1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cùng suy ngẫm về ứng xử và khả năng chiến tranh của TQ và các nước ĐNÁ xung quanh vấn đề Biển Đông (

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi newinvestor, 07/07/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thuduc123

    thuduc123 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2009
    Bài viết:
    373
    Đã được thích:
    1
    Nói chung không nên lo làm gì vì mình có lo cũng giải quyết được gì đâu,cứ đợi tới nngày đó hãy hay,khi nào đất nước cần thì mình có mặt thôi,nếu mà già quá động viên con cháu mình đê, mà dể gì nó bùm được mình. Có khi nằm lại đất Việt như cha ông nhà nó trước đây.
  2. TechNip

    TechNip Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/05/2009
    Bài viết:
    266
    Đã được thích:
    382
    Hoàn cảnh thời đấy khác bây giờ mà
  3. dodien1305

    dodien1305 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/10/2008
    Bài viết:
    1.234
    Đã được thích:
    3
    Vụ tai nạn bí ẩn của tàu ngầm Trung Quốc
    Tin Thế Giới
    Cập nhật 14/08/2009 lúc 05:09
    Ngày 16/4/2003, khi đang thi hành nhiệm vụ tại vùng biển phía đông đảo Neichangsen thuộc biển Bắc ở đông bắc Trung Quốc, chiếc tàu ngầm mang số hiệu 361 thuộc Hạm đội Bắc Hải của Hải quân Trung Quốc đã gặp nạn khiến 70 người có mặt trên tàu thiệt mạng. Lỗi trong thiết kế kỹ thuật là nguyên nhân dẫn đến thảm họa?
    Hình: Tàu ngầm 361 chuẩn bị cho một nhiệm vụ tuần tra vào thời gian trước khi gặp nạn; Đô đốc Shi Yunsheng (ảnh nhỏ), chỉ huy Hải quân Trung Quốc, bị bãi chức sau khi xảy ra vụ tai nạn của tàu ngầm 361
    Khi Chiến tranh lạnh bước vào giai đoạn quyết liệt, vào năm 1966, Quân ủy Trung ương Trung Quốc đã thông qua kế hoạch cải tạo và hiện đại hóa hải quân và giao nhiệm vụ cho Hải quân Trung Quốc triển khai chương trình 035 bằng việc chế tạo tàu ngầm thế hệ Minh (cải tiến từ thế hệ tàu ngầm Romeo của Liên Xô). Đây là loại tàu ngầm hạng trung chạy bằng động cơ điện/diesel để thực hiện nhiệm vụ tuần tra ven biển.
    Chiếc tàu ngầm đầu tiên được chế tạo tại nhà máy đóng tàu Wuchen và hạ thủy vào tháng 4/1968. Cho đến khi xảy ra vụ tai nạn của chiếc tàu ngầm 361, đã có 21 tàu ngầm thế hệ Minh được hạ thủy. Chiếc tàu ngầm 361 thuộc Hạm đội Bắc Hải và được hạ thủy vào năm 1995. Theo quy ước, thủy thủ đoàn của loại tàu ngầm thế hệ Minh gồm 55 người, trong đó có 9 sĩ quan và 46 thuyền viên.
    Theo thông báo chính thức của Hải quân Trung Quốc về vụ tai nạn của chiếc tàu ngầm 361, có đến 70 sĩ quan và thuyền viên đã tử vong vì ngạt thở khi hệ thống máy chính của tàu ngầm gặp sự cố và đột ngột ngừng hoạt động khi đang lặn xuống khiến nguồn ôxy cung cấp cho thủy thủ đoàn bị gián đoạn.
    Tuy nhiên, do thông báo của Hải quân Trung Quốc mâu thuẫn với khai báo của những ngư dân đã phát hiện ra chiếc tàu gặp nạn và do thời gian mất tích của tàu ngầm lại kéo dài đến 10 ngày nên đã làm phát sinh nhiều giả thuyết đặt nghi vấn về vụ tai nạn của chiếc tàu ngầm 361.
    Theo Michael McGuinty, chuyên viên về Hải quân Trung Quốc làm việc tại Viện Nghiên cứu quốc phòng Hoàng gia Anh, quả thật đây là một vụ tai nạn có nguyên nhân từ sự cố kỹ thuật. Giới chuyên môn gọi đây là loại tai nạn xảy ra trong quá trình hải hành do gặp sự cố ở bộ phận máy chính của tàu. Hậu quả là hệ thống thiết bị tạo ôxy không hoạt động khiến cho thủy thủ đoàn tử vong do ngạt thở.
    Chuyên viên McGuinty cho đây là lỗi trong khâu thiết kế kỹ thuật của phía Trung Quốc vì thế hệ tàu ngầm Romeo của Liên Xô, mà tàu ngầm thế hệ Minh là phiên bản, được thiết kế hệ thống tự động đẩy tàu trồi lên mặt nước khi xảy ra sự cố lúc lặn. Đây cũng là lý do khiến tàu ngầm 361 sau khi gặp nạn đã bị cuốn theo các dòng hải lưu suốt 10 ngày liền mới được phát hiện.
    Tàu ngầm thế hệ Minh có sức chứa tối đa không quá 55 người. Vậy mà khi gặp nạn, trên chiếc tàu ngầm 361 lại có sự hiện diện của 70 người, vượt quá mức quy ước đến 15 người.
    Nghi vấn rằng, chiếc tàu ngầm 361 gặp nạn khi đang thử nghiệm một công trình nghiên cứu liên quan đến lực đẩy và sức chứa trong trường hợp phải làm công tác cứu hộ một tàu ngầm khác gặp nạn hay đưa điệp viên, lính đặc biệt thi hành nhiệm vụ trên lãnh thổ đối phương một cách bí mật.
    Cuộc thử nghiệm này vô tình đã gây nên thảm họa. Và để bưng bít nguyên nhân chính của vụ tai nạn, Hải quân Trung Quốc đã không báo cáo vụ việc và tự tổ chức truy tìm chiếc tàu gặp nạn. Đây chính là lý do phải mất đến 10 ngày sau khi vụ tai nạn xảy ra, chiếc tàu ngầm 361 mới được phát hiện.
    Một giả thuyết khác cũng được dư luận quan tâm, đó là việc phải chăng nước biển đã rò rỉ vào hệ thống ắc quy cung cấp năng lượng cho tàu và đã làm phát sinh khí độc chlorine? Một khi phát tán trong tàu, khí độc này đã gây tử vong tức thì cho toàn bộ thủy thủ đoàn.
    Ngoài ra còn có giả thuyết cho rằng, vụ tai nạn của chiếc tàu ngầm 361 là do lỗi của con người. Vùng biển ngoài khơi bán đảo Liaodong, được xác định là địa điểm xảy ra vụ tai nạn chỉ có độ sâu từ 100 đến 200m. Về mặt lý thuyết, đây là độ sâu không đủ đáp ứng cho yêu cầu lặn của các tàu ngầm. Có thể viên chỉ huy tàu ngầm 361 đã mất tập trung nên đã điều khiển tàu ngầm di chuyển vào vùng nước nông và đã gặp tai nạn khi lặn xuống.
    Tuy nhiên, giả thuyết được nhiều người quan tâm nhất là vụ tai nạn của tàu ngầm 361 xảy ra có nguyên do từ việc thử nghiệm thế hệ vũ khí bí mật có tên gọi AIP của Hải quân Trung Quốc. Đây là loại vũ khí sử dụng sóng điện từ phát ra từ một hay nhiều thiết bị tạo sóng để làm tê liệt hoạt động của con người và thiết bị quân sự của đối phương.
    Loại vũ khí này từng được quân đội Mỹ thử nghiệm vào năm 2000 đối với các hoạt động quân sự trên đất liền. Có thể sau một thời gian nghiên cứu, Trung Quốc cũng chế tạo được vũ khí điện từ. Và chính trong một lần thử nghiệm loại vũ khí này dưới nước vào ngày 16/4/2003 đã gây tai nạn cho chiếc tàu ngầm 361.
    Theo tiết lộ của một chuyên viên điều tra với Hãng Thông tấn Xinhua, việc kiểm tra tàu ngầm 361 sau khi được kéo về quân cảng Dalian đã không phát hiện bất cứ dấu vết gì liên quan đến hỏng hóc của hệ thống máy chính của tàu, kể cả việc không có sự hiện diện của khí độc chlorine với nồng độ cực thấp trong thân tàu. Đây chính là lý do khiến phát sinh nghi vấn chiếc tàu ngầm 361 là nạn nhân của việc thử nghiệm vũ khí điện từ của Hải quân Trung Quốc.
    Sau khi xảy ra vụ tai nạn, Quân ủy Trung ương đã quyết định đình chỉ vô thời hạn kế hoạch chế tạo tàu ngầm thế hệ Minh và chuyển sang chế tạo thế hệ tàu ngầm Song hiện đại và an toàn hơn.
    Liên quan đến vụ tai nạn của chiếc tàu ngầm 361 có đến 6 sĩ quan cao cấp của Hải quân Trung Quốc bị bãi nhiệm hay bị kỷ luật, trong đó có Đô đốc Shi Yunsheng, chỉ huy Hải quân Trung Quốc và phó Đô đốc Ding Yiping, chỉ huy Hạm đội Bắc Hải
    http://www.vietnetcenter.com/content/view/27430/28/
  4. nguyenlantb

    nguyenlantb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/04/2009
    Bài viết:
    411
    Đã được thích:
    11
    Lo là lo trên biển kia. Trên bộ thì từ xưa đến nay có cường quốc nào làm cho dân Việt phải ngán đâu! Nhưng trên biển thì phức tạp lắm: Không có nhiều dân địch, dân ta, chiến thuật du kích - điểm mạnh của ta không có. Chỉ dựa vào thuần tuý tinh thần dũng cảm và phương tiện vật chất kỹ thuật để chiến đấu nhưng vũ khí, khí tài nhà mình còn kém quá. Tại sao ta không phát triển Vũ Khí Hạt Nhân nhỉ? Thằng NK nhờ có nó mà làm Chí Phèo nhiều năm, không ai dám động vào...
  5. khanh_nga

    khanh_nga Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2007
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    bác lại quăng lựu đạn rồi,bác có chịu khổ được như dân TT không?không internet,không truyền hình cáp,không đủ ăn...nếu bác chịu được thì em ủng hộ bác
  6. vietsuns

    vietsuns Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2009
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Kể cả chiến tranh trên bộ, nó đưa chiến tranh vào đất nước mình, quê hương mình, nhà cửa ruộng vườn mình, dù kẻ thù là ai, có thiệt hại về người và của thế nào đi nữa thì cái giá mà ta trả cũng lớn hơn nó nhiều. Vợ con gia đình chúng nó vẫn sống yên bình, ko phải chạy ngược chạy xuôi, đồng bào chúng nó cũng không phải đi sơ tán, đào hầm tránh bom, các hoạt động sản xuất kinh doanh của nó dù có bị ảnh hưởng nhưng cũng không là gì so với ta phải hứng chịu. Vì thế đừng có bao giờ tự phụ vào cái ý chí quật cường, lòng anh dũng .... mà làm mất đi cái đầu lạnh trong cách đối phó với thằng bạn xấu phương Bắc.
    Nói nôm na dân dã, e có 2 thằng bạn,cùng làm cầm đồ, 1 thằng thì hung hãn mở mồm ra đòi chém đòi giết, ỷ mình gan to nên chẳng thèm chơi với ai cả, mồm miệng thì hung hăng nên làm mất lòng nhiều người. Một thằng thì nhũn nhặn, cứ cười hề hề quan hệ rộng.Chơi với ai mà nó biết sau này có việc là có thể nhờ vả người ta thì nó chia chác cho họ 1 chút lợi nhỏ trong công việc của nó nên được nhiều người quý,người ta hiểu nó sống được mà giàu có thì mình cũng được nhờ, có miếng. Đến lúc có việc xảy ra, thằng gan *****y đi tính lại không dám chém dám giết ai cả vì sợ ở tù, trả giá đắt so với cái nó bị mất mà nhờ vả thì chẳng ai thèm giúp. Thằng kia thì dương biển tao là bạn thằng A là đầu gấu. thằng B là CA, vừa được việc lại chẳng phải đấnh đấm ai cả.
    Được vietsuns sửa chữa / chuyển vào 08:50 ngày 15/08/2009
  7. convitbuoc

    convitbuoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2008
    Bài viết:
    1.153
    Đã được thích:
    918
    Sao việc gì mọi người cứ sợ thằng Khựa đến rúm ró cả người lại nhỉ ?
    Có bao nhiêu Trung Quốc trong một Trung Quốc, em chắc là hơn 1000. Trung Quốc của những người nông dân nghèo, bị chiếm ruộng, ngồi xuống chia từng củ mài với người Viêt Nam ở Vân Nam, Quảng Tây (1951). Trung Quốc của những dân tộc bị tù đày, cầm dao, cầm kiếm đánh đuổi bọn áp bức cầm súng (Tây Tang, Tân Cương 2009). Trung Quốc của những " Lão khách già mù bán phá sa" tha phương nơi đất khách (1940 VN). Trung Quốc của những đứa con không còn tương lai lên thành phố, của những người mẹ người cha bán máu, bán thân cho con cái ở quê nhà ( 2005).
    Họ với mình suy cho cùng có khác nhau nhiều không?, có giống nhau nhiều không? Họ cũng là tù nhân của một nhà tù mà trong đó mỗi nhà tù là một dân tộc mà dân tộc Việt Nam may mắn thoát ra được từ năm 981 (Lê Đại Hành).
    Và cuối cùng dân tộc nào chẳng có một giấc mơ ?. Chỉ có điều, chính phủ nào, chính trị, nền tảng đạo đức nào tạo ra giấc mơ của những người tù ấy ?
    Có nước nào giả dối và hình thức bằng TQ, những con đường dẫn từ sân bay về đến trung tâm thành phố và những túp lều chăn cừu cách đấy chưa đầy 10km.
    Hitler chỉ ra rằng, dân tộc Đức là một dân tộc vĩ đại và con dân Đức là thành viên của sự vĩ đại, họ có sự nghiệp đưa dân tộc thống lĩnh địa cầu. Kết quả là WWW2 và sự sụp đổ của đế chế thứ 3.
    Mark- Lenin chỉ ra rằng giai cấp vô sản là giai cấp vĩ đại và công nhân là thành viên của giai cấp vĩ đại đó có nhiệm vụ đấu tranh giai cấp. Kết quả là Liên bang Xô Viết tan rã chẳng cần một cuộc chiến nào.
    Trung Nam Hải chỉ ra rằng nước Trung Quốc vĩ đại là một nền văn minh vĩ đại và nhiệm vụ của các Hán thiên tử là - thống lĩnh thiên hạ (Bình thiên hạ) như ước vọng của cha ông. Kết quả .....chưa thấy! chưa biết.
    Liên Xô tan rã 20 năm sau olimpic 1980. Đức tan rã sau olimpic 1936. Trung Quốc 2008 ???.
    Nhưng chẳng phải thế mà em ghét TQ, ưa Mỹ hay ngược lại, vấn đề là nước TQ nào, nước Mỹ nào. Nước Mỹ đem b52 ném bom khâm thiên hay nước Mỹ đi đầu trong công cuộc chống bệnh AID? Hải quân Mỹ đổ bộ lên Đà Nẵng hay Hải quân Mỹ trợ giúp nạn nhân sóng thần.
    Vì thế nhìn nhận rõ vấ đề, em nghĩ chúng ta nên sợ TQ nào ? và nữa, Mỹ cũng còn chưa giải quyết được Taleban chứ đừng nói gì đến TQ giải quyết VN. Do đó, em tin rằng TQ quyết thu phục VN chứ không phải là tiêu diệt, có điều thu phục như thế nào ? có lúc mua chuộc ( 2000 - 2005) có lúc dọa nạt (2005-2009)
    Và nữa, nếu một trong 2 đế quốc không còn tồn tại ( Mỹ và TQ) thì vị thế của chúng ta có còn được như hiện nay hay không ! Em không tin lắm ?
    Chúng ta hãy nhìn TQ như một thực thể đầy mâu thuẫn và tìmđường để phát triển bên cạnh nó tốt hơn là đối đầu trực tiếp với nó.
    Nó có thể chĩa súng vào đầu ta, nhưng ta hãy kiếm soát cái cò súng và thuyết phục nó hạ súng. Đó mới là sách lược sống còn của một dân tộc nhỏ.
    Các bác đừng ném đá em nhá nếu em viết suy nghĩ thật của em. TQ không mạnh như ta tưởng!
  8. mirage2310

    mirage2310 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/09/2005
    Bài viết:
    2.220
    Đã được thích:
    1
    Đài RFA (Đêm 13/8)
    Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (gọi tắt là PLA), vừa tiến hành cuộc diễn tập chiến thuật lớn nhất từ trước đến nay, với sự tham gia của 50.000 quân được trang bị vũ khí hạng nặng và triển khai trong phạm vi hàng ngàn km.
    Trung Quốc muốn răn đe?
    Cuộc tập trận mang tên ?oBước tiến 2009?, bắt đầu ngày 11/8, với sự tham gia của 4 sư đoàn, phối hợp với các đơn vị không quân. Việc chuyển quân sẽ được thực hiện bằng đường sắt và đường hàng không. Mục tiêu mà PLA nhắm tới trong cuộc tập trận lớn nhất này là cải thiện khả năng tác chiến tầm xa của quân đội Trung Quốc.
    Hiện nay, nếu so sánh sức mạnh quân sự của Trung Quốc với Việt Nam, người ta dễ liên tưởng tới sự chênh lệch lớn lao giữa Bắc Việt và Mỹ cách đây vừa đúng 45 năm. Mặc Lâm đã thực hiện một cuộc phỏng vấn đặc biệt với Đại tá Trần Liêm thuộc Quân chủng Phòng không và Đại tá Quách Hải Lượng thuộc Quân chủng Hải quân của Quân đội Nhân dân Việt Nam nhằm tìm hiểu thêm về sự cách biệt này. Loạt bài chia làm hai kỳ, kỳ này là cuộc trò chuyện với Trần Liêm:
    Chuyện quá khứ
    - Thưa Đại tá, xin cám ơn ông đã dành thời giờ cho cuộc phỏng vấn này. Là người từng tham dự các trận chiến với Không quân Mỹ cách đây 45 năm, ông có thể cho biết tình trạng vũ khí lúc ấy của miền Bắc như thế nào không?
    + Lực lượng phòng không lúc đó chủ yếu là cao xạ, cao nhất chỉ 100 ly thôi. Còn phần lớn là tiểu cao tức là 37 ly rồi 5 ly, 7 ly, 20 ly. Những loại đó do ở ngoài viện trợ. Người ta cấp tốc triển khai xây dựng lực lượng chủ yếu để bảo vệ mấy thành phố thôi.
    - Còn tình trạng máy bay chiến đấu vào lúc ấy thì sao thưa ông?
    + Thực tế lực lượng lúc này chủ yếu mới là cao xạ thôi chứ không quân thì chưa về nước. Không quân lúc ấy còn đang huấn luyện bên Trung Quốc, mãi đến mùng 6 tháng 8 mới đưa Trung đoàn bay Mic 17 về nước.
    - Riêng về lực lượng rada thì sao? Trong tình trạng phôi thai như vậy, miền Bắc được trang bị rada như thế nào để phát hiện máy bay thưa ông?
    + Rada của phòng không lúc đó có một ít loại rada 6 mét thôi, chủ yếu để cảnh giới chứ chưa đủ máy để bảo đảm cho dẫn đường, vì lúc đó cũng có khó khăn do viện trợ của Liên Xô bị hạn chế một chút.
    Tinh thần, ý chí sẽ là yếu tố quyết định
    - Xin mạn phép hỏi ông, như vậy sau 45 năm, lực lượng rada của Bộ đội Biên phòng hiện nay được trang bị ra sao, đặc biệt là tại các vùng địa đầu giới tuyến có khả năng xảy ra chiến tranh như Trường Sa chẳng hạn?
    + Lực lượng phòng không ngoài đó cũng có cao xạ, có lực lượng trung cao, thêm nữa đã triển khai rada rồi. Ngoài Trường Sa đã triển khai hai phân đội rada để cảnh giới rồi. Trước đây đã triển khai, nhưng gần đây cảm thấy tình hình căng thẳng nên triển khai thêm. Ở ngoài Bắc thì đã có Bạch Long Vĩ rồi, chỉ có Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm, thành ra mình không bố trí được thôi.
    - Thưa ông, nếu chỉ bố trí dàn cao xạ trung cao như ông vừa nói thì làm sao đối phó nổi với lực lượng không quân Trung Quốc hiện nay? Họ được trang bị những kỹ thuật điện toán tân tiến nhất nhắm vô hiệu hóa những phát hiện của rada đối phương?
    + Cái đó thuộc kế hoạch của Bộ Quốc phòng, tuy chưa cụ thể lắm nhưng đại khái cũng đã có kế hoạch phòng thủ và nhất định mình sẽ có cách đánh của mình. Đánh ở ngoài đó thì nhất định sẽ không dùng cao xạ mà phải dùng tên lửa thôi. Cao xạ chỉ dùng tại chỗ cho bán kính ngắn thôi, còn bảo vệ trên Biển Đông thì phải dùng tên lửa và lực lượng không quân.
    - Mỹ đã lên tiếng về sự lớn mạnh quân sự của Trung Quốc, và từ đó nếu nhìn lại sức mạnh của chúng ta hiện nay thì không khỏi bi quan. Theo ông thì với tương quan lực lượng quá cách biệt như thế, chúng ta phải làm gì trong tư thế của kẻ yếu?
    + Thế giới và cả Mỹ đều không biết tại sao Mỹ thua trong cuộc chiến Việt Nam. Nếu tính tương quan lực lượng, vũ khí thì mình không thể nào đánh nổi được. Khi đó Mỹ dùng những vũ khí tối tân nhất, trong khi Việt Nam sử dụng vũ khí từ thập kỷ 1950 của thế kỷ trước. Nếu nói về lĩnh vực chiến tranh điện tử thì lúc đó Mỹ dùng kỹ thuật hiện đại. Muốn thắng thì phải dùng mưu trí, chiến thuật là chính chứ không phải kỹ thuật đấu với kỹ thuật đâu.
    - Theo ông thì trong cuộc chiến với Mỹ, Việt Nam đã tận dụng yếu tố nào để chiến thắng?
    + Phải nói đến ý chí và truyền thống của dân tộc này đối với việc bảo vệ đất nước. Có thể nói đó là một truyền thống lớn. Ngay cả thời Bắc thuộc hàng nghìn năm trước mình cũng không mạnh hơn Trung Quốc, nhưng Trung Quốc không thể nào xâm chiếm được và thậm chí còn bị đánh lui. Vậy truyền thống của mình là không chịu làm nô lệ, mà nhất định là phải giành độc lập. Cái đó tôi thấy là quyết tâm lớn nhất.
    - Chúng tôi hoàn toàn đồng ý với ông về vấn đề lịch sử nhưng đó là chuyện cách đây hàng nghìn năm, liệu ý chí đó có còn phù hợp với thời buổi hiện đại và còn mãnh liệt trong lòng người dân nữa hay không?
    + Cái này thì nhất định là đồng lòng. Dân tộc này có truyền thống yêu nước và kiên quyết giành độc lập thì kẻ địch nào cũng đánh. Cũng sẽ như ngày xưa nếu Trung Quốc gây chiến.
    - Xin cám ơn Đại tá Trần Liêm đã dành thời gian trả lời chúng tôi./.
  9. sigmafx

    sigmafx Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/07/2007
    Bài viết:
    268
    Đã được thích:
    29
    Cuộc tập trận phô diễn sức mạnh của Trung Quốc (phần 2)
    Mặc Lâm, phóng viên đài RFA, Bangkok
    2009-08-14
    Sức mạnh quân sự của Trung Quốc đối với Việt Nam hiện nay dễ làm người ta liên tưởng đến sự chênh lệch lớn lao giữa Bắc Việt và Hoa Kỳ cách đây vừa đúng 45 năm.
    Trong kỳ trước Mặc Lâm có cuộc phỏng vấn đặc biệt với Đại tá Trần Liêm thuộc quân chủng Phòng Không , hôm nay mời quý vị theo dõi cuộc phỏng vấn Đại tá Quách Hải Lượng thuộc quân chủng Hải Quân của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam nhằm tìm hiểu thêm về những cách biệt này. Cuộc phỏng vấn cũng do biên tập viên Mặc Lâm thực hiện sau đây:
    Hải quân Việt Nam
    Mặc Lâm : Thưa Đại Tá, là người tham dự trận hải chiến với tàu Maddox của Hoa kỳ cách đây vừa đúng 45 năm, xin ông cho biết lúc đó thì Hải Quân của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam đã dùng loại tàu nào để đánh nhau với tàu Maddox, thưa ông?
    ĐT Quách Hải Lượng : Thật ra tàu của ta cũng là loại tàu rất kém thôi, thế mà ta ra đấy với 3 cái tàu phóng lôi.
    Mặc Lâm : Và cho tới năm mà Mỹ rút khỏi Việt Nam thì tình hình tàu chiến của Hải Quân có khá hơn không?
    ĐT Quách Hải Lượng : Sau 1973, tức là sau Hiệp Định Paris 1972 thì lúc bấy giờ ta phục hồi lại và ta cũng đã có nhiều tàu do ta mua của các nơi và các nơi giúp đỡ thì nó có nhiều nhưng đều là những tàu vào cái hạng kém cõi của đại chiến thứ hai - Thế Chiến Thứ Hai, chứ chưa phải tàu hiện đại . Khi đến năm 1975, sát năm 1975 thì lực lượng của mình đã khá lên một ít rồi. Với lực lượng lúc bấy giờ thật ra hiện đại thì chẳng hiện đại, tàu của ta không phải là khá lắm đâu.
    Mặc Lâm : Thưa Đại Tá, ông có thể cho biết tình trạng tàu chiến hiện nay của Hải Quân Việt Nam ra sao? Có khá hơn thời kỳ mà ông vừa nói hay không?
    ĐT Quách Hải Lượng : Bây giờ thì đã khá rồi. Ta đã có khu trục hạm, đã có tàu phóng lôi, đã có tàu tên lửa, đã có tàu ngầm và đã có tàu săn ngầm, thì những thứ đó nói đúng ra so với thế giới thì ta gọi là tương đối hiện đại, bởi vì nó cũng thuộc thế hệ trước chứ chưa phải thế hệ hiện nay. Thế nhưng đứng trong Đông Nam Á, với các nước khác như Indonesia với Singapore thì ta cũng sàn sàn ngang họ, nhưng mà thậm chí có khi ta cũng chưa mua được những tàu tốt hơn họ đâu, nhưng về lực lượng thì ta cũng mạnh và nhất là hải quân ta đã từng trải qua chiến đấu cho nên có nhiều kinh nghiệm.
    Trình độ hiện nay đã có thể đánh được những trận bảo vệ đất nước mình ở vùng biển gần, gần chứ chưa ra được xa, và với những vũ khí tương đối hiện đại chứ chưa phải hiện đại, thế thì bây giờ còn đang tiếp tục cố gắng nữa và hiện nay đang cố gắng.
    ĐT Quách Hải Lượng
    Nói tóm lại, trình độ hiện nay đã có thể đánh được những trận bảo vệ đất nước mình ở vùng biển gần, gần chứ chưa ra được xa, và với những vũ khí tương đối hiện đại chứ chưa phải hiện đại, thế thì bây giờ còn đang tiếp tục cố gắng nữa và hiện nay đang cố gắng.
    Mặc Lâm : Việt Nam vừa đặt mua của Nga 6 chiếc tàu ngầm với giá trên 1 tỷ đô la, ông có thể cho biết chức năng của các tàu này và nếu so với các loại tàu ngầm hiện nay của thế giới thì nó được xếp loại như thế nào?
    ĐT Quách Hải Lượng : À, như thế này nhé, trong loại tàu ngầm ấy có những loại tàu ngầm mới chỉ loại tàu ngầm diesel thôi chứ chưa phải tàu ngầm nguyên tử - tàu ngầm chạy bằng năng lượng nguyên tử. Nhưng mà những tàu này thì nó hiện đại ở chỗ này là cái nào đi càng ít tiếng ồn thì càng hiện đại hơn. Tàu mà ta mua đây thì ít tiếng ồn nhất, ít tiếng ồn nhất có nghĩa là nó có thể tiếp cận anh khác mà anh khác không biết. Thế cho nên so với mọi cái thì ta có cái này là hiện đại nhất, đó là nói so với ta chứ còn so với người thì ta hãy còn đang khó khăn.
    Tránh không để xảy ra hải chiến với TQ
    Mặc Lâm : Tình hình Biển Đông ngày một nóng dần lên và ngay cả Hoa Kỳ cũng tỏ ra lo ngại sức mạnh của hải quân Trung Quốc. Như vậy thì Hải Quân Việt Nam đã chuẩn bị bảo vệ đất nước như thế nào nếu có hải chiến xảy ra như cách đây 45 năm, thưa Đại Tá?
    ĐT Quách Hải Lượng : Nếu mà khả năng xảy ra chiến tranh với Trung Quốc thì mình tránh để không xảy ra là bởi vì nó mạnh hơn mình khá nhiều vì đây là sự đánh nhau quá chênh lệch, về một phía nào đó gọi là không đối xứng. Không đối xứng tức là hai bên không cân sức với nhau.
    Tàu ngầm của Trung Quốc không lấy gì làm ghê gớm lắm. Nó cũng còn nhiều tàu ngầm tiếng ồn to, mà tiếng ồn to thì ta phát hiện được. Ta phát hiện được vì ta có tàu săn ngầm mới mua của Nga đấy. Ngoài 6 tàu ngầm, không kể tàu săn ngầm, thì ta có thể săn được nó và ta đánh chết nó, nhưng mà chỉ đánh được trong biển gần thôi.
    ĐT Quách Hải Lượng
    Mặc Lâm : Là sĩ quan hải quân, Đại Tá nhận định thế nào về lực lượng tàu ngầm Trung Quốc, liệu sức mạnh của chúng có đáng ngại như đánh giá của chuyên gia quân sự hay không?
    ĐT Quách Hải Lượng : Nó không phải là ghê gớm lắm.
    Nó sang bên mình có những tàu hiện đại nhưng có nhiều tàu cũng xoàng thôi, như hôm vừa rồi chiếc tàu ngầm của nó đi mắc lưới điện tử của Philippines, mà cái lưới này là cái lưới của Mỹ làm trước. Phúc tổ cho nó là thuỷ lôi không nổ, nó nổ là chết toi. Nó đòi Philippines phải xin lỗi nó, nhưng Philippines bảo "không, chúng tôi chỉ quản lý những thằng đi công khai còn anh đi lén lút thì tôi đâu có biết". Như thế tàu ngầm của Trung Quốc không lấy gì làm ghê gớm lắm. Nó cũng còn nhiều tàu ngầm tiếng ồn to, mà tiếng ồn to thì ta phát hiện được. Ta phát hiện được vì ta có tàu săn ngầm mới mua của Nga đấy. Ngoài 6 tàu ngầm, không kể tàu săn ngầm, thì ta có thể săn được nó và ta đánh chết nó, nhưng mà chỉ đánh được trong biển gần thôi.
    Mặc Lâm : Chúng tôi xin quay trở lại cuộc hải chiến 45 năm về trước. Thưa Đại Tá, động lực nào làm nên chiến thắng đó? Tinh thần dũng cảm của binh sĩ hay là chiến thuật cao của cấp lãnh đạo đưa ra, thưa ông?
    ĐT Quách Hải Lượng : Với tình hình rất thiếu thốn nhưng bởi vì mình có bao nhiêu mình đánh bấy nhiêu với tinh thần anh em rất cao cứ thấy địch là đánh, có thế thôi, cho nên cũng thấy tinh thần là rất dũng cảm, và cũng vì lòng yêu nước của anh em cho nên anh em đánh thôi chứ còn trên chỉ đạo làm sao mà hết được.
    Mặc Lâm : Xin cảm ơn Đại tá Quách Hải Lượng về cuộc phỏng vấn ngày hôm nay.

  10. haigokeo

    haigokeo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2008
    Bài viết:
    1.488
    Đã được thích:
    1
    Cùng quan điểm với bác.
    Hôm trước em tranh luận với mấy đứa TQ trong lớp em. Bọn nó nói về tương lai của TQ ghê gớm lăm. Nào là thống nhất với Đài Loan như việc thống nhất với Hồng Không, Ma cao.
    Em nói mỗi 1 câu: ''''Không ai nói trước được tương lai. Có thể TQ sẽ tan rã.'''' Rồi em với con bé người Nga ngồi nhìn nha cười.
    Thằng cu TQ cũng công nhận: Không ai nói trước được tương lai.

Chia sẻ trang này