1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cùng suy ngẫm về ứng xử và khả năng chiến tranh của TQ và các nước ĐNÁ xung quanh vấn đề Biển Đông (

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi newinvestor, 07/07/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hongsonvh

    hongsonvh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    1.600
    Đã được thích:
    7
    Trích từ bài của ngochai12a2 Gửi lúc 00:04, 08/07/09
    --------------------------------------------------------------------------------
    thứ nhất ... bác nói sai tên em
    còn về việc tìm cách đưa ngư dân trở về , các bác ở trên chắc cũng không lo lắng ít hơn bác . Chỉ khác là các bác ấy giữ đc bình tĩnh còn bác thì không . Bác cứ thử nghĩ cái hậu quả do cái tiền lệ trả tiền chuộc ngư dân xem nó sẽ lớn đến mức nào.
    Tất nhiên tạm thời ngư dân mình vẫn bị giam. Họ phải chịu khổ nhưng chắc chắn là họ đc an toàn . Mọi biện pháp thương lượng , gây áp lực ngoại giao sẽ đc tiến hành để đưa họ về , có thể là hơi lâu .Thực ra TQ giữ họ hoài thì có lợi gì , khi biết rõ VN sẽ không nhân nhượng.
    Đôi khi phải biết nhịn bác ạh , nóng quá thì hỏng việc
    Một câu cũ rồi nhưng vẫn muốn nói với bác " Hãy giữ cho mình trái tim nóng và cái đầu lạnh"
    ---------------------------------------------------------------------------
    @ ngochai12a2: Xin lỗi bác nha, tối qua em nhậu sương sương nên nhầm, bác bỏ quá nha
  2. sillydonkey

    sillydonkey Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/09/2008
    Bài viết:
    910
    Đã được thích:
    0
    KO trả tiền đc. Vì trả tiền ---> công nhận biển của BC ---> tạo tiền lệ " Mãi lộ " cho bên kia ---> không thể vì 12 người chịu khổ mà xuống nước thế đc. Nói chung là dùng ngoại giao giải quyết. Còn tàu nó bắn ngư dân ta thì bây h là 50-50 không tới mức 100 như xưa nữa. Bình tĩnh thôi các bác ah ^^
  3. mig1000

    mig1000 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/06/2008
    Bài viết:
    1.770
    Đã được thích:
    2.587
    Không trả tiền thì Giam mãi cũng phải thả, Trả tiền nó có nguồn thu lớn, lần sau nó lại càng làm dữ, nó lại canh mấy bác ngư dân của mình đi lẻ túm tiếp, thậm chí còn vào cả vùng biển của ta cắn trộm, bắt trộm người nữa => Tăng thu nhập cho nó.
    Không phải là không thương và bảo vệ mấy bác ngư dân mà phải vì đại cuộc. Cách tốt hơn nữa là khi mấy bác ấy về, bỏ tiền cấp lại cho mấy bác ấy thuyền, lưới để đánh bắt+ít tiền nữa động viên, làm công tác tư tưởng.
    Được mig1000 sửa chữa / chuyển vào 11:27 ngày 08/07/2009
  4. TechNip

    TechNip Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/05/2009
    Bài viết:
    266
    Đã được thích:
    382
    For hongsonvh:
    1. Tôi chỉ băn khoăn khi bạn dùng câu: " Việt nam tuổi gì ..." thôi. cách dùng từ tuổi gì nghe có vẻ teen và ảo quá. Đúng là con bài quân sự có sức nặng đáng kể trên bàn đàm phán, nhưng đó là yếu tố nổi, là những gì thuộc sức mạnh quân sự mà bên đàm phán phô trương. Phần chìm vẫn là cách đánh, lấy điểm chế diện, lấy nhỏ thắng lớn và lấy yếu thắng mạnh. Cái đó thì đúng thật là khó phô trương nên không dễ uy hiếp đối phương. Hy vọng hệ thống tàu nổi - ngầm - không quân - hệ thống tên lửa đối hải, đối không - hải quân đánh bộ của ta mau chóng hoàn chỉnh về số lượng, cơ cấu và nhuần nhuyễn trong phối hợp tác chiến. Công khai cho khu vực và cả thế giới biết cũng là một việc nên làm.
    2. Hải quân Phi và TQ đã va nhau nhiều lần, đáng kể là trận chiến kéo dài 90 phút, tôi đã post ở các bài trước. Phi tỏ ra không ngại TQ và được cư dân mạng TQ đánh giá là quốc gia Asean có tranh chấp biển với TQ cứng rắn nhất. TQ bắt đầu thay đổi chính sách với Phi từ cây gậy sang củ cà rốt. Dẫn chứng đây:
    ký kết thương mại giữa Phi và TQ đạt được sau những hành động dụ dỗ của Trung Quốc, trong bối cảnh Mỹ sa lầy ở Iraq. Trung Quốc tăng cường đầu tư và thương mại với Phi, đưa thương mại hai bên từ $3.3 tỷ US năm 2000 lên $17,6 tỷ US năm 2005, với cán cân thương mại $8,1 tỷ US nghiêng về phía Phi. Sau ký kết, Hồ Cẩm Đào sang thăm Phi vào tháng 4 năm 2005, hứa đầu tư $1,1 tỷ US vào khai thác mõ kẽm và cho Phi mượn $542 triệu US với lãi suất ưu đãi. Hai bên hứa hẹn đưa ngoại thương hai bên lên $30 tỷ US vào năm 2010.?
    For Mig:
    Có một số dữ liệu liên quan đến tài nguyên Dầu khí ước tính ở biển Đông, mình thấy ko cần thiết nên không post. Còn chi phí để tiến hành xâm lược Trường Sa thì khó ước tính lắm, nó liên quan đến số lượng phương tiện quân sự huy động, quãng đường từ nơi trú đóng đến điểm tập kết, chi phí đầu tư phương tiện mất mát trong chiến đấu và va chạm...chi phí bảo trì duy tu, chi phí lương, phụ cấp tác chiến cho binh lính....Cái này thì chắc mấy thằng giáo sư kinh tế Tàu nó làm dự toán chắc khá hơn anh em mình ngồi tính nhẩm
    Số liệu và lập luận ở các bài viết trên chỉ đánh giá khả năng chiến tranh biển đông dựa trên tính toán hiệu quả kinh tế thôi. Nếu có yếu tố chính trị xen vào thì tôi chịu. Mà để tiến hành chiến tranh, yếu tố chính trị cũng là 1 động cơ quan trọng.
  5. nguyenxuanphu

    nguyenxuanphu Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    355
    Đã được thích:
    208
    Cho em có ý kiến này nhé ! Nếu có gì hơi "ngu ngu" mấy bác bỏ qua cho nhé ! (nhất là bác Maseo cứ delte bài của tớ tất tần tật khi tớ hơi nóng một tí ..... !
    Theo em biết là India có hợp đồng thuê tàu sân bay hay tàu chiến gì đó của Ngố ! Sao mà mình không làm giống anh Cà ri nhỉ ? Nghĩa là thuê tàu chiến hay tên lửa gì của anh ấy rồi rủ anh ấy qua tuần tra chung ? Hiện đại hóa mấy chú Taraful của mình bằng Bramos của anh í ! Đương nhiên là không đơn giản rồi nhưng mình thử thỏa thuận xem sao ? Mấy bác có thấy thằng béo no hỗ trợ hết mình cho IRAN và thằng Pakistan hay sao ?
    Vài lời mạo muội, mong các bác giải thích thêm !
  6. mig1000

    mig1000 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/06/2008
    Bài viết:
    1.770
    Đã được thích:
    2.587
    Nó sẵn sàng cho thuê, nhưng giá thuê tính về lâu dài còn hơn giá thuê nên VN mình không chọn giải pháp thuê. Còn càri thuê là để lách luật, cái tàu ngầm nó thuê là tầu ngầm nguyên tử bạn ạ. Còn tàu sân bay thì nó vẫn mua ấy chứ có phải thuê đâu
  7. mig1000

    mig1000 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/06/2008
    Bài viết:
    1.770
    Đã được thích:
    2.587
    Mình hiểu, ý mình là nếu có con số mang tính ước chừng để đánh giá thì bạn nêu ra(lợi ích-chi phí mà). Giả sử : cần xx quân, xx tàu, xx máy bay, chiến trong n ngày, mỗi ngày chi phí thuần túy bao nhiêu (giống như chi phí cho tàu sân bay Nimitz hoạt động tốn trên triệu usd/ngày ) => Để dành chiến thắng (mang tính bàn giấy thôi) thì tối thiểu cần bao nhiêu trong ngắn hạn => chiếm được đảo giữ nó tốn bao nhiêu=> được về tài nguyên bao nhiêu, vị trí chiến lược quy ra thóc là bao nhiêu (khó quy được)? .....
    Tóm lại : đưa ra những tính toán có thể hơi thô kệch, tính toán trên cơ sở bỏ đi một số điều kiện khó tính như : ảnh hưởng ngoại giao, chính trị=> ảnh hưởng kinh tế...
    Chắc con số trên sẽ là khó tính hoặc có con số thì có Tàu K có và mang tính bí mật.
    Được mig1000 sửa chữa / chuyển vào 12:15 ngày 08/07/2009
  8. theduong_hn

    theduong_hn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2005
    Bài viết:
    189
    Đã được thích:
    0
    Chấp "bạn" đó làm gì. Chó cứ sủa và đoàn người cứ đi. Giữ một trái tim ấm và một cái đầu lạnh là được mà.
  9. anhoanp

    anhoanp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/12/2007
    Bài viết:
    456
    Đã được thích:
    0
    Người Hồi Tân Cương nổi dậy
    Nguyễn Văn Huy
    ?o?Ưu tư chính của Bắc Kinh hiện nay là làm sao phô trương sức mạnh của mình trên Biển Đông như một siêu cường quân sự, trong mục đích hù dọa những quốc gia yếu kém trong vùng để chiếm hữu tài nguyên và làm chủ con đường vận chuyển chiến lược trên Biển Nam Hải??
    Trong suốt tuần lễ đầu tháng 7-2009, cuộc xung đột giữa người Hồi giáo thuộc sắc tộc Uigur với người Hán tại Tân Cương được dư luận quốc tế quan tâm đặc biệt.
    Từ trước đến nay vẫn xảy ra những cuộc đụng độ giữa người Hán và người Uigur, nhưng số người thiệt mạng và sự thiệt hại vật chất không cao. Đây là lần đầu tiên, sau 60 năm thành lập nhà nước Trung Quốc cộng sản, đã xảy ra một cuộc đụng độ đẫm máu giữa người Uigur và người Hán với những thiệt hại lớn : hơn 160 người bị thiệt mạng, 1000 người khác bị thương, gần 1500 người bị bắt, 270 xe đủ loại bị đốt, hơn 200 cửa hàng và 20 căn nhà bị phá hủy tại Urumqi (Địch Hoá), thủ phủ tỉnh Tân Cương. Các cuộc biểu tình phản đối chính quyền đã lan sang các thành phố khác như Kashgar, thành phố lớn thứ hai của Tân Cương nằm sát cạnh biên giới Pakistan, và hai thị trấn khác là Yili và Aksu, được coi là các cổng nối quan trọng dọc theo Con Đường Tơ Lụa dẫn tới Địa Trung Hải.


    Người Uigur trước bạo lực Đại Hán

    Cũng nên biết, Tân Cương là một khu tự trị nằm ở vùng biên giới phía tây-bắc Trung Quốc, đã thành lập từ thời nhà Thanh dành riêng cho sắc tộc Hồi giáo Uigur. Khu này có một diện tích rộng trên 1,6 triệu km2 (lớn nhất trong số các tỉnh và khu tự trị khác tại Trung Quốc), nhưng với một dân số nhỏ: khoảng 20 triệu người, trong đó 45% là người Uigur, 40% là người Hán, 5% còn lại là các sắc tộc thiểu số khác. Về chủng tộc, Uigur là một sắc tộc Hán Tạng nhưng có mối liên hệ tinh thần và văn hoá gần gũi với các sắc dân Trung Á hơn là người Hán, đặc biệt là với Thổ Nhĩ Kỳ. Uigur tên Hán là Duy Ngô Nhĩ. Tôn giáo chính của người Uigur là Hồi giáo Ả Rập (sunni), chính vì thế Uigur còn được gọi là người Hồi Tân Cương.
    Nguyên nhân chính của các cuộc xuống đường biểu tình tại Urumqi là đòi chính quyền Trung Quốc điều tra về việc hai người Hồi Tân Cương bị chết và gần 120 người khác bị thương trong các cuộc đụng độ với người Hán vào hạ tuần tháng 6 vừa qua trong nhà máy sản xuất đổ chơi tại thành phố Thiều Quan thuộc tỉnh Quảng Đông, cách Tân Cương cả ngàn cây số về phía đông-nam. Đây là những cuộc biểu tình ôn hoà đòi công lý và yêu cầu chính quyền trung ương tôn trọng quyền sinh tồn bình đẳng của các sắc tộc thiểu số với sắc tộc đa số (Hán). Nguyên nhân trực tiếp, và là giọt nước đã làm tràn ly, là chính sách đàn áp thô bạo của chính quyền địa phương. Thay vì tiếp đón và đối thoại với các nhóm người Hồi Tân Cương để giải quyết vấn đề trong hoà bình, chính quyền đã đưa công an và cảnh sát đến đàn áp... và máu đã gọi máu. Cho đến nay không ai biết trong số hơn 160 người bị thiệt mạng và 1000 người bị thương, bao nhiêu là người Uigur, bao nhiêu là người Hán. Hình ảnh những cảnh sát chống biểu tình được trang bị đầy đủ và hàng ngàn người Hán cầm gậy cầm xẻng ngang nhiên đi giữa đường phố Urumqi hò hét đòi trừng trị những người Uigur xuống đường và hình ảnh những phụ nữ Uigur yếu đuối khóc lóc trước ống kính truyền hình cho thấy có sự thiên vị đối với người Hán và sự phân đối xử đối với người Uigur.
    Nhưng nguyên nhân sâu xa và lâu dài của các cuộc nổi dậy này là người Uigur không muốn trở thành thiểu số và tiếp tục bị phân iệt đối xử trên chính quê hương của họ. Từ hơn một thập niên vừa qua, chính quyền trung ương đã đầu tư rất nhiều vào các dự án phát triển khu tự trị Tân Cương, nhưng sự phát triển này đã không được phân phát đồng đều: mức sống của người Uigur không nhờ đó được nâng cao hơn trong khi giai cấp thống trị người Hán ngày càng giàu có. Chênh lệch giàu nghèo giữa người Hán và người Uigur ngày càng thách thức và không cần che giấu: các cấp lãnh đạo chính quyền, chủ nhân các nhà máy, công xưởng, nhà hàng, khách sạn đều là người Hán; phần lớn nhân viên và công nhân phục dịch là người Uigur. Khi phản đối, Bắc Kinh liền tìm mọi cớ để gán ghép người Hồi Tân Cương là đòi ly khai và khủng bố để lấy cớ đàn áp. Chính sách phân biệt đối xử này đã khiến người Uigur ngày càng xa lánh người Hán, đôi khi thù địch. Sống cạnh những cộng đồng Hồi giáo tại Trung Á, cộng đồng người Hồi Tân Cương đang được tổ chức khủng bố như Al Qaeda và Hồi giáo quá khích chú ý, họ sẵn sàng tuyển dụng và huấn luyện những phần tử cực đoan Uigur để gây bạo động trong vùng. Hơn 20 người Uigur bị quân đội Hoa Kỳ bắt tại Afghanistan và giam giữ tại Guantanamo từ 2001 chứng minh điều này. Nguy cơ bạo loạn và tách rời Trung Quốc đang đe doạ vùng đất này nếu chính quyền trung ương không tìm ra một chính sách dân tộc hài hoà và đúng đắn.
    Thật ra những cuộc nổi dậy của người Hồi thiểu sồ Tân Cương không phải mới đây, chúng đã có từ thời lập quốc của người Hán. Những Vạn lý trường thành ngăn chặn sự xâm nhập hay tấn công của các sắc tộc thiểu số (gọi chung là rợ Hung Nô) phía tây-bắc vào trung tâm Trung Hoa đã được dựng lên trong suốt một ngàn năm trước bởi các triểu đại Hán tộc. Vì sinh sống trên một vùng đất khô cằn, thiếu tài nguyên, lãnh thổ của các sắc tộc thiểu số phía tây-bắc dần dần lọt vào tay người Hán, đông đảo và hùng mạnh hơn. Để duy trì sự ổn định, các chính quyền Trung Hoa đã dành cho những sắc tộc này một quyền tự trị khá rộng rãi. Nhưng từ thập niên 1990 trở lại đây, nhu cầu truy tìm lợi nhuận bằng mọi giá đã khiến một số tay phiêu lưu người Hán tiến sâu vào các vùng tự trị này tìm cơ hội làm giàu. Ước muốn này phù hợp với chủ trương Hán hóa những vùng đất xa xôi như Tân Cương, Tứ Xuyên và Tây Tạng của của chính quyền trung ương Bắc Kinh: cho đến đầu thập niên 1990 người Hán chiếm 6% dân số Tân Cương, hiện nay là 40%. Chính sách này đã xảy ra với người Tây Tạng, nay đang được áp dụng với người Uigur và trong tương lai với người Choang. Theo dự trù, đến cuối năm 2010 không còn vùng đất nào tại Trung Quốc mà người Hán không chiếm đa số.
    Bắc Kinh đang thực hiện giấc mơ Đại Hán mà các triều đại trước đó chưa làm được.
    Nhưng cho dù có thế nào, không nên lẫn lộn cho rằng những cuộc xuống đường chống đối chính quyền trung ương Trung Quốc sẽ chiếm hết thì giờ của ban lãnh đạo đảng cộng sản Trung Quốc. Đối với Bắc Kinh, những cuộc chống đối này không quan trọng, chính quyền trung ương sẽ giải quyết vấn đề này trong êm thắm vì đây không phải là một bất ngờ. Ưu tư chính của Bắc Kinh hiện nay là làm sao phô trương sức mạnh của mình trên Biển Đông như một siêu cường quân sự, trong mục đích hù doạ những quốc gia yếu kém trong vùng để chiếm hữu tài nguyên và làm chủ con đường vận chuyển chiến lược trên Biển Nam Hải. Những cuộc xuống đường chống đối của cộng đồng người Uigur này không làm giảm áp lực của Trung Quốc đối với Việt Nam trên Biển Đông.
  10. su_30

    su_30 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2005
    Bài viết:
    3.452
    Đã được thích:
    495
    Năm 2010 Việt Nam đảm nhiệm chức chủ tịch ASEAN, nên có lẽ thế và lực của mình sẽ mạnh thêm. Đây cũng là tin vui cho VN mình.
    Khựa có kiếm chuyện gây sự cũng sẽ khó hơn, nhưng không loại trừ những hành động khiêu khích thử thách VN.

Chia sẻ trang này