1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cùng tìm hiểu về Hà Nội xưa và nay

Chủ đề trong 'Public Hà Nội' bởi GodFatherHN, 07/02/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. heongoc

    heongoc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/10/2004
    Bài viết:
    1.132
    Đã được thích:
    0
    Đảo Ngọc Sơn
    "Hồ Tả Vọng tên cũ gọi Hoàn Kiếm là một danh thắng đất Kinh kỳ xưa. Phía bắc mặt hồ, một gò đất nổi lên rộng khoảng ba bốn sào, tương truyền là chỗ đài câu cá thời cuối Lê. Trước đây, ông Tín Trai làng Nhị Khê nhân có đền Quan Đế tại đấy bèn mở rộng sửa sang thêm gọi là chùa Ngọc Sơn (?)" (Bài ký Đền Ngọc Sơn đế quân , soạn năm1843, Tuyển tập văn bia Hà Nội, quyển 2, Khoa Học Xã Hội,1978, tr. 68-69).
    "Phía đông thành Hà Nội, ở thôn Hà Thanh, huyện Thọ Xương có một cái hồ, gọi là hồ Hoàn Kiếm, trong hồ có một cái đảo, gọi là Ngọc Sơn, trong đảo Ngọc Sơn, có một đền thờ gọi là đền thờ Văn Xương. Tôi làm Án sát ở Hưng Yên, vừa đổi về, gặp ông Phương Đình dắt nhau qua chơi, ông nói với tôi rằng : hồ Hoàn Kiếm này đời xưa rất lớn, từ đời Lê trung hưng về sau chở đất về lấp làm đường xe chạy cho suốt đến Long Lâu ở Nhĩ Hà, nửa hồ bên hữu gọi là Hữu Vọng, nửa hồ bên tả gọi là Tả Vọng, núi trong Tả Vọng là đài câu cá. Đầu niên hiệu Gia Long, mới có miếu thờ Quan Võ đế (?).
    "Hiện nay đền thờ mới đã hoàn thành, phía trước kề bờ nước, làm đình Trấn Ba, ngụ ý là cột trụ đứng vững giữa làn sóng văn hóa. Bên tả, phía đông cầu Thê Húc, dựng Đài Nghiên. Lại về phía đông trên núi Độc Tôn, xây Tháp Bút, tượng trưng cho nền văn vật(?)"
    (Bài ký Sửa lại miếu Văn Xương, Tuyển tập văn bia Hà Nội, sđd, tr. 70-71).
    Bài kí thứ nhất được soạn năm 1843 nhân dịp sửa đền Quan đế thành chùa Ngọc Sơn. Ít năm sau lại đổi chùa Ngọc Sơn thành đền thờ Văn Xương. Bài kí thứ nhì làm nhân dịp sửa đền thờ Văn Xương. Hai bài văn của hai người khác nhau, viết cách nhau vài chục năm, đều nói trong hồ Hoàn Kiếm có một cái đảo Ngọc Sơn, lớn khoảng ba bốn sào, là đài câu cá thời cuối Lê.
    Điều này chứng tỏ gián tiếp rằng không phải Tang thương ngẫu lục (1802-1819) bỏ quên công trình xây cất trên đảo Rùa mà chỉ vì đến năm 1843 và mãi vài chục năm sau, hồ Hoàn Kiếm vẫn chưa có xây cất gì trên đảo Rùa. Hai bài kí không nói tới đảo Rùa có lẽ chỉ vì đảo nhỏ và không có gì đáng nói?
    Hoàng Đạo Thúy cho biết:
    Đền Ngọc Sơn "đời Lê là cung nghỉ mát Thuỵ Khánh của chúa Trịnh".
    "Đứng ở Trấn Ba đình, nhìn xa về hướng nam, trong một khung cảnh đẹp, nổi lên ngọn tháp trên đảo Rùa. Mùa đông, gặp trời nắng, những con rùa bằng cái nia lên tắm nắng trên đảo. Xưa kia trên đảo có đình Tả Vọng. Cái tháp này, một nhà giàu phố hàng Khay xây từ năm 1884"
    (Đi thăm đất nước, sđd, tr. 55).
    Chúng ta được biết thêm cung Thuỵ Khánh, nơi nghỉ mát của chúa Trịnh tại hồ Hoàn Kiếm.
    Bùi Thiết gọi cung này là cung Khánh Thuỵ do Trịnh Giang (1729-1740) sai xây trên đảo Ngọc Sơn. Cung Khánh Thuỵ bị Lê Chiêu Thống cho người đốt năm 1787 để trả thù các chúa Trịnh. Về sau người ta xây đền Ngọc Sơn tại nơi đây.
    Bên cạnh hồ Hoàn Kiếm, thuộc khu vực phố Bảo Khánh ngày nay, còn có cung điện Khánh Thuỵ do Trịnh Tùng (1570-1630) xây. Cung điện Khánh Thuỵ cũng bị Lê Chiêu Thống đốt phá trụi năm 1787 (Bùi Thiết, sđd, tr. 221).
    Bản đồ Phạm Đình Bách cũng có nói tới cung Khánh Thuỵ:
    Cung Khánh Thuỵ : Habitation des servantes du roi Lê Thái Tổ (emplacement de la rue Jules Ferry) (Cung Khánh Thuỵ: chỗ ở của các cung nữ của vua Lê Thái Tổ, nằm tại phố Hàng Trống ngày nay).
    Sách Hoàng Lê nhất thống chí (Văn Học, 1970, tr.191) kể chuyện vua Lê Chiêu Thống "ngầm sai người phóng hỏa đốt hết phủ chúa. Khi phủ cháy, khói lửa bốc lên ngút trời, hơn mười ngày chưa tắt.
    "Thế là hai trăm năm lâu đài cung khuyết huy hoàng bỗng chốc đã thành ra bãi đất cháy đen! Xa gần nghe thấy tin đó, ai cũng thương chúa và trách vua làm quá đáng. Hôm ấy nhằm ngày mồng 8 tháng chạp năm Bính Ngọ (1786)".

    Lâu đài cung khuyết trong phủ chúa đã có từ 200 năm trước năm 1786, nghĩa là được xây vào khoảng năm 1586 ( đời Trịnh Tùng).
    Bùi Thiết phân biệt cung Khánh Thuỵ trên đảo Ngọc Sơn và cung điện Khánh Thuỵ tại địa điểm phố Bảo Khánh ngày nay và cho rằng cả hai nơi đều bị đốt năm 1787. Phạm Đình Bách chỉ nói tới cung Khánh Thuỵ ở phố Hàng Trống (thẳng góc với phố Bảo Khánh), có từ đời Lê Thái Tổ. Hoàng Lê nhất thống chí cho biết Lê Chiêu Thống chỉ sai đốt cung điện trong phủ chúa năm 1786, nghĩa là cung điện Khánh Thuỵ thôi.
    Rất có thể cung Khánh Thuỵ được Hoàng Đạo Thuý và Bùi Thiết nói tới, và cho rằng nằm tại đảo Ngọc Sơn, là do nhầm lẫn từ cung điện Khánh Thuỵ trong phủ chúa Trịnh mà ra.
    Đối chiếu các văn bản thì thấy đời cuối Lê, địa điểm đền Ngọc Sơn còn là đài câu cá, chỗ hóng mát. Đình Tả Vọng cũng là chỗ hóng mát, duyệt quân thuỷ của chúa Trịnh. Cho rằng đình Tả Vọng (đình chúa Trịnh) nằm trên đảo Rùa là chuyện khó hiểu. Đảo Rùa thời chúa Trịnh rất nhỏ (sẽ nói thêm ở phần sau), những lúc tế lễ, duyệt quân thuỷ thì tổ chức ra sao, chỗ đâu để chứa được vài chục người? Mỗi lần hóng mát, chúa Trịnh phải đi thuyền ra giữa hồ? Nếu đình nằm tại đảo Ngọc Sơn rộng lớn hơn, có cầu nối với bờ , thì sẽ rất tiện cho việc câu cá, hóng mát, hoặc tổ chức tế lễ, duyệt quân thuỷ.
    Đình Tả Vọng hay đình chúa Trịnh nằm trên đảo Ngọc Sơn chăng?
    Rất có thể Phạm Đình Bách và Bùi Thiết đã nhầm lẫn, xê dịch chỗ hóng mát, câu cá, duyệt quân thuỷù của chúa Trịnh từ đảo Ngọc Sơn sang đảo Rùa.
  2. heongoc

    heongoc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/10/2004
    Bài viết:
    1.132
    Đã được thích:
    0
    Đảo Ngọc Sơn
    "Hồ Tả Vọng tên cũ gọi Hoàn Kiếm là một danh thắng đất Kinh kỳ xưa. Phía bắc mặt hồ, một gò đất nổi lên rộng khoảng ba bốn sào, tương truyền là chỗ đài câu cá thời cuối Lê. Trước đây, ông Tín Trai làng Nhị Khê nhân có đền Quan Đế tại đấy bèn mở rộng sửa sang thêm gọi là chùa Ngọc Sơn (?)" (Bài ký Đền Ngọc Sơn đế quân , soạn năm1843, Tuyển tập văn bia Hà Nội, quyển 2, Khoa Học Xã Hội,1978, tr. 68-69).
    "Phía đông thành Hà Nội, ở thôn Hà Thanh, huyện Thọ Xương có một cái hồ, gọi là hồ Hoàn Kiếm, trong hồ có một cái đảo, gọi là Ngọc Sơn, trong đảo Ngọc Sơn, có một đền thờ gọi là đền thờ Văn Xương. Tôi làm Án sát ở Hưng Yên, vừa đổi về, gặp ông Phương Đình dắt nhau qua chơi, ông nói với tôi rằng : hồ Hoàn Kiếm này đời xưa rất lớn, từ đời Lê trung hưng về sau chở đất về lấp làm đường xe chạy cho suốt đến Long Lâu ở Nhĩ Hà, nửa hồ bên hữu gọi là Hữu Vọng, nửa hồ bên tả gọi là Tả Vọng, núi trong Tả Vọng là đài câu cá. Đầu niên hiệu Gia Long, mới có miếu thờ Quan Võ đế (?).
    "Hiện nay đền thờ mới đã hoàn thành, phía trước kề bờ nước, làm đình Trấn Ba, ngụ ý là cột trụ đứng vững giữa làn sóng văn hóa. Bên tả, phía đông cầu Thê Húc, dựng Đài Nghiên. Lại về phía đông trên núi Độc Tôn, xây Tháp Bút, tượng trưng cho nền văn vật(?)"
    (Bài ký Sửa lại miếu Văn Xương, Tuyển tập văn bia Hà Nội, sđd, tr. 70-71).
    Bài kí thứ nhất được soạn năm 1843 nhân dịp sửa đền Quan đế thành chùa Ngọc Sơn. Ít năm sau lại đổi chùa Ngọc Sơn thành đền thờ Văn Xương. Bài kí thứ nhì làm nhân dịp sửa đền thờ Văn Xương. Hai bài văn của hai người khác nhau, viết cách nhau vài chục năm, đều nói trong hồ Hoàn Kiếm có một cái đảo Ngọc Sơn, lớn khoảng ba bốn sào, là đài câu cá thời cuối Lê.
    Điều này chứng tỏ gián tiếp rằng không phải Tang thương ngẫu lục (1802-1819) bỏ quên công trình xây cất trên đảo Rùa mà chỉ vì đến năm 1843 và mãi vài chục năm sau, hồ Hoàn Kiếm vẫn chưa có xây cất gì trên đảo Rùa. Hai bài kí không nói tới đảo Rùa có lẽ chỉ vì đảo nhỏ và không có gì đáng nói?
    Hoàng Đạo Thúy cho biết:
    Đền Ngọc Sơn "đời Lê là cung nghỉ mát Thuỵ Khánh của chúa Trịnh".
    "Đứng ở Trấn Ba đình, nhìn xa về hướng nam, trong một khung cảnh đẹp, nổi lên ngọn tháp trên đảo Rùa. Mùa đông, gặp trời nắng, những con rùa bằng cái nia lên tắm nắng trên đảo. Xưa kia trên đảo có đình Tả Vọng. Cái tháp này, một nhà giàu phố hàng Khay xây từ năm 1884"
    (Đi thăm đất nước, sđd, tr. 55).
    Chúng ta được biết thêm cung Thuỵ Khánh, nơi nghỉ mát của chúa Trịnh tại hồ Hoàn Kiếm.
    Bùi Thiết gọi cung này là cung Khánh Thuỵ do Trịnh Giang (1729-1740) sai xây trên đảo Ngọc Sơn. Cung Khánh Thuỵ bị Lê Chiêu Thống cho người đốt năm 1787 để trả thù các chúa Trịnh. Về sau người ta xây đền Ngọc Sơn tại nơi đây.
    Bên cạnh hồ Hoàn Kiếm, thuộc khu vực phố Bảo Khánh ngày nay, còn có cung điện Khánh Thuỵ do Trịnh Tùng (1570-1630) xây. Cung điện Khánh Thuỵ cũng bị Lê Chiêu Thống đốt phá trụi năm 1787 (Bùi Thiết, sđd, tr. 221).
    Bản đồ Phạm Đình Bách cũng có nói tới cung Khánh Thuỵ:
    Cung Khánh Thuỵ : Habitation des servantes du roi Lê Thái Tổ (emplacement de la rue Jules Ferry) (Cung Khánh Thuỵ: chỗ ở của các cung nữ của vua Lê Thái Tổ, nằm tại phố Hàng Trống ngày nay).
    Sách Hoàng Lê nhất thống chí (Văn Học, 1970, tr.191) kể chuyện vua Lê Chiêu Thống "ngầm sai người phóng hỏa đốt hết phủ chúa. Khi phủ cháy, khói lửa bốc lên ngút trời, hơn mười ngày chưa tắt.
    "Thế là hai trăm năm lâu đài cung khuyết huy hoàng bỗng chốc đã thành ra bãi đất cháy đen! Xa gần nghe thấy tin đó, ai cũng thương chúa và trách vua làm quá đáng. Hôm ấy nhằm ngày mồng 8 tháng chạp năm Bính Ngọ (1786)".

    Lâu đài cung khuyết trong phủ chúa đã có từ 200 năm trước năm 1786, nghĩa là được xây vào khoảng năm 1586 ( đời Trịnh Tùng).
    Bùi Thiết phân biệt cung Khánh Thuỵ trên đảo Ngọc Sơn và cung điện Khánh Thuỵ tại địa điểm phố Bảo Khánh ngày nay và cho rằng cả hai nơi đều bị đốt năm 1787. Phạm Đình Bách chỉ nói tới cung Khánh Thuỵ ở phố Hàng Trống (thẳng góc với phố Bảo Khánh), có từ đời Lê Thái Tổ. Hoàng Lê nhất thống chí cho biết Lê Chiêu Thống chỉ sai đốt cung điện trong phủ chúa năm 1786, nghĩa là cung điện Khánh Thuỵ thôi.
    Rất có thể cung Khánh Thuỵ được Hoàng Đạo Thuý và Bùi Thiết nói tới, và cho rằng nằm tại đảo Ngọc Sơn, là do nhầm lẫn từ cung điện Khánh Thuỵ trong phủ chúa Trịnh mà ra.
    Đối chiếu các văn bản thì thấy đời cuối Lê, địa điểm đền Ngọc Sơn còn là đài câu cá, chỗ hóng mát. Đình Tả Vọng cũng là chỗ hóng mát, duyệt quân thuỷ của chúa Trịnh. Cho rằng đình Tả Vọng (đình chúa Trịnh) nằm trên đảo Rùa là chuyện khó hiểu. Đảo Rùa thời chúa Trịnh rất nhỏ (sẽ nói thêm ở phần sau), những lúc tế lễ, duyệt quân thuỷ thì tổ chức ra sao, chỗ đâu để chứa được vài chục người? Mỗi lần hóng mát, chúa Trịnh phải đi thuyền ra giữa hồ? Nếu đình nằm tại đảo Ngọc Sơn rộng lớn hơn, có cầu nối với bờ , thì sẽ rất tiện cho việc câu cá, hóng mát, hoặc tổ chức tế lễ, duyệt quân thuỷ.
    Đình Tả Vọng hay đình chúa Trịnh nằm trên đảo Ngọc Sơn chăng?
    Rất có thể Phạm Đình Bách và Bùi Thiết đã nhầm lẫn, xê dịch chỗ hóng mát, câu cá, duyệt quân thuỷù của chúa Trịnh từ đảo Ngọc Sơn sang đảo Rùa.
  3. heongoc

    heongoc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/10/2004
    Bài viết:
    1.132
    Đã được thích:
    0
    Tháp Rùa ngày nay
    Bùi Thiết viết rằng Bá hộ Kim nhận sửa lại đình Tả Vọng vào cuối thế kỉ 18 và xây thêm một tầng vào cuối thế kỉ 19 thành tháp Rùa ngày nay. Khoảng thời gian giữa hai lần sửa và xây thêm dài quá, một người không thể làm được. Bùi Thiết viết nhầm mất một thế kỉ?
    Hoàng Đạo Thúy cũng nói đến tháp Rùa trong hoàn cảnh Hà Nội bị quân Pháp chiếm đóng kể từ năm1882.
    "Bang Kim biếu Tây cái tháp Rùa. Cái tháp này nhìn mãi cũng quen mắt, nhưng dưới thì cửa lối gô-tích, trên thì nóc vụn vặt, kiến trúc không ra lối gì". (Hoàng Đạo Thúy, Thăng Long, Đông Đô, Hà Nội, Hội Văn Nghệ Hà Nội,1971, tr. 75).
    Ở một chỗ khác, Hoàng Đạo Thúy viết rõ là một nhà giàu phố hàng Khay xây tháp Rùa từ năm 1884 (Đi thăm đất nước, sđd).
    Trong chuyến đi công tác tại Bắc kì và Trung kì (từ tháng 1 năm 1884 đến tháng 4 năm 1886), bác sĩ Hocquard có chụp ảnh tháp Rùa nhìn từ phía tháp Hòa Phong (xem trang bìa sách Histoire de Hanoi, hoặc bản khắc trong sách Une campagne au Tonkin, tr. 249).
    Tấm ảnh cho thấy tháp Rùa thời đó giống tháp Rùa ngày nay. Diện tích đảo Rùa năm 1884-1886 rất giới hạn, chỉ rộng hơn mặt bằng của tháp mỗi bề độ 2 mét.
    Một nhà báo Pháp đã tả Hồ Gươm năm 1898 như sau:
    "Tout vert, tout tranquille, d''un charme discret, avec, au milieu, dans une île infiniment petite, sa vieille pagode d''un style étrange, et les arbres qui mirent dans ses eaux dormantes leurs frêles tiges, voici le "Petit Lac" ou "Lac de la Grande Epée".
    (Hồ Gươm xanh tươi, trầm lặng và duyên dáng, có cái tháp cũ kĩ, kiến trúc lạ kì, xây trên một hòn đảo nhỏ xíu giữa hồ, có những cành cây lả lơi soi bóng nước). (Les grands dossiers de l''Illustration, Le livre de Paris, 1987, tr. 93)
    Chắc chắn là thời chúa Trịnh đảo Rùa cũng chỉ nhỏ xíu như vậy thôi.
    Kiến trúc của tháp Rùa khá lạ kì, đặc biệt. "Dưới thì cửa lối gô-tích, trên thì nóc vụn vặt, kiến trúc không ra lối gì " (Hoàng Đạo Thúy). Tầng dưới cùng và tầng thứ nhì cùng có cửa lối gô?"tích. Kiến trúc gô?"tích thì phải chờ tới sau này người Pháp mới đưa sang nước ta chứ thời Lê, thời Trịnh thì làm sao có được? Như vậy thì hai tầng dưới cùng của tháp Rùa không thể là của đình chúa Trịnh hay đình Tả Vọng như Bùi Thiết cho biết được.
    Kiến trúc của tháp Rùa chịu ảnh hưởng kiến trúc Pháp.
    Người Pháp chỉ bắt đầu xây cất, thiết kế lại thành phố Hà Nội sau khi Triều đình Huế kí hòa ước Patenôtre ngày 6 tháng 6 năm 1884, công nhận quyền bảo hộ của nước Pháp.
    Mấy cái cửa của tháp Rùa phải được ra đời sau hòa ước Patenôtre, nghĩa là tháp Rùa được xây trong khoảng từ giữa năm 1884 đến tháng 4 năm 1886 (lúc Hocquard về Pháp). Tháp được xây toàn bộ và cùng lúc chứ không phải được xây thêm tầng vào tháp Tả Vọng đã có từ trước. Tháp Rùa không phải là kiến trúc của đời Lê.
    Tấm ảnh còn cho thấy tầng dưới cùng của tháp Rùa có vẻ hơi cũ hơn các tầng trên. Nếu đúng như vậy thì tình cờ Hocquard đã chụp được lúc người ta vừa xây xong tháp Rùa, đang quét vôi. Các tầng trên đã được quét hai ba nước, tầng dưới đang chờ được quét thêm?
    Một kiến trúc nổi tiếng khác, có rất nhiều cửa lối gô?"tích, là nhà thờ lớn Hà Nội (cathédrale Saint Joseph) cũng được người Pháp xây vào những năm 1884-1888.

    Kết luận
    Căn cứ vào một số sách và bản đồ, của ta và của Pháp, thì có thể tạm kết luận rằng:
    - Thời chúa Trịnh trên đảo Rùa chưa có xây cất.
    - Đình Tả Vọng (hay đình chúa Trịnh) nằm trên đảo Ngọc Sơn chứ không phải trên đảo Rùa.
    - Cung Khánh Thụy nằm trong phủ chúa Trịnh chứ không phải tại đảo Ngọc Sơn.
    - Tháp Rùa được xây toàn bộ trong khoảng từ tháng 6 năm 1884 đến tháng 4 năm1886. Về sau, hoặc là đảo Rùa được đắp thêm đất, hoặc là nước hồ Hoàn Kiếm bị cạn dần, nhờ vậy đảo Rùa mới trở thành lớn rộng như ngày nay.

    Đã có nhiều học giả nói đến hồ Hoàn Kiếm, tháp Rùa. Mỗi người thêm bớt một hai chi tiết. Có nhiều điều hay nhưng thỉnh thoảng cũng có chỗ nhầm lẫn.

    Mấy ai còn nhớ bài Hồ Hoàn Kiếm của thời mới cắp sách đến trường ?
    "Trong thành phố Hà Nội có một cái hồ gọi là hồ Hoàn Kiếm. Tục truyền rằng một hôm vua Lê Thái Tổ ngự ra câu cá ở bờ hồ, chỗ gần sở Đốc lý bây giờ, bỗng có một con rùa thật lớn nổi lên trên mặt nước. Vua lấy thanh bảo kiếm ném con rùa, thì nó lặn xuống, rồi nó đem thanh kiếm lên trả vua. Bởi thế mới đặt tên là Hoàn Kiếm?".
    ( Trần Trọng Kim, Đặng Đình Phúc, Đỗ Thận, Quốc văn giáo khoa thư lớp sơ đẳng, 1948, tr. 94).
    Sử gia Trần Trọng Kim và đồng nghiệp đứng riêng một phe. Các ông cho rằng tên Hoàn Kiếm là do tích Rùa mang trả kiếm cho vua Lê Thái Tổ.
    Lê Lợi được trời cho thanh bảo kiếm để dẹp giặc. Dẹp xong giặc, lên làm vua, trời lại cho Lê Lợi giữ luôn thanh kiếm !
    Cách trình bày này làm mất hết ý nghĩa cao đẹp của truyền thuyết.

    Nguyễn Dư
    (Lyon, 8/2002)
  4. heongoc

    heongoc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/10/2004
    Bài viết:
    1.132
    Đã được thích:
    0
    Tháp Rùa ngày nay
    Bùi Thiết viết rằng Bá hộ Kim nhận sửa lại đình Tả Vọng vào cuối thế kỉ 18 và xây thêm một tầng vào cuối thế kỉ 19 thành tháp Rùa ngày nay. Khoảng thời gian giữa hai lần sửa và xây thêm dài quá, một người không thể làm được. Bùi Thiết viết nhầm mất một thế kỉ?
    Hoàng Đạo Thúy cũng nói đến tháp Rùa trong hoàn cảnh Hà Nội bị quân Pháp chiếm đóng kể từ năm1882.
    "Bang Kim biếu Tây cái tháp Rùa. Cái tháp này nhìn mãi cũng quen mắt, nhưng dưới thì cửa lối gô-tích, trên thì nóc vụn vặt, kiến trúc không ra lối gì". (Hoàng Đạo Thúy, Thăng Long, Đông Đô, Hà Nội, Hội Văn Nghệ Hà Nội,1971, tr. 75).
    Ở một chỗ khác, Hoàng Đạo Thúy viết rõ là một nhà giàu phố hàng Khay xây tháp Rùa từ năm 1884 (Đi thăm đất nước, sđd).
    Trong chuyến đi công tác tại Bắc kì và Trung kì (từ tháng 1 năm 1884 đến tháng 4 năm 1886), bác sĩ Hocquard có chụp ảnh tháp Rùa nhìn từ phía tháp Hòa Phong (xem trang bìa sách Histoire de Hanoi, hoặc bản khắc trong sách Une campagne au Tonkin, tr. 249).
    Tấm ảnh cho thấy tháp Rùa thời đó giống tháp Rùa ngày nay. Diện tích đảo Rùa năm 1884-1886 rất giới hạn, chỉ rộng hơn mặt bằng của tháp mỗi bề độ 2 mét.
    Một nhà báo Pháp đã tả Hồ Gươm năm 1898 như sau:
    "Tout vert, tout tranquille, d''un charme discret, avec, au milieu, dans une île infiniment petite, sa vieille pagode d''un style étrange, et les arbres qui mirent dans ses eaux dormantes leurs frêles tiges, voici le "Petit Lac" ou "Lac de la Grande Epée".
    (Hồ Gươm xanh tươi, trầm lặng và duyên dáng, có cái tháp cũ kĩ, kiến trúc lạ kì, xây trên một hòn đảo nhỏ xíu giữa hồ, có những cành cây lả lơi soi bóng nước). (Les grands dossiers de l''Illustration, Le livre de Paris, 1987, tr. 93)
    Chắc chắn là thời chúa Trịnh đảo Rùa cũng chỉ nhỏ xíu như vậy thôi.
    Kiến trúc của tháp Rùa khá lạ kì, đặc biệt. "Dưới thì cửa lối gô-tích, trên thì nóc vụn vặt, kiến trúc không ra lối gì " (Hoàng Đạo Thúy). Tầng dưới cùng và tầng thứ nhì cùng có cửa lối gô?"tích. Kiến trúc gô?"tích thì phải chờ tới sau này người Pháp mới đưa sang nước ta chứ thời Lê, thời Trịnh thì làm sao có được? Như vậy thì hai tầng dưới cùng của tháp Rùa không thể là của đình chúa Trịnh hay đình Tả Vọng như Bùi Thiết cho biết được.
    Kiến trúc của tháp Rùa chịu ảnh hưởng kiến trúc Pháp.
    Người Pháp chỉ bắt đầu xây cất, thiết kế lại thành phố Hà Nội sau khi Triều đình Huế kí hòa ước Patenôtre ngày 6 tháng 6 năm 1884, công nhận quyền bảo hộ của nước Pháp.
    Mấy cái cửa của tháp Rùa phải được ra đời sau hòa ước Patenôtre, nghĩa là tháp Rùa được xây trong khoảng từ giữa năm 1884 đến tháng 4 năm 1886 (lúc Hocquard về Pháp). Tháp được xây toàn bộ và cùng lúc chứ không phải được xây thêm tầng vào tháp Tả Vọng đã có từ trước. Tháp Rùa không phải là kiến trúc của đời Lê.
    Tấm ảnh còn cho thấy tầng dưới cùng của tháp Rùa có vẻ hơi cũ hơn các tầng trên. Nếu đúng như vậy thì tình cờ Hocquard đã chụp được lúc người ta vừa xây xong tháp Rùa, đang quét vôi. Các tầng trên đã được quét hai ba nước, tầng dưới đang chờ được quét thêm?
    Một kiến trúc nổi tiếng khác, có rất nhiều cửa lối gô?"tích, là nhà thờ lớn Hà Nội (cathédrale Saint Joseph) cũng được người Pháp xây vào những năm 1884-1888.

    Kết luận
    Căn cứ vào một số sách và bản đồ, của ta và của Pháp, thì có thể tạm kết luận rằng:
    - Thời chúa Trịnh trên đảo Rùa chưa có xây cất.
    - Đình Tả Vọng (hay đình chúa Trịnh) nằm trên đảo Ngọc Sơn chứ không phải trên đảo Rùa.
    - Cung Khánh Thụy nằm trong phủ chúa Trịnh chứ không phải tại đảo Ngọc Sơn.
    - Tháp Rùa được xây toàn bộ trong khoảng từ tháng 6 năm 1884 đến tháng 4 năm1886. Về sau, hoặc là đảo Rùa được đắp thêm đất, hoặc là nước hồ Hoàn Kiếm bị cạn dần, nhờ vậy đảo Rùa mới trở thành lớn rộng như ngày nay.

    Đã có nhiều học giả nói đến hồ Hoàn Kiếm, tháp Rùa. Mỗi người thêm bớt một hai chi tiết. Có nhiều điều hay nhưng thỉnh thoảng cũng có chỗ nhầm lẫn.

    Mấy ai còn nhớ bài Hồ Hoàn Kiếm của thời mới cắp sách đến trường ?
    "Trong thành phố Hà Nội có một cái hồ gọi là hồ Hoàn Kiếm. Tục truyền rằng một hôm vua Lê Thái Tổ ngự ra câu cá ở bờ hồ, chỗ gần sở Đốc lý bây giờ, bỗng có một con rùa thật lớn nổi lên trên mặt nước. Vua lấy thanh bảo kiếm ném con rùa, thì nó lặn xuống, rồi nó đem thanh kiếm lên trả vua. Bởi thế mới đặt tên là Hoàn Kiếm?".
    ( Trần Trọng Kim, Đặng Đình Phúc, Đỗ Thận, Quốc văn giáo khoa thư lớp sơ đẳng, 1948, tr. 94).
    Sử gia Trần Trọng Kim và đồng nghiệp đứng riêng một phe. Các ông cho rằng tên Hoàn Kiếm là do tích Rùa mang trả kiếm cho vua Lê Thái Tổ.
    Lê Lợi được trời cho thanh bảo kiếm để dẹp giặc. Dẹp xong giặc, lên làm vua, trời lại cho Lê Lợi giữ luôn thanh kiếm !
    Cách trình bày này làm mất hết ý nghĩa cao đẹp của truyền thuyết.

    Nguyễn Dư
    (Lyon, 8/2002)
  5. heongoc

    heongoc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/10/2004
    Bài viết:
    1.132
    Đã được thích:
    0
    Nói thêm về Hồ Hoàn Kiếm:
    Hồ Hoàn Kiếm ​

    Vị trí: Ở trung tâm thành phố
    Ðặc điểm: Hồ Hoàn Kiếm được coi là hòn ngọc của Thủ đô, hay như du khách nước ngoài gọi là "Lẵng hoa giữa lòng thành phố", nằm lọt giữa lòng Hà Nội. Bao quanh hồ là rất nhiều cây xanh, những loài cây từ khắp miền đất nước về đây góp mặt.
    Theo các nhà khoa học hồ là một đoạn sót lại của sông Hồng sau khi sông đã chuyển dòng như hiện nay. Sự việc sông nước biến thiên ấy diễn ra cách đây vài nghìn năm. Trước đây hồ có tên là Lục Thủy vì sắc nước bốn mùa xanh. Thế kỉ XV, hồ Lục Thủy đổi tên là hồ Hoàn Kiếm. Cái tên Hoàn Kiếm gắn liền với câu chuyện trả gươm cho rùa vàng của vua Lê Thái Tổ.
    Đảo Ngọc Sơn xa được gọi là Tượng Nhĩ (tai voi), Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long đặt tên là Ngọc Tượng, đến đời Trần đổi tên là Ngọc Sơn. Tại đây đã có một ngôi đền dựng lên để thờ những người anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong kháng chiến chống Mông Nguyên. Về sau lâu ngày đền ấy sụp đổ, đến thời Vĩnh Hựu nhà Lê (1735 - 1739), chúa Trịnh Giang đã dựng cung Thuỵ Khánh và đắp hai quả núi đất ở trên bờ phía Đông đối diện với Ngọc Sơn gọi là núi Đào Tai và Ngọc Bội. Cuối đời Lê, cung Thuỵ Khánh bị Lê Chiêu Thống phá huỷ. Một nhà từ thiện tên là Tín Trai, nhân nền cung cũ đã lập ra một ngôi chùa gọi là chùa Ngọc Sơn. Năm Thiệu Trị thứ ba (1843), chùa lại nhường cho một hội từ thiện đổi làm đền thờ Tam Thánh. Hội này đã bỏ gác chuông, xây lại các gian điện chính, các dãy phòng hai bên, đưa tượng Văn Xương đế quân vào thờ và đổi tên là đền Ngọc Sơn (Văn Xương là nhân vật đời Kiến Vũ, 25 - 55 sau công nguyên bên Trung Quốc, sau khi chết được phong là thần chủ về văn chương khoa cử)
    Theo sách "Hà Thành linh tích cổ lục" thì ngay từ đời Lê, trên đảo Ngọc đã có đền thờ Quan Công, người nổi tiếng trung nghĩa đời Tam Quốc (Trung Quốc). Khi vua Lê và chúa Trịnh dùng hồ là nơi duyệt thuỷ quân thì đền được coi như một võ miếu. Dân Hà thành đã đem tượng Đức thánh Trần thờ phối hưởng bên cạnh Quan Công. Nhưng "Khâm định Việt sử thông giám cương mục" lại cho đó là tượng Lê Lai, công thần khai quốc đời Lê đã xả thân cứu chúa.

    Năm Tự Đức thứ mười tám (1865), nhà nho Nguyễn Văn Siêu đứng ra tu sửa lại đền. Đền mới sửa đắp thêm đất và xây kè đá xung quanh, xây đình Trấn Ba, bắc một cầu từ bờ Đông đi vào gọi là cầu Thê Húc.
    Trên núi Ngọc Bội cũ, ông cho xây một tháp đá, đỉnh tháp hình ngọn bút lông, thân tháp có khắc ba chữ "Tả Thanh Thiên" (viết lên trời xanh), ngày nay thường gọi đó là Tháp Bút. Tiếp đến là một cửa cuốn gọi là Đài Nghiên, trên có đặt một cái nghiên mực bằng đá hình nửa quả đào bổ đôi theo chiều dọc, có hình ba con ếch đội. Trên nghiên có khắc một bài minh nói về công dụng của cái nghiên mực xét về phương diện triết học. Ngời đời sau ca ngợi là: Nhất đài Phương Đình bút. Từ cổng ngoài đi vào có hai bức tường hai bên, một bên là bảng rồng, một bên là bảng hổ, tượng trưng cho hai bảng cao quý nêu tên những người thi đỗ, khiến cho các sĩ tử đi qua càng gắng công học hành.
    Tên cầu Thê Húc nghĩa là giữ lại ánh sáng đẹp của mặt trời. Cầu Thê Húc dẫn đến cổng đền Ngọc Sơn, còn gọi là Đắc Nguyệt Lâu (lầu được trăng) dưới bóng cây đa cổ thụ, ở giữa một vùng cây cối um tùm, trông như từ dưới nước nhô lên. Đền chính gồm hai ngôi nối liền nhau, ngôi đền thứ nhất về phía Bắc thờ Trần Hưng Đạo và Văn Xương. Tượng đặt ở hậu cung trên bệ đá cao khoảng 1m, hai bên có hai cầu thang bằng đá. Tượng Văn Xương đứng, tay cầm bút. Phía Nam có đình Trấn Ba (đình chắn sóng- ngụ ý là cột trụ đứng vững giữa làn sóng không lành mạnh trong nền văn hoá đương thời). Đình hình vuông có tám mái, mái hai tầng có 8 cột chống đỡ, bốn cột ngoài bằng đá, bốn cột trong bằng gỗ.
    Các nhân vật được thờ trong đền ngoài Văn Xương Đế Quân, Lã Động Tân, Quan Vân Trường, Trần Hưng Đạo, còn thờ cả phật A Di Đà. Điều này thể hiện quan niệm Tam giáo đồng nguyên của người Việt.
    Tuy là một ngôi đền kiến trúc mới, song đền Ngọc Sơn là một điển hình về không gian và tạo tác kiến trúc. Sự kết hợp giữa đền và hồ đã tạo thành một tổng thể kiến trúc Thiên - Nhân hợp nhất, tạo vẻ đẹp cổ kính, hài hoà, đăng đối cho đền và hồ, gợi nên những cảm giác chan hoà giữa con ngời và thiên nhiên. Đền và hồ đã trở thành những chứng tích gợi lại những kỉ niệm xa về lịch sử dân tộc, thức tỉnh niềm tự hào, yêu nước chính đáng, cũng như tâm linh, ý thức mỗi ngời Việt Nam trước sự trường tồn của dân tộc.

    Đối với người Hà Nội, hồ Hoàn Kiếm không chỉ là một nơi hóng gió, một nơi dùng để chơi thuyền mà còn gắn liền với đời sống về nhiều phương diện: đêm giao thừa, người người nô nức du xuân quanh hồ, xuân về, hồ là nơi gặp gỡ của thiện nam tín nữ đi lễ các đền chùa lân cận, các đôi uyên ương trong ngày cưới tìm đến bên hồ Gươm chụp ảnh lưu niệm. Hè đến, những buổi chiều oi bức, hồ là địa điểm hóng mát lý tưởng. Ai đã từng một lần ngắm hồ từ trên cao vào đầu hạ sẽ không khỏi thảng thốt trước bức tranh đầy màu sắc và nên thơ của những cây bằng lăng tím rạng rỡ xen giữa những phượng cháy đỏ rực, cơm nguội chín vàng, những tàng cây ngả xuống vòng tay ôm lấy mặt nước hồ biếc xanh màu ngọc. Mùa thu, hồ Hoàn Kiếm không những chỉ là một thắng cảnh đẹp với những rặng liễu rủ bên bờ, nắng vàng lấp lánh giải trên mặt nước mà còn là nơi nhân dân Thủ đô lui tới để xem pháo hoa nhân những ngày hội lớn của dân tộc 19-8 và 2-9.
    Những di tích lịch sử độc đáo: Tháp Rùa, tượng vua Lê Thái Tổ, đền Ngọc Sơn, đài Nghiên, tháp Bút, Đền Bà Kiệu, chùa Bà Đá... và những công trình kiến trúc hiện đại, mới được xây dựng hoặc tu tạo nhưng luôn đảm bảo kết hợp hài hoà với cảnh quan vốn có quanh hồ.
    Hồ Gươm với đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc và Tháp Rùa lung linh bóng nước là hình ảnh của Thủ đô Hà Nội trong mỗi trái tim người Việt.


    VietNamTourism
  6. heongoc

    heongoc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/10/2004
    Bài viết:
    1.132
    Đã được thích:
    0
    Nói thêm về Hồ Hoàn Kiếm:
    Hồ Hoàn Kiếm ​

    Vị trí: Ở trung tâm thành phố
    Ðặc điểm: Hồ Hoàn Kiếm được coi là hòn ngọc của Thủ đô, hay như du khách nước ngoài gọi là "Lẵng hoa giữa lòng thành phố", nằm lọt giữa lòng Hà Nội. Bao quanh hồ là rất nhiều cây xanh, những loài cây từ khắp miền đất nước về đây góp mặt.
    Theo các nhà khoa học hồ là một đoạn sót lại của sông Hồng sau khi sông đã chuyển dòng như hiện nay. Sự việc sông nước biến thiên ấy diễn ra cách đây vài nghìn năm. Trước đây hồ có tên là Lục Thủy vì sắc nước bốn mùa xanh. Thế kỉ XV, hồ Lục Thủy đổi tên là hồ Hoàn Kiếm. Cái tên Hoàn Kiếm gắn liền với câu chuyện trả gươm cho rùa vàng của vua Lê Thái Tổ.
    Đảo Ngọc Sơn xa được gọi là Tượng Nhĩ (tai voi), Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long đặt tên là Ngọc Tượng, đến đời Trần đổi tên là Ngọc Sơn. Tại đây đã có một ngôi đền dựng lên để thờ những người anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong kháng chiến chống Mông Nguyên. Về sau lâu ngày đền ấy sụp đổ, đến thời Vĩnh Hựu nhà Lê (1735 - 1739), chúa Trịnh Giang đã dựng cung Thuỵ Khánh và đắp hai quả núi đất ở trên bờ phía Đông đối diện với Ngọc Sơn gọi là núi Đào Tai và Ngọc Bội. Cuối đời Lê, cung Thuỵ Khánh bị Lê Chiêu Thống phá huỷ. Một nhà từ thiện tên là Tín Trai, nhân nền cung cũ đã lập ra một ngôi chùa gọi là chùa Ngọc Sơn. Năm Thiệu Trị thứ ba (1843), chùa lại nhường cho một hội từ thiện đổi làm đền thờ Tam Thánh. Hội này đã bỏ gác chuông, xây lại các gian điện chính, các dãy phòng hai bên, đưa tượng Văn Xương đế quân vào thờ và đổi tên là đền Ngọc Sơn (Văn Xương là nhân vật đời Kiến Vũ, 25 - 55 sau công nguyên bên Trung Quốc, sau khi chết được phong là thần chủ về văn chương khoa cử)
    Theo sách "Hà Thành linh tích cổ lục" thì ngay từ đời Lê, trên đảo Ngọc đã có đền thờ Quan Công, người nổi tiếng trung nghĩa đời Tam Quốc (Trung Quốc). Khi vua Lê và chúa Trịnh dùng hồ là nơi duyệt thuỷ quân thì đền được coi như một võ miếu. Dân Hà thành đã đem tượng Đức thánh Trần thờ phối hưởng bên cạnh Quan Công. Nhưng "Khâm định Việt sử thông giám cương mục" lại cho đó là tượng Lê Lai, công thần khai quốc đời Lê đã xả thân cứu chúa.

    Năm Tự Đức thứ mười tám (1865), nhà nho Nguyễn Văn Siêu đứng ra tu sửa lại đền. Đền mới sửa đắp thêm đất và xây kè đá xung quanh, xây đình Trấn Ba, bắc một cầu từ bờ Đông đi vào gọi là cầu Thê Húc.
    Trên núi Ngọc Bội cũ, ông cho xây một tháp đá, đỉnh tháp hình ngọn bút lông, thân tháp có khắc ba chữ "Tả Thanh Thiên" (viết lên trời xanh), ngày nay thường gọi đó là Tháp Bút. Tiếp đến là một cửa cuốn gọi là Đài Nghiên, trên có đặt một cái nghiên mực bằng đá hình nửa quả đào bổ đôi theo chiều dọc, có hình ba con ếch đội. Trên nghiên có khắc một bài minh nói về công dụng của cái nghiên mực xét về phương diện triết học. Ngời đời sau ca ngợi là: Nhất đài Phương Đình bút. Từ cổng ngoài đi vào có hai bức tường hai bên, một bên là bảng rồng, một bên là bảng hổ, tượng trưng cho hai bảng cao quý nêu tên những người thi đỗ, khiến cho các sĩ tử đi qua càng gắng công học hành.
    Tên cầu Thê Húc nghĩa là giữ lại ánh sáng đẹp của mặt trời. Cầu Thê Húc dẫn đến cổng đền Ngọc Sơn, còn gọi là Đắc Nguyệt Lâu (lầu được trăng) dưới bóng cây đa cổ thụ, ở giữa một vùng cây cối um tùm, trông như từ dưới nước nhô lên. Đền chính gồm hai ngôi nối liền nhau, ngôi đền thứ nhất về phía Bắc thờ Trần Hưng Đạo và Văn Xương. Tượng đặt ở hậu cung trên bệ đá cao khoảng 1m, hai bên có hai cầu thang bằng đá. Tượng Văn Xương đứng, tay cầm bút. Phía Nam có đình Trấn Ba (đình chắn sóng- ngụ ý là cột trụ đứng vững giữa làn sóng không lành mạnh trong nền văn hoá đương thời). Đình hình vuông có tám mái, mái hai tầng có 8 cột chống đỡ, bốn cột ngoài bằng đá, bốn cột trong bằng gỗ.
    Các nhân vật được thờ trong đền ngoài Văn Xương Đế Quân, Lã Động Tân, Quan Vân Trường, Trần Hưng Đạo, còn thờ cả phật A Di Đà. Điều này thể hiện quan niệm Tam giáo đồng nguyên của người Việt.
    Tuy là một ngôi đền kiến trúc mới, song đền Ngọc Sơn là một điển hình về không gian và tạo tác kiến trúc. Sự kết hợp giữa đền và hồ đã tạo thành một tổng thể kiến trúc Thiên - Nhân hợp nhất, tạo vẻ đẹp cổ kính, hài hoà, đăng đối cho đền và hồ, gợi nên những cảm giác chan hoà giữa con ngời và thiên nhiên. Đền và hồ đã trở thành những chứng tích gợi lại những kỉ niệm xa về lịch sử dân tộc, thức tỉnh niềm tự hào, yêu nước chính đáng, cũng như tâm linh, ý thức mỗi ngời Việt Nam trước sự trường tồn của dân tộc.

    Đối với người Hà Nội, hồ Hoàn Kiếm không chỉ là một nơi hóng gió, một nơi dùng để chơi thuyền mà còn gắn liền với đời sống về nhiều phương diện: đêm giao thừa, người người nô nức du xuân quanh hồ, xuân về, hồ là nơi gặp gỡ của thiện nam tín nữ đi lễ các đền chùa lân cận, các đôi uyên ương trong ngày cưới tìm đến bên hồ Gươm chụp ảnh lưu niệm. Hè đến, những buổi chiều oi bức, hồ là địa điểm hóng mát lý tưởng. Ai đã từng một lần ngắm hồ từ trên cao vào đầu hạ sẽ không khỏi thảng thốt trước bức tranh đầy màu sắc và nên thơ của những cây bằng lăng tím rạng rỡ xen giữa những phượng cháy đỏ rực, cơm nguội chín vàng, những tàng cây ngả xuống vòng tay ôm lấy mặt nước hồ biếc xanh màu ngọc. Mùa thu, hồ Hoàn Kiếm không những chỉ là một thắng cảnh đẹp với những rặng liễu rủ bên bờ, nắng vàng lấp lánh giải trên mặt nước mà còn là nơi nhân dân Thủ đô lui tới để xem pháo hoa nhân những ngày hội lớn của dân tộc 19-8 và 2-9.
    Những di tích lịch sử độc đáo: Tháp Rùa, tượng vua Lê Thái Tổ, đền Ngọc Sơn, đài Nghiên, tháp Bút, Đền Bà Kiệu, chùa Bà Đá... và những công trình kiến trúc hiện đại, mới được xây dựng hoặc tu tạo nhưng luôn đảm bảo kết hợp hài hoà với cảnh quan vốn có quanh hồ.
    Hồ Gươm với đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc và Tháp Rùa lung linh bóng nước là hình ảnh của Thủ đô Hà Nội trong mỗi trái tim người Việt.


    VietNamTourism
  7. heongoc

    heongoc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/10/2004
    Bài viết:
    1.132
    Đã được thích:
    0
    Hồ Tây ​

    Vị trí: Phía Đông bắc thành phố
    Ðặc điểm: Hồ Tây, mặt gương của Hà Nội, lá phổi của chốn Long thành có diện tích rộng hơn 500 ha với một bề dày lịch sử mấy nghìn năm. Đường vòng quanh hồ dài tới 17km.
    Ngành địa lý lịch sử đã chứng minh rằng hồ Tây là một đoạn sông Hồng cũ còn rớt lại sau khi sông đã đổi dòng... Có thể do sông hồ biến đổi như vậy mà đã xuất hiện nhiều truyền thuyết về hồ và tên gọi của hồ. Ví như theo truyện "Hồ Tinh" thì có tên là hồ (hoặc đầm) Xác Cáo, vì truyện kể là có một con cáo chín đuôi ẩn nấp nơi đây làm hại dân. Long Quân mới dâng nước lên phá hang cáo, hang sập thành ra hồ.
    Theo truyện "Khổng lồ đúc chuông" thì hồ lại có tên là Trâu Vàng. Truyện kể rằng có ông khổng lồ có tài thu hết đồng đen của phương bắc đem đúc thành chuông. Khi thỉnh chuông, tiếng vang sang bên bắc. Vì đồng đen là mẹ vàng nên con trâu vàng phương Bắc nghe tiếng chuông liền vùng đi tìm mẹ. Tới đây nó quần mãi đất, khiến sụt thành hồ.
    Theo thư tịch thì thế kỷ XI, hồ này đi vào lịch sử với tên là Dâm Đàm (Đầm mù sương), tới thế kỷ XV thì đã gọi là Tây Hồ. Hồ còn có tên là Lãng Bạc, trùng với tên nơi diễn ra những trận đánh ác liệt giữa quân của Hai Bà Trưng và quân Hán ở vùng Tiên Sơn tỉnh Bắc Ninh
    Hồ Tây từ lâu lắm đã là thắng cảnh. Thời Lý - Trần, các vua chúa lập quanh hồ nhiều cung điện làm nơi nghỉ mát, giải trí, như cung Thúy Hoa thời Lý, điện Hàm Nguyên thời Trần nay là khu chùa Trấn Quốc, cung Từ Hoa thời Lý nay là khu chùa Kim Liên, điện Thuỵ Chương thời Lê nay là khu trường Chu Văn An...
    Những ngày sóng yên gió lặng, chơi thuyền Hồ Tây là một thú tao nhã. Lướt trên sóng hồ nhiều thi sĩ đã có những vần thơ tuyệt tác như Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến...
    Nếu làm một cuộc đi dạo quanh hồ thì đồng thời cũng được thăm khá nhiều di tích và thắng cảnh. Làng Nghi Tàm, quê hương nhà thơ "Bà huyện Thanh Quan" với chùa Kim Liên có kiến trúc độc đáo; làng Nhật Tân nguồn hoa đào mỗi độ xuân về, tương truyền là nơi Lạc Thị đời Hồng Bàng sinh ra một bọc trứng nở thành bảy con rồng. Rồi làng Xuân Tảo với đền Sóc thờ Thánh Gióng, làng Trích Sài có chùa Thiên Niên thờ bà tổ nghề dệt lĩnh, sang làng Kẻ Bưởi có nghề làm giấy cổ truyền và đền Đồng Cổ nơi bách quan hội thề thời Lý, làng Thụy Khuê có chùa Bà Đanh nổi tiếng một thời... Và đặc sắc nhất là đền Quán Thánh. Lại còn cả một số công trình nhà ở mới xây dựng bên hồ làm quang cảnh thêm đa dạng.
    Cùng với hồ Trúc Bạch, Hồ Tây làm giàu thêm chất thơ ở nội thành Hà Nội đồng thời cũng làm giàu cho Hà Nội về kinh tế, vì đó là những vựa cá đem lại nguồn thu lớn.

    VietNamTourism
  8. heongoc

    heongoc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/10/2004
    Bài viết:
    1.132
    Đã được thích:
    0
    Hồ Tây ​

    Vị trí: Phía Đông bắc thành phố
    Ðặc điểm: Hồ Tây, mặt gương của Hà Nội, lá phổi của chốn Long thành có diện tích rộng hơn 500 ha với một bề dày lịch sử mấy nghìn năm. Đường vòng quanh hồ dài tới 17km.
    Ngành địa lý lịch sử đã chứng minh rằng hồ Tây là một đoạn sông Hồng cũ còn rớt lại sau khi sông đã đổi dòng... Có thể do sông hồ biến đổi như vậy mà đã xuất hiện nhiều truyền thuyết về hồ và tên gọi của hồ. Ví như theo truyện "Hồ Tinh" thì có tên là hồ (hoặc đầm) Xác Cáo, vì truyện kể là có một con cáo chín đuôi ẩn nấp nơi đây làm hại dân. Long Quân mới dâng nước lên phá hang cáo, hang sập thành ra hồ.
    Theo truyện "Khổng lồ đúc chuông" thì hồ lại có tên là Trâu Vàng. Truyện kể rằng có ông khổng lồ có tài thu hết đồng đen của phương bắc đem đúc thành chuông. Khi thỉnh chuông, tiếng vang sang bên bắc. Vì đồng đen là mẹ vàng nên con trâu vàng phương Bắc nghe tiếng chuông liền vùng đi tìm mẹ. Tới đây nó quần mãi đất, khiến sụt thành hồ.
    Theo thư tịch thì thế kỷ XI, hồ này đi vào lịch sử với tên là Dâm Đàm (Đầm mù sương), tới thế kỷ XV thì đã gọi là Tây Hồ. Hồ còn có tên là Lãng Bạc, trùng với tên nơi diễn ra những trận đánh ác liệt giữa quân của Hai Bà Trưng và quân Hán ở vùng Tiên Sơn tỉnh Bắc Ninh
    Hồ Tây từ lâu lắm đã là thắng cảnh. Thời Lý - Trần, các vua chúa lập quanh hồ nhiều cung điện làm nơi nghỉ mát, giải trí, như cung Thúy Hoa thời Lý, điện Hàm Nguyên thời Trần nay là khu chùa Trấn Quốc, cung Từ Hoa thời Lý nay là khu chùa Kim Liên, điện Thuỵ Chương thời Lê nay là khu trường Chu Văn An...
    Những ngày sóng yên gió lặng, chơi thuyền Hồ Tây là một thú tao nhã. Lướt trên sóng hồ nhiều thi sĩ đã có những vần thơ tuyệt tác như Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến...
    Nếu làm một cuộc đi dạo quanh hồ thì đồng thời cũng được thăm khá nhiều di tích và thắng cảnh. Làng Nghi Tàm, quê hương nhà thơ "Bà huyện Thanh Quan" với chùa Kim Liên có kiến trúc độc đáo; làng Nhật Tân nguồn hoa đào mỗi độ xuân về, tương truyền là nơi Lạc Thị đời Hồng Bàng sinh ra một bọc trứng nở thành bảy con rồng. Rồi làng Xuân Tảo với đền Sóc thờ Thánh Gióng, làng Trích Sài có chùa Thiên Niên thờ bà tổ nghề dệt lĩnh, sang làng Kẻ Bưởi có nghề làm giấy cổ truyền và đền Đồng Cổ nơi bách quan hội thề thời Lý, làng Thụy Khuê có chùa Bà Đanh nổi tiếng một thời... Và đặc sắc nhất là đền Quán Thánh. Lại còn cả một số công trình nhà ở mới xây dựng bên hồ làm quang cảnh thêm đa dạng.
    Cùng với hồ Trúc Bạch, Hồ Tây làm giàu thêm chất thơ ở nội thành Hà Nội đồng thời cũng làm giàu cho Hà Nội về kinh tế, vì đó là những vựa cá đem lại nguồn thu lớn.

    VietNamTourism
  9. heongoc

    heongoc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/10/2004
    Bài viết:
    1.132
    Đã được thích:
    0
    Thành Cổ Loa và đền thờ An Dương Vương ​

    Vị trí: Thuộc huyện Đông Anh
    Ðặc điểm: Là một trong những thành cổ nhất Việt Nam

    Ðây là toà thành cổ vào bậc nhất Việt Nam được vua Thục An Dương Vương xây từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên để làm kinh đô nước Âu Lạc (tên nước Việt Nam thời đó). Nay thuộc huyện Ðông Anh, ngoại thành Hà Nội.
    Thành được xây dựng kiểu vòng ốc (nên gọi là Loa thành) tương truyền có tới 9 vòng, dưới thành ngoài là hào sâu ngập nước thuyền bè đi lại được. Ngày nay ở Cổ Loa còn lại 3 vòng thành đất: thành ngoài .Thành giữa và thành trong. Thân thành ngày nay còn có chiều cao trung bình từ 4-5m, có chỗ còn cao tới 12m, chân thành rộng tới 20-30m. Các cửa của 3 vòng thành cũng được bố trí rất khéo, không hề nằm cùng trên một trục thẳng mà lệch chéo đi rất nhiều. Do đó đường nối hai cửa thành ở cùng một hướng đều là một đường quanh co, lại có ụ phòng ngự ở hai bên nên gây rất nhiều trở ngại cho quân địch khi tiến đánh thành.
    Từ trung tâm thành phố, đi 18km đến xã Cổ Loa thuộc huyện Ðông Anh, bạn sẽ tìm thấy vết tích còn lại của ba vòng thành xưa bằng đất và nơi các nhà khảo cổ tìm được hàng vạn mũi tên đồng, lưỡi cày, rìu sắt, xương thú vật...

    Qua cổng làng, cũng là cổng thành trong là tới đình làng Cổ Loa. Theo truyền thuyết thì đó là nền cũ của điện ngự triều, nơi bá quan triều hội ngày xưa, nên trong đình còn tấm hoành phi "Ngự triều di quy".
    Cạnh đình là Am Bà Chúa tức là miếu thờ công chúa Mỵ Châu, nằm nép dưới gốc đa già cổ thụ. Miếu am bé bỏng như cuộc đời ngắn ngủi của nàng công chúa đáng thương "trái tim lầm chỗ để lên đầu". Trong am có một tảng đá hình người cụt đầu. Ai cũng bảo đó là tượng Mỵ Châu.
    Qua am Mỵ Châu tới đền Thượng, tức đền An Dương Vương, tương truyền là dựng trên nền nội cung ngày trước. Ðền này mới được làm lại hồi đầu thế kỷ 20, có đôi rồng đá ở bậc tam cấp cửa đền là di vật đời Trần hoặc Lê sơ. Trong đền có tượng An Dương Vương bằng đồng mới đúc cùng dịp làm lại đền. Trước đền là giếng Ngọc, tương truyền là nơi Trọng Thuỷ tự tử vì hối hận. Nước giếng này mà đem rửa ngọc trai thì ngọc sáng bội phần!

    VietNamTourism
  10. heongoc

    heongoc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/10/2004
    Bài viết:
    1.132
    Đã được thích:
    0
    Thành Cổ Loa và đền thờ An Dương Vương ​

    Vị trí: Thuộc huyện Đông Anh
    Ðặc điểm: Là một trong những thành cổ nhất Việt Nam

    Ðây là toà thành cổ vào bậc nhất Việt Nam được vua Thục An Dương Vương xây từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên để làm kinh đô nước Âu Lạc (tên nước Việt Nam thời đó). Nay thuộc huyện Ðông Anh, ngoại thành Hà Nội.
    Thành được xây dựng kiểu vòng ốc (nên gọi là Loa thành) tương truyền có tới 9 vòng, dưới thành ngoài là hào sâu ngập nước thuyền bè đi lại được. Ngày nay ở Cổ Loa còn lại 3 vòng thành đất: thành ngoài .Thành giữa và thành trong. Thân thành ngày nay còn có chiều cao trung bình từ 4-5m, có chỗ còn cao tới 12m, chân thành rộng tới 20-30m. Các cửa của 3 vòng thành cũng được bố trí rất khéo, không hề nằm cùng trên một trục thẳng mà lệch chéo đi rất nhiều. Do đó đường nối hai cửa thành ở cùng một hướng đều là một đường quanh co, lại có ụ phòng ngự ở hai bên nên gây rất nhiều trở ngại cho quân địch khi tiến đánh thành.
    Từ trung tâm thành phố, đi 18km đến xã Cổ Loa thuộc huyện Ðông Anh, bạn sẽ tìm thấy vết tích còn lại của ba vòng thành xưa bằng đất và nơi các nhà khảo cổ tìm được hàng vạn mũi tên đồng, lưỡi cày, rìu sắt, xương thú vật...

    Qua cổng làng, cũng là cổng thành trong là tới đình làng Cổ Loa. Theo truyền thuyết thì đó là nền cũ của điện ngự triều, nơi bá quan triều hội ngày xưa, nên trong đình còn tấm hoành phi "Ngự triều di quy".
    Cạnh đình là Am Bà Chúa tức là miếu thờ công chúa Mỵ Châu, nằm nép dưới gốc đa già cổ thụ. Miếu am bé bỏng như cuộc đời ngắn ngủi của nàng công chúa đáng thương "trái tim lầm chỗ để lên đầu". Trong am có một tảng đá hình người cụt đầu. Ai cũng bảo đó là tượng Mỵ Châu.
    Qua am Mỵ Châu tới đền Thượng, tức đền An Dương Vương, tương truyền là dựng trên nền nội cung ngày trước. Ðền này mới được làm lại hồi đầu thế kỷ 20, có đôi rồng đá ở bậc tam cấp cửa đền là di vật đời Trần hoặc Lê sơ. Trong đền có tượng An Dương Vương bằng đồng mới đúc cùng dịp làm lại đền. Trước đền là giếng Ngọc, tương truyền là nơi Trọng Thuỷ tự tử vì hối hận. Nước giếng này mà đem rửa ngọc trai thì ngọc sáng bội phần!

    VietNamTourism

Chia sẻ trang này