1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cùng tìm hiểu về Hà Nội xưa và nay

Chủ đề trong 'Public Hà Nội' bởi GodFatherHN, 07/02/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hanoipho

    hanoipho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    1.940
    Đã được thích:
    0
    Tết Thăng Long qua ghi chép của người xưa
    Tết Nguyên đán và hội xuân của làng quê nông nghiệp Việt Nam trong nhiều thế kỷ đã dược các sử gia, các giáo sĩ nước ngoài ghi chép khá tỉ mỉ. Qua những dòng ghi chép này, giờ đây đọc lại, đã giúp chúng ta hình dung được phần nào sự vui tươi nhộn nhịp của tết Thăng Long qua các thời Lý - Trần - Lê.
    Canh năm sáng mùng một Tết, vua ngự ở điện Vĩnh Thọ, Thái tử cùng các quan hần cận vào chúc mừng nhà vua. Sau đó, vua vào cung Trường Xuân làm lễ cúng tổ tiên. Tiếp theo, vua ngự ra điện Thiên An. Thái tử cùng các quan liêu đứng theo thứ tự lạy mừng.
    Ngày mùng 3 Tết, vua ngự trên lầu ở cửa Đại Hưng xem hoàng tử cùng các quan ném còn, ai đón mắt mà không rơi là được. Quả cầu làm bằng gấm, gọi là tú cầu, to bằng nắm tay trẻ con, có đính hai dải ngũ sắc. Dịp tết, toàn kinh thành, trai gái chơi đánh đu, đá cầu, mở hội tung còn? ai thắng được uống rượu, ai thua uống nước lã.
    Sử chép năm 1206: ngày xuân, gái trai tụ họp chơi bời, hát múa đối đáp giao duyên. Họ đứng thành vòng tròn hoặc đứng làm hai hàng nam một bên, nữ một bên. Quả còn làm bằng bông hoặc bằng lụa, trên đính 20 dải lụa ngũ sắc. Gái trai tung còn, nếu người con gái vừa ý anh con trai nào thì bắt lấy quả còn do anh ta ném.
    Trong sách Lý Thường Kiệt, học giả Hoàng Xuân Hãn miêu tả cảnh đánh phết năm 1126: Hai bên tả hữu dựng hai cửa gỗ gọi là cầu môn. Cầu môn cao hơn một trượng. Vương hầu dự chơi, chia làm hai phe mặc áo vóc màu sắc khác nhau. Trước thềm bầy hai giá cờ, hễ bên nào được thì cắm vào giá ấy một lá cờ. Có khi thì chơi chạy bộ đánh phết. Người ngồi trên ngựa một tay cầm cương, tay kia cầm gậy dài để đánh quả phết. Đánh phết có nhạc chơi kèm. Lúc tranh quả phết thì trống đánh rậy. Quả phết sắp đến gần cửa, trống giục càng mau. Lúc quả phết lọt qua cửa thì dóng ba hồi trống. Chơi được một hồi lâu, vương hầu lại nghỉ uống rượu, xong lại đánh tiếp.
    Sứ nhà Nguuyên là Trần Phu tới Đại Việt tháng Giêng năm Quý Tỵ (1293) và lưu lại nước ta 52 ngày đã được dự các buổi biểu diễn ca múa nhạc, tiếng hát gái trai hòa lẫn tiếng đàn tranh, đàn tì bà và cây đàn bầu độc đáo, những điệu múa trên cà kheo, múa nhảy tự do của nam, múa cổ tay của nữ, các buổi biểu diễn trò vui và múa rối, những hội chùa, hội quán ngân vang tiếng sáo, tiếng đàn ca?
    Vào thế kỷ XVII, XVIII tết Việt Nam cũng được một số người châu Âu ghi lại: "Ngày 25 tháng Chạp là ngày sấp ấn. Trong một tháng không một văn bản nào được kiểm ấn, pháp đình đóng cửa, con nợ không bị sai áp, các tội tiểu hình vặt vãnh không bị trừng phạt? Mồng 1 Tết, không ai ra khỏi nhà, người ta kiêng xuất hành vì sợ gặp vía dữ, trừ các quan liêu bắt buộc phải đến lạy mừng Tết ở cung vua, phủ chúa. Sợ rông xúi ả năm, người ta kiêng không cho ai một ngụm nước, một thanh củi nào? Mồng hai Tết mới là ngày đi lại thăm viếng, chúc Tết nhau và lễ Tết bề trên. Trong hội vui ngày Tết, có nhiều trò vui: đá cầu, đánh đu, bách hí, múa võ, chọi gà?
    Cố đạo A-lếch-xăng Đờ Rốt miêu tả tỉ mỉ lễ cày ruộng tịch điền mùa xuân của vua Lê và chúa Trịnh, từ đám rước trước hò sau hét của hàng ngàn quan lại và binh sĩ, đến cái cày được chạm trổ và tô màu tinh tế. "Với cái cày đó, nhà vua cày một chút, mở ra một luống cày, để bảo cho dân thôi nghỉ ngơi và bước vào làm việc". Ông kể tục trồng cây nêu vào cuối năm. Cột nêu cao hơn nóc nhà. Trên ngọn buộc một cái thúng hay một cái hộp nhỏ có đục nhiều lỗ, bên trong đựng thoi vàng, giấy bạc để cho cha mẹ đã quá cố, vào cuối năm, có thể trả nợ khi cần thiết.
    Cố đạo Giô-dép Tít-xa-ni-ê kể về tết ở Đàng ngoài vào các năm 1658 - 1660. Nhân dịp Tết, ông vào mừng tuổi vua Lê, được biết vua Lê dưới thời chúa Trịnh một năm chỉ được ra khỏi cung hai ngày. Ngày 30 Tết vua ngự ra sông "tắm tất niên" để mồng một đầu năm các đại thần vào chúc Tết.
    Ngày mồng một Tết, vua Lê chúa Trịnh được rước đi dạo quanh phố phường. Từ chiều 30 Tết đã có 30 ngàn lính túc trực đứng canh trên những con đường vua chúa sẽ đi qua. Đúng giao thừa, tại cung vua có bắn một phát thần công để báo hiệu năm mới đã tới.
    Sáng mồng Một, vua ra khỏi cung điện để đến đàn Nam Giao (nay là khu vực Nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo, quận Hai Bà Trưng) để làm lễ tế trời đất. Có 4 vạn lính tiền hô hậu ủng. Họ mang vũ khí đánh bóng sáng loáng, mặc quần áo bằng dạ Hà Lan nhiều màu. Mỗi đội lính một loại đồng phục và có màu sắc riêng.
    [​IMG]
    Viết chữ Nho
    Ảnh: Phương Thảo
  2. hanoipho

    hanoipho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    1.940
    Đã được thích:
    0
    Tết Thăng Long qua ghi chép của người xưa
    Tết Nguyên đán và hội xuân của làng quê nông nghiệp Việt Nam trong nhiều thế kỷ đã dược các sử gia, các giáo sĩ nước ngoài ghi chép khá tỉ mỉ. Qua những dòng ghi chép này, giờ đây đọc lại, đã giúp chúng ta hình dung được phần nào sự vui tươi nhộn nhịp của tết Thăng Long qua các thời Lý - Trần - Lê.
    Canh năm sáng mùng một Tết, vua ngự ở điện Vĩnh Thọ, Thái tử cùng các quan hần cận vào chúc mừng nhà vua. Sau đó, vua vào cung Trường Xuân làm lễ cúng tổ tiên. Tiếp theo, vua ngự ra điện Thiên An. Thái tử cùng các quan liêu đứng theo thứ tự lạy mừng.
    Ngày mùng 3 Tết, vua ngự trên lầu ở cửa Đại Hưng xem hoàng tử cùng các quan ném còn, ai đón mắt mà không rơi là được. Quả cầu làm bằng gấm, gọi là tú cầu, to bằng nắm tay trẻ con, có đính hai dải ngũ sắc. Dịp tết, toàn kinh thành, trai gái chơi đánh đu, đá cầu, mở hội tung còn? ai thắng được uống rượu, ai thua uống nước lã.
    Sử chép năm 1206: ngày xuân, gái trai tụ họp chơi bời, hát múa đối đáp giao duyên. Họ đứng thành vòng tròn hoặc đứng làm hai hàng nam một bên, nữ một bên. Quả còn làm bằng bông hoặc bằng lụa, trên đính 20 dải lụa ngũ sắc. Gái trai tung còn, nếu người con gái vừa ý anh con trai nào thì bắt lấy quả còn do anh ta ném.
    Trong sách Lý Thường Kiệt, học giả Hoàng Xuân Hãn miêu tả cảnh đánh phết năm 1126: Hai bên tả hữu dựng hai cửa gỗ gọi là cầu môn. Cầu môn cao hơn một trượng. Vương hầu dự chơi, chia làm hai phe mặc áo vóc màu sắc khác nhau. Trước thềm bầy hai giá cờ, hễ bên nào được thì cắm vào giá ấy một lá cờ. Có khi thì chơi chạy bộ đánh phết. Người ngồi trên ngựa một tay cầm cương, tay kia cầm gậy dài để đánh quả phết. Đánh phết có nhạc chơi kèm. Lúc tranh quả phết thì trống đánh rậy. Quả phết sắp đến gần cửa, trống giục càng mau. Lúc quả phết lọt qua cửa thì dóng ba hồi trống. Chơi được một hồi lâu, vương hầu lại nghỉ uống rượu, xong lại đánh tiếp.
    Sứ nhà Nguuyên là Trần Phu tới Đại Việt tháng Giêng năm Quý Tỵ (1293) và lưu lại nước ta 52 ngày đã được dự các buổi biểu diễn ca múa nhạc, tiếng hát gái trai hòa lẫn tiếng đàn tranh, đàn tì bà và cây đàn bầu độc đáo, những điệu múa trên cà kheo, múa nhảy tự do của nam, múa cổ tay của nữ, các buổi biểu diễn trò vui và múa rối, những hội chùa, hội quán ngân vang tiếng sáo, tiếng đàn ca?
    Vào thế kỷ XVII, XVIII tết Việt Nam cũng được một số người châu Âu ghi lại: "Ngày 25 tháng Chạp là ngày sấp ấn. Trong một tháng không một văn bản nào được kiểm ấn, pháp đình đóng cửa, con nợ không bị sai áp, các tội tiểu hình vặt vãnh không bị trừng phạt? Mồng 1 Tết, không ai ra khỏi nhà, người ta kiêng xuất hành vì sợ gặp vía dữ, trừ các quan liêu bắt buộc phải đến lạy mừng Tết ở cung vua, phủ chúa. Sợ rông xúi ả năm, người ta kiêng không cho ai một ngụm nước, một thanh củi nào? Mồng hai Tết mới là ngày đi lại thăm viếng, chúc Tết nhau và lễ Tết bề trên. Trong hội vui ngày Tết, có nhiều trò vui: đá cầu, đánh đu, bách hí, múa võ, chọi gà?
    Cố đạo A-lếch-xăng Đờ Rốt miêu tả tỉ mỉ lễ cày ruộng tịch điền mùa xuân của vua Lê và chúa Trịnh, từ đám rước trước hò sau hét của hàng ngàn quan lại và binh sĩ, đến cái cày được chạm trổ và tô màu tinh tế. "Với cái cày đó, nhà vua cày một chút, mở ra một luống cày, để bảo cho dân thôi nghỉ ngơi và bước vào làm việc". Ông kể tục trồng cây nêu vào cuối năm. Cột nêu cao hơn nóc nhà. Trên ngọn buộc một cái thúng hay một cái hộp nhỏ có đục nhiều lỗ, bên trong đựng thoi vàng, giấy bạc để cho cha mẹ đã quá cố, vào cuối năm, có thể trả nợ khi cần thiết.
    Cố đạo Giô-dép Tít-xa-ni-ê kể về tết ở Đàng ngoài vào các năm 1658 - 1660. Nhân dịp Tết, ông vào mừng tuổi vua Lê, được biết vua Lê dưới thời chúa Trịnh một năm chỉ được ra khỏi cung hai ngày. Ngày 30 Tết vua ngự ra sông "tắm tất niên" để mồng một đầu năm các đại thần vào chúc Tết.
    Ngày mồng một Tết, vua Lê chúa Trịnh được rước đi dạo quanh phố phường. Từ chiều 30 Tết đã có 30 ngàn lính túc trực đứng canh trên những con đường vua chúa sẽ đi qua. Đúng giao thừa, tại cung vua có bắn một phát thần công để báo hiệu năm mới đã tới.
    Sáng mồng Một, vua ra khỏi cung điện để đến đàn Nam Giao (nay là khu vực Nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo, quận Hai Bà Trưng) để làm lễ tế trời đất. Có 4 vạn lính tiền hô hậu ủng. Họ mang vũ khí đánh bóng sáng loáng, mặc quần áo bằng dạ Hà Lan nhiều màu. Mỗi đội lính một loại đồng phục và có màu sắc riêng.
    [​IMG]
    Viết chữ Nho
    Ảnh: Phương Thảo
  3. hungnet

    hungnet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2004
    Bài viết:
    3.445
    Đã được thích:
    0
    Từ thời Lê, Thăng Long có 36 phường
    1. Sách Dư địa chí Nguyễn Trãi: có tên chín phường:
    - Hai phường Tàng Kiếm và Tả Nhất: có thể đã được đổi tên gọi hay sáp nhập vào phường khác không tìm ra được;
    - Phường Ðường Nhân và phường Hàng Ðào cũng không cần giữ lại vì hai phường này sau được chuyển tên là Diên Hưng và Ðại Lợi hay Thái Cực (đã kê ở các sách khác rồi);
    - Phường Hà Tân (theo nghĩa chữ là bãi ven sông) làm nghề nung vôi. Cuối thể kỷ 19 có phường Thạch Khối cũng làm nghề nung vôi ở bãi ven sông Hồng thuộc huyện Vĩnh Thuận (xưa là huyện Quảng Ðức);
    - Bốn phường còn lại là: Yên Thái (nay là phường Bưởi), phường Nghi Tàm, Thụy Chương (nay là Thụy Khuê) và Thịnh Quang đều thuộc huyện Vĩnh Thuận.
    2. Sách Sử ký toàn thư có 12 phường: 7 phường thuộc huyện Thọ Xương và 5 phường thuộc huyện Quảng Ðức.
    + 7 phường thuộc huyện Thọ Xương:
    - Phường Diên Hưng nay ở khoảng phố Hàng Ngang;
    - Bốn phường Ðông Hà, Khúc Phố, Phục Cổ theo lời chua của sách Cương mục thì đều thuộc huyện Thọ Xương;
    - Phường Ðông Tân (theo nghĩa chữ là bãi sông ở phía Ðông): Sách Việt
    sử cương mục chua (tập 1, trang 900):
    Ðông Tân ở bờ sông Nhị, phía đông thành Ðông Kinh. Chùa và đình Ðông Tân nay ở số nhà 87 phố Triệu Việt Vương, cách bờ sông Hồng khoảng 500 - 700 m. Vậy đoán phường Ðông Tân chắc ở khoảng này.
    - Phường Vĩnh Xương: Ðến thời Nguyễn đổi là thôn Vĩnh Xương ở khoảng phố Nguyễn Thái Học.
    - Phường Phúc Lâm: Theo sách các tổng, trấn, xã danh bị lãm (soạn vào khoảng 1810 - 1812) đời Gia Long thì phường này thuộc tổng Tả Nghiêm, huyện Thọ Xương.
    + Năm phường thuộc huyện Quảng Ðức là:
    - Phường Kim Cổ: (tập 2, trang 66) Sử ký toàn thư chép: Năm 1475 vỡ đê sông Tô Lịch (sông Tô ở phía bắc kinh thành Thăng Long V.H (tập 2, trang 466); (tập 3, trang 74), vua Lê Trương Dực đắp bao quanh điện Tường Quang, quán Chấn Vũ ở phường Kim Cổ.
    Theo tư liệu trên mà xét thì phường Kim Cổ nằm trên đất phía nam bờ Hồ Tây thuộc huyện Quảng Ðức;
    Sách Toàn thư tập 3, trang 39 chép Lê Uy Mục làm điện Lệ viên thuộc huyện Quảng Ðức (theo nguyên văn Ngô Sĩ Liên viết).
    Tập 3, trang 75 Toàn thư chép: Trịnh Duy Sản sai võ sĩ giết vua ở hồ Chu Tước phường Bích Câu thuộc huyện Quảng Ðức (theo lời chua ở sách (Cương mục tập 2, trang 67 thì phường Bích Câu thuộc huyện Quảng Ðức).
    Hai phường Quảng Bá và Yên Hoa (nay là Yên Phụ) đều thuộc huyện Quảng Ðức).
    3. Việt sử cương mục có 15 phường:
    Tất cả các phường này đều chép trong tập 2 của sách Cương mục và đều được chưa rõ thuộc huyện Thọ Xương hay Quảng Ðức.
    Trong 15 phường có bảy phường trùng với tên đã kê trong hai sách: Dư địa chí Nguyễn Trãi và Sử ký toàn thư, đó là các phường: Ðông Hà, Khúc Phố, Phục Cổ, Bích Câu, Quảng Bá, Thụy Chương, Yên Hoa, tám phường còn lại thì năm phường: Báo Thiên, Ðại Lợi, Ðông Các, Ðông Tác, Hồng Mai thuộc huyện Thọ Xương; ba phường: Bái Ân, Hào Nam, Nhật Chiêu thuộc huyện Quảng Ðức.
    4. Sách Các nhà khoa bảng Việt Nam có tám phường:
    Nếu tính số người đỗ tiến sĩ từ Lê Thái Tổ đến Lê Chiêu Thống, cả nước có 2.262 người đỗ tiến sĩ (đánh số từ 57 đến 2.338), muốn biết trong số tiến sĩ trên có bao nhiêu tiến sĩ ở hai huyện Thọ Xương và Quảng Ðức phải lập một bảng kê riêng; tiếp sau phải phân số tiến sĩ đó ra xem quê của họ ở phường nào; trong mỗi phường dù có hai, ba tiến sĩ như phường Thịnh Quang cũng chỉ tính là một phường. Cuối cùng phải loại bỏ những phường có tên trùng với các sách khác. Kết quả chỉ còn lại tên tám phường: sáu phường thuộc huyện Thọ Xương: Ðồng Xuân, Cổ Vũ, Xã Ðàn, Kim Hoa, Hà Khẩu và Ðông Lạc thuộc huyện Thọ Xương. Hai phường thuộc huyện Quảng Ðức: Công Bộ và Tây Hồ.
    Như vậy là còn thiếu ba phường thuộc huyện Quảng Ðức. Tôi phải tạm dừng công việc tra cứu để tìm thêm các tư liệu khác đọc và nghiên cứu hằng tháng để tìm ra ba phường còn thiếu này mà không có kết quả. Có lúc tôi đã tính sử dụng tên các phường Thịnh Hào, Võng Thị, Trích Sài mà hai ông Trần Huy Bá và Nguyễn Thừa Hỷ đã sử dụng trong danh mục của mình.
    Nhưng khi xem sách Tìm về cội nguồn, tập 1, của Phan Huy Lê thấy trong địa bạ năm Gia Long 1805 trang 254 không có tên ba phường trên và ở trang 298 - 399 về bảng thống kê chức dịch theo địa bạ lại chú thích rõ địa bạ của ba phường trên là địa bạ năm Minh Mạng thứ 18 (1837) nên phải dừng tay không dám dùng.
    So với 14 tên phường trong sách Tìm về cội nguồn của Phan Huy Lê thì bản danh mục mà tôi sưu tầm thiếu mất tên bốn phường Hòe Nhai, Yên Lãng, Quan Trạm và Hồ Khẩu. Nếu tùy tiện bổ sung ba trong số bốn phường trên vào bản danh mục cho đủ số 18 phường mà không chứng minh được các phường đó đã có từ thời Lê thì cũng không ổn.
    Lại loay hoay hằng tháng trôi qua, bỗng một hôm đọc lại sách Tìm về cội nguồn của Phan Huy Lê thấy trang 232 có một đoạn viết như sau: "Triều Nguyễn thành lập năm 1802, năm sau 1803 đã sai lập lại địa bạ ở Bắc Hà tức vùng đằng ngoài thuộc quyền cai trị của chúa Trịnh trước đây (Ðại Nam thực lục H 1963, tập 3, trang 167), các địa bạ này được hoàn thành vào năm 1805.
    Theo sự chỉ dẫn này thì địa bạ các phường trên đều lấy từ địa bạ thời Trịnh (tức thời Lê Mạt) để lập lại và cho phép ta chọn ba trong bốn phường trên để bổ sung cho đủ 18 phường thuộc huyện Quảng Ðức.
    Sau khi tham khảo các tài liệu khác nhau tôi đã chọn hai phường Yên Lãng và Hồ Khẩu còn hai phường Quan Trạm và Hòe Nhai thì tôi thiên về chọn phường Quan Trạm bởi lẽ ở phố Hàng Than có quá nhiều phường nào Thạch Khối, Giai Cảnh lại thêm Hòe Nhai. Tuy nhiên nếu có thêm tư liệu chứng minh khác thì phải theo tư liệu mới để xác định lại.
    Ðể kết luận bài viết này, xin lập bảng danh sách 36 phường thời Lê theo thứ tự ABC để độc giả tiện tra cứu với các bản danh sách của các tác giả khác.
    18 phường huyện Thọ Xương: 1. Báo Thiên, 2. Cổ Vũ, 3. Diên Hưng, 4. Ðại Lợi, 5. Ðông Các, 6. Ðông Hà, 7. Ðông Tác, 8. Ðông Tân, 9. Ðồng Lạc, 10. Ðồng Xuân, 11. Hà Khẩu, 12. Hồng Mai, 13. Khúc Phố, 14. Kim Hoa, 15. Phúc Lâm, 16. Phục Cổ, 17. Vĩnh Xương, 18. Xã Ðàn.
    18 phường huyện Quảng Ðức: 1. Bái Ân, 2. Bích Câu, 3. Công Bộ, 4. Hà Tân, 5. Hào Nam, 6. Hồ Khẩu, 7. Kim Cổ, 8. Lệ Viên, 9. Nghi Tàm, 10. Nhật Chiêu, 11. Quan Trạm, 12. Quảng Bá, 13. Tây Hồ, 14. Thụy Chương, 15. Thịnh Quang, 16. Yên Hoa, 17. Yên Lãng, 18. Yên Thái.
  4. hungnet

    hungnet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2004
    Bài viết:
    3.445
    Đã được thích:
    0
    Từ thời Lê, Thăng Long có 36 phường
    1. Sách Dư địa chí Nguyễn Trãi: có tên chín phường:
    - Hai phường Tàng Kiếm và Tả Nhất: có thể đã được đổi tên gọi hay sáp nhập vào phường khác không tìm ra được;
    - Phường Ðường Nhân và phường Hàng Ðào cũng không cần giữ lại vì hai phường này sau được chuyển tên là Diên Hưng và Ðại Lợi hay Thái Cực (đã kê ở các sách khác rồi);
    - Phường Hà Tân (theo nghĩa chữ là bãi ven sông) làm nghề nung vôi. Cuối thể kỷ 19 có phường Thạch Khối cũng làm nghề nung vôi ở bãi ven sông Hồng thuộc huyện Vĩnh Thuận (xưa là huyện Quảng Ðức);
    - Bốn phường còn lại là: Yên Thái (nay là phường Bưởi), phường Nghi Tàm, Thụy Chương (nay là Thụy Khuê) và Thịnh Quang đều thuộc huyện Vĩnh Thuận.
    2. Sách Sử ký toàn thư có 12 phường: 7 phường thuộc huyện Thọ Xương và 5 phường thuộc huyện Quảng Ðức.
    + 7 phường thuộc huyện Thọ Xương:
    - Phường Diên Hưng nay ở khoảng phố Hàng Ngang;
    - Bốn phường Ðông Hà, Khúc Phố, Phục Cổ theo lời chua của sách Cương mục thì đều thuộc huyện Thọ Xương;
    - Phường Ðông Tân (theo nghĩa chữ là bãi sông ở phía Ðông): Sách Việt
    sử cương mục chua (tập 1, trang 900):
    Ðông Tân ở bờ sông Nhị, phía đông thành Ðông Kinh. Chùa và đình Ðông Tân nay ở số nhà 87 phố Triệu Việt Vương, cách bờ sông Hồng khoảng 500 - 700 m. Vậy đoán phường Ðông Tân chắc ở khoảng này.
    - Phường Vĩnh Xương: Ðến thời Nguyễn đổi là thôn Vĩnh Xương ở khoảng phố Nguyễn Thái Học.
    - Phường Phúc Lâm: Theo sách các tổng, trấn, xã danh bị lãm (soạn vào khoảng 1810 - 1812) đời Gia Long thì phường này thuộc tổng Tả Nghiêm, huyện Thọ Xương.
    + Năm phường thuộc huyện Quảng Ðức là:
    - Phường Kim Cổ: (tập 2, trang 66) Sử ký toàn thư chép: Năm 1475 vỡ đê sông Tô Lịch (sông Tô ở phía bắc kinh thành Thăng Long V.H (tập 2, trang 466); (tập 3, trang 74), vua Lê Trương Dực đắp bao quanh điện Tường Quang, quán Chấn Vũ ở phường Kim Cổ.
    Theo tư liệu trên mà xét thì phường Kim Cổ nằm trên đất phía nam bờ Hồ Tây thuộc huyện Quảng Ðức;
    Sách Toàn thư tập 3, trang 39 chép Lê Uy Mục làm điện Lệ viên thuộc huyện Quảng Ðức (theo nguyên văn Ngô Sĩ Liên viết).
    Tập 3, trang 75 Toàn thư chép: Trịnh Duy Sản sai võ sĩ giết vua ở hồ Chu Tước phường Bích Câu thuộc huyện Quảng Ðức (theo lời chua ở sách (Cương mục tập 2, trang 67 thì phường Bích Câu thuộc huyện Quảng Ðức).
    Hai phường Quảng Bá và Yên Hoa (nay là Yên Phụ) đều thuộc huyện Quảng Ðức).
    3. Việt sử cương mục có 15 phường:
    Tất cả các phường này đều chép trong tập 2 của sách Cương mục và đều được chưa rõ thuộc huyện Thọ Xương hay Quảng Ðức.
    Trong 15 phường có bảy phường trùng với tên đã kê trong hai sách: Dư địa chí Nguyễn Trãi và Sử ký toàn thư, đó là các phường: Ðông Hà, Khúc Phố, Phục Cổ, Bích Câu, Quảng Bá, Thụy Chương, Yên Hoa, tám phường còn lại thì năm phường: Báo Thiên, Ðại Lợi, Ðông Các, Ðông Tác, Hồng Mai thuộc huyện Thọ Xương; ba phường: Bái Ân, Hào Nam, Nhật Chiêu thuộc huyện Quảng Ðức.
    4. Sách Các nhà khoa bảng Việt Nam có tám phường:
    Nếu tính số người đỗ tiến sĩ từ Lê Thái Tổ đến Lê Chiêu Thống, cả nước có 2.262 người đỗ tiến sĩ (đánh số từ 57 đến 2.338), muốn biết trong số tiến sĩ trên có bao nhiêu tiến sĩ ở hai huyện Thọ Xương và Quảng Ðức phải lập một bảng kê riêng; tiếp sau phải phân số tiến sĩ đó ra xem quê của họ ở phường nào; trong mỗi phường dù có hai, ba tiến sĩ như phường Thịnh Quang cũng chỉ tính là một phường. Cuối cùng phải loại bỏ những phường có tên trùng với các sách khác. Kết quả chỉ còn lại tên tám phường: sáu phường thuộc huyện Thọ Xương: Ðồng Xuân, Cổ Vũ, Xã Ðàn, Kim Hoa, Hà Khẩu và Ðông Lạc thuộc huyện Thọ Xương. Hai phường thuộc huyện Quảng Ðức: Công Bộ và Tây Hồ.
    Như vậy là còn thiếu ba phường thuộc huyện Quảng Ðức. Tôi phải tạm dừng công việc tra cứu để tìm thêm các tư liệu khác đọc và nghiên cứu hằng tháng để tìm ra ba phường còn thiếu này mà không có kết quả. Có lúc tôi đã tính sử dụng tên các phường Thịnh Hào, Võng Thị, Trích Sài mà hai ông Trần Huy Bá và Nguyễn Thừa Hỷ đã sử dụng trong danh mục của mình.
    Nhưng khi xem sách Tìm về cội nguồn, tập 1, của Phan Huy Lê thấy trong địa bạ năm Gia Long 1805 trang 254 không có tên ba phường trên và ở trang 298 - 399 về bảng thống kê chức dịch theo địa bạ lại chú thích rõ địa bạ của ba phường trên là địa bạ năm Minh Mạng thứ 18 (1837) nên phải dừng tay không dám dùng.
    So với 14 tên phường trong sách Tìm về cội nguồn của Phan Huy Lê thì bản danh mục mà tôi sưu tầm thiếu mất tên bốn phường Hòe Nhai, Yên Lãng, Quan Trạm và Hồ Khẩu. Nếu tùy tiện bổ sung ba trong số bốn phường trên vào bản danh mục cho đủ số 18 phường mà không chứng minh được các phường đó đã có từ thời Lê thì cũng không ổn.
    Lại loay hoay hằng tháng trôi qua, bỗng một hôm đọc lại sách Tìm về cội nguồn của Phan Huy Lê thấy trang 232 có một đoạn viết như sau: "Triều Nguyễn thành lập năm 1802, năm sau 1803 đã sai lập lại địa bạ ở Bắc Hà tức vùng đằng ngoài thuộc quyền cai trị của chúa Trịnh trước đây (Ðại Nam thực lục H 1963, tập 3, trang 167), các địa bạ này được hoàn thành vào năm 1805.
    Theo sự chỉ dẫn này thì địa bạ các phường trên đều lấy từ địa bạ thời Trịnh (tức thời Lê Mạt) để lập lại và cho phép ta chọn ba trong bốn phường trên để bổ sung cho đủ 18 phường thuộc huyện Quảng Ðức.
    Sau khi tham khảo các tài liệu khác nhau tôi đã chọn hai phường Yên Lãng và Hồ Khẩu còn hai phường Quan Trạm và Hòe Nhai thì tôi thiên về chọn phường Quan Trạm bởi lẽ ở phố Hàng Than có quá nhiều phường nào Thạch Khối, Giai Cảnh lại thêm Hòe Nhai. Tuy nhiên nếu có thêm tư liệu chứng minh khác thì phải theo tư liệu mới để xác định lại.
    Ðể kết luận bài viết này, xin lập bảng danh sách 36 phường thời Lê theo thứ tự ABC để độc giả tiện tra cứu với các bản danh sách của các tác giả khác.
    18 phường huyện Thọ Xương: 1. Báo Thiên, 2. Cổ Vũ, 3. Diên Hưng, 4. Ðại Lợi, 5. Ðông Các, 6. Ðông Hà, 7. Ðông Tác, 8. Ðông Tân, 9. Ðồng Lạc, 10. Ðồng Xuân, 11. Hà Khẩu, 12. Hồng Mai, 13. Khúc Phố, 14. Kim Hoa, 15. Phúc Lâm, 16. Phục Cổ, 17. Vĩnh Xương, 18. Xã Ðàn.
    18 phường huyện Quảng Ðức: 1. Bái Ân, 2. Bích Câu, 3. Công Bộ, 4. Hà Tân, 5. Hào Nam, 6. Hồ Khẩu, 7. Kim Cổ, 8. Lệ Viên, 9. Nghi Tàm, 10. Nhật Chiêu, 11. Quan Trạm, 12. Quảng Bá, 13. Tây Hồ, 14. Thụy Chương, 15. Thịnh Quang, 16. Yên Hoa, 17. Yên Lãng, 18. Yên Thái.
  5. hanoipho

    hanoipho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    1.940
    Đã được thích:
    0
    "Hồn làng? trong ngõ phố Hà Nội ​
    Cũng như đa phần các đô thị khác của Việt Nam, Hà Nội bắt nguồn từ làng xã với những nét đẹp của làng xưa. Lối cổng vào làng dù nhỏ, nhưng cũng đủ để mọi người dắt trâu đi chậm, vừa đi vừa nói chuyện râm ran ngõ xóm... Thế nhưng, "hồn làng" của Hà Nội đang mất dần đi trước "cơn lốc" đô thị hóa với đủ loại kiến trúc của nhà cao tầng. [​IMG] Cổng làng Võng Thị (Tây Hồ, HN)

    Thời xưa quan niệm xây dựng làng xã thật giản đơn, khi chỉ người ta cần có nếp nhà để ở, rồi mọi người trong làng hò nhau mỗi người một tay cùng giúp sức xây dựng kiểu cách muôn nhà như một, từa tựa nhau với cấu trúc: Sân vườn trước + Nhà + Vườn sau với phương châm gần như đã hằn sâu vào nếp nghĩ "Trước trồng cau, sau trồng chuối". Không gian vậy nên đi trên đường làng xưa mà cảm thênh thang, thoáng rộng, mát mẻ...
    Nhà đều xoay mặt đón gió mát dù cho cổng vào lối nào. Mà lối vào cũng kín đáo lắm, chẳng có nhà nào mà lối cổng lại thộc ngay thẳng vào gian thờ, chỗ ở. Cổng có mở thì ai đến chơi, đánh tiếng từ ngõ là đã kịp đủ để chủ nhà thu xếp tươm tất "nội vụ" để đón khách.
    Dân cư làng xưa thuần khiết, sống thật êm đềm, quây quần trong những bóng cây xanh rợp mát. Nhà xây dựng chỉ vừa để đủ dùng, còn lại đất dành cho khoảng sân và vườn cây trái. Bờ dậu chỉ là ngăn chia, không gian ước lệ nên cả làng thân thiện gắn bó, ?otối lửa tắt đèn có nhau?, luôn ấm tình làng, ngõ xóm: Việc mỗi người là việc của mọi nhà, làng xóm... Và Làng xưa (mà chẳng phải thật đã là xưa) luôn luôn êm đềm, mộc mạc, giản đơn.
    Từ khi có chính sách Mở cửa, với tốc độ đô thị hoá diễn ra "chóng mặt" thì cũng đã có bao nhiêu làng trong đó trở thành phố. Đầu năm 2004, lại có thêm nhiều làng từ xã lên phường khi Hà Nội có thêm các quận mới Long Biên và Hoàng Mai. Bộ mặt của từng ngõ xóm đã thay đổi, cơ cấu lao động cũng đổi thay, giá đất tăng "làng xưa" bỗng tăng ầm ầm. Người "đủ đô, đủ sức" thì mua những lô đất rộng ngoài phố to, tiện cho việc kinh doanh buôn bán lớn. Còn lại đại đa số cư dân đô thị đều là cán bộ công chức (kể cả cán bộ ở các tỉnh về mua nhà cho con ở Hà Nội) chỉ đủ tiền mua nhà trong các ngõ xóm trong làng cũ.
    Thế là giá đất mọi nơi lại tăng thêm, ngay ở trong làng cũng vậy: Cơ cấu đất thay đổi nhanh chóng: Hộ dân bán đất thổ cư phiá ngoài, chỉ giữ lại phần đất phía trong sâu để ở. Hộ dân mới về thì tiếc đất giá cao, xây dựng hết phần đất mua, phiá trên lại còn đua ban công, nhô ra lấn chiếm không gian chung của ngõ xóm. Có rất nhiều nhà bám ra mặt ngõ vì kế sinh nhai, nên ngõ phố ồn càng thêm ồn. Bậc bậu cửa lấn chiếm, cánh cửa đi, cửa sổ mở ra ngoài, đường đã chật càng thêm chật. Ban công tầng trên nhô ra khiến đường đã tối càng thêm tối.
    Vậy mà, trong tất cả những "sự đời" chật, tối và ồn đó vẫn có những "khoảng" rất riêng. Đó là những khu đất, những ngôi nhà nằm sâu trong ngõ, cái ngõ có khi chẳng đủ cho xe máy, xe đạp tránh nhau chứ chẳng thể bàn đến chuyện ô tô vào được. Không ít chủ nhân của những khoảnh đất đó đã từng nghĩ: Cả khoảng đất lớn (150 - 200m2) nếu đem bán đi trong thời buổi "đất là vàng ròng" bây giờ có thể thu được một khoản tiền lớn, giải quyết được bao việc cho gia đình, nhưng còn những điều lớn hơn tiền khiến họ đã quyết định tìm cho mình sự an cư yên bình tại chính khu đất mà cha ông để lại để tạo lập cho mình một khoảng "yên tĩnh" - Dấu "Lặng" - Chất "làng" trong không gian bị bao bọc vây kín bởi các công trình xung quanh.
    Chất "làng" của các ngôi nhà này đều được các chủ nhân xử lý từ ngoài vào trong: Công trình được xây dựng vừa đủ nhu cầu ở: 60-70m (2/tầng), quy mô 2-3 tầng với không gian trống phía trước để làm sân cây cảnh, vừa là nơi chuyển tiếp không gian giữa ngõ và công trình, vừa là khoảng "cách ly" với môi trường không gian bao quanh (tiếng ồn, tầm nhìn). Nơi đây thường được bố trí các bể cảnh, cây xanh tán cao...
    Với diện tích đất lớn (hơn 200 m2), Anh Hùng - Chị Hương (Khương Thượng, Đống Đa) đã làm các khoảng sân trống bao quanh cả công trình, thế là cả ngôi nhà thực sự có một "khoảng" riêng biệt: ánh sáng và thiên nhiên bốn bề lan toả. Các phòng sinh hoạt được mở cửa lớn trông ra các khoảng cây xanh thiên nhiên trong sân với muôn lọai hình: Hoa bụi trong bồn, cây bám leo mặt tường hay cây leo bò trên bờ rào.
    Ngoài việc kết nối không gian phòng khách với phòng ăn có cửa sổ mở rộng tiếp xúc ánh sáng và thiên nhiên bên ngoài, chủ nhân các ngôi nhà này lại tạo dựng những cây xanh, vườn khô, thảm cỏ, bụi hoa... lan vào trong nội thất với chất liệu kết hợp cả giả và thật tại những khoảng trống thông thóang có mái kính che, làm điểm kết thúc cho tầm mắt của các không gian phòng ăn. Điều này thực sự đã làm cho không gian được kết thúc nhẹ nhàng và mở, không gian thiên nhiên được "lùa" vào trong khiến ngôi nhà thoáng đãng, dễ chịu.
    Khéo léo xử lý còn là các chi tiết thoát nước mái chảy len theo các sợi xích kim loại to treo rủ: lúc mưa nước chảy cũng kêu và lúc gió va đều leng keng âm điệu, giàn cây gỗ được bám dọc bờ tường ngăn cách với nhà hàng xóm hay như hoa sắt được thiết kế hình sóng lượn hay tạo bức tranh phong cảnh.
    Với thiết kế kiến trúc đó, công trình mang màu sắc thiên nhiên như màu của đất của nước, cỏ cây, hoa lá... Tất cả những ứng xử của các chủ nhân trên những khu đất "lọt thỏm" này đã thực sự tạo nên chất "làng" yên ả trong cả ngõ phố đô thị Hà Nội đang hối hả lao vào cuộc sống... Nhờ vậy, những cái ngõ vốn nhỏ đã trở nên quen. Đi lại chật chội lâu ngày cũng thành thân thuộc. Mà ô hay, cái điều đó làm cho chủ nhân của những ngôi nhà này lại thấy gần gũi, gắn bó hàng xóm, thêm lời chào mỗi khi đi về và điều quan trọng là lại được về với không gian "làng" thật riêng của mình.
    Vậy nên, với Hà Nội có bao nhiêu làng, cần có những điều lệ quản lý xây dựng riêng phù hợp với đặc diểm riêng của làng (về ngành nghề, vị trí so với các khu vực khác cuả Hà Nội) để quản lý và quy định việc xây dựng. Việc xây dựng trong các ngõ phố làng xóm cũng phải được quan tâm để định hướng, điều lệ quản lý để đề xuất để các làng mới đang trong quá trình đô thị hoá đang diễn ra nhanh chóng (Yên Hoà, Mỹ Đình, Mễ Trì, Ngọc Thụy, Gia Thụy, Việt Hưng...) để có cách làm thật cụ thể: Từ mật độ xây dựng, khoảng lùi công trình, độ giãn cách giữa các công trình liền kề, cây xanh, màu sắc, kiểu dáng công trình, hình thức mái nhà (nhất là mái tạm vì đây là yếu tố tạo dựng nên bóng dáng làng quê khi in trên nền trời).
    Chỉ thử tưởng tượng ra với hàng trăm công trình cao tầng đang được xây dựng tại Hà Nội, từ trên các cửa sổ của các căn phòng cao tầng quan sát được toàn bộ cơ cấu của thành phố mới thấy hết tầm quan trọng của công tác tư vấn thiết kế và quản lý quy họach kiến trúc các các ngõ phố này như thế nào. Nên quy định tối đa một lô đất là 90 m2 trong các làng xóm để ngăn chặn việc chia nhỏ ca''c khu đất, hạn chế nhà thấp tầng, hạn chế việc xây dựng chất tải thêm dân cư, hạ tầng kỹ thuật, giao thông để các khu cây xanh tưng nhà góp phần cải thiện khu vực. Và phải chăng cách thể hiện chất "làng" như nêu trên là một cách tạo lập môi trường sống đẹp cho một Hà Nội phát triển bền vững?
  6. hanoipho

    hanoipho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    1.940
    Đã được thích:
    0
    "Hồn làng? trong ngõ phố Hà Nội ​
    Cũng như đa phần các đô thị khác của Việt Nam, Hà Nội bắt nguồn từ làng xã với những nét đẹp của làng xưa. Lối cổng vào làng dù nhỏ, nhưng cũng đủ để mọi người dắt trâu đi chậm, vừa đi vừa nói chuyện râm ran ngõ xóm... Thế nhưng, "hồn làng" của Hà Nội đang mất dần đi trước "cơn lốc" đô thị hóa với đủ loại kiến trúc của nhà cao tầng. [​IMG] Cổng làng Võng Thị (Tây Hồ, HN)

    Thời xưa quan niệm xây dựng làng xã thật giản đơn, khi chỉ người ta cần có nếp nhà để ở, rồi mọi người trong làng hò nhau mỗi người một tay cùng giúp sức xây dựng kiểu cách muôn nhà như một, từa tựa nhau với cấu trúc: Sân vườn trước + Nhà + Vườn sau với phương châm gần như đã hằn sâu vào nếp nghĩ "Trước trồng cau, sau trồng chuối". Không gian vậy nên đi trên đường làng xưa mà cảm thênh thang, thoáng rộng, mát mẻ...
    Nhà đều xoay mặt đón gió mát dù cho cổng vào lối nào. Mà lối vào cũng kín đáo lắm, chẳng có nhà nào mà lối cổng lại thộc ngay thẳng vào gian thờ, chỗ ở. Cổng có mở thì ai đến chơi, đánh tiếng từ ngõ là đã kịp đủ để chủ nhà thu xếp tươm tất "nội vụ" để đón khách.
    Dân cư làng xưa thuần khiết, sống thật êm đềm, quây quần trong những bóng cây xanh rợp mát. Nhà xây dựng chỉ vừa để đủ dùng, còn lại đất dành cho khoảng sân và vườn cây trái. Bờ dậu chỉ là ngăn chia, không gian ước lệ nên cả làng thân thiện gắn bó, ?otối lửa tắt đèn có nhau?, luôn ấm tình làng, ngõ xóm: Việc mỗi người là việc của mọi nhà, làng xóm... Và Làng xưa (mà chẳng phải thật đã là xưa) luôn luôn êm đềm, mộc mạc, giản đơn.
    Từ khi có chính sách Mở cửa, với tốc độ đô thị hoá diễn ra "chóng mặt" thì cũng đã có bao nhiêu làng trong đó trở thành phố. Đầu năm 2004, lại có thêm nhiều làng từ xã lên phường khi Hà Nội có thêm các quận mới Long Biên và Hoàng Mai. Bộ mặt của từng ngõ xóm đã thay đổi, cơ cấu lao động cũng đổi thay, giá đất tăng "làng xưa" bỗng tăng ầm ầm. Người "đủ đô, đủ sức" thì mua những lô đất rộng ngoài phố to, tiện cho việc kinh doanh buôn bán lớn. Còn lại đại đa số cư dân đô thị đều là cán bộ công chức (kể cả cán bộ ở các tỉnh về mua nhà cho con ở Hà Nội) chỉ đủ tiền mua nhà trong các ngõ xóm trong làng cũ.
    Thế là giá đất mọi nơi lại tăng thêm, ngay ở trong làng cũng vậy: Cơ cấu đất thay đổi nhanh chóng: Hộ dân bán đất thổ cư phiá ngoài, chỉ giữ lại phần đất phía trong sâu để ở. Hộ dân mới về thì tiếc đất giá cao, xây dựng hết phần đất mua, phiá trên lại còn đua ban công, nhô ra lấn chiếm không gian chung của ngõ xóm. Có rất nhiều nhà bám ra mặt ngõ vì kế sinh nhai, nên ngõ phố ồn càng thêm ồn. Bậc bậu cửa lấn chiếm, cánh cửa đi, cửa sổ mở ra ngoài, đường đã chật càng thêm chật. Ban công tầng trên nhô ra khiến đường đã tối càng thêm tối.
    Vậy mà, trong tất cả những "sự đời" chật, tối và ồn đó vẫn có những "khoảng" rất riêng. Đó là những khu đất, những ngôi nhà nằm sâu trong ngõ, cái ngõ có khi chẳng đủ cho xe máy, xe đạp tránh nhau chứ chẳng thể bàn đến chuyện ô tô vào được. Không ít chủ nhân của những khoảnh đất đó đã từng nghĩ: Cả khoảng đất lớn (150 - 200m2) nếu đem bán đi trong thời buổi "đất là vàng ròng" bây giờ có thể thu được một khoản tiền lớn, giải quyết được bao việc cho gia đình, nhưng còn những điều lớn hơn tiền khiến họ đã quyết định tìm cho mình sự an cư yên bình tại chính khu đất mà cha ông để lại để tạo lập cho mình một khoảng "yên tĩnh" - Dấu "Lặng" - Chất "làng" trong không gian bị bao bọc vây kín bởi các công trình xung quanh.
    Chất "làng" của các ngôi nhà này đều được các chủ nhân xử lý từ ngoài vào trong: Công trình được xây dựng vừa đủ nhu cầu ở: 60-70m (2/tầng), quy mô 2-3 tầng với không gian trống phía trước để làm sân cây cảnh, vừa là nơi chuyển tiếp không gian giữa ngõ và công trình, vừa là khoảng "cách ly" với môi trường không gian bao quanh (tiếng ồn, tầm nhìn). Nơi đây thường được bố trí các bể cảnh, cây xanh tán cao...
    Với diện tích đất lớn (hơn 200 m2), Anh Hùng - Chị Hương (Khương Thượng, Đống Đa) đã làm các khoảng sân trống bao quanh cả công trình, thế là cả ngôi nhà thực sự có một "khoảng" riêng biệt: ánh sáng và thiên nhiên bốn bề lan toả. Các phòng sinh hoạt được mở cửa lớn trông ra các khoảng cây xanh thiên nhiên trong sân với muôn lọai hình: Hoa bụi trong bồn, cây bám leo mặt tường hay cây leo bò trên bờ rào.
    Ngoài việc kết nối không gian phòng khách với phòng ăn có cửa sổ mở rộng tiếp xúc ánh sáng và thiên nhiên bên ngoài, chủ nhân các ngôi nhà này lại tạo dựng những cây xanh, vườn khô, thảm cỏ, bụi hoa... lan vào trong nội thất với chất liệu kết hợp cả giả và thật tại những khoảng trống thông thóang có mái kính che, làm điểm kết thúc cho tầm mắt của các không gian phòng ăn. Điều này thực sự đã làm cho không gian được kết thúc nhẹ nhàng và mở, không gian thiên nhiên được "lùa" vào trong khiến ngôi nhà thoáng đãng, dễ chịu.
    Khéo léo xử lý còn là các chi tiết thoát nước mái chảy len theo các sợi xích kim loại to treo rủ: lúc mưa nước chảy cũng kêu và lúc gió va đều leng keng âm điệu, giàn cây gỗ được bám dọc bờ tường ngăn cách với nhà hàng xóm hay như hoa sắt được thiết kế hình sóng lượn hay tạo bức tranh phong cảnh.
    Với thiết kế kiến trúc đó, công trình mang màu sắc thiên nhiên như màu của đất của nước, cỏ cây, hoa lá... Tất cả những ứng xử của các chủ nhân trên những khu đất "lọt thỏm" này đã thực sự tạo nên chất "làng" yên ả trong cả ngõ phố đô thị Hà Nội đang hối hả lao vào cuộc sống... Nhờ vậy, những cái ngõ vốn nhỏ đã trở nên quen. Đi lại chật chội lâu ngày cũng thành thân thuộc. Mà ô hay, cái điều đó làm cho chủ nhân của những ngôi nhà này lại thấy gần gũi, gắn bó hàng xóm, thêm lời chào mỗi khi đi về và điều quan trọng là lại được về với không gian "làng" thật riêng của mình.
    Vậy nên, với Hà Nội có bao nhiêu làng, cần có những điều lệ quản lý xây dựng riêng phù hợp với đặc diểm riêng của làng (về ngành nghề, vị trí so với các khu vực khác cuả Hà Nội) để quản lý và quy định việc xây dựng. Việc xây dựng trong các ngõ phố làng xóm cũng phải được quan tâm để định hướng, điều lệ quản lý để đề xuất để các làng mới đang trong quá trình đô thị hoá đang diễn ra nhanh chóng (Yên Hoà, Mỹ Đình, Mễ Trì, Ngọc Thụy, Gia Thụy, Việt Hưng...) để có cách làm thật cụ thể: Từ mật độ xây dựng, khoảng lùi công trình, độ giãn cách giữa các công trình liền kề, cây xanh, màu sắc, kiểu dáng công trình, hình thức mái nhà (nhất là mái tạm vì đây là yếu tố tạo dựng nên bóng dáng làng quê khi in trên nền trời).
    Chỉ thử tưởng tượng ra với hàng trăm công trình cao tầng đang được xây dựng tại Hà Nội, từ trên các cửa sổ của các căn phòng cao tầng quan sát được toàn bộ cơ cấu của thành phố mới thấy hết tầm quan trọng của công tác tư vấn thiết kế và quản lý quy họach kiến trúc các các ngõ phố này như thế nào. Nên quy định tối đa một lô đất là 90 m2 trong các làng xóm để ngăn chặn việc chia nhỏ ca''c khu đất, hạn chế nhà thấp tầng, hạn chế việc xây dựng chất tải thêm dân cư, hạ tầng kỹ thuật, giao thông để các khu cây xanh tưng nhà góp phần cải thiện khu vực. Và phải chăng cách thể hiện chất "làng" như nêu trên là một cách tạo lập môi trường sống đẹp cho một Hà Nội phát triển bền vững?
  7. hanoipho

    hanoipho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    1.940
    Đã được thích:
    0
    Cửu Trùng Đài thành Thăng Long ở đâu? ​
    Trong lịch sử và trong kịch Vũ Như Tô của Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng có nói đến Cửu Trùng Đài, do vua Lê Tương Dực cho xây dựng ở kinh thành Thăng Long. Theo nhà văn Nguyễn Huy Tưởng thì Cửu Trùng Đài xây gần Hồ Tây, địa danh có tính ước lệ. Nhưng chính xác Cửu Trùng Đài ở vị trí nào thì chưa cụ thể. Bởi Cửu Trùng Đài do người thợ tài ba Vũ Như Tô thiết kế, chưa kịp xây dựng xong thì đã bị loạn quân đốt sạch mà lịch sử chỉ ghi lại có vài dòng.
    Đại Việt sử ký toàn thư tập IV có viết về giai đoạn lịch sử này như sau:
    ?oLúc ấy vua thích xây hồ dựng điện, đắp thành to rộng mấy ngàn trượng, bao vây cả điện Tường Quang, quán Trấn Vũ, chùa Thiên Hoa ở phường Kim Cổ từ phía Đông đến phía Tây Bắc chắn ngang sông Tô Lịch trên đất Hoàng thành dưới làm cửa cống, lấy ngói vỡ và đất đá nện xuống, lấy đá phiến, gạch vuông xây nên, lấy sắt sâu ngang?...
    Vua Lê Tương Dực là cháu nội của vua Lê Thánh Tông. Ông lên ngôi năm 1509 mất vào năm 1516 làm vua được 7 năm, thọ 22 tuổi vào gần cuối thời hậu Lê.
    Vậy Cửu Trùng Đài thành Thăng Long ở đâu ? Trước hết phải căn cứ vào tấm bản đồ vẽ thành Thăng Long thời Hồng Đức (1490) cách thời Lê Tương Dực lên ngôi khoảng gần 20 năm. Theo bản đồ này thì vòng Hoàng thành Thăng Long về phía Bắc bắt đầu từ điểm Hàng Đậu, uốn lượn theo sông Tô Lịch qua Quán Thánh, Thụy Khuê về Bưởi, vòng về phía Nam đến đoạn vuông góc với vùng Ngọc Khánh - Giảng Võ, uốn nhẹ xuống vùng phố Sơn Tây - Lê Trực, rẽ ngược về phía Đông thẳng theo đường Trần Phú đến đầu Phùng Hưng thì ngoặt lên hướng Bắc quãng Hàng Đậu là hết một vòng Hoàng thành. Nhưng đến thời vua Lê Tương Dực, vòng Hoàng thành được đắp lấn ra ?oBao vây cả điện Tường Quang, quán Trấn Vũ, chùa Thiên Hoa ở phường Kim Cổ (vùng chợ Hàng Da) từ phía Đông đến phía Tây Bắc (vùng từ đền Trấn Vũ đến Cửa Bắc) chắn ngang sông Tô Lịch trên đắp Hoàng thành, dưới làm cửa cống?. Thế là vòng Hoàng thành lúc này phía Nam giới hạn ở vùng Hà Trung - Hàng Da. Phía Đông từ đây qua vùng Cửa Đông, Hàng Gà, Hàng Cót đến Hàng Đậu, lúc này Hoàng thành lại men theo sông Tô Lịch, có thể đến quãng Cửa Bắc thì xây một cống để vòng qua sông Tô, giáp với hồ Trúc Bạch. Bởi hồ Trúc Bạch thời ấy còn liền với Hồ Tây, chưa có đường Thanh Niên, rất hoang sơ, nên hồ rất rộng. Một cống nữa qua sông Tô phải ở chỗ vườn hoa Lý Tự Trọng bây giờ để ?obao vây điện Tường Quang, quán Trấn Vũ? ra hồ. Vì theo bản đồ thời Hồng Đức hồ Tây từ đoạn quán Trấn Vũ đến gần giữa làng Thụy Khuê chỉ là nước hồ thông với sông Tô Lịch thành một biển nước mênh mông. Vì thế, Cửu Trùng Đài không thể ở sát vùng gần làng Thụy Khuê, vì làng Thụy Khuê lúc này như một hòn đảo lớn bị nước bao quanh. Phía Bắc và phía Đông là hồ Tây. Phía Nam là sông Tô Lịch. Phía Tây là cửa lớn nối hồ Tây với sông Tô (vùng Cống Đõ - Hồ Khẩu bây giờ). Muốn sang vùng đất Thụy Khuê lúc ấy phải đi thuyền.
    Căn cứ vào những điều trên, Cửu Trùng Đài có lẽ được xây ở vùng đất Quán Thánh, ven hồ Trúc Bạch bây giờ. Theo logic thì vòng Hoàng thành được đắp to, có đoạn vượt cả sông Tô để bảo vệ Cấm thành và các cung điện, bảo vệ nơi du ngoạn của nhà vua. Nếu đúng như vậy thì vua Lê Tương Dực quả là một người xa hoa không quản tốn kém. Ta hãy tưởng tượng từ cung vua, nhà vua có thể dong chơi qua cầu sông Tô sang vùng đất ven hồ Tây, quãng Quán Thánh). Giữa mênh mông sông hồ, có những doi đất, cỏ cây, hoa lá xanh tươi, được xây lô nhô những ?olầu hồng, gác tía? những cung điện nguy nga, mà người dân không vào được, vì đã có vòng Hoàng thành ở đoạn này ngăn trở. Chả thế mà Đại Việt sử ký toàn thư tập IV cũng viết:
    ?oLại sai làm thuyền chiến, sai bọn con gái tơ (mặc hở hang) chèo thuyền ở hồ Tây vua cùng chơi, lấy làm vui thích. Người thợ Vũ Như Tô làm điện to hơn trăm nóc, hết kiệt tiền của và sức dân trong nước...?. Chính vì thế mà Cửu Trùng Đài chưa xây xong đã bị loạn quân đốt sạch.
    Về người xây Cửu Trùng Đài Vũ Như Tô chắc phải là một người thợ siêu việt có tài kiến trúc, có bàn tay vàng của một nhà điêu khắc tài ba. Trong giai thoại dân gian về ông có một chuyện rất buồn cười. Đó là nhà vua sai ông làm một chiếc ngai vàng để vua ngự thiết triều, ngai vàng được chạm trổ rất tinh vi, rồng mây vàng son uốn lượn. Khi làm xong, ông rất ưng ý bèn ghé ngồi thử, không may quân cấm vệ nhìn thấy, thế là ông mắc tội khi quân phải đem giam lại chờ án chém. Ngồi trong ngục buồn quá, ông xin được một nắm thóc nếp, ông bóc vỏ trấu lấy hạt gạo, rồi dùng móng tay làm thành một đàn voi trắng nhỏ xíu. Chuyện đến tai vua, vua truyền đem lên xem thử, thấy đàn voi giống quá, nhà vua phải kinh ngạc. Cảm thương người thợ tài ba, vua truyền xá tội cho ông.
    Thành Thăng Long Hà Nội trải từ Lý - Trần - Lê - Mạc - Lê Trung Hưng - Quang Trung và nhà Nguyễn, đã có bao biến động lịch sử. Cung điện và dấu cũ đã nhiều lần bị tàn phá. Nhưng với vài dòng trong ?oSử ký toàn thư? và tác phẩm kịch của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng thì Cửu Trùng Đài nếu còn, sẽ là niềm tự hào của nền kiến trúc dân tộc, một công trình vô giá. Nhưng dẫu không còn thì Cửu Trùng Đài vẫn sống trong lòng dân gian theo trí tưởng tượng của từng người.
    Được hanoipho sửa chữa / chuyển vào 02:35 ngày 21/07/2004
  8. hanoipho

    hanoipho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    1.940
    Đã được thích:
    0
    Cửu Trùng Đài thành Thăng Long ở đâu? ​
    Trong lịch sử và trong kịch Vũ Như Tô của Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng có nói đến Cửu Trùng Đài, do vua Lê Tương Dực cho xây dựng ở kinh thành Thăng Long. Theo nhà văn Nguyễn Huy Tưởng thì Cửu Trùng Đài xây gần Hồ Tây, địa danh có tính ước lệ. Nhưng chính xác Cửu Trùng Đài ở vị trí nào thì chưa cụ thể. Bởi Cửu Trùng Đài do người thợ tài ba Vũ Như Tô thiết kế, chưa kịp xây dựng xong thì đã bị loạn quân đốt sạch mà lịch sử chỉ ghi lại có vài dòng.
    Đại Việt sử ký toàn thư tập IV có viết về giai đoạn lịch sử này như sau:
    ?oLúc ấy vua thích xây hồ dựng điện, đắp thành to rộng mấy ngàn trượng, bao vây cả điện Tường Quang, quán Trấn Vũ, chùa Thiên Hoa ở phường Kim Cổ từ phía Đông đến phía Tây Bắc chắn ngang sông Tô Lịch trên đất Hoàng thành dưới làm cửa cống, lấy ngói vỡ và đất đá nện xuống, lấy đá phiến, gạch vuông xây nên, lấy sắt sâu ngang?...
    Vua Lê Tương Dực là cháu nội của vua Lê Thánh Tông. Ông lên ngôi năm 1509 mất vào năm 1516 làm vua được 7 năm, thọ 22 tuổi vào gần cuối thời hậu Lê.
    Vậy Cửu Trùng Đài thành Thăng Long ở đâu ? Trước hết phải căn cứ vào tấm bản đồ vẽ thành Thăng Long thời Hồng Đức (1490) cách thời Lê Tương Dực lên ngôi khoảng gần 20 năm. Theo bản đồ này thì vòng Hoàng thành Thăng Long về phía Bắc bắt đầu từ điểm Hàng Đậu, uốn lượn theo sông Tô Lịch qua Quán Thánh, Thụy Khuê về Bưởi, vòng về phía Nam đến đoạn vuông góc với vùng Ngọc Khánh - Giảng Võ, uốn nhẹ xuống vùng phố Sơn Tây - Lê Trực, rẽ ngược về phía Đông thẳng theo đường Trần Phú đến đầu Phùng Hưng thì ngoặt lên hướng Bắc quãng Hàng Đậu là hết một vòng Hoàng thành. Nhưng đến thời vua Lê Tương Dực, vòng Hoàng thành được đắp lấn ra ?oBao vây cả điện Tường Quang, quán Trấn Vũ, chùa Thiên Hoa ở phường Kim Cổ (vùng chợ Hàng Da) từ phía Đông đến phía Tây Bắc (vùng từ đền Trấn Vũ đến Cửa Bắc) chắn ngang sông Tô Lịch trên đắp Hoàng thành, dưới làm cửa cống?. Thế là vòng Hoàng thành lúc này phía Nam giới hạn ở vùng Hà Trung - Hàng Da. Phía Đông từ đây qua vùng Cửa Đông, Hàng Gà, Hàng Cót đến Hàng Đậu, lúc này Hoàng thành lại men theo sông Tô Lịch, có thể đến quãng Cửa Bắc thì xây một cống để vòng qua sông Tô, giáp với hồ Trúc Bạch. Bởi hồ Trúc Bạch thời ấy còn liền với Hồ Tây, chưa có đường Thanh Niên, rất hoang sơ, nên hồ rất rộng. Một cống nữa qua sông Tô phải ở chỗ vườn hoa Lý Tự Trọng bây giờ để ?obao vây điện Tường Quang, quán Trấn Vũ? ra hồ. Vì theo bản đồ thời Hồng Đức hồ Tây từ đoạn quán Trấn Vũ đến gần giữa làng Thụy Khuê chỉ là nước hồ thông với sông Tô Lịch thành một biển nước mênh mông. Vì thế, Cửu Trùng Đài không thể ở sát vùng gần làng Thụy Khuê, vì làng Thụy Khuê lúc này như một hòn đảo lớn bị nước bao quanh. Phía Bắc và phía Đông là hồ Tây. Phía Nam là sông Tô Lịch. Phía Tây là cửa lớn nối hồ Tây với sông Tô (vùng Cống Đõ - Hồ Khẩu bây giờ). Muốn sang vùng đất Thụy Khuê lúc ấy phải đi thuyền.
    Căn cứ vào những điều trên, Cửu Trùng Đài có lẽ được xây ở vùng đất Quán Thánh, ven hồ Trúc Bạch bây giờ. Theo logic thì vòng Hoàng thành được đắp to, có đoạn vượt cả sông Tô để bảo vệ Cấm thành và các cung điện, bảo vệ nơi du ngoạn của nhà vua. Nếu đúng như vậy thì vua Lê Tương Dực quả là một người xa hoa không quản tốn kém. Ta hãy tưởng tượng từ cung vua, nhà vua có thể dong chơi qua cầu sông Tô sang vùng đất ven hồ Tây, quãng Quán Thánh). Giữa mênh mông sông hồ, có những doi đất, cỏ cây, hoa lá xanh tươi, được xây lô nhô những ?olầu hồng, gác tía? những cung điện nguy nga, mà người dân không vào được, vì đã có vòng Hoàng thành ở đoạn này ngăn trở. Chả thế mà Đại Việt sử ký toàn thư tập IV cũng viết:
    ?oLại sai làm thuyền chiến, sai bọn con gái tơ (mặc hở hang) chèo thuyền ở hồ Tây vua cùng chơi, lấy làm vui thích. Người thợ Vũ Như Tô làm điện to hơn trăm nóc, hết kiệt tiền của và sức dân trong nước...?. Chính vì thế mà Cửu Trùng Đài chưa xây xong đã bị loạn quân đốt sạch.
    Về người xây Cửu Trùng Đài Vũ Như Tô chắc phải là một người thợ siêu việt có tài kiến trúc, có bàn tay vàng của một nhà điêu khắc tài ba. Trong giai thoại dân gian về ông có một chuyện rất buồn cười. Đó là nhà vua sai ông làm một chiếc ngai vàng để vua ngự thiết triều, ngai vàng được chạm trổ rất tinh vi, rồng mây vàng son uốn lượn. Khi làm xong, ông rất ưng ý bèn ghé ngồi thử, không may quân cấm vệ nhìn thấy, thế là ông mắc tội khi quân phải đem giam lại chờ án chém. Ngồi trong ngục buồn quá, ông xin được một nắm thóc nếp, ông bóc vỏ trấu lấy hạt gạo, rồi dùng móng tay làm thành một đàn voi trắng nhỏ xíu. Chuyện đến tai vua, vua truyền đem lên xem thử, thấy đàn voi giống quá, nhà vua phải kinh ngạc. Cảm thương người thợ tài ba, vua truyền xá tội cho ông.
    Thành Thăng Long Hà Nội trải từ Lý - Trần - Lê - Mạc - Lê Trung Hưng - Quang Trung và nhà Nguyễn, đã có bao biến động lịch sử. Cung điện và dấu cũ đã nhiều lần bị tàn phá. Nhưng với vài dòng trong ?oSử ký toàn thư? và tác phẩm kịch của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng thì Cửu Trùng Đài nếu còn, sẽ là niềm tự hào của nền kiến trúc dân tộc, một công trình vô giá. Nhưng dẫu không còn thì Cửu Trùng Đài vẫn sống trong lòng dân gian theo trí tưởng tượng của từng người.
    Được hanoipho sửa chữa / chuyển vào 02:35 ngày 21/07/2004
  9. hanoipho

    hanoipho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    1.940
    Đã được thích:
    0
    Chùa Báo Ân ​
    Trong số các chùa cổ ở đất Thăng Long xưa, Báo Ân (chùa Cả) được xem là một trong những chùa hoành tráng và đẹp nhất. Các tài liệu lịch sử Phật giáo thời Trần còn lại đến nay đều cho biết, chùa Báo Ân liên quan mật thiết đến Thiền phái Trúc Lâm.
    [​IMG]Tháp Hoà Phong bên Hồ Gươm.
    Sau khi vua Trần Nhân Tông hóa ở Yên Tử, vua Anh Tông đã cho đúc hai pho tượng của ngài bằng vàng, một để ở chùa Vân Yên trên núi Yên Tử (Quảng Ninh), một ở chùa Báo Ân. Ngài đã lập 3 sở giới đàn ở chùa Chân Giáo trong Hoàng thành, chùa Phổ Minh ở Thiên Trường (quê hương nhà Trần) và chùa Báo Ân. Chùa còn là trung tâm truyền bá Phật giáo, là nơi các pháp chủ Huyền Quang và Pháp Loa đến giảng kinh. Tương truyền, có buổi giảng kinh của các vị cao tăng này người nghe đông đến cả nghìn, thường cũng có đến 500-600 người... Từ những cứ liệu trên, có thể thấy, chùa Báo Ân hẳn có quy mô rất lớn và hết sức gắn bó với cuộc đời Trần Nhân Tông, một trong những vị vua anh minh nhất trong lịch sử các triều đại phong kiến, người đã chỉ huy nhân dân Đại Việt đánh thắng hai cuộc xâm lược năm 1285 và 1287 của giặc Nguyên Mông.
    Qua năm tháng, chùa Báo Ân (xã Dương Quang, huyện Gia Lâm) không còn vẻ tráng lệ như xưa, hiện có quy mô nhỏ bé với bố cục hình chữ T và nằm sát khu dân cư. Trong quá trình canh tác và khai thác đất làm gạch, nhân dân trong vùng đã nhặt được nhiều vật liệu kiến trúc và đồ gốm sứ thời Trần, Mạc, Lê. Sưu tập hiện vật này hiện được lưu giữ tại chùa Báo Ân và chùa Sủi ở gần đó. Đây chính là cơ sở để năm 2002, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và Văn phòng Ban chỉ đạo 1000 năm Thăng Long phối hợp đào thám sát trên diện tích 100m2 nhằm tìm hiểu di tích này. Kết quả thu được không nằm ngoài dự đoán khi làm phát lộ các vết tích kiến trúc, gồm: nền, móng, gia cố chân tảng và hệ thống cống thoát nước có niên đại trải dài từ thời Trần, Lê đến Nguyễn. Kết quả nghiên cứu được các nhà quản lý và chuyên môn đánh giá cao, đề nghị mở rộng khu vực khai quật.
    Trong tháng 12-2003, các nhà khảo cổ tiến hành thêm 6 hố khai quật và thám sát trên diện tích 300m2, thu được rất nhiều hiện vật quý, củng cố vững chắc quan điểm đã từng có ngôi chùa Báo Ân hoành tráng, một trung tâm Phật giáo lớn ở đây.
    Tại 6 hố khai quật và đào thám sát trên những vị trí khác nhau, ngoại trừ dấu tích nền móng của lớp kiến trúc thời Nguyễn (cuối thế kỷ XIX đầu XX) đã bị hủy hoại nặng do lấy đất làm gạch, xuất lộ rất rõ hai lớp kiến trúc có niên đại thời Trần và Lê trung hưng. Lớp móng thời Lê nằm ở độ sâu trung bình 1m so với mặt nền hiện tại. Móng kết cấu gồm một hàng gạch xếp đứng, khóa hàng gạch lát phía trong và được xếp rất khít, không sử dụng vật liệu kết dính. Kiểu kết cấu móng này đã gặp trong một số di tích thời Lê, rõ nhất là khu di tích Lam Kinh (Thanh Hóa). Lớp kiến trúc thời Lê nằm đè lên lớp móng hiện tại chứng tỏ sự kế thừa rõ nét trong xây dựng chùa qua các thời kỳ.
    Các chuyên gia khảo cổ đánh giá cao số hiện vật thu được tại hố đào thứ 2, trên diện tích 196m2. Tại đây đã phát hiện 3 lớp kiến trúc với nhiều di vật còn khá nguyên vẹn, gồm: nền, móng, gia cố chân tảng, chân tảng sa thạch, ống cống thoát nước, hố ga... Từ các vết tích xuất lộ trong hố đào, các nhà khảo cổ phục dựng lại bước đầu bố cục của các kiến trúc. Với lớp kiến trúc thời Trần đã bị phá hủy nặng nề, chỉ còn lại móng phía Đông, Nam và Bắc. Gia cố chân tảng cũng bị phá hủy, do đó chưa suy dựng được khẩu độ các bước gian cũng như bố cục của kiến trúc này. Song với các vết tích tìm thấy, có thể nhận định đây chính là nền móng của một trong những kiến trúc chính của ngôi chùa Báo Ân xưa.
    Căn cứ vào viên gạch có ghi niên đại Hưng Long thập nhị niên, có thể chùa được xây dựng vào khoảng năm 1304. Với lớp kiến trúc thời Lê, dựa vào phân bố của hệ gia cố chân tảng cũng như khẩu độ các bước gian, có thể dựng được ngôi nhà 3 gian và 2 chái, với gian giữa rộng 4,2m, gian thứ là 3,3m và chái là 2m. Kiến trúc này sau khi bị hư hại, mặt bằng tiếp tục được sử dụng để dựng chùa vào cuối thế kỷ XIX.
    Bên cạnh các tầng kiến trúc, số di vật tìm thấy biểu hiện rõ nét nếp văn hóa, kiến trúc của từng thời kỳ. Nếu như vật liệu trang trí và kiến trúc thời Trần là các loại gạch và ngói tinh xảo (chủ yếu là ngói có trang trí hình hoa sen phủ men vàng để mộc, gắn khối tượng) thì thời Lê nổi bật với các loại ngói ống ốp trang trí hình nhũ đinh, diềm ngói âm và đầu ngói trang trí hình hoa cúc, hoa chanh... Đồ gốm thời Trần phần lớn là các loại men trắng ngà, men trắng ngả xanh, men trắng hoa nâu, men ngọc, men nâu. Trong khi đó, men trắng hoa lam chiếm tuyệt đại đa số với hai khung niên đại chủ yếu là thế kỷ XV-XVI và XVII-XVIII, ứng với thời Lê...
    Theo các chuyên gia, diện tích phân bố của di tích rất lớn, lên tới 10.000m2 và rất cần các cơ quan chức năng có kế hoạch khoanh vùng bảo vệ. Công việc này cần sớm được thực hiện để ngăn ngừa việc xâm lấn di tích, đặc biệt ở phần phía bắc gò và trong khuôn viên chùa hiện tại đã tìm thấy những ống cống và vật liệu kiến trúc tháp.
  10. hanoipho

    hanoipho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    1.940
    Đã được thích:
    0
    Chùa Báo Ân ​
    Trong số các chùa cổ ở đất Thăng Long xưa, Báo Ân (chùa Cả) được xem là một trong những chùa hoành tráng và đẹp nhất. Các tài liệu lịch sử Phật giáo thời Trần còn lại đến nay đều cho biết, chùa Báo Ân liên quan mật thiết đến Thiền phái Trúc Lâm.
    [​IMG]Tháp Hoà Phong bên Hồ Gươm.
    Sau khi vua Trần Nhân Tông hóa ở Yên Tử, vua Anh Tông đã cho đúc hai pho tượng của ngài bằng vàng, một để ở chùa Vân Yên trên núi Yên Tử (Quảng Ninh), một ở chùa Báo Ân. Ngài đã lập 3 sở giới đàn ở chùa Chân Giáo trong Hoàng thành, chùa Phổ Minh ở Thiên Trường (quê hương nhà Trần) và chùa Báo Ân. Chùa còn là trung tâm truyền bá Phật giáo, là nơi các pháp chủ Huyền Quang và Pháp Loa đến giảng kinh. Tương truyền, có buổi giảng kinh của các vị cao tăng này người nghe đông đến cả nghìn, thường cũng có đến 500-600 người... Từ những cứ liệu trên, có thể thấy, chùa Báo Ân hẳn có quy mô rất lớn và hết sức gắn bó với cuộc đời Trần Nhân Tông, một trong những vị vua anh minh nhất trong lịch sử các triều đại phong kiến, người đã chỉ huy nhân dân Đại Việt đánh thắng hai cuộc xâm lược năm 1285 và 1287 của giặc Nguyên Mông.
    Qua năm tháng, chùa Báo Ân (xã Dương Quang, huyện Gia Lâm) không còn vẻ tráng lệ như xưa, hiện có quy mô nhỏ bé với bố cục hình chữ T và nằm sát khu dân cư. Trong quá trình canh tác và khai thác đất làm gạch, nhân dân trong vùng đã nhặt được nhiều vật liệu kiến trúc và đồ gốm sứ thời Trần, Mạc, Lê. Sưu tập hiện vật này hiện được lưu giữ tại chùa Báo Ân và chùa Sủi ở gần đó. Đây chính là cơ sở để năm 2002, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và Văn phòng Ban chỉ đạo 1000 năm Thăng Long phối hợp đào thám sát trên diện tích 100m2 nhằm tìm hiểu di tích này. Kết quả thu được không nằm ngoài dự đoán khi làm phát lộ các vết tích kiến trúc, gồm: nền, móng, gia cố chân tảng và hệ thống cống thoát nước có niên đại trải dài từ thời Trần, Lê đến Nguyễn. Kết quả nghiên cứu được các nhà quản lý và chuyên môn đánh giá cao, đề nghị mở rộng khu vực khai quật.
    Trong tháng 12-2003, các nhà khảo cổ tiến hành thêm 6 hố khai quật và thám sát trên diện tích 300m2, thu được rất nhiều hiện vật quý, củng cố vững chắc quan điểm đã từng có ngôi chùa Báo Ân hoành tráng, một trung tâm Phật giáo lớn ở đây.
    Tại 6 hố khai quật và đào thám sát trên những vị trí khác nhau, ngoại trừ dấu tích nền móng của lớp kiến trúc thời Nguyễn (cuối thế kỷ XIX đầu XX) đã bị hủy hoại nặng do lấy đất làm gạch, xuất lộ rất rõ hai lớp kiến trúc có niên đại thời Trần và Lê trung hưng. Lớp móng thời Lê nằm ở độ sâu trung bình 1m so với mặt nền hiện tại. Móng kết cấu gồm một hàng gạch xếp đứng, khóa hàng gạch lát phía trong và được xếp rất khít, không sử dụng vật liệu kết dính. Kiểu kết cấu móng này đã gặp trong một số di tích thời Lê, rõ nhất là khu di tích Lam Kinh (Thanh Hóa). Lớp kiến trúc thời Lê nằm đè lên lớp móng hiện tại chứng tỏ sự kế thừa rõ nét trong xây dựng chùa qua các thời kỳ.
    Các chuyên gia khảo cổ đánh giá cao số hiện vật thu được tại hố đào thứ 2, trên diện tích 196m2. Tại đây đã phát hiện 3 lớp kiến trúc với nhiều di vật còn khá nguyên vẹn, gồm: nền, móng, gia cố chân tảng, chân tảng sa thạch, ống cống thoát nước, hố ga... Từ các vết tích xuất lộ trong hố đào, các nhà khảo cổ phục dựng lại bước đầu bố cục của các kiến trúc. Với lớp kiến trúc thời Trần đã bị phá hủy nặng nề, chỉ còn lại móng phía Đông, Nam và Bắc. Gia cố chân tảng cũng bị phá hủy, do đó chưa suy dựng được khẩu độ các bước gian cũng như bố cục của kiến trúc này. Song với các vết tích tìm thấy, có thể nhận định đây chính là nền móng của một trong những kiến trúc chính của ngôi chùa Báo Ân xưa.
    Căn cứ vào viên gạch có ghi niên đại Hưng Long thập nhị niên, có thể chùa được xây dựng vào khoảng năm 1304. Với lớp kiến trúc thời Lê, dựa vào phân bố của hệ gia cố chân tảng cũng như khẩu độ các bước gian, có thể dựng được ngôi nhà 3 gian và 2 chái, với gian giữa rộng 4,2m, gian thứ là 3,3m và chái là 2m. Kiến trúc này sau khi bị hư hại, mặt bằng tiếp tục được sử dụng để dựng chùa vào cuối thế kỷ XIX.
    Bên cạnh các tầng kiến trúc, số di vật tìm thấy biểu hiện rõ nét nếp văn hóa, kiến trúc của từng thời kỳ. Nếu như vật liệu trang trí và kiến trúc thời Trần là các loại gạch và ngói tinh xảo (chủ yếu là ngói có trang trí hình hoa sen phủ men vàng để mộc, gắn khối tượng) thì thời Lê nổi bật với các loại ngói ống ốp trang trí hình nhũ đinh, diềm ngói âm và đầu ngói trang trí hình hoa cúc, hoa chanh... Đồ gốm thời Trần phần lớn là các loại men trắng ngà, men trắng ngả xanh, men trắng hoa nâu, men ngọc, men nâu. Trong khi đó, men trắng hoa lam chiếm tuyệt đại đa số với hai khung niên đại chủ yếu là thế kỷ XV-XVI và XVII-XVIII, ứng với thời Lê...
    Theo các chuyên gia, diện tích phân bố của di tích rất lớn, lên tới 10.000m2 và rất cần các cơ quan chức năng có kế hoạch khoanh vùng bảo vệ. Công việc này cần sớm được thực hiện để ngăn ngừa việc xâm lấn di tích, đặc biệt ở phần phía bắc gò và trong khuôn viên chùa hiện tại đã tìm thấy những ống cống và vật liệu kiến trúc tháp.

Chia sẻ trang này