi cho cả hai bên, đặc biệt về dài hạn, việc nâng cao mục tiêu kinh tế trong chiến lược Hoa Kỳ sẽ giúp làm cho sự hợp tác này được bền vững thêm.
    Nói chung, các nhà nghiên cứu Trung Quốc gặp nhau ở những điểm sau đây:
    Tất cả đều rất bén nhạy đối với bất cứ sự thay đổi nào về chính sách của Hoa Kỳ, dù rất nhỏ nhặt, tinh tế;
    Phần lớn các học giả thiên về chủ trương đa cực; họ rất e ngại việc Hoa Kỳ muốn giành quyền bá chủ thiên hạ;
    Mọi người đều đồng ý ở điều tiên quyết rằng Hoa Kỳ là quốc gia quan trọng nhất cho công cuộc hiện dại hóa Trung quốc, vì vậy các học giả Trung Quốc đều muốn lưu tâm nhiều hơn đến việc tìm cơ hội hợp tác với Hoa Kỳ (9).
    Lập trường ôn hòa, thiện ý hợp tác của các nhà nghiên cứu được phản ảnh trong chính sách ngoại giao hiện nay của chính quyền Trung Quốc. Nhưng đó chỉ là mưu lược có tính cách giai đoạn của họ nhằm mua chuộc cảm tình của thế giới. Thật ra, Trung Quốc vẫn nuôi tham vọng trở thành một cực trong trật tự thế giới đa cực theo như họ chủ trương: cực Mỹ châu, cực Á châu và cực Trung Quốc. Các biến đổi lớn trong cục diện thế giới ngày nay đã cung cấp cho họ cơ hội họ vẫn chờ đợi. Tuy nhiên, ý thức rằng họ chưa đủ mạnh để có thể đạt mục tiêu vào lúc này nên, với sự khôn ngoan cố hữu, họ thận trọng tính toán, nghiên cứu tình hình khu vực, tìm hiểu ưu khuyết diểm của đối phương và của mình (hay "biết người biết ta" theo lời dạy của Tôn Tử) trước khi quyết định hạ cờ xuống bàn cờ quốc tế.
    Về chính trị, họ tạm quên chủ trương "da guo zhan lue" (đại quốc chiến lược) của Giang Trạch Dân - tự coi mình là một cường quốc đang lên, xứng đáng ngồi ngang hàng với Hoa Kỳ - để thừa nhận vị trí số một của Mỹ trên thế giới. Với cái nhìn ấy, trước thái độ khinh mạn của Mỹ như ném bom sứ quán Trung Quốc ở Belgrade (Serbia) vào tháng 5, 1999, mở chiến dịch bài Trung Quốc ở Hoa-thịnh-đốn, Bắc Kinh vẫn nhẫn nhục, tỏ ra hòa hiếu. Đối với chiến lược ngăn chận của Hoa Kỳ ở Á châu-Thái Bình Dương, Trung Quốc đưa ra chính sách đối ngoại mới là thân thiện với lân bang để tìm cách kéo họ về phía mình. Trung Quốc tích cực tham gia tất cả các tổ chức Á châu, từ ASEAN đến ARF, từ APEC và Diễn Đàn Thượng Hải đến ASEAN+1, ASEAN+3. Đó lá cách phá vòng vây của Mỹ từ bên trong mà khỏi mang tiếng thách thức sự có mặt của Mỹ ở khu vực. Kết quả là một bản tuyên bố chung với các nước ASEAN về việc giải quyết hòa bình những tranh chấp trên biển Nam Hải. Cũng với chính sách thân thiện với lân bang, Trung Quốc đã giải quyết vấn đề biên giới dài hơn 20.000 cây số với Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Nga, Lào và Việt Nam (chúng ta sẽ trở lại trường hợp Việt Nam sau). Với Ân Độ, sau bao nhiêu năm tranh chấp khó khăn, Trung Quốc cũng đạt được những thỏa hiệp tài giảm binh bị, thao dượt thủy chiến chung, dẫn đến một thỏa ước "hợp tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh".
    Về kinh tế thì trái lại, Trung Quốc thấy khỏi phải "tao guang yang hui" (thao quang dưỡng hối: che cái sáng nuôi dưỡng cái tối; hàm ý là nên đợi thời và nuôi dưỡng tiềm năng của mình) theo như lời dặn của Đặng Tiểu Bình vì đã đến lúc cần phải đẩy mạnh công cuộc phát triển kinh tế. Với thế giới, họ nhắc đi nhắc lại rằng việc xây vinh quang trong hòa bình bằng đường lối kinh tế là mục tiêu của họ chứ không phải là chiến tranh. Nhờ có một lực lượng lao động khổng lồ được trả công với giá rẻ mạt, gồm cả những tù nhân làm không công, Trung Quốc sản xuất vô số mặt hàng bán ra thế giới với giá bán không nơi nào cạnh tranh nổi; các cửa hang khắp nơi tràn ngập hàng Trung Quốc; những "tít" báo như "Khi cả thế giới mặc quần áo Trung Quốc" hay "Trung Quốc, nông trại của thế giới?" nói lên sự thành công của Trung Quốc về phương diện kinh tế tuy rằng cũng có những phán xét không lấy gì làm vinh dự cho lắm đối với nước này như "Trung Quốc là trung tâm thế giới của hàng giả mạo". Vì lẽ Trung Quốc nay đã trở thành "cơ xưởng của thế giới", nhu cầu về điện lực, nhiên liệu và nguyên liệu kỹ nghệ ngày càng gia tăng. Hai mươi năm trước, Trung Quốc là nước xuất cảng dầu khí lớn nhất tại Đông Á; nay thì Trung Quốc dứng vào hàng thứ hai trong các nước nhập cảng dầu. Chỉ trong vòng mười năm, mức tiêu thụ tổng hợp về nhôm, đồng, thiếc và quặng săt tăng lên gấp đôi, từ 7 phần trăm so với cả thế giới vào năm 1990 nay đã lên tới 20 phần trăm và lại có thể tăng thêm gấp đôi vào cuối thập niên này (10).
    Việc tạo mãi nguyên liệu kỹ nghệ của nước ngoài là rất cần thiết để duy trì sự phát triển kinh tế và, vì rằng phát triển là cơ sở để ổn định xã hội, nó cũng cần thiết cho sự sống còn của đảng cộng sản Trung Quốc. Mặt khác, việc tìm tòi nguyên liệu nói trên có nhiều ảnh hưởng đối với chính sách ngoại giao của Trung Quốc. Là một nước vẫn duy trì chủ trương kinh tế chỉ huy, Trung Quốc có thể điều chỉnh chính sách ngoại giao cho thích hợp với chiến lược phát triển quốc gia của họ (11). Dựa vào sách lược do Viện Quốc Tế Học đưa ra, Bắc Kinh chỉ thị cho các đại diện công ty quốc doanh tìm cách đạt cho dược những thỏa thuận về thăm dò (exploration) và cung cấp với những quốc gia sản xuất dầu thô, khí đốt và những nguyên liệu khác. Cùng lúc, Bắc Kinh tích cực tìm cách lấy lòng chính phủ của các quốc gia ấy, gây tín nhiệm bằng cách tăng cường các quan hệ thương mại song phương, cung cấp viện trợ, xóa những món nợ các nước ấy còn thiếu Trung Quốc, và giúp làm đường, xây cầu, sân vận động và thương cảng. Để đáp lại, các quốc gia ấy đã nhượng lại cho Trung Quốc những nguyên liệu then chốt, từ vàng của Bolivia và than đá của Phi-luật-tân đến dầu thô của Ecuador và khí thiên nhiên của Úc-đại-lợi. Trung Quốc cũng đã ký hợp đồng về năng lượng với Iran, Sudan và Venezuela, hợp đồng khai thác quặng và mỏ sa thạch chứa dầu (oil sand) với Gia-nã-đại, hợp đồng khai mỏ với Nam Phi và thỏa ước sử dụng hải cảng với Panama (12).
    Việc tìm kiếm nguyên liệu ở nước ngoài là mối lợi lớn đối với một số quốc gia, đặc biệt là các quốc gia kém mở mang vì giúp cho họ có cơ hội khai thác những tài nguyên khiếm dụng lâu ngày hoặc thương lượng với các khách hàng cũ để đạt được những thỏa thuận có lợi cho họ hơn. Nhưng đối với một số nước khác như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản những nhu cầu hầu như vô giới hạn của Trung Quốc đã làm cho họ quan ngại. Nhiều chính phủ nghĩ rằng Trung Quốc đang đặt chân vào khu vực ảnh hưởng của họ. Hơn nữa, việc Trung Quốc giao dịch với các chính quyến có tiếng là tham nhũng và thường hay vi phạm nhân quyền như Sudan, Angola đã làm những cố gắng của các nước và tổ chức quốc tế muốn giúp những chính quyền như vậy thay đổi chính sách lại trở thành công toi.
    Mặt khác, chỉ một thời gian ngắn sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản để trở thành cường quốc thương mại lớn nhất châu Á và lớn thứ ba trên toàn thế giới, ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến hầu hết các lĩnh vực hoạt động của kinh tế quốc tế. Thặng dư thương mại ngày càng lớn khiến Trung Quốc tự cho phép "hào hiệp" đối với các nước trong vùng chẳng hạn bằng cách: tiếp nhận sản phẩm nhập cảng hàng loạt từ các nước ASEAN; ký với Thái Lan một hiệp ước rau quả có lợi cho Thái Lan; với các nước cựu thù như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc cũng hào hiệp không kém: kinh tế Nhật được phục hồi nhờ xuất cảng rần rộ qua Trung Quốc, trao đổi thương mại giữa Nhật và Trung Quốc vượt hẳn trao đổi giữa Nhật và Hoa Kỳ; đối với Đại Hàn, đầu tư của nước này vào Trung Quốc vượt trên các công ty Mỹ, xuất cảng qua Trung Quốc cũng nhiều hơn Mỹ; thặng dư thương mại năm 2004 cao hơn mọi năm rất nhiều. Người bàng quan có thể cho đây là việc làm ăn buôn bán có tính cách đôi bên đều có lợi (win-win transactions) và Trung Quốc có quyền làm như vậy theo chính sách toàn cầu hóa (globalisation) kinh tế, nhưng đối với những quốc gia có ảnh hưởng trong vùng, nhất la Hoa Kỳ vốn là lực lượng kinh tế và chiến lược hàng đầu trong vùng, những hành động của Trung Quốc xem có vẻ là một mưu lược nhằm lôi kéo các nước Á châu - Thái Bình Dương về phía mình, gạt Hoa Kỳ ra ngoài và cuối cùng đẩy Hoa Kỳ ra khỏi Á châu. Việc tổ chức vào tháng 11 năm 2005 Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á do Trung Quốc đề xướng mà không mời Hoa Kỳ (và Đài Loan) tham dự đã làm cho nghi ngờ nói trên càng thêm rõ nét (13). Đây là một trong những đầu mối có thể gây xích mích giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.
    Về quân sự, Bắc Kinh nỗ lực tăng cường và hiện đại hóa các vũ khí chiến lược, chẳng hạn như chế tạo đầu đạn nguyên tử dùng nhiên liệu đặc, phỏng theo đầu đạn V.88 của Hoa Kỳ mà tình báo Trung Quốc đã lấy trộm được đồ hình, những dàn hỏa tiễn tầm xa tối tân; họ còn loan báo là đã chế được cả vũ khí hạt nhân neutron. Theo ước tính của giới quân sự Mỹ thì Trung Quốc sắp thực hiện được 3 mục tiêu: một lực lượng nguyên tử đủ sức chống với sự leo thang nguyên tử của Mỹ; một quân đội được huấn luyện để sử dụng các vũ khí tối tân và một hạm đội trang bị hỏa tiễn chống tàu chiến hiệu quả hơn. Trên đây là những dữ kiện, những thông tin lượm lặt trong các sách, báo đã được phát hành. Nói cho đúng, không ai có thể biết rõ lực lượng thực sự của Trung Quốc. Người thì bảo Trung Quốc nay có một hạm đội rất hung mạnh đối với các quốc gia trong vùng; hạm đội ấy gồm 300,000 quân, 900 tàu chiến các loại, 100 tàu ngầm và cả ngàn phóng pháo cơ; chương trình hiện đại hóa quân lực đã được hoàn thành vào năm 2000. Trái lại, có người tỏ vẻ nửa tin nửa ngờ; họ bảo, theo lời thuật lại của những bộ đội đã từng giao tranh với quân Trung Cộng ở biên giới Việt-Trung thì binh sĩ cũng như tướng tá TC tỏ ra thiếu tinh thần và kinh nghiệm chiến đấu; kinh nghiệm thì phải học ở chiến trường mà từ đó đến nay họ có đánh nhau với ai nữa đâu... Vả lại, là con cháu của Khổng Minh, Tôn Tử, họ thích dùng mưu mẹo, miệng lưỡi để đánh đòn tâm lý, làm đối phương mất tinh thần hơn là thắng địch bằng cách chuẩn bị chiến trường, bày binh bố trận theo lối của Clausewitz, chiến lược sư của Tây phương. Hổ thiệt hay hổ giấy? Đó là nghi vấn làm cho bao nhiêu chiến lược gia Hoa Kỳ và đồng minh điên đầu, nhức óc.
  2. ngochai12a2

    ngochai12a2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/01/2008
    Bài viết:
    2.078
    Đã được thích:
    959
    Trung Quốc thả toàn bộ ngư dân và tàu cá Việt Nam

    http://vnexpress.net/GL/The-gioi/2009/08/3BA12418/
    tin vui nè bác hongson
    Được ngochai12a2 sửa chữa / chuyển vào 06:48 ngày 12/08/2009
  3. hongsonvh

    hongsonvh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    1.600
    Đã được thích:
    7
    Mừng cho các bác ngư dân đã được chở về nhà
  4. thuduc123

    thuduc123 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2009
    Bài viết:
    373
    Đã được thích:
    1
    Trung Quốc tập trận chiến thuật lớn nhất từ trước đến nay Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) đã tiến hành cuộc diễn tập chiến thuật lớn nhất từ trước đến nay, với sự tham gia của 50.000 quân được trang bị vũ khí hạng nặng và triển khai trong phạm vi hàng nghìn km để kiểm tra khả năng linh động của PLA.
    Cuộc tập trận mang tên ?oBước tiến 2009? được bắt đầu hôm qua, 11/8. Theo Bộ Tổng tham mưu PLA - cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức tập trận, 4 quân khu gồm Thẩm Dương, Lan Châu, Tế Nam và Quảng Châu - mỗi quân khu sẽ cử một sư đoàn lục quân tham gia một loạt cuộc diễn tập bắn đạn thật kéo dài trong 2 tháng.
    Không giống các cuộc tập trận chiến thuật thường kỳ trước đó, 4 sư đoàn tham gia tập trận lần này và các đơn vị không quân của họ sẽ được triển khai tại những khu vực lạ cách xa các căn cứ huấn luyện đồn trú. Việc chuyển quân sẽ được thực hiện bằng đường sắt và đường không.
    Sư đoàn đến từ Quân khu Thẩm Dương ở phía đông bắc Trung Quốc sẽ được triển khai đến Quân khu Lan Châu. Sư đoàn từ Quân khu Tế Nam ở phía đông và sư đoàn từ Quân khu Quảng Châu ở phía nam sẽ trao đổi vị trí cho nhau.
    Các cuộc diễn tập bắn đạn thật sẽ được tiến hành ở 4 căn cứ huấn luyện chiến thuật tương ứng ở 4 quân khu.
    Trong cuộc tập trận chưa từng có này, một trong những mục tiêu chính của PLA là cải thiện khả năng tác chiến tầm xa của quân đội nước này. Mặc dù khả năng hậu cần của PLA đã được cải thiện rất nhiều, nhưng vẫn đòi hỏi sự phối hợp và nỗ lực lớn hơn nữa để tiến hành các chiến dịch chung và khả năng tác chiến tầm xa.
    Bộ Tổng tham mưu sẽ phối hợp với các hãng hàng không dân sự trong nước để sử dụng các máy bay chở hàng và chở khách bổ sung cho lực lượng vận chuyển của không quân. Bộ Tổng tham mưu đã mất 3 tháng đã chuẩn bị cho cuộc tập trận lần này.
    Thằng Khựa này mà tập trận tới 2 tháng chắc đang tính chuyện gì không tốt mấy Bác ạ,mà có kế họach tác chiến tầm xa.
  5. skyhawk

    skyhawk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/08/2009
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Ý đồ không tốt trong giai đoạn nầy tối đa cũng chỉ thử phản ứng thôi. Mình xem cuộc tập trận nầy cũng chỉ là bình thường. Quân đội nào cũng phải tiến hành để kiểm tra các phương án đẫ đề ra và khắc phục thôi. Cũng chả có gì đặc biệt!
  6. Ghettau

    Ghettau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/05/2008
    Bài viết:
    493
    Đã được thích:
    1
    Chúng ta mừng những người ngư dân được trở về đoàn tụ với gia đình họ tuy nhiên Trung khựa rất thâm hiểm chúng ta đừng vội mừng với việc nó thả ngư dân mà tưởng rằng nó xuống nước đâu nhé.Nên nhớ Khựa là cẩu cắn trộm chúng ta luôn cảnh giác nó mọi lúc mọi nơi chỉ cần VN gặp bất lợi về nội tình hoặc quan hệ quốc tế là chúng nó lại ra tay.
    Trong thời gian vừa rồi nhà nước cũng có nhưng động thái gián tiếp để đáp trả hành động khiêu khích của chúng như gần đây bộ chính trị quyết định tuyên truyền người VN dùng hàng VN đạt được 2 mục đích hướng người VN có thói quen dùng hàng Vn sản xuất ra,kích thích cung cầu hàng VN đồng thời 1 mục đích quan trọng là hạn chế dùng hàng ngoại mà hàng ngoại ở VN phần lớn là hàng Tầu.Có nhiều quan hệ hợp tác tích cực hơn với Mỹ về quốc phòng và ngoại giao.Trong diễn đàn an ninh Asean vừa rồi nhìn bác Khiêm tươi cười hớn hở với bà ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton trái với hôm bác ký hiệp định phân định biên giới ở mốc cuối cùng với Khựa.
  7. thuduc123

    thuduc123 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2009
    Bài viết:
    373
    Đã được thích:
    1

    Ý đồ không tốt trong giai đoạn nầy tối đa cũng chỉ thử phản ứng thôi. Mình xem cuộc tập trận nầy cũng chỉ là bình thường. Quân đội nào cũng phải tiến hành để kiểm tra các phương án đẫ đề ra và khắc phục thôi. Cũng chả có gì đặc biệt!
    [/quote]
    Bình thường mà có phương án tác chiến tầm xa nhỉ?kế họach tác chiến nào mà tới 2 tháng nhỉ?..vừa tập trận trên biển xong giờ tiếp tục nhỉ...
  8. phuocrautdm

    phuocrautdm Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/12/2008
    Bài viết:
    1.649
    Đã được thích:
    0
    Tập trận kiểu này là dằn mặt VN mình với Đài Loan chứ bình thường gì!
  9. su_30

    su_30 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2005
    Bài viết:
    3.452
    Đã được thích:
    495
    Khựa tập trận quy mô về số lượng quân, tác chiến tầm xa và thời gian kéo dài 2 tháng thì chỉ có thể là nhắm thẳng vào VN và nhắn thông điệp tới Mỹ và các nước thân Mỹ mà thôi
  10. cuibapketui

    cuibapketui Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/08/2007
    Bài viết:
    1.017
    Đã được thích:
    1
    Nó mà thèm dằn mặt mình.

Chia sẻ trang này