1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cùng suy ngẫm về ứng xử và khả năng chiến tranh của TQ và các nước ĐNÁ xung quanh vấn đề Biển Đông (

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi newinvestor, 07/07/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thaison0212

    thaison0212 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/07/2008
    Bài viết:
    431
    Đã được thích:
    60
    MẤy cái ý kiến này có chưa nhỉ, mấy bác bỏ quá:

    TÍNH CHẤT CỦA TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN TRÊN BIỂN ĐÔNG
    Sau khi TC công bố bản đồ biển hình lưỡi bò( cái này ai cũng biết). Thì các nước co tranh chấp yếu thế và cũng không đòan kết nên cũng không có phản ứng cụ thể nào với TC được.
    Từ 1859-1954, Pháp xâm lược VN và cộng hòa Pháp( thay mặt nhà nguyễn và chính phủ Bảo Đại ) là chủ thể duy nhất thực hiện chhủ quyền với 2 QĐ TS và HS( trừ thời gian Nhật chiếm đóng trong WW2 1940-1945. Trong thời gian này Tưởng và Cp philippin có đưa ra yêu sách với TS và HS nhưng phần lớn vẫn do VN kiểm soát).
    Ngày 7/9/1951 tại hội nghị Sanphancicsco, Thủ tướng kiêm bộ trưởng ngọai giao Trần Văn Hữu của chính phủ Bảo Đại đã long trọng tuyên bố trước đại biểu của 51 nước có mặt tại hội nghị: Hai quần đảo TS và HS là lãnh thổ của VN và VN là chủ nhân của 2 QĐ này trong liên tục nhiều thế kỷ. Không một đại biểu nào có ý kiến về tuyên bố của Ông Trần VĂn Hữu.
    Hơn nữa theo hiệp định Giơnevo ký năm 1954 thì cả chính TC cũng đã công nhận 2 QĐ trên là của VN. Lẽ nào điều đó không rõ ràng và hiển nhiên? và việc dùng một số quân lớn và chiếm các đảo của VN tháng 1/1974 của TC đã nói lên điều gì?
    Giáo sư Mơuique Chemillier - Gendreau nói: " Từ khi Vn và P ký hiệp định Patenotre năm 1884 thì Vn đã là nước nắm chủ quyền không ai chối cãi được đối với các đảo TS và HS từ 2 thế kỷ rồi, một chủ quyền phù hợp với hệ thống pháp lý của thời kỳ đó.
    Đối với HS thì chủ quyền đã rõ ràng và hòan tòan hợp lý không còn gì phải bàn cải nữa. Đối với TS thì có nhiều lý lẽ và bằng chứng cho thấy là nhóm đảo này vẫn thuộc chủ quyền VN, nhưng không biết có phải là chủ quyền tòan bộ hay một phần, vì nhóm TS nằm rải rác trên một S = 160.000 km2. Nhưng dẫu là tòan bộ hay một phần thì Vn vẫn có chủ quyền trên những hòn đảo lớn và từ đó có thể dựa trên cơ sở" inchoate title" nghĩa là một lý do chủ quyền manh nha( chủ quyền phôi thai) để đi đến chủ quyền đầy đủ và trọn vẹn.
    Vấn đề hiện nay của Vn chỉ còn là củng cố quyền sở hữu đó theo căn bản của sự tiến triển của công pháp quốc tế hiện nay"
    Sưu tầm:
    Dạo gần đây một số ý kiến cho rằng nên xem xét lại vai trò của Nhà Nguyễn trong lịch sử nước nhà - liệu có liên quan gì đến chủ quyền của TS và HS không nhỉ.
  2. nguyenhhdang

    nguyenhhdang Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/02/2006
    Bài viết:
    327
    Đã được thích:
    0
    thiên hạ hợp lâu sẽ phân, phân lâu sẽ hợp
  3. Ghettau

    Ghettau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/05/2008
    Bài viết:
    493
    Đã được thích:
    1
    Sao lại ko liên quan đến Biển Đông nhà mình.Hai kẻ thù mà TQ sợ nhất chính là mâu thuẫn các dân tộc ở TQ và Hoa kỳ.
    Nếu Tây tạng,tân cương, nội mông, Khu tự trị choang,Vân Nam,Hồng kông ... lần lượt đòi độc lập,khả năng chiến tranh với Đài loàn.Với tình hình TQ bị bất ổn, chia năm sẻ bảy suy yếu đi chả lẻ chúng ta lại ko dám động thủ mà phi ra táng cho bọn Cẩu Hán 1 cái để lấy lại Hoàng sa và cắm mốc rõ ràng chủ quyền Biển Đông.
    Hiện nay TQ rất mạnh nhưng bản chất người Hán dễ tự phụ, chủ nghĩa Đại Hán lên quá cao ,dễ di lại vết xe của ông cha nó từ ngàn năm.Tuy nhiên nếu chỉ có Tân cương, Tây Tạng tách khỏi TQ cũng chưa hẳn làm TQ suy yếu hoàn toàn vì đóng góp cho sức mạnh kinh tế TQ ở những khu vực này ko nhiều.
  4. hongsonvh

    hongsonvh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    1.600
    Đã được thích:
    7
    @ Gettau: theo mình nghĩ là nó có liên quan nhưng không trực tiếp đến các vấn đề ở biển Đông, nếu 02 tỉnh QĐ và QT cũng đòi ly khai thì may ra mới liên quan trực tiếp đến biển Đông đc, nên tách nó ra làm 01 topic riêng thì hay hơn thế thôi
  5. TechNip

    TechNip Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/05/2009
    Bài viết:
    266
    Đã được thích:
    382
    Đây là bản lược dịch từ một số tạp chí của Bộ năng lượng Mỹ. Người viết bài là một chuyên gia kinh tế, họ nhìn xung đột biển Đông dưới lăng kính lợi nhuận và thiệt hại kinh tế khi xảy ra xung đột.
    PA1. Hơi buồn khi bạn nói VN mình tuổi gì khi so sánh với TQ. Khi chấp nhận mất toàn bộ trường Sa và lãnh hải phụ cận, lúc đấy cũng chả việc gì phải khéo léo nhún nhường với TQ như hiện nay nữa. Bạn cũng nên biết ngành ngoại giao VN đã đạt được nhiều thành tựu lớn vài năm trở lại đây và hơn nữa cũng có kinh nghiệm trên các bàn đàm phán. Cũng chả thiếu đòn đâu, ví thử trong các cuộc họp khối Asean với các đối tác khác, Việt nam yêu cầu không có sự hiện diện của người TQ, đấy cũng là 1 cách cản trở và hạ thấp uy tín TQ.
    Các phương án còn lại là những gì nằm trong khả năng thực hiện của VN. Một khi đã mất đất mất biển, chắc cũng chả việc gì phải tính toán thiệt hơn nữa, ngoài ra ta cũng có bị cô lập cấm vận như thập niên 80 thế kỷ trước đâu. Với một nước Việt nam cứng đầu luôn sẵn sàng tiến hành mọi hoạt động chống trả, tinh thần dân tộc lên cao, chắc cửa ngõ xuống phía nam của TQ sẽ bị bít chặt.
    ...........................................................
    Tôi post tiếp nhận định về khả năng xảy ra chiến tranh ở biển Đông.Trong lịch sử đương đại, TQ chỉ ra tay khi VN xảy ra bất ổn hay mất đồng minh. Ví dụ:
    Trung Quốc đã rất khôn khéo trong việc lợi dụng các điều kiện quốc tế để thực hiện các chiến lược thích hợp. Điển hình nhất là việc họ chiếm Hoàng Sa vào năm 1974. Khi đó Mỹ đã bỏ rơi Miền nam Việt Nam và các quan tâm của thế giới nói chung còn đang đổ dồn về cuộc chiến trong đất liền giữa Nam và Bắc Việt. Tương tự như vậy, họ đã chiếm một số đảo ở Trường Sa từ tay Việt Nam năm 1988 khi mà Liên Xô và khối Đông Âu đang tan rã và là tâm điểm thu hút sự chú ý của thế giới. Trung Quốc đã KHÔNG chiếm Trường Sa vào năm 1979 trong khi họ thực hiện cuộc xâm lược trên đất liền. Lý do là nếu thực hiện cuộc chiến ở Trường Sa, họ sẽ thu hút hải đội cực mạnh của Liên Xô tới khu vực và nếu phải giao chiến với hải quân Liên Xô thì chắc chắn họ sẽ thua, thậm chí có thể sẽ mất luôn cả Hoàng Sa.
    Trong điều kiện như hiện nay, xu thế chung của quốc tế là duy trì hòa bình để phát triển, vì thế thiệt hại về ngoại giao, kinh tế và lòng tin quốc tế sẽ lớn hơn rất nhiều so với vài thập kỷ trước. Điều này tạo ra một cản trở lớn cho việc thực hiện các chiến lược có mức độ khiêu khích cao trên Biển Đông. Vì thế, trong những năm cuối thập kỷ 90 đổ lại đây, Trung Quốc đã tỏ ra mềm dẻo hơn và thậm chí đã có lúc có những nhượng bộ nhất định.
    Mặt khác
    Nếu sử dụng chiến lược khiêu khích và thôn tính biển Đông, TQ sẽ gặp khó khăn khi tìm tiếng nói đồng thuận trong nước. Tôi giải thích như sau:
    Các khối lợi ích trong nước ưu tiên mục tiêu cải cách và phát triển không ủng hộ cho các quyết định khiêu khích cực đoan và chiến tranh. Wu và Bueno de Mesquita trong một nghiên cứu định lượng 2004 đã cho thấy các mâu thuẫn lợi ích ở Trung Quốc đã dẫn tới một tình trạng độc đáo về khả năng tiến hành chiến tranh ở Biển Đông. Trong nghiên cứu của mình, hai ông đã khảo sát các khối lợi ích có ảnh hưởng nhất trong hệ thống quyền lực của Trung Quốc và đo mức độ sẵn sàng đánh đổi tăng trưởng kinh tế lấy việc mở rộng lãnh thổ ở Biển Đông. Rõ ràng những người ủng hộ cải tổ kinh tế thì muốn duy trì một môi trường ổn định và hòa nhã, còn những người thuộc phái cứng rắn (hardliners) thì sẵn sàng khiêu chiến hơn.
    Tuy nhiên, nghiên cứu của các ông đã cho thấy xét về mặt quyền lực chính trị thực tế, mức độ sẵn sàng khiêu chiến của Trung Quốc ở Biển Đông khá cao. Tuy nhiên, các nhóm bảo thủ (như quân đội và các nhóm thủ cựu trong Đảng) lại thường không sẵn sàng sử dụng quyền lực của họ trong khi các nhóm đổi mới lại rất năng động trong việc này. Kết quả là nếu dựa trên quyền lực chính trị được sử dụng, thì khả năng chủ động khiêu chiến của Trung Quốc là thấp vì những nhóm cấp tiến không muốn bất ổn định và luôn sẵn sàng lên tiếng nhằm bảo vệ ổn định. Nói nôm na là nếu các khối lợi ích của Trung Quốc đều lên tiếng như nhau thì kết quả sẽ là nền chính trị Trung Quốc là một nền chính trị hiếu chiến. Tuy nhiên trên thực tế thì các nhóm đổi mới lại thường lên tiếng nhiều hơn và vì vậy đã giữ cho nền chính trị Trung Quốc ở tư thế một chính thể tương đối hòa nhã.
    Một điểm khác ràng buộc khả năng đơn phương khiêu chiến của Trung Quốc là các nước tranh chấp trong khối ASEAN đã trở nên cứng rắn hơn. Thí dụ trường hợp Philippines năm 1995 chỉ biết đứng nhìn hải quân Trung Quốc chiếm bãi Mischief thì vài năm sau họ đã sẵn sàng bắn trả hải quân Trung Quốc và không ngần ngại đánh chìm các tàu đánh cá của Trung Quốc trong vùng biển mà họ khẳng định chủ quyền. Một điều đặc biệt đối với Philippines là họ có hiệp định an ninh tay đôi với Mỹ, theo đó nếu an ninh quốc gia của Philippines bị xâm hại thì Mỹ sẽ bảo vệ. Việc Philippines cần làm, và họ đã làm, là thể hiện cho Trung Quốc thấy việc khiêu chiến trên Biển Đông sẽ dễ dàng leo thang thành một cuộc xung đột vũ trang tổng thể với Phi và như thế Mỹ sẽ phải ra tay13. Có lẽ chính phản ứng mạnh mẽ từ các nước tranh chấp là sức ép lớn nhất buộc Trung Quốc phải xem xét lại các thiệt hại do một chiến lược khiêu khích gây ra và khiến cho họ nghiêng nhiều hơn theo hướng đàm phán ?" mua chuộc.
    Ngoài 2 lý do trực tiếp trên thì như tôi đã phân tích ở phần 2, xu thế chung của quốc tế là duy trì hòa bình để phát triển, vì thế thiệt hại về ngoại giao, kinh tế và lòng tin quốc tế sẽ lớn hơn rất nhiều so với vài thập kỷ trước. Điều này tạo ra một cản trở lớn cho việc thực hiện các chiến lược có mức độ khiêu khích cao trên Biển Đông. Với các lý do trên, kịch bản xảy ra một cuộc chiến tranh trên Biển Đông là khó có thể xảy ra trong ngắn và trung hạn, nhất là giữa Trung Quốc và Philippines và giữa các nước ASEAN có tranh chấp. Riêng đối với Việt Nam ?" Trung Quốc, do không có lợi điểm về hợp tác quốc phòng với nước lớn như Philippines, cũng không có năng lực quân sự đủ mạnh để ít ra cũng làm cho cuộc xâm lược trên biển không kết thúc quá chóng vánh, Việt Nam phải đi theo một con đường khác nếu muốn bảo đảm rằng Trung Quốc không dùng vũ lực cưỡng chiếm Trường Sa.
    Với đường lối quan hệ đa phương, ngoại giao quốc phòng như hiện nay của Việt nam. Khả năng xảy ra xung đột biển Đông có xác suất rất thấp. TQ và Mỹ vốn là 2 kẻ thù và cũng là đối tác có truyền thống và ảnh hưởng rất lớn đối với Việt Nam. Việt nam ta luôn chịu áp lực rất lớn từ 2 quốc gia này, ta không thể thoát khỏi áp lực mà cần tìm cách sống chung với nó. Chính vì vậy cân bằng quan hệ giữa 2 quốc gia này là phương pháp hành động có ý nghĩa thực tiễn và đúng đắn trong bối cảnh quốc tế phức tạp hiện nay.
    Như vậy tôi khẳng định sẽ không thể xảy ra xung đột lớn trên biển Đông cả về diện và điểm. Còn những mâu thuẫn nhỏ lẻ (đứng trên quan niệm chiến lược tổng thể) như cấm đnáh bắt, xâm phạm hải phận, hợp tác khai thác dầu khí trên lãnh hải VN... sẽ vẫn xảy ra thường xuyên và Việt nam phải tìm cách sống chung với hiện trạng này.
  6. mig1000

    mig1000 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/06/2008
    Bài viết:
    1.770
    Đã được thích:
    2.587
    Tiếp đi Technip, nếu có con số chiến phí hoặc duy trì quân sự ở các mức độ khác nhau thì tốt qua.
  7. embenho

    embenho Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/09/2005
    Bài viết:
    75
    Đã được thích:
    15
    Hoàn toàn nhất trí với bác về sự cần thiết này, các bác khác cũng chia sẻ nhé . E mượn lời một cụ thông thái nào đó vào đây "Can co trai tim nong bong nhiệt tình với cái đầu lạnh lùng tỉnh táo". Chúng ta đừng quên rằng chúng ta cũng có hơn 54 dân tộc anh em nhỉ. Giả sử (phỉ phui cái này đi nhé) mà...3 Tây lại bị...Gay lắm đấy.
    Không can thiệp công việc nội bộ nước khác là một nguyên tắc tối quan trọng (chính thức là như thế).
  8. phuocrautdm

    phuocrautdm Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/12/2008
    Bài viết:
    1.649
    Đã được thích:
    0
    Coi xong đoạn phim này tui càng tức đám lãnh đạo vô trách nhiệm mà tui từng gặp tháng rồi, ngồi hưởng vinh hoa không quan tâm tới đồng bào ta ngoài biển.
  9. thanhthuyhuongtb

    thanhthuyhuongtb Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/11/2005
    Bài viết:
    513
    Đã được thích:
    221
    Họ giết nhau như thế này đây!!! Thật kinh khủng!!!
    http://news.creaders.net/photo/newsViewer.php?nid=395680&id=909951&aid=14
    http://news.creaders.net/photo/newsViewer.php?nid=395680&id=909951&aid=14
    Tính đến 19g ngày 6/7 đã có 156 người chết (129 nam, 27 nữ), 1.080 người bị thương. cảnh sát và quân đội đã bắt 1.434 người (1.379 nam, 55 nữ)
  10. DamSearch

    DamSearch Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/04/2004
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    Bác nên cảnh báo những ngời yếu tim hay đang ăn cơm đừng vào xem. Em ko bi yếu tim mà cũng hết hồn

Chia sẻ trang này