1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cùng thảo luận về vấn đến niêm yết giá cả bằng đồng ngoại tệ và 04/2003/NQ-HĐTP ngày 27-5-2003 của H

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi tungptvpbank, 29/09/2011.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. tungptvpbank

    tungptvpbank Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/05/2006
    Bài viết:
    204
    Đã được thích:
    0
    Thời gian gần đây, khi tư vấn cho một số vị lãnh đạo doanh nghiệp khi soạn thảo và ký kết hợp đồng tôi đã hết sức băn khoăn lo lắng về việc niêm yết giá bằng ngoại tệ nhưng điều khoản thanh toán quy định VNĐ có vi phạm pháp luật hay không ? Đem nỗi băn khoăn lo lắng này đến tham khảo ý kiến của một số chuyên gia pháp luật, tài chính kế toán để tham khảo thì tôi nhận được các câu trả lời đối lập trái ngược. Cụ thể như sau :
    Tài chính, kế toán, kiểm toán … trả lời : “Việc niêm yết giá, bằng ngoại tệ, nhưng điều khoản thanh toán quy định bằng VNĐ, không phạm luật và hợp đồng không vô hiệu”
    Chuyên gia pháp luật, ngân hàng nhà nước Việt Nam … trả lời : “Việc niêm yết giá, bằng ngoại tệ đã vi phạm vào Điều 22 Pháp lệnh ngoại hối năm 2005 và Điều 29 Nghị định 160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006”
    Tiếp tục đem câu hỏi này đến tham khảo một số vị luật sư đồng nghiệp thì tôi cũng nhận được những câu trả lời mâu thuẫn như trên. Có vị còn nêu nguyên văn bài viết của Tác giả Nguyễn Tấn đăng trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn thứ Bảy ngày 11/12/2010 để dẫn chứng cho câu trả lời của mình.
    Trích bài : Xử lý hợp đồng bằng ngoại tệ: Chòi?
    “…Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sau khi nhận được công văn nói trên đã có văn bản trả lời, khẳng định “trường hợp này có dấu hiệu vi phạm quy định về hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam tại Điều 29 Nghị định 160/2006/NĐ-CP ngày 28-12-2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Ngoại hối”. Tuy nhiên, văn bản của cơ quan quản lý tiền tệ không chỉ rõ hành vi vi phạm cụ thể là gì vì theo Điều 29 Nghị định 160/2006/NĐ-CP có tới bốn trường hợp sử dụng ngoại hối bị nghiêm cấm gồm: “giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo”. Theo ý kiến của một luật sư, vi phạm ở đây có thể rơi vào trường hợp “giao dịch” bằng ngoại hối bị nghiêm cấm.
    Trước đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng có văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh thành phố Hà Nội và TPHCM yêu cầu tăng cường kiểm tra tình trạng một số doanh nghiệp xây dựng, kinh doanh bất động sản có hành vi niêm yết, ký hợp đồng mua bán căn hộ chung cư bằng ngoại tệ. Công văn này cho rằng đây là “hành vi không những vi phạm quy định pháp luật về quản lý ngoại hối mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người dân”.
    Mới đây Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TPHCM đã xử phạt hành chính hai công ty Phú Mỹ Hưng và Hoàng Quân, mỗi doanh nghiệp 8,5 triệu đồng do đã niêm yết cũng như quy định trong hợp đồng giá mua bán căn hộ chung cư với khách hàng bằng đô la Mỹ cho dù việc thanh toán các bên thỏa thuận bằng đồng Việt Nam.
    Tòa án: không vô hiệu!
    Trong khi các cơ quan quản lý tiền tệ cho là vi phạm thì cũng với hành vi đó khi giải quyết tranh chấp cơ quan tòa án lại có quan điểm khác. Hướng dẫn vấn đề này, Nghị quyết số 04/2003/NQ-HĐTP ngày 27-5-2003 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC chia ra làm hai trường hợp. Trường hợp thứ nhất, nếu hợp đồng kinh tế có thỏa thuận giá cả, thanh toán bằng ngoại tệ mà một hoặc các bên ký kết không được phép thanh toán bằng ngoại tệ thì hợp đồng vô hiệu toàn bộ. Trường hợp thứ hai, nếu hợp đồng thỏa thuận giá cả bằng ngoại tệ nhưng thanh toán bằng đồng Việt Nam hoặc thỏa thuận giá cả, thanh toán bằng ngoại tệ nhưng sau đó thỏa thuận thanh toán bằng đồng Việt Nam thì hợp đồng không bị coi là vô hiệu toàn bộ.
    Như vậy, nghị quyết này chỉ xem xét ở khía cạnh thanh toán, tức là hợp đồng vẫn được công nhận hợp pháp nếu đảm bảo được điều kiện thanh toán bằng đồng Việt Nam cho dù có thỏa thuận giá cả bằng ngoại tệ. Thậm chí, theo ý kiến của một số thẩm phán, trên thực tế việc xét xử có phần còn thoáng hơn. Chẳng hạn như đối với trường hợp thứ nhất (hợp đồng thỏa thuận giá cả, thanh toán bằng ngoại tệ) có tòa không tuyên hợp đồng vô hiệu toàn bộ như hướng dẫn của TANDTC mà chỉ tuyên vô hiệu một phần hợp đồng về điều khoản thanh toán, đồng thời cho phép các bên thỏa thuận lại theo hướng thanh toán bằng đồng Việt Nam.
    Thẩm phán Nguyễn Công Phú, Phó chánh Tòa Kinh Tế TPHCM cho rằng việc nghị quyết của TANDTC chỉ tập trung vào vấn đề thanh toán không phải không có cái lý của nó. Bởi điều khoản thỏa thuận về thanh toán là một trong những nội dung cơ bản của hợp đồng, còn niêm yết thì hoàn toàn chẳng liên quan gì ở đây cả. Quy định về niêm yết chỉ liên quan về mặt quản lý nhà nước, nằm ngoài thỏa thuận của hợp đồng và vì vậy theo ông Phú, không cần thiết phải đưa vấn đề niêm yết để xem xét hợp đồng khi các bên có tranh chấp.
    Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng hợp đồng không chỉ có điều khoản về thanh toán mà còn có thỏa thuận về giá cả và các thỏa thuận khác. Trong khi đó, luật không chỉ cấm hành vi niêm yết, thanh toán hay quảng cáo bằng ngoại hối mà cấm cả “mọi giao dịch bằng ngoại hối”. Đây là một khái niệm với nội hàm rất rộng, trong đó bao gồm cả hợp đồng, giao kết… và dĩ nhiên có cả vấn đề thỏa thuận về giá cả khi giao kết hợp đồng. Do vậy, nếu “căn” đúng theo quy định của pháp luật thì việc thỏa thuận giá cả bằng ngoại tệ cũng phải bị xem là vi phạm điều cấm của pháp luật. Nói cách khác, hợp đồng phải bị vô hiệu. Thậm chí, theo một cán bộ của Phòng Quản lý ngoại hối thuộc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh thành phố TPHCM, kể cả trong trường hợp các bên có thỏa thuận thanh toán bằng đồng Việt Nam nhưng lấy biến động của tỷ giá ngoại tệ để làm cơ sở điều chỉnh giá cả thì vẫn có thể rơi vào trường hợp “giao dịch bằng ngoại hối” bị nghiêm cấm. “Vi phạm ở chỗ, các bên vẫn áp giá trị ngoại tệ, dùng giá trị ngoại tệ để thực hiện giao dịch”- vị cán bộ giải thích.
    Rõ ràng, các quy định của pháp luật liên quan đến việc sử dụng ngoại hối vẫn còn nhiều điểm gây tranh cãi. Đây là vấn đề cần được Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc Chính phủ hoặc một thông tư liên tịch giữa TANDTC và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giải thích rõ ràng, ngõ hầu pháp luật được thực thi một cách có hiệu quả…”
    Tuy nhiên theo quan điểm của riêng tôi :
    “Mọi hành vi phạm vào bốn hành vi được quy định cụ thể trong Pháp lệnh ngoại hối và Nghị định số 160/2006/NĐ-CP là vi phạm pháp luật. Bốn hành vi đó là giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo và có thể bị xử phạt tối đa 30 triệu đồng Việt Nam.
    Về Nghị quyết số 04/2003/NQ-HĐTP ngày 27-5-2003 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC thì theo tôi nghị quyết này không còn hiệu lực thi hành vì các lẽ sau:
    Có thể nói Nghị quyết số 04/2003/NQ-HĐTP ngày 27-5-2003 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC là để áp dụng việc thi hành xét xử đối với các hoạt động kinh tế được quy định tại Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế ngày 29/09/1989. Tuy nhiên, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ bảy ngày 14/06/2005 đã thông qua Bộ Luật dân sự 2005 và cũng theo Nghị quyết số 45/2005-QH11 thì Pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 29/09/1989 hết hiệu lực kể từ ngày Bộ Luật dân sự có hiệu lực.
    Căn cứ vào Điều 2 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (Đã được sửa đổi, bổ sung năm 2002) có quy định về tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cụ thể như sau : Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành phải phù hợp Hiến pháp, bảo đảm tính thống nhất, thứ bậc hiệu lực pháp lý của văn bản trong hệ thống pháp luật. Văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước cấp dưới ban hành phải phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên.
    Văn bản quy phạm pháp luật trái với Hiến pháp, trái với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền bãi bỏ, đình chỉ việc thi hành.
    Căn cứ vào khoản 4 Điều 78 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (Đã được sửa đổi, bổ sung năm 2002) có quy định những trường hợp văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, cụ thể như sau : Văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành của văn bản hết hiệu lực cũng đồng thời hết hiệu lực cùng với văn bản đó, trừ trường hợp được giữ lại toàn bộ hoặc một phần vì còn phù hợp với các quy định của văn bản quy phạm pháp luật mới.
    Như vậy, có cơ sở xem xét giá trị của Nghị quyết số 04/2003/NQ-HĐTP ngày 27-5-2003 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC còn hay không hiệu lực thi hành ? Nếu TANDTC thấy còn phù hợp thì phải sớm ban hành văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh vấn đề trên. Hoặc sửa luật, Nghị định ...”
    Mong các bác cho ý kiến !!!
  2. thaiduong09

    thaiduong09 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2010
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    24
    Nếu họ thoả thuận giá cả bằng USD, nhưng thanh toán bằng đồng VN thì vì phạm vào vào hành vi nào PL cấm ( theo bạn): giao dịch, thanh toán, quảng cáo, niêm yết. Mà bạn lưú ý gọi cho đúng tên hợp đồng nhé, chẳng có loai hợp đồng nào gọi là hợp đồng kinh tế cả.
  3. tungptvpbank

    tungptvpbank Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/05/2006
    Bài viết:
    204
    Đã được thích:
    0
    Theo Điều 22. Quy định hạn chế sử dụng ngoại hối của Pháp Lệnh ngoại hối
    Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các giao dịch với tổ chức tín dụng, các trường hợp thanh toán qua trung gian gồm thu hộ, ủy thác, đại lý và các trường hợp cần thiết khác được ************** Chính phủ cho phép.

    Theo Điều 29 Quy định hạn chế sử dụng ngoại hối của Nghị định 160
    Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối trừ các trường hợp sau:
    1. Các giao dịch với tổ chức tín dụng được phép và tổ chức khác được phép cung ứng dịch vụ ngoại hối.
    2. Người cư trú là tổ chức được điều chuyển vốn nội bộ bằng ngoại tệ chuyển khoản (giữa đơn vị có tư cách pháp nhân với đơn vị hạch toán phụ thuộc và ngược lại).
    3. Người cư trú được góp vốn bằng ngoại tệ để thực hiện dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
    4. Người cư trú được nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản theo hợp đồng uỷ thác xuất, nhập khẩu.
    5. Người cư trú là nhà thầu trong nước, nhà thầu nước ngoài được nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản từ chủ đầu tư, nhà thầu chính để thanh toán, chi trả và chuyển ra nước ngoài.
    6. Người cư trú là tổ chức kinh doanh dịch vụ bảo hiểm được nhận ngoại tệ chuyển khoản của người mua bảo hiểm đối với các loại hàng hoá và dịch vụ phải mua tái bảo hiểm ở nước ngoài.
    7. Người cư trú là tổ chức kinh doanh hàng miễn thuế, tổ chức cung ứng dịch vụ ở khu cách ly tại các cửa khẩu quốc tế, tổ chức kinh doanh kho ngoại quan được nhận thanh toán bằng ngoại tệ và đồng Việt Nam từ việc cung cấp hàng hoá và cung ứng dịch vụ.
    8. Người cư trú là cơ quan hải quan, công an cửa khẩu tại các cửa khẩu quốc tế và kho ngoại quan được nhận ngoại tệ từ người không cư trú đối với các loại thuế, phí thị thực xuất nhập cảnh hoặc phí cung ứng dịch vụ.
    9. Người không cư trú là cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự được thu phí thị thực xuất nhập cảnh và các loại phí, lệ phí khác bằng ngoại tệ.
    10. Người không cư trú và người cư trú là người nước ngoài được nhận lương, thưởng và phụ cấp bằng ngoại tệ từ người cư trú, người không cư trú là tổ chức.
    11. Người không cư trú được chuyển khoản bằng ngoại tệ cho người không cư trú khác hoặc thanh toán cho người cư trú tiền xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ.
    12. Các trường hợp khác được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, chấp thuận.

    Như vậy, những hành vi bị cấm đó là mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, và việc này đã được Ngân hàng nhà nước Việt Nam nhắc nhở các Ngân hàng nhà nước bằng cách xử phạt vi phạm hành chính rồi ... Vậy, bạn còn thắc mắc gì nữa ?

    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------

    Theo chủ quan của mình thì việc thỏa thuận trong hợp đồng việc quy định giá bằng ngoại tệ chính là hành vi "niêm yết" nó bị cấm.
    Theo từ điển tiếng Việt : "Niêm yết là công bố cho mọi người biết"
    Như vậy, tôi cho anh thuê nhà và anh phải trả tôi 10.000 USD/tháng đó là niêm yết, thanh toán bằng VNĐ theo tỷ giá ...
    OK với nhắc nhở của bạn về gọi tên hợp đồng ...
  4. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Hiện nay, rất nhiều hợp đồng thuê nhà hoặc thuê văn phòng được lập với giá cho thuê được xác định theo đô la Mỹ, nhưng ghi chú việc thanh toán bằng đồng VN, và quy đổi theo giá bán ra đô la Mỹ của Ngân hàng. Các hợp đồng kiểu như thế này phòng Công chứng vẫn chứng ầm ầm. :D
    Tại sao nhỉ?
  5. tungptvpbank

    tungptvpbank Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/05/2006
    Bài viết:
    204
    Đã được thích:
    0
    Họ căn cứ vào Nghị quyết 04 đấy
    Thứ nhất : các bác Ngân hàng nhà nước tha hồ mà đi phạt;
    Thứ Hai : theo mình đây là bất cập ... cần phải điều chỉnh ...
    Các bác lưu ý nhé ! Mình muốn nhấn mạnh đến vế sau của vấn đề, đó là giá trị pháp lý của Nghị quyết số 04 cơ, nếu giải quyết được vấn đề này chúng ta sẽ ko còn phải thắc mắc và lo lắng về vấn đê USD hay VNĐ.
  6. thaiduong09

    thaiduong09 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2010
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    24
    Bạn ko cần phải trích dẫn PL vì nó dài dòng lắm hơn nữa tôi biết mấy cái đó rồi. Tôi xin nhắc lại là họ chỉ thoả thuận với nhau bằng USD, trả bằng đồng VN. Tôi ko nói là công bố cho mọi người biết, bạn chỉ suy diễn ra đó thôi, tôi ko nói như vậy, bây giờ bạn cho câu trả lời chính xác đi?
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Bởi nó ko vi phạm vào điều cấm của PL.
  7. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Haizzz ...
    Tớ chẳng bình luận về tâm lý sính đô Mẽo của người Việt, mà cũng nói thêm là nó chẳng có yếu tố lịch sử vì chỉ mới xuất hiện mấy năm gần đây: hợp đồng lao động, hợp đồng thuê nhà, thuê văn phòng, mua bán xe, ...
    Tớ chẳng thấy lý do gì mà bạn gì gì ấy nhỉ, gọi việc ghi giá tiền là niêm yết, đó là giao dịch, dù có quy đổi và thanh toán bằng tiền VNĐ đi chăng nữa thì đó cũng là giao dịch với nhau bằng ngoại tệ, bản chất là thế. Thế thôi.
  8. tungptvpbank

    tungptvpbank Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/05/2006
    Bài viết:
    204
    Đã được thích:
    0
    Thế xong, fsai cho là giao dịch kìa, mọi giao dịch đều bị cấm ...
    tưởng ai hóa ra thaiduong09 là đệ của thầy Thủy râu. Vậy đọc kỹ đi , tôi đã cho rằng hành vi thỏa thuận giá bằng ngoại tệ là niêm yết đấy ...

    Hơn nữa xin nhắc lại là tôi nêu chuyện này ra để cùng bàn về cái 04 của HĐTPTAND TC cơ
  9. thaiduong09

    thaiduong09 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2010
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    24
    Bạn nói ở đây thì được (đỏ) ra toà ko nói thế được đâu, cái 04 liên quan đến tình tiết này nên mới phải bàn kỹ, họ chỉ thoả thuận với nhau mà không công bố hoặc nói trong hợp đồng là đã công bố thì chẳng làm gì được họ ( họ chẳng dại nhỉ) như vây toà làm sao mà có căn cứ tuyên HĐ vô hiệu được hơn nũa hành vi công bố hay bất cứ một hành vi nào được coi là niêm yêt chỉ có thể sử phạt hành chính song khi soạn thảo HĐ họ chẳng dại gì mà đưa vào HĐ, như vậy thì làm gì được họ. Nói thêm tí về cái tệ nạn sử dụng USD, đầu tiên cũng phải nói rằng do sự yếu kém trong quản lý đồng nội tệ làm cho tiền đồng mất giá quá nhanh do đó người dân mới chọn giải pháp sử dụng ngoại tệ để thay thế suy cho cùng họ làm cách nào đó mà không suất hiện việc sử dụng USD trên thực tế để thanh toán là được rồi ( nhà nước chỉ cần thế để hút USD vào ngân hàng).
  10. tungptvpbank

    tungptvpbank Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/05/2006
    Bài viết:
    204
    Đã được thích:
    0
    Thứ nhất : việc quy định giá bằng ngoại tệ, nhưng thanh toán bằng VNĐ là một cách lách luật (nhờ có caid 04 vì họ biết khi khởi kiện ra tòa thì vẫn có hiệu lực ko vô hiệu ...) mà rất nhiều luật sư tư vấn cho khách hàng ... Nhưng gần đây khi bị Ngân hàng nhà nước xử phạt vi phạm hành chính trong lãnh vực quản lý ngoại hối thì các vị luật sư đó đã không cãi nổi với thanh tra Ngân hàng nhà nước ... nếu bạn nào đủ trình cãi đượ thì chắc sẽ có nhiều khách hàng ... Hi Hi
    Thứ hai :

Chia sẻ trang này