1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cùng tìm hiểu về Hà Nội xưa và nay

Chủ đề trong 'Public Hà Nội' bởi GodFatherHN, 07/02/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. hanoipho

    hanoipho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    1.940
    Đã được thích:
    0
    Chùa Một Cột ​
    Chùa Một Cột ở phía tây thành Thành Thăng Long cũ, là một trong những ngôi chùa nổi tiếng được ghi lại trong sử sách. Chùa được xây dựng năm 1049 dưới triều Lý Thái Tông. Tương truyền rằng vua Lý một lần nằm mộng thấy Phật Quan Âm ngồi trên toà sen mời vua bước lên. Một nhà sư là Thiên Tuế đã khuyên vua nên làm một ngôi chùa dựng trên một cột đá, thành hình hoa sen thờ Quan Âm như đã thấy trong mộng. Làm xong, các nhà sư đi diễu quanh chùa tụng kinh cầu cho vua sống lâu. Do đó mới đặt tên là Diêu Hựu (kéo dài sự ban phúc của thần linh).
    Năm 1080, Lý Nhân Tông cho đúc một quả chuông lớn cho chùa. Chuông quá lớn không treo lên được nên đành bỏ ở ruộng cạnh chùa gọi là ruộng Quy điền vì ruộng này có rất nhiều rùa. Chuông chùa Diên Hựu do đó còn có tên là chuông chùa Qui Điện và được liệt vào bốn vật quí của nước nam (Nam bang tứ khí). Chuông này sau bị tướng giặc nhà Minh là Vương Thông, hồi bị Lê Lợi bao vây ở Thăng long, đem phá ra để đúc súng.
    Năm 1105 Lý Nhân Tông cho đào một cái hồ chung quanh chùa gọi là hồ Linh Chiêu, chùa được dựng trên một cột đá giống đoá hoa sen mọc từ dưới nước lên. Chung quanh chùa là dãy hành lang có hình vẽ. Mé ngoài hành lang lại đào một khu áo nước xanh biếc bao bọc chung quanh, có bắc cầu vồng (phía kiêu) để thông ra ngoài. Ở sân sát cạnh phía trước, hai bên tả hữu có dựng tháp lợp ngói sứ. Hàng tháng vào ngày rằm, mùng một, hàng năm và ngày lễ tâm Phật, vua đi xe ra chùa hành hương, quan lại và dân chúng cũng đến lễ rất đông, coi như ngày hội lớn chùa kinh thành.
    Qua nhiều triều đại, chùa Một Cột không còn qui mô tráng lệ như dưới triều Lý, tuy nhiên vẫn còn một phần nào giữ được lối kiến trúc độc đáo của nó. Chùa hình vuông mỗi chiều cao 3m, dựng trên một cột đá lớn đường kính 1,25m cao 4m chưa kể phần chôn dưới đất, và gồm hai tảng đá lớn hình trụ chồng lên nhau. Tảng đá trên đỡ một hệ thống những thanh gỗ lim, cái thì cắm sâu vào cột đá, cái thì xuyên qua cột đá, hình thành một sườn kiên cố cho ngôi chùa xinh xắn mái cong lợp ngói, như một đoá hoa sen vươn thẳng lên khu ao nhỏ cũng hình vuông và xây lan can bằng gạch chung quanh. Từ bờ ngoài có lối đi bằng gạch qua ao đến một chiếc thang dẫn lên chùa. Cửa chùa có chiếc biển đề 3 chữ ?oLiên hoa đài? nhắc lại hình dáng đặc biệt của chùa cùng tích giấc mộng của vua Lý trước khi làm chùa...
    Đến nay di tích Chùa Một Cột vẫn được lưu giữ và bảo tồn với chiếc Chùa dựng trên ao Hoa sen trong khuôn viên chung của quần thể khu vực Lăng Hồ Chủ Tịch thuộc Quận Ba Đình, HN. Mỗi năm hàng trăm ngàn khách du lịch đã đến đây để chiêm ngưỡng "lâu đài kiến trúc" có một không hai này của Việt Nam.
    [​IMG]
    Được hanoipho sửa chữa / chuyển vào 02:16 ngày 21/07/2004
  2. hanoipho

    hanoipho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    1.940
    Đã được thích:
    0
    Chùa Một Cột ​
    Chùa Một Cột ở phía tây thành Thành Thăng Long cũ, là một trong những ngôi chùa nổi tiếng được ghi lại trong sử sách. Chùa được xây dựng năm 1049 dưới triều Lý Thái Tông. Tương truyền rằng vua Lý một lần nằm mộng thấy Phật Quan Âm ngồi trên toà sen mời vua bước lên. Một nhà sư là Thiên Tuế đã khuyên vua nên làm một ngôi chùa dựng trên một cột đá, thành hình hoa sen thờ Quan Âm như đã thấy trong mộng. Làm xong, các nhà sư đi diễu quanh chùa tụng kinh cầu cho vua sống lâu. Do đó mới đặt tên là Diêu Hựu (kéo dài sự ban phúc của thần linh).
    Năm 1080, Lý Nhân Tông cho đúc một quả chuông lớn cho chùa. Chuông quá lớn không treo lên được nên đành bỏ ở ruộng cạnh chùa gọi là ruộng Quy điền vì ruộng này có rất nhiều rùa. Chuông chùa Diên Hựu do đó còn có tên là chuông chùa Qui Điện và được liệt vào bốn vật quí của nước nam (Nam bang tứ khí). Chuông này sau bị tướng giặc nhà Minh là Vương Thông, hồi bị Lê Lợi bao vây ở Thăng long, đem phá ra để đúc súng.
    Năm 1105 Lý Nhân Tông cho đào một cái hồ chung quanh chùa gọi là hồ Linh Chiêu, chùa được dựng trên một cột đá giống đoá hoa sen mọc từ dưới nước lên. Chung quanh chùa là dãy hành lang có hình vẽ. Mé ngoài hành lang lại đào một khu áo nước xanh biếc bao bọc chung quanh, có bắc cầu vồng (phía kiêu) để thông ra ngoài. Ở sân sát cạnh phía trước, hai bên tả hữu có dựng tháp lợp ngói sứ. Hàng tháng vào ngày rằm, mùng một, hàng năm và ngày lễ tâm Phật, vua đi xe ra chùa hành hương, quan lại và dân chúng cũng đến lễ rất đông, coi như ngày hội lớn chùa kinh thành.
    Qua nhiều triều đại, chùa Một Cột không còn qui mô tráng lệ như dưới triều Lý, tuy nhiên vẫn còn một phần nào giữ được lối kiến trúc độc đáo của nó. Chùa hình vuông mỗi chiều cao 3m, dựng trên một cột đá lớn đường kính 1,25m cao 4m chưa kể phần chôn dưới đất, và gồm hai tảng đá lớn hình trụ chồng lên nhau. Tảng đá trên đỡ một hệ thống những thanh gỗ lim, cái thì cắm sâu vào cột đá, cái thì xuyên qua cột đá, hình thành một sườn kiên cố cho ngôi chùa xinh xắn mái cong lợp ngói, như một đoá hoa sen vươn thẳng lên khu ao nhỏ cũng hình vuông và xây lan can bằng gạch chung quanh. Từ bờ ngoài có lối đi bằng gạch qua ao đến một chiếc thang dẫn lên chùa. Cửa chùa có chiếc biển đề 3 chữ ?oLiên hoa đài? nhắc lại hình dáng đặc biệt của chùa cùng tích giấc mộng của vua Lý trước khi làm chùa...
    Đến nay di tích Chùa Một Cột vẫn được lưu giữ và bảo tồn với chiếc Chùa dựng trên ao Hoa sen trong khuôn viên chung của quần thể khu vực Lăng Hồ Chủ Tịch thuộc Quận Ba Đình, HN. Mỗi năm hàng trăm ngàn khách du lịch đã đến đây để chiêm ngưỡng "lâu đài kiến trúc" có một không hai này của Việt Nam.
    [​IMG]
    Được hanoipho sửa chữa / chuyển vào 02:16 ngày 21/07/2004
  3. hanoipho

    hanoipho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    1.940
    Đã được thích:
    0
    Tiền mừng tuổi có nguồn gốc từ đâu ? ​

    [​IMG]
    Lì xì đầu xuân

    Theo truyền thuyết, ngày xưa có một con yêu quái thường xuất hiện vào đêm Giao thừa, thích xoa đầu trẻ nhỏ đang ngủ ngon giấc, khiến chúng giật mình khóc thét lên. Hôm sau trẻ nhức đầu, sốt cao, làm cho bố mẹ không dám ngủ, phải thức canh phòng yêu quái.
    Có một cặp vợ chồng nọ khi đã ngoài 50 tuổi mới sinh được một mụn con trai kháu khỉnh. Tết năm đó, có 8 vị tiên dạo qua, biết trước cậu bé sẽ gặp nạn liền hóa thành 8 đồng tiền ngày đêm túc trực bên cậu bé. Sau khi cậu bé ngủ say, hai vợ chồng lấy giấy đỏ gói những đồng tiền này lại và đặt lên gối con rồi ngủ. Nửa đêm, con yêu quái xuất hiện vừa giơ tay định xoa đầu đứa trẻ thì từ chiếc gối loé lên những tia vàng sáng rực, khiến nó khiếp vía bỏ chạy.
    Việc lấy giấy đỏ gói tiền được kể lại cho bà con hàng xóm. Mọi người vui mừng bắt chước làm theo. Về sau dần dần trở thành phong tục tiền mừng tuổi đầu năm và kéo dài đến tận nay.
    Cũng như nhiều địa phương khác trên cả nước, người Hà Nội có tập tục mừng tuổi nhân dịp xuân về. Mỗi khi năm mới về, già trẻ lớn bé đều thêm một tuổi. Thêm một tuổi với con người rất quan trọng, vì trong khoảng thời gian ?o Bách tuế vi kỳ? như thế là gần lại mức thang trời đã ban phát, thọ thêm một tuổi. Chính vì vậy, với trẻ hay già đều là điều đáng mừng cả. Với người trẻ tuổi là tiến gần đén sự chững chạc, từng trải trong đời. Với người già thêm một tuổi là thêm tuổi thọ cùng với trời đất.
    Với quan niệm như vậy, ngay từ sáng mồng một tết, cả gia đình từ già đến trẻ, ăn mặc chỉnh tề tươm tất, đứng trước bàn thờ gia tiên. Gia trưởng thay mặt cả nhà khấn vái, chúc thọ tổ tiên. Không khí thật trang nghiêm. Bàn thờ gia tiên sáng trưng, hương trầm thơm ngát, theo thứ tự mọi người vào lễ. Sau khi cả nhà lễ xong, người gia trưởng thay mặt tổ tiên lấy quà tết dâng cúng trên bàn thờ phân phát cho con cháu trong nhà. Đây là hình thức biểu trưng tổ tiên mừng tuổi cho con cháu. Sau khi mừng tuổi chúc thọ tổ tiên xong, đến lượt cha mẹ mừng tuổi ông bà, con cháu mừng tuổi ông bà cha mẹ. Thường thì sau khi con cháu mừng tuổi xong, người trên thường thưởng cho con cháu một phong bao giấy hồng đựng một ít tiền mừng tuổi.Trước đây trong phong bì đựng tiền mừng tuổi thường có một tờ bạc chẵn kèm theo vài đồng bạc lẻ với ý nghĩa cầu mong cho con cháu sau khi nhận tiền đó thì số tiền này sẽ sinh sôi nảy nở thêm.
    Ngày nay, do ảnh hưởng của kinh tế thị trường, một số người chỉ chú trọng đến số lượng tiền bạc trong phong bì mà không quan tâm đến ý nghĩa của chúng. Tục lệ mừng tuổi không còn mang ý nghĩa như trước nữa, nhiều nơi, nhiều vùng, nhất là thành phố, việc cho tiền, nhận tiền đã mất đi ý nghĩa tốt đẹp vốn có mà trở thành nạn hối lộ. Ngay cả đối với trẻ con, đôi khi việc mừng tuổi cũng bị đánh giá qua sự nặng nhẹ của phong bì.
    Trong giao dịch buôn bán, giới kinh doanh cũng có lệ mừng tuổi lấy hên đầu năm. Trong khi thăm viếng nhau nhân dịp đầu xuân, người ta thường mừng tuổi nhau tiền. tiền mừng tuổi ở đây được gọi là tiền ?o mở hàng?. thường thì tiền mở hàng này dù ít hay nhiều, người nhận không bao giờ đem ra chi tiêu mà thường để riêng xem như một kỷ nịêm trong cuộc đời kinh doanh của mình.

    Được hanoipho sửa chữa / chuyển vào 02:58 ngày 21/07/2004
  4. hanoipho

    hanoipho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    1.940
    Đã được thích:
    0
    Tiền mừng tuổi có nguồn gốc từ đâu ? ​

    [​IMG]
    Lì xì đầu xuân

    Theo truyền thuyết, ngày xưa có một con yêu quái thường xuất hiện vào đêm Giao thừa, thích xoa đầu trẻ nhỏ đang ngủ ngon giấc, khiến chúng giật mình khóc thét lên. Hôm sau trẻ nhức đầu, sốt cao, làm cho bố mẹ không dám ngủ, phải thức canh phòng yêu quái.
    Có một cặp vợ chồng nọ khi đã ngoài 50 tuổi mới sinh được một mụn con trai kháu khỉnh. Tết năm đó, có 8 vị tiên dạo qua, biết trước cậu bé sẽ gặp nạn liền hóa thành 8 đồng tiền ngày đêm túc trực bên cậu bé. Sau khi cậu bé ngủ say, hai vợ chồng lấy giấy đỏ gói những đồng tiền này lại và đặt lên gối con rồi ngủ. Nửa đêm, con yêu quái xuất hiện vừa giơ tay định xoa đầu đứa trẻ thì từ chiếc gối loé lên những tia vàng sáng rực, khiến nó khiếp vía bỏ chạy.
    Việc lấy giấy đỏ gói tiền được kể lại cho bà con hàng xóm. Mọi người vui mừng bắt chước làm theo. Về sau dần dần trở thành phong tục tiền mừng tuổi đầu năm và kéo dài đến tận nay.
    Cũng như nhiều địa phương khác trên cả nước, người Hà Nội có tập tục mừng tuổi nhân dịp xuân về. Mỗi khi năm mới về, già trẻ lớn bé đều thêm một tuổi. Thêm một tuổi với con người rất quan trọng, vì trong khoảng thời gian ?o Bách tuế vi kỳ? như thế là gần lại mức thang trời đã ban phát, thọ thêm một tuổi. Chính vì vậy, với trẻ hay già đều là điều đáng mừng cả. Với người trẻ tuổi là tiến gần đén sự chững chạc, từng trải trong đời. Với người già thêm một tuổi là thêm tuổi thọ cùng với trời đất.
    Với quan niệm như vậy, ngay từ sáng mồng một tết, cả gia đình từ già đến trẻ, ăn mặc chỉnh tề tươm tất, đứng trước bàn thờ gia tiên. Gia trưởng thay mặt cả nhà khấn vái, chúc thọ tổ tiên. Không khí thật trang nghiêm. Bàn thờ gia tiên sáng trưng, hương trầm thơm ngát, theo thứ tự mọi người vào lễ. Sau khi cả nhà lễ xong, người gia trưởng thay mặt tổ tiên lấy quà tết dâng cúng trên bàn thờ phân phát cho con cháu trong nhà. Đây là hình thức biểu trưng tổ tiên mừng tuổi cho con cháu. Sau khi mừng tuổi chúc thọ tổ tiên xong, đến lượt cha mẹ mừng tuổi ông bà, con cháu mừng tuổi ông bà cha mẹ. Thường thì sau khi con cháu mừng tuổi xong, người trên thường thưởng cho con cháu một phong bao giấy hồng đựng một ít tiền mừng tuổi.Trước đây trong phong bì đựng tiền mừng tuổi thường có một tờ bạc chẵn kèm theo vài đồng bạc lẻ với ý nghĩa cầu mong cho con cháu sau khi nhận tiền đó thì số tiền này sẽ sinh sôi nảy nở thêm.
    Ngày nay, do ảnh hưởng của kinh tế thị trường, một số người chỉ chú trọng đến số lượng tiền bạc trong phong bì mà không quan tâm đến ý nghĩa của chúng. Tục lệ mừng tuổi không còn mang ý nghĩa như trước nữa, nhiều nơi, nhiều vùng, nhất là thành phố, việc cho tiền, nhận tiền đã mất đi ý nghĩa tốt đẹp vốn có mà trở thành nạn hối lộ. Ngay cả đối với trẻ con, đôi khi việc mừng tuổi cũng bị đánh giá qua sự nặng nhẹ của phong bì.
    Trong giao dịch buôn bán, giới kinh doanh cũng có lệ mừng tuổi lấy hên đầu năm. Trong khi thăm viếng nhau nhân dịp đầu xuân, người ta thường mừng tuổi nhau tiền. tiền mừng tuổi ở đây được gọi là tiền ?o mở hàng?. thường thì tiền mở hàng này dù ít hay nhiều, người nhận không bao giờ đem ra chi tiêu mà thường để riêng xem như một kỷ nịêm trong cuộc đời kinh doanh của mình.

    Được hanoipho sửa chữa / chuyển vào 02:58 ngày 21/07/2004
  5. hanoipho

    hanoipho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    1.940
    Đã được thích:
    0
    Bánh cốm Hàng Than: đặc sản Hà thành ​
    Nhắc đến tên các phố cổ Hà Nội người ta không thể quên Hàng Than, con phố nhỏ có nhiều nhà hàng bánh cốm, mỗi độ thu sang hương cốm say lòng du khách. Nhà văn Thạch Lam đã viết: ?oBánh cốm là một thứ bánh gợi cho ta những kỷ niệm rất nhiều màu?. Ngày nay có thể nói bánh cốm đã trở thành một trong những đặc sản của Hà Nội chúng ta, mang đậm nét truyền thống dân tộc. Cứ mỗi lần nhắc đến bánh cốm, người ta nghĩ ngay đến phố Hàng Than.

    Chuyện kể rằng: Thời ấy người ta làm ra bánh cốm là phóng tác theo truyền thống bánh chưng, lấy đó làm niềm vui và không nghĩ nó phát triển như bây giờ. Cũng gạo nếp với đậu xanh nhưng hương vị thì lại khác với bất kỳ loại bánh nào, bởi cốm làm từ gạo nếp non, nhân gồm đậu xanh và dừa. Cả vỏ và nhân bánh đều được xào lẫn với đường, khi thưởng thức bánh khó mà biết rõ được phần nào ngon hơn. Người Hà Nội xưa đã nghĩ ra nhiều cách để hưởng thụ cốm, cốm luyện với thịt nạc, giã ra, rán lên làm chả ăn với cơm gạo tám thơm. Cốm xào với đường kính trắng, gọi là cốm xào, giữ được lâu đến hàng tuần. Lọc bột đao pha đường trắng rồi thả hạt cốm vào, đun lửa sôi lên thành ra món chè cốm để ăn tráng miệng vừa ngọt lại vừa thanh? Cuối cùng, ông tổ dòng họ Nguyễn Duy ở phố Hàng Than mới nghĩ thêm ra cách đem sấy khô hạt cốm, chế ra món bánh cốm để dành cho tết, lễ bái, dạm hỏi, cưới xin quanh năm. Bây giờ lễ ăn hỏi, ăn cỗ giỗ ở Hà Nội người ta thường đi theo bánh cốm, mâm lễ có bày bánh cốm trông rất sang, nhà trai đem đến nhà gái thường phải từ năm chục đến vài trăm bánh cốm, sau đó nhà gái lấy bánh cốm, kèm theo ấm chè, gói mứt sen đi biếu bà con họ mạc thân thích.

    Chế biến từ cốm để trở thành bánh cốm, quy trình không kém công phu, kể từ khi ra đồng cắt lúa non tới lúc ra được hạt cốm. Cốm dùng làm bánh phải là dạng cốm già, nghĩa là lúa cắt ở thời điểm hạt đã chắc xanh, vì cốm non khi vào đường sẽ tan hết, không dùng làm vỏ bánh được. Việc rang, giã, sàng, sẩy giống như quy trình sản xuất cốm non. Cốm làm xong sấy khô, đựng vào chum vại, hoặc đóng gói thật kín cho khỏi ẩm. Khi đem làm bánh mới đổ vào nồi hay chảo. Thường cứ 1 kg cốm đong khoảng 1,3 lít nước, trộn cho hạt cốm mềm, rồi pha tỷ lệ một đường một cốm, đặt lên bếp đun và đảo đều tay, khi gần được thì thêm ít giọt nước cất từ hoa bưởi, nhờ có tinh hoa bưởi mà bánh cốm có hương vị đặc biệt. Cái khéo là ở khâu đun cốm, nếu non thì bánh nhão, quá lửa thì bánh có mùi khét. Bí quyết để có được bánh cốm ngon, thơm hoàn toàn dựa vào thói quen và kinh nghiệm. Thứ nữa là khâu làm nhân bánh, muốn bánh ngon, dứt khoát phải chọn thứ đỗ vàng lòng, xanh vỏ. Đậu xanh được chọn là đậu ngon của vùng Thái Bình, Hà Bắc, Sơn La, còn các loại khác có thể dùng được nhưng chất lượng bánh không ngon và để lâu sẽ bị thiu. Có đỗ rồi, ta đem xay, ngâm, đãi vỏ để nấu tựa nấu cơm, cơm đỗ phải vừa chín tới, không nát không sượng, thật thơm và tơi, người làm bánh thường gọi là ?oxuê?. Đỗ đã ?oxuê? được cho vào cối giã mịn, rồi lại ngào đường với nước, cứ một kg đỗ thêm 1,2 kg đường kính, đun nhỏ lửa cho đến khi đỗ đạt độ khô dẻo thì cho thêm các thứ phụ gia, như mứt sen trần, dừa nạo, nước hoa bưởi? đảo đều rồi đem gói.

    Người ta chia nhân thành từng viên, rồi dùng thứ cốm đã nấu bọc ra ngoài. Dùng lá chuối non, hoặc giấy ni lông gói lót để giữ thành bánh cho vuông. Tiếp đến gói vỏ ngoài cũng bằng lá chuối xanh, bẻ cho góc cạnh đều nhau, đặt nhãn hiệu ngoài cùng, rồi lấy lạt giang đã nhuộm đỏ buộc thành hình chữ thập, sau đó lại buộc 5 chiếc một cho tiện việc mua bán, chuyên chở. Bà Thuần chủ của hiệu Nguyên Ninh (11 Hàng Than) nói: ?oTôi không nếm bánh bao giờ mà chỉ cần xem mặt bánh là biết ngay sản phẩm đạt chất lượng hay không, không chờ đến khi mọi việc xong xuôi mới kiểm tra mà đích thân người chủ phải giám sát từng công đoạn của quy trình làm bánh?. Bà còn cho biết thêm: ?oTheo quan niệm của gia đình, việc giữ chữ tín và tinh khiết cho những chiếc bánh cũng là giữ tinh khiết cho ngày lễ hội, ngày cưới của các cặp vợ chồng. Gia đình đã có những lần phải hủy bỏ mẻ bánh vì cho rằng bánh không đạt tiêu chuẩn?.

    Hiện nay cả dãy phố Hàng Than có đến mấy chục cửa hàng làm và bán bánh cốm, đều dùng chữ ?oNinh?. Nhưng theo bà con người sành dùng bánh cốm Hàng Than thì Nguyên Ninh là hiệu bánh cốm gia truyền, được nhiều người ưa chuộng. Vẫn lôi cuốn khách thập phương và dù gì đi nữa cũng mãi là đặc sản của Hà Nội, bánh cốm Hàng Than nay đã được gửi đi làm quà cho người thân ở nhiều nước như: Pháp, Nga, Anh, Đức, Ba Lan, Thụy Điển, Cu-ba, Ca-na-đa, Mỹ?

    Khách nước ngoài đến Hà Nội được ăn loại bánh này tỏ ra rất thích. Hiện nay số lượng bánh làm ra của nhà Nguyên Ninh mỗi ngày chỉ vài trăm chiếc, chủ yếu là hàng đặt, nhưng với gia đình này làm bánh cốm dường như không phải để kinh doanh mà là tiếp nối truyền thống của ông cha 5 đời để lại. Và công việc thầm lặng ấy sẽ mãi lưu lại cho đời vị ngọt, hương thơm của trăm năm về trước.

    Trong phảng phất hương thơm của rạ tháng mười, gió heo may tràn về, bầu trời thu trong cao thanh khiết, ta thưởng thức bánh cốm để tận hưởng hương vị của đất trời thì còn thú vị nào bằng. Giữa cái ồn ào náo nhiệt của phố phường thời hiện đại, phố Hàng Than với hương cốm mùa thu sẽ mãi mãi trường tồn một vẻ đẹp vĩnh cửu của nét văn hóa Hà thành ngàn năm văn hiến. Là món quà đặc sản, cốm và bánh cốm Hàng Than vẫn ngày càng được ưa chuộng và phát triển. Xin hãy giữ lấy những gì tốt đẹp của bánh cốm Hàng Than, đừng vì cơ chế thị trường, cùng với sự đổi thay của lối sống, mà để phôi phai, rơi vãi ít nhiều nét đẹp của bánh cốm Hàng Than khiến cho người hoài cổ, lẫn kẻ tha phương phải có điều nuối tiếc.

    [​IMG]
  6. hanoipho

    hanoipho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    1.940
    Đã được thích:
    0
    Bánh cốm Hàng Than: đặc sản Hà thành ​
    Nhắc đến tên các phố cổ Hà Nội người ta không thể quên Hàng Than, con phố nhỏ có nhiều nhà hàng bánh cốm, mỗi độ thu sang hương cốm say lòng du khách. Nhà văn Thạch Lam đã viết: ?oBánh cốm là một thứ bánh gợi cho ta những kỷ niệm rất nhiều màu?. Ngày nay có thể nói bánh cốm đã trở thành một trong những đặc sản của Hà Nội chúng ta, mang đậm nét truyền thống dân tộc. Cứ mỗi lần nhắc đến bánh cốm, người ta nghĩ ngay đến phố Hàng Than.

    Chuyện kể rằng: Thời ấy người ta làm ra bánh cốm là phóng tác theo truyền thống bánh chưng, lấy đó làm niềm vui và không nghĩ nó phát triển như bây giờ. Cũng gạo nếp với đậu xanh nhưng hương vị thì lại khác với bất kỳ loại bánh nào, bởi cốm làm từ gạo nếp non, nhân gồm đậu xanh và dừa. Cả vỏ và nhân bánh đều được xào lẫn với đường, khi thưởng thức bánh khó mà biết rõ được phần nào ngon hơn. Người Hà Nội xưa đã nghĩ ra nhiều cách để hưởng thụ cốm, cốm luyện với thịt nạc, giã ra, rán lên làm chả ăn với cơm gạo tám thơm. Cốm xào với đường kính trắng, gọi là cốm xào, giữ được lâu đến hàng tuần. Lọc bột đao pha đường trắng rồi thả hạt cốm vào, đun lửa sôi lên thành ra món chè cốm để ăn tráng miệng vừa ngọt lại vừa thanh? Cuối cùng, ông tổ dòng họ Nguyễn Duy ở phố Hàng Than mới nghĩ thêm ra cách đem sấy khô hạt cốm, chế ra món bánh cốm để dành cho tết, lễ bái, dạm hỏi, cưới xin quanh năm. Bây giờ lễ ăn hỏi, ăn cỗ giỗ ở Hà Nội người ta thường đi theo bánh cốm, mâm lễ có bày bánh cốm trông rất sang, nhà trai đem đến nhà gái thường phải từ năm chục đến vài trăm bánh cốm, sau đó nhà gái lấy bánh cốm, kèm theo ấm chè, gói mứt sen đi biếu bà con họ mạc thân thích.

    Chế biến từ cốm để trở thành bánh cốm, quy trình không kém công phu, kể từ khi ra đồng cắt lúa non tới lúc ra được hạt cốm. Cốm dùng làm bánh phải là dạng cốm già, nghĩa là lúa cắt ở thời điểm hạt đã chắc xanh, vì cốm non khi vào đường sẽ tan hết, không dùng làm vỏ bánh được. Việc rang, giã, sàng, sẩy giống như quy trình sản xuất cốm non. Cốm làm xong sấy khô, đựng vào chum vại, hoặc đóng gói thật kín cho khỏi ẩm. Khi đem làm bánh mới đổ vào nồi hay chảo. Thường cứ 1 kg cốm đong khoảng 1,3 lít nước, trộn cho hạt cốm mềm, rồi pha tỷ lệ một đường một cốm, đặt lên bếp đun và đảo đều tay, khi gần được thì thêm ít giọt nước cất từ hoa bưởi, nhờ có tinh hoa bưởi mà bánh cốm có hương vị đặc biệt. Cái khéo là ở khâu đun cốm, nếu non thì bánh nhão, quá lửa thì bánh có mùi khét. Bí quyết để có được bánh cốm ngon, thơm hoàn toàn dựa vào thói quen và kinh nghiệm. Thứ nữa là khâu làm nhân bánh, muốn bánh ngon, dứt khoát phải chọn thứ đỗ vàng lòng, xanh vỏ. Đậu xanh được chọn là đậu ngon của vùng Thái Bình, Hà Bắc, Sơn La, còn các loại khác có thể dùng được nhưng chất lượng bánh không ngon và để lâu sẽ bị thiu. Có đỗ rồi, ta đem xay, ngâm, đãi vỏ để nấu tựa nấu cơm, cơm đỗ phải vừa chín tới, không nát không sượng, thật thơm và tơi, người làm bánh thường gọi là ?oxuê?. Đỗ đã ?oxuê? được cho vào cối giã mịn, rồi lại ngào đường với nước, cứ một kg đỗ thêm 1,2 kg đường kính, đun nhỏ lửa cho đến khi đỗ đạt độ khô dẻo thì cho thêm các thứ phụ gia, như mứt sen trần, dừa nạo, nước hoa bưởi? đảo đều rồi đem gói.

    Người ta chia nhân thành từng viên, rồi dùng thứ cốm đã nấu bọc ra ngoài. Dùng lá chuối non, hoặc giấy ni lông gói lót để giữ thành bánh cho vuông. Tiếp đến gói vỏ ngoài cũng bằng lá chuối xanh, bẻ cho góc cạnh đều nhau, đặt nhãn hiệu ngoài cùng, rồi lấy lạt giang đã nhuộm đỏ buộc thành hình chữ thập, sau đó lại buộc 5 chiếc một cho tiện việc mua bán, chuyên chở. Bà Thuần chủ của hiệu Nguyên Ninh (11 Hàng Than) nói: ?oTôi không nếm bánh bao giờ mà chỉ cần xem mặt bánh là biết ngay sản phẩm đạt chất lượng hay không, không chờ đến khi mọi việc xong xuôi mới kiểm tra mà đích thân người chủ phải giám sát từng công đoạn của quy trình làm bánh?. Bà còn cho biết thêm: ?oTheo quan niệm của gia đình, việc giữ chữ tín và tinh khiết cho những chiếc bánh cũng là giữ tinh khiết cho ngày lễ hội, ngày cưới của các cặp vợ chồng. Gia đình đã có những lần phải hủy bỏ mẻ bánh vì cho rằng bánh không đạt tiêu chuẩn?.

    Hiện nay cả dãy phố Hàng Than có đến mấy chục cửa hàng làm và bán bánh cốm, đều dùng chữ ?oNinh?. Nhưng theo bà con người sành dùng bánh cốm Hàng Than thì Nguyên Ninh là hiệu bánh cốm gia truyền, được nhiều người ưa chuộng. Vẫn lôi cuốn khách thập phương và dù gì đi nữa cũng mãi là đặc sản của Hà Nội, bánh cốm Hàng Than nay đã được gửi đi làm quà cho người thân ở nhiều nước như: Pháp, Nga, Anh, Đức, Ba Lan, Thụy Điển, Cu-ba, Ca-na-đa, Mỹ?

    Khách nước ngoài đến Hà Nội được ăn loại bánh này tỏ ra rất thích. Hiện nay số lượng bánh làm ra của nhà Nguyên Ninh mỗi ngày chỉ vài trăm chiếc, chủ yếu là hàng đặt, nhưng với gia đình này làm bánh cốm dường như không phải để kinh doanh mà là tiếp nối truyền thống của ông cha 5 đời để lại. Và công việc thầm lặng ấy sẽ mãi lưu lại cho đời vị ngọt, hương thơm của trăm năm về trước.

    Trong phảng phất hương thơm của rạ tháng mười, gió heo may tràn về, bầu trời thu trong cao thanh khiết, ta thưởng thức bánh cốm để tận hưởng hương vị của đất trời thì còn thú vị nào bằng. Giữa cái ồn ào náo nhiệt của phố phường thời hiện đại, phố Hàng Than với hương cốm mùa thu sẽ mãi mãi trường tồn một vẻ đẹp vĩnh cửu của nét văn hóa Hà thành ngàn năm văn hiến. Là món quà đặc sản, cốm và bánh cốm Hàng Than vẫn ngày càng được ưa chuộng và phát triển. Xin hãy giữ lấy những gì tốt đẹp của bánh cốm Hàng Than, đừng vì cơ chế thị trường, cùng với sự đổi thay của lối sống, mà để phôi phai, rơi vãi ít nhiều nét đẹp của bánh cốm Hàng Than khiến cho người hoài cổ, lẫn kẻ tha phương phải có điều nuối tiếc.

    [​IMG]
  7. hanoipho

    hanoipho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    1.940
    Đã được thích:
    0
    Tháp Hoà Phong​
    [​IMG]
    Tháp Hoà Phong nằm ở bờ phía Đông hồ Hoàn Kiếm là dấu tích cuối cùng của ngôi chùa Báo Ân do Tổng đốc Hà Ninh Nguyễn Đăng Giai đứng ra quyên tiền xây dựng vào đời vua Triệu Trị (1841-1847).
    Chùa Báo Ân làm trên nền lầu Ngũ Long (do chúa Trịnh Giang cho xây vào năm 1740) thuộc đất thôn Cựu Lâu phường Tràng Tiền, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Nội. Chùa khá lớn, toạ lạc trên khu đất rộng hơn 100 mẫu, với 36 toà nhà lớn nhỏ, 235 gian. Để hoàn thành một công trình lớn, các thợ giỏi ở khắp Đông, Nam, Đoài, Bắc tập trung về làm trong 4 năm mới xong. Mặt trước chùa có tam quan trông ra sông Hồng, mặt sau sát bờ hồ có xây nhiều tháp nhỏ. Trong chùa có cảnh Thập điện Diêm Vương với hàng trăm pho tượng được tạo tác tinh xảo. Chùa dựng xong, Nguyễn Đăng Giai cho mở Trường Thi, quy định thuế chợ nộp vào chùa để dùng vào việc hương đăng. Nhằm hoằng dương phật pháp, ông lại bỏ tiền in ấn số lượng kinh sách tại chùa này.
    Chùa Báo Ân còn có tên gọi Liên Trì, Liên Hoa do bốn xung quanh có hào nước bao bọc, sen nở phủ kín mặt hào. Chùa còn có tên là chùa Quan Thượng, bởi chùa do Thượng thư Nguyễn Đăng Giai hưng công. Khi các học giả người Pháp đến thăm chùa thấy khắc trên đá và gỗ ở chùa hàng loạt những khổ hình những kẻ có tội phải chịu ở thế giới bên kia liền gọi là chùa Khổ Hình.
    Chùa Báo Ân là công trình nổi tiếng của thế kỷ XIX, người đương thời thường có thơ vịnh:
    "Gần xa nô nức tưng bừng,
    Vào chùa Quan Thượng, xem bằng động tiên.
    Lầu chuông, gác trống hai bên,
    Trông ra chợ mới, Tràng Tiền kinh đô.
    Khen ai khéo hoạ địa đồ,
    Sau lưng Đồn Thuỷ, trước hồ Hoàn Gươm.
    Phong quang cảnh trí trăm đường,
    Trong xây chín giếng, ngoài tường lục lăng.
    Rõ mười cửa động tưng bừng,
    Đến vàng toà ngọc, chất từng như nêm "
    Ông Trương Vĩnh Ký trong bài "Chuyến đi Bắc kỳ năm Ất Hợi (1875) "đã miêu tả cảnh chùa: "Cảnh chùa này thật đã nên tốt, vô cửa hai bên có tháp cao, vào trong có hồ đi quanh co vòng theo chùa. Cầu bắc tứ phía qua chùa cũng xây đá và gạch hẳn hoi. Xung quanh bốn phía có nhà hành lang, chạy dài ra sau giáp nhau. Đằng sau chùa có đền tạc hình ông Nguyễn Đăng Giai".
    Năm 1883, Hà Nội thất thủ, quân Pháp chiếm chùa làm trụ sở cơ quan hậu cần. Tượng Phật, đồ thờ bị mất. Chùa rơi vào cảnh tiêu điều. Năm 1889, người Pháp làm con đường vòng quanh bờ hồ, những gì còn sót lại đều bị chuyển đi. Sau khi bị phá, ngôi chùa lớn chỉ còn lại ngọn tháp Hoà Phong.
    Tháp Hoà Phong, tháp của gió thuận là điểm khởi đầu của chùa Báo Ân, tháp xây theo hình vuông, có 3 tầng. Hai tầng trên nhỏ dần, trên đỉnh tháp có 3 mái thu nhọn dần. Hai mặt tháp đối nhau có 3 chữ "Tháp Báo Thiên" (Tháp trả ơn). Hai mặt khác có 3 chữ "Tháp Hoà Phong". Tháp cao 6m, cửa dưới đáy rộng 1,1m, tầng 2 rộng 1m, cao 1,2 m, xây gạch Bát Tràng không trát vữa. Tầng 3 rộng 0,8m, cao 1m, chóp cao 0,8m. Tầng dưới có kiến trúc như một mái nhà vuông, mái bằng, to hẳn ra. Bốn mặt chính giữa có vòm thông sang nhau. Phía trên 4 góc tầng này xây 4 trụ vuông. Trên đỉnh 4 trụ cóss đắp 4 con lân chầu. Ở mỗi mặt đều viết 3 chữ Hán; "Báo Phúc môn" (cửa báo phúc), "Báo ân môn" (cửa báo ơn), "Báo Đức môn" (cửa báo đức)
    "Báo Nghĩa môn" (cửa báo nghĩa). Ở hai mặt Đông và Tây của tầng 2 có đắp hình bát quái, biểu tượng của Đạo giáo.
    Tháp Hoà Phong "công trình nhỏ bé này rất đơn giản nhưng có tỷ lệ duyên dáng" nhận xét của học giả Pháp Anđré Masson). Với những đường nét, hình vẽ, ký tự còn lại trên ngọn tháp, ẩn chứa thông điệp của người xưa. Có nhà nghiên cứu lý giải: "Tháp Hoà Phong là nơi gặp gỡ của 3 tôn giáo Nho, Phật, Đạo. Đây là nét cá biệt trongs kiến trúc Phật giáo ở Việt Nam"
  8. hanoipho

    hanoipho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    1.940
    Đã được thích:
    0
    Tháp Hoà Phong​
    [​IMG]
    Tháp Hoà Phong nằm ở bờ phía Đông hồ Hoàn Kiếm là dấu tích cuối cùng của ngôi chùa Báo Ân do Tổng đốc Hà Ninh Nguyễn Đăng Giai đứng ra quyên tiền xây dựng vào đời vua Triệu Trị (1841-1847).
    Chùa Báo Ân làm trên nền lầu Ngũ Long (do chúa Trịnh Giang cho xây vào năm 1740) thuộc đất thôn Cựu Lâu phường Tràng Tiền, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Nội. Chùa khá lớn, toạ lạc trên khu đất rộng hơn 100 mẫu, với 36 toà nhà lớn nhỏ, 235 gian. Để hoàn thành một công trình lớn, các thợ giỏi ở khắp Đông, Nam, Đoài, Bắc tập trung về làm trong 4 năm mới xong. Mặt trước chùa có tam quan trông ra sông Hồng, mặt sau sát bờ hồ có xây nhiều tháp nhỏ. Trong chùa có cảnh Thập điện Diêm Vương với hàng trăm pho tượng được tạo tác tinh xảo. Chùa dựng xong, Nguyễn Đăng Giai cho mở Trường Thi, quy định thuế chợ nộp vào chùa để dùng vào việc hương đăng. Nhằm hoằng dương phật pháp, ông lại bỏ tiền in ấn số lượng kinh sách tại chùa này.
    Chùa Báo Ân còn có tên gọi Liên Trì, Liên Hoa do bốn xung quanh có hào nước bao bọc, sen nở phủ kín mặt hào. Chùa còn có tên là chùa Quan Thượng, bởi chùa do Thượng thư Nguyễn Đăng Giai hưng công. Khi các học giả người Pháp đến thăm chùa thấy khắc trên đá và gỗ ở chùa hàng loạt những khổ hình những kẻ có tội phải chịu ở thế giới bên kia liền gọi là chùa Khổ Hình.
    Chùa Báo Ân là công trình nổi tiếng của thế kỷ XIX, người đương thời thường có thơ vịnh:
    "Gần xa nô nức tưng bừng,
    Vào chùa Quan Thượng, xem bằng động tiên.
    Lầu chuông, gác trống hai bên,
    Trông ra chợ mới, Tràng Tiền kinh đô.
    Khen ai khéo hoạ địa đồ,
    Sau lưng Đồn Thuỷ, trước hồ Hoàn Gươm.
    Phong quang cảnh trí trăm đường,
    Trong xây chín giếng, ngoài tường lục lăng.
    Rõ mười cửa động tưng bừng,
    Đến vàng toà ngọc, chất từng như nêm "
    Ông Trương Vĩnh Ký trong bài "Chuyến đi Bắc kỳ năm Ất Hợi (1875) "đã miêu tả cảnh chùa: "Cảnh chùa này thật đã nên tốt, vô cửa hai bên có tháp cao, vào trong có hồ đi quanh co vòng theo chùa. Cầu bắc tứ phía qua chùa cũng xây đá và gạch hẳn hoi. Xung quanh bốn phía có nhà hành lang, chạy dài ra sau giáp nhau. Đằng sau chùa có đền tạc hình ông Nguyễn Đăng Giai".
    Năm 1883, Hà Nội thất thủ, quân Pháp chiếm chùa làm trụ sở cơ quan hậu cần. Tượng Phật, đồ thờ bị mất. Chùa rơi vào cảnh tiêu điều. Năm 1889, người Pháp làm con đường vòng quanh bờ hồ, những gì còn sót lại đều bị chuyển đi. Sau khi bị phá, ngôi chùa lớn chỉ còn lại ngọn tháp Hoà Phong.
    Tháp Hoà Phong, tháp của gió thuận là điểm khởi đầu của chùa Báo Ân, tháp xây theo hình vuông, có 3 tầng. Hai tầng trên nhỏ dần, trên đỉnh tháp có 3 mái thu nhọn dần. Hai mặt tháp đối nhau có 3 chữ "Tháp Báo Thiên" (Tháp trả ơn). Hai mặt khác có 3 chữ "Tháp Hoà Phong". Tháp cao 6m, cửa dưới đáy rộng 1,1m, tầng 2 rộng 1m, cao 1,2 m, xây gạch Bát Tràng không trát vữa. Tầng 3 rộng 0,8m, cao 1m, chóp cao 0,8m. Tầng dưới có kiến trúc như một mái nhà vuông, mái bằng, to hẳn ra. Bốn mặt chính giữa có vòm thông sang nhau. Phía trên 4 góc tầng này xây 4 trụ vuông. Trên đỉnh 4 trụ cóss đắp 4 con lân chầu. Ở mỗi mặt đều viết 3 chữ Hán; "Báo Phúc môn" (cửa báo phúc), "Báo ân môn" (cửa báo ơn), "Báo Đức môn" (cửa báo đức)
    "Báo Nghĩa môn" (cửa báo nghĩa). Ở hai mặt Đông và Tây của tầng 2 có đắp hình bát quái, biểu tượng của Đạo giáo.
    Tháp Hoà Phong "công trình nhỏ bé này rất đơn giản nhưng có tỷ lệ duyên dáng" nhận xét của học giả Pháp Anđré Masson). Với những đường nét, hình vẽ, ký tự còn lại trên ngọn tháp, ẩn chứa thông điệp của người xưa. Có nhà nghiên cứu lý giải: "Tháp Hoà Phong là nơi gặp gỡ của 3 tôn giáo Nho, Phật, Đạo. Đây là nét cá biệt trongs kiến trúc Phật giáo ở Việt Nam"
  9. Vinh_TTD

    Vinh_TTD Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2004
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    0
    Bác hungnet lôi đâu ra mấy cái tư liệu cổ về nguồn gốc 36 phố phường HN này thế...? Em cũng đang cần đến mấy thông tin này, may quá lại thấy ở đây. Cám ơn bác nhé.
  10. Vinh_TTD

    Vinh_TTD Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2004
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    0
    Bác hungnet lôi đâu ra mấy cái tư liệu cổ về nguồn gốc 36 phố phường HN này thế...? Em cũng đang cần đến mấy thông tin này, may quá lại thấy ở đây. Cám ơn bác nhé.

Chia sẻ trang này