1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cùng tìm hiểu về Hà Nội xưa và nay

Chủ đề trong 'Public Hà Nội' bởi GodFatherHN, 07/02/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hanoipho

    hanoipho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    1.940
    Đã được thích:
    0
    Chùa Hưng Ký ​

    Từ ngã tư chợ Mơ, rẽ theo phố Minh Khai khoảng 400m, có một ngõ nhỏ bên tay phải mang tên ngõ chùa Hưng Ký đưa ta đến với một di tích kiến trúc -nghệ thuật độc đáo của Hà Nội: Chùa Hưng Ký...
    [​IMG]
    Chùa Hưng Ký có tên chữ là "Vũ Hưng Tự" hiện vẫn còn lưu lại những tranh sự tích Phật, tượng trang trí cùng các hoa văn hình long, ly, quy, phượng lá đề tàu má, bờ nóc, chữ câu đối. Hai toà Thập Điện Diêm Vương với hàng trăm tượng đất nung phủ men màu, diễn tả cảnh Diêm Vương phán xét người trần thế, ai kiếp trước ăn ở nhân - nghĩa - hiếu - trung được lên giời hưởng phúc, kẻ nào tà đạo, giả dối chết bị đày xuống đại ngục cho quỷ xứ trừng phạt.
    Việc kết hợp nhuần nhuyễn giữa vật liệu xây dựng hiện đại với phong cách kiến trúc cổ truyền của dân tộc ta tạo nên 1 ngôi chùa tuy muộn màng nhưng lại có một không hai trong lịch sử phát triển kiến trúc Phật giáo Việt Nam. Bộ vì kèo trong chùa được làm bằng ga-ni-tô giả đá kết hợp với các mảnh sứ ốp tường có nhiều vẻ uy nghiêm vốn có của chùa.
    Bộ mái của chùa ngoài ngói ống còn thêm vào đó các tượng sứ nhiều màu ghép lại trên các diềm mái không chỉ muốn nói lên các sự tích nhà Phật, sự lăn lộn vất vả của các tín đồ tìm về chốn tổ mà còn nói lên tâm tư tình cảm của các nghệ nhân gửi gắm lòng tin về nơi đất Phật.
    Chùa Hưng Ký cũng giống như các ngôi chùa cổ trước nó. Từ ngoài đi vào là tam quan 3 tầng, tầng giữa treo quả chuông lớn, tầng dưới trồ ra cửa cuốn có tên là Giả Quan, Trung Quan, Không Quan, qua sân chùa lớn lát gạch là vào tới Tam Bảo.
    Tam Bảo là ngôi nhà có dạng chữ đinh hay chuôi vồ được chia làm 3 gian.
    Ba gian nhà là: Tiền đường - Thiện Hưởng - Thưởng Điển là nơi thờ Phật khác hẳn với mọi của các chùa khác. Thượng Điển chùa Hưng Ký thờ bộ ba Phật Di Đà ở giữa 2 bản là Quan Âm và Đại thế chí Bồ Tát. Bộ ba di đà Tam Tôn thường ra tay cứu vớt các chúng sinh thoát khỏi công luân hồi trở về với cõi Tay phương cực lạc. Để hiểu như vậy chúng ta mới hiểu ý nghĩa vì sao chùa quay về hướng tây.
    Ngoài ra chùa còn 8 bức tranh về nhiều pho tượng khác nói lên cực cảnh đời thường của Phật. Qua các tích xưa hiện còn lưu dấu tại nhiều chùa, tháp ở Ấn Độ và ở Đông Nam Á từ xa xưa.
    Chùa Hưng Ký cùng với quần thể kiến trúc tôn giáo nơi đây trong giây lát nào đó, những người làm ra nó đã tạo dựng một công trình có giá trị về mặt nghệ thuật là cả trang sử mỹ thuật ghi bằng hình tượng, phong cách kiến trúc nghệ thuật chan chứa tình cảm dân tộc giữa cảnh đời nô lệ thời Pháp thuộc.
    Phật chùa Hưng Ký xứng đáng là một danh thắng của cả nước, là đất Phật thắm đượm ưu... thương, thường dành cho những người xa quê hương trở về chốn Tổ và về với Tây Phương cực lạc.

  2. hanoipho

    hanoipho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    1.940
    Đã được thích:
    0
    Chùa Hưng Ký ​

    Từ ngã tư chợ Mơ, rẽ theo phố Minh Khai khoảng 400m, có một ngõ nhỏ bên tay phải mang tên ngõ chùa Hưng Ký đưa ta đến với một di tích kiến trúc -nghệ thuật độc đáo của Hà Nội: Chùa Hưng Ký...
    [​IMG]
    Chùa Hưng Ký có tên chữ là "Vũ Hưng Tự" hiện vẫn còn lưu lại những tranh sự tích Phật, tượng trang trí cùng các hoa văn hình long, ly, quy, phượng lá đề tàu má, bờ nóc, chữ câu đối. Hai toà Thập Điện Diêm Vương với hàng trăm tượng đất nung phủ men màu, diễn tả cảnh Diêm Vương phán xét người trần thế, ai kiếp trước ăn ở nhân - nghĩa - hiếu - trung được lên giời hưởng phúc, kẻ nào tà đạo, giả dối chết bị đày xuống đại ngục cho quỷ xứ trừng phạt.
    Việc kết hợp nhuần nhuyễn giữa vật liệu xây dựng hiện đại với phong cách kiến trúc cổ truyền của dân tộc ta tạo nên 1 ngôi chùa tuy muộn màng nhưng lại có một không hai trong lịch sử phát triển kiến trúc Phật giáo Việt Nam. Bộ vì kèo trong chùa được làm bằng ga-ni-tô giả đá kết hợp với các mảnh sứ ốp tường có nhiều vẻ uy nghiêm vốn có của chùa.
    Bộ mái của chùa ngoài ngói ống còn thêm vào đó các tượng sứ nhiều màu ghép lại trên các diềm mái không chỉ muốn nói lên các sự tích nhà Phật, sự lăn lộn vất vả của các tín đồ tìm về chốn tổ mà còn nói lên tâm tư tình cảm của các nghệ nhân gửi gắm lòng tin về nơi đất Phật.
    Chùa Hưng Ký cũng giống như các ngôi chùa cổ trước nó. Từ ngoài đi vào là tam quan 3 tầng, tầng giữa treo quả chuông lớn, tầng dưới trồ ra cửa cuốn có tên là Giả Quan, Trung Quan, Không Quan, qua sân chùa lớn lát gạch là vào tới Tam Bảo.
    Tam Bảo là ngôi nhà có dạng chữ đinh hay chuôi vồ được chia làm 3 gian.
    Ba gian nhà là: Tiền đường - Thiện Hưởng - Thưởng Điển là nơi thờ Phật khác hẳn với mọi của các chùa khác. Thượng Điển chùa Hưng Ký thờ bộ ba Phật Di Đà ở giữa 2 bản là Quan Âm và Đại thế chí Bồ Tát. Bộ ba di đà Tam Tôn thường ra tay cứu vớt các chúng sinh thoát khỏi công luân hồi trở về với cõi Tay phương cực lạc. Để hiểu như vậy chúng ta mới hiểu ý nghĩa vì sao chùa quay về hướng tây.
    Ngoài ra chùa còn 8 bức tranh về nhiều pho tượng khác nói lên cực cảnh đời thường của Phật. Qua các tích xưa hiện còn lưu dấu tại nhiều chùa, tháp ở Ấn Độ và ở Đông Nam Á từ xa xưa.
    Chùa Hưng Ký cùng với quần thể kiến trúc tôn giáo nơi đây trong giây lát nào đó, những người làm ra nó đã tạo dựng một công trình có giá trị về mặt nghệ thuật là cả trang sử mỹ thuật ghi bằng hình tượng, phong cách kiến trúc nghệ thuật chan chứa tình cảm dân tộc giữa cảnh đời nô lệ thời Pháp thuộc.
    Phật chùa Hưng Ký xứng đáng là một danh thắng của cả nước, là đất Phật thắm đượm ưu... thương, thường dành cho những người xa quê hương trở về chốn Tổ và về với Tây Phương cực lạc.

  3. hanoipho

    hanoipho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    1.940
    Đã được thích:
    0
    Đền Ngọc Sơn ​
    Trước gọi là chùa Ngọc Sơn, dựng trên đảo đất hình tròn nổi trong hồ Hoàn Kiếm ở Hà Nội. Đảo này xưa gọi là Tượng Nhĩ Sơn (núi Tai Voi), Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long, đặt tên là núi Ngọc Tượng, đời Trần gọi là Ngọc Sơn (núi Ngọc).
    Trên đảo vốn có ngôi chùa nhỏ nhưng lâu ngày đã đổ nát. Thời Lê ở đây thường làm đài câu cá cho các vua chúa. Cuối đời Lê, trên đảo dựng ngôi đền nhỏ thờ Quan Thánh đế quân. Có người làng Nhị Khê hiệu là Tín Trai tới sửa sang lại đền ấy, xây thêm tam quan, dựng gác chuông, mở rộng thành ngôi đền lớn, sau đổi gọi chùa Ngọc Sơn. Đến đời con gái của ông Tín Trai đem chùa nhượng lại cho hội Hướng Thiện.
    Hội này vào mùa đông năm Tân Sửu, Thiệu Trị thứ 1 (1841) bắt đầu trùng tu, đã bỏ gác chuông, xây lại các gian điện chính và các dãy phòng hai bên, khiến quy mô to đẹp hơn, lại đưa thêm tượng Văn Xương đế quân vào thờ trong đền. Đến năm Tự Đức thứ 18 (1856), Phương Đình Nguyễn Văn Siêu chủ trì việc tu sửa đền bắc cầu Thê Húc nối từ bờ ra đảo. Ngoài cổng đền có Tháp Bút, Đài Nghiên xây bằng đá. Trong đền có hai toà trước và sau. Mé ngoài hướng ra hồ là đình Trấn Ba. Giữa cảnh trời nước, đền Ngọc Sơn là nơi danh thắng tuyệt đẹp như đối câu đối:

    Cầu vắt cầu vồng kề ven đảo,
    Lầu soi trắng sáng đọng giữa hồ.

    Hồ Hoàn Kiếm (xưa gọi hồ Tả Vọng) nơi có đền Ngọc Sơn không chỉ là một cảnh đẹp chốn Thăng Long mà nó còn gắn liền với sự tích Lê Thái Tổ được Rùa thần trao kiếm báu để diệt giặc Minh. Vì thế ở đền có câu đối:

    Bảo kiếm ngàn vàng tàng thu thuỷ
    Lòng trung một tấm đựng ngọc bầu

    Trong đền, ngoài tượng Tam thánh, còn thờ tượng Trần Hưng Đạo và các tướng thời Trần với câu đối Nôm ca ngợi công lao đánh giặc Nguyên:
    Vũ lược luyện hùng binh, Lục thuỷ nghìn thu ghi sử Việt
    Văn tài mưu thượng tướng, Bạch Đằng một trận phá quân Nguyên

    Đền Ngọc Sơn là một trong những thắng cảnh ở đất Hà Nội hàng ngày có nhiều du khách trong và ngoaì nước đến lãm thưởng.

    [​IMG]
    Đền Ngọc Sơn xưa.
    [​IMG]
    Đền Ngọc Sơn nay.
    Được hanoipho sửa chữa / chuyển vào 02:37 ngày 24/07/2004
  4. hanoipho

    hanoipho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    1.940
    Đã được thích:
    0
    Đền Ngọc Sơn ​
    Trước gọi là chùa Ngọc Sơn, dựng trên đảo đất hình tròn nổi trong hồ Hoàn Kiếm ở Hà Nội. Đảo này xưa gọi là Tượng Nhĩ Sơn (núi Tai Voi), Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long, đặt tên là núi Ngọc Tượng, đời Trần gọi là Ngọc Sơn (núi Ngọc).
    Trên đảo vốn có ngôi chùa nhỏ nhưng lâu ngày đã đổ nát. Thời Lê ở đây thường làm đài câu cá cho các vua chúa. Cuối đời Lê, trên đảo dựng ngôi đền nhỏ thờ Quan Thánh đế quân. Có người làng Nhị Khê hiệu là Tín Trai tới sửa sang lại đền ấy, xây thêm tam quan, dựng gác chuông, mở rộng thành ngôi đền lớn, sau đổi gọi chùa Ngọc Sơn. Đến đời con gái của ông Tín Trai đem chùa nhượng lại cho hội Hướng Thiện.
    Hội này vào mùa đông năm Tân Sửu, Thiệu Trị thứ 1 (1841) bắt đầu trùng tu, đã bỏ gác chuông, xây lại các gian điện chính và các dãy phòng hai bên, khiến quy mô to đẹp hơn, lại đưa thêm tượng Văn Xương đế quân vào thờ trong đền. Đến năm Tự Đức thứ 18 (1856), Phương Đình Nguyễn Văn Siêu chủ trì việc tu sửa đền bắc cầu Thê Húc nối từ bờ ra đảo. Ngoài cổng đền có Tháp Bút, Đài Nghiên xây bằng đá. Trong đền có hai toà trước và sau. Mé ngoài hướng ra hồ là đình Trấn Ba. Giữa cảnh trời nước, đền Ngọc Sơn là nơi danh thắng tuyệt đẹp như đối câu đối:

    Cầu vắt cầu vồng kề ven đảo,
    Lầu soi trắng sáng đọng giữa hồ.

    Hồ Hoàn Kiếm (xưa gọi hồ Tả Vọng) nơi có đền Ngọc Sơn không chỉ là một cảnh đẹp chốn Thăng Long mà nó còn gắn liền với sự tích Lê Thái Tổ được Rùa thần trao kiếm báu để diệt giặc Minh. Vì thế ở đền có câu đối:

    Bảo kiếm ngàn vàng tàng thu thuỷ
    Lòng trung một tấm đựng ngọc bầu

    Trong đền, ngoài tượng Tam thánh, còn thờ tượng Trần Hưng Đạo và các tướng thời Trần với câu đối Nôm ca ngợi công lao đánh giặc Nguyên:
    Vũ lược luyện hùng binh, Lục thuỷ nghìn thu ghi sử Việt
    Văn tài mưu thượng tướng, Bạch Đằng một trận phá quân Nguyên

    Đền Ngọc Sơn là một trong những thắng cảnh ở đất Hà Nội hàng ngày có nhiều du khách trong và ngoaì nước đến lãm thưởng.

    [​IMG]
    Đền Ngọc Sơn xưa.
    [​IMG]
    Đền Ngọc Sơn nay.
    Được hanoipho sửa chữa / chuyển vào 02:37 ngày 24/07/2004
  5. hanoipho

    hanoipho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    1.940
    Đã được thích:
    0
    Thăng Long - Hà Nội đã được quy hoạch và xây dựng như thế nào ?​
    Thủ đô Hà Nội của chúng ta có bề dày lịch sử đã ngót ngàn năm. Trong quá trình lịch sử hào hùng ấy, con người của Thăng Long - Hà Nội xưa và nay vừa phải lo chống giặc ngoại xâm, vừa phải lo xây dựng một kinh đô - Thủ đô của nước Việt Nam độc lập, tự chủ cho thật đàng hoàng, to đẹp. Hànộimới Điện tử dưới đây xin được lược thuật lại quá trình quy hoạch xây dựng Thăng Long - Hà Nội qua một số thời kỳ lịch sử.
    Phần I :
    [​IMG]
    Việc quy hoạch Thăng Long - Hà Nội được bắt đầu từ thời vua Lê Thánh Tông (1490). Cụ thể như sau: phía Bắc là khu vực Hồ Tây, phía Đông là đê sông Hồng, phía Tây là sông Thiên Phù, sông Tô Lịch và phía Nam là sông Kim Ngưu. Bấy giờ, Hoàng Thành là trung tâm kinh thành cũ, tên hành chính của kinh thành là Phủ Trung đô, được kéo dài cho đến hết thời Lê (1789).
    Cho đến thế kỷ XIX, từ năm 1802, nhà Nguyễn cho dời đô vào Huế, năm 1805 cho phá Hoàng Thành, xây thành mới theo kiểu Vô-băng và đặt tên mới là thành Hà Nội. Thành có hình dáng vuông, tương ứng với các phố Phan Đình Phùng, Hùng Vương, Trần Phú và Lý Nam Đế. Chu vi thành vào khoảng 6 km, có 5 cửa, trong thành vẫn giữ những cung điện cũ nhưng đổi tên theo các chức năng khác nhau, như Điện Kính Thiên đổi thành Hành cung. Chính quyền phong kiến cho xây dựng thêm một công trình mới là Cột cờ, gồm 3 tầng đế và một cột trụ cao khoảng 40m.
    Năm 1886, người Pháp bắt đầu lên quy hoạch trực tiếp cho thành phố Hà Nội. Bắt đầu bằng việc cải tạo quanh khu vực Hồ Hoàn Kiếm bây giờ, sau đó nắn dần các phố cổ cho thẳng hàng và cho xây các công trình hạ tầng. Một số công trình kiến trúc cổ đã được cho xây lại kiên cố hơn mặc dù vẫn theo kiểu cách cũ trên cơ sở những nghiên cứu, đề xuất của các nhà khoa học Pháp về việc bảo tồn, phát huy giá trị của di sản Hà Nội.
    Việc tổ chức, phát triển kiến trúc theo quan điểm chủ đạo trên được tiếp tục thể hiện trong quy hoạch do Ennest Ebrad lập năm 1924 với quy mô dân số khoảng 20 - 25 vạn dân. Điều này đã tạo cho Hà Nội một bản sắc riêng, độc đáo giữa một Hà Nội ngàn năm văn hiến với những đường phố cổ kính, luôn được điểm xuyết bởi những đình, đền, chùa, miếu và những biệt thự mới, những công trình văn hoá công cộng, hài hoà giữa truyền thống và hiện đại : Viện Viễn Đông bác cổ, Sở Tài chính (nay là Bộ Ngoại giao), trường Đại học Đông Dương ( nay là Đại học Quốc gia)... Hà Nội sớm trở thành một thành phố hoa lệ theo như cách gọi của người Pháp thời kỳ đó.
    Phần II :
    [​IMG]
    Năm 1960, theo quy hoạch của giáo sư Zaremba (Ba Lan) đề xuất, Hà Nội chỉ nên mở rộng về phía Tây đến bờ sông Nhuệ, phía Đông tới sát sông Hồng. Quy hoạch mới lấy Hồ Tây làm trung tâm, dân số khoảng 1 triệu người. Đến năm 1962, đoàn chuyên gia Liên Xô đề xuất quy hoạch mới của Hà Nội theo cấu trúc hình quạt, với 5 trục hướng tâm và 3 vành đai chính. Lấy khu vực phố cũ làm trung tâm, phát triển ở phía Nam sông Hồng theo hướng Tây Bắc, Tây Nam nối với thị xã Hà Đông, phía Đông Nam nối với thị trấn Gia Lâm - Đông Anh.
    Khoảng cách giữa hai điểm xa nhất của thành phố theo đường chim bay từ Văn Điển tới Đông Anh là 35 km. Quy mô dân số dự kiến sau 25 năm khaỏng 1 triệu người. Vẫn lấy khu vực Hồ Tây làm trung tâm thành phố và dự kiến sẽ xây thêm 2 chiếc cầu mới là Thăng Long và Thanh Trì.
    Đến năm 1974, Viện nghiên cứu xây dựng đô thị Lê-nin-grát lập quy hoạch Hà Nội trên cơ sở phát triển thêm 2 đô thị vệ tinh là Suối Hai và Vĩnh Yên với 2 phương án : Phương án A : Hà Nội 70 vạn dân, Vĩnh Yên 60 vạn dân; Phương án B : Hà Nội 100 vạn dân, Vĩnh Yên 30 vạn dân.
    Năm 1980, Viện Quy hoạch Hà Nội đề xuất đề án quy hoạch Hà Nội với quy mô dân số tới năm 2010 là 1,5 triệu người, diện tích bình quân dự kiến 90 m2/người, diện tích xây dựng là 13,5 ha. Ngày 24-4-1981, Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch này.
    Đến ngày 18-4-1992, đề án được điều chỉnh và phê duyệt với nội dung lấy trung tâm khu vực Hoàn Kiếm và khu Ba Đình làm trung tâm thủ đô, dành phần lớn khu vực Hồ Tây để phát triển các trung tâm văn hoá, nghỉ ngơi, du lịch và thể thao. Đến năm 2010, thủ đô sẽ có từ 1,5 đến 1,7 triệu người, đạt bình quân diện tích 50m2/người. Diện tích xây dựng là 8000 - 9000 ha và lấy đầm Vân Trì làm khu đô thị mới Bắc sông Hồng.
    Phần III:
    [​IMG]
    Năm 1996, lãnh đạp thành phố và Bộ Xây dựng trình Chính phủ nội dung điều chỉnh quy hoạch Thủ đô đến năm 2020 và đề án đã được phê duyệt. Phạm vi điều chỉnh được mở rộng với bán kính ảnh hưởng tới 30 - 50 km. Động lực chủ yếu để phát triển Thủ đô là : công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch, khoa học công nghệ, quản lý hành chính, giao dịch trong nước và quốc tế.
    Hà Nội trở thành một chùm đô thị có thành phố trung tâm được phát triển ở cả 2 bên bờ sông Hồng, các cụm đô thị đối trọng, các đô thị vệ tinh với diện tích bình quân đầu người vào năm 2000 là 60 m2/người, năm 2010 : 80 m2/người, năm 2020 : 100 m2/người. Diện tích thành phố : 25.000 ha.
    Ở phía tả ngạn sông Hồng sẽ hình thành một Hà Nội mới nằm dọc sông Hồng và hai bên sông Đuống. Để đảm bảo giao thông đối nội và đối ngoại, sẽ xây dựng 8 cầu qua sông Hồng và 3 cầu mới qua sông Đuống. Khai thác tiếp đất đồi để hoàn thành các cụm đô thị mới dọc theo QL 21 và 18.
    Năm 1998, quy hoạch Thủ đô HN lại một lần nữa được điều chỉnh với nội dung : đến năm 2005 đạt bình quân đầu người 70 m2, đến năm 2020, diện tích đô thị là 25.000 ha, bình quân 100 m2/người. Thành phố sẽ phát triển cả 2 bên sông Hồng, bảo đảm hài hoà giữa bảo tồn và phát triển khu vực phía Nam sông Hồng. Quy hoạch còn xác định rõ vùng hạn chế hiện có khoảng 94 vạn người sẽ giảm xuống còn 86 vạn người vào năm 2005 và 80 vạn người vào năm 2020 (khu vực này được xác định từ Vĩnh Tuy, Ngã Tư Vọng, Ngã Tư Sở, Cầu Giấy, Nhật Tân vào trung tâm thành phố). Khu vực phát triển phía Nam chủ yếu được mở rộng ra vùng Từ Liêm và 1 phần ở Thanh Trì. Ở phía Bắc sông Hồng sẽ hình thành một Hà Nội mới gồm : Bắc Thăng Long, Vân Trì, Đông Anh, Cổ Loa, Gia Lâm, Sài Đồng và Yên Viên.
    Việc phát triển nhà ở là dự án có khối lượng lớn nhất. Hiện bình quân về nhà ở của Hà Nội chỉ đạt khoảng 5 m2/người, trong đó 30% dân số nội thành mới có bình quân 3 m2/người. Trong khi chất lượng nhà ở có tới 60% đang bị xuống cấp cần được cải tạo. Quy hoạch Thủ đô dự kiến đến năm 2010 phải đạt chuẩn từ 20 - 25 m2/người với quy mô đất gồm 2000 ha, các căn hộ xây mới tối thiểu phải có diện tích từ 45 m2 trở lên.
    Được hanoipho sửa chữa / chuyển vào 03:19 ngày 24/07/2004
  6. hanoipho

    hanoipho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    1.940
    Đã được thích:
    0
    Thăng Long - Hà Nội đã được quy hoạch và xây dựng như thế nào ?​
    Thủ đô Hà Nội của chúng ta có bề dày lịch sử đã ngót ngàn năm. Trong quá trình lịch sử hào hùng ấy, con người của Thăng Long - Hà Nội xưa và nay vừa phải lo chống giặc ngoại xâm, vừa phải lo xây dựng một kinh đô - Thủ đô của nước Việt Nam độc lập, tự chủ cho thật đàng hoàng, to đẹp. Hànộimới Điện tử dưới đây xin được lược thuật lại quá trình quy hoạch xây dựng Thăng Long - Hà Nội qua một số thời kỳ lịch sử.
    Phần I :
    [​IMG]
    Việc quy hoạch Thăng Long - Hà Nội được bắt đầu từ thời vua Lê Thánh Tông (1490). Cụ thể như sau: phía Bắc là khu vực Hồ Tây, phía Đông là đê sông Hồng, phía Tây là sông Thiên Phù, sông Tô Lịch và phía Nam là sông Kim Ngưu. Bấy giờ, Hoàng Thành là trung tâm kinh thành cũ, tên hành chính của kinh thành là Phủ Trung đô, được kéo dài cho đến hết thời Lê (1789).
    Cho đến thế kỷ XIX, từ năm 1802, nhà Nguyễn cho dời đô vào Huế, năm 1805 cho phá Hoàng Thành, xây thành mới theo kiểu Vô-băng và đặt tên mới là thành Hà Nội. Thành có hình dáng vuông, tương ứng với các phố Phan Đình Phùng, Hùng Vương, Trần Phú và Lý Nam Đế. Chu vi thành vào khoảng 6 km, có 5 cửa, trong thành vẫn giữ những cung điện cũ nhưng đổi tên theo các chức năng khác nhau, như Điện Kính Thiên đổi thành Hành cung. Chính quyền phong kiến cho xây dựng thêm một công trình mới là Cột cờ, gồm 3 tầng đế và một cột trụ cao khoảng 40m.
    Năm 1886, người Pháp bắt đầu lên quy hoạch trực tiếp cho thành phố Hà Nội. Bắt đầu bằng việc cải tạo quanh khu vực Hồ Hoàn Kiếm bây giờ, sau đó nắn dần các phố cổ cho thẳng hàng và cho xây các công trình hạ tầng. Một số công trình kiến trúc cổ đã được cho xây lại kiên cố hơn mặc dù vẫn theo kiểu cách cũ trên cơ sở những nghiên cứu, đề xuất của các nhà khoa học Pháp về việc bảo tồn, phát huy giá trị của di sản Hà Nội.
    Việc tổ chức, phát triển kiến trúc theo quan điểm chủ đạo trên được tiếp tục thể hiện trong quy hoạch do Ennest Ebrad lập năm 1924 với quy mô dân số khoảng 20 - 25 vạn dân. Điều này đã tạo cho Hà Nội một bản sắc riêng, độc đáo giữa một Hà Nội ngàn năm văn hiến với những đường phố cổ kính, luôn được điểm xuyết bởi những đình, đền, chùa, miếu và những biệt thự mới, những công trình văn hoá công cộng, hài hoà giữa truyền thống và hiện đại : Viện Viễn Đông bác cổ, Sở Tài chính (nay là Bộ Ngoại giao), trường Đại học Đông Dương ( nay là Đại học Quốc gia)... Hà Nội sớm trở thành một thành phố hoa lệ theo như cách gọi của người Pháp thời kỳ đó.
    Phần II :
    [​IMG]
    Năm 1960, theo quy hoạch của giáo sư Zaremba (Ba Lan) đề xuất, Hà Nội chỉ nên mở rộng về phía Tây đến bờ sông Nhuệ, phía Đông tới sát sông Hồng. Quy hoạch mới lấy Hồ Tây làm trung tâm, dân số khoảng 1 triệu người. Đến năm 1962, đoàn chuyên gia Liên Xô đề xuất quy hoạch mới của Hà Nội theo cấu trúc hình quạt, với 5 trục hướng tâm và 3 vành đai chính. Lấy khu vực phố cũ làm trung tâm, phát triển ở phía Nam sông Hồng theo hướng Tây Bắc, Tây Nam nối với thị xã Hà Đông, phía Đông Nam nối với thị trấn Gia Lâm - Đông Anh.
    Khoảng cách giữa hai điểm xa nhất của thành phố theo đường chim bay từ Văn Điển tới Đông Anh là 35 km. Quy mô dân số dự kiến sau 25 năm khaỏng 1 triệu người. Vẫn lấy khu vực Hồ Tây làm trung tâm thành phố và dự kiến sẽ xây thêm 2 chiếc cầu mới là Thăng Long và Thanh Trì.
    Đến năm 1974, Viện nghiên cứu xây dựng đô thị Lê-nin-grát lập quy hoạch Hà Nội trên cơ sở phát triển thêm 2 đô thị vệ tinh là Suối Hai và Vĩnh Yên với 2 phương án : Phương án A : Hà Nội 70 vạn dân, Vĩnh Yên 60 vạn dân; Phương án B : Hà Nội 100 vạn dân, Vĩnh Yên 30 vạn dân.
    Năm 1980, Viện Quy hoạch Hà Nội đề xuất đề án quy hoạch Hà Nội với quy mô dân số tới năm 2010 là 1,5 triệu người, diện tích bình quân dự kiến 90 m2/người, diện tích xây dựng là 13,5 ha. Ngày 24-4-1981, Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch này.
    Đến ngày 18-4-1992, đề án được điều chỉnh và phê duyệt với nội dung lấy trung tâm khu vực Hoàn Kiếm và khu Ba Đình làm trung tâm thủ đô, dành phần lớn khu vực Hồ Tây để phát triển các trung tâm văn hoá, nghỉ ngơi, du lịch và thể thao. Đến năm 2010, thủ đô sẽ có từ 1,5 đến 1,7 triệu người, đạt bình quân diện tích 50m2/người. Diện tích xây dựng là 8000 - 9000 ha và lấy đầm Vân Trì làm khu đô thị mới Bắc sông Hồng.
    Phần III:
    [​IMG]
    Năm 1996, lãnh đạp thành phố và Bộ Xây dựng trình Chính phủ nội dung điều chỉnh quy hoạch Thủ đô đến năm 2020 và đề án đã được phê duyệt. Phạm vi điều chỉnh được mở rộng với bán kính ảnh hưởng tới 30 - 50 km. Động lực chủ yếu để phát triển Thủ đô là : công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch, khoa học công nghệ, quản lý hành chính, giao dịch trong nước và quốc tế.
    Hà Nội trở thành một chùm đô thị có thành phố trung tâm được phát triển ở cả 2 bên bờ sông Hồng, các cụm đô thị đối trọng, các đô thị vệ tinh với diện tích bình quân đầu người vào năm 2000 là 60 m2/người, năm 2010 : 80 m2/người, năm 2020 : 100 m2/người. Diện tích thành phố : 25.000 ha.
    Ở phía tả ngạn sông Hồng sẽ hình thành một Hà Nội mới nằm dọc sông Hồng và hai bên sông Đuống. Để đảm bảo giao thông đối nội và đối ngoại, sẽ xây dựng 8 cầu qua sông Hồng và 3 cầu mới qua sông Đuống. Khai thác tiếp đất đồi để hoàn thành các cụm đô thị mới dọc theo QL 21 và 18.
    Năm 1998, quy hoạch Thủ đô HN lại một lần nữa được điều chỉnh với nội dung : đến năm 2005 đạt bình quân đầu người 70 m2, đến năm 2020, diện tích đô thị là 25.000 ha, bình quân 100 m2/người. Thành phố sẽ phát triển cả 2 bên sông Hồng, bảo đảm hài hoà giữa bảo tồn và phát triển khu vực phía Nam sông Hồng. Quy hoạch còn xác định rõ vùng hạn chế hiện có khoảng 94 vạn người sẽ giảm xuống còn 86 vạn người vào năm 2005 và 80 vạn người vào năm 2020 (khu vực này được xác định từ Vĩnh Tuy, Ngã Tư Vọng, Ngã Tư Sở, Cầu Giấy, Nhật Tân vào trung tâm thành phố). Khu vực phát triển phía Nam chủ yếu được mở rộng ra vùng Từ Liêm và 1 phần ở Thanh Trì. Ở phía Bắc sông Hồng sẽ hình thành một Hà Nội mới gồm : Bắc Thăng Long, Vân Trì, Đông Anh, Cổ Loa, Gia Lâm, Sài Đồng và Yên Viên.
    Việc phát triển nhà ở là dự án có khối lượng lớn nhất. Hiện bình quân về nhà ở của Hà Nội chỉ đạt khoảng 5 m2/người, trong đó 30% dân số nội thành mới có bình quân 3 m2/người. Trong khi chất lượng nhà ở có tới 60% đang bị xuống cấp cần được cải tạo. Quy hoạch Thủ đô dự kiến đến năm 2010 phải đạt chuẩn từ 20 - 25 m2/người với quy mô đất gồm 2000 ha, các căn hộ xây mới tối thiểu phải có diện tích từ 45 m2 trở lên.
    Được hanoipho sửa chữa / chuyển vào 03:19 ngày 24/07/2004
  7. hanoipho

    hanoipho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    1.940
    Đã được thích:
    0
    LỊCH SỬ HÀ NỘI QUA NHỮNG NĂM THÁNG​
    53 phố và ngõ ở Hà Nội bắt đầu bằng từ "Hàng", nhưng trong lịch sử còn khoảng 20 phố "Hàng" nữa. Song đến nay, các phố này đã đổi ra tên khác hoặc gộp vào thành một phố dài.
    3.900m là chiều dài hai con đường dài nhất Hà Nội - Lạc Long Quân và Láng. Phố dài nhất là Thuỵ Khuê: 3.200m, chạy men theo phía Bắc của sông Hồng. Về đường và phố ngắn nhất: Đường Thanh Niên chỉ dài 992m - xưa là con đê chắn cá của dân làng Cổ Ngư, phố Hồ Hoàn Kiếm chỉ dài 52m - đi từ giữa phố Cầu Gỗ đến phố Đinh Tiên Hoàng, nhìn sang Hồ Gươm.
    2,01m và 2,7m là đường kính và chiều cao của chiếc trống Sấm - chiếc trống lớn nhất trong dàn 1.000 chiếc trống được đánh cùng một lúc trong đêm kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long. Theo ý tưởng hiện nay, dàn trồng tràn đầy hào khí Thăng Long này sẽ được xếp quanh hồ Tây hoặc hồ Hoàn Kiếm để cùng hoà âm.

    41.854 người/km2 là mật độ dân số quận Hoàn Kiếm - nơi tập trung dân cư cao nhất ở Hà Nội. Nơi có mật độ dân số thấp nhất là huyện lớn nhất Hà Nội - Sóc Sơn: 767 người/m2. Theo cuộc điều tra dân số ngày 01/4/1999, với 2.672.122 người, Hà Nội là thành phố đông dân thứ 4 trong số 61 tỉnh, thành, sau thành phố Hồ Chí Minh, Thanh Hoá, Nghệ An.
    Năm 1971, nước lũ sông Hồng được coi là cao nhất từ trước đến nay, lên tới 14,61m, làm vỡ đê Cống Thôn. Đây là trận lũ trong vòng 100 năm mới lại thấy.

    Khối trường đông học sinh nhất là tiểu học: 247 trường với 226.000 học sinh. Ngoài ra, Hà Nội có 213 trường trung học cơ sở với 175.000 học sinh, 36 trường trung học phổ thông với 93.000 học sinh, 87 trường bán công, dân lập với 35.000 học sinh, 6 trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp và 3 trường dành cho trẻ em khuyết tật.
    Nhà hát Lớn đã được xây dựng ròng rã suốt 10 năm, khánh thành vào mùa kịch năm 1911 với tổng chi phí xây dựng là 800.000 đồng tiền Đông Dương. Nhà hát do kiến trúc sư người Pháp F.Lagisquet thiết kế, tương tự như Nhà hát Opera ở Paris./.
    (Theo nguồn: Hỏi đáp về 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội)
  8. hanoipho

    hanoipho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    1.940
    Đã được thích:
    0
    LỊCH SỬ HÀ NỘI QUA NHỮNG NĂM THÁNG​
    53 phố và ngõ ở Hà Nội bắt đầu bằng từ "Hàng", nhưng trong lịch sử còn khoảng 20 phố "Hàng" nữa. Song đến nay, các phố này đã đổi ra tên khác hoặc gộp vào thành một phố dài.
    3.900m là chiều dài hai con đường dài nhất Hà Nội - Lạc Long Quân và Láng. Phố dài nhất là Thuỵ Khuê: 3.200m, chạy men theo phía Bắc của sông Hồng. Về đường và phố ngắn nhất: Đường Thanh Niên chỉ dài 992m - xưa là con đê chắn cá của dân làng Cổ Ngư, phố Hồ Hoàn Kiếm chỉ dài 52m - đi từ giữa phố Cầu Gỗ đến phố Đinh Tiên Hoàng, nhìn sang Hồ Gươm.
    2,01m và 2,7m là đường kính và chiều cao của chiếc trống Sấm - chiếc trống lớn nhất trong dàn 1.000 chiếc trống được đánh cùng một lúc trong đêm kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long. Theo ý tưởng hiện nay, dàn trồng tràn đầy hào khí Thăng Long này sẽ được xếp quanh hồ Tây hoặc hồ Hoàn Kiếm để cùng hoà âm.

    41.854 người/km2 là mật độ dân số quận Hoàn Kiếm - nơi tập trung dân cư cao nhất ở Hà Nội. Nơi có mật độ dân số thấp nhất là huyện lớn nhất Hà Nội - Sóc Sơn: 767 người/m2. Theo cuộc điều tra dân số ngày 01/4/1999, với 2.672.122 người, Hà Nội là thành phố đông dân thứ 4 trong số 61 tỉnh, thành, sau thành phố Hồ Chí Minh, Thanh Hoá, Nghệ An.
    Năm 1971, nước lũ sông Hồng được coi là cao nhất từ trước đến nay, lên tới 14,61m, làm vỡ đê Cống Thôn. Đây là trận lũ trong vòng 100 năm mới lại thấy.

    Khối trường đông học sinh nhất là tiểu học: 247 trường với 226.000 học sinh. Ngoài ra, Hà Nội có 213 trường trung học cơ sở với 175.000 học sinh, 36 trường trung học phổ thông với 93.000 học sinh, 87 trường bán công, dân lập với 35.000 học sinh, 6 trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp và 3 trường dành cho trẻ em khuyết tật.
    Nhà hát Lớn đã được xây dựng ròng rã suốt 10 năm, khánh thành vào mùa kịch năm 1911 với tổng chi phí xây dựng là 800.000 đồng tiền Đông Dương. Nhà hát do kiến trúc sư người Pháp F.Lagisquet thiết kế, tương tự như Nhà hát Opera ở Paris./.
    (Theo nguồn: Hỏi đáp về 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội)
  9. hltangoc

    hltangoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2003
    Bài viết:
    618
    Đã được thích:
    0
    Bánh cốm Hàng Than: đặc sản Hà thành ​
    Nhắc đến tên các phố cổ Hà Nội người ta không thể quên Hàng Than, con phố nhỏ có nhiều nhà hàng bánh cốm, mỗi độ thu sang hương cốm say lòng du khách. Nhà văn Thạch Lam đã viết: ?oBánh cốm là một thứ bánh gợi cho ta những kỷ niệm rất nhiều màu?. Ngày nay có thể nói bánh cốm đã trở thành một trong những đặc sản của Hà Nội chúng ta, mang đậm nét truyền thống dân tộc. Cứ mỗi lần nhắc đến bánh cốm, người ta nghĩ ngay đến phố Hàng Than.

    Chuyện kể rằng: Thời ấy người ta làm ra bánh cốm là phóng tác theo truyền thống bánh chưng, lấy đó làm niềm vui và không nghĩ nó phát triển như bây giờ. Cũng gạo nếp với đậu xanh nhưng hương vị thì lại khác với bất kỳ loại bánh nào, bởi cốm làm từ gạo nếp non, nhân gồm đậu xanh và dừa. Cả vỏ và nhân bánh đều được xào lẫn với đường, khi thưởng thức bánh khó mà biết rõ được phần nào ngon hơn. Người Hà Nội xưa đã nghĩ ra nhiều cách để hưởng thụ cốm, cốm luyện với thịt nạc, giã ra, rán lên làm chả ăn với cơm gạo tám thơm. Cốm xào với đường kính trắng, gọi là cốm xào, giữ được lâu đến hàng tuần. Lọc bột đao pha đường trắng rồi thả hạt cốm vào, đun lửa sôi lên thành ra món chè cốm để ăn tráng miệng vừa ngọt lại vừa thanh? Cuối cùng, ông tổ dòng họ Nguyễn Duy ở phố Hàng Than mới nghĩ thêm ra cách đem sấy khô hạt cốm, chế ra món bánh cốm để dành cho tết, lễ bái, dạm hỏi, cưới xin quanh năm. Bây giờ lễ ăn hỏi, ăn cỗ giỗ ở Hà Nội người ta thường đi theo bánh cốm, mâm lễ có bày bánh cốm trông rất sang, nhà trai đem đến nhà gái thường phải từ năm chục đến vài trăm bánh cốm, sau đó nhà gái lấy bánh cốm, kèm theo ấm chè, gói mứt sen đi biếu bà con họ mạc thân thích.

    Chế biến từ cốm để trở thành bánh cốm, quy trình không kém công phu, kể từ khi ra đồng cắt lúa non tới lúc ra được hạt cốm. Cốm dùng làm bánh phải là dạng cốm già, nghĩa là lúa cắt ở thời điểm hạt đã chắc xanh, vì cốm non khi vào đường sẽ tan hết, không dùng làm vỏ bánh được. Việc rang, giã, sàng, sẩy giống như quy trình sản xuất cốm non. Cốm làm xong sấy khô, đựng vào chum vại, hoặc đóng gói thật kín cho khỏi ẩm. Khi đem làm bánh mới đổ vào nồi hay chảo. Thường cứ 1 kg cốm đong khoảng 1,3 lít nước, trộn cho hạt cốm mềm, rồi pha tỷ lệ một đường một cốm, đặt lên bếp đun và đảo đều tay, khi gần được thì thêm ít giọt nước cất từ hoa bưởi, nhờ có tinh hoa bưởi mà bánh cốm có hương vị đặc biệt. Cái khéo là ở khâu đun cốm, nếu non thì bánh nhão, quá lửa thì bánh có mùi khét. Bí quyết để có được bánh cốm ngon, thơm hoàn toàn dựa vào thói quen và kinh nghiệm. Thứ nữa là khâu làm nhân bánh, muốn bánh ngon, dứt khoát phải chọn thứ đỗ vàng lòng, xanh vỏ. Đậu xanh được chọn là đậu ngon của vùng Thái Bình, Hà Bắc, Sơn La, còn các loại khác có thể dùng được nhưng chất lượng bánh không ngon và để lâu sẽ bị thiu. Có đỗ rồi, ta đem xay, ngâm, đãi vỏ để nấu tựa nấu cơm, cơm đỗ phải vừa chín tới, không nát không sượng, thật thơm và tơi, người làm bánh thường gọi là ?oxuê?. Đỗ đã ?oxuê? được cho vào cối giã mịn, rồi lại ngào đường với nước, cứ một kg đỗ thêm 1,2 kg đường kính, đun nhỏ lửa cho đến khi đỗ đạt độ khô dẻo thì cho thêm các thứ phụ gia, như mứt sen trần, dừa nạo, nước hoa bưởi? đảo đều rồi đem gói.

    Người ta chia nhân thành từng viên, rồi dùng thứ cốm đã nấu bọc ra ngoài. Dùng lá chuối non, hoặc giấy ni lông gói lót để giữ thành bánh cho vuông. Tiếp đến gói vỏ ngoài cũng bằng lá chuối xanh, bẻ cho góc cạnh đều nhau, đặt nhãn hiệu ngoài cùng, rồi lấy lạt giang đã nhuộm đỏ buộc thành hình chữ thập, sau đó lại buộc 5 chiếc một cho tiện việc mua bán, chuyên chở. Bà Thuần chủ của hiệu Nguyên Ninh (11 Hàng Than) nói: ?oTôi không nếm bánh bao giờ mà chỉ cần xem mặt bánh là biết ngay sản phẩm đạt chất lượng hay không, không chờ đến khi mọi việc xong xuôi mới kiểm tra mà đích thân người chủ phải giám sát từng công đoạn của quy trình làm bánh?. Bà còn cho biết thêm: ?oTheo quan niệm của gia đình, việc giữ chữ tín và tinh khiết cho những chiếc bánh cũng là giữ tinh khiết cho ngày lễ hội, ngày cưới của các cặp vợ chồng. Gia đình đã có những lần phải hủy bỏ mẻ bánh vì cho rằng bánh không đạt tiêu chuẩn?.

    Hiện nay cả dãy phố Hàng Than có đến mấy chục cửa hàng làm và bán bánh cốm, đều dùng chữ ?oNinh?. Nhưng theo bà con người sành dùng bánh cốm Hàng Than thì Nguyên Ninh là hiệu bánh cốm gia truyền, được nhiều người ưa chuộng. Vẫn lôi cuốn khách thập phương và dù gì đi nữa cũng mãi là đặc sản của Hà Nội, bánh cốm Hàng Than nay đã được gửi đi làm quà cho người thân ở nhiều nước như: Pháp, Nga, Anh, Đức, Ba Lan, Thụy Điển, Cu-ba, Ca-na-đa, Mỹ?

    Khách nước ngoài đến Hà Nội được ăn loại bánh này tỏ ra rất thích. Hiện nay số lượng bánh làm ra của nhà Nguyên Ninh mỗi ngày chỉ vài trăm chiếc, chủ yếu là hàng đặt, nhưng với gia đình này làm bánh cốm dường như không phải để kinh doanh mà là tiếp nối truyền thống của ông cha 5 đời để lại. Và công việc thầm lặng ấy sẽ mãi lưu lại cho đời vị ngọt, hương thơm của trăm năm về trước.

    Trong phảng phất hương thơm của rạ tháng mười, gió heo may tràn về, bầu trời thu trong cao thanh khiết, ta thưởng thức bánh cốm để tận hưởng hương vị của đất trời thì còn thú vị nào bằng. Giữa cái ồn ào náo nhiệt của phố phường thời hiện đại, phố Hàng Than với hương cốm mùa thu sẽ mãi mãi trường tồn một vẻ đẹp vĩnh cửu của nét văn hóa Hà thành ngàn năm văn hiến. Là món quà đặc sản, cốm và bánh cốm Hàng Than vẫn ngày càng được ưa chuộng và phát triển. Xin hãy giữ lấy những gì tốt đẹp của bánh cốm Hàng Than, đừng vì cơ chế thị trường, cùng với sự đổi thay của lối sống, mà để phôi phai, rơi vãi ít nhiều nét đẹp của bánh cốm Hàng Than khiến cho người hoài cổ, lẫn kẻ tha phương phải có điều nuối tiếc
    Hà Nội Mới

  10. hltangoc

    hltangoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2003
    Bài viết:
    618
    Đã được thích:
    0
    Bánh cốm Hàng Than: đặc sản Hà thành ​
    Nhắc đến tên các phố cổ Hà Nội người ta không thể quên Hàng Than, con phố nhỏ có nhiều nhà hàng bánh cốm, mỗi độ thu sang hương cốm say lòng du khách. Nhà văn Thạch Lam đã viết: ?oBánh cốm là một thứ bánh gợi cho ta những kỷ niệm rất nhiều màu?. Ngày nay có thể nói bánh cốm đã trở thành một trong những đặc sản của Hà Nội chúng ta, mang đậm nét truyền thống dân tộc. Cứ mỗi lần nhắc đến bánh cốm, người ta nghĩ ngay đến phố Hàng Than.

    Chuyện kể rằng: Thời ấy người ta làm ra bánh cốm là phóng tác theo truyền thống bánh chưng, lấy đó làm niềm vui và không nghĩ nó phát triển như bây giờ. Cũng gạo nếp với đậu xanh nhưng hương vị thì lại khác với bất kỳ loại bánh nào, bởi cốm làm từ gạo nếp non, nhân gồm đậu xanh và dừa. Cả vỏ và nhân bánh đều được xào lẫn với đường, khi thưởng thức bánh khó mà biết rõ được phần nào ngon hơn. Người Hà Nội xưa đã nghĩ ra nhiều cách để hưởng thụ cốm, cốm luyện với thịt nạc, giã ra, rán lên làm chả ăn với cơm gạo tám thơm. Cốm xào với đường kính trắng, gọi là cốm xào, giữ được lâu đến hàng tuần. Lọc bột đao pha đường trắng rồi thả hạt cốm vào, đun lửa sôi lên thành ra món chè cốm để ăn tráng miệng vừa ngọt lại vừa thanh? Cuối cùng, ông tổ dòng họ Nguyễn Duy ở phố Hàng Than mới nghĩ thêm ra cách đem sấy khô hạt cốm, chế ra món bánh cốm để dành cho tết, lễ bái, dạm hỏi, cưới xin quanh năm. Bây giờ lễ ăn hỏi, ăn cỗ giỗ ở Hà Nội người ta thường đi theo bánh cốm, mâm lễ có bày bánh cốm trông rất sang, nhà trai đem đến nhà gái thường phải từ năm chục đến vài trăm bánh cốm, sau đó nhà gái lấy bánh cốm, kèm theo ấm chè, gói mứt sen đi biếu bà con họ mạc thân thích.

    Chế biến từ cốm để trở thành bánh cốm, quy trình không kém công phu, kể từ khi ra đồng cắt lúa non tới lúc ra được hạt cốm. Cốm dùng làm bánh phải là dạng cốm già, nghĩa là lúa cắt ở thời điểm hạt đã chắc xanh, vì cốm non khi vào đường sẽ tan hết, không dùng làm vỏ bánh được. Việc rang, giã, sàng, sẩy giống như quy trình sản xuất cốm non. Cốm làm xong sấy khô, đựng vào chum vại, hoặc đóng gói thật kín cho khỏi ẩm. Khi đem làm bánh mới đổ vào nồi hay chảo. Thường cứ 1 kg cốm đong khoảng 1,3 lít nước, trộn cho hạt cốm mềm, rồi pha tỷ lệ một đường một cốm, đặt lên bếp đun và đảo đều tay, khi gần được thì thêm ít giọt nước cất từ hoa bưởi, nhờ có tinh hoa bưởi mà bánh cốm có hương vị đặc biệt. Cái khéo là ở khâu đun cốm, nếu non thì bánh nhão, quá lửa thì bánh có mùi khét. Bí quyết để có được bánh cốm ngon, thơm hoàn toàn dựa vào thói quen và kinh nghiệm. Thứ nữa là khâu làm nhân bánh, muốn bánh ngon, dứt khoát phải chọn thứ đỗ vàng lòng, xanh vỏ. Đậu xanh được chọn là đậu ngon của vùng Thái Bình, Hà Bắc, Sơn La, còn các loại khác có thể dùng được nhưng chất lượng bánh không ngon và để lâu sẽ bị thiu. Có đỗ rồi, ta đem xay, ngâm, đãi vỏ để nấu tựa nấu cơm, cơm đỗ phải vừa chín tới, không nát không sượng, thật thơm và tơi, người làm bánh thường gọi là ?oxuê?. Đỗ đã ?oxuê? được cho vào cối giã mịn, rồi lại ngào đường với nước, cứ một kg đỗ thêm 1,2 kg đường kính, đun nhỏ lửa cho đến khi đỗ đạt độ khô dẻo thì cho thêm các thứ phụ gia, như mứt sen trần, dừa nạo, nước hoa bưởi? đảo đều rồi đem gói.

    Người ta chia nhân thành từng viên, rồi dùng thứ cốm đã nấu bọc ra ngoài. Dùng lá chuối non, hoặc giấy ni lông gói lót để giữ thành bánh cho vuông. Tiếp đến gói vỏ ngoài cũng bằng lá chuối xanh, bẻ cho góc cạnh đều nhau, đặt nhãn hiệu ngoài cùng, rồi lấy lạt giang đã nhuộm đỏ buộc thành hình chữ thập, sau đó lại buộc 5 chiếc một cho tiện việc mua bán, chuyên chở. Bà Thuần chủ của hiệu Nguyên Ninh (11 Hàng Than) nói: ?oTôi không nếm bánh bao giờ mà chỉ cần xem mặt bánh là biết ngay sản phẩm đạt chất lượng hay không, không chờ đến khi mọi việc xong xuôi mới kiểm tra mà đích thân người chủ phải giám sát từng công đoạn của quy trình làm bánh?. Bà còn cho biết thêm: ?oTheo quan niệm của gia đình, việc giữ chữ tín và tinh khiết cho những chiếc bánh cũng là giữ tinh khiết cho ngày lễ hội, ngày cưới của các cặp vợ chồng. Gia đình đã có những lần phải hủy bỏ mẻ bánh vì cho rằng bánh không đạt tiêu chuẩn?.

    Hiện nay cả dãy phố Hàng Than có đến mấy chục cửa hàng làm và bán bánh cốm, đều dùng chữ ?oNinh?. Nhưng theo bà con người sành dùng bánh cốm Hàng Than thì Nguyên Ninh là hiệu bánh cốm gia truyền, được nhiều người ưa chuộng. Vẫn lôi cuốn khách thập phương và dù gì đi nữa cũng mãi là đặc sản của Hà Nội, bánh cốm Hàng Than nay đã được gửi đi làm quà cho người thân ở nhiều nước như: Pháp, Nga, Anh, Đức, Ba Lan, Thụy Điển, Cu-ba, Ca-na-đa, Mỹ?

    Khách nước ngoài đến Hà Nội được ăn loại bánh này tỏ ra rất thích. Hiện nay số lượng bánh làm ra của nhà Nguyên Ninh mỗi ngày chỉ vài trăm chiếc, chủ yếu là hàng đặt, nhưng với gia đình này làm bánh cốm dường như không phải để kinh doanh mà là tiếp nối truyền thống của ông cha 5 đời để lại. Và công việc thầm lặng ấy sẽ mãi lưu lại cho đời vị ngọt, hương thơm của trăm năm về trước.

    Trong phảng phất hương thơm của rạ tháng mười, gió heo may tràn về, bầu trời thu trong cao thanh khiết, ta thưởng thức bánh cốm để tận hưởng hương vị của đất trời thì còn thú vị nào bằng. Giữa cái ồn ào náo nhiệt của phố phường thời hiện đại, phố Hàng Than với hương cốm mùa thu sẽ mãi mãi trường tồn một vẻ đẹp vĩnh cửu của nét văn hóa Hà thành ngàn năm văn hiến. Là món quà đặc sản, cốm và bánh cốm Hàng Than vẫn ngày càng được ưa chuộng và phát triển. Xin hãy giữ lấy những gì tốt đẹp của bánh cốm Hàng Than, đừng vì cơ chế thị trường, cùng với sự đổi thay của lối sống, mà để phôi phai, rơi vãi ít nhiều nét đẹp của bánh cốm Hàng Than khiến cho người hoài cổ, lẫn kẻ tha phương phải có điều nuối tiếc
    Hà Nội Mới

Chia sẻ trang này