1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cùng tìm hiểu về Hà Nội xưa và nay

Chủ đề trong 'Public Hà Nội' bởi GodFatherHN, 07/02/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. heongoc

    heongoc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/10/2004
    Bài viết:
    1.132
    Đã được thích:
    0
    Lý Thái Tổ - Lý Công Uẩn
    (1010 - 1028)​
    Người khởi dựng triều Lý là Lý Công Uẩn người làng Cổ Pháp (Từ Sơn, Hà Bắc).Công Uẩn sinh năm Giáp Tuất (974), là con nuôi của thiền sư Lý Khánh Văn từ năm ba tuổi và truyền thuyết vẫn cho rằng ông là con của Vạn Hạnh, anh ruột Khánh Văn.
    Cũng theo truyền thuyết ông thân sinh ra Lý Công Uẩn nhà nghèo đi làm ruộng thêu ở chùa Tiên Sơn (An Phong, Bắc Ninh) phải lòng một tiểu nữ và làm nàng có mang. Nhà chùa thấy thế đuổi đi nơi khác. Hai vợ chồng dẫn nhau đến khu rừng Báng mệt mỏi, dừng lại nghỉ. Chồng khát nước đến chỗ giếng nước giữa rừng uống, chẳng may sẩy chân chết đuối. Vợ chờ lâu không thấy, đến xem thì đất đã đùn lấp giếng. Ngưòi phụ nữ bất hạnh tha khóc một hồi rồi xin vào ngủ nhờ ở chùa ứng Tâm gần đó. Sư trụ trì chùa này đêm trước nằm mơ thấy Long thần báo mộng rằng: "Ngày mai dọn chùa cho sạch để đón hoàng đế đến". Tỉnh dậy, nhà sư sai chú tiểu quét dọn sạch sẽ, túc trực từ sáng tới chiều chỉ thấy một người đàn bà có mang đến chùa xin ngủ nhờ. Được vài tháng sau bỗng có chuyện lạ:
    Một đêm, khu tam quan của chùa sáng rực lên, hương thơm ngào ngạt lan tỏa. Nhà sư cùng bà hộ chùa ra xem thì thấy người đàn bà ấy đã sinh một con trai, hai bàn tay có bốn chữ son "sơn hà xã tắc". Sau đó, trời bỗng nổi trận mưa to gió lớn, mẹ chú bé chết ngay sau khi sinh con và chú bé được nhà chùa nuôi nấng. Khi 8,9 tuổi nhà sư cho chú bé theo học sư Vạn Hạnh ở chùa Tiên Sơn. Chú bé đó là Lý Công Uẩn.
    Công Uẩn lớn lên tỏ rõ chí khí lớn khác thường. Ông đến Hoa Lư làm quan cho nhà Tiền Lê đến chức Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ. Khi vua Thiếu Đế bị giết, ông ôm thây vua khóc. Vua Ngoạ Triều khen là trung, cử ông làm Tư tướng quân chế chỉ huy sứ, thống lĩnh hết quân túc vệ.
    Theo truyền thuyết, làng Cổ Pháp hồi ấy có cây gạo cổ thụ bị sét đánh tước vỏ ngoài lộ ra mấy câu sấm. Sư Vạn Hạnh xem câu sấm ấy biết điềm nhà Lê đổ nhà Lý sắp lên bèn bảo Lý Công Uẩn rằng:
    - Mới rồi tôi thấy lời sấm kỳ dị, biết rằng họ Lý cường thịnh, tất dấy cơ nghiệp. Nay xem trong thiên hạ người họ Lý rất nhiều nhưng không ai bằng ông là người khoa từ nhân thứ, được lòng dân chúng mà binh quyền nắm trong tay. Người đứng đầu muôn dân chẳng phải ông thì còn ai?
    Sợ câu nói ấy tiết lộ, Lý Công Uẩn phải nhờ người đem dấu Vạn Hạnh ở chùa Tiên Sơn.
    Khi Lê Long Đĩnh mất, Lý Công Uẩn đã ngoài 35 tuổi. Vua kế tục Long Đĩnh còn nhỏ, Lý Công Uẩn chỉ huy quân túc vệ trong chốn cung cấm. Bấy giờ lòng người đã oán giận nhà Tiền Lê nên quan Chi hậu là Đào Cam Mộc cùng các quan trong triều tôn Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế tức Thái Tổ nhà Lý. Vua Thái Tổ thấy Hoa Lư hẹp liền dời đô về La Thành. Thái Tổ lấy cớ có điềm trông thấy rồng vàng bay lên liền đổi Đại La thành Thăng Long thành (tức Hà Nội bây giờ), đổi Hoa Lư thành phủ Tràng An và Cổ Pháp thành phủ Thiên Đức. Vua Thaí Tổ chỉnh đốn việc cai trị, chia nước ra làm 24 lộ, gọi Hoan Châu và ái Châu là trại.
    Vốn thông minh bẩm sinh, lại được nhập thân văn hóa một vùng đất văn minh, văn hiến, là con đẻ con nuôi của những vị cao tăng xuất chúng, Lý Công Uẩn thực sự là người con ưu tú của dân tộc. Ông đã cùng triều Lý làm rạng danh nước Đại Việt, viết nên những trang sử oanh liệt dựng nước và giữ nước.
    Chùa ứng Tâm nơi ông sinh ra bây giờ có tên là chùa Dặn.
    Ngôi huyệt chỗ giếng nước ở rừng Báng năm xưa, những gò ở xung quanh trông giống như hoa sen nở 8 cánh nên nhà Lý truyền ngôi được 8 đời.
    Vua Lý Thái Tổ trị vì 19 năm thì mất, thọ 55 tuổi.
    Các sách tuyển tập văn học Việt Nam đã đặt bài Thiên đô chiếu ( Chiếu dời đô ) của ông ở vị trí mở màn cho nền văn học thời Lý. Đó là tác phẩm văn học duy nhất của ông, đồng thời cũng là tác phẩm đầu tiên viết về Hà Nội. Bài chiếu chỉ gồm 214 chữ nhưng đã từng nổi tiếng trong gần một nghìn năm qua, nhờ ý nghĩa và tác dụng đặc biệt của nó. Lấy tư cách là một vị hoàng đế, tác giả bày tỏ với bề tôi những ý kiến chính thức của mình về lý do phải thay đổi kinh đô, và việc lập ra kinh đô mới. Bài chiếu gồm hai phần : phần đầu, đưa những dẫn chứng lịch sử chứng tỏ việc dời đô xưa nay không phải là tùy tiện, trái lại luôn luôn gắn liền với yêu cầu xây dựng một địa điểm có tính chất trung tâm của vương triều phong kiến, tiêu biểu được cho sự phồn vinh lâu dài của quốc gia, của triều đại, và phù hợp với "ý dân" và cả "mệnh trời". Kinh đô Hoa Lư trước sau không đáp ứng được những yêu cầu cơ bản này. Phần thứ hai, chỉ rõ vị trí thuận lợi của kinh đô mới, với những ưu thế về địa lý không thể chối cãi, với tư cách là "nơi hội tụ của bốn phương đất nước", nơi lập nghiệp "của muôn đời đế vương"
    Thiên Đô Chiếu
    Tích Thương gia chí Bàn Canh ngũ thiên, Chu thất đãi Thành Vương tam tỉ. Khởi Tam Đại chi sổ quân tuẫn vu kỷ tư, vọng tự thiên tỉ. Dĩ kỳ đồ đại trạch trung, vi ức vạn thế tử tôn chi kế; thượng cẩn thiên mệnh, hạ nhân dân chí, cẩu hữu tiện triếp cải. Cố quốc tộ diên trường, phong tục phú phu. Nhi Đinh Lê nhị gia, nãi tuẫn kỷ tư, hốt thiên mệnh, võng đạo Thương Chu chi tích, thường an quyết ấp vu tư, trí thế đại phất trường, toán số đoản xúc, bách tín hao tổn, vạn vật thất nghi. Trẫm thậm thống chi, bất đắc bất tỉ.
    Huống Cao Vương cố đô Đại La thành, trạch thiên địa khu vực chi trung; đắc long bàn hổ cứ chi thế. Chính Nam Bắc Đông Tây chi vị; tiện giang sơn hướng bội chi nghi. Kỳ địa quảng nhi thản bình, quyết thổ cao nhi sảng khải. Dân cư miệt hôn điếm chi khốn; vạn vật cực phồn phụ chi phong. Biến lãm Việt bang, tư vi thắng địa. Thành tứ phương bức thấu chi yếu hội; vi vạn thế đế vương chi thượng đô.
    Trẫm dục nhân thử địa lợi dĩ định quyết cư, khanh đẳng như hà ?
    Dịch nghĩa :
    Chiếu Dời Đô
    Ngày xưa, nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần dời đô; nhà Chu đến vua Thành Vương cũng ba lần dời đô, há phải các vua thời Tam đại ấy theo ý riêng tự dời đô xằng bậy đâu ? Làm như thế cốt để mưu nghiệp lớn, chọn ở chỗ giữa, làm kế cho con cháu muôn vạn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu có chỗ tiện thì dời đổi, cho nên vận nước lâu dài, phong tục giàu thịnh. Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng, coi thường mệnh trời, không noi theo việc cũ Thương Chu, cứ chịu yên đóng đô nơi đây, đến nỗi thế đại không dài, vận số ngắn ngủi, trăm họ tổn hao, muôn vật không hợp. Trẫm rất đau đớn, không thể không đổi dời.
    Huống chi thành Đại La, đô cũ của Cao Vương : ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa Nam Bắc Đông Tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nươc Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đung là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời.
    Trẫm muốn nhân địa lợi ấy để định nơi ở. Các khanh nghĩ thế nào ?
    ( Trích Đại Việt Sử Ký Toàn Thư - Bản Kỷ - Quyển II - ebook trang 90 )
    Chú Thích :
    Bàn Canh: vua thứ mười bảy của nhà Thương, một triều đại rất xưa trong lịch sử Trung Quốc; năm lần dời đô nói việc các vua nhà Thương dời đô từ đất Bặc (Thương Khâu, Hà Nam) sang đất Hiêu (Huỳnh Trạch, Hà Nam), đất Tương (An Dương, Hà Nam), đất Cảnh (Hà Tân, Sơn Tây), đất Hình (Hình Đài, Hà Bắc), rồi đất Ân (Yển Sư, Hà Nam).
    Thành Vương: vua thứ ba nhà Chu, triều đại cổ tiếp nối nhà Thương; ba lần dời đô nhắc đến việc Chu Văn Vương dựng nghiệp ở đất Kỳ (Thiểm Tây), Chu Vũ Vương dời đô đến Trường Yên (cũng Thiểm Tây), và Chu Thành Vương lại dời đô sang Lạc ?zp (Hà Nam). Thật ra, phải nói hai lần dời đô mới đúng !
    Tam Đại: tên chung chỉ ba triều đại cổ ở Trung Quốc -- nhà Hạ do Vũ sáng lập, nhà Thương do Thành Thang dựng lên, và nhà Chu do Chu Văn Vương khởi thủy.
    nơi đây: ý chỉ Hoa Lư, kinh đô của nhà Đinh do Đinh Bộ Lĩnh sáng lập và nhà Tiền Lê do Lê Hoàn sáng lập. Lúc Lý Công Uẩn mới lên ngôi, kinh đô của nhà Lý vẫn còn ở đó.
    Cao Vương: tức viên quan cai trị nhà Đường Cao Biền, tên tự Thiên Lý, làm đô hộ sứ châu Giao từ 864 đến 875. Cao Biền xây thành Đại La thuộc vùng đất Hà Nội khoảng năm 866. Tương truyền Cao Biền giỏi địa lý, tướng số, bùa phép, có tài vẩy đậu thành binh và biết trấn yểm các nơi có long khí.
    (Theo Người Hà Nội)
    Được heongoc sửa chữa / chuyển vào 18:55 ngày 11/10/2004
  2. heongoc

    heongoc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/10/2004
    Bài viết:
    1.132
    Đã được thích:
    0
    Lý Thái Tổ - Lý Công Uẩn
    (1010 - 1028)​
    Người khởi dựng triều Lý là Lý Công Uẩn người làng Cổ Pháp (Từ Sơn, Hà Bắc).Công Uẩn sinh năm Giáp Tuất (974), là con nuôi của thiền sư Lý Khánh Văn từ năm ba tuổi và truyền thuyết vẫn cho rằng ông là con của Vạn Hạnh, anh ruột Khánh Văn.
    Cũng theo truyền thuyết ông thân sinh ra Lý Công Uẩn nhà nghèo đi làm ruộng thêu ở chùa Tiên Sơn (An Phong, Bắc Ninh) phải lòng một tiểu nữ và làm nàng có mang. Nhà chùa thấy thế đuổi đi nơi khác. Hai vợ chồng dẫn nhau đến khu rừng Báng mệt mỏi, dừng lại nghỉ. Chồng khát nước đến chỗ giếng nước giữa rừng uống, chẳng may sẩy chân chết đuối. Vợ chờ lâu không thấy, đến xem thì đất đã đùn lấp giếng. Ngưòi phụ nữ bất hạnh tha khóc một hồi rồi xin vào ngủ nhờ ở chùa ứng Tâm gần đó. Sư trụ trì chùa này đêm trước nằm mơ thấy Long thần báo mộng rằng: "Ngày mai dọn chùa cho sạch để đón hoàng đế đến". Tỉnh dậy, nhà sư sai chú tiểu quét dọn sạch sẽ, túc trực từ sáng tới chiều chỉ thấy một người đàn bà có mang đến chùa xin ngủ nhờ. Được vài tháng sau bỗng có chuyện lạ:
    Một đêm, khu tam quan của chùa sáng rực lên, hương thơm ngào ngạt lan tỏa. Nhà sư cùng bà hộ chùa ra xem thì thấy người đàn bà ấy đã sinh một con trai, hai bàn tay có bốn chữ son "sơn hà xã tắc". Sau đó, trời bỗng nổi trận mưa to gió lớn, mẹ chú bé chết ngay sau khi sinh con và chú bé được nhà chùa nuôi nấng. Khi 8,9 tuổi nhà sư cho chú bé theo học sư Vạn Hạnh ở chùa Tiên Sơn. Chú bé đó là Lý Công Uẩn.
    Công Uẩn lớn lên tỏ rõ chí khí lớn khác thường. Ông đến Hoa Lư làm quan cho nhà Tiền Lê đến chức Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ. Khi vua Thiếu Đế bị giết, ông ôm thây vua khóc. Vua Ngoạ Triều khen là trung, cử ông làm Tư tướng quân chế chỉ huy sứ, thống lĩnh hết quân túc vệ.
    Theo truyền thuyết, làng Cổ Pháp hồi ấy có cây gạo cổ thụ bị sét đánh tước vỏ ngoài lộ ra mấy câu sấm. Sư Vạn Hạnh xem câu sấm ấy biết điềm nhà Lê đổ nhà Lý sắp lên bèn bảo Lý Công Uẩn rằng:
    - Mới rồi tôi thấy lời sấm kỳ dị, biết rằng họ Lý cường thịnh, tất dấy cơ nghiệp. Nay xem trong thiên hạ người họ Lý rất nhiều nhưng không ai bằng ông là người khoa từ nhân thứ, được lòng dân chúng mà binh quyền nắm trong tay. Người đứng đầu muôn dân chẳng phải ông thì còn ai?
    Sợ câu nói ấy tiết lộ, Lý Công Uẩn phải nhờ người đem dấu Vạn Hạnh ở chùa Tiên Sơn.
    Khi Lê Long Đĩnh mất, Lý Công Uẩn đã ngoài 35 tuổi. Vua kế tục Long Đĩnh còn nhỏ, Lý Công Uẩn chỉ huy quân túc vệ trong chốn cung cấm. Bấy giờ lòng người đã oán giận nhà Tiền Lê nên quan Chi hậu là Đào Cam Mộc cùng các quan trong triều tôn Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế tức Thái Tổ nhà Lý. Vua Thái Tổ thấy Hoa Lư hẹp liền dời đô về La Thành. Thái Tổ lấy cớ có điềm trông thấy rồng vàng bay lên liền đổi Đại La thành Thăng Long thành (tức Hà Nội bây giờ), đổi Hoa Lư thành phủ Tràng An và Cổ Pháp thành phủ Thiên Đức. Vua Thaí Tổ chỉnh đốn việc cai trị, chia nước ra làm 24 lộ, gọi Hoan Châu và ái Châu là trại.
    Vốn thông minh bẩm sinh, lại được nhập thân văn hóa một vùng đất văn minh, văn hiến, là con đẻ con nuôi của những vị cao tăng xuất chúng, Lý Công Uẩn thực sự là người con ưu tú của dân tộc. Ông đã cùng triều Lý làm rạng danh nước Đại Việt, viết nên những trang sử oanh liệt dựng nước và giữ nước.
    Chùa ứng Tâm nơi ông sinh ra bây giờ có tên là chùa Dặn.
    Ngôi huyệt chỗ giếng nước ở rừng Báng năm xưa, những gò ở xung quanh trông giống như hoa sen nở 8 cánh nên nhà Lý truyền ngôi được 8 đời.
    Vua Lý Thái Tổ trị vì 19 năm thì mất, thọ 55 tuổi.
    Các sách tuyển tập văn học Việt Nam đã đặt bài Thiên đô chiếu ( Chiếu dời đô ) của ông ở vị trí mở màn cho nền văn học thời Lý. Đó là tác phẩm văn học duy nhất của ông, đồng thời cũng là tác phẩm đầu tiên viết về Hà Nội. Bài chiếu chỉ gồm 214 chữ nhưng đã từng nổi tiếng trong gần một nghìn năm qua, nhờ ý nghĩa và tác dụng đặc biệt của nó. Lấy tư cách là một vị hoàng đế, tác giả bày tỏ với bề tôi những ý kiến chính thức của mình về lý do phải thay đổi kinh đô, và việc lập ra kinh đô mới. Bài chiếu gồm hai phần : phần đầu, đưa những dẫn chứng lịch sử chứng tỏ việc dời đô xưa nay không phải là tùy tiện, trái lại luôn luôn gắn liền với yêu cầu xây dựng một địa điểm có tính chất trung tâm của vương triều phong kiến, tiêu biểu được cho sự phồn vinh lâu dài của quốc gia, của triều đại, và phù hợp với "ý dân" và cả "mệnh trời". Kinh đô Hoa Lư trước sau không đáp ứng được những yêu cầu cơ bản này. Phần thứ hai, chỉ rõ vị trí thuận lợi của kinh đô mới, với những ưu thế về địa lý không thể chối cãi, với tư cách là "nơi hội tụ của bốn phương đất nước", nơi lập nghiệp "của muôn đời đế vương"
    Thiên Đô Chiếu
    Tích Thương gia chí Bàn Canh ngũ thiên, Chu thất đãi Thành Vương tam tỉ. Khởi Tam Đại chi sổ quân tuẫn vu kỷ tư, vọng tự thiên tỉ. Dĩ kỳ đồ đại trạch trung, vi ức vạn thế tử tôn chi kế; thượng cẩn thiên mệnh, hạ nhân dân chí, cẩu hữu tiện triếp cải. Cố quốc tộ diên trường, phong tục phú phu. Nhi Đinh Lê nhị gia, nãi tuẫn kỷ tư, hốt thiên mệnh, võng đạo Thương Chu chi tích, thường an quyết ấp vu tư, trí thế đại phất trường, toán số đoản xúc, bách tín hao tổn, vạn vật thất nghi. Trẫm thậm thống chi, bất đắc bất tỉ.
    Huống Cao Vương cố đô Đại La thành, trạch thiên địa khu vực chi trung; đắc long bàn hổ cứ chi thế. Chính Nam Bắc Đông Tây chi vị; tiện giang sơn hướng bội chi nghi. Kỳ địa quảng nhi thản bình, quyết thổ cao nhi sảng khải. Dân cư miệt hôn điếm chi khốn; vạn vật cực phồn phụ chi phong. Biến lãm Việt bang, tư vi thắng địa. Thành tứ phương bức thấu chi yếu hội; vi vạn thế đế vương chi thượng đô.
    Trẫm dục nhân thử địa lợi dĩ định quyết cư, khanh đẳng như hà ?
    Dịch nghĩa :
    Chiếu Dời Đô
    Ngày xưa, nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần dời đô; nhà Chu đến vua Thành Vương cũng ba lần dời đô, há phải các vua thời Tam đại ấy theo ý riêng tự dời đô xằng bậy đâu ? Làm như thế cốt để mưu nghiệp lớn, chọn ở chỗ giữa, làm kế cho con cháu muôn vạn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu có chỗ tiện thì dời đổi, cho nên vận nước lâu dài, phong tục giàu thịnh. Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng, coi thường mệnh trời, không noi theo việc cũ Thương Chu, cứ chịu yên đóng đô nơi đây, đến nỗi thế đại không dài, vận số ngắn ngủi, trăm họ tổn hao, muôn vật không hợp. Trẫm rất đau đớn, không thể không đổi dời.
    Huống chi thành Đại La, đô cũ của Cao Vương : ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa Nam Bắc Đông Tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nươc Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đung là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời.
    Trẫm muốn nhân địa lợi ấy để định nơi ở. Các khanh nghĩ thế nào ?
    ( Trích Đại Việt Sử Ký Toàn Thư - Bản Kỷ - Quyển II - ebook trang 90 )
    Chú Thích :
    Bàn Canh: vua thứ mười bảy của nhà Thương, một triều đại rất xưa trong lịch sử Trung Quốc; năm lần dời đô nói việc các vua nhà Thương dời đô từ đất Bặc (Thương Khâu, Hà Nam) sang đất Hiêu (Huỳnh Trạch, Hà Nam), đất Tương (An Dương, Hà Nam), đất Cảnh (Hà Tân, Sơn Tây), đất Hình (Hình Đài, Hà Bắc), rồi đất Ân (Yển Sư, Hà Nam).
    Thành Vương: vua thứ ba nhà Chu, triều đại cổ tiếp nối nhà Thương; ba lần dời đô nhắc đến việc Chu Văn Vương dựng nghiệp ở đất Kỳ (Thiểm Tây), Chu Vũ Vương dời đô đến Trường Yên (cũng Thiểm Tây), và Chu Thành Vương lại dời đô sang Lạc ?zp (Hà Nam). Thật ra, phải nói hai lần dời đô mới đúng !
    Tam Đại: tên chung chỉ ba triều đại cổ ở Trung Quốc -- nhà Hạ do Vũ sáng lập, nhà Thương do Thành Thang dựng lên, và nhà Chu do Chu Văn Vương khởi thủy.
    nơi đây: ý chỉ Hoa Lư, kinh đô của nhà Đinh do Đinh Bộ Lĩnh sáng lập và nhà Tiền Lê do Lê Hoàn sáng lập. Lúc Lý Công Uẩn mới lên ngôi, kinh đô của nhà Lý vẫn còn ở đó.
    Cao Vương: tức viên quan cai trị nhà Đường Cao Biền, tên tự Thiên Lý, làm đô hộ sứ châu Giao từ 864 đến 875. Cao Biền xây thành Đại La thuộc vùng đất Hà Nội khoảng năm 866. Tương truyền Cao Biền giỏi địa lý, tướng số, bùa phép, có tài vẩy đậu thành binh và biết trấn yểm các nơi có long khí.
    (Theo Người Hà Nội)
    Được heongoc sửa chữa / chuyển vào 18:55 ngày 11/10/2004
  3. heongoc

    heongoc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/10/2004
    Bài viết:
    1.132
    Đã được thích:
    0
    Thái Úy Lý Thường Kiệt
    (1019 - 1105 )​
    Năm 1019 tại căn nhà của một võ quan ở phường Thái Hoà, con trai đầu lòng của ông Ngô An Ngữ và bà họ Hàn ra đời đặt tên là Ngô Tuấn.
    Năm Thiên Thành đời Lý Thái Tông, ông An Ngữ được cử đi tuần vùng phía nam Thanh Hoá, ít lâu sau bị lâm bệnh qua đời.
    Chồng của cô ruột là Tạ Ðức đem ông về nuôi dậy văn võ. Năm 18 tuổi mẹ mất (1036), Ngô Tuấn cùng em lo đủ tang lễ mai táng. Hết tang, ông được bổ chức kỵ mã hiệu uý. Do tính siêng năng, cần mẫn lại hết lòng trung thành, càng được vua tin yêu thăng thưởng dẫn lên đến chức Ðô Tri và được đổi sang họ Vua gọi là Lý Thường Kiệt.
    Năm 1061, ông được Vua cử vào trấn giữ vùng núi Thanh - Nghệ hiểm trở, ông đã vỗ về nhân dân chăm lo sản xuất, khai khẩn đất hoang làm cho nhân dân no ấm, biên cương được bảo vệ vững vàng.
    Năm 1075, Nhà Tống do Vương An Thạch làm Tể tướng âm mưu chuẩn bị xâm lược nước ta, Thái uý Lý Thường Liệt tâu với Thái hậu Ỷ Lan rằng "Ngồi yên đợi giặc, không bằng đưa quân ra trước ", Thái Hậu đồng ý cho Lý Thường Kiệt và Tông Ðản đem quân sang đánh phá các căn cứ tập kết lương thực, vũ khí của Nhà Tống ở Châu Khâm, Châu Liêm, Châu Ung ( Quảng Ðông, Quảng Tây ) rồi chủ động rút quân về nước. Lập phòng tuyến chống giặc Tống xâm lược ở bờ nam sông Cầu.
    Ðầu năm 1077 Quách Quỳ và Triệu Triệu Tiết dẫn hơn 10 vạn quân tiến vào xâm lược nước ta, quân xâm lược bị quân và dân ta chặn lại bên bờ bắc sông Cầu hơn 2 tháng.
    Chính trên phòng tuyến sông Cầu, Lý Thường Kiệt đã cho ra đời bài thơ:
    Nam quốc sơn hà Nam đế cư
    Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
    Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?
    Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư!

    Ðấy chính là "Bản Tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất của dân tộc ta. Quân Tống phải rút chạy về nước, bờ cõi nuớc ta lại vững bền.
    Lý Thường Kiệt đã có công đánh thắng nhà Tống, lại có công bình Chiêm. Tháng 6 năm ất Dậu (1105), Ðôn Quốc Thái uý Lý Thường Kiệt mất, thọ 87 tuổi, nhà Vua truy tặng chức; nhập nội điện đô tri hiển hiệu thái uý bình chương quân quốc trọng sự, tước Việt quốc công.
    Lý Thường Kiệt chính gốc ở làng Bình Sa, phía nam Hồ Tây. Đời Lý Công Uẩn, làng này được dời ra bãi sông Cái ( tức sông Hồng ) để lấy đất mở mang kinh đô. Từ đó bãi có tên là làng An Xá. Lý Thường Kiệt là người làng này. Sau làng đổi tên là Cơ Xá. Nay Cơ Xá là tên gọi chung của dải đất ven sông Cái, từ bắc cầu Long Biên xuống đến bãi Đồng Nhân.Văn nghiệp của Lý Thường Kiệt ngày nay chỉ còn được biết qua hai tác phẩm : một là bài thơ Nam Quốc Sơn Hà ở trên, hai là bài văn Lộ bố khi đánh Tống ( Phạt Tống lộ bố văn ). Bài văn này là một trong số những bài hịch của ông, bài này được viết gửi nhân dân các châu Ung, Khâm, Liêm vào năm 1075, trước khi đưa đại quân đến tiêu diệt các hậu cứ quân Tống ở đó. Bài văn nói rõ tính chính nghĩa của cuộc hành quân, vạch tội ác của triều đình Tống, đề cao lý tưởng lấy dân làm trọng, và tuyên bố rã lập trường quang minh chính đại, không xâm phạm lãnh thổ Trung Quốc, chỉ cốt diệt trừ âm mưu xâm lược của triều đình Tống.
    Phạt Tống Lộ Bố Văn
    Trời sinh ra dân chúng, vua hiền ắt hoà mục. Đạo làm chủ dân, cốt ở nuôi dân. Nay nghe vua Tống ngu hèn, chẳng tuân theo khuôn phép thánh nhân, lại tin kế tham tà của Vương An Thạch, bày những phép "thanh miêu", "trợ dịch" khiến trăm họ mệt nhọc lầm than mà riêng thoả cái mưu nuôi mình béo mập.
    Bởi tính mệnh muôn dân đều phú bẩm tự trời, thế mà bỗng sa vào cảnh éo le độc hại. Lượng kẻ ở trên cố nhiên phải xót. Những việc từ trước, thôi nói làm gì !
    Nay bản chức vâng mệnh quốc vương chỉ đường tiến quân lên Bắc, muốn dẹp yên làn sóng yêu nghiệt chỉ có ý phân biệt quốc thổ, không phân biệt chúng dân. Phải quét sạch nhơ bẩn hôi tanh để đến thủơ ca ngày Nghiêu, hưởng tháng Thuấn thăng bình !
    Ta nay ra quân, cốt để cứu vớt muôn dân khỏi nơi chìm đắm. Hịch văn truyền tới để mọi người cùng nghe. Ai nấy hãy tự đắn đo, chớ có mang lòng sợ hãi !
    (Theo Người Hà Nội)
  4. heongoc

    heongoc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/10/2004
    Bài viết:
    1.132
    Đã được thích:
    0
    Thái Úy Lý Thường Kiệt
    (1019 - 1105 )​
    Năm 1019 tại căn nhà của một võ quan ở phường Thái Hoà, con trai đầu lòng của ông Ngô An Ngữ và bà họ Hàn ra đời đặt tên là Ngô Tuấn.
    Năm Thiên Thành đời Lý Thái Tông, ông An Ngữ được cử đi tuần vùng phía nam Thanh Hoá, ít lâu sau bị lâm bệnh qua đời.
    Chồng của cô ruột là Tạ Ðức đem ông về nuôi dậy văn võ. Năm 18 tuổi mẹ mất (1036), Ngô Tuấn cùng em lo đủ tang lễ mai táng. Hết tang, ông được bổ chức kỵ mã hiệu uý. Do tính siêng năng, cần mẫn lại hết lòng trung thành, càng được vua tin yêu thăng thưởng dẫn lên đến chức Ðô Tri và được đổi sang họ Vua gọi là Lý Thường Kiệt.
    Năm 1061, ông được Vua cử vào trấn giữ vùng núi Thanh - Nghệ hiểm trở, ông đã vỗ về nhân dân chăm lo sản xuất, khai khẩn đất hoang làm cho nhân dân no ấm, biên cương được bảo vệ vững vàng.
    Năm 1075, Nhà Tống do Vương An Thạch làm Tể tướng âm mưu chuẩn bị xâm lược nước ta, Thái uý Lý Thường Liệt tâu với Thái hậu Ỷ Lan rằng "Ngồi yên đợi giặc, không bằng đưa quân ra trước ", Thái Hậu đồng ý cho Lý Thường Kiệt và Tông Ðản đem quân sang đánh phá các căn cứ tập kết lương thực, vũ khí của Nhà Tống ở Châu Khâm, Châu Liêm, Châu Ung ( Quảng Ðông, Quảng Tây ) rồi chủ động rút quân về nước. Lập phòng tuyến chống giặc Tống xâm lược ở bờ nam sông Cầu.
    Ðầu năm 1077 Quách Quỳ và Triệu Triệu Tiết dẫn hơn 10 vạn quân tiến vào xâm lược nước ta, quân xâm lược bị quân và dân ta chặn lại bên bờ bắc sông Cầu hơn 2 tháng.
    Chính trên phòng tuyến sông Cầu, Lý Thường Kiệt đã cho ra đời bài thơ:
    Nam quốc sơn hà Nam đế cư
    Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
    Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?
    Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư!

    Ðấy chính là "Bản Tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất của dân tộc ta. Quân Tống phải rút chạy về nước, bờ cõi nuớc ta lại vững bền.
    Lý Thường Kiệt đã có công đánh thắng nhà Tống, lại có công bình Chiêm. Tháng 6 năm ất Dậu (1105), Ðôn Quốc Thái uý Lý Thường Kiệt mất, thọ 87 tuổi, nhà Vua truy tặng chức; nhập nội điện đô tri hiển hiệu thái uý bình chương quân quốc trọng sự, tước Việt quốc công.
    Lý Thường Kiệt chính gốc ở làng Bình Sa, phía nam Hồ Tây. Đời Lý Công Uẩn, làng này được dời ra bãi sông Cái ( tức sông Hồng ) để lấy đất mở mang kinh đô. Từ đó bãi có tên là làng An Xá. Lý Thường Kiệt là người làng này. Sau làng đổi tên là Cơ Xá. Nay Cơ Xá là tên gọi chung của dải đất ven sông Cái, từ bắc cầu Long Biên xuống đến bãi Đồng Nhân.Văn nghiệp của Lý Thường Kiệt ngày nay chỉ còn được biết qua hai tác phẩm : một là bài thơ Nam Quốc Sơn Hà ở trên, hai là bài văn Lộ bố khi đánh Tống ( Phạt Tống lộ bố văn ). Bài văn này là một trong số những bài hịch của ông, bài này được viết gửi nhân dân các châu Ung, Khâm, Liêm vào năm 1075, trước khi đưa đại quân đến tiêu diệt các hậu cứ quân Tống ở đó. Bài văn nói rõ tính chính nghĩa của cuộc hành quân, vạch tội ác của triều đình Tống, đề cao lý tưởng lấy dân làm trọng, và tuyên bố rã lập trường quang minh chính đại, không xâm phạm lãnh thổ Trung Quốc, chỉ cốt diệt trừ âm mưu xâm lược của triều đình Tống.
    Phạt Tống Lộ Bố Văn
    Trời sinh ra dân chúng, vua hiền ắt hoà mục. Đạo làm chủ dân, cốt ở nuôi dân. Nay nghe vua Tống ngu hèn, chẳng tuân theo khuôn phép thánh nhân, lại tin kế tham tà của Vương An Thạch, bày những phép "thanh miêu", "trợ dịch" khiến trăm họ mệt nhọc lầm than mà riêng thoả cái mưu nuôi mình béo mập.
    Bởi tính mệnh muôn dân đều phú bẩm tự trời, thế mà bỗng sa vào cảnh éo le độc hại. Lượng kẻ ở trên cố nhiên phải xót. Những việc từ trước, thôi nói làm gì !
    Nay bản chức vâng mệnh quốc vương chỉ đường tiến quân lên Bắc, muốn dẹp yên làn sóng yêu nghiệt chỉ có ý phân biệt quốc thổ, không phân biệt chúng dân. Phải quét sạch nhơ bẩn hôi tanh để đến thủơ ca ngày Nghiêu, hưởng tháng Thuấn thăng bình !
    Ta nay ra quân, cốt để cứu vớt muôn dân khỏi nơi chìm đắm. Hịch văn truyền tới để mọi người cùng nghe. Ai nấy hãy tự đắn đo, chớ có mang lòng sợ hãi !
    (Theo Người Hà Nội)
  5. heongoc

    heongoc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/10/2004
    Bài viết:
    1.132
    Đã được thích:
    0
    Hàng Mứt Hàng Đường Hàng Muối Trắng Tinh​
    Hà Nội đã thay đổi nhiều lắm. Những phố cũ, hẹp và khuất khúc, với những nhà thò ra thụt vào, những mái tường đi xuống từng bậc như cầu thang, những cửa sổ gác nhỏ bé và kín đáo, đã nhường chổ cho những phố gạch thẳng và rộng rãi, với từng dãy nhà giống nhau đứng xếp hàng. Thẳng và đứng hàng, đó là biểu hiện của văn minh. Khi ông cầm lái chiếc ô tô thì ông lấy làm dễ chịu vì đường rộng, vì phố thẳng lắm. Nhưng đối với người tản bộ đi chơi, lòng thư thả và mải tìm sự đẹp, thì phố xá mới không có thú vị gì. Không có những cái khuất khúc dành cho ta nhiều cái bất ngờ, không có một ngọn cây hoa nhô sau bức tường thấp, khiến chúng ta đoán được cả một thửa vườn nhỏ bên trong, ở đấy biết đâu lại không thướt tha một vài thiếu nữ khuê các như xưa.
    Chỉ còn một vài cái ngõ con ... ngõ Phất Lộc, ngõ Trung Yên ... mấy ngọn cỏ trên mảnh tường cổng ô Quan Chưởng, là gợi dấu vết của Hà Nội cũ. Ngày ấy, đường hẹp, chắc hàng xóm láng giềng ăn ở với nhau thân mật hơn. Người cùng hàng phố tự coi như có một liên lạc cùng nhau. Bên này một cửa hàng tạp hoá có đầy đủ quả sơn đen, có chồng giấy bản và ống bút nho, có cô hàng thuỳ mị mà hàng phố vẫn khen là gái đảm đang. Bên kia, nhà một ông cụ Tú, có tiếng trẻ học vang, có cậu học trò xinh trai đứng hầu chè thầy bên tràng kỷ.
    Những nhà cũ của ta có một lối kiến trúc riêng. Ở các phố Hà Nội hiện giờ, thỉnh thỏang cũng còn được một vài nhà. Giữa nhà, mảnh sân vuông lộ thiên, có bể non bộ và cá vàng, có dãy chậu lan, có bể đựng nước, và trên tường có câu đối chữ nho. Đôi khi đi qua, một cánh cửa hé mở, chúng ta được thoáng nhìn vào; bóng một thiếu nữ nhẹ qua sân, hình dáng một ông cụ giàcúi mình trên cây cảnh. Tất cả cuộc đời của những kẻ bên trong, cuộc đời xưa, những ý nghĩ cũ, những hy vọng và mong ước khác bây giờ.
    Không còn gì của Hà Nội ngoài năm sáu mươi năm trở về trước. Thăng Long của vua Lê, của chúa Trịnh không còn dấu vết nào: đâu còn những cung điện ngày xưa, những phụ đế của các bậc công hầu khanh tướng? Thỉnh thỏang một vài tên gọi còn nhắc lại, một vài đống đất còn ghi dấu, thế thôi. Chúng ta không biết được mấy về dĩ vãng, về cảnh phố xá kinh kỳ hồi cụ Lãn Ông, một túi thơ, một bồ thuốc, đi từ Bát Tràng đến Hồ Tây để chữa cho hoàng tử.
    Trong một bài báo, tôi đã nói (Hà Nội XVII ẻ sìecle) rằng cái "nghệ thuật biển hàng" ở Hà Nội đã mất. Ngày xưa, cái biển hàng còn là một cái gì hơn không chỉ là một cái biển hàng mà thôi. Đó là một bộ gì liền với cơ nghiệp và số vận của người buôn, cái biển hiệu thực hiện của những cố công nhẫn nại và những đức tính ngay thật của chủ hàng. Đề biển phải chọn ngày tốt, phải xin chữ của những người viết giỏi có tiếng, và người ta thận trọng giữ gìn như một thứ của gia bảo ở những cái biển cũ đã tróc sơn, mà gió mưa bao nhiêu năm đã làm lạt cả vàng son, những nét chữ mạnh mẽ và rắn rỏi vẫn còn như nguyên mới. Tôi không khỏi bao giờ đi qua không dừng bước lại ngắm ngía ba chữ đại. "Vạn Thảo Đường" trên cái biển cũ kỹ của hiệu thuốc ấy ở đầu phố Hàng Đường.
    Ba chữ "Đông Hưng Viên" cũng sắc nét và còn mới hơn. Ngày trước còn mấy chữ "Cộng Hòa Đường" viết bằng son đỏ tươi, lối nửa chân nửa lệ, chữ bay ****, trông đến thích cả mắt.
    Nhưng bây giờ người ta đã xóa đi để thay vào bắng lối chữ "vuông tân thời" trong các quảng cáo ở báo Tàu hay bằng những chữ điện tím hoa cà, xanh lá mạ đêm đêm sáng ngời một góc trời. Tất cả cái gì cũng thay mới người ta không những thấy có biển hàng, người ta thấy cả bề mặt cái cửa hàng nữa. Và sự thay đổi bề ngoài ấy đem đến cho phố xá Hà Nội một vẻ mới riêng, hơi lạ lùng và đột ngột.
    Trong đêm khuya, chúng ta thử dạo chơi các phố, lúc đó không bị những ánh sáng và thức hàng làm lóe mắt. Lúc đó những cửa hàng mới mẻ đã đóng cả, và cái phố với căn nhà đều phô bày vẻ thật. Các nhà chỉ thay đổi có phía dưới sự thay đổi ít khi lên đến tầng trên. Và bây giờ, nếu người ta có phép gì cắt bỏ các tầng dưới và đặt các tầng trên xuống đất, chúng ta sẽ có một hàng phố cũ kỹ với những hàng bát quái, mảnh gương và dơi bay một phố từa tựa như phố của kinh kỳ xưa, chắc thế.
    Có một bạn nào trông coi về vẻ đẹp của thành phố Hà Nội không? Hình như có thì phải, tuy rằng bạn đó không thấy làm cho người ta nói đến mình. Nhưng cái đó không hề gì, miễn là bạn đó cứ làm việc là đủ.
    Ngày trước, ở trước cửa phủ toàn quyền, còn có một nhóm tường mà người ta đã phá đi rồi, cách đây đâu mười năm gì đó. Nhóm tường đó trông xa giống như mâm xôi; ở đỉnh có những hình thù gì, tôi không nhớ, nhưng ở phía dưới, có tượng hai người đàn bà nằm choài ra như bơi, tóc buông xõa và lẩn mình vào thành bể. Hai người đàn bà đó người ta bảo là hình dung hai con sông Nhị Hà và Mêkông.
    Chúng ta tưởng tượng phong cảnh hồ Hoàn Kiếm với cái mâm xôi bằng đá lù lù ấy. May thay không biết có ai phản đối, người ta bỏ cái dự định ấy, và đem nhóm tường dựng ở trước cửa phủ Toàn quyền, để rồi sau đó ít lâu phá đi.
    Sự phản đối ít lợi ấy có lẽ là công việc của ủy ban coi về vẻ đẹp của thành phố hẳn?
    Sau đó ít lâu, một dạo, ngay bên cổng của đền Ngọc Sơn, chúng ta được trông thấy đứng sừng sững và thẳng tấp một cái cột dây điện chằng chịt và cả đèn điện với những cái "bình tích" bằng sứ trắng, khiến cho cái cột sắt sơn hắc ín đó như một thứ cây già mọi rợ vụng về. Cái cây đó làm cho vẻ đẹp của cổng đền Ngọc Sơn giảm mất đến chín phần mười.
    Nhưng lại may thay, cũng cách sau ít lâu, cái cột đó không còn nữa. Công việc của ủy ban kia chắc thôi.
    Sau đó ít lâu nữa, cảnh đền Ngọc Sơn lại chịu phải một sự thêm thắt xấu xa khác.
    Có lẽ theo lời yêu cầu của những ai trông nom cái đền đó, người ta đã cho bắc suốt từ ngoài cổng, qua đầu, vào đến trong đền, những vòng sắt nền, có những đường uốn lượn ngoằn ngoèo, cũng sơn hắc ín, và để mắc đèn.
    Mắc đèn cho sáng, cho tiện những người đi lễ đền. Một ý tốt, rất tốt. Nhưng sao lại phải trả bằng một cách bôi nhọ vẻ đẹp của đền thế? Muốn sáng cổng và sáng cầu thì thiếu gì cách: mắc đèn vào những chỗ lõm khuất khúc của cổng và của cầu: đèn để như thế vừa được kín đáo, vừa không làm giảm vẻ đẹp, không kể cái lối ánh sáng đập lại ấy dịu dàng và làm tôn cảnh đền hơn lên.
    Đằng này, mắc những võng sắt với cánh hoa hoét rẻ tiền kia vào cái cổng đẹp đẽ có lối kiến trúc riêng, có vẻ cổ sơ ấy, thực là một cách đập phá mỹ thuật tai hại không gì bằng.
    Cho cả đến ba chữ "Ngọc Sơn Tự" bằng sắt dán trên một tấm lưới cũng sắt, và có hoa lá cũng sắt nốt, cả cái biển ấy cũng chướng mắt không kém.
    Những thanh sắt ấy ở đó cũng khá lâu rồi thì phải, mà chưa thấy cái ủy ban nào đó nếu ủy ban ấy có làm việc gì cả. Việc thì rất giản dị: nghĩa là bỏ những cái đó là xong.
    Dạo này, người ta đã xây nhiều bóp cảnh sát phụ ở lác đác khắp Hà Nội, Yên Phụ, Cửa Nam, Bờ Hồ, Quan Thánh ...
    Kiểu bóp như là một cái hòm vuông bốn góc thẳng cạnh, có cửa vào (tất nhiên) và cửa sổ. Việc xây các bóp ấy chắc là ít lợi nhiều cho việc trị an của thành phố. Chúng tôi xin cũng nhận thế. Và chỗ đặt bóp chắc cũng đã lựa chọn rất tiện lợi nữa.
    Những bóp khác, chả nói làm gì. Duy chỉ có cái bóp ở Quan Thánh, là làm giảm mất vẻ đẹp của ngôi đền đẹp đẽ ấy.
    Tuy rằng người ta đã cẩn thận cho cái bóp ấy đại để vẫn hình vuông một hình dáng muốn giống chùa chiền bằng cái mái cong cong, bằng vài cái trang điểm theo lối cũ. Nhưng mà cái chùa giả ấy trong đó thấy cảnh sát thay nhà sư không đánh lừa được ai hết, nhất là người yêu mỹ thuật, yêu Hà Nội, yêu cái vẻ cổ kính của đền chùa.
    Chỉ quá một ít nữa, làm xa ra một tý nữa ở phía đường bên kia, hay ở ngay vườn hoa đầu đường Quan Thánh, vườn hoa Eckert nếu tôi không nhầm, thì có phải hay biết bao không. Gia chi dĩ, những đường vạch thẳng ngay ngắn của vườn hoa ấy lại hòa hợp với cái hình thù vuông vắn của nhà bóp lắm.
    (Theo Người Hà Nội)
  6. heongoc

    heongoc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/10/2004
    Bài viết:
    1.132
    Đã được thích:
    0
    Hàng Mứt Hàng Đường Hàng Muối Trắng Tinh​
    Hà Nội đã thay đổi nhiều lắm. Những phố cũ, hẹp và khuất khúc, với những nhà thò ra thụt vào, những mái tường đi xuống từng bậc như cầu thang, những cửa sổ gác nhỏ bé và kín đáo, đã nhường chổ cho những phố gạch thẳng và rộng rãi, với từng dãy nhà giống nhau đứng xếp hàng. Thẳng và đứng hàng, đó là biểu hiện của văn minh. Khi ông cầm lái chiếc ô tô thì ông lấy làm dễ chịu vì đường rộng, vì phố thẳng lắm. Nhưng đối với người tản bộ đi chơi, lòng thư thả và mải tìm sự đẹp, thì phố xá mới không có thú vị gì. Không có những cái khuất khúc dành cho ta nhiều cái bất ngờ, không có một ngọn cây hoa nhô sau bức tường thấp, khiến chúng ta đoán được cả một thửa vườn nhỏ bên trong, ở đấy biết đâu lại không thướt tha một vài thiếu nữ khuê các như xưa.
    Chỉ còn một vài cái ngõ con ... ngõ Phất Lộc, ngõ Trung Yên ... mấy ngọn cỏ trên mảnh tường cổng ô Quan Chưởng, là gợi dấu vết của Hà Nội cũ. Ngày ấy, đường hẹp, chắc hàng xóm láng giềng ăn ở với nhau thân mật hơn. Người cùng hàng phố tự coi như có một liên lạc cùng nhau. Bên này một cửa hàng tạp hoá có đầy đủ quả sơn đen, có chồng giấy bản và ống bút nho, có cô hàng thuỳ mị mà hàng phố vẫn khen là gái đảm đang. Bên kia, nhà một ông cụ Tú, có tiếng trẻ học vang, có cậu học trò xinh trai đứng hầu chè thầy bên tràng kỷ.
    Những nhà cũ của ta có một lối kiến trúc riêng. Ở các phố Hà Nội hiện giờ, thỉnh thỏang cũng còn được một vài nhà. Giữa nhà, mảnh sân vuông lộ thiên, có bể non bộ và cá vàng, có dãy chậu lan, có bể đựng nước, và trên tường có câu đối chữ nho. Đôi khi đi qua, một cánh cửa hé mở, chúng ta được thoáng nhìn vào; bóng một thiếu nữ nhẹ qua sân, hình dáng một ông cụ giàcúi mình trên cây cảnh. Tất cả cuộc đời của những kẻ bên trong, cuộc đời xưa, những ý nghĩ cũ, những hy vọng và mong ước khác bây giờ.
    Không còn gì của Hà Nội ngoài năm sáu mươi năm trở về trước. Thăng Long của vua Lê, của chúa Trịnh không còn dấu vết nào: đâu còn những cung điện ngày xưa, những phụ đế của các bậc công hầu khanh tướng? Thỉnh thỏang một vài tên gọi còn nhắc lại, một vài đống đất còn ghi dấu, thế thôi. Chúng ta không biết được mấy về dĩ vãng, về cảnh phố xá kinh kỳ hồi cụ Lãn Ông, một túi thơ, một bồ thuốc, đi từ Bát Tràng đến Hồ Tây để chữa cho hoàng tử.
    Trong một bài báo, tôi đã nói (Hà Nội XVII ẻ sìecle) rằng cái "nghệ thuật biển hàng" ở Hà Nội đã mất. Ngày xưa, cái biển hàng còn là một cái gì hơn không chỉ là một cái biển hàng mà thôi. Đó là một bộ gì liền với cơ nghiệp và số vận của người buôn, cái biển hiệu thực hiện của những cố công nhẫn nại và những đức tính ngay thật của chủ hàng. Đề biển phải chọn ngày tốt, phải xin chữ của những người viết giỏi có tiếng, và người ta thận trọng giữ gìn như một thứ của gia bảo ở những cái biển cũ đã tróc sơn, mà gió mưa bao nhiêu năm đã làm lạt cả vàng son, những nét chữ mạnh mẽ và rắn rỏi vẫn còn như nguyên mới. Tôi không khỏi bao giờ đi qua không dừng bước lại ngắm ngía ba chữ đại. "Vạn Thảo Đường" trên cái biển cũ kỹ của hiệu thuốc ấy ở đầu phố Hàng Đường.
    Ba chữ "Đông Hưng Viên" cũng sắc nét và còn mới hơn. Ngày trước còn mấy chữ "Cộng Hòa Đường" viết bằng son đỏ tươi, lối nửa chân nửa lệ, chữ bay ****, trông đến thích cả mắt.
    Nhưng bây giờ người ta đã xóa đi để thay vào bắng lối chữ "vuông tân thời" trong các quảng cáo ở báo Tàu hay bằng những chữ điện tím hoa cà, xanh lá mạ đêm đêm sáng ngời một góc trời. Tất cả cái gì cũng thay mới người ta không những thấy có biển hàng, người ta thấy cả bề mặt cái cửa hàng nữa. Và sự thay đổi bề ngoài ấy đem đến cho phố xá Hà Nội một vẻ mới riêng, hơi lạ lùng và đột ngột.
    Trong đêm khuya, chúng ta thử dạo chơi các phố, lúc đó không bị những ánh sáng và thức hàng làm lóe mắt. Lúc đó những cửa hàng mới mẻ đã đóng cả, và cái phố với căn nhà đều phô bày vẻ thật. Các nhà chỉ thay đổi có phía dưới sự thay đổi ít khi lên đến tầng trên. Và bây giờ, nếu người ta có phép gì cắt bỏ các tầng dưới và đặt các tầng trên xuống đất, chúng ta sẽ có một hàng phố cũ kỹ với những hàng bát quái, mảnh gương và dơi bay một phố từa tựa như phố của kinh kỳ xưa, chắc thế.
    Có một bạn nào trông coi về vẻ đẹp của thành phố Hà Nội không? Hình như có thì phải, tuy rằng bạn đó không thấy làm cho người ta nói đến mình. Nhưng cái đó không hề gì, miễn là bạn đó cứ làm việc là đủ.
    Ngày trước, ở trước cửa phủ toàn quyền, còn có một nhóm tường mà người ta đã phá đi rồi, cách đây đâu mười năm gì đó. Nhóm tường đó trông xa giống như mâm xôi; ở đỉnh có những hình thù gì, tôi không nhớ, nhưng ở phía dưới, có tượng hai người đàn bà nằm choài ra như bơi, tóc buông xõa và lẩn mình vào thành bể. Hai người đàn bà đó người ta bảo là hình dung hai con sông Nhị Hà và Mêkông.
    Chúng ta tưởng tượng phong cảnh hồ Hoàn Kiếm với cái mâm xôi bằng đá lù lù ấy. May thay không biết có ai phản đối, người ta bỏ cái dự định ấy, và đem nhóm tường dựng ở trước cửa phủ Toàn quyền, để rồi sau đó ít lâu phá đi.
    Sự phản đối ít lợi ấy có lẽ là công việc của ủy ban coi về vẻ đẹp của thành phố hẳn?
    Sau đó ít lâu, một dạo, ngay bên cổng của đền Ngọc Sơn, chúng ta được trông thấy đứng sừng sững và thẳng tấp một cái cột dây điện chằng chịt và cả đèn điện với những cái "bình tích" bằng sứ trắng, khiến cho cái cột sắt sơn hắc ín đó như một thứ cây già mọi rợ vụng về. Cái cây đó làm cho vẻ đẹp của cổng đền Ngọc Sơn giảm mất đến chín phần mười.
    Nhưng lại may thay, cũng cách sau ít lâu, cái cột đó không còn nữa. Công việc của ủy ban kia chắc thôi.
    Sau đó ít lâu nữa, cảnh đền Ngọc Sơn lại chịu phải một sự thêm thắt xấu xa khác.
    Có lẽ theo lời yêu cầu của những ai trông nom cái đền đó, người ta đã cho bắc suốt từ ngoài cổng, qua đầu, vào đến trong đền, những vòng sắt nền, có những đường uốn lượn ngoằn ngoèo, cũng sơn hắc ín, và để mắc đèn.
    Mắc đèn cho sáng, cho tiện những người đi lễ đền. Một ý tốt, rất tốt. Nhưng sao lại phải trả bằng một cách bôi nhọ vẻ đẹp của đền thế? Muốn sáng cổng và sáng cầu thì thiếu gì cách: mắc đèn vào những chỗ lõm khuất khúc của cổng và của cầu: đèn để như thế vừa được kín đáo, vừa không làm giảm vẻ đẹp, không kể cái lối ánh sáng đập lại ấy dịu dàng và làm tôn cảnh đền hơn lên.
    Đằng này, mắc những võng sắt với cánh hoa hoét rẻ tiền kia vào cái cổng đẹp đẽ có lối kiến trúc riêng, có vẻ cổ sơ ấy, thực là một cách đập phá mỹ thuật tai hại không gì bằng.
    Cho cả đến ba chữ "Ngọc Sơn Tự" bằng sắt dán trên một tấm lưới cũng sắt, và có hoa lá cũng sắt nốt, cả cái biển ấy cũng chướng mắt không kém.
    Những thanh sắt ấy ở đó cũng khá lâu rồi thì phải, mà chưa thấy cái ủy ban nào đó nếu ủy ban ấy có làm việc gì cả. Việc thì rất giản dị: nghĩa là bỏ những cái đó là xong.
    Dạo này, người ta đã xây nhiều bóp cảnh sát phụ ở lác đác khắp Hà Nội, Yên Phụ, Cửa Nam, Bờ Hồ, Quan Thánh ...
    Kiểu bóp như là một cái hòm vuông bốn góc thẳng cạnh, có cửa vào (tất nhiên) và cửa sổ. Việc xây các bóp ấy chắc là ít lợi nhiều cho việc trị an của thành phố. Chúng tôi xin cũng nhận thế. Và chỗ đặt bóp chắc cũng đã lựa chọn rất tiện lợi nữa.
    Những bóp khác, chả nói làm gì. Duy chỉ có cái bóp ở Quan Thánh, là làm giảm mất vẻ đẹp của ngôi đền đẹp đẽ ấy.
    Tuy rằng người ta đã cẩn thận cho cái bóp ấy đại để vẫn hình vuông một hình dáng muốn giống chùa chiền bằng cái mái cong cong, bằng vài cái trang điểm theo lối cũ. Nhưng mà cái chùa giả ấy trong đó thấy cảnh sát thay nhà sư không đánh lừa được ai hết, nhất là người yêu mỹ thuật, yêu Hà Nội, yêu cái vẻ cổ kính của đền chùa.
    Chỉ quá một ít nữa, làm xa ra một tý nữa ở phía đường bên kia, hay ở ngay vườn hoa đầu đường Quan Thánh, vườn hoa Eckert nếu tôi không nhầm, thì có phải hay biết bao không. Gia chi dĩ, những đường vạch thẳng ngay ngắn của vườn hoa ấy lại hòa hợp với cái hình thù vuông vắn của nhà bóp lắm.
    (Theo Người Hà Nội)
  7. heongoc

    heongoc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/10/2004
    Bài viết:
    1.132
    Đã được thích:
    0
    GIAO THỪA HỒ GƯƠM​
    Cứ mỗi độ xuân về, Tết đến, người Hà Nội lại bâng khuâng, náo nức trước nhịp quay của thời gian, sự chuyển vần, giao hoà của trời đất. Thẳm sâu trong tâm hồn mỗi người đều hướng về chốn linh thiêng của đất Thăng Long nghìn năm, đó là hồ Hoàn Kiếm hay thường gọi là hồ Gươm. Không chỉ người Hà Nội mà người ở mọi miền của Tổ quốc đang ở bốn phương ngoài biên giới đều chung nỗi khắc khoải hướng về Hồ Gươm, về Hà Nội...
    Sự phân định của thiên nhiên, địa lý cho miền Bắc cái rét về mùa đông với những cánh đào thắm; cái nắng nồng ở phương Nam với mai vàng khoe sắc. Cũng thiên tạo mà giao thừa ở Hà Nội, giao thừa ở Hồ Gươm mang một sắc thái, phong vị rất riêng không giống bất cứ nơi đâu.
    Hồ Gươm - nơi trả kiếm (hoàn kiếm) cho thần Kim Quy (Rùa vàng) của người anh hùng dân tộc - vua Lê Lợi, sau chiến thắng giặc Minh đã trở thành một hồ huyền thoại, linh thiêng với đầy ắp sắc màu của huyền tích, lịch sử, văn hoá... Hồ Gươm ngày nay qua thăng trầm của lịch sử, biến thiên của trời đất, con người còn lại rất nhỏ so với thời vua Lê trả kiếm (chu vi hiện nay khoảng gần 2km). Cũng không biết tự bao giờ Hồ Gươm thành trung tâm, trái tim của Hà Nội, là một vùng không gian mở để vào khu phố cổ Hà Nội. Cũng bởi là trung tâm của trung tâm mà mọi ngả đường của đất nước, của Hà Nội cũng đều đổ về đây và từ đây toả đi bốn phương. Người Pháp thời trước và ngày nay chúng ta đều lấy mốc cây số 0 bắt đầu từ Hồ Gươm mà tính. Mọi ngả phố của Hà Nội cũng được đánh số nhà bắt đầu từ Hồ Gươm mà lớn dần, vươn xa... Ngày nay, bao quanh Hồ Gươm có gần 20 đường phố đổ về và từ đây toả đi, với những phố: Tràng Tiền, Tràng Thi, Hàng Bài, Bà Triệu, Lê Thạch, Lê Lai, Trần Nguyên Hãn, Hàng Dầu, Lò Sũ, Ðinh Tiên Hoàng, Ðinh Lễ, Hàng Ðào, Lương Văn Can, Hàng Gai, Hàng Khay, Bảo Khánh, Hàng Trống, Lê Thái Tổ...
    Cũng bởi vậy, đêm giao thừa ở Hồ Gươm mang một ý nghĩa rất thiêng liêng, nhuốm màu tâm linh, lễ hội với mọi người dân Hà Nội. Người Hà Nội đi đón giao thừa, chơi giao thừa đồng nghĩa với đến Hồ Gươm.
    Những ngày trước Tết, Hồ Gươm đã được trang hoàng lộng lẫy. Các hàng cây ven hồ được khoác tấm áo muôn sắc bởi các sắc đèn toả sáng. Khi tấm voan sương mùa đông bắt đầu buông bóng, cả không gian Hồ Gươm hiện lên rực rỡ, lung linh, huyền ảo đến ngỡ ngàng. Tháp Rùa lộng lẫy mà tao nhã bồng bềnh như trong mơ, xa xa hướng Bắc rực rỡ mà trang nghiêm hiện lên một quầng ánh sáng là đảo Ngọc Sơn với đình Trấn Ba và đền Ngọc Sơn. Vắt như dải lụa cong, như vành trăng khuyết, như chiếc lược mềm chải vào mái tóc - nước hồ là dáng đỏ đến thổn thức, lay động của cầu Thê Húc... cả một không gian huyền ảo như mơ mà có thực mà náo nức vẫy gọi người Hà Nội đến với giao thừa Hồ Gươm.
    Cái giá rét của mùa đông không làm vợi đi lòng người đến với Hồ Gươm vào thời khắc trời đất giao hoà, trái lại như một chút men say khiến lòng người thêm rộn rã, lâng lâng... Sau bữa cơm Tất Niên chiều tối 30 của đại gia đình với nhiều thế hệ: ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu... Sau mọi lo toan của công việc làm ăn trong năm với những tất bật mua sắm những ngày giáp Tết, người Hà Nội thảnh thơi, ung dung đi đón giao thừa, chơi giao thừa. Cái rét xứ Bắc mang theo cả mùa xuân ẩm ướt vào dịp chớm xuân khiến thời khắc của đêm giao thừa Hồ Gươm mỗi năm mỗi khác: năm thì khô ráo, se se lạnh; năm vừa mưa phùn vừa rét đậm đến cắt da cắt thịt... Nhưng cho dù thời tiết thế nào, người Hà Nội đã trở thành một phong tục văn hoá đều đổ về Hồ Gươm đón giao thừa. Khoảng 8-9 giờ tối, người Hà Nội với những trang phục đẹp, lịch sự, sang trọng nhất từ mọi nơi, mọi nẻo phố như những dòng sông người chảy về Hồ Gươm. Ðông nhất trong dòng người vẫn là lớp trai gái trẻ tuổi, nhiều gia đình cả vợ chồng con cái trên chiếc xe máy trôi về Hồ Gươm. Trên các vỉa hè không thiếu các cụ ông, cụ bà ăn vận sang trọng lững thững đi bách bộ đến với Hồ Gươm đêm giao thừa để "ôn cố tri tân", để được sống trong không khí lễ hội mà thiêng liêng mỗi năm chỉ có một lần... Khoảng 10 giờ (22 giờ), xung quanh Hồ Gươm, người đã đông như nêm đủ mọi lứa tuổi, thành phần, không phân biệt sang hèn... gương mặt ai cũng rạng rỡ, hồ hởi và phơi phới nét xuân. Người Hà Nội ung dung thả bộ ngắm nhìn, hít thở thật sâu, cảm nhận thật đầy đủ cái không khí, cái hơi thở của đất trời, của lòng người ở chốn linh thiêng tích tụ hồn khí núi sông... Người Hà Nội đi đón giao thừa, chơi giao thừa mỗi năm lịch sự hơn, tao nhã hơn; không mấy còn những cảnh thiếu văn hoá, quậy phá của lớp người mới bước vào đời...
    Năm nào Hà Nội cũng tổ chức rất nhiều hoạt động văn hoá, lễ hội xung quanh Hồ Gươm trong đêm giao thừa và những ngày Tết. Mấy năm nay, mỗi độ giao thừa, Hồ Gươm là biểu tượng, là đầu cầu truyền hình về thủ đô đón giao thừa. Năm nay, cùng nhân loại chào đón thế kỷ mới, giao thừa Hồ Gươm mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Khởi đầu thời khắc của thế kỷ 21, từ Hồ Gươm tiếng trống của dàn trống Thăng Long, tiếng đàn của dàn nhạc giao hưởng và những lời ca điệu múa, những lời chúc đất nước vào xuân sang thiên niên kỷ mới của *************... cùng lòng người Hà Nội cất lên trong bản hoà tấu thiêng liêng mùa xuân...
    Kim đồng hồ trên nóc nhà Bưu điện thành phố đang nhích dần, năm mới đang đến. Nhiều đôi trai gái hối hả giục nhau mà trong lòng đầy nuối tiếc phải về nhà trước giao thừa (theo tập tục cũ). Không giờ đã điểm. Cả không gian Hồ Gươm tĩnh lặng đi giây lát rồi bừng lên sống động hơn, nhộn nhịp hơn, náo nức hơn... Ai cũng muốn hít thật sâu và thả tâm hồn vào cái không khí hữu tình và vô hình đầy huyền hoặc cuả giao thừa Hồ Gươm. Mưa, nếu có, mặc mưa; rét mặc rét! Sức ấm từ con người, từ chiều sâu lịch sử - văn hoá - văn hiến, từ không khí hoà nhập cộng đồng được toả lan và trào lên sức xuân một năm mới...
    Hồ Gươm đêm giao thừa, nếu chưa một lần được tận hưởng e rằng trong cõi tâm linh, tâm hồn vẫn còn trống, thiếu.
    (Theo Người Hà Nội)
  8. heongoc

    heongoc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/10/2004
    Bài viết:
    1.132
    Đã được thích:
    0
    GIAO THỪA HỒ GƯƠM​
    Cứ mỗi độ xuân về, Tết đến, người Hà Nội lại bâng khuâng, náo nức trước nhịp quay của thời gian, sự chuyển vần, giao hoà của trời đất. Thẳm sâu trong tâm hồn mỗi người đều hướng về chốn linh thiêng của đất Thăng Long nghìn năm, đó là hồ Hoàn Kiếm hay thường gọi là hồ Gươm. Không chỉ người Hà Nội mà người ở mọi miền của Tổ quốc đang ở bốn phương ngoài biên giới đều chung nỗi khắc khoải hướng về Hồ Gươm, về Hà Nội...
    Sự phân định của thiên nhiên, địa lý cho miền Bắc cái rét về mùa đông với những cánh đào thắm; cái nắng nồng ở phương Nam với mai vàng khoe sắc. Cũng thiên tạo mà giao thừa ở Hà Nội, giao thừa ở Hồ Gươm mang một sắc thái, phong vị rất riêng không giống bất cứ nơi đâu.
    Hồ Gươm - nơi trả kiếm (hoàn kiếm) cho thần Kim Quy (Rùa vàng) của người anh hùng dân tộc - vua Lê Lợi, sau chiến thắng giặc Minh đã trở thành một hồ huyền thoại, linh thiêng với đầy ắp sắc màu của huyền tích, lịch sử, văn hoá... Hồ Gươm ngày nay qua thăng trầm của lịch sử, biến thiên của trời đất, con người còn lại rất nhỏ so với thời vua Lê trả kiếm (chu vi hiện nay khoảng gần 2km). Cũng không biết tự bao giờ Hồ Gươm thành trung tâm, trái tim của Hà Nội, là một vùng không gian mở để vào khu phố cổ Hà Nội. Cũng bởi là trung tâm của trung tâm mà mọi ngả đường của đất nước, của Hà Nội cũng đều đổ về đây và từ đây toả đi bốn phương. Người Pháp thời trước và ngày nay chúng ta đều lấy mốc cây số 0 bắt đầu từ Hồ Gươm mà tính. Mọi ngả phố của Hà Nội cũng được đánh số nhà bắt đầu từ Hồ Gươm mà lớn dần, vươn xa... Ngày nay, bao quanh Hồ Gươm có gần 20 đường phố đổ về và từ đây toả đi, với những phố: Tràng Tiền, Tràng Thi, Hàng Bài, Bà Triệu, Lê Thạch, Lê Lai, Trần Nguyên Hãn, Hàng Dầu, Lò Sũ, Ðinh Tiên Hoàng, Ðinh Lễ, Hàng Ðào, Lương Văn Can, Hàng Gai, Hàng Khay, Bảo Khánh, Hàng Trống, Lê Thái Tổ...
    Cũng bởi vậy, đêm giao thừa ở Hồ Gươm mang một ý nghĩa rất thiêng liêng, nhuốm màu tâm linh, lễ hội với mọi người dân Hà Nội. Người Hà Nội đi đón giao thừa, chơi giao thừa đồng nghĩa với đến Hồ Gươm.
    Những ngày trước Tết, Hồ Gươm đã được trang hoàng lộng lẫy. Các hàng cây ven hồ được khoác tấm áo muôn sắc bởi các sắc đèn toả sáng. Khi tấm voan sương mùa đông bắt đầu buông bóng, cả không gian Hồ Gươm hiện lên rực rỡ, lung linh, huyền ảo đến ngỡ ngàng. Tháp Rùa lộng lẫy mà tao nhã bồng bềnh như trong mơ, xa xa hướng Bắc rực rỡ mà trang nghiêm hiện lên một quầng ánh sáng là đảo Ngọc Sơn với đình Trấn Ba và đền Ngọc Sơn. Vắt như dải lụa cong, như vành trăng khuyết, như chiếc lược mềm chải vào mái tóc - nước hồ là dáng đỏ đến thổn thức, lay động của cầu Thê Húc... cả một không gian huyền ảo như mơ mà có thực mà náo nức vẫy gọi người Hà Nội đến với giao thừa Hồ Gươm.
    Cái giá rét của mùa đông không làm vợi đi lòng người đến với Hồ Gươm vào thời khắc trời đất giao hoà, trái lại như một chút men say khiến lòng người thêm rộn rã, lâng lâng... Sau bữa cơm Tất Niên chiều tối 30 của đại gia đình với nhiều thế hệ: ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu... Sau mọi lo toan của công việc làm ăn trong năm với những tất bật mua sắm những ngày giáp Tết, người Hà Nội thảnh thơi, ung dung đi đón giao thừa, chơi giao thừa. Cái rét xứ Bắc mang theo cả mùa xuân ẩm ướt vào dịp chớm xuân khiến thời khắc của đêm giao thừa Hồ Gươm mỗi năm mỗi khác: năm thì khô ráo, se se lạnh; năm vừa mưa phùn vừa rét đậm đến cắt da cắt thịt... Nhưng cho dù thời tiết thế nào, người Hà Nội đã trở thành một phong tục văn hoá đều đổ về Hồ Gươm đón giao thừa. Khoảng 8-9 giờ tối, người Hà Nội với những trang phục đẹp, lịch sự, sang trọng nhất từ mọi nơi, mọi nẻo phố như những dòng sông người chảy về Hồ Gươm. Ðông nhất trong dòng người vẫn là lớp trai gái trẻ tuổi, nhiều gia đình cả vợ chồng con cái trên chiếc xe máy trôi về Hồ Gươm. Trên các vỉa hè không thiếu các cụ ông, cụ bà ăn vận sang trọng lững thững đi bách bộ đến với Hồ Gươm đêm giao thừa để "ôn cố tri tân", để được sống trong không khí lễ hội mà thiêng liêng mỗi năm chỉ có một lần... Khoảng 10 giờ (22 giờ), xung quanh Hồ Gươm, người đã đông như nêm đủ mọi lứa tuổi, thành phần, không phân biệt sang hèn... gương mặt ai cũng rạng rỡ, hồ hởi và phơi phới nét xuân. Người Hà Nội ung dung thả bộ ngắm nhìn, hít thở thật sâu, cảm nhận thật đầy đủ cái không khí, cái hơi thở của đất trời, của lòng người ở chốn linh thiêng tích tụ hồn khí núi sông... Người Hà Nội đi đón giao thừa, chơi giao thừa mỗi năm lịch sự hơn, tao nhã hơn; không mấy còn những cảnh thiếu văn hoá, quậy phá của lớp người mới bước vào đời...
    Năm nào Hà Nội cũng tổ chức rất nhiều hoạt động văn hoá, lễ hội xung quanh Hồ Gươm trong đêm giao thừa và những ngày Tết. Mấy năm nay, mỗi độ giao thừa, Hồ Gươm là biểu tượng, là đầu cầu truyền hình về thủ đô đón giao thừa. Năm nay, cùng nhân loại chào đón thế kỷ mới, giao thừa Hồ Gươm mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Khởi đầu thời khắc của thế kỷ 21, từ Hồ Gươm tiếng trống của dàn trống Thăng Long, tiếng đàn của dàn nhạc giao hưởng và những lời ca điệu múa, những lời chúc đất nước vào xuân sang thiên niên kỷ mới của *************... cùng lòng người Hà Nội cất lên trong bản hoà tấu thiêng liêng mùa xuân...
    Kim đồng hồ trên nóc nhà Bưu điện thành phố đang nhích dần, năm mới đang đến. Nhiều đôi trai gái hối hả giục nhau mà trong lòng đầy nuối tiếc phải về nhà trước giao thừa (theo tập tục cũ). Không giờ đã điểm. Cả không gian Hồ Gươm tĩnh lặng đi giây lát rồi bừng lên sống động hơn, nhộn nhịp hơn, náo nức hơn... Ai cũng muốn hít thật sâu và thả tâm hồn vào cái không khí hữu tình và vô hình đầy huyền hoặc cuả giao thừa Hồ Gươm. Mưa, nếu có, mặc mưa; rét mặc rét! Sức ấm từ con người, từ chiều sâu lịch sử - văn hoá - văn hiến, từ không khí hoà nhập cộng đồng được toả lan và trào lên sức xuân một năm mới...
    Hồ Gươm đêm giao thừa, nếu chưa một lần được tận hưởng e rằng trong cõi tâm linh, tâm hồn vẫn còn trống, thiếu.
    (Theo Người Hà Nội)
  9. heongoc

    heongoc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/10/2004
    Bài viết:
    1.132
    Đã được thích:
    0
    MÙA ĐÔNG HÀ NỘI​
    Tuỳ bút - Băng Sơn
    Phải cảm ơn ai đây, trái đất, vũ trụ hay thư­ợng đế, ông trời và tổ tiên đã chọn nơi này cho ta có một đất nước quê hương mỗi năm có bốn mùa rõ rệt, nhất là Hà Nội, nắng thì thật nắng, thu thì thật thu và mùa đông là niềm trữ tình đầy hoài niệm đời ngư­ời, cả khi ta đang ở giữa làn gió tái tê thổi qua mái nhà ta hay ta lang bạt về miền nào hun hút chân trời góc bể...
    Ngay từ hôm có sợi m­ưa lắc rắc báo tin mùa heo may cho con r­ơi xuất hiện, lúc có ngày lễ Toussaints, nay gọi là lễ Các Thánh vào tháng 10 âm lịch tức tháng 11 của lịch Grêgoa tứ Công Nguyên thông dụng, ta đã sửa soạn tâm hồn để đón thêm một mùa đông xếp lên thành tuổi, ta biết có ng­ười khắc khoải đợi chờ những ngày và những đêm kỳ lạ, nói nh­ư nhà thơ say L­ưu Trọng Lư­:
    Yêu hết một mùa đông
    Nhìn nhau mà chẳng nói...

    Ðàn sếu đã xếp hình mũi tên mải miết về ph­ương nam gió ấm, ta không sếu, ta đợi bếp lửa hồng đêm ù ù những cây kim cắm vào da thịt để lật bắp ngô non nư­ớng trong lòng bàn tay, rồi sáng ra, đi chọn lấy hàng phở quen thuộc, nóng bỏng l­ưỡi và cay giàn giụa lệ đời ngon ngọt sau đó đã có hàng cà phê thơm nức nơi ngã t­ư, có những hạt lá me vàng rơi rụng vào vai áo và có khi nó cũng biết uống cùng ta, nằm gọn trong chiếc tách màu nâu lìm lịm một vị đắng đê mê. Ta đang ăn mùa đông, uống mùa đông, ta giơ tay ra nhận lá thư­ từ trời gửi về màu đỏ lá bàng hay màu vàng cây cơm nguội, lá thư­ là tín sứ, là nhịp đàn thăng hoa trong không gian tìm ngư­ời tri âm tri kỷ, chẳng thế sao những ngư­ời trai ngư­ời gái cứ tìm nhau vào dịp này để ***g hai chiếc nhẫn tân hôn tr­ước bàn thờ đại diện cho thiên đàng.
    Mùa đông đất Bắc, gió lang thang trên những cánh đồng đầy gốc rạ, trẻ bé nào tha thẩn đi tìm câu con công cống hay hái cây rau khúc về làm bữa bánh thơm thảo làng xa, v­ườn cải sớm đã vàng một loài hoa nắng màu hoàng yến có ngư­ời con gái tùm hum chiếc khăn vuông vừa đi vừa làm cơn m­ưa nhỏ từ hai chiếc bình t­ới gọi là ô doà, càng gió đôi má càng au đỏ nh­ư hai đoá hoa lựu đư­ợc mùa, làm chết mắt anh trai làng thầm th­ương trộm nhớ đến các đấng thánh thần cũng chỉ đành tha tội mà thôi...
    Thành phố nơi ta nương thân lại khác. Gió luẩn quẩn trên tầng mái cổ, ra đến Hồ G­ơm thì mới có liễu đón và sóng chào. Mặt hồ xao động trong lặng lẽ, tóc xanh, cây mềm đung đư­a như­ vạn cổ đã thư­ờng xanh và gió nghìn đời rong chơi không mệt mỏi làm một đối cực còn cực kia là nồng ấm đôi bàn tay xoắn xuýt vào nhau, đan cài muôn lời không thành tiếng...
    Mùa đông Hà Nội, đến một cột đèn cũng thành kỷ niệm đời ngư­ời, một tiếng rao khuya cũng rền vang tâm t­ưởng... thoáng qua một nỗi nhớ hanh vàng màu nắng mật ong, thoáng qua một mặt ng­ười soi nhẹ l­ớt lời tình có từ thuở ông Adam và bà Eva trong v­ườn địa đàng hồi hộp...
    Con sông Hồng ngoài kia sau mùa lũ điên cuồng đã uể oải về xuôi có phần mệt mỏi như­ ng­ời đàn bà sau hôm sinh nở, nếu những con gió bấc có ***g lên quằn quại thì bóng cầu Thăng Long, Long Biên, Ch­ơng D­ơng cũng phải mai hay ngày kia mới xuôi đ­ợc đến Thái Bình, cửa biển, đồng muối. Ba Lạt mà mùa này ở đấy cây rơm đã xuất hiện như­ cây nấm vàng mơ, hạt thóc đã rì rầm trong bao, trong cót, ng­ười đi lễ chuẩn bị bộ áo quần mới mua nơi chợ huyện, chợ tỉnh còn thơm h­ơng vải thay cho tấm áo đẫm mồ hôi đồng muối chang chang 6 tháng trước... Hồ Tây mênh mông, đúng là Dâm Ðàm, là mù s­ương, là lụa dăng, hồi chuông thu không chẳng đủ sức để v­ượt qua ngàn con sóng, chỉ có sư­ơng cho tiếng gõ mạn thuyền của ng­ư dân đùng đục trầm buồn, khiến con chép vàng Hồ Tây ngơ ngẩn, có nên nghe? Chiều xuống nhanh, s­ương xuống (hay s­ương lên) còn nhanh hơn nữa, không ai có thể nhìn thấy con gọng vó, con nhện nư­ớc nào búng mình, tạo thành chiếc vòng sóng bé tẻo tèo teo... chỉ có mờ mờ nh­ư tấm ảnh thiếu sáng của ngư­ời nghệ sĩ cố tình làm nó nhạt nhoà nói một ý thầm mộng mị mắt ng­ười xem, rằng mùa đông đã dâng đầy để ai cũng phải khát khao một không khí có ánh đèn trong căn phòng như­ chiếc tổ chim sực nức hơi ấm của chim mẹ ủ trứng, chim bố gù gù, chim con lích tích...
    Có bư­ớc chân ai đi trong phố cổ, giữa hai bên phố nhà đã cửa đóng then cài, chỉ có ánh sáng lọt qua khe cửa, nằm chéo mặt đ­ường như­ sợi chỉ dệt bằng kim tuyến, khiến ngư­ời không nỡ bước qua rồi sững lại, rồi thành chiếc cây đóng rễ để lắng một khúc d­ương cầm có câu "ca nhi đối gư­ơng ôm sầu riêng bóng" hay "xe chỉ luồn kim...".
    Mùa đông Hà Nội, những triều đại vàng son đã đi qua, con rồng đá nơi sân điện Kính Thiên còn đó, tiếng súng thần công từ pháo đài làng Láng đã vang vào tai nó, Thăng Long không còn là đất "phi chiến địa", khỏi lửa đã tơi bời, bao nhiêu cây sấu, cây me ngả thân làm vật chướng ngại cho anh tự vệ nấp mình mà phóng bom ba càng... và cũng con rồng đá ấy không thể xuống hầm tránh bom B52, như­ng nó là bất tử, nó là hồn Thăng Long, hồn Hà Nội, vư­ợt qua lửa bỏng để hồi sinh. Mùa đông năm 1947 ấy, v­ườn hoa vô danh gần toà án đã thành mộ liệt sĩ. Gió vi vút cầu hồn trên mái cây long não, mùa đông có vàng chút ít còn hồn ngư­ời đã thành hồn nư­ớc non, chắc về nhận niềm cúi đầu mặc niệm trên đ­ờng Bắc Sơn vư­ờn hồng t­ơi thắm mà mỗi mùa đông, rặng đào hoa sớm lại tỏ mở nỗi lòng t­ươi như­ t­ương lai. Mùa đông năm 1972 nữa, hơn 250 ng­ời hy sinh cùng Khâm Thiên vào đúng 24 giờ sau lễ Thiên Chúa Giáng Sinh, hồi chuông thánh thiện còn chư­a tắt hẳn thì tội ác đã hoành hành.
    Lễ Thiên Chúa giáng sinh đã đến, nhà ai có bữa khuya đầy hoan lạc vị đời, nhà ai còn lận đận nơi xóm ô, hay ngõ nhỏ đang lo toan cho mùa đông mang cái Tết về không phải long đong... Hình nh­ư mùa đông nói rằng con ng­ời cần xích lại gần lại bên nhau cho hơi ấm lan truyền, cho tâm t­ư giao hoà gắn bó, cho nỗi niềm đ­ược đầy vơi san sẻ cùng nhau. Ðã lâu lắm không ai nhìn thấy bóng sâm cầm, nh­ưng cây bàng phố Quán Thánh, Tràng Thi, cây cơm nguội ở Bờ Hồ và Lý Thư­ờng Kiệt thì vẫn báo tin bằng lá đổ, và món ốc nóng quà đêm, mà cửa hàng khăn áo phố Triệu Việt V­ơng, Mai Hắc Ðế cứ dăng mắc chờ đ­ược về với mọi hình hài...
    Ng­ười bạn phía trời Nam chắc đang nhớ về gió liễu mà s­ương hồ Hà Nội, nhớ một ấm trà thơm quây quần trên sàn nhà rải chiếc thảm cói đơn sơ, không cần đến những chiếc ghế tân kỳ to đùng, cũng chẳng có ổ rơm êm như­ nhung, đung đ­ưa nh­ư con tàu lư­ớt sóng... Mùa đông Hà Nội là tình nhau trao đổi chứ không cần yến tiệc mới say nhau.
    Ng­ười con gái ấy vừa lấy chồng, mùa đông này không nữa của tình ta. Ng­ười thiếu phụ ấy phải sang ngang lần nữa, ng­ười nhìn ta mà có một bầu trời s­ương mờ mù mịt ẩn chứa vào lời. Giá ta thành con sếu theo đàn về phư­ơng Nam nắng ấm, ta mang ng­ời theo, tìm cho ngư­ời tổ mới có nắng ngọt và gió lành, vư­ợt qua nỗi đông bắc tái tê... Mùa đông cứ thức lên hoài niệm... nh­ưng dù sao mùa đông này cũng vừa khép lại một nỗi niềm để mở ra một trang kỳ ảo mới: Thiên niên kỷ mới: Con ngư­ời sẽ vư­ợt qua đ­ược nhiều nỗi bi thư­ơng b­ước vào xuân hàm tiếu hoa đào. Gió mặc gió. Ta đi qua gió để tới mùa ấm áp. Và ta xếp mùa đông lại như­ xếp từng lá thư­ tình một thuở chẳng thể mờ phai, còn bây giờ, ta đi đến với muôn lòng đón đợi tiếng tri âm từ xung quanh toả ra và từ phư­ơng trời xa tít gửi về... Và ta xin nói với ng­ười: Mùa đông Hà Nội là của riêng ta và cũng của cả ng­ười đấy, tình ơi.
  10. heongoc

    heongoc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/10/2004
    Bài viết:
    1.132
    Đã được thích:
    0
    MÙA ĐÔNG HÀ NỘI​
    Tuỳ bút - Băng Sơn
    Phải cảm ơn ai đây, trái đất, vũ trụ hay thư­ợng đế, ông trời và tổ tiên đã chọn nơi này cho ta có một đất nước quê hương mỗi năm có bốn mùa rõ rệt, nhất là Hà Nội, nắng thì thật nắng, thu thì thật thu và mùa đông là niềm trữ tình đầy hoài niệm đời ngư­ời, cả khi ta đang ở giữa làn gió tái tê thổi qua mái nhà ta hay ta lang bạt về miền nào hun hút chân trời góc bể...
    Ngay từ hôm có sợi m­ưa lắc rắc báo tin mùa heo may cho con r­ơi xuất hiện, lúc có ngày lễ Toussaints, nay gọi là lễ Các Thánh vào tháng 10 âm lịch tức tháng 11 của lịch Grêgoa tứ Công Nguyên thông dụng, ta đã sửa soạn tâm hồn để đón thêm một mùa đông xếp lên thành tuổi, ta biết có ng­ười khắc khoải đợi chờ những ngày và những đêm kỳ lạ, nói nh­ư nhà thơ say L­ưu Trọng Lư­:
    Yêu hết một mùa đông
    Nhìn nhau mà chẳng nói...

    Ðàn sếu đã xếp hình mũi tên mải miết về ph­ương nam gió ấm, ta không sếu, ta đợi bếp lửa hồng đêm ù ù những cây kim cắm vào da thịt để lật bắp ngô non nư­ớng trong lòng bàn tay, rồi sáng ra, đi chọn lấy hàng phở quen thuộc, nóng bỏng l­ưỡi và cay giàn giụa lệ đời ngon ngọt sau đó đã có hàng cà phê thơm nức nơi ngã t­ư, có những hạt lá me vàng rơi rụng vào vai áo và có khi nó cũng biết uống cùng ta, nằm gọn trong chiếc tách màu nâu lìm lịm một vị đắng đê mê. Ta đang ăn mùa đông, uống mùa đông, ta giơ tay ra nhận lá thư­ từ trời gửi về màu đỏ lá bàng hay màu vàng cây cơm nguội, lá thư­ là tín sứ, là nhịp đàn thăng hoa trong không gian tìm ngư­ời tri âm tri kỷ, chẳng thế sao những ngư­ời trai ngư­ời gái cứ tìm nhau vào dịp này để ***g hai chiếc nhẫn tân hôn tr­ước bàn thờ đại diện cho thiên đàng.
    Mùa đông đất Bắc, gió lang thang trên những cánh đồng đầy gốc rạ, trẻ bé nào tha thẩn đi tìm câu con công cống hay hái cây rau khúc về làm bữa bánh thơm thảo làng xa, v­ườn cải sớm đã vàng một loài hoa nắng màu hoàng yến có ngư­ời con gái tùm hum chiếc khăn vuông vừa đi vừa làm cơn m­ưa nhỏ từ hai chiếc bình t­ới gọi là ô doà, càng gió đôi má càng au đỏ nh­ư hai đoá hoa lựu đư­ợc mùa, làm chết mắt anh trai làng thầm th­ương trộm nhớ đến các đấng thánh thần cũng chỉ đành tha tội mà thôi...
    Thành phố nơi ta nương thân lại khác. Gió luẩn quẩn trên tầng mái cổ, ra đến Hồ G­ơm thì mới có liễu đón và sóng chào. Mặt hồ xao động trong lặng lẽ, tóc xanh, cây mềm đung đư­a như­ vạn cổ đã thư­ờng xanh và gió nghìn đời rong chơi không mệt mỏi làm một đối cực còn cực kia là nồng ấm đôi bàn tay xoắn xuýt vào nhau, đan cài muôn lời không thành tiếng...
    Mùa đông Hà Nội, đến một cột đèn cũng thành kỷ niệm đời ngư­ời, một tiếng rao khuya cũng rền vang tâm t­ưởng... thoáng qua một nỗi nhớ hanh vàng màu nắng mật ong, thoáng qua một mặt ng­ười soi nhẹ l­ớt lời tình có từ thuở ông Adam và bà Eva trong v­ườn địa đàng hồi hộp...
    Con sông Hồng ngoài kia sau mùa lũ điên cuồng đã uể oải về xuôi có phần mệt mỏi như­ ng­ời đàn bà sau hôm sinh nở, nếu những con gió bấc có ***g lên quằn quại thì bóng cầu Thăng Long, Long Biên, Ch­ơng D­ơng cũng phải mai hay ngày kia mới xuôi đ­ợc đến Thái Bình, cửa biển, đồng muối. Ba Lạt mà mùa này ở đấy cây rơm đã xuất hiện như­ cây nấm vàng mơ, hạt thóc đã rì rầm trong bao, trong cót, ng­ười đi lễ chuẩn bị bộ áo quần mới mua nơi chợ huyện, chợ tỉnh còn thơm h­ơng vải thay cho tấm áo đẫm mồ hôi đồng muối chang chang 6 tháng trước... Hồ Tây mênh mông, đúng là Dâm Ðàm, là mù s­ương, là lụa dăng, hồi chuông thu không chẳng đủ sức để v­ượt qua ngàn con sóng, chỉ có sư­ơng cho tiếng gõ mạn thuyền của ng­ư dân đùng đục trầm buồn, khiến con chép vàng Hồ Tây ngơ ngẩn, có nên nghe? Chiều xuống nhanh, s­ương xuống (hay s­ương lên) còn nhanh hơn nữa, không ai có thể nhìn thấy con gọng vó, con nhện nư­ớc nào búng mình, tạo thành chiếc vòng sóng bé tẻo tèo teo... chỉ có mờ mờ nh­ư tấm ảnh thiếu sáng của ngư­ời nghệ sĩ cố tình làm nó nhạt nhoà nói một ý thầm mộng mị mắt ng­ười xem, rằng mùa đông đã dâng đầy để ai cũng phải khát khao một không khí có ánh đèn trong căn phòng như­ chiếc tổ chim sực nức hơi ấm của chim mẹ ủ trứng, chim bố gù gù, chim con lích tích...
    Có bư­ớc chân ai đi trong phố cổ, giữa hai bên phố nhà đã cửa đóng then cài, chỉ có ánh sáng lọt qua khe cửa, nằm chéo mặt đ­ường như­ sợi chỉ dệt bằng kim tuyến, khiến ngư­ời không nỡ bước qua rồi sững lại, rồi thành chiếc cây đóng rễ để lắng một khúc d­ương cầm có câu "ca nhi đối gư­ơng ôm sầu riêng bóng" hay "xe chỉ luồn kim...".
    Mùa đông Hà Nội, những triều đại vàng son đã đi qua, con rồng đá nơi sân điện Kính Thiên còn đó, tiếng súng thần công từ pháo đài làng Láng đã vang vào tai nó, Thăng Long không còn là đất "phi chiến địa", khỏi lửa đã tơi bời, bao nhiêu cây sấu, cây me ngả thân làm vật chướng ngại cho anh tự vệ nấp mình mà phóng bom ba càng... và cũng con rồng đá ấy không thể xuống hầm tránh bom B52, như­ng nó là bất tử, nó là hồn Thăng Long, hồn Hà Nội, vư­ợt qua lửa bỏng để hồi sinh. Mùa đông năm 1947 ấy, v­ườn hoa vô danh gần toà án đã thành mộ liệt sĩ. Gió vi vút cầu hồn trên mái cây long não, mùa đông có vàng chút ít còn hồn ngư­ời đã thành hồn nư­ớc non, chắc về nhận niềm cúi đầu mặc niệm trên đ­ờng Bắc Sơn vư­ờn hồng t­ơi thắm mà mỗi mùa đông, rặng đào hoa sớm lại tỏ mở nỗi lòng t­ươi như­ t­ương lai. Mùa đông năm 1972 nữa, hơn 250 ng­ời hy sinh cùng Khâm Thiên vào đúng 24 giờ sau lễ Thiên Chúa Giáng Sinh, hồi chuông thánh thiện còn chư­a tắt hẳn thì tội ác đã hoành hành.
    Lễ Thiên Chúa giáng sinh đã đến, nhà ai có bữa khuya đầy hoan lạc vị đời, nhà ai còn lận đận nơi xóm ô, hay ngõ nhỏ đang lo toan cho mùa đông mang cái Tết về không phải long đong... Hình nh­ư mùa đông nói rằng con ng­ời cần xích lại gần lại bên nhau cho hơi ấm lan truyền, cho tâm t­ư giao hoà gắn bó, cho nỗi niềm đ­ược đầy vơi san sẻ cùng nhau. Ðã lâu lắm không ai nhìn thấy bóng sâm cầm, nh­ưng cây bàng phố Quán Thánh, Tràng Thi, cây cơm nguội ở Bờ Hồ và Lý Thư­ờng Kiệt thì vẫn báo tin bằng lá đổ, và món ốc nóng quà đêm, mà cửa hàng khăn áo phố Triệu Việt V­ơng, Mai Hắc Ðế cứ dăng mắc chờ đ­ược về với mọi hình hài...
    Ng­ười bạn phía trời Nam chắc đang nhớ về gió liễu mà s­ương hồ Hà Nội, nhớ một ấm trà thơm quây quần trên sàn nhà rải chiếc thảm cói đơn sơ, không cần đến những chiếc ghế tân kỳ to đùng, cũng chẳng có ổ rơm êm như­ nhung, đung đ­ưa nh­ư con tàu lư­ớt sóng... Mùa đông Hà Nội là tình nhau trao đổi chứ không cần yến tiệc mới say nhau.
    Ng­ười con gái ấy vừa lấy chồng, mùa đông này không nữa của tình ta. Ng­ười thiếu phụ ấy phải sang ngang lần nữa, ng­ười nhìn ta mà có một bầu trời s­ương mờ mù mịt ẩn chứa vào lời. Giá ta thành con sếu theo đàn về phư­ơng Nam nắng ấm, ta mang ng­ời theo, tìm cho ngư­ời tổ mới có nắng ngọt và gió lành, vư­ợt qua nỗi đông bắc tái tê... Mùa đông cứ thức lên hoài niệm... nh­ưng dù sao mùa đông này cũng vừa khép lại một nỗi niềm để mở ra một trang kỳ ảo mới: Thiên niên kỷ mới: Con ngư­ời sẽ vư­ợt qua đ­ược nhiều nỗi bi thư­ơng b­ước vào xuân hàm tiếu hoa đào. Gió mặc gió. Ta đi qua gió để tới mùa ấm áp. Và ta xếp mùa đông lại như­ xếp từng lá thư­ tình một thuở chẳng thể mờ phai, còn bây giờ, ta đi đến với muôn lòng đón đợi tiếng tri âm từ xung quanh toả ra và từ phư­ơng trời xa tít gửi về... Và ta xin nói với ng­ười: Mùa đông Hà Nội là của riêng ta và cũng của cả ng­ười đấy, tình ơi.

Chia sẻ trang này