1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cùng thảo luận về triết học !

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi daovh, 12/03/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Anh_trai_76

    Anh_trai_76 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/11/2002
    Bài viết:
    5.668
    Đã được thích:
    0
    Thì đã bảo em không biết gì về triết học mà. Nhưng mà bác cũng có chứng cứ gì không. Theo bác thì nước nào giàu mạnh thì nước đó giỏi triết học nhất chắc, hoặc ít ra cũng phải quan tâm đến nó nhất chắc. Em không hiểu, mong các bác chỉ giúp
    AT76
  2. Camis_ba

    Camis_ba Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    188
    Đã được thích:
    0
    để trả lời câu hỏi của bạn, tôi có những cơ sở sau đây.
    Triết học có vai trò như thế nào. Ngày xưa, người ta coi triết học là đỉnh cao của tư duy, là khoa học của các khoa học. Ngày nay, vai trò là khoa học của khoa học ko còn nữa. Bây giờ, vai trò của nó là thế giới quan, là phương pháp luận trong nhận thức, tư duy của con người, là ngọn đèn để chúng ta tìm đến chân lý. Vậy triết học có quan trọng không.
    Sự khác biệt giữa phương đông và phương tây có thể qui về một mối duy nhất. Đó là triết học. Có thể nói phương động chịu ảnh hưởng của 3 tư tưởng lớn sau đây. phật giáo, nho giáo và lão giáo. Đại diện của 3 trường phái này là thích ca, khổng tử, lão tử đều là những nhà biện chứng thô sơ. Họ trộn lẫn kinh nghiệm, cảm giác lại để cho ra các khái niệm cũng như tư tưởng mang nhiều màu sắc kinh nghiệm hơn là thực chứng. Những tư tưởng đó nằm trong kinh phật, trong Ubanisat, trong tứ thư ngũ kinh, mà đặc biệt là kinh dịch. Các thuật bói toán kỳ lạ, các bài thuốc "rễ cây", phong thủy, yoga....Tất cả tạo ra sự huyền bí cho phương đông. Phương tây lại chịu ảnh hưởng nhiều của các nhà siêu hình học nên trong tư tưởng của họ, mọi sự vật hiện tượng đều rõ ràng rành mạch. Trên cơ sở đó, họ phân chia thế giới thành những vận động riêng biệt, trong phạm vi nhất định để nghiên cứu nó, để thực chứng nó. Đó là những ngành khoa học thật sự và những thành tựu của nó giải thích cho sự tiến bộ của xã hội phương tây ngày nay. vậy triết học có quan trọng không
    Các quốc gia có những triết gia, những nhà tư tưởng nổi tiếng như: hy lạp, ai cập, trung quốc, ấn độ, anh, pháp, đức, ý, mỹ...Có chỗ đứng như thế nào hiện nay. hãy nhìn những gì họ có từ văn hóa đến lịch sử đẻ có sự so sánh đối chiếu. hãy xem triết học có quan trọng không
    Con người số một của thiên niên kỷ có đóng góp vĩ đại cho nhân loại được các nhà tư tưởng châu Âu bầu chọn có tên Carc Marc. Vậy triết học có vai trò như thế nào vậy.
    Còn câu hỏi rằng, các quốc gia giàu mạnh nhất thì phải "giỏi" triết học hay quan tâm về triết học nhất chắc như bạn đề cập thì tôi xin được trả lời như sau. Triết học ngày xưa được xem là khoa học của mọi khoa học. Nếu nghĩ như vậy thì câu trả lời cho câu hỏi của bạn là đúng. Ngày nay, tư tưởng đó không còn phù hợp. Nhu tôi đã nói, triết học bây giờ, trên mặt trận cải tạo xã hội có vai trò là phương pháp luận mà thôi. Khoa học(ngoài triêt học) đã có vai trò riêng của nó. Vậy câu trả lời là không. Xét theo sự đóng góp trực tiếp thì là thế. Nhưng hãy xem một sự phân tích khác như sau. Các quốc gia muốn phát triển thì nhân tố quan trọng nhất là con người. Con người muốn hành động đúng phải có tư duy đúng. Cơ sở để có được một tư duy đúng là cái gì. Chính là thế giới quan, phương pháp luận logic khoa học. Cái thế giới quan phương pháp luận logic khoa học là cái gì vậy, không phải là triết học sao. (Cái này đặc biệt có ý nghĩa với lực lượng cầm quyền)
    Tốt hơn hết là bạn nên tìm đọc thêm sách về triết để đọc đi, để hiểu thêm. Cũng không cần nhiều, đọc chủ nghĩa duy vật biện chứng của Marc thôi cũng đủ và các cuốn sách liên quan như lịch sử triết học... Bạn sẽ hiểu hơn những gì tôi nói.
    The Gallery
  3. Anh_trai_76

    Anh_trai_76 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/11/2002
    Bài viết:
    5.668
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bạn. Những cái bạn nói tôi đều hiểu cả, bởi vì tôi đã học qua triết học Mác, ít ra là hai lần, và tất nhiên cả lịch sử triết học. Cái tôi băn khoăn, là vì tôi có cảm giác chúng ta hay lý luận triết học quá, từ sách vở tôi không ý nói là có nhiều sách hay không, mà tôi ý nói chúng ta suy nghĩ sách vở quá. Có lẽ là kinh viện chăng, và phương Tây họ ít thế hơn chăng. Tôi thấy các bác tranh luận toàn những vấn đề to tát cả, nên mới mạo muội hỏi như vậy thôi. Tôi chỉ hỏi, vì thực sự tôi không rõ phương Tây người ta tiếp cận vấn đề thế nào, và có bao nhiêu phần trăm người quan tâm, hay chỉ giới hạn trong 1 số học giả. Còn ở VN thì số người biết và có thể tranh luận triết học Mác LN không ít đâu. Và sau Mác, triết học phát triển ra sao. Tôi học kinh tế, ông thầy vẫn đôi khi nói về Mác, nhưng nó khác nhiều với cách nói về Mác ở nhà. Cảm ơn bạn nhé. Thôi không đề cập vấn đề này nữa.
    AT76
  4. Camis_ba

    Camis_ba Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    188
    Đã được thích:
    0
    người phương tây tiếp cận vấn để như thế nào. Họ nói Marc là người vĩ đại nhất trong lịch sử. Vậy cũng đủ trả lời bạn rồi. Thật ra họ cũng như ta vậy thôi. không có gì khác cả đâu. Có điều, tư tưởng triết học của họ đã nhuần nhuyễn cả nên chẳng ai mang triết ra để nói chuyện. họ thường dùng các khoa học xã hội khác để làm luận chứng như xã hội học, đạo đức học và đặc biệt là tâm lí học.
    The Gallery
  5. Egoist

    Egoist Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.345
    Đã được thích:
    1
    Hì hì!
    Những sách ta được học chả phải toàn là thứ gì hay ho cả, phần nhiều là nhồi sọ...Theo tôi người ta nên gọi Marx là một nhà Kinh tế - Chính trị học thì hơn là nhà triết học. Mà Khám phá đáng kính nhất là " quy luật phát triển của chủ nghĩa tư bản - "Giá trị thặng dư"
    Triết học Marx là thứ triết học phủ nhận cá nhân, phủ nhận nhân bản. Đó như là một căn bệnh kinh niên của Triết Tây. Ngoài triết học Marx còn nhiều chủ thuyết khác nữa. Học sinh sinh viên nước ta rất dở là chỉ biết triết học Marx mà không biết Trào lưu triết học khác. Tất nhiên nguyên nhân không phải là chỉ do chủ quan của họ...
    Trước đây người ta mê mẩn, say sưa Triết học Hiện sinh ( Existanism???). Người ta thích đọc F. Nietzsche ( ở ta có các TP "Zarathustra đã nói như thế", tôi là ai???, hoàng hôn của các chư thần), Kapka ( ở ta có "Lâu đài" ," Vụ án- Hoá thân" ) J.P. Sartre ( có "buồn nôn"," ruồi"..), Alber Camus ( có Ngộ nhận", "Dich hạch", "kẻ xa lạ"...). Đó là một trào lưu ảnh hưởng đáng kể một thời đối với giới trí thức.
    Nếu ai đó muốn hiểu một cách khái quát lịch sử triết học phương Tây thì nên đọc cuốn " Thế giới của Sophia- Stenne Garner???"

    vị tha vị kỉ hai thằng
    cùng chung thân thể nguyên căn tách rời
  6. Camis_ba

    Camis_ba Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    188
    Đã được thích:
    0
    bạn có không, cho tôi mượn với. Egois
    The Gallery
  7. Egoist

    Egoist Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.345
    Đã được thích:
    1
    Nếu cậu ở SG thì thử liên hệ với Thằng Irish ( PM cho nó). Đợt vừa rồi nó tha sách của tôi vào trong đó. Chứ tôi thì ở quá xa mượn tình vay tiền thế nào được.Hì hì.

    vị tha vị kỉ hai thằng
    cùng chung thân thể nguyên căn tách rời
  8. pagoda

    pagoda Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    494
    Đã được thích:
    0
    Nói triết học Marx là triết học phủ nhận cá nhân phủ nhận nhân bản. Egoist thân mến ơi, nghe sao mà lạnh gáy quá :-)
    Nietzsche thì chắc chắn không hề biết đến hiện sinh rồi.
    Còn Kafka - ông ta là một nhà văn, Egoist biết quá rõ mà. Hơn nữa, mặc dù các nhà văn hiện sinh tôn ông ta làm người khai sáng thì ông vẫn chưa bao giờ có một ý niệm gì hay có ý định trong tư tưởng gì về chủ nghĩa hiện sinh cả. Đơn giản là các nhà văn hiện sinh đã tìm thấy trong tác phẩm của ông một của quý, một công cụ hữu dụng đối với họ: Cái phi lý, hay đúng hơn là sự phát hiện ra cái phi lý.
    Với lại, ngay trong giới này, mỗi người lại đã thể hiện cái phi lý của mình dưới một cái nhìn khác nhau, có thể nói là rất xa, (thậm chí đến mức trái ngược như Albert Camus và J.P.Sartre), Người ta cũng khó tìm thấy sự đồng nhất giữa JPS, Ionescu, Samuel Becket,.. mặc dù cùng đề cập tới sự phi lý.

    TIMSELF
  9. Egoist

    Egoist Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.345
    Đã được thích:
    1
    Hì hì! tôi với bác lại không đồng nhau quan điểm này. Chịu thôi. Với tôi thì hiện sinh không gói gọn trong "phi lý ". Có thể tôi sai, nhưng biết thế nào được. Nhưng tôi rất tôn trọng ý kiến của bác.

    vị tha vị kỉ hai thằng
    cùng chung thân thể nguyên căn tách rời
  10. pagoda

    pagoda Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    494
    Đã được thích:
    0
    Hi hi, cũng như tớ rất tôn trọng ý kiến của Egoist thôi, quan điểm là quan điểm chứ. :-)
    Tôi cũng không quan niệm hiện sinh gói trọn trong phi lý. Nhưng những nhà văn hiện sinh coi cái phi lý là xuất phát điểm, đồng thời là đối tượng khảo nghiệm của mình...
    Mà sao dạo này Egoist ít bài thế? Lại ngắn nữa. Hômnào post bài dài dài cãi nhau cho đỡ buồn

    TIMSELF

Chia sẻ trang này