1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cùng tìm hiểu về Hà Nội xưa và nay

Chủ đề trong 'Public Hà Nội' bởi GodFatherHN, 07/02/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hltangoc

    hltangoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2003
    Bài viết:
    618
    Đã được thích:
    0
    Chả cá Lã Vọng - Quán hàng thành tên phố
    Chả cá Lã Vọng, số nhà 14 phố Chả Cá, quán hàng bán một món ăn duy nhất mà du khách sành ăn trong và ngoài nước khi đến Hà Nội không thể bỏ qua, từ lâu đã trở thành tên một con phố cổ giữa lòng Hà Nội.
    Cụ bà Ngô Thị Tình, năm nay đã 82 tuổi, con dâu đời thứ 3 của nhà họ Đoàn, dòng họ đã sáng tạo nên món ăn này kể: Ngày xưa phố Chả Cá có tên là phố Hàng Sơn. Cụ Tổ của dòng họ Đoàn sinh trưởng tại đây và tham gia nghĩa quân chống thực dân Pháp. Cụ bà thường làm món chả cá thết đãi khách đến họp. Và nghĩa quân đã giúp cụ Đoàn mở ngôi hàng chuyên bán chả cá, vừa để nuôi gia đình, vừa làm nơi tụ họp.
    Thế là món ăn của gia đình đã trở thành món ăn của người Hà Nội, của cả nước. Tiếng lành đồn xa, khách trong Nam ngoài Bắc đến ăn tấp nập. Hai tiếng "chả cá" được nhắc đến luôn, lâu dần thành tên phố lúc nào không hay.
    Quán hàng không có biển hiệu, chỉ có tượng một ông già ngồi bó gối câu cá bên bờ suối bởi vậy nhiều người gọi đây là quán Chả cá Lã Vọng. Thương hiệu "Chả cá Lã Vọng" đã được nhà nước chính thức công nhận từ năm 1989.
    Quán Chả cá Lã Vọng cũ kỹ, cầu thang gác nhỏ, đôi hoành phi câu đối sơn son thếp vàng. Song dường như trong sự cũ kỹ ấy lại chứa đựng một không gian yên ấm, quyến rũ đến lạ kỳ. Sức quyến rũ này đã đi vào cả văn học, qua ngòi bút của các nhà văn nổi tiếng Việt Nam như Nguyễn Tuân, Thạch Lam, Vũ Bằng, Băng Sơn..., đã trở thành một nét văn hoá ẩm thực rất riêng của Hà Nội.
    Cá làm chả phải là cá lăng thật tươi mới đúng vị, vì cá lăng ít xương, lại ngọt thịt và thơm. Không có cá lăng mới phải dùng cá nheo, cá chiên, cá quả. Tuyệt nhất là cá anh vũ ở ngã ba sông Bạch Hạc thuộc thành phố Việt Trì. Thế nhưng cá anh vũ rất hiếm, một năm chỉ có một lần mùa nước về mới đánh bắt được.
    Thịt cá được lạng từ hai bên sườn, thái mỏng ướp với nước riềng, nghệ, mẻ, hạt tiêu, nước mắm rồi kẹp vào cặp tre nướng trên lò than hoa hồng rực đặt ngay trên bàn ăn của khách.
    Người nướng phải khéo sao cho cá chín vàng đều hai bên sau đó gỡ ra bát, rưới nước mỡ đang sôi lên trên. Bữa tiệc bắt đầu. Nước chấm được chế biến kỳ công: mắm tôm hảo hạng, được vắt chanh, dầm nhẹ một chút ớt cay, phảng phất hương vị cà cuống, làm cho mắm dậy mùi hấp dẫn. Món rau ăn kèm cũng thật quan trọng. Những lát chuối xanh, ruột trắng nõn mang nhựa chát đi cùng những lát khế thái mỏng xanh như ngọc, chua nhức lưỡi. Lạc rang bùi thơm. Khay rau sống phong phú với những sung, mơ, ngổ, thơm, đinh lăng, cọng hành nõn, miếng gừng vàng.
    Người ăn cứ thế nhấm nháp, nhẩn nha, vừa ăn vừa nhâm nhi với chút rượu mạnh mới thấy hết hương vị đặc trưng có một không hai của món ăn lạ miệng này. Tiếng mỡ nóng phi hành hoa kêu lép bép. Màu cá nướng vàng rộm thơm lừng đặt lên những lớp rau xanh mướt, bên lò nướng than hồng rực, ấm áp cho ta cái cảm giác như đang được hưởng cái tinh tuý của đất trời nước non.
    Không có gì ngạc nhiên khi mới đây, nhà hàng Chả cá Lã Vọng đã được chuyên mục du lịch của hãng tin MSNBC - một trong những hãng tin hàng đầu của Mỹ, đưa vào danh sách "10 nơi nên biết trước khi chết".
    Theo: Thông Tấn Xã Việt Nam

  2. hltangoc

    hltangoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2003
    Bài viết:
    618
    Đã được thích:
    0
    Chả cá Lã Vọng - Quán hàng thành tên phố
    Chả cá Lã Vọng, số nhà 14 phố Chả Cá, quán hàng bán một món ăn duy nhất mà du khách sành ăn trong và ngoài nước khi đến Hà Nội không thể bỏ qua, từ lâu đã trở thành tên một con phố cổ giữa lòng Hà Nội.
    Cụ bà Ngô Thị Tình, năm nay đã 82 tuổi, con dâu đời thứ 3 của nhà họ Đoàn, dòng họ đã sáng tạo nên món ăn này kể: Ngày xưa phố Chả Cá có tên là phố Hàng Sơn. Cụ Tổ của dòng họ Đoàn sinh trưởng tại đây và tham gia nghĩa quân chống thực dân Pháp. Cụ bà thường làm món chả cá thết đãi khách đến họp. Và nghĩa quân đã giúp cụ Đoàn mở ngôi hàng chuyên bán chả cá, vừa để nuôi gia đình, vừa làm nơi tụ họp.
    Thế là món ăn của gia đình đã trở thành món ăn của người Hà Nội, của cả nước. Tiếng lành đồn xa, khách trong Nam ngoài Bắc đến ăn tấp nập. Hai tiếng "chả cá" được nhắc đến luôn, lâu dần thành tên phố lúc nào không hay.
    Quán hàng không có biển hiệu, chỉ có tượng một ông già ngồi bó gối câu cá bên bờ suối bởi vậy nhiều người gọi đây là quán Chả cá Lã Vọng. Thương hiệu "Chả cá Lã Vọng" đã được nhà nước chính thức công nhận từ năm 1989.
    Quán Chả cá Lã Vọng cũ kỹ, cầu thang gác nhỏ, đôi hoành phi câu đối sơn son thếp vàng. Song dường như trong sự cũ kỹ ấy lại chứa đựng một không gian yên ấm, quyến rũ đến lạ kỳ. Sức quyến rũ này đã đi vào cả văn học, qua ngòi bút của các nhà văn nổi tiếng Việt Nam như Nguyễn Tuân, Thạch Lam, Vũ Bằng, Băng Sơn..., đã trở thành một nét văn hoá ẩm thực rất riêng của Hà Nội.
    Cá làm chả phải là cá lăng thật tươi mới đúng vị, vì cá lăng ít xương, lại ngọt thịt và thơm. Không có cá lăng mới phải dùng cá nheo, cá chiên, cá quả. Tuyệt nhất là cá anh vũ ở ngã ba sông Bạch Hạc thuộc thành phố Việt Trì. Thế nhưng cá anh vũ rất hiếm, một năm chỉ có một lần mùa nước về mới đánh bắt được.
    Thịt cá được lạng từ hai bên sườn, thái mỏng ướp với nước riềng, nghệ, mẻ, hạt tiêu, nước mắm rồi kẹp vào cặp tre nướng trên lò than hoa hồng rực đặt ngay trên bàn ăn của khách.
    Người nướng phải khéo sao cho cá chín vàng đều hai bên sau đó gỡ ra bát, rưới nước mỡ đang sôi lên trên. Bữa tiệc bắt đầu. Nước chấm được chế biến kỳ công: mắm tôm hảo hạng, được vắt chanh, dầm nhẹ một chút ớt cay, phảng phất hương vị cà cuống, làm cho mắm dậy mùi hấp dẫn. Món rau ăn kèm cũng thật quan trọng. Những lát chuối xanh, ruột trắng nõn mang nhựa chát đi cùng những lát khế thái mỏng xanh như ngọc, chua nhức lưỡi. Lạc rang bùi thơm. Khay rau sống phong phú với những sung, mơ, ngổ, thơm, đinh lăng, cọng hành nõn, miếng gừng vàng.
    Người ăn cứ thế nhấm nháp, nhẩn nha, vừa ăn vừa nhâm nhi với chút rượu mạnh mới thấy hết hương vị đặc trưng có một không hai của món ăn lạ miệng này. Tiếng mỡ nóng phi hành hoa kêu lép bép. Màu cá nướng vàng rộm thơm lừng đặt lên những lớp rau xanh mướt, bên lò nướng than hồng rực, ấm áp cho ta cái cảm giác như đang được hưởng cái tinh tuý của đất trời nước non.
    Không có gì ngạc nhiên khi mới đây, nhà hàng Chả cá Lã Vọng đã được chuyên mục du lịch của hãng tin MSNBC - một trong những hãng tin hàng đầu của Mỹ, đưa vào danh sách "10 nơi nên biết trước khi chết".
    Theo: Thông Tấn Xã Việt Nam

  3. hltangoc

    hltangoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2003
    Bài viết:
    618
    Đã được thích:
    0
    Ngàn năm Tháp Bút, Đài Nghiên mãi còn...


    Chẳng có Thủ đô nào trên thế giới lấy "Đài Nghiên, Tháp Bút" làm biểu tượng một cách hùng hồn, kiêu hãnh như Thủ đô Hà Nội của chúng ta. Sự độc đáo này buộc ta phải nghĩ suy và đặt câu hỏi:
    - Ai đã sáng tạo ra cụm kiến trúc đầy ý nghĩa này?
    - Vì sao người ấy lại chọn biểu tượng "Đài Nghiên, Tháp Bút"?
    Người dựng nên Đài Nghiên, Tháp Bút là Nguyễn Văn Siêu (1799 - 1872). Năm 1865, Nguyễn Văn Siêu đứng ra vận động người Hà Nội trùng tu đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc và xây thêm Đài Nghiên, Tháp Bút, đắp núi Độc Tôn, tạo thành một cụm kiến trúc chứa đậm tâm hồn, tư tưởng của kẻ sĩ Bắc Hà. Đền Ngọc Sơn được xây trên đảo Ngọc - Hồ Gươm, ôm ấp trong nó những giá trị văn hóa, lịch sử. Năm 1056, nơi đây cây cỏ tốt tươi, nước xanh ánh ngọc, tỏa bình minh rạng ngời bảy sắc cầu vồng, chim trời sà xuống tưng bừng reo ca, trăm hoa đua nở, hương bay thơm gió mát lành? Dường như thần thánh cũng ngự về, độ phúc, lộc cho người hiền chung sống an vui. Dân gian gọi là hồ Lục Thủy, bởi trời mây, non nước, cây lá, tụ hội thành một vùng xanh lục. Vua Lý Công Uẩn đã chọn nơi đây dựng chùa Sùng Khánh để cúng tế trời đất, cầu mưa thuận gió hòa, cầu hòa bình, an vui cho xã tắc. Đời Trần, hồ Lục Thủy là nơi tập trận chống quân Mông. Thế kỷ 15, hồ Lục Thủy có thêm truyền thuyết Lê Lợi trả gươm cho rùa thần, gửi gắm khát vọng hòa bình của dân ta. Câu chuyện trả gươm ắt do kẻ sĩ sáng tác để lưu truyền vạn đại. Hồ Lục Thủy đổi thành hồ Hoàn Kiếm hay hồ Trả Gươm, tên hồ chính là lời kêu gọi Hòa bình. Giữa thế kỷ 15 trở đi, vua Lê Thánh Tông thường đến đảo Ngọc ngắm gió trăng, vui chơi cùng dân chúng. Đến thời mạt vận, chúa Trịnh xây cung Khánh Thụy trên đảo Ngọc làm nơi đàng điếm. Họ Trịnh mất ngôi, ly cung, biệt điện, đền đài quanh Hồ Gươm bị phá hủy. Năm 1842, ông Tín Trai xây ngôi đền nhỏ trên nền cung Khánh Thuỵ đổ nát, đặt bàn thờ Trần Hưng Đạo, thờ thần chủ văn học Văn Xương, thờ Lã Đồng Tân, vị tiên có tài chữa bệnh cứu người. Ngôi đền Ngọc Sơn thành nơi kẻ sĩ Bắc Hà "khuyên người ta làm điều lành, khuyến học, khuyến thiện".
    Nguyễn Văn Siêu quê ở làng Kim Lũ, Thanh Trì - Hà Nội. Năm hai mươi sáu tuổi, ông lều chõng đi thi, đỗ Á nguyên, nhưng không ra làm quan, ở nhà đọc sách và dạy trẻ. Ông kết thân bạn tâm giao với Cao Bá Quát, kém ông 10 tuổi. Hai người thường đối đáp văn chương rất giỏi nên được gọi là thần Siêu - thánh Quát. Năm 1839, hai ông khăn gói vào Huế thi Hội. Cao Bá Quát thi hỏng (vì chữ xấu, nhưng người ta bảo ông nói thẳng làm phật ý vua Minh Mạng). Nguyễn Văn Siêu đỗ phó bảng, được bổ làm chủ sự bộ lễ, sau được thăng viên ngoại lang. Thiệu Trị nối ngôi, biết tài "thần Siêu" nên chuyển vào nội các làm Thừa chỉ, kiêm dạy các hoàng tử Hồng Bảo, Hồng Nhậm? Năm 1847 Hồng Nhậm lên ngôi (Tự Đức). Năm 1849, ông Siêu được cử đi sứ nhà Thanh. Tự Đức dặn: "Khanh học vấn uyên bác, đi chuyến này sang sứ, xem xét núi sông, phong tục, ghi chép kỹ, khi về tiến lãm".
    Về nước năm 1850, thần Siêu dâng quyển "Vạn lý tập dịch trình tấu thảo" được phong Học sĩ ở viện tập hiền. Năm sau ông ra làm án sát Hà Tĩnh, rồi án sát Hưng Yên kiêm chức tuần phủ. Dân chúng đói khổ, vỡ đê, lụt lội, ông gửi về Tự Đức một sớ điều trần. Không hợp ý vua, ông bị giáng chức. Năm 1854, ông đệ sớ từ quan, về sống ở Hà Nội, dạy học và soạn sách?
    Cao Bá Quát không chịu đựng nổi cảnh vào luồn ra cúi dưới mái nhà thấp của cung đình Huế thời Tự Đức nên cũng từ quan về Sơn Tây, cùng dân chống lại triều đình. Thánh Quát chết, thần Siêu khóc họ Cao, thẹn cho mình không đủ sức làm như bạn:
    Hoa sáng với bụi đời
    Thì lòng ta chẳng thích
    Noi xưa vượt thói thường
    Thì sức ta không kịp?
    Tiến bước trong cảnh lui
    Giữ sinh tồn muôn vật.
    Vì vậy ông đã dứng ra sửa sang ngôi đền Ngọc Sơn, bắc lại nhịp cầu Thê Húc, đắp núi Độc Tôn và xây trên đó ngọn Tháp Bút 5 tầng, ngòi bút nhọn vươn thẳng lên trời cao, thênh thang chạm tới mặt trời, trăng sao, vũ trụ, với ba chữ "Tả Thanh Thiên" (tức là viết lên trời xanh). Ba chữ đó như một sự thách đố cung đình. Nó khẳng định học vấn và trí tuệ sẽ dẫn con người vươn tới hạnh phúc, áo cơm, độc lập tự cường, dân chủ - văn minh? Tháp Bút nhọn đâm thẳng lên trời xây tại Hồ Gươm cách đây 139 năm, có thể ví với lối kiến trúc gô-tích ở châu Âu thế kỷ 7 - 15, vận dụng hình cung nhọn làm trần thánh đường và nhà thờ, tượng trưng cho sự rạch xé rào, giải phóng tư tưởng ra khỏi vòng vây trói buộc. Tháp Bút còn là một lời tiên tri cho thời đại mạng thông tin điện tử toàn cầu.
    Thần Siêu ơi! Ngày nay con cháu ngài đã có chữ viết riêng và như mong ước của ngài, tiếng Việt linh diệu đã vút lên trên các tầng trời, nối tư tưởng của chúng con với toàn nhân loại. Hằng ngày chúng con vẫn viết lên trời xanh ở mọi chốn mọi nơi. Còn có niềm vui hạnh phúc nào bằng!
    Thần Siêu xây bên cạnh Tháp Bút một Đài Nghiên. Đó là một cái cửa cuốn trên có bê một cái nghiên bằng đá tạo theo hình nửa quả đào. Ở thành Nghiên có khắc bài minh do thần Siêu soạn, với ý tứ rằng: Xưa lấy hốc đất làm nghiên, nay phải có một cái nghiên lớn, tách từ đá ra, để đứng bên mà nghiền ngẫm. Cái Nghiên chẳng có hình dáng, không vuông, không tròn, không cao, không thấp, ở ngôi chính giữa, cúi soi hồ Gươm, ngửa trông gò Bút đá, ứng vào sao Thai mà làm ra mọi biến đổi, ngậm nguyên khí mà mài hư không, dùng vào mọi việc thật kỳ diệu.
    Thần Siêu ơi! Ngài đã dạy chúng con: Chữ nghĩa chính là "thần" (hay tư tưởng cao đẹp và trí tuệ, nguyên khí của con người, hòa trong vũ trụ, là thần) nó sẽ biến đổi không ngừng mà làm ra lúa, ngô, cây, quả, nhà cửa, đền đài, bệnh viện, trường học, công viên, nghệ thuật, tàu thủy, xe hỏa, máy bay, tàu vũ trụ? mà đi khắp tận cùng thế giới, mà lên tận sao Hỏa, sao Kim?
    Thần Siêu ơi! Chính bởi cái "thần" ấy mà Đài Nghiên, Tháp Bút mãi mãi sừng sững đứng giữa hồ Gươm. Nắng, mưa, gió, bão, sấm chớp, đạn bom, đêm tối, sương mờ? càng làm cho Đài Nghiên, Tháp Bút vững vàng nhả chữ lên trời xanh. Chẳng ai có thể cắt nghĩa được sự kỳ diệu này!
    Mai Thục - Hà Nội mới
  4. hltangoc

    hltangoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2003
    Bài viết:
    618
    Đã được thích:
    0
    Ngàn năm Tháp Bút, Đài Nghiên mãi còn...


    Chẳng có Thủ đô nào trên thế giới lấy "Đài Nghiên, Tháp Bút" làm biểu tượng một cách hùng hồn, kiêu hãnh như Thủ đô Hà Nội của chúng ta. Sự độc đáo này buộc ta phải nghĩ suy và đặt câu hỏi:
    - Ai đã sáng tạo ra cụm kiến trúc đầy ý nghĩa này?
    - Vì sao người ấy lại chọn biểu tượng "Đài Nghiên, Tháp Bút"?
    Người dựng nên Đài Nghiên, Tháp Bút là Nguyễn Văn Siêu (1799 - 1872). Năm 1865, Nguyễn Văn Siêu đứng ra vận động người Hà Nội trùng tu đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc và xây thêm Đài Nghiên, Tháp Bút, đắp núi Độc Tôn, tạo thành một cụm kiến trúc chứa đậm tâm hồn, tư tưởng của kẻ sĩ Bắc Hà. Đền Ngọc Sơn được xây trên đảo Ngọc - Hồ Gươm, ôm ấp trong nó những giá trị văn hóa, lịch sử. Năm 1056, nơi đây cây cỏ tốt tươi, nước xanh ánh ngọc, tỏa bình minh rạng ngời bảy sắc cầu vồng, chim trời sà xuống tưng bừng reo ca, trăm hoa đua nở, hương bay thơm gió mát lành? Dường như thần thánh cũng ngự về, độ phúc, lộc cho người hiền chung sống an vui. Dân gian gọi là hồ Lục Thủy, bởi trời mây, non nước, cây lá, tụ hội thành một vùng xanh lục. Vua Lý Công Uẩn đã chọn nơi đây dựng chùa Sùng Khánh để cúng tế trời đất, cầu mưa thuận gió hòa, cầu hòa bình, an vui cho xã tắc. Đời Trần, hồ Lục Thủy là nơi tập trận chống quân Mông. Thế kỷ 15, hồ Lục Thủy có thêm truyền thuyết Lê Lợi trả gươm cho rùa thần, gửi gắm khát vọng hòa bình của dân ta. Câu chuyện trả gươm ắt do kẻ sĩ sáng tác để lưu truyền vạn đại. Hồ Lục Thủy đổi thành hồ Hoàn Kiếm hay hồ Trả Gươm, tên hồ chính là lời kêu gọi Hòa bình. Giữa thế kỷ 15 trở đi, vua Lê Thánh Tông thường đến đảo Ngọc ngắm gió trăng, vui chơi cùng dân chúng. Đến thời mạt vận, chúa Trịnh xây cung Khánh Thụy trên đảo Ngọc làm nơi đàng điếm. Họ Trịnh mất ngôi, ly cung, biệt điện, đền đài quanh Hồ Gươm bị phá hủy. Năm 1842, ông Tín Trai xây ngôi đền nhỏ trên nền cung Khánh Thuỵ đổ nát, đặt bàn thờ Trần Hưng Đạo, thờ thần chủ văn học Văn Xương, thờ Lã Đồng Tân, vị tiên có tài chữa bệnh cứu người. Ngôi đền Ngọc Sơn thành nơi kẻ sĩ Bắc Hà "khuyên người ta làm điều lành, khuyến học, khuyến thiện".
    Nguyễn Văn Siêu quê ở làng Kim Lũ, Thanh Trì - Hà Nội. Năm hai mươi sáu tuổi, ông lều chõng đi thi, đỗ Á nguyên, nhưng không ra làm quan, ở nhà đọc sách và dạy trẻ. Ông kết thân bạn tâm giao với Cao Bá Quát, kém ông 10 tuổi. Hai người thường đối đáp văn chương rất giỏi nên được gọi là thần Siêu - thánh Quát. Năm 1839, hai ông khăn gói vào Huế thi Hội. Cao Bá Quát thi hỏng (vì chữ xấu, nhưng người ta bảo ông nói thẳng làm phật ý vua Minh Mạng). Nguyễn Văn Siêu đỗ phó bảng, được bổ làm chủ sự bộ lễ, sau được thăng viên ngoại lang. Thiệu Trị nối ngôi, biết tài "thần Siêu" nên chuyển vào nội các làm Thừa chỉ, kiêm dạy các hoàng tử Hồng Bảo, Hồng Nhậm? Năm 1847 Hồng Nhậm lên ngôi (Tự Đức). Năm 1849, ông Siêu được cử đi sứ nhà Thanh. Tự Đức dặn: "Khanh học vấn uyên bác, đi chuyến này sang sứ, xem xét núi sông, phong tục, ghi chép kỹ, khi về tiến lãm".
    Về nước năm 1850, thần Siêu dâng quyển "Vạn lý tập dịch trình tấu thảo" được phong Học sĩ ở viện tập hiền. Năm sau ông ra làm án sát Hà Tĩnh, rồi án sát Hưng Yên kiêm chức tuần phủ. Dân chúng đói khổ, vỡ đê, lụt lội, ông gửi về Tự Đức một sớ điều trần. Không hợp ý vua, ông bị giáng chức. Năm 1854, ông đệ sớ từ quan, về sống ở Hà Nội, dạy học và soạn sách?
    Cao Bá Quát không chịu đựng nổi cảnh vào luồn ra cúi dưới mái nhà thấp của cung đình Huế thời Tự Đức nên cũng từ quan về Sơn Tây, cùng dân chống lại triều đình. Thánh Quát chết, thần Siêu khóc họ Cao, thẹn cho mình không đủ sức làm như bạn:
    Hoa sáng với bụi đời
    Thì lòng ta chẳng thích
    Noi xưa vượt thói thường
    Thì sức ta không kịp?
    Tiến bước trong cảnh lui
    Giữ sinh tồn muôn vật.
    Vì vậy ông đã dứng ra sửa sang ngôi đền Ngọc Sơn, bắc lại nhịp cầu Thê Húc, đắp núi Độc Tôn và xây trên đó ngọn Tháp Bút 5 tầng, ngòi bút nhọn vươn thẳng lên trời cao, thênh thang chạm tới mặt trời, trăng sao, vũ trụ, với ba chữ "Tả Thanh Thiên" (tức là viết lên trời xanh). Ba chữ đó như một sự thách đố cung đình. Nó khẳng định học vấn và trí tuệ sẽ dẫn con người vươn tới hạnh phúc, áo cơm, độc lập tự cường, dân chủ - văn minh? Tháp Bút nhọn đâm thẳng lên trời xây tại Hồ Gươm cách đây 139 năm, có thể ví với lối kiến trúc gô-tích ở châu Âu thế kỷ 7 - 15, vận dụng hình cung nhọn làm trần thánh đường và nhà thờ, tượng trưng cho sự rạch xé rào, giải phóng tư tưởng ra khỏi vòng vây trói buộc. Tháp Bút còn là một lời tiên tri cho thời đại mạng thông tin điện tử toàn cầu.
    Thần Siêu ơi! Ngày nay con cháu ngài đã có chữ viết riêng và như mong ước của ngài, tiếng Việt linh diệu đã vút lên trên các tầng trời, nối tư tưởng của chúng con với toàn nhân loại. Hằng ngày chúng con vẫn viết lên trời xanh ở mọi chốn mọi nơi. Còn có niềm vui hạnh phúc nào bằng!
    Thần Siêu xây bên cạnh Tháp Bút một Đài Nghiên. Đó là một cái cửa cuốn trên có bê một cái nghiên bằng đá tạo theo hình nửa quả đào. Ở thành Nghiên có khắc bài minh do thần Siêu soạn, với ý tứ rằng: Xưa lấy hốc đất làm nghiên, nay phải có một cái nghiên lớn, tách từ đá ra, để đứng bên mà nghiền ngẫm. Cái Nghiên chẳng có hình dáng, không vuông, không tròn, không cao, không thấp, ở ngôi chính giữa, cúi soi hồ Gươm, ngửa trông gò Bút đá, ứng vào sao Thai mà làm ra mọi biến đổi, ngậm nguyên khí mà mài hư không, dùng vào mọi việc thật kỳ diệu.
    Thần Siêu ơi! Ngài đã dạy chúng con: Chữ nghĩa chính là "thần" (hay tư tưởng cao đẹp và trí tuệ, nguyên khí của con người, hòa trong vũ trụ, là thần) nó sẽ biến đổi không ngừng mà làm ra lúa, ngô, cây, quả, nhà cửa, đền đài, bệnh viện, trường học, công viên, nghệ thuật, tàu thủy, xe hỏa, máy bay, tàu vũ trụ? mà đi khắp tận cùng thế giới, mà lên tận sao Hỏa, sao Kim?
    Thần Siêu ơi! Chính bởi cái "thần" ấy mà Đài Nghiên, Tháp Bút mãi mãi sừng sững đứng giữa hồ Gươm. Nắng, mưa, gió, bão, sấm chớp, đạn bom, đêm tối, sương mờ? càng làm cho Đài Nghiên, Tháp Bút vững vàng nhả chữ lên trời xanh. Chẳng ai có thể cắt nghĩa được sự kỳ diệu này!
    Mai Thục - Hà Nội mới
  5. hltangoc

    hltangoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2003
    Bài viết:
    618
    Đã được thích:
    0
    Hà Nội và những mặt gương soi bóng

    Bạn hãy nhìn vào tấm bản đồ mang ghi chú niên đại "đầu thế kỷ 19" là đủ hình dung: bên cạnh một con sông Cái hùng vĩ kẹp sát phía đông Hà Nội là một con sông Tô Lịch mềm mại nối nước hồ Tây thông với lòng các con hào vòng bao quanh thành cổ rồi theo dòng đổ ra sông Hồng ở đoạn giữa Ô Quan Chưởng và Hàng Bạc, xưa là bến tàu của Hãng Bạch Thái Bưởi, nay là cầu Chương Dương, kế đó là Chợ Gạo. Giáo sư Trần Quốc Vượng ưa dùng hình tam giác với ba cạnh là sông Hồng, sông Thiên Phù và sông Kim Ngưu bao quanh, lại được cắt ngang bởi sông Tô Lịch để khuôn định diện mạo đặc thù của Hà Nội.
    Không chỉ có sông, mặt nước Hà Nội còn gồm vô vàn những mặt hồ lớn nhỏ mà những nhà địa chất cho rằng đó cũng là dấu vết lưu lại của những con sông đã chuyển dòng. Dấu tích lớn nhất chính là hồ Tây (gồm cả hồ Trúc Bạch), trải qua biết bao sự lấn chiếm nay vẫn còn được ngót 430ha mặt hồ (số liệu năm 1997). Con mắt của nhà địa chất cho thấy đó là dấu tích của con sông Hồng khi đổi dòng để lại và được định hình khi ông cha ta đã đắp một con đê cách biệt. Nhưng dưới con mắt của các nhà văn hóa, nhất là các nghệ sĩ thì hồ Tây là cả một kho những giai thoại, truyền thuyết xa xưa luôn gợi những cảm hứng lãng mạn cho hôm nay. Hồ Tây từng có tên Lãng Bạc thời đầu Công nguyên, nơi "nữ nhi chống với anh hùng" như mô tả về khởi nghĩa Hai Bà Trưng chống Mã Viên; nơi Cao Biền chịu đây là "đất phượng hoàng ẩm thủy"; nơi nuôi dưỡng truyền thuyết Trâu Vàng. Trước cái tên quen thuộc cho đến nay - hồ Tây, để định vị với kinh thành thời Lê thì hồ còn có tên gọi là Dâm Đàm...
    Dấu ấn của lòng sông Hồng không chỉ có hồ Tây mà ở khắp trong kinh thành. Chỉ tính từ hồ Tây dịch xuống phía nam bên tả ngạn sông Hồng, không tính đến những vũng, thùng bên ngoài đê lúc đầy lúc cạn theo con nước, ta thấy trên bản đồ Hà Nội cuối thế kỷ 19 còn biết bao nhiêu hồ lớn nhỏ. Điều đó cho thấy ngay giữa lòng 36 phố phường, mà nay ta tạm gọi là phố cổ, thì trừ những trục đường chính nơi tụ cư thành phố xá hay chợ thì phần lớn vẫn là hồ và những nơi chưa có phố. Phố xá hình bàn cờ ngang dọc trên bản đồ hiện tại chỉ có từ những năm đầu thế kỷ 20 khi nhu cầu đô thị hóa và quy hoạch của thực dân Pháp được triển khai. Trừ những trục đường nối với các cửa ô còn có nhà cửa, còn lại các con đường đều đi ngang qua những mặt hồ. Ngay phía sau mặt phố Hàng Đào là cả một cái hồ lớn (bản đồ của Pháp cũng chú là "lac de Hang Dao"); gần đó, về mạn phía sau Hàng Ngang có cái hồ có tên rất gợi cảm là Sao Sa mà có người ngỡ rằng dưới đáy hồ có thể là di vật của một thiên thạch. Còn hồ Hoàn Kiếm nổi tiếng với truyền thuyết Lê Lợi trả gươm cho Rùa thần, khi xưa còn kéo dài xuống tít mãi phố Hàng Bài mà con đường Hàng Khay - Tràng Tiền ngày nay chia đôi thành hai hồ Tả - Hữu Vọng. Từ hồ Tây đến hồ Gươm, người ta có thể kể tên đến 9 cái hồ nay đã không còn dấu tích. Lòng sông Tô Lịch đến nay cũng chỉ còn lưu lại một vài địa danh gợi nhớ như Cống Chéo (Hàng Lược), Hàng Buồm hay cây đa, mái đình Thanh Hà từng soi bóng bên Cầu Đông...
    Một kiến trúc sư người Pháp đã đưa ra một nhận xét tinh tế về vị thế của các hồ nước đang trở lại trong tâm tưởng của người Hà Nội hiện đại: "Những mặt hồ xưa từng được ca ngợi và tôn sùng, được coi là nơi ngự trị các thần linh, của cái đẹp với những huyền thoại dựng nước, thì ngày hôm qua còn bị san lấp, làm ô nhiễm, sục bùn và bị quên lãng, vậy mà vẫn luôn tồn tại hiện diện và ngày nay đang được phát hiện lại, xứng đáng thu hút sự quan tâm của chúng ta". Ca ngợi chức năng của hồ, tác giả còn khái quát: "Hồ là nơi tiếp xúc với thiên nhiên, là nơi bảo lưu ký ức, là không gian sản xuất, là không gian xã hội, là không gian hoạt động trí tuệ và vui chơi, là yếu tố kéo dài của đô thị, là cấu trúc đô thị theo chiều ngang, là nơi đánh dấu nền văn minh"... Tác giả đã kết luận bài tham luận của mình bằng những lời thống thiết: "Hồ của Hà Nội vẫn không ngừng cất lên tiếng nói cho những ai chịu lắng nghe, bức thông điệp từ sâu thẳm: chúng tôi là cấu trúc vật chất của thành phố này, chúng tôi là cơ thể âm bản của thành phố, chúng tôi là cánh cửa để đi tới những biểu tượng, chúng tôi là tấm gương phản chiếu tinh thần của Hà Nội mà mọi người đều cảm nhận, mà mãi mãi người ta vẫn còn phải tìm hiểu để định hình và mô tả nó".
    Hẳn những người thợ đang làm việc nặng nhọc để lật tung những lòng đường, luồn vào đó những ống cống thoát nước cho Hà Nội, sẽ nghe thấy tiếng âm vang của những mặt nước xưa nơi soi bóng dáng hình của một kinh đô văn hiến nghìn năm phát triển... Hà Nội sẽ không còn là hình bóng của thành phố nghìn năm trước nếu không còn những mặt nước hồ để soi bóng.
    Nhà sử học Dương Trung Quốc
  6. hltangoc

    hltangoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2003
    Bài viết:
    618
    Đã được thích:
    0
    Hà Nội và những mặt gương soi bóng

    Bạn hãy nhìn vào tấm bản đồ mang ghi chú niên đại "đầu thế kỷ 19" là đủ hình dung: bên cạnh một con sông Cái hùng vĩ kẹp sát phía đông Hà Nội là một con sông Tô Lịch mềm mại nối nước hồ Tây thông với lòng các con hào vòng bao quanh thành cổ rồi theo dòng đổ ra sông Hồng ở đoạn giữa Ô Quan Chưởng và Hàng Bạc, xưa là bến tàu của Hãng Bạch Thái Bưởi, nay là cầu Chương Dương, kế đó là Chợ Gạo. Giáo sư Trần Quốc Vượng ưa dùng hình tam giác với ba cạnh là sông Hồng, sông Thiên Phù và sông Kim Ngưu bao quanh, lại được cắt ngang bởi sông Tô Lịch để khuôn định diện mạo đặc thù của Hà Nội.
    Không chỉ có sông, mặt nước Hà Nội còn gồm vô vàn những mặt hồ lớn nhỏ mà những nhà địa chất cho rằng đó cũng là dấu vết lưu lại của những con sông đã chuyển dòng. Dấu tích lớn nhất chính là hồ Tây (gồm cả hồ Trúc Bạch), trải qua biết bao sự lấn chiếm nay vẫn còn được ngót 430ha mặt hồ (số liệu năm 1997). Con mắt của nhà địa chất cho thấy đó là dấu tích của con sông Hồng khi đổi dòng để lại và được định hình khi ông cha ta đã đắp một con đê cách biệt. Nhưng dưới con mắt của các nhà văn hóa, nhất là các nghệ sĩ thì hồ Tây là cả một kho những giai thoại, truyền thuyết xa xưa luôn gợi những cảm hứng lãng mạn cho hôm nay. Hồ Tây từng có tên Lãng Bạc thời đầu Công nguyên, nơi "nữ nhi chống với anh hùng" như mô tả về khởi nghĩa Hai Bà Trưng chống Mã Viên; nơi Cao Biền chịu đây là "đất phượng hoàng ẩm thủy"; nơi nuôi dưỡng truyền thuyết Trâu Vàng. Trước cái tên quen thuộc cho đến nay - hồ Tây, để định vị với kinh thành thời Lê thì hồ còn có tên gọi là Dâm Đàm...
    Dấu ấn của lòng sông Hồng không chỉ có hồ Tây mà ở khắp trong kinh thành. Chỉ tính từ hồ Tây dịch xuống phía nam bên tả ngạn sông Hồng, không tính đến những vũng, thùng bên ngoài đê lúc đầy lúc cạn theo con nước, ta thấy trên bản đồ Hà Nội cuối thế kỷ 19 còn biết bao nhiêu hồ lớn nhỏ. Điều đó cho thấy ngay giữa lòng 36 phố phường, mà nay ta tạm gọi là phố cổ, thì trừ những trục đường chính nơi tụ cư thành phố xá hay chợ thì phần lớn vẫn là hồ và những nơi chưa có phố. Phố xá hình bàn cờ ngang dọc trên bản đồ hiện tại chỉ có từ những năm đầu thế kỷ 20 khi nhu cầu đô thị hóa và quy hoạch của thực dân Pháp được triển khai. Trừ những trục đường nối với các cửa ô còn có nhà cửa, còn lại các con đường đều đi ngang qua những mặt hồ. Ngay phía sau mặt phố Hàng Đào là cả một cái hồ lớn (bản đồ của Pháp cũng chú là "lac de Hang Dao"); gần đó, về mạn phía sau Hàng Ngang có cái hồ có tên rất gợi cảm là Sao Sa mà có người ngỡ rằng dưới đáy hồ có thể là di vật của một thiên thạch. Còn hồ Hoàn Kiếm nổi tiếng với truyền thuyết Lê Lợi trả gươm cho Rùa thần, khi xưa còn kéo dài xuống tít mãi phố Hàng Bài mà con đường Hàng Khay - Tràng Tiền ngày nay chia đôi thành hai hồ Tả - Hữu Vọng. Từ hồ Tây đến hồ Gươm, người ta có thể kể tên đến 9 cái hồ nay đã không còn dấu tích. Lòng sông Tô Lịch đến nay cũng chỉ còn lưu lại một vài địa danh gợi nhớ như Cống Chéo (Hàng Lược), Hàng Buồm hay cây đa, mái đình Thanh Hà từng soi bóng bên Cầu Đông...
    Một kiến trúc sư người Pháp đã đưa ra một nhận xét tinh tế về vị thế của các hồ nước đang trở lại trong tâm tưởng của người Hà Nội hiện đại: "Những mặt hồ xưa từng được ca ngợi và tôn sùng, được coi là nơi ngự trị các thần linh, của cái đẹp với những huyền thoại dựng nước, thì ngày hôm qua còn bị san lấp, làm ô nhiễm, sục bùn và bị quên lãng, vậy mà vẫn luôn tồn tại hiện diện và ngày nay đang được phát hiện lại, xứng đáng thu hút sự quan tâm của chúng ta". Ca ngợi chức năng của hồ, tác giả còn khái quát: "Hồ là nơi tiếp xúc với thiên nhiên, là nơi bảo lưu ký ức, là không gian sản xuất, là không gian xã hội, là không gian hoạt động trí tuệ và vui chơi, là yếu tố kéo dài của đô thị, là cấu trúc đô thị theo chiều ngang, là nơi đánh dấu nền văn minh"... Tác giả đã kết luận bài tham luận của mình bằng những lời thống thiết: "Hồ của Hà Nội vẫn không ngừng cất lên tiếng nói cho những ai chịu lắng nghe, bức thông điệp từ sâu thẳm: chúng tôi là cấu trúc vật chất của thành phố này, chúng tôi là cơ thể âm bản của thành phố, chúng tôi là cánh cửa để đi tới những biểu tượng, chúng tôi là tấm gương phản chiếu tinh thần của Hà Nội mà mọi người đều cảm nhận, mà mãi mãi người ta vẫn còn phải tìm hiểu để định hình và mô tả nó".
    Hẳn những người thợ đang làm việc nặng nhọc để lật tung những lòng đường, luồn vào đó những ống cống thoát nước cho Hà Nội, sẽ nghe thấy tiếng âm vang của những mặt nước xưa nơi soi bóng dáng hình của một kinh đô văn hiến nghìn năm phát triển... Hà Nội sẽ không còn là hình bóng của thành phố nghìn năm trước nếu không còn những mặt nước hồ để soi bóng.
    Nhà sử học Dương Trung Quốc
  7. hltangoc

    hltangoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2003
    Bài viết:
    618
    Đã được thích:
    0
    Trời Ba Đình lộng gió Thăng Long

    Thăng Long đang bước tới nghìn năm. Rồng vàng đã bay qua mười thế kỷ để lại phía sau bao huyền thoại lung linh làm nên một Tràng An văn hiến. Hôm nay đi giữa Hà Nội thanh bình tráng lệ, ngẫm chuyện xưa lòng thấm thía bao điều.
    Khi Thái hậu Dương Vân Nga trao long bào cho Thập đạo tướng quân Lê Hoàn, thế nước đang nguy bỗng an. Một vương triều khởi nguyên, một thời đại hanh thông mở ra. Những người kế nghiệp Đại Hành hoàng đế lại không đủ tầm, đủ đức khiến tiều đình rối ren. Ngai rồng thành nơi cốt nhục tranh chấp tương tàn, huyết lệ. Lê Long Đĩnh nhảy lên ngôi báu chẳng chút quang minh. Hôn quân này làm cho vương nghiệp tiền Lê nhanh chóng suy kiệt, lòng người lìa tan. May sao, bạo chúa Long Đĩnh sớm tuyệt mệnh. Đó là phúc cho trăm dân nước Việt.
    Thuận thiên - thuận nhân, Điện Tiền tướng quân họ Lý ghé vai gánh vác cơ nghiệp đổ nát của triều đại cũ, lập nên một triều đại mới, mở ra thiên kỷ thứ hai cho quốc gia Đại Việt vươn lên tự cường độc lập.
    Đăng quang, Thái Tổ Lý Công Uẩn đứng trước bao thử thách lớn lao. Kinh tế nghèo khó. Trộm cướp hoành hành. Bóng ma Lê Long Đĩnh luôn ám ảnh lương thần. Những kẻ nhuần mưa móc tiền triều dễ gì qui phục ngay Lý Thái Tổ. Thêm nữa, mối đe dọa từ phương Bắc luôn rình rập. Làm gì đây để nước thịnh, dân an? Làm gì đây đề vương triều nhà Lý sánh ngang các vương triều trong khu vực? Vị hoàng đế khai nghiệp triều Lý trăn trở ngày đêm. Có bao việc lớn phải lo. Thế nhưng, mối quan tâm trên hết của vị Thái tổ nhà Lý lại là kinh đô.
    Hoa Lư đã là kinh đô của mấy triều đại. Tuy là hiểm địa nhưng đất này chỉ lợi cho phòng thủ. Kinh đô này chỉ hợp với sự an phận của một quốc gia còn nhỏ yếu. Muốn dựng nghiệp lớn cho muôn đời không thể không bỏ Hoa Lư. Đó thật là một ý tưởng mạnh bạo, lớn lao.
    Rời đô là việc đã từng có. Nhà Thương nước Trung Hoa xưa tới đời Bàn Canh đã năm lần rời đô. Nối tiếp nhà Thương, đến Thành Vương nhà Chu cũng ba lần thay đổi kinh thuyết. Ngẫm suy việc trước các vị hoàng đế Thương, Chu vì đại nghiệp mà làm việc lớn lao đó chứ đâu vì sở thích của riêng một người.
    Chí đã quyết, dù vừa lên ngôi, dù còn bao việc rối bời cần tháo gỡ; nhưng Lý Thái Tổ vẫn tạm xếp lại. Ngài lặng lẽ xuất kinh ruổi mang thiên lý. Đến La thành, vua bỗng gặp rồng vàng bay lên. Đức vua giật mình! Thật là điềm lạ! Ngài bèn dừng chân, đốt trầm thơm, vái trời nhìn theo hướng rồng bay. Bóng rồng khuất rồi mà hào quang còn tỏa rực một vùng. Đức vua cứ ngẩn ngơ trước vòng sáng kỳ lạ. Ngài ngắm địa thế, mây trời Đại la. Xa, núi như hổ chầu về. Gần, sông tựa rồng uốn khúc. Đồng đất rộng rãi thoáng đãng, thủy bộ nam bắc thông thương, tụ lại làm nên đô hội, tỏa đi soi sáng muôn nhà. Linh mạch sông núi hẳn tụ lại nơi đây. Có phải thắng địa này trời đãi vua hiền? Đại La xứng đáng là kinh đô muôn đời của các bậc đế vương có chí lớn.
    Phải chăng ý tưởng lớn của nhà vua hợp lẽ do cả hai. Vì vậy, hồi kinh nhà vua bèn thiết triều ban Chiếu thiên đô ra Đại La thành. Cảm tạ trời đất, nhà vua cho Đại La tên mới là Thăng Long.
    Vậy là từ năm Canh Tuất - 1010, Đại La được đổi thành Thăng Long - một cái tên lung linh huyền thoại chứa đầy khát vọng đã trở thành kinh đô.
    Nơi Lý Thái Tổ chọn làm kinh đô đúng là địa linh. Thăng Long 992 năm đã có 780 năm là kinh đô của bốn triều đại. Nhà Lý 1010-1225. Nhà Trần 1225-1400. Nhà Lê sơ 1427-1527. Nhà Mạc 1527-1592. Nhà Lê trung hưng 1592-1789.
    Nhà Hồ thay nhà Trần chỉ trong chớp mắt lịch sử. Nhà Nguyễn Tây Sơn lập triều đại mới hiển hách nhưng cũng chỉ như bóng mây qua. Hai triều đại này Lập kinh đô mới, ấy cũng là muốn lưu lại một kỳ tích cho hậu thế. Nhưng rồi hai kinh đô ấy chỉ còn lại những cái tên bảng lảng màu hoài liệm trong trí tưởng một số người quan tâm đến lịch sử. Còn với những người cày cuốc, Tây đô ?" Thành nhà Hồ, Trung đô gắn với chí lớn người anh hùng áo vải họ nào có biết.
    Nhà Nguyễn hưng nghiệp, hoàng đế Gia Long dù có muốn định đô ở Thăng Long đến mấy cũng nào có được. Lòng người Bắc Hà còn lưu truyền với ba trăm năm nhà Lê. Hình ảnh Lê Thái Tổ, Lê Thánh Tông còn ***g lộng trong họ. Người Bắc Hà đễ gì ngả theo một ông vua mượn thanh thế Tây Dương đánh đổ triều đại họ Nguyễn Tây Sơn cho dù Thái tổ Gia Long có công thống nhất đất nước. Còn một nguyên nhân khác: Ân trạch đất Thuận Hoá với họ Nguyễn sâu dày lắm. Kể từ tiên chúa Nguyễn Hoàng vượt đèo Ngang vào dung thân ở đất Thuận Hoá năm Kỷ Mùi -1559 đến khi họ Nguyễn bỏ danh vị Chúa lên ngôi vị Đế năm Nhâm Tuất -1802, rễ của đòng họ này cắm xuống đất Ô, Lý sâu tới hơn hai trăm năm. Hoàng đế Gia Long đễ gì bỏ mảnh đất dung thân phát tích, hưng nghiệp để đi lơi khác định đô. Xem thế mới biết, mảnh đất trở thành kinh đô của một triều đại linh thiêng biết chừng nào. Để trở thành kinh đô, mảnh đất ấy phải có chiều sâu lịch sử, chiều cao văn hoá, phải là nơi sinh sản, cư ngụ của các hiền tài. Hơn thế nữa mảnh đất ấy phải khẳng định được một tiều đại với yêu cầu khắt khe của lịch sử.
    Vào năm Điện tiền tướng quân họ Lý khai cơ lập Đế, ngài ở tuổi 36. Nếu là vị vua kế nghiệp thông thường trong hoàng tộc tuổi ấy không còn trẻ. Nhưng là Thái tổ khai nghiệp, tuổi ấy rất trẻ. Tuy trẻ nhưng đức vua có tâm nhìn suốt nghìn năm, có đủ trí dũng bỏ Hoa Lư ra nơi bằng phẳng trống trải đựng kinh đô. Lý Thái Tổ rất biết: Thăng Long không có núi cao, vực sâu che chở. Không thể giữ kinh thành bằng thủ thế. Vì có thủ thế cũng không được. Bằng chứng rành rành: Giặc Nguyên tràn sang, Tiết chế quốc công phải tạm rút khỏi Thăng Long. Khi giặc mệt mỏi, quân Trần mới đuổi chúng ra khỏi kinh thành. Biết Trịnh Tùng đánh ra thăng Long, vua nhà Mạc bèn bỏ kinh thành chạy sang Gia Lâm, lập dại bản doanh và giữ vững đường về Hải Dương cự lại quân Lê - Trịnh mưu ngày trở lại. Nhưng vận nhà Mạc đã đứt nên Thăng Long lại đon chủ cũ quay về. Triều đại phong kiến cuối cùng của một quốc gia phương Bắc muốn biến Đại Việt thành quận huyện của mình nên mượn tiếng Sĩ Nghị. Kế lui quân của Ngô Thì Nhậm đúng ý của vua Quang Trung. Đó chẳng phải là cho giặc ngủ trọ ở Thăng Long ít ngày rồi đuổi chúng trở về nơi chúng đã xuất phát. Cuộc chống Pháp của quân dân ta nửa thế kỷ cũng không thể khác được. Giặc lấn tới. Ta tạm rời bỏ Hà Nội. Khi mạnh lên, ta lại trở về thủ đô.
    Rõ ràng, giữ Thăng Long không thể dựa vào hình thế núi sông mà phải dựa vào tài trí của người đứng đầu triều đình. Một lẽ đơn giản, vua có tài có đức mới thu phục được nhân tâm. Bởi nhân tâm bền vững hơn mọi thành trì. Thái Tổ Lý Công Uẩn có đủ những phẩm chất của một minh quân cần phải có trên nền tảng chữ nhân - hướng về trăm họ nên ngài có đủ dũng lược lập kinh đô ở Thăng Long. Thái tổ Lý Công Uẩn thật là một trí tuệ lỗi lạc.
    Bằng việc rời đô về Thăng Long, vị Thái tổ nhà Lý tự chứng minh tài đức của mình khiến những người còn vương vấn triều đại cũ chống lại nhà Lý, họ phải tự xem lại họ. Về mặt đối ngoại, việc rời đô còn ngầm nói lên một điều: Triều đình Nhà Lý còn đủ sức vươn lên làm cho nước Việt vững mạnh và có đủ kế sách giữ vững non sông. Năm 1054, nhà Lý đổi tên nước từ Đại Cồ Việt thành Đại Việt càng chứng tỏ tư tưởng vươn lên độc lập tự cường. Tư tưởng ấy thường trực trong tâm thức Thái tổ được truyền lại thấm sâu trong tâm can các vị vua kế nghiệp; toả sáng đến các lương thần. Do đó nó còn được thể hiến rõ trong bài thơ bất hủ Nam Quốc Sơn Hà của Lý Thường Kiệt trước lúc phá quân Tống.
    Nghìn xưa, Thái tổ nhà Lý đã thấy Đại La - Thăng Long là kinh đô muôn thuở của các bậc chân quân. Thật là tầm nhìn thấu suốt tương lai cua bậc minh quân, môt sự lựạ chọn đúng đắn. Nhưng điều đó chỉ đúng với triều đình nào có đủ mạnh, vua nàọ đủ sáng. Đó là những yếu tố tối thiểu cần phải có để trụ vững ở Thăng Long. Mảnh đất hao hùng và hào hoa này không có chỗ cho nguy vương, giả chúa đứng chân. Khi ngự thiên của hôn quân mâm đầy trân cầm, dị thú mà bữa ăn cùa dân đen chỉ có rau má và củ chuối, giặc sang ai chịu giơ lưng làm mộc che chắn cho triều đình. Sông Hồng làm sao ngăn được chân giặc. Phế hưng mấy độ đã sáng tỏ điều này.
    Xuân Quý Mùi - 2003 đã tới. Nhìn lại lịch sử 992 năm chưa bao giờ Thăng Long to đẹp như ngày hôm nay với cái tên là Hà Nội.
    Trống hội Thăng Long đã vang lên vào sớm xuân Canh Thìn năm 2000. Âm vang ấy đã khơi dậy trong lòng người cảm thức kinh thành xưa bi tráng hào hùng. Nhiều người đã đau với nỗi đau khi vua Trần rời bỏ kinh thành, vui với niềm vui khi Thăng Long ?" Đông Đô vang Bình Ngô Đại cáo. Và ngoảnh lại chưa xa, Hà Nội mở tung năm cửa ô mừng đón quân về trong khúc hát khải hoàn.
    Hà Nội càng vươn lên to đẹp lòng người càng bâng khuâng nhớ kinh thành xưa có đàn tế trời,cung Vua, phủ Chúa, có nét cười toả nắng của thlếu nữ bán chiếu làm nao lòng thi sĩ, có chuyện riêng của nàng công chúa hào hoa với người anh hùng một sớm: ''''Ngựa bon báo tiệp đào hồng về nam'''' đã thành chuyện muôn thuở Thăng Long. Ngày nay di tích Thăng Long xưa còn lai là bao?
    Sớm nay, đi trên đại lộ Hùng Vương phảng phất hơi xuân dưới những tán trò xanh ngắt, lòng cứ bâng khuâng thuở rồng lên. Hà Nội đã đẹp, bén xuân Hà Nội càng diễm lệ. Ba Đình đã tươi sắc nắng. Trời xanh cao lộng gió Thăng Long khiến lòng càng thêm yêu Hà Nội.
    Một nghìn năm Thăng Long đang tới.
    Phạm Thái Quỳnh - Văn nghệ trẻ
  8. hltangoc

    hltangoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2003
    Bài viết:
    618
    Đã được thích:
    0
    Trời Ba Đình lộng gió Thăng Long

    Thăng Long đang bước tới nghìn năm. Rồng vàng đã bay qua mười thế kỷ để lại phía sau bao huyền thoại lung linh làm nên một Tràng An văn hiến. Hôm nay đi giữa Hà Nội thanh bình tráng lệ, ngẫm chuyện xưa lòng thấm thía bao điều.
    Khi Thái hậu Dương Vân Nga trao long bào cho Thập đạo tướng quân Lê Hoàn, thế nước đang nguy bỗng an. Một vương triều khởi nguyên, một thời đại hanh thông mở ra. Những người kế nghiệp Đại Hành hoàng đế lại không đủ tầm, đủ đức khiến tiều đình rối ren. Ngai rồng thành nơi cốt nhục tranh chấp tương tàn, huyết lệ. Lê Long Đĩnh nhảy lên ngôi báu chẳng chút quang minh. Hôn quân này làm cho vương nghiệp tiền Lê nhanh chóng suy kiệt, lòng người lìa tan. May sao, bạo chúa Long Đĩnh sớm tuyệt mệnh. Đó là phúc cho trăm dân nước Việt.
    Thuận thiên - thuận nhân, Điện Tiền tướng quân họ Lý ghé vai gánh vác cơ nghiệp đổ nát của triều đại cũ, lập nên một triều đại mới, mở ra thiên kỷ thứ hai cho quốc gia Đại Việt vươn lên tự cường độc lập.
    Đăng quang, Thái Tổ Lý Công Uẩn đứng trước bao thử thách lớn lao. Kinh tế nghèo khó. Trộm cướp hoành hành. Bóng ma Lê Long Đĩnh luôn ám ảnh lương thần. Những kẻ nhuần mưa móc tiền triều dễ gì qui phục ngay Lý Thái Tổ. Thêm nữa, mối đe dọa từ phương Bắc luôn rình rập. Làm gì đây để nước thịnh, dân an? Làm gì đây đề vương triều nhà Lý sánh ngang các vương triều trong khu vực? Vị hoàng đế khai nghiệp triều Lý trăn trở ngày đêm. Có bao việc lớn phải lo. Thế nhưng, mối quan tâm trên hết của vị Thái tổ nhà Lý lại là kinh đô.
    Hoa Lư đã là kinh đô của mấy triều đại. Tuy là hiểm địa nhưng đất này chỉ lợi cho phòng thủ. Kinh đô này chỉ hợp với sự an phận của một quốc gia còn nhỏ yếu. Muốn dựng nghiệp lớn cho muôn đời không thể không bỏ Hoa Lư. Đó thật là một ý tưởng mạnh bạo, lớn lao.
    Rời đô là việc đã từng có. Nhà Thương nước Trung Hoa xưa tới đời Bàn Canh đã năm lần rời đô. Nối tiếp nhà Thương, đến Thành Vương nhà Chu cũng ba lần thay đổi kinh thuyết. Ngẫm suy việc trước các vị hoàng đế Thương, Chu vì đại nghiệp mà làm việc lớn lao đó chứ đâu vì sở thích của riêng một người.
    Chí đã quyết, dù vừa lên ngôi, dù còn bao việc rối bời cần tháo gỡ; nhưng Lý Thái Tổ vẫn tạm xếp lại. Ngài lặng lẽ xuất kinh ruổi mang thiên lý. Đến La thành, vua bỗng gặp rồng vàng bay lên. Đức vua giật mình! Thật là điềm lạ! Ngài bèn dừng chân, đốt trầm thơm, vái trời nhìn theo hướng rồng bay. Bóng rồng khuất rồi mà hào quang còn tỏa rực một vùng. Đức vua cứ ngẩn ngơ trước vòng sáng kỳ lạ. Ngài ngắm địa thế, mây trời Đại la. Xa, núi như hổ chầu về. Gần, sông tựa rồng uốn khúc. Đồng đất rộng rãi thoáng đãng, thủy bộ nam bắc thông thương, tụ lại làm nên đô hội, tỏa đi soi sáng muôn nhà. Linh mạch sông núi hẳn tụ lại nơi đây. Có phải thắng địa này trời đãi vua hiền? Đại La xứng đáng là kinh đô muôn đời của các bậc đế vương có chí lớn.
    Phải chăng ý tưởng lớn của nhà vua hợp lẽ do cả hai. Vì vậy, hồi kinh nhà vua bèn thiết triều ban Chiếu thiên đô ra Đại La thành. Cảm tạ trời đất, nhà vua cho Đại La tên mới là Thăng Long.
    Vậy là từ năm Canh Tuất - 1010, Đại La được đổi thành Thăng Long - một cái tên lung linh huyền thoại chứa đầy khát vọng đã trở thành kinh đô.
    Nơi Lý Thái Tổ chọn làm kinh đô đúng là địa linh. Thăng Long 992 năm đã có 780 năm là kinh đô của bốn triều đại. Nhà Lý 1010-1225. Nhà Trần 1225-1400. Nhà Lê sơ 1427-1527. Nhà Mạc 1527-1592. Nhà Lê trung hưng 1592-1789.
    Nhà Hồ thay nhà Trần chỉ trong chớp mắt lịch sử. Nhà Nguyễn Tây Sơn lập triều đại mới hiển hách nhưng cũng chỉ như bóng mây qua. Hai triều đại này Lập kinh đô mới, ấy cũng là muốn lưu lại một kỳ tích cho hậu thế. Nhưng rồi hai kinh đô ấy chỉ còn lại những cái tên bảng lảng màu hoài liệm trong trí tưởng một số người quan tâm đến lịch sử. Còn với những người cày cuốc, Tây đô ?" Thành nhà Hồ, Trung đô gắn với chí lớn người anh hùng áo vải họ nào có biết.
    Nhà Nguyễn hưng nghiệp, hoàng đế Gia Long dù có muốn định đô ở Thăng Long đến mấy cũng nào có được. Lòng người Bắc Hà còn lưu truyền với ba trăm năm nhà Lê. Hình ảnh Lê Thái Tổ, Lê Thánh Tông còn ***g lộng trong họ. Người Bắc Hà đễ gì ngả theo một ông vua mượn thanh thế Tây Dương đánh đổ triều đại họ Nguyễn Tây Sơn cho dù Thái tổ Gia Long có công thống nhất đất nước. Còn một nguyên nhân khác: Ân trạch đất Thuận Hoá với họ Nguyễn sâu dày lắm. Kể từ tiên chúa Nguyễn Hoàng vượt đèo Ngang vào dung thân ở đất Thuận Hoá năm Kỷ Mùi -1559 đến khi họ Nguyễn bỏ danh vị Chúa lên ngôi vị Đế năm Nhâm Tuất -1802, rễ của đòng họ này cắm xuống đất Ô, Lý sâu tới hơn hai trăm năm. Hoàng đế Gia Long đễ gì bỏ mảnh đất dung thân phát tích, hưng nghiệp để đi lơi khác định đô. Xem thế mới biết, mảnh đất trở thành kinh đô của một triều đại linh thiêng biết chừng nào. Để trở thành kinh đô, mảnh đất ấy phải có chiều sâu lịch sử, chiều cao văn hoá, phải là nơi sinh sản, cư ngụ của các hiền tài. Hơn thế nữa mảnh đất ấy phải khẳng định được một tiều đại với yêu cầu khắt khe của lịch sử.
    Vào năm Điện tiền tướng quân họ Lý khai cơ lập Đế, ngài ở tuổi 36. Nếu là vị vua kế nghiệp thông thường trong hoàng tộc tuổi ấy không còn trẻ. Nhưng là Thái tổ khai nghiệp, tuổi ấy rất trẻ. Tuy trẻ nhưng đức vua có tâm nhìn suốt nghìn năm, có đủ trí dũng bỏ Hoa Lư ra nơi bằng phẳng trống trải đựng kinh đô. Lý Thái Tổ rất biết: Thăng Long không có núi cao, vực sâu che chở. Không thể giữ kinh thành bằng thủ thế. Vì có thủ thế cũng không được. Bằng chứng rành rành: Giặc Nguyên tràn sang, Tiết chế quốc công phải tạm rút khỏi Thăng Long. Khi giặc mệt mỏi, quân Trần mới đuổi chúng ra khỏi kinh thành. Biết Trịnh Tùng đánh ra thăng Long, vua nhà Mạc bèn bỏ kinh thành chạy sang Gia Lâm, lập dại bản doanh và giữ vững đường về Hải Dương cự lại quân Lê - Trịnh mưu ngày trở lại. Nhưng vận nhà Mạc đã đứt nên Thăng Long lại đon chủ cũ quay về. Triều đại phong kiến cuối cùng của một quốc gia phương Bắc muốn biến Đại Việt thành quận huyện của mình nên mượn tiếng Sĩ Nghị. Kế lui quân của Ngô Thì Nhậm đúng ý của vua Quang Trung. Đó chẳng phải là cho giặc ngủ trọ ở Thăng Long ít ngày rồi đuổi chúng trở về nơi chúng đã xuất phát. Cuộc chống Pháp của quân dân ta nửa thế kỷ cũng không thể khác được. Giặc lấn tới. Ta tạm rời bỏ Hà Nội. Khi mạnh lên, ta lại trở về thủ đô.
    Rõ ràng, giữ Thăng Long không thể dựa vào hình thế núi sông mà phải dựa vào tài trí của người đứng đầu triều đình. Một lẽ đơn giản, vua có tài có đức mới thu phục được nhân tâm. Bởi nhân tâm bền vững hơn mọi thành trì. Thái Tổ Lý Công Uẩn có đủ những phẩm chất của một minh quân cần phải có trên nền tảng chữ nhân - hướng về trăm họ nên ngài có đủ dũng lược lập kinh đô ở Thăng Long. Thái tổ Lý Công Uẩn thật là một trí tuệ lỗi lạc.
    Bằng việc rời đô về Thăng Long, vị Thái tổ nhà Lý tự chứng minh tài đức của mình khiến những người còn vương vấn triều đại cũ chống lại nhà Lý, họ phải tự xem lại họ. Về mặt đối ngoại, việc rời đô còn ngầm nói lên một điều: Triều đình Nhà Lý còn đủ sức vươn lên làm cho nước Việt vững mạnh và có đủ kế sách giữ vững non sông. Năm 1054, nhà Lý đổi tên nước từ Đại Cồ Việt thành Đại Việt càng chứng tỏ tư tưởng vươn lên độc lập tự cường. Tư tưởng ấy thường trực trong tâm thức Thái tổ được truyền lại thấm sâu trong tâm can các vị vua kế nghiệp; toả sáng đến các lương thần. Do đó nó còn được thể hiến rõ trong bài thơ bất hủ Nam Quốc Sơn Hà của Lý Thường Kiệt trước lúc phá quân Tống.
    Nghìn xưa, Thái tổ nhà Lý đã thấy Đại La - Thăng Long là kinh đô muôn thuở của các bậc chân quân. Thật là tầm nhìn thấu suốt tương lai cua bậc minh quân, môt sự lựạ chọn đúng đắn. Nhưng điều đó chỉ đúng với triều đình nào có đủ mạnh, vua nàọ đủ sáng. Đó là những yếu tố tối thiểu cần phải có để trụ vững ở Thăng Long. Mảnh đất hao hùng và hào hoa này không có chỗ cho nguy vương, giả chúa đứng chân. Khi ngự thiên của hôn quân mâm đầy trân cầm, dị thú mà bữa ăn cùa dân đen chỉ có rau má và củ chuối, giặc sang ai chịu giơ lưng làm mộc che chắn cho triều đình. Sông Hồng làm sao ngăn được chân giặc. Phế hưng mấy độ đã sáng tỏ điều này.
    Xuân Quý Mùi - 2003 đã tới. Nhìn lại lịch sử 992 năm chưa bao giờ Thăng Long to đẹp như ngày hôm nay với cái tên là Hà Nội.
    Trống hội Thăng Long đã vang lên vào sớm xuân Canh Thìn năm 2000. Âm vang ấy đã khơi dậy trong lòng người cảm thức kinh thành xưa bi tráng hào hùng. Nhiều người đã đau với nỗi đau khi vua Trần rời bỏ kinh thành, vui với niềm vui khi Thăng Long ?" Đông Đô vang Bình Ngô Đại cáo. Và ngoảnh lại chưa xa, Hà Nội mở tung năm cửa ô mừng đón quân về trong khúc hát khải hoàn.
    Hà Nội càng vươn lên to đẹp lòng người càng bâng khuâng nhớ kinh thành xưa có đàn tế trời,cung Vua, phủ Chúa, có nét cười toả nắng của thlếu nữ bán chiếu làm nao lòng thi sĩ, có chuyện riêng của nàng công chúa hào hoa với người anh hùng một sớm: ''''Ngựa bon báo tiệp đào hồng về nam'''' đã thành chuyện muôn thuở Thăng Long. Ngày nay di tích Thăng Long xưa còn lai là bao?
    Sớm nay, đi trên đại lộ Hùng Vương phảng phất hơi xuân dưới những tán trò xanh ngắt, lòng cứ bâng khuâng thuở rồng lên. Hà Nội đã đẹp, bén xuân Hà Nội càng diễm lệ. Ba Đình đã tươi sắc nắng. Trời xanh cao lộng gió Thăng Long khiến lòng càng thêm yêu Hà Nội.
    Một nghìn năm Thăng Long đang tới.
    Phạm Thái Quỳnh - Văn nghệ trẻ
  9. hltangoc

    hltangoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2003
    Bài viết:
    618
    Đã được thích:
    0
    Nghề làm đậu ở Võng La​
    Đậu phụ là một món Zn khá quen thuộc trong mỗi bữa cơm của các gia đình Việt Nam. Có nhiều nơi làm đậu, nhưng đậu phụ làng Võng La (Đông Anh) là một trong những nơi nổi tiếng.
    Làng Võng La còn có tên gọi là làng Chài (ngày xưa dân làng này sống bằng nghề sông nước) đến đây thấy thế đất đẹp, họ đã lên bờ định cư, tạo dựng xóm làng cách đây khoảng 200 nZm và nghề làm đậu cũng ra đời từ đó.
    Dụng cụ để làm đậu đơn giản, gồm: cối xay, túi lọc, nồi om, khuôn ép... nhưng để có bìa đậu ngon đến người tiêu dùng người làm cũng phải qua nhiều khâu và phải có kỹ xảo. Cụ Vũ VZn Diệm, người cao niên trong làng đã có kinh nghiệm làm đậu vài chục nZm, cho biết: đầu tiên là chọn đậu tương. Muốn có đậu ngon hạt đậu tương phải đều, có vỏ mỏng vàng, nhẵn bóng. Cho đậu tương ngâm nước đến độ vừa phải sau đó đem xay được thứ nước trắng như sữa. Đổ nước đó vào túi lọc lấy bã ra. Nước tinh còn lại đặt lên bếp đun sôi (thành sữa đậu nành). Sau đó múc ra nồi om, chế thêm nước chua, khuấy đều (bí quyết để đậu có vỏ dai mà ruột vẫn mềm là ở khâu pha nước chua). Nước chua chế từ giấm và chanh, pha chua quá đậu sẽ cứng, không chua đậu khó ép... Khi đã làm như vậy được 3-4 lần, sữa đậu sánh lại, mới đổ vào khuôn để ép bằng những vật nặng chừng 30-40 kg. Khi ép cũng phải có kỹ thuật, ép nặng, lâu, đậu bẹp không đẹp, ép nhẹ đậu rất khó cắt... Để ép trong một thời gian nhất định, thấy đậu đóng bánh, sẽ dùng dao cắt thành từng miếng nhỏ. Làm khéo một khuôn cắt được 180 bìa, còn trung bình chỉ được 140-150 bìa. Đã làm nghề thì phải vất vả (muốn có đậu bán từ 8-9h sáng, người làm phải dậy từ 2-3h đêm)
    Theo tính toán của dân làng, nghề này cũng chỉ "lấy công làm lãi" 1kg đậu tương tốt giá từ 5000 - 6000 đ, làm ra 2,5 - 3 kg đậu phụ và 2,5 kg bã đậu. Trừ chi phí điện, than, củi, vận chuyển... bán 4 bìa với giá 1000 đ một bìa thì chỉ lãi từ 1500 đ-2000 đ, vị chi 1 mẻ 10kg lãi 15.000-20.000 đ, vẫn thấp so với công lao động bỏ ra. Được cái có bã để chZn nuôi, nên nhà nào cũng nuôi khá nhiều lợn và hằng nZm cung cấp cho thị trường một lượng thịt không nhỏ.
    Từ xưa đến nay, làng nghề Võng La cũng trải qua không ít thZng trầm. Trong kháng chiến người Võng La phiêu dạt đi khắp nơi. Song ở đâu họ cũng sống bằng nghề làm đậu. Một số người ra Mai Động, Mơ để đến bây giờ, đậu Mơ-Mai Động vẫn là đậu phụ có tiếng trên đất thủ đô. Thời bao cấp, các hộ vào hợp tác xã, làng nghề không phát triển được. Sản phẩm do chính họ làm ra, nhưng không được tự mình tiêu thụ, mà để cung cấp cho các cửa hàng thực phẩm quốc doanh, rồi hàng tháng nhận về 4 lạng đậu tiêu chuẩn một người. Do vậy nhiều người chán nản gác đồ nghề. Độ mươi nZm nay, nghề làm đậu mới được hồi sinh trở lại. Hiện tại, có tới hơn 80% gia đình sản xuất đậu để bán. Phần lớn, một hộ chế biến 15 - 20 kg đậu tương mỗi ngày. Những gia đình làm Zn lớn làm tới hơn 30kg đậu tương/ngày. Đậu Võng La được khách hàng ưa chuộng về tận làng mua buôn, hoặc các gia đình đem ra chợ bán. Nhờ khéo léo và chZm chỉ làm Zn, làng Võng La ngày càng đổi mới. Những ngôi nhà hai ba tầng, mái bằng đang dần thay thế những nhà tranh vách đất. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng cao. Người Võng La đã làm giàu bằng chính đôi bàn tay của mình.
    Bạch Dương
  10. hltangoc

    hltangoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2003
    Bài viết:
    618
    Đã được thích:
    0
    Nghề làm đậu ở Võng La​
    Đậu phụ là một món Zn khá quen thuộc trong mỗi bữa cơm của các gia đình Việt Nam. Có nhiều nơi làm đậu, nhưng đậu phụ làng Võng La (Đông Anh) là một trong những nơi nổi tiếng.
    Làng Võng La còn có tên gọi là làng Chài (ngày xưa dân làng này sống bằng nghề sông nước) đến đây thấy thế đất đẹp, họ đã lên bờ định cư, tạo dựng xóm làng cách đây khoảng 200 nZm và nghề làm đậu cũng ra đời từ đó.
    Dụng cụ để làm đậu đơn giản, gồm: cối xay, túi lọc, nồi om, khuôn ép... nhưng để có bìa đậu ngon đến người tiêu dùng người làm cũng phải qua nhiều khâu và phải có kỹ xảo. Cụ Vũ VZn Diệm, người cao niên trong làng đã có kinh nghiệm làm đậu vài chục nZm, cho biết: đầu tiên là chọn đậu tương. Muốn có đậu ngon hạt đậu tương phải đều, có vỏ mỏng vàng, nhẵn bóng. Cho đậu tương ngâm nước đến độ vừa phải sau đó đem xay được thứ nước trắng như sữa. Đổ nước đó vào túi lọc lấy bã ra. Nước tinh còn lại đặt lên bếp đun sôi (thành sữa đậu nành). Sau đó múc ra nồi om, chế thêm nước chua, khuấy đều (bí quyết để đậu có vỏ dai mà ruột vẫn mềm là ở khâu pha nước chua). Nước chua chế từ giấm và chanh, pha chua quá đậu sẽ cứng, không chua đậu khó ép... Khi đã làm như vậy được 3-4 lần, sữa đậu sánh lại, mới đổ vào khuôn để ép bằng những vật nặng chừng 30-40 kg. Khi ép cũng phải có kỹ thuật, ép nặng, lâu, đậu bẹp không đẹp, ép nhẹ đậu rất khó cắt... Để ép trong một thời gian nhất định, thấy đậu đóng bánh, sẽ dùng dao cắt thành từng miếng nhỏ. Làm khéo một khuôn cắt được 180 bìa, còn trung bình chỉ được 140-150 bìa. Đã làm nghề thì phải vất vả (muốn có đậu bán từ 8-9h sáng, người làm phải dậy từ 2-3h đêm)
    Theo tính toán của dân làng, nghề này cũng chỉ "lấy công làm lãi" 1kg đậu tương tốt giá từ 5000 - 6000 đ, làm ra 2,5 - 3 kg đậu phụ và 2,5 kg bã đậu. Trừ chi phí điện, than, củi, vận chuyển... bán 4 bìa với giá 1000 đ một bìa thì chỉ lãi từ 1500 đ-2000 đ, vị chi 1 mẻ 10kg lãi 15.000-20.000 đ, vẫn thấp so với công lao động bỏ ra. Được cái có bã để chZn nuôi, nên nhà nào cũng nuôi khá nhiều lợn và hằng nZm cung cấp cho thị trường một lượng thịt không nhỏ.
    Từ xưa đến nay, làng nghề Võng La cũng trải qua không ít thZng trầm. Trong kháng chiến người Võng La phiêu dạt đi khắp nơi. Song ở đâu họ cũng sống bằng nghề làm đậu. Một số người ra Mai Động, Mơ để đến bây giờ, đậu Mơ-Mai Động vẫn là đậu phụ có tiếng trên đất thủ đô. Thời bao cấp, các hộ vào hợp tác xã, làng nghề không phát triển được. Sản phẩm do chính họ làm ra, nhưng không được tự mình tiêu thụ, mà để cung cấp cho các cửa hàng thực phẩm quốc doanh, rồi hàng tháng nhận về 4 lạng đậu tiêu chuẩn một người. Do vậy nhiều người chán nản gác đồ nghề. Độ mươi nZm nay, nghề làm đậu mới được hồi sinh trở lại. Hiện tại, có tới hơn 80% gia đình sản xuất đậu để bán. Phần lớn, một hộ chế biến 15 - 20 kg đậu tương mỗi ngày. Những gia đình làm Zn lớn làm tới hơn 30kg đậu tương/ngày. Đậu Võng La được khách hàng ưa chuộng về tận làng mua buôn, hoặc các gia đình đem ra chợ bán. Nhờ khéo léo và chZm chỉ làm Zn, làng Võng La ngày càng đổi mới. Những ngôi nhà hai ba tầng, mái bằng đang dần thay thế những nhà tranh vách đất. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng cao. Người Võng La đã làm giàu bằng chính đôi bàn tay của mình.
    Bạch Dương

Chia sẻ trang này