1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cùng tìm hiểu về Hà Nội xưa và nay

Chủ đề trong 'Public Hà Nội' bởi GodFatherHN, 07/02/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. GodFatherHN

    GodFatherHN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/02/2002
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    Tìm hiểu về Hà Nội

    Chào các bạn, tôi là một người đã sống ở Hà Nội hơn 20 năm nay, cũng như nhiều người khác đã từng ở Hà Nội, tôi rất yêu thành phố này. Nhưng tôi thấy hiểu biết của mình về Hà Nội còn quá hời hợt. Lịch sử và văn hoá của thủ đô chúng ta đã và đang như thế nào? Tôi muốn nhờ các bạn chỉ giáo cho. Trước hết là về các khái niệm: 1.Thế nào là phố cổ Hà Nội ?
    Khu phố cổ Hà Nội nằm ở đâu? Có lẽ là khu 36 phố phường (tạm gọi như thế cho dễ hình dung) với những phố như Bát Đàn, Hoè Nhai, Gia Ngư, Hàng Bông, Hàng Đào (ta tạm gọi là Hàng X cho tiện)?Khu phố cổ thì cứ cho là như vậy, còn phố Hàng Cháo (gần sân Hàng Đẫy, bây giờ toàn bán bánh răng và dây điện) liệu có được gọi là phố cổ không? Nó có là một phố trong 36 phố phường ngày xưa không? Không thể nói cứ phố nào có chữ ?~Hàng?T ở đầu thì thuộc 36 phố phường được, vì tôi thấy có gần 50 phố có chữ ?~Hàng?T ở đầu, chưa kể một số phố đã mất như Hàng Đẫy, Hàng Sơn?
    Một trường hợp khác là phố Khâm Thiên: ngày xưa là phố ăn chơi của Hà Nội nhưng đã bị bom Mỹ phá hủy hoàn toàn. Tôi muốn hỏi qua hai phố trên liệu có thể gọi một phố là phố cổ dựa vào giá trị lịch sử của phố đó được không?
    Tôi là dân Bách Khoa nên ngày trước hay đi qua các phố Đại La, Bạch Mai, tôi thấy nhiều nhà vẫn giữ được kiến trúc cổ, rất đẹp. Nếu chỉ chụp ảnh một đoạn phố thì tôi chắc nhiều người sẽ tưởng lầm đó là một phố thuộc khu 36 phố phường. Vậy có thể dựa vào kiến trúc của một phố để cho đó là phố cổ được không?
    Giả sử là ta dựa vào kiến trúc để xét một phố là phố cổ. Vậy những phố có nhiều kiến trúc kiểu Pháp như Quang Trung với các biệt thự, Trần Hưng Đạo với các cơ quan nhà nước, Nguyễn Quang Bích? có được coi là phố cổ không, hay phố cổ chỉ áp dụng với những phố có kiến trúc thuần Việt?

    Mong các bạn chỉ giáo cho.
  2. manhan

    manhan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    759
    Đã được thích:
    0
    Đây là vấn đề rất hay, đáng để chúng ta thảo luận tiếp tục, xin mọi người tham gia.
    Với ý kiến của tôi là: Nên gọi phố cổ với các kiến trúc thuần Việt Nam, tức là các nhà được xây dựng theo kiến trúc cũ về bề ngoài, bên trong có thể cải tiến sao cho thuận lợi với sinh hoạt đời sống hiện đại, nhưng phải giữ ở một nét nào đó trong nội thất.
    Không được coi kiến trúc Pháp với các công trình xây dựng thời Pháp thuộc là Hà nội cổ, bởi đó là kiến trúc nước ngoài, cho dù phía Pháp rất muốn ảnh hưởng và để lại dấu ấn của mình với các nước Pháp ngữ, nên họ đầu tư, tài trợ rất nhiều vào Việt Nam đặc biệt là các công trình kiến trúc của Pháp và trao học bổng cho các lớp học tiếng Pháp
  3. RungBachDuong

    RungBachDuong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    625
    Đã được thích:
    0
    Thế bác nghĩ kiểu nhà hình ống ở phố cổ là của Việt Nam à? Bác thử hỏi những người già xem, trước đây những người được ở trong những phố cổ đấy là ai? Xin thưa hầu hết họ là các Hoa Kiều! Vì thế tôi chưa bao giờ yêu phố cổ cả, tôi chỉ yêu những gì là của Hà Nội đã phủ màu thời gian lên đó thôi (trang Bùi Xuân Phái tuyệt vời là vì thế). Di sản của Hà Nội là tất cả những gì thuộc về Hà Nội, biểu hiện được tinh thần và tâm hồn của người dân Hà Nội. Vì thế tôi nghĩ những ngôi nhà cổ kiểu Pháp và những ngôi nhà trong khu phố cổ đều đáng trân trọng cả. Hãy đừng nghĩ là ai đã xây nên những ngôi nhà đó, hãy nghĩ xem ngôi nhà đó mang lại cho Hà Nội những gì và nó gắn với những gì của Hà Nội - Hà Nội yêu quý của tôi!
  4. GodFatherHN

    GodFatherHN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/02/2002
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    Chào RBD. Theo God được biết thì Hoa Kiều ở Hà Nội không nhiều lắm, ngày trước chỉ tập trung ở Tạ Hiền và vài nhà ở các phố khác. God nghĩ chắc không đủ để ảnh hưởng đến kiến trúc của Hà Nội ta đâu .
    Mình có một số tài liệu, RungBachDuong đọc thử xem:
    "Nhà số 87 Mã Mây được xác định có niên đại khoảng 110 năm ... Tại dãy phố này tập trung nhiều thương gia trong và ngoài nước. Năm 1954 có 5 gia đình người Hoa đến sinh sống tại ngôi nhà này. Chính vì vậy, ngôi nhà đã bị thay đổi rất nhiều, kết cấu nhà truyền thống bị phá vỡ . Kiến trúc sư Tô Thị Toàn cùng Ban quản lý phố cổ đã tôn tạo, phục hồi đưa ngôi nhà trở lại với hình dáng kiến trúc cổ ban đầu."
    "Nhà trong khu "36 phố phường" có đặc trưng mặt tiền hẹp và chiều sâu rất dài, chúng được gọi là "nhà ở hàng phố", phần lớn các kiểu nhà truyền thống này được xây từ cuối thế kỷ XIX hoặc được xây lại vào đầu thế kỷ XX."
    Những tài liệu trên God kiếm cũng lâu lâu rồi, khi nào tìm lại được sẽ đưa link lên đây.
    Còn về kiến trúc Pháp mình vẵn băn khoăn nhiều, nhưng theo tình cảm thì nếu kiến trúc Pháp được coi là một thành phần của Khu phố cổ, mình rất ủng hộ
  5. manhan

    manhan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    759
    Đã được thích:
    0
    Để góp phần vào thảo luận này, hôm nay tôi đánh máy một bài cuộc nói chuyện của Trần Đăng Khoa và Nhà văn Tô Hoài về Hà nội trong tập "Người thường gặp" của nhà thơ Trần Đăng Khoa, trong đó có vấn đề Phố cổ Hà Nội, tại liên kết sau:
    http://www.ttvnonline.com/forum/topic.asp?TOPIC_ID=39942
  6. BaTuoc

    BaTuoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2001
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Lâu lâu không vào, thấy có đã có nhiều topic về Hà Nội quá, thôi thì cứ tạm vào cái topic này của GF, nghe có vẻ ??okhái quát??? nhất. NhưManhan đã nói ở trên, tôi thấy chủ đề này cũng khá hay, nhưng sao ít người tham gia thế nhỉ? Chắc tại vấn đề phố cổ bác God nêu ra ??orắn??? quá, ít người để ý, tôi cũng chẳng hiểu rõ lắm về vấn đề này , nhưng cũng đã đọc bài TĐK ??" TH của manhan. Tôi thử nêu mấy vấn đề này mọi người cùng thảo luận:
    Trích một câu của Trần Đăng Khoa bên topic của manhan:
    ??oNếu cần nói thật ngắn gọn về tính cách người Hà Nội thì ông sẽ nói thế nào? Thanh lịch hào hoa chăng? Ca dao xưa:
    Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
    Chẳng thanh lịch cũng là người Tràng An???
    Các bạn hiểu cái khái niệm ??ongười Hà Nội??? mà TĐK nói ở trên như thế nào nhỉ? Người Hà Nội bây giờ có còn thanh lịch hào hoa không? Mà tôi chỉ hỏi thế thôi chứ chắc ai cũng trả lời là đã không còn được như xưa rồi. Còn hai câu thơ trích dẫn nữa, đã biết từ lâu rồi nhưng quả thật tôi vẫn chưa giải thích được . Mọi người có ý kiến gì không?
    <font size=5 color=red>
    BaTuoc</font>
  7. RungBachDuong

    RungBachDuong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    625
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi, đâu phải thanh lịch là tính cách tiêu biểu của người Hà Nội! Người thanh lịch thì có nhiều nhưng đâu phải ai cũng là người Hà Nội cơ chứ. Người Hà Nội đơn giản chỉ là người biết yêu Hà Nội, hiểu Hà Nội và gắn bó với Hà Nội dù ở bất kì nơi đâu. Vì thế chưa cần phải là người sinh ra ở Hà Nội mới có thể trở thành người Hà Nội. Tôi nghĩ thế là quá đủ!
    I have lost the will to live...[/red]
  8. BaTuoc

    BaTuoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2001
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Hi RungBachDuong, theo tớ thì tính cách tiêu biểu của người Hà Nội đúng là thanh lịch, nghĩa là lịch sự và tao nhã ( không biết có đúng không), nhưng đấy là Hà Nội xưa, khi còn là mảnh đất của các văn sĩ. Còn bây giờ, tớ nghĩ tính cách này không còn đúng nữa.
    ??oNgười thanh lịch thì có nhiều nhưng đâu phải ai cũng là người Hà Nội cơ chứ??? - đấy là ý kiến của RungBachDuong hay là bạn đang giải thích câu ??oChẳng thanh lịch cũng là người Tràng An??? ?
    Đồng ý hoàn toàn với RungBD về định nghĩa ??oNgười Hà Nội" của bạn, định nghĩa của tớ cũng gần giống thế nhưng có thêm là phải sống ở Hà Nội, nhưng bây giờ thấy thừa quá, không từng sống ở Hà Nội thì làm sao có thể hiểu, yêu và gắn bó với Hà Nội được phải không?
    Thời tiết Hà Nội bây giờ đẹp lắm, trừ những lúc chiều tối hơi có mưa. Sắp hết mùa lạnh mất rồi!!!
    <font size=5 color=red>
    BaTuoc</font>
  9. cuoihaymeu

    cuoihaymeu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Dã sử vỉa hè

    Dã sử vỉa hè
    (Theo Tiền Phong)

    ''Theo cuốn Từ điển Địa danh Lịch sử Văn hoá Việt Nam (NXB Văn hoá Thông tin 1998), trang 1107, tháp Rùa không có giá trị gì về mặt kiến trúc và lịch sử''.


    ''Tháp Rùa ấy à? Nếu nói nghiêm túc thì nên đập béng nó đi''. Một anh bạn hoạ sĩ trẻ và cũng là tay chơi đồ cổ bảo tôi thế. Cái ý nghĩ đập tháp rùa, kể đã có mấy chục năm, truyền mấy thế hệ. Lạ thật.

    Tôi thử gọi với tổng đài 1088 xem ý kiến dư luận thế nào. Anh nhân viên tổng đài tra tài liệu, nói: ''Nguyên ông Bá Kim chánh tổng Đông Thọ, huyện Thọ Xương, Hà Nội, theo Thiên chúa nên thuê người xây tháp kiểu nhà thờ, định đưa di hài bố ông ta ra chôn, vì cho rằng chỗ ấy vương phát anh ạ. Việc bại lộ, không thành''. 1088 nhận định giá trị tháp Rùa thế nào? Anh nhân viên tổng đài: ''Theo cuốn Từ điển Địa danh Lịch sử Văn hoá Việt Nam (NXB Văn hoá Thông tin 1998), trang 1107, tháp Rùa không có giá trị gì về mặt kiến trúc và lịch sử''.

    Nếu tháp Rùa đúng thế thật thì tốn phí bao nhiêu là tranh ảnh nhạc và thơ.

    Tôi xin ý kiến của một người viết nhiều về Hà Nội, nhà văn Băng Sơn. Ông nói: ''Tháp Rùa ấy à?! Phá đi cũng không được, xây thêm cũng không xong đâu. Quen mắt rồi. Nhạc với thơ nhiều rồi. Thử tưởng tượng bây giờ hồ Gươm không có tháp Rùa thì thiên hạ sẽ thế nào? Nhưng mà, nói thật nhé, nhìn kỹ thì xấu lắm. Chả thế 40 năm trước nhà văn Chu Hà đã phát biểu nên đập nó đi''.

    Nhà văn nói với tôi bằng tinh thần ''nói thật nhá'', tâm sự ấy mà, chứ đập với đánh gì nữa: ''Đảo Ngọc ít nhất cũng nổi danh từ thời Trần, đến nhà Lê làm cung Thụy Khánh, bây giờ là đền Ngọc Sơn. Lịch sử như thế! Chứ chỗ tháp Rùa ấy mà, ngày xưa chỉ là cái gò hoang. Cuối thế kỷ 19 Bá Kim mới dựng tháp lên chứ lâu la gì. Dựng lên để chôn bố, thế thôi. Lịch sử và ý nghĩa, có thấm tháp gì''. Im lặng một lúc. Từ đầy dây bên kia truyền thêm một câu điện tín: ''Nước mình nhiều cái cũng đau lòng ra phết''.


    ''Ông trời cũng không xác định được chính xác tháng năm nào dựng tháp Rùa'' - ông Nguyễn Vinh Phúc - người được gọi là ''nhà Hà Nội học'' nói như thế.

    Theo lệ, những cái có giá trị ở ta thường kèm một vật, ấy là bia đá. ông Bá Kim tuy giàu sang lừng danh đấy, tôi không dám chắc ông phải là một trong số những nguyên mẫu làm nên Số đỏ của Vũ Trọng Phụng không, nhưng điều chắc chắn là ông không dám để lại chữ trên đá. Ông được thực dân cấp phép xây dựng tháp, nhưng bia thì hẵng đợi đấy, còn xem lòng dân nữa. Ông ta đã hiểu rõ như thế.

    ''Có lẽ tháp Rùa được làm khoảng trong những năm 1883-1888. Từ những năm 1888 thấy nhiều ảnh chụp hồ Gươm, tháp Rùa - ông Nguyễn Vinh Phúc đoán như vậy.

    ''Chúng ta thấy tượng vua Lê, đúng là ông vua Việt Nam, nhưng lại đứng trên cái cột Hy Lạp. Tượng dựng cùng thời với tháp đấy, cũng trong quần thể hồ Gươm. Điều đó nói với chúng ta rằng, bắt đầu thời điểm Âu hoá, người bản địa và người Pháp cố gắng kết hợp hai nền kiến trúc với nhau trong các công trình mới'', ông Nguyễn Vinh Phúc nói tiếp. ''Thử nghiệm này là thất bại. Mặc dù tháp nằm giữa trung tâm đất nước nhưng cho đến nay, chả nơi nào bắt chước làm tháp Rùa''.


    Văn hoá Đông - Tây rất cần được hợp lưu. Nhưng cuộc tao ngộ đã không diễn ra dưới hình thức một Festival. Những lắp ghép gượng gạo, đôi khi vô cùng kệch cỡm, tràn ngập khắp nơi, vẫn nhắc người ta rằng cuộc sống và tình yêu không thể sản sinh từ trấn áp, kèm theo những lời tự tán dương.

    Những suy nghĩ tản mạn về tháp Rùa không phải tự than nó và tự cái vị trí nó nằm. Nó đã mọc lên giữa một nơi mà người ta mến, người ta kính. Cái mến cái kính ấy vốn cũng là cái bâng quơ, man mác.

    Giáo sư Trần Quốc Vượng rất thích hai câu thơ cổ cảm tác Hồ Gươm: Lý Trần thiên tải phồn hoa địa! Lưu tại hồ đầu nhất dạng thu/ Còn lại một bên hồ một dáng thu.''Mùa thu Hà Nội đẹp lắm!'' - dây điện thoại như rung theo tiếng cảm thán của Giáo sư Trần Quốc Vượng.

    ''Nhất trản chung phù địa nghĩa là một gò đất nổi trong chén. Cụ nghè Vũ Tông Phan viết như thế đấy - Giáo sư Trần Quốc Vượng - xưa làm gì có tháp. Đấy là chỗ rùa lên nằm phơi nắng''. Cái cảnh rùa, cảnh thu như thế, đúng là ''nay còn đâu''?. Ngàn vàng mua được vài toà nhà cá mập thôi.

    ''Hồi tôi đang trong chấp hành Hội Văn nghệ Hà Nội, có ý kiến bảo đập cái tháp Rùa đi, xây tượng vua Lê cầm gươm chỉ xuống nước. Tôi với Nguyễn Tuân gạt đi'' - Giáo sư Trần Quốc Vượng kể. Thay tháp bằng một công trình minh hoạ cụ thể như thế thì chả còn chỗ cho óc tưởng tượng nữa.

    Thế là tháp Rùa còn đến bây giờ. Giáo sư Trần Quốc Vượng: ''Tháp Rùa giờ đã thành cái gì của con người mất rồi! Đi vào nhạc vào thơ mất rồi ông ạ!''. Giáo sư bảo thêm: ''Dù sao nó cũng đánh dấu một cái gì đó của lúc giao thời giữa văn hoá Việt Nam và Văn hoá Pháp. Tôi không đồng ý việc đập tháp''.

    Thần thiêng nên bộ hạ cũng được thiêng theo. Cái u u minh minh, cái dở dở dang dang, nó cũng như sương sớm hồ Gươm bàng bạc có lẽ còn che đỡ cho tháp Rùa nằm trong mùa thu, nằm trong sự tôn kính của người Việt Nam.

    Chứ ''nói chẻ hoe ra'', chùa Một Cột có dời lên Sóc Sơn thì người người đến tham quan vẫn thế, không khéo còn đông hơn, chứ tháp Rùa mà đem đặt trong cái ao cá các cụ đâu bên Đông Anh thôi, chắc chắn chả nhiếp ảnh gia nào tìm đến làm gì, với mô-típ ''nhà nổi'' sao bằng chụp đảo Ngọc, chùa Thầy.

    Một bậc đàn anh của tôi, biết tôi viết bài về đề tài này, bảo: Có nên viết không? Viết lên đăng lên rồi chẳng giải quyết được gì. Viết làm gì?''. Không chỉ bài này, mà hầu hết những bài viết khác, tôi cũng ngẫm nghĩ như thế: ''Viết làm gì''. Viết để làm gì? Nghĩ về một hư danh ký sinh trong hồ Gươm, trong lòng người để làm gì nhỉ? Đúng là tôi cũng không biết.



    Lúc tháp Rùa mới xuất hiện trong hồ Gươm, nó không được chiêm ngưỡng như bây giờ. Bá Kim thế lực, chơi với nhà cầm quyền. Phá tháp Rùa không dễ. Giáo sư Trần Quốc Vượng: ''Bá Kim chờ đến đêm mới lẻn đem cốt bố ông ta ra tháp đặt. Có người đã rình ông ta vừa quay vào thì lập tức ra đào lên vứt đi đâu không ai biết''. Ông Băng Sơn có một câu chuyện khác: ''Hôm táng, đêm tối nhá nhem, đám thợ sau khi đã hoàn thành công việc, lẻn quay trở lại vứt cốt ông lão xuống hồ rồi''. Ông Nguyễn Vinh Phúc cân nhắc hơn: ''Tôi không dám khẳng định cốt trên gò còn không, nhưng theo dư luận nhân dân thì người Hà Nội đã đào vứt đi ngay. Nhưng đấy là dư luận''. Anh Bảo, một nghệ sĩ sống ở Hàng Đào cũng từng bảo tôi: ''Tôi nghe bố tôi kể, sau đêm cải táng bố Bá Kim, sáng hôm sau cốt đã bị đào đi mất tích''.

    Câu chuyện phá cốt nhà Bá Kim trên gò Rùa là như thế. Một câu chuyện rất hay của người Hà Nội. Cái lá thuốc đắp lên vết thương.

    Bây giờ tháp Rùa đã trở thành cái gì đó trang nghiêm bất khả xâm phạm ngay cả với người biết rõ chân tướng của nó. Còn câu chuyện phá cốt Bá Kim lại như một thứ dã sử vỉa hè. Bằng sự từng trải của mình, bậc đàn anh của tôi không hứng thú lắm với câu chuyện tháp Rùa. Anh nói đúng. Tôi cũng biết thế. Nhưng tôi vẫn thích những anh chàng thợ xây vô danh đêm đó, họ có thật, trong lòng người. Tôi thích họ, và tôi thích nghe lại những câu chuyện dã sử bên vỉa hè lịch sử, trong những quán nước chè.

    (Theo Tiền Phong)


    Khóc như thiếu nữ vu quy
    Cười như anh khoá hỏng thi về làng ...
  10. phothuongdan

    phothuongdan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/07/2002
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    1
    Chuyện nguồn gốc Tháp rùa này cũng nhiều người biết. Bản thân đền Ngọc Sơn cũng chỉ là một đền thờ bình thường, không có dấu tích LS gì đặc biệt. Đây là nơi sĩ tử thời xưa hay vào cầu may trước khi thi, vì đền thờ thần Văn Xương (là thần văn trong đạo Lão đối với Huyền Vũ là thần về bên võ, được thờ ở đền Quan Thánh). Còn những đền chùa mang dấu ấn LS ở Hà nội lại ở rải rác khắp nơi như Đền Đồng cổ, Chùa Kim Mã, Đền Hai Bà, Chùa Trấn Quốc...
    Nhưng điều quan trọng có lẽ không phải ở đấy, Khu vực hồ Hoàn Kiếm gắn liền với Ls Hà nội từ đầu thế kỷ XX lại đây, đối với mọi người tháp đây là tháp rùa thiêng. Có ai biết tới anh Tầu kia đâu. Theo tôi thì chẳng nên đập phá gì cả, còn muốn thuận chiều tâm linh dân gian thì táng rùa vàng vào đấy. Nếu muốn đẹp nữa thì ốp gạch cho tháp giống như tháp chùa Thiên Mụ ở Huế chẳng hạn, đừng để trần trụi bô tông xám nữa là đủ.

Chia sẻ trang này