1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cùng thảo luận về cấu đối huyền thoại: "Da trắng vỗ bì bạch" tí nào ?

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi diachiso, 17/06/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. diachiso

    diachiso Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2007
    Bài viết:
    546
    Đã được thích:
    0
    Cùng thảo luận về cấu đối huyền thoại: "Da trắng vỗ bì bạch" tí nào ?

    Cùng thảo luận về cấu đối huyền thoại: "Da trắng vỗ bì bạch" tí nào ?

    Và các câu khó nổi tiếng khác như:

    "Cây xương rồng, trồng trên đất rắn, long vẫn hoàn long"

    Trạng Quỳnh đã đối là:

    "Quả dưa chột, tuột một gang, thử chơi thì thử"

    Còn câu:

    "Trạng Quỳnh ngôi trên cây cậy, dái đổ hồng hồng"

    Câu này đã có về đối nào xứng tầm chưa nhỉ ?


    Mình thấy vế đối:
    "Con bò lang chạy vào làng Bo" của người Thái Bình
    với câu:
    "Con Cò Lửa đậu ở Cửa Lò" của người Nghệ An
    ... rất chuẩn, rất xứng.

    Mình ra một vế đối: "Chùa Một Cột ở số một, đường Chùa Một Cột" Ai đối thử xem nào ?

    Và:
    "Con mèo đuôi cụt ngậm cái đuôi kèo"

    "Con chim Cánh Cụt bị Cụt Cánh"

    Được diachiso sửa chữa / chuyển vào 11:42 ngày 17/06/2008
  2. khongaihet

    khongaihet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/04/2007
    Bài viết:
    2.480
    Đã được thích:
    0
    Đối nhanh cho vui này:
    Không ai hết đang chờ ai, chờ không ai hết
    Chắc bị sang Box tiếng việt quá
  3. MaiTrang84

    MaiTrang84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2007
    Bài viết:
    712
    Đã được thích:
    0
    Da trắng vỗ bì bạch:
    ----> Rừng sâu mưa lâm thâm / Nhà vàng trông đường hoàng

  4. lacvaothegioiao

    lacvaothegioiao Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/01/2007
    Bài viết:
    113
    Đã được thích:
    0
    Những câu đối không không xứng khá nhiều:
    - Rừng sâu mưa lâm thâm
    - Trời xanh màu thiên thanh
    - Suối đỏ khoan thông hồng
    - Biển Tây có Hải Âu
    - Lên núi gặp Thượng Sơn
    - Bắp vàng đợi ngô huỳnh
    - Mực đen dính mặc huyền
    - Lụa đỏ phủ hồng nhung
    - Đêm đen mò dạ thâm.
    - Đăng quang đốt sáng đèn
    - Bảy xanh la thất thanh.
    - giấy đổ viết chu da
    - Sen xấu mọc liên tục
    Được lacvaothegioiao sửa chữa / chuyển vào 09:20 ngày 19/06/2008
  5. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    "Da trắng vỗ bì bạch" > < "Nóng lòng giỡn sốt ruột"
  6. YeuCaiDep

    YeuCaiDep Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/08/2004
    Bài viết:
    2.104
    Đã được thích:
    0
    Da trắng vỗ bì bạch hả :D
    Đối lại nhé, hơi bậy một tí :
    - Tiên sư thằng cha thầy
    - Ra vào đòi giao hợp
  7. lovestory_no9

    lovestory_no9 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2003
    Bài viết:
    708
    Đã được thích:
    0

    Sao không post bài dc nhỉ, post lại cái nhé
    Da trắng vỗ bì bạch hả :D
    Đối lại nhé, hơi bậy một tí :
    - Tiên sư thằng cha thầy
    - Ra vào đòi giao hợp
  8. diachiso

    diachiso Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2007
    Bài viết:
    546
    Đã được thích:
    0
    Sưu tầm:
    Giai thoại về câu đố giữa Bà DTD và Trạng Quỳnh kì thật rất ko rõ xuất xứ, càng tìm hiểu càng cảm thấy có nhiều điểm ko tương đồng. Nhưng điều quan trọng đây là những giai thoại, tiện đây mc cũng xin post lên để mọi người cùng tham khảo.
    Giai 佳 là hay, ngon, đẹp, tốt. Như Giai Vị là vị ngon. Nói về nét đẹp của phong cảnh hay con gái người ta gọi là Giai Lệ. Cô gái có dung mạo giai lệ thì gọi là Giai Nhân. Khi kết hôn thì người ta thường chúc ...bách niên Giai Ngẫu... nghĩa là ... đẹp đôi, hạnh phúc trăm năm.
    Thoại 話 là lời nói chuyện thông thường. Tính cách bình dân, mộc mạc. Thường ám chỉ dân ít học. Do vậy, muốn cho tầng lớp này hiểu người ta phải ...diễn nghĩa (vì vậy hầu hết những truyện Tàu ta thấy đều có 2 chữ ...Diễn Nghĩa ở phía sau.), hoặc dùng văn bình thường thuật lại các sách vở xưa. Lối văn ấy người ta gọi là Bạch Thoại.
    Vì thế Giai Thoại có nghĩa là lời truyền tụng về một chuyện hay, đẹp nào đó. Và vì là lời truyền của dân gian, nên thường không có giá trị về lịch sử. Người ta có thể nói chuyện này của người này, người nọ, một cách rất tùy tiện.
    Xét cho kỹ thì phong cách của câu đối trên phải là của bà Hồ Xuân Hương mới hợp. Vì lẽ sau:
    1/ Bà Hồ Xuân Hương là người thường ***g ghép những sự phóng khoáng vào trong thơ của mình. Người ta gọi bà là Bà chúa thơ Nôm không hẳn vì bà dùng chữ Nôm trong tho mình nhiều nhất mà bởi vì thơ của bà rất ...Nôm Na, nhiều nghĩa... muốn hiểu thế nào thì tùy bạn!
    2/ Bà Đoàn Thị Điểm là người phụ nữ đức hạnh, đoan chánh. Con nhà gia giáo. Bản thân bà lại là một nhà giáo, nên sự đoan chánh, lễ nghĩa lại càng phải giữ kỹ. Có vậy thì ông Đặng Trần Côn mới dám đem tác phẩm "Chinh Phụ Ngâm" đến cho bà diễn Nôm. Bởi vì, vào thời phong kiến, sự bảo thủ về lễ giáo rất được coi trọng, nếu bà có lối tư tưởng phóng khoáng như bà Hồ Xuân Hương thì ai mà dám ...dính vào chứ!
    3/ Bà ĐTĐ lại càng không có liên hệ gì với cái ông Trạng Quỳnh hư cấu kia. Mà như vậy thì làm sao có chuyện đối đáp với nhau cho được?
    Xưa nay, người ta thường lưu truyền về danh nhân Trạng Quỳnh. Nhưng có lẽ không ai biết được nhân vật này là ai. Người mà người ta nghĩ đến nhiều nhất là ...Nguyễn Quỳnh. Ông này đỗ Hương Cống nên còn gọi là Cống Quỳnh.
    Xét về không gian thì Bà ĐTĐ là người ở xứ Kinh Bắc (tỉnh Bắc Ninh ngày nay). Trong khi Nguyễn Quỳnh lại là người huyện Hoằng Hóa (tỉnh Thanh Hóa). Hai người ở 2 nơi xa nhau như vậy, khó có thể có chuyện qua lại với nhau.
    Xét về thời gian thì Bà ĐTĐ sinh năm 1705. Còn Nguyễn Quỳnh thì sinh năm 1677, có thuyết lại cho rằng ông sinh năm 1720. Tính theo năm 1677 thì ông hơn bà tới 28 tuổi. Chênh lệch tuổi tác như vậy ngày nay xem bình thường, nhưng ngày xưa thì không bình thường chút nào. Do vậy, không thể có chuyện ông lăng nhăng, dây dưa với bà cho được.
    Tính theo năm 1720 thì ông lại nhỏ hơn bà những ...15 tuổi. Năm 1743 thì bà đã làm vợ quan trạng Nguyễn Kiều. Cho dù tính từ lúc này đi nữa thì lúc bà đi lấy chồng, Trạng Quỳnh của ta cũng chỉ mới được ....8 tuổi.
    Lấy chồng vừa xong thì ông Nguyễn Kiều phải đi sứ sang TQ hết 3 năm. Trong 3 năm xa cách này, tâm tính của bà ra sao thì xem Chinh Phụ Ngâm, bạn sẽ rõ.
    Với một người "Tiết Hạnh Khả Phong" như vậy, lại bị gán cho là chủ nhân của câu đối "Da trắng vỗ bì bạch" thì thật là oan ức thay và tủi nhục thay cho Bà! Mong sao hậu thế có lúc phải đính chính lại điều này thì may ra hồn Bà mới được siêu thoát!
  9. lonelyghost18

    lonelyghost18 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2002
    Bài viết:
    2.398
    Đã được thích:
    0
    Đối "Da trắng vỗ bì bạch" này:
    "Quạ đen kêu ô kê"
    Được lonelyghost18 sửa chữa / chuyển vào 15:40 ngày 17/06/2008
  10. hacienda

    hacienda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2008
    Bài viết:
    1.031
    Đã được thích:
    0
    "Trai Hoóc Môn vừa hôn vừa móc"
    Ai có vế đối của câu trên hok?

Chia sẻ trang này