1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cùng tìm hiểu về Hà Nội xưa và nay

Chủ đề trong 'Public Hà Nội' bởi GodFatherHN, 07/02/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hanoipho

    hanoipho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    1.940
    Đã được thích:
    0
    CHÙA LÁNG​
    [​IMG]
    Cổng chùa Láng
    Chùa Láng nằm trên đất làng Láng cũ, nay thuộc phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, T.P Hà Nội. Chùa Láng, còn gọi là chùa Cả, tên chữ Hán là Chiêu Thiền, tục truyền dựng từ đời Lý Anh Tông, Trong chùa có tượng Từ Đạo Hạnh đan bằng mây bên ngoài quét sơn, đồng thời còn có cả tượng Lý Thần Tông. Thần phả của chùa còn ghi lại sự tích đức thiền sư­ Từ Đạo Hạnh. Theo thần tích, cha của Từ Đạo Hạnh là Từ Vinh tuy là Tăng quan nhưng lòng tục ch­a dứt đêm đêm thường hay hoá phép trêu ghẹo vợ của Diên Thành Hầu mà bị nhà sư­ Đại Điên dùng phép thuật giết chết, xác bị chém làm ba khúc vứt xuống sông Tô. Khúc đầu trôi xuống làng Mọc, chân trôi xuống Lủ Cầu, còn mình thì dạt mãi tận Pháp Vân. Dân ba làng đều vớt lên và lập đền thờ. Từ Đạo Hạnh tên Từ Lộ, con của Từ Vinh sau khi tu hành đắc đạo, học được nhiều pháp thuật, cuối cùng hoá thân vào cây thiền tr­ượng ngược dòng sưông Tô vụt vào đầu Đại Điên ở Ngõ Vụt. Sau này Từ Lộ đi tu núi Sài Sơn (chùa Thầy). Ông chính là tiền thân của vua Lý Thần Tông.
    Hội Láng không phải được tổ chức hàng năm mà cứ phải m­ươi, mười lăm năm nhất là vào những lúc m­ưa thuận gió hoà, những khi vận hội thanh bình, nhà nhà no ấm hội mới được mở. Hội được mở cùng ngày với hội chùa Thầy, nơi tu hành của đức thiền sư­ tức là ngày 7 tháng 3 âm lịch. Việc chuẩn bị cho lễ hội khá công phu, chẳng hạn phải có đủ số l­ượng các loại pháo để bắn khoảng nửa giờ trong nghi lễ ?ođấu thần?, chọn lựa và huấn luyện hai bộ đô tuỳ nội và ngoại. Bộ đô tuỳ nội có 18 trai đinh, phải là những người đang còn chịu tang, như­ có ý để tang cho Thánh phụ (Từ Vinh) sẽ rước kiệu từ chùa Láng đến cống Cót, rồi ?ođộ hà? sang sông, chuyển kiệu cho đô tỳ ngoại gồm 36 người (18 người dự bị), r­ước kiệu đi tiếp sang tận Dịch Vọng Hậu và lại r­ước trở về chùa Cả.
    Ngày mồng 5 bất đầu hội, kiệu Thánh được r­ước lên chùa Nền để ông thăm lại nơi chào đời. Ngày hôm sau lại r­ước Thánh xuống chùa Tam Huyền ở làng Mọc dể thăm cha. Hai ngày này chỉ r­ước bát h­ương mà không r­ước tượng. Tối mồng 6 tượng ngài trong chùa Cả được r­ước ngự tại nhà bát giác để Thánh xem m­ười cô gái xiêm y lộng lẫy hát múa. Mồng 7, chính hội có đám r­ước lớn có hai lá cờ tiết mao đi đầu. Nối theo là hai hàng chiêng trống. Có cả ?ocon đĩ đánh bồng? và long đình gồm rất nhiều cờ, quạt, lọng, phướn theo sau. Lễ hội chùa Láng thực chất là lễ hội mùa xuân của cả một vùng gồm nhiều làng ở hai bên bờ sông Tô Lịch Hà Nội tr­ước kia nên có những nét khác lạ. Từ chùa ra tới đ­ường cái đám r­ước đi rất chậm, ra đến cổng làng thì tốc độ mới tăng dần lên. Vừa có lễ dành cho Thánh, vừa có lễ dành cho Phật lại vừa có lễ dành cho thiên tử tượng trư­ng cho 3 kiếp hoá của Từ Đạo Hạnh.
    Cái độc đáo làm nên nét riêng của lễ hội là hình thức trình diễn đấu thần. Tới cửa chùa Thánh Tổ (thờ Đại Điên) đám r­ước dừng lại, pháo lệnh nổ vang, rồi tiếp đó hàng loạt pháo thăng thiên và pháo chuột được đốt phóng sang chùa Thánh Tổ, sang chỗ kiệu Đại Điên đang núp. Đúng chính ngọ (12 giờ tr­a) đám r­ước thật nhanh đi về chùa Cả. Đêm đó có hát chèo vãn hội. Hội Láng đã cho ta thấy sinh động cảnh sinh hoạt của người Việt đời Lý. X­a kia d­ường như­ Đạo và Đời hoà vào làm một chính vì thế những ngôi chùa dọc hai bờ Tô giang liên quan đến sự tích Từ Đạo Hạnh vẫn được dân gian gọi là đền. Hình thức hội Láng nằm trong hệ thống các phong tục hội hè miền phụ cận kinh thành Thăng Long. Trải nhiều đời, nó đã góp vào quá trình sinh hoạt văn hoá dân gian chốn đế đô một tổng thể lễ tiết phong phú và độc đáo. Câu chuyện rất đời của một vị Thánh Tổ (Từ Đạo Hạnh làm thuốc cứu dân lại dạy dân trò hát chèo, múa rối n­ước nên được suy tôn làm Thầy) hoá ra lại là một nét văn hoá độc đáo thanh lịch của người Tràng An.
    [​IMG]
    Nhà Bát giác trong khuôn viên chùa Láng.

  2. hanoipho

    hanoipho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    1.940
    Đã được thích:
    0
    CHÙA LÁNG​
    [​IMG]
    Cổng chùa Láng
    Chùa Láng nằm trên đất làng Láng cũ, nay thuộc phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, T.P Hà Nội. Chùa Láng, còn gọi là chùa Cả, tên chữ Hán là Chiêu Thiền, tục truyền dựng từ đời Lý Anh Tông, Trong chùa có tượng Từ Đạo Hạnh đan bằng mây bên ngoài quét sơn, đồng thời còn có cả tượng Lý Thần Tông. Thần phả của chùa còn ghi lại sự tích đức thiền sư­ Từ Đạo Hạnh. Theo thần tích, cha của Từ Đạo Hạnh là Từ Vinh tuy là Tăng quan nhưng lòng tục ch­a dứt đêm đêm thường hay hoá phép trêu ghẹo vợ của Diên Thành Hầu mà bị nhà sư­ Đại Điên dùng phép thuật giết chết, xác bị chém làm ba khúc vứt xuống sông Tô. Khúc đầu trôi xuống làng Mọc, chân trôi xuống Lủ Cầu, còn mình thì dạt mãi tận Pháp Vân. Dân ba làng đều vớt lên và lập đền thờ. Từ Đạo Hạnh tên Từ Lộ, con của Từ Vinh sau khi tu hành đắc đạo, học được nhiều pháp thuật, cuối cùng hoá thân vào cây thiền tr­ượng ngược dòng sưông Tô vụt vào đầu Đại Điên ở Ngõ Vụt. Sau này Từ Lộ đi tu núi Sài Sơn (chùa Thầy). Ông chính là tiền thân của vua Lý Thần Tông.
    Hội Láng không phải được tổ chức hàng năm mà cứ phải m­ươi, mười lăm năm nhất là vào những lúc m­ưa thuận gió hoà, những khi vận hội thanh bình, nhà nhà no ấm hội mới được mở. Hội được mở cùng ngày với hội chùa Thầy, nơi tu hành của đức thiền sư­ tức là ngày 7 tháng 3 âm lịch. Việc chuẩn bị cho lễ hội khá công phu, chẳng hạn phải có đủ số l­ượng các loại pháo để bắn khoảng nửa giờ trong nghi lễ ?ođấu thần?, chọn lựa và huấn luyện hai bộ đô tuỳ nội và ngoại. Bộ đô tuỳ nội có 18 trai đinh, phải là những người đang còn chịu tang, như­ có ý để tang cho Thánh phụ (Từ Vinh) sẽ rước kiệu từ chùa Láng đến cống Cót, rồi ?ođộ hà? sang sông, chuyển kiệu cho đô tỳ ngoại gồm 36 người (18 người dự bị), r­ước kiệu đi tiếp sang tận Dịch Vọng Hậu và lại r­ước trở về chùa Cả.
    Ngày mồng 5 bất đầu hội, kiệu Thánh được r­ước lên chùa Nền để ông thăm lại nơi chào đời. Ngày hôm sau lại r­ước Thánh xuống chùa Tam Huyền ở làng Mọc dể thăm cha. Hai ngày này chỉ r­ước bát h­ương mà không r­ước tượng. Tối mồng 6 tượng ngài trong chùa Cả được r­ước ngự tại nhà bát giác để Thánh xem m­ười cô gái xiêm y lộng lẫy hát múa. Mồng 7, chính hội có đám r­ước lớn có hai lá cờ tiết mao đi đầu. Nối theo là hai hàng chiêng trống. Có cả ?ocon đĩ đánh bồng? và long đình gồm rất nhiều cờ, quạt, lọng, phướn theo sau. Lễ hội chùa Láng thực chất là lễ hội mùa xuân của cả một vùng gồm nhiều làng ở hai bên bờ sông Tô Lịch Hà Nội tr­ước kia nên có những nét khác lạ. Từ chùa ra tới đ­ường cái đám r­ước đi rất chậm, ra đến cổng làng thì tốc độ mới tăng dần lên. Vừa có lễ dành cho Thánh, vừa có lễ dành cho Phật lại vừa có lễ dành cho thiên tử tượng trư­ng cho 3 kiếp hoá của Từ Đạo Hạnh.
    Cái độc đáo làm nên nét riêng của lễ hội là hình thức trình diễn đấu thần. Tới cửa chùa Thánh Tổ (thờ Đại Điên) đám r­ước dừng lại, pháo lệnh nổ vang, rồi tiếp đó hàng loạt pháo thăng thiên và pháo chuột được đốt phóng sang chùa Thánh Tổ, sang chỗ kiệu Đại Điên đang núp. Đúng chính ngọ (12 giờ tr­a) đám r­ước thật nhanh đi về chùa Cả. Đêm đó có hát chèo vãn hội. Hội Láng đã cho ta thấy sinh động cảnh sinh hoạt của người Việt đời Lý. X­a kia d­ường như­ Đạo và Đời hoà vào làm một chính vì thế những ngôi chùa dọc hai bờ Tô giang liên quan đến sự tích Từ Đạo Hạnh vẫn được dân gian gọi là đền. Hình thức hội Láng nằm trong hệ thống các phong tục hội hè miền phụ cận kinh thành Thăng Long. Trải nhiều đời, nó đã góp vào quá trình sinh hoạt văn hoá dân gian chốn đế đô một tổng thể lễ tiết phong phú và độc đáo. Câu chuyện rất đời của một vị Thánh Tổ (Từ Đạo Hạnh làm thuốc cứu dân lại dạy dân trò hát chèo, múa rối n­ước nên được suy tôn làm Thầy) hoá ra lại là một nét văn hoá độc đáo thanh lịch của người Tràng An.
    [​IMG]
    Nhà Bát giác trong khuôn viên chùa Láng.

  3. hanoipho

    hanoipho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    1.940
    Đã được thích:
    0
    Quảng Phúc - cửa phía Tây kinh thành thời Lý Trần ​
    Năm 2002, khi kè và làm cầu qua sông Tô Lịch ở đoạn nhìn sang gần miếu Quán Đôi làng An Phú, người ta đã phát hiện ra nơi trấn yểm chân thành, có cọc đóng hình bát quái theo lệ xưa. Các nhà nghiên cứu đã xác định đây là ủng môn phía Tây thời Lý Trần, trên bản đồ ghi là cửa Quảng Phúc, nằm từ ngã ba Bưởi ra Cầu Giấy, ước đoán với chỗ từ đê Bưởi thẳng xuống phố Đội Cấn ngày nay. Họa đồ có thể sai lệch nhưng phát hiện này rất lớn, bởi đã tìm thấy cửa thành phía Tây thời Lý - Trần. Các bản đồ thời Lê không có cửa Tây.
    Nhìn trên bản đồ thành Thăng Long thời Lý Trần thấy nhỏ hơn nhiều so với các thời kỳ sau này. Tường Cấm Thành phía Đông chỉ giới hạn đến đường Nguyễn Tri Phương bây giờ, bởi chiếu từ Bắc sang Nam, thấy gần thẳng với vùng Quốc Tử Giám. Phía Bắc gần đỉnh với hồ Trúc Bạch, lúc ấy còn liền với Hồ Tây. Cấm Thành phía Tây thì giới hạn tới Hồ Khẩu - Liễu Giai. Còn phía Nam và phía Bắc thì tương tự như khi các bản đồ thời Lê. Bên trong Cấm Thành được vẽ tới 20 cung điện lớn nhỏ, với 5 cửa chính và 1 cửa phụ. Phía Đông có cửa Tương Phù. Phía Nam có cửa chính Đại Hưng và cửa Đoan Môn nằm bên trong Hoàng Thành. Phía Bắc có cửa Diệu Đức. Phía Tây có cửa nhìn chếch ra cửa Quảng Phúc. Hoàng Thành kéo từ đầu Bắc đường Nguyễn Tri Phương vòng theo đường Hoàng Hoa Thám, đến ngã ba Bưởi, ngoặt về phía Nam đến Cầu Giấy, rẽ phía Đông đến Kim Mã, uốn nhẹ ở chỗ phố Lê Trực theo đường Trần Phú về điểm giao cắt phía Nam đường Nguyễn Tri Phương là hết một vòng.
    Việc phát hiện Ủng Thành phía Tây, đối chiếu với tấm bản đồ thành Thăng Long thời Lý Trần 1010 - 1040 thấy vòng Hoàng Thành và Cấm Thành là tương đối chính xác. Còn vùng ngoại vi, lại như được vẽ từ giai đoạn giữa thời Lê Trung Hưng, nhưng lại không vẽ phủ Chúa Trịnh. Hồ Tây trong bản đồ này gần giống với bản đồ thời Minh Mạng 1831.
    Có thể bản đồ không được vẽ từ thời Lý Trần, mà vào giữa thời Lê Trung Hưng. Tác giả đã căn cứ vào một họa đồ vẽ riêng Hoàng Thành và Cấm Thành trong một cuốn sách của người thời ấy, hoặc của người nước ngoài, rồi phóng tác vùng ngoại vi theo địa hình hiện tại, nên Hoàng Thành và Cấm Thành thì chính xác, còn ngoại vi thì có sai lệch. Tất nhiên đây chỉ là họa đồ có tính ước lệ, không trắc đạc như bây giờ. Vả lại từ xưa tới nay chỉ thời vua Lê Thánh Tông, nhà vua mới sai vẽ bản đồ, các nhà khảo cổ và sử học nước ta đều công nhận như vậy.
    Phát hiện ra cửa Quảng Phúc thành Thăng Long thời Lý Trần, là một tin hết sức mừng vui cho người dân Thủ đô và cả nước. Tạp chí Khảo cổ học số 1-1988 có giới thiệu 5 tấm bản đồ thời Lê, cộng với 4 tấm bản đồ trước đó, đều không vẽ cửa Tây (cửa Quảng Phúc). Vì thế khi phát hiện ra Ủng Môn phía Tây, Giáo sư Trần Quốc Vượng đã viết ?oĐây là cổng thành phía Tây của La Thành. Thông qua tính tương đối thống nhất giữa niên đại của tiền và đại đa số đồ gốm: bát, hòn kê? cho thấy niên đại của địa điểm này trong khoảng thế kỷ XI đến đầu thế kỷ XIV, thuộc thời Lý - Trần Việt Nam ??.
    Lại càng vui nếu nơi này được dựng lại mô hình một ủng môn, ghi lại cho đời đời con cháu được biết về địa giới phía Tây kinh thành thời Lý -Trần.
    [​IMG]
  4. hanoipho

    hanoipho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    1.940
    Đã được thích:
    0
    Quảng Phúc - cửa phía Tây kinh thành thời Lý Trần ​
    Năm 2002, khi kè và làm cầu qua sông Tô Lịch ở đoạn nhìn sang gần miếu Quán Đôi làng An Phú, người ta đã phát hiện ra nơi trấn yểm chân thành, có cọc đóng hình bát quái theo lệ xưa. Các nhà nghiên cứu đã xác định đây là ủng môn phía Tây thời Lý Trần, trên bản đồ ghi là cửa Quảng Phúc, nằm từ ngã ba Bưởi ra Cầu Giấy, ước đoán với chỗ từ đê Bưởi thẳng xuống phố Đội Cấn ngày nay. Họa đồ có thể sai lệch nhưng phát hiện này rất lớn, bởi đã tìm thấy cửa thành phía Tây thời Lý - Trần. Các bản đồ thời Lê không có cửa Tây.
    Nhìn trên bản đồ thành Thăng Long thời Lý Trần thấy nhỏ hơn nhiều so với các thời kỳ sau này. Tường Cấm Thành phía Đông chỉ giới hạn đến đường Nguyễn Tri Phương bây giờ, bởi chiếu từ Bắc sang Nam, thấy gần thẳng với vùng Quốc Tử Giám. Phía Bắc gần đỉnh với hồ Trúc Bạch, lúc ấy còn liền với Hồ Tây. Cấm Thành phía Tây thì giới hạn tới Hồ Khẩu - Liễu Giai. Còn phía Nam và phía Bắc thì tương tự như khi các bản đồ thời Lê. Bên trong Cấm Thành được vẽ tới 20 cung điện lớn nhỏ, với 5 cửa chính và 1 cửa phụ. Phía Đông có cửa Tương Phù. Phía Nam có cửa chính Đại Hưng và cửa Đoan Môn nằm bên trong Hoàng Thành. Phía Bắc có cửa Diệu Đức. Phía Tây có cửa nhìn chếch ra cửa Quảng Phúc. Hoàng Thành kéo từ đầu Bắc đường Nguyễn Tri Phương vòng theo đường Hoàng Hoa Thám, đến ngã ba Bưởi, ngoặt về phía Nam đến Cầu Giấy, rẽ phía Đông đến Kim Mã, uốn nhẹ ở chỗ phố Lê Trực theo đường Trần Phú về điểm giao cắt phía Nam đường Nguyễn Tri Phương là hết một vòng.
    Việc phát hiện Ủng Thành phía Tây, đối chiếu với tấm bản đồ thành Thăng Long thời Lý Trần 1010 - 1040 thấy vòng Hoàng Thành và Cấm Thành là tương đối chính xác. Còn vùng ngoại vi, lại như được vẽ từ giai đoạn giữa thời Lê Trung Hưng, nhưng lại không vẽ phủ Chúa Trịnh. Hồ Tây trong bản đồ này gần giống với bản đồ thời Minh Mạng 1831.
    Có thể bản đồ không được vẽ từ thời Lý Trần, mà vào giữa thời Lê Trung Hưng. Tác giả đã căn cứ vào một họa đồ vẽ riêng Hoàng Thành và Cấm Thành trong một cuốn sách của người thời ấy, hoặc của người nước ngoài, rồi phóng tác vùng ngoại vi theo địa hình hiện tại, nên Hoàng Thành và Cấm Thành thì chính xác, còn ngoại vi thì có sai lệch. Tất nhiên đây chỉ là họa đồ có tính ước lệ, không trắc đạc như bây giờ. Vả lại từ xưa tới nay chỉ thời vua Lê Thánh Tông, nhà vua mới sai vẽ bản đồ, các nhà khảo cổ và sử học nước ta đều công nhận như vậy.
    Phát hiện ra cửa Quảng Phúc thành Thăng Long thời Lý Trần, là một tin hết sức mừng vui cho người dân Thủ đô và cả nước. Tạp chí Khảo cổ học số 1-1988 có giới thiệu 5 tấm bản đồ thời Lê, cộng với 4 tấm bản đồ trước đó, đều không vẽ cửa Tây (cửa Quảng Phúc). Vì thế khi phát hiện ra Ủng Môn phía Tây, Giáo sư Trần Quốc Vượng đã viết ?oĐây là cổng thành phía Tây của La Thành. Thông qua tính tương đối thống nhất giữa niên đại của tiền và đại đa số đồ gốm: bát, hòn kê? cho thấy niên đại của địa điểm này trong khoảng thế kỷ XI đến đầu thế kỷ XIV, thuộc thời Lý - Trần Việt Nam ??.
    Lại càng vui nếu nơi này được dựng lại mô hình một ủng môn, ghi lại cho đời đời con cháu được biết về địa giới phía Tây kinh thành thời Lý -Trần.
    [​IMG]
  5. hltangoc

    hltangoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2003
    Bài viết:
    618
    Đã được thích:
    0
    Chùa Trấn Quốc


    Chùa tọa lạc phía Nam hồ Tây, đường Thanh Niên, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Sách Từ điển di tích văn hóa Việt Nam (Hà Nội, 1993) giới thiệu chùa nguyên là chùa Khai Quốc, dựng từ thời Tiền Lý Nam Đế (541-547) tại thôn Yên Hoa, gần bờ sông Hồng. Đến đời Lê Trung Hưng (1615), chùa được dời vào trong đê Yên Phụ, dựng trên nền cũ cung Thúy Hoa (thời Lý) và điện Hàn Nguyên (thời Trần). Trong các năm 1624, 1628 và 1639, chùa được tiếp tục trùng tu, mở rộng. Trạng nguyên Nguyễn Xuân Chính đã soạn bài văn bia dựng ở chùa vào năm 1637 về công việc tôn tạo này. Đầu đời Nguyễn, chùa lại được trùng tu, đúc chuông, đắp tượng. Năm 1821, Vua Minh Mạng đến thăm chùa, ban 20 lạng bạc để tu sửa. Năm 1824, Vua Thiệu Trị đến thăm chùa, ban 1 đồng tiền vàng lớn và 200 quan tiền, cho đổi tên chùa là Trấn Bắc. Nhưng tên chùa Trấn Quốc từ đời Vua Lê Hy Tông đã được nhân dân quen gọi cho đến ngày nay.,Chùa đã được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia.
    Chùa Trấn Quốc là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam, nằm cạnh Hồ Tây, ở cuối đường Thanh Niên, quận Ba Đình, Hà Nội. Chùa được xây từ thời Lý Nam Đế (541-547) ở gần sông Hồng, đến năm 1615, được dời vào vị trí ngày nay. Chùa có vườn tháp cổ u tịch, có nhiều tượng Phật giá trị, đặc biệt là tượng Thích Ca nhập Niết Bàn. Chùa là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia.
    Theo Từ điển di tích văn hóa Việt Nam (Hà Nội, 1993), thì chùa Trấn Quốc nguyên là chùa Khai Quốc, dựng từ thời Tiền Lý (Lý Nam Đế, 541-547), tại thôn Y Hoa, gần bờ sông Hồng. Đến đời Lê Trung Hưng (1615), chùa được dời vào trong đê Yên Phụ, dựng trên nền cũ cung Thúy Hoa (thời Lý) và điện Hàn Nguyên (thời Trần). Trong các năm 1624, 1628 và 1639,chùa tiếp tục được trùng tu, mở rộng. Trạng nguyên Nguyễn Xuân Chính đã soạn bài văn bia dựng ở chùa vào năm 1639 về công việc tôn tạo này. Đầu đời Nguyễn, chùa lại được trùng tu, đúc chuông, đắp tượng. Năm 1821, Vua Minh Mạng đến thăm chùa, ban 20 lạng bạc để tu sửa. Năm 1842, Vua Thiệu Trị đến thăm chùa, ban 1 đồng tiền vàng lớn và 200 quan tiền, cho đổi tên chùa là Trấn Bắc. Nhưng tên chùa Trấn Quốc có từ đời Vua Lê Hy Tông đã đễợc nhân dân quen gọi cho đến ngày nay.

    Vườn Tháp Tổ.
    Ta hoài niệm cùng vườn tháp nhấp nhô cao thấp, nhỏ to lời vang vọng giữa hư vô, nghe rõ tiếng ngọn chua me, cỏ ấu đang phập phồng hơi thở dưới chân tháp đầy hơi ẩm sương hồ, nghe lao xao trong gió tiếng mõ cầu kinh đang luận bàn Sắc Sắc Không Không. Ra phía trước sân chùa, thả tầm nhìn vào mênh mông sóng biếc, ta đứng dưới gốc bồ đề nguyên sinh ra từ Tây Trúc, được Tổng thống ấn Độ mang đến đây cho cây bén rễ, mang theo mầu Thiền. Mỗi chiếc lá đề có hình tim, cuống nhỏ nên mỏng mảnh, chỉ phơ phất gió đã rung rinh rào rạt.
    Cũng giống như hầu hết những ngôi chùa khác trên đất nước Việt, chùa Trấn Quốc có nhiều lớp, có nhà bái đường, nhiều tượng Phật từ thấp đến cao, từ to đến nhỏ, vàng son lấp lánh, hương khói quanh năm... Đặc biệt có pho tượng Thích Ca nhập Niết Bàn bằng gỗ thếp vàng lộng lẫy.
    Chùa còn có 14 tấm bia, trong đó có bia của Trạng nguyên Nguyễn Xuân Chính, tiến sĩ Phạm Quý Thích dựng năm 1639 và 1015...
    Chùa Trấn Quốc nằm trên bán đảo phía đông của Hồ Tây, nên thuộc đất làng Yên Phụ, nơi có ngôi đình thờ thánh. Vào mùa xuân hằng năm dân làng tổ chức đám rước từ đình sang chùa rồi từ chùa về làng bằng cả một đoàn thuyền nối nhau cờ reo trống thúc tưng bừng.
    Người vào chùa Trấn Quốc, ngoài việc thành tâm lễ Phật còn là để có một chút ngao du ngắn, được thăm một danh lam nổi lên thanh bình giữa phố phường ồn ào, tất bật. Tịch mịch ngay giữa lòng thành phố, cái đáng quý còn đáng được bình phương lên nữa.
    Chiều Trấn Quốc. Trời bình lặng. Hồ như một lão tăng chân tu, ngồi thiền trong hoàng hôn, lắng nghe câu kệ giữa bốn bề mây nước, dù phế hưng vẫn rộn rã những nẻo nào...
    Hà Nội vẫn may mắn còn rất nhiều chùa chiền đền miếu. Nào Kim Liên, Một Cột, Liên Phái, Quán Sứ, Thái Cam... Nào đền Quán Thánh, Bích Câu đạo quán, nào đền Bạch Mã, đền Lý Quốc Sư...
    Riêng Trấn Quốc vẫn thuộc loại chùa cổ nhất, như đã đắc đạo trên đường tu luyện mà mặt nước Hồ Tây đầy huyền thoại làm chứng quả. Chùa không nhiều bậc đá rêu phong, hay núi non trùng điệp, nhưng thật yên bình cùng sóng nước ngân nga, vẫn có thể cho hồn ta giọt nước cành dương, rửa đi một phần thế tục, để làm Lành làm Thiện với nhân gian...


    Được hltangoc sửa chữa / chuyển vào 18:25 ngày 23/07/2004
  6. hltangoc

    hltangoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2003
    Bài viết:
    618
    Đã được thích:
    0
    Chùa Trấn Quốc


    Chùa tọa lạc phía Nam hồ Tây, đường Thanh Niên, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Sách Từ điển di tích văn hóa Việt Nam (Hà Nội, 1993) giới thiệu chùa nguyên là chùa Khai Quốc, dựng từ thời Tiền Lý Nam Đế (541-547) tại thôn Yên Hoa, gần bờ sông Hồng. Đến đời Lê Trung Hưng (1615), chùa được dời vào trong đê Yên Phụ, dựng trên nền cũ cung Thúy Hoa (thời Lý) và điện Hàn Nguyên (thời Trần). Trong các năm 1624, 1628 và 1639, chùa được tiếp tục trùng tu, mở rộng. Trạng nguyên Nguyễn Xuân Chính đã soạn bài văn bia dựng ở chùa vào năm 1637 về công việc tôn tạo này. Đầu đời Nguyễn, chùa lại được trùng tu, đúc chuông, đắp tượng. Năm 1821, Vua Minh Mạng đến thăm chùa, ban 20 lạng bạc để tu sửa. Năm 1824, Vua Thiệu Trị đến thăm chùa, ban 1 đồng tiền vàng lớn và 200 quan tiền, cho đổi tên chùa là Trấn Bắc. Nhưng tên chùa Trấn Quốc từ đời Vua Lê Hy Tông đã được nhân dân quen gọi cho đến ngày nay.,Chùa đã được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia.
    Chùa Trấn Quốc là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam, nằm cạnh Hồ Tây, ở cuối đường Thanh Niên, quận Ba Đình, Hà Nội. Chùa được xây từ thời Lý Nam Đế (541-547) ở gần sông Hồng, đến năm 1615, được dời vào vị trí ngày nay. Chùa có vườn tháp cổ u tịch, có nhiều tượng Phật giá trị, đặc biệt là tượng Thích Ca nhập Niết Bàn. Chùa là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia.
    Theo Từ điển di tích văn hóa Việt Nam (Hà Nội, 1993), thì chùa Trấn Quốc nguyên là chùa Khai Quốc, dựng từ thời Tiền Lý (Lý Nam Đế, 541-547), tại thôn Y Hoa, gần bờ sông Hồng. Đến đời Lê Trung Hưng (1615), chùa được dời vào trong đê Yên Phụ, dựng trên nền cũ cung Thúy Hoa (thời Lý) và điện Hàn Nguyên (thời Trần). Trong các năm 1624, 1628 và 1639,chùa tiếp tục được trùng tu, mở rộng. Trạng nguyên Nguyễn Xuân Chính đã soạn bài văn bia dựng ở chùa vào năm 1639 về công việc tôn tạo này. Đầu đời Nguyễn, chùa lại được trùng tu, đúc chuông, đắp tượng. Năm 1821, Vua Minh Mạng đến thăm chùa, ban 20 lạng bạc để tu sửa. Năm 1842, Vua Thiệu Trị đến thăm chùa, ban 1 đồng tiền vàng lớn và 200 quan tiền, cho đổi tên chùa là Trấn Bắc. Nhưng tên chùa Trấn Quốc có từ đời Vua Lê Hy Tông đã đễợc nhân dân quen gọi cho đến ngày nay.

    Vườn Tháp Tổ.
    Ta hoài niệm cùng vườn tháp nhấp nhô cao thấp, nhỏ to lời vang vọng giữa hư vô, nghe rõ tiếng ngọn chua me, cỏ ấu đang phập phồng hơi thở dưới chân tháp đầy hơi ẩm sương hồ, nghe lao xao trong gió tiếng mõ cầu kinh đang luận bàn Sắc Sắc Không Không. Ra phía trước sân chùa, thả tầm nhìn vào mênh mông sóng biếc, ta đứng dưới gốc bồ đề nguyên sinh ra từ Tây Trúc, được Tổng thống ấn Độ mang đến đây cho cây bén rễ, mang theo mầu Thiền. Mỗi chiếc lá đề có hình tim, cuống nhỏ nên mỏng mảnh, chỉ phơ phất gió đã rung rinh rào rạt.
    Cũng giống như hầu hết những ngôi chùa khác trên đất nước Việt, chùa Trấn Quốc có nhiều lớp, có nhà bái đường, nhiều tượng Phật từ thấp đến cao, từ to đến nhỏ, vàng son lấp lánh, hương khói quanh năm... Đặc biệt có pho tượng Thích Ca nhập Niết Bàn bằng gỗ thếp vàng lộng lẫy.
    Chùa còn có 14 tấm bia, trong đó có bia của Trạng nguyên Nguyễn Xuân Chính, tiến sĩ Phạm Quý Thích dựng năm 1639 và 1015...
    Chùa Trấn Quốc nằm trên bán đảo phía đông của Hồ Tây, nên thuộc đất làng Yên Phụ, nơi có ngôi đình thờ thánh. Vào mùa xuân hằng năm dân làng tổ chức đám rước từ đình sang chùa rồi từ chùa về làng bằng cả một đoàn thuyền nối nhau cờ reo trống thúc tưng bừng.
    Người vào chùa Trấn Quốc, ngoài việc thành tâm lễ Phật còn là để có một chút ngao du ngắn, được thăm một danh lam nổi lên thanh bình giữa phố phường ồn ào, tất bật. Tịch mịch ngay giữa lòng thành phố, cái đáng quý còn đáng được bình phương lên nữa.
    Chiều Trấn Quốc. Trời bình lặng. Hồ như một lão tăng chân tu, ngồi thiền trong hoàng hôn, lắng nghe câu kệ giữa bốn bề mây nước, dù phế hưng vẫn rộn rã những nẻo nào...
    Hà Nội vẫn may mắn còn rất nhiều chùa chiền đền miếu. Nào Kim Liên, Một Cột, Liên Phái, Quán Sứ, Thái Cam... Nào đền Quán Thánh, Bích Câu đạo quán, nào đền Bạch Mã, đền Lý Quốc Sư...
    Riêng Trấn Quốc vẫn thuộc loại chùa cổ nhất, như đã đắc đạo trên đường tu luyện mà mặt nước Hồ Tây đầy huyền thoại làm chứng quả. Chùa không nhiều bậc đá rêu phong, hay núi non trùng điệp, nhưng thật yên bình cùng sóng nước ngân nga, vẫn có thể cho hồn ta giọt nước cành dương, rửa đi một phần thế tục, để làm Lành làm Thiện với nhân gian...


    Được hltangoc sửa chữa / chuyển vào 18:25 ngày 23/07/2004
  7. hltangoc

    hltangoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2003
    Bài viết:
    618
    Đã được thích:
    0
    CHÙA QUÁN SỨ



    Chùa tọa lạc ở số 73 phố Quán Sứ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Sách Từ điển di tích văn hóa Việt Nam (Hà Nội, 1993) cho biết chùa được triều đình dựng vào đầu đời Lê sơ để đón tiếp sứ giả các nước ngoài như Chiêm Thành, Vạn Tượng, Nam Chưởng... đến lễ Phật. Năm 1822, chùa được sửa sang lại làm chỗ lễ bái cho quân nhân. Năm 1827, Hòa thượng Thanh Phương ở Hà Sơn Bình đến trụ trì lo việc trùng tu, tô tượng, đúc chuông... Đệ tử của ngài là Văn Nghiêm lại cho đắp thêm 27 pho tượng. Năm 1934, Tổng hội Phật giáo Bắc Kỳ đặt trụ sở ở chùa. Chùa đã được xây dựng lại theo bản thiết kế của hai kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Ngoạn và Nguyễn Xuân Tùng năm 1941. Chùa hiện nay đặt trụ sở Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
    Mặc dù không có lịch sử lâu đời và kiến trúc độc đáo như nhiều ngôi chùa khác ở Hà Nội, nhễng chùa Quán Sứ lại được nhiều người Việt Nam biết tới, coi như một ngôi chùa thiêng bậc nhất của Thủ đô. Chùa được Hội Phật giáo lấy làm trụ sở, lại ở giữa thành phố và cũng có một lịch sử khá đặc sắc.
    Nguyên vào giữa thế kỷ 14 đời Trần Dụ Tông, ở khu vực này có nhà Công quán của triều đình dùng để đón các sứ thần của các quốc gia phía Nam, như Chiêm Thành, Vạn Tượng, Nam Chễởng... Vì các sứ thần này theo đạo Phật nên để tiện cho việc cúng tế của họ trong những ngày dài chờ đợi được tiếp kiến, giải quyết công việc... triều đình cho lập ngay cạnh Công quán một ngôi chùa. Có lẽ vì thế mà người ta gọi ngôi chùa này là chùa Quán Sứ.
    Sau này Công quán bị hủy bỏ nhưng chùa vẫn được giữ lại. Năm 1822, chùa được sửa sang làm chỗ lễ bái cầu đạo cho quân nhân. Năm 1934, Hội Phật giáo Bắc Kỳ lấy chùa làm Hội quán. Năm 1942 chùa được xây dựng lại theo quy mô như ta thấy ngày nay. Năm 1958, Hội Phật giáo thống nhất Việt Nam lấy chùa làm trụ sở.
    Tiền đường chùa Quán Sứ thờ Phật, hậu đường thờ quốc sư triều Lý là Thiền sư Khuông Lộ. Trong chùa, ngoài các cơ quan của Hội Phật giáo còn một thư viện lớn, lưu giữ nhiều kinh sách Phật giáo. Bên ngoài cổng chùa cũng có một cửa hàng bán kính sách, đồ thờ.
    Chùa nằm ở trung tâm Thủ đô nên rất thuận tiện cho việc đi lại vãn cảnh, cúng bái của khách thập phương. Vào những ngày rằm, ngày mồng một, ngày lễ tết, đặc biệt là ngày Phật đản... các Phật tử, các thiện nam, tín nữ kéo về đây rất đông, tấp nập cả một đoạn đường Quán Sứ.
    Nhiều người Việt và cả người nước ngoài đến Hà Nội dẫu có bận bịu mấy cũng gắng đến vãn cảnh thắp nhang ở chùa Quán Sứ vì trong thâm tâm họ, chưa vào Quán Sứ cũng coi như chưa đến Hà Nội.
  8. hltangoc

    hltangoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2003
    Bài viết:
    618
    Đã được thích:
    0
    CHÙA QUÁN SỨ



    Chùa tọa lạc ở số 73 phố Quán Sứ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Sách Từ điển di tích văn hóa Việt Nam (Hà Nội, 1993) cho biết chùa được triều đình dựng vào đầu đời Lê sơ để đón tiếp sứ giả các nước ngoài như Chiêm Thành, Vạn Tượng, Nam Chưởng... đến lễ Phật. Năm 1822, chùa được sửa sang lại làm chỗ lễ bái cho quân nhân. Năm 1827, Hòa thượng Thanh Phương ở Hà Sơn Bình đến trụ trì lo việc trùng tu, tô tượng, đúc chuông... Đệ tử của ngài là Văn Nghiêm lại cho đắp thêm 27 pho tượng. Năm 1934, Tổng hội Phật giáo Bắc Kỳ đặt trụ sở ở chùa. Chùa đã được xây dựng lại theo bản thiết kế của hai kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Ngoạn và Nguyễn Xuân Tùng năm 1941. Chùa hiện nay đặt trụ sở Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
    Mặc dù không có lịch sử lâu đời và kiến trúc độc đáo như nhiều ngôi chùa khác ở Hà Nội, nhễng chùa Quán Sứ lại được nhiều người Việt Nam biết tới, coi như một ngôi chùa thiêng bậc nhất của Thủ đô. Chùa được Hội Phật giáo lấy làm trụ sở, lại ở giữa thành phố và cũng có một lịch sử khá đặc sắc.
    Nguyên vào giữa thế kỷ 14 đời Trần Dụ Tông, ở khu vực này có nhà Công quán của triều đình dùng để đón các sứ thần của các quốc gia phía Nam, như Chiêm Thành, Vạn Tượng, Nam Chễởng... Vì các sứ thần này theo đạo Phật nên để tiện cho việc cúng tế của họ trong những ngày dài chờ đợi được tiếp kiến, giải quyết công việc... triều đình cho lập ngay cạnh Công quán một ngôi chùa. Có lẽ vì thế mà người ta gọi ngôi chùa này là chùa Quán Sứ.
    Sau này Công quán bị hủy bỏ nhưng chùa vẫn được giữ lại. Năm 1822, chùa được sửa sang làm chỗ lễ bái cầu đạo cho quân nhân. Năm 1934, Hội Phật giáo Bắc Kỳ lấy chùa làm Hội quán. Năm 1942 chùa được xây dựng lại theo quy mô như ta thấy ngày nay. Năm 1958, Hội Phật giáo thống nhất Việt Nam lấy chùa làm trụ sở.
    Tiền đường chùa Quán Sứ thờ Phật, hậu đường thờ quốc sư triều Lý là Thiền sư Khuông Lộ. Trong chùa, ngoài các cơ quan của Hội Phật giáo còn một thư viện lớn, lưu giữ nhiều kinh sách Phật giáo. Bên ngoài cổng chùa cũng có một cửa hàng bán kính sách, đồ thờ.
    Chùa nằm ở trung tâm Thủ đô nên rất thuận tiện cho việc đi lại vãn cảnh, cúng bái của khách thập phương. Vào những ngày rằm, ngày mồng một, ngày lễ tết, đặc biệt là ngày Phật đản... các Phật tử, các thiện nam, tín nữ kéo về đây rất đông, tấp nập cả một đoạn đường Quán Sứ.
    Nhiều người Việt và cả người nước ngoài đến Hà Nội dẫu có bận bịu mấy cũng gắng đến vãn cảnh thắp nhang ở chùa Quán Sứ vì trong thâm tâm họ, chưa vào Quán Sứ cũng coi như chưa đến Hà Nội.
  9. hltangoc

    hltangoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2003
    Bài viết:
    618
    Đã được thích:
    0
    CHÙA PHÁP VÂN (CHÙA NÀNH) ​

    Chùa thường được gọi là chùa Nành, tọa lạc ở làng Nành, xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội. Chùa được khởi dựng vào thời Lý. Ngôi chùa hiện nay còn có nhiều di vật của thế kỷ XVII, XVIII, như chuông đồng (1653), khánh đồng (1733), 3 tấm bia đá cùng nhiều pho tượng gỗ phủ sơn rất quý như bộ tượng Tam Thế Phật (tượng cao 0,80m, tòa sen và đế cao 0,70m), tượng Tuyết Sơn (cao 0,73m), tượng Bát bộ Kim Cang (cao 1,56m), tượng Thập Điện Minh Vương (cao 1,35m), tượng Thập bát La-hán (cao 1,08m), tượng Bà Nành v.v...
    Hòa thượng Thích Mật Trọng trụ trì ngôi chùa từ năm 1958 đến nay đã tổ chức trùng tu nhiều đợt, vẫn giữ được đường nét cổ kính trong kiến trúc và điêu khắc của một danh lam ở thủ đô. Chùa đã được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia.
    Nằm cách trung tâm Thành Phố Hà Nội khoảng 17 km về phía đông-bắc, chùa Nành còn có tên là chùa Pháp Vân, thuộc xã Ninh Hiệp (huyện Gia Lâm, Hà Nội). Quy mô của chùa khá lớn, bao gồm: thủy đình, tam quan, tiền đường, cầu, tam bảo, tả vu, hữu vu, nhà Tổ, điện Mẫu và khu phụ. Phía trước chùa Nành là hồ nước rộng, thoáng mát. Điều này cũng phù hợp thuyết "phong thủy".
    Tương truyền, chùa Nành được xây dựng từ thời Lý. Trải qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa, kiến trúc trong chùa hiện nay chủ yếu mang phong cách kiến trúc thời Nguyễn. Đặc biệt, trong chùa còn lưu giữ được nhiều di vật quý như: bộ tượng Tam Thế Phật tượng Tuyết Sơn, tượng Bát bộ Kim Cang, tượng thập Điện Minh Vương, tượng Thập bát La hán,... Trong đó, bộ Tam Thế vừa có giá trị nghệ thuật cao vừa có niên đại sớm, niên đại thế kỷ 16. Trong
    chùa Nành còn lưu giữ được nhiều bia đá có niên đại từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 20. Đặc biệt, có một chuông đồng được đúc vào năm 1653, khánh đồng đúc năm 1733. Bên cạnh hệ thống tượng Phật, chùa Nành còn có tượng bà Nành - đây là dấu tích của sự du nhập Phật giáo vào Việt Nam.
    Hội chùa Nành cũng là một trong những lễ hội đặc sắc ở Hà Nội hiện nay. Hội được tổ chức từ mồng 4 đến mồng 6 tháng 2 (âm lịch) hằng năm. Tại hội chùa, các trò chơi dân gian được tổ chức sôi nổi, như: bơi thuyền, thi nấu cơm, thi nâng cây phan. Cây phan là một bó khoảng 60 cây tre để nguyên cả thân và ngọn. Dân chúng tin rằng, cuộc sống ấm no của cả làng phụ thuộc nghệ thuật nâng cây phan. Vì vậy, các trai làng thường phải luyện tập nâng cây phan trước ngày lễ hội. Sau các nghi lễ là các trò chơi khác thể hiện tín ngưỡng, như cầu mưa, cầu nước, cầu phồn thực của cư dân với nền nông nghiệp lúa nước ở đồng bằng sông Hồng. Hội chùa Nành có thể so sánh với các lễ hội khác ở khắp nơi trên mọi miền đất nước, là một trong những lễ hội còn giữ được nét sinh hoạt văn hóa mang đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.
    Chùa Nành đã được Bộ Văn hóa-Thông tin xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật.
  10. hltangoc

    hltangoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2003
    Bài viết:
    618
    Đã được thích:
    0
    CHÙA PHÁP VÂN (CHÙA NÀNH) ​

    Chùa thường được gọi là chùa Nành, tọa lạc ở làng Nành, xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội. Chùa được khởi dựng vào thời Lý. Ngôi chùa hiện nay còn có nhiều di vật của thế kỷ XVII, XVIII, như chuông đồng (1653), khánh đồng (1733), 3 tấm bia đá cùng nhiều pho tượng gỗ phủ sơn rất quý như bộ tượng Tam Thế Phật (tượng cao 0,80m, tòa sen và đế cao 0,70m), tượng Tuyết Sơn (cao 0,73m), tượng Bát bộ Kim Cang (cao 1,56m), tượng Thập Điện Minh Vương (cao 1,35m), tượng Thập bát La-hán (cao 1,08m), tượng Bà Nành v.v...
    Hòa thượng Thích Mật Trọng trụ trì ngôi chùa từ năm 1958 đến nay đã tổ chức trùng tu nhiều đợt, vẫn giữ được đường nét cổ kính trong kiến trúc và điêu khắc của một danh lam ở thủ đô. Chùa đã được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia.
    Nằm cách trung tâm Thành Phố Hà Nội khoảng 17 km về phía đông-bắc, chùa Nành còn có tên là chùa Pháp Vân, thuộc xã Ninh Hiệp (huyện Gia Lâm, Hà Nội). Quy mô của chùa khá lớn, bao gồm: thủy đình, tam quan, tiền đường, cầu, tam bảo, tả vu, hữu vu, nhà Tổ, điện Mẫu và khu phụ. Phía trước chùa Nành là hồ nước rộng, thoáng mát. Điều này cũng phù hợp thuyết "phong thủy".
    Tương truyền, chùa Nành được xây dựng từ thời Lý. Trải qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa, kiến trúc trong chùa hiện nay chủ yếu mang phong cách kiến trúc thời Nguyễn. Đặc biệt, trong chùa còn lưu giữ được nhiều di vật quý như: bộ tượng Tam Thế Phật tượng Tuyết Sơn, tượng Bát bộ Kim Cang, tượng thập Điện Minh Vương, tượng Thập bát La hán,... Trong đó, bộ Tam Thế vừa có giá trị nghệ thuật cao vừa có niên đại sớm, niên đại thế kỷ 16. Trong
    chùa Nành còn lưu giữ được nhiều bia đá có niên đại từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 20. Đặc biệt, có một chuông đồng được đúc vào năm 1653, khánh đồng đúc năm 1733. Bên cạnh hệ thống tượng Phật, chùa Nành còn có tượng bà Nành - đây là dấu tích của sự du nhập Phật giáo vào Việt Nam.
    Hội chùa Nành cũng là một trong những lễ hội đặc sắc ở Hà Nội hiện nay. Hội được tổ chức từ mồng 4 đến mồng 6 tháng 2 (âm lịch) hằng năm. Tại hội chùa, các trò chơi dân gian được tổ chức sôi nổi, như: bơi thuyền, thi nấu cơm, thi nâng cây phan. Cây phan là một bó khoảng 60 cây tre để nguyên cả thân và ngọn. Dân chúng tin rằng, cuộc sống ấm no của cả làng phụ thuộc nghệ thuật nâng cây phan. Vì vậy, các trai làng thường phải luyện tập nâng cây phan trước ngày lễ hội. Sau các nghi lễ là các trò chơi khác thể hiện tín ngưỡng, như cầu mưa, cầu nước, cầu phồn thực của cư dân với nền nông nghiệp lúa nước ở đồng bằng sông Hồng. Hội chùa Nành có thể so sánh với các lễ hội khác ở khắp nơi trên mọi miền đất nước, là một trong những lễ hội còn giữ được nét sinh hoạt văn hóa mang đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.
    Chùa Nành đã được Bộ Văn hóa-Thông tin xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật.

Chia sẻ trang này