1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cùng tìm hiểu về Hà Nội xưa và nay

Chủ đề trong 'Public Hà Nội' bởi GodFatherHN, 07/02/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. heongoc

    heongoc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/10/2004
    Bài viết:
    1.132
    Đã được thích:
    0
    Làng gốm Bát Tràng ​

    Nằm bên bờ tả ngạn sông Hồng, cách trung tâm thủ đô Hà Nội hơn 10 km về phía Đông - Nam là làng gốm Bát Tràng, nay thuộc huyện Gia Lâm (ngoại thành Hà Nội). Theo tài liệu phân tích, Làng Bát Tràng đã tồn tại ở ven đô Thăng Long với tư cách một làng nghề khoảng hơn 500 năm nay.


    Gốm Bát Tràng từ xưa đến nay đã lưu hành trên khắp mọi miền đất nước, thậm chí ra cả nước ngoài. Từ những thế kỷ trước, đồ gốm Bát Tràng đã thuộc loại cao cấp, quý hiếm nhưng phần nhiều là đồ thờ: chân đèn, lư hương, bình hoa. Về sau, do thị hiếu phát triển, cộng với nhu cầu thị trường, gốm Bát Tràng đã có nhiều đồ gia dụng, phổ biến nhất là bát, đĩa, bình, lọ. Ngày nay, gốm Bát Tràng đã sản xuất khá nhiều mặt hàng phong phú về chủng loại và kiểu dáng, bao gồm cả những mặt hàng mỹ nghệ: Đĩa treo tường, lọ hoa, con giống, tượng phiên bản và phù điêu với kỹ thuật và công nghệ cao. Đứng trước những mặt hàng mỹ nghệ gốm Bát Tràng ngày nay cho ta cảm giác thán phục đến kinh ngạc bởi bàn tay tài hoa của các nghệ nhân làng gốm - những con người đã sai khiến được đất và lửa để tạo nên những men ngọc cho đời.
    Tên Bát Tràng được hình thành từ thời Lê, đó là sự hội nhập giữa 5 dòng họ gốm nổi tiếng của làng Bồ Bát xứ thanh với dòng họ Nguyễn ở đất Minh Tràng này.
    Sau đó 5 dòng họ lớn trong làng gốm Bát Bồ là các họ Trần, Vương, Nguyễn, Lê, Phạm đã nhóm họp và quyết định đưa một số nghệ nhân, thợ gốm và gia đình con cháu họ dời làng di cư về phía kinh thành Thăng Long tìm đất lập nghiệp. Họ dừng chân tại vùng 72 gò đất trắng làng Minh Tràng.
    Không chỉ viên gạch cổ, Bát Tràng còn là một làng nghề sản xuất gốm khá nổi tiếng từ bao đời nay. Sản phẩm gốm Bát Tràng như lọ độc bình, song bình, bát vẽ chuồn, bát vẽ các tích cổ...đã được các lái thương Bồ Ðào Nha, Nhật Bản, Hà Lan, Pháp... mua với số lượng lớn. Nhiều nghệ nhân Nhật Bản đã bắt chước phong cách tạo hình, nét vẽ phóng khoáng, màu men đa dạng, giản dị, mộc mạc mà sâu lắng của gốm Bát Tràng.


    Cái khéo cái tài của người làng gốm Bát Tràng được phát huy cao độ trong cơ chế thị trường: Hàng gốm mỹ thuật, gốm sứ công nghiệp, đồ giả cổ, gốm xây dựng cao cấp được dần thay thế cho đồ gia dụng như bát, chén, đĩa, gạch. Những mặt hàng truyền thống xưa chỉ được làm khi có khách đặt để trùng tu phục chế di tích cổ.
    Ðến Bát Tràng hôm nay, ít có ai ngờ có một thời nghề gốm sứ nơi đây đã có cơ mai một, cả làng chỉ còn vài lò gốm của HTX với sản phẩm đa dạng như bát, tích, chén, sành phẩm chất cấp thấp. Ðể có sức sống đầy xuân sắc hôm nay, người Bát Tràng ngoài cái tinh, cái nhạy còn tiềm ẩn một tình yêu da diết với nghề gốm cổ truyền. Bằng lòng yêu nghề và sự miệt mài lao động, tìm tòi sáng tạo, nghệ nhân Ðào Văn Can đã tìm ra bí quyết men mờ, rạn của gốm cổ Việt, các nghệ nhân Lê Văn Vấn, Lê Văn Cam, Nguyễn Văn Khiếu... mỗi người một tìm tòi, phát hiện để góp những kiến thức, kinh nghiệm để phục chế các nước men gốm sứ Bát Tràng xưa. Những thành quả lao động sáng tạo của lớp nghệ nhân già cùng sức trẻ của bát Tràng đã làm nên một thế giới đa dạng, sống động lấp lánh sắc màu từ nắm đất quê hương.

    VietNamTourism
  2. heongoc

    heongoc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/10/2004
    Bài viết:
    1.132
    Đã được thích:
    0
    Làng gốm Bát Tràng ​

    Nằm bên bờ tả ngạn sông Hồng, cách trung tâm thủ đô Hà Nội hơn 10 km về phía Đông - Nam là làng gốm Bát Tràng, nay thuộc huyện Gia Lâm (ngoại thành Hà Nội). Theo tài liệu phân tích, Làng Bát Tràng đã tồn tại ở ven đô Thăng Long với tư cách một làng nghề khoảng hơn 500 năm nay.


    Gốm Bát Tràng từ xưa đến nay đã lưu hành trên khắp mọi miền đất nước, thậm chí ra cả nước ngoài. Từ những thế kỷ trước, đồ gốm Bát Tràng đã thuộc loại cao cấp, quý hiếm nhưng phần nhiều là đồ thờ: chân đèn, lư hương, bình hoa. Về sau, do thị hiếu phát triển, cộng với nhu cầu thị trường, gốm Bát Tràng đã có nhiều đồ gia dụng, phổ biến nhất là bát, đĩa, bình, lọ. Ngày nay, gốm Bát Tràng đã sản xuất khá nhiều mặt hàng phong phú về chủng loại và kiểu dáng, bao gồm cả những mặt hàng mỹ nghệ: Đĩa treo tường, lọ hoa, con giống, tượng phiên bản và phù điêu với kỹ thuật và công nghệ cao. Đứng trước những mặt hàng mỹ nghệ gốm Bát Tràng ngày nay cho ta cảm giác thán phục đến kinh ngạc bởi bàn tay tài hoa của các nghệ nhân làng gốm - những con người đã sai khiến được đất và lửa để tạo nên những men ngọc cho đời.
    Tên Bát Tràng được hình thành từ thời Lê, đó là sự hội nhập giữa 5 dòng họ gốm nổi tiếng của làng Bồ Bát xứ thanh với dòng họ Nguyễn ở đất Minh Tràng này.
    Sau đó 5 dòng họ lớn trong làng gốm Bát Bồ là các họ Trần, Vương, Nguyễn, Lê, Phạm đã nhóm họp và quyết định đưa một số nghệ nhân, thợ gốm và gia đình con cháu họ dời làng di cư về phía kinh thành Thăng Long tìm đất lập nghiệp. Họ dừng chân tại vùng 72 gò đất trắng làng Minh Tràng.
    Không chỉ viên gạch cổ, Bát Tràng còn là một làng nghề sản xuất gốm khá nổi tiếng từ bao đời nay. Sản phẩm gốm Bát Tràng như lọ độc bình, song bình, bát vẽ chuồn, bát vẽ các tích cổ...đã được các lái thương Bồ Ðào Nha, Nhật Bản, Hà Lan, Pháp... mua với số lượng lớn. Nhiều nghệ nhân Nhật Bản đã bắt chước phong cách tạo hình, nét vẽ phóng khoáng, màu men đa dạng, giản dị, mộc mạc mà sâu lắng của gốm Bát Tràng.


    Cái khéo cái tài của người làng gốm Bát Tràng được phát huy cao độ trong cơ chế thị trường: Hàng gốm mỹ thuật, gốm sứ công nghiệp, đồ giả cổ, gốm xây dựng cao cấp được dần thay thế cho đồ gia dụng như bát, chén, đĩa, gạch. Những mặt hàng truyền thống xưa chỉ được làm khi có khách đặt để trùng tu phục chế di tích cổ.
    Ðến Bát Tràng hôm nay, ít có ai ngờ có một thời nghề gốm sứ nơi đây đã có cơ mai một, cả làng chỉ còn vài lò gốm của HTX với sản phẩm đa dạng như bát, tích, chén, sành phẩm chất cấp thấp. Ðể có sức sống đầy xuân sắc hôm nay, người Bát Tràng ngoài cái tinh, cái nhạy còn tiềm ẩn một tình yêu da diết với nghề gốm cổ truyền. Bằng lòng yêu nghề và sự miệt mài lao động, tìm tòi sáng tạo, nghệ nhân Ðào Văn Can đã tìm ra bí quyết men mờ, rạn của gốm cổ Việt, các nghệ nhân Lê Văn Vấn, Lê Văn Cam, Nguyễn Văn Khiếu... mỗi người một tìm tòi, phát hiện để góp những kiến thức, kinh nghiệm để phục chế các nước men gốm sứ Bát Tràng xưa. Những thành quả lao động sáng tạo của lớp nghệ nhân già cùng sức trẻ của bát Tràng đã làm nên một thế giới đa dạng, sống động lấp lánh sắc màu từ nắm đất quê hương.

    VietNamTourism
  3. brave_cloudy

    brave_cloudy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/06/2004
    Bài viết:
    1.476
    Đã được thích:
    0
    Vote cho bạn 5* vì tình yêu và sự kỳ công dành cho Hà Nội.
    Mong bạn tiếp tục phát huy.

  4. brave_cloudy

    brave_cloudy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/06/2004
    Bài viết:
    1.476
    Đã được thích:
    0
    Vote cho bạn 5* vì tình yêu và sự kỳ công dành cho Hà Nội.
    Mong bạn tiếp tục phát huy.

  5. empty1

    empty1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2004
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn heongoc đã trả lời, bạn nhiệt tình thật đấy. Mình cũng tặng bạn 5*
  6. empty1

    empty1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2004
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn heongoc đã trả lời, bạn nhiệt tình thật đấy. Mình cũng tặng bạn 5*
  7. heongoc

    heongoc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/10/2004
    Bài viết:
    1.132
    Đã được thích:
    0
    Truyền thuyết Hồ Tây​
    Ngày xưa, vào thời nhà Lý, thế kỷ thứ 13, ở thành Ðại La (Hà Nội) có một nhà sư pháp thuật cao cường, tên là Không Lộ. Tục truyền rằng nhà sư Không Lộ là một vị Thần của nhà trời giáng xuống nước Nam để cứu dân độ thệ
    Thuở bấy giờ, nước Việt đang thiếu thốn đồng và sắt. Bao nhiêu quý kim, vàng bạc, châu báu đã bị người Tầu vơ vét chở về phương Bắc trong những thế kỷ đô hộ nước Việt Nam. Một ngày kia, sư Không Lộ lên đường sang Trung Quốc, mang theo một cái túi nhỏ. Ngài định dùng phép thuật để lấy lại một ít của cải quý thuộc về dân tộc phương Nam bị người phương Bắc đánh cướp. Nhà sư xin yết kiến vua nhà Tống, nói rằng muốn quyên một ít kim khí, đựng trong một túi vải nhỏ để đem về đúc thành tượng Phật.
    Thấy cái túi vải bé nhỏ của nhà sư, vua Tống không ngần ngại sai người hãy đưa sư Không Lộ vào tận kho, chọn lựa tuỳ thích vàng hay đồng, miễn là chỉ đựng đầy túi thôi. Vừa bước vào cửa kho, sư Không Lộ trông thấy một con trâu to lớn, đúc toàn bằng vàng ròng. Trâu vàng lớn hơn cả con trâu thật ngoài đời. Trâu vàng đứng nghênh ngang, như muốn canh giữ kho vua. Ở gian chính giữa, có cất giữ một số kim khí hiếm quý hơn vàng, gọi là đồng đen.
    Sư Không Lộ bèn giở phép thuật thần thông, mở cái túi vải nhỏ ra, thâu tóm quá phân nữa số đồng đen trong kho vàng bạc cuả vua Tống. Viên quan giữ kho hốt hoảng trước hành vi thần bí kỳ lạ của nhà sư, bèn bắt nhà sư phải trả lại số đồng đen quý giá về chỗ cũ. Sư Không Lộ nhắc lại cho viên quan Tầu nhớ rằng chính nhà vua đã cho phép ngài được chọn lấy bất cứ thứ kim loại nào, miễn là không chứa đầy quá cái túi vải nhỏ bé của ngài.
    Viên quan Tầu này quýnh quáng, chẳng biết làm sao, bèn chạy đi báo tin cho Vua Tống hay biết tự sự. Vua Tống nổi giận, ra lệnh chém đầu nhà sư nước Nam nhỏ bé, dám xấc láo với thiên triều. Nhà sư Không Lộ có phép mầu, có thể nghe được tiếng nói từ xa, xuyên qua vách tường. Khi biết đựơc quyết định của Vua Tống, sư Không Lộ vội vàng thoát ra khỏi kho báu vật, nhanh nhẹn vượt qua hoàng thành.
    Số đồng đen mang theo quá nặng, nhà sư không thể đi mau. Ðược mấy dặm đường, đã nghe tiếng người ngựa đuổi theo. Sư bèn ra sức phi hành, được một quãng dài thì gặp một giòng sông rộng chắn ngang, không thấy bóng dáng thuyền bè. Sư Không Lộ bèn tháo chiếc nón tu, thả xuống nước, hoá phép thành ghe. Trong chớp mắt, sư đã mang được túi đồng đen vượt thẳng qua bờ sông bên kia. Ðám quân Tầu đuổi theo, nhìn thấy pháp thuật phi thường của nhà sư, trở về tâu vua. Vua đành chịu, không biết làm sao.
    Trở về nước, Sư Không Lộ tập hợp những tay thợ rèn trứ danh của Việt Nam, nhờ đúc một cái chuông bằng đồng đen lấy ở Tầu về. Sư muốn đúc chuông theo hình hoa sen hé nở, và tiếng chuông phải thanh, vang xa. Nhưng thời đó, đúc chuông khá khó, vì dụng cụ thô sơ. Sư bèn nghĩ ra cách nấu chảy đồng đen, đổ vào một cái khuôn hình chuông, bằng đất sét. Phương pháp đúc đồng mới này thành công.
    Vào ngày lễ khánh thành chuông đồng đen, sư Không Lộ cầm chày đánh lên tiếng chuông đầu tiên. Tiếng chuông vang xa, rung động đến ngàn vạn dặm. Con trâu vàng ở kho tàng vua Tống nghe tiếng chuông đồng, bỗng phóng chạy về phương Nam. Thấy con trâu vàng chạy đến, nhà sư ngừng đánh chuông, e rằng vàng bạc đất Trung Quốc sẽ theo nhau về Việt Nam, sẽ gây bất hoà trầm trọng giữa 2 nước, khiến Trung Quốc lại có cớ xâm lăng đánh chiếm phương Nam.
    Người Hà Nội
  8. heongoc

    heongoc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/10/2004
    Bài viết:
    1.132
    Đã được thích:
    0
    Truyền thuyết Hồ Tây​
    Ngày xưa, vào thời nhà Lý, thế kỷ thứ 13, ở thành Ðại La (Hà Nội) có một nhà sư pháp thuật cao cường, tên là Không Lộ. Tục truyền rằng nhà sư Không Lộ là một vị Thần của nhà trời giáng xuống nước Nam để cứu dân độ thệ
    Thuở bấy giờ, nước Việt đang thiếu thốn đồng và sắt. Bao nhiêu quý kim, vàng bạc, châu báu đã bị người Tầu vơ vét chở về phương Bắc trong những thế kỷ đô hộ nước Việt Nam. Một ngày kia, sư Không Lộ lên đường sang Trung Quốc, mang theo một cái túi nhỏ. Ngài định dùng phép thuật để lấy lại một ít của cải quý thuộc về dân tộc phương Nam bị người phương Bắc đánh cướp. Nhà sư xin yết kiến vua nhà Tống, nói rằng muốn quyên một ít kim khí, đựng trong một túi vải nhỏ để đem về đúc thành tượng Phật.
    Thấy cái túi vải bé nhỏ của nhà sư, vua Tống không ngần ngại sai người hãy đưa sư Không Lộ vào tận kho, chọn lựa tuỳ thích vàng hay đồng, miễn là chỉ đựng đầy túi thôi. Vừa bước vào cửa kho, sư Không Lộ trông thấy một con trâu to lớn, đúc toàn bằng vàng ròng. Trâu vàng lớn hơn cả con trâu thật ngoài đời. Trâu vàng đứng nghênh ngang, như muốn canh giữ kho vua. Ở gian chính giữa, có cất giữ một số kim khí hiếm quý hơn vàng, gọi là đồng đen.
    Sư Không Lộ bèn giở phép thuật thần thông, mở cái túi vải nhỏ ra, thâu tóm quá phân nữa số đồng đen trong kho vàng bạc cuả vua Tống. Viên quan giữ kho hốt hoảng trước hành vi thần bí kỳ lạ của nhà sư, bèn bắt nhà sư phải trả lại số đồng đen quý giá về chỗ cũ. Sư Không Lộ nhắc lại cho viên quan Tầu nhớ rằng chính nhà vua đã cho phép ngài được chọn lấy bất cứ thứ kim loại nào, miễn là không chứa đầy quá cái túi vải nhỏ bé của ngài.
    Viên quan Tầu này quýnh quáng, chẳng biết làm sao, bèn chạy đi báo tin cho Vua Tống hay biết tự sự. Vua Tống nổi giận, ra lệnh chém đầu nhà sư nước Nam nhỏ bé, dám xấc láo với thiên triều. Nhà sư Không Lộ có phép mầu, có thể nghe được tiếng nói từ xa, xuyên qua vách tường. Khi biết đựơc quyết định của Vua Tống, sư Không Lộ vội vàng thoát ra khỏi kho báu vật, nhanh nhẹn vượt qua hoàng thành.
    Số đồng đen mang theo quá nặng, nhà sư không thể đi mau. Ðược mấy dặm đường, đã nghe tiếng người ngựa đuổi theo. Sư bèn ra sức phi hành, được một quãng dài thì gặp một giòng sông rộng chắn ngang, không thấy bóng dáng thuyền bè. Sư Không Lộ bèn tháo chiếc nón tu, thả xuống nước, hoá phép thành ghe. Trong chớp mắt, sư đã mang được túi đồng đen vượt thẳng qua bờ sông bên kia. Ðám quân Tầu đuổi theo, nhìn thấy pháp thuật phi thường của nhà sư, trở về tâu vua. Vua đành chịu, không biết làm sao.
    Trở về nước, Sư Không Lộ tập hợp những tay thợ rèn trứ danh của Việt Nam, nhờ đúc một cái chuông bằng đồng đen lấy ở Tầu về. Sư muốn đúc chuông theo hình hoa sen hé nở, và tiếng chuông phải thanh, vang xa. Nhưng thời đó, đúc chuông khá khó, vì dụng cụ thô sơ. Sư bèn nghĩ ra cách nấu chảy đồng đen, đổ vào một cái khuôn hình chuông, bằng đất sét. Phương pháp đúc đồng mới này thành công.
    Vào ngày lễ khánh thành chuông đồng đen, sư Không Lộ cầm chày đánh lên tiếng chuông đầu tiên. Tiếng chuông vang xa, rung động đến ngàn vạn dặm. Con trâu vàng ở kho tàng vua Tống nghe tiếng chuông đồng, bỗng phóng chạy về phương Nam. Thấy con trâu vàng chạy đến, nhà sư ngừng đánh chuông, e rằng vàng bạc đất Trung Quốc sẽ theo nhau về Việt Nam, sẽ gây bất hoà trầm trọng giữa 2 nước, khiến Trung Quốc lại có cớ xâm lăng đánh chiếm phương Nam.
    Người Hà Nội
  9. heongoc

    heongoc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/10/2004
    Bài viết:
    1.132
    Đã được thích:
    0
    Phố cổ Hà Nội
    Nguyễn Văn Vĩnh ​
    Bài viết này được trích từ cuốn Lịch sử, sự thật và sử học (Tạp chí Xưa&Nay, Nhà xuất bản Trẻ, 12/1999) tập hợp một số bài viết trên tạp chí Xưa&Nay của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam. Bài viết nguyên bằng tiếng Pháp đăng trên tờ Annam Nouveau số 140 ngày 2/6/1932 của nhà báo-chủ bút Nguyễn Văn Vĩnh, đã được một bạn đọc dịch và gửi đến tòa soạn Xưa&Nay, góp phần giải thích về việc tìm hiểu khái niệm "Ba mươi sáu phố phường".
    ***
    Ủy ban của những người bạn của Hà Nội cổ của Hội Địa lý, tổ chức ở trong hội, với mục đích để tiến hành những nghiên cứu quá khứ của Thủ đô ở Bắc kỳ của chúng ta, chúng tôi mong muốn các bạn đọc tham gia đóng góp những trí nhớ của mình, của những người có tuổi đời trên năm mươi tuổi là chủ yếu, bởi vì những người trẻ như chúng ta không biết được là Hà Nội của chúng ta đã biến đổi, và trong đó có những khu phố cổ chỉ còn để lại rất ít dấu vết.
    Đúng là có một bài hát được bắt đầu như sau:
    "Hà Nội ba mươi sáu phố phường
    Hàng mứt, hàng đường, hàng muối trắng tinh
    Từ ngày ta phải lòng mình?"

    Chúng tôi không phục hồi lại được nguyên văn đầy đủ cả bài hát đó, đã được dịch ra chữ quốc ngữ và in trong một quyển sách nào đó, hình như quyển của Chéon hay của Dumoutier, nhưng chúng tôi không tìm lại được.
    Bài hát này theo chúng tôi không có tính chất diễn tả lại một cách đúng đắn. Ba mươi sáu được ghi ở đây, rất đơn giản chỉ để nói lên có rất nhiều phố và phường ở Hà Nội. Và bảng kê tên các phố phường chỉ để mua vui, vì trong thực tế có phố Hàng Đường, Hàng Muối, những phố này bây giờ cũng vẫn còn, nhưng chưa bao giờ có phố Hàng Mứt. Đây chỉ là một cách ghép cho vần điệu "trống quân", là những bài hát ngẫu hứng của những người hát chơi và hát chuyên nghiệp trong những ngày tháng tám. Vào ngày Tết trăng tròn, trăng rất sáng trong ngày Trung Thu ở Viễn Đông, người ta đánh lên trên một giây căng ở trên một tấm ván hoặc một thùng dầu hỏa lật ngược để dùng làm thùng tăng âm. Bài hát tất nhiên gồm có nhiều bài khác nhau vô tận, ngày nay không thể nào sưu tầm lại tất cả.
    Bài hát Trống quân được những người lính của Nguyễn Huệ sáng tạo ra để mua vui trong những lúc nhàn rỗi, cùng hát với những phụ nữ dễ tính, bao giờ cũng có cả một bầy ở chung quanh những trại lính.
    Trống quân có nghĩa là: Trống của quân đội, hay là của những người lính, do những người lính sáng tạo ra bằng một cái giây căng tạo ra âm thanh, căng lên trên một mặt trống rỗng dùng làm thùng tăng âm.
    Người đàn ông ứng khẩu một vài lời ve vãn, có nhiều hay ít vần rất phóng khoáng theo cách làm văn vần lục bát, câu thơ sáu tiếng rồi tám tiếng cứ xen kẽ nhau kéo dài vô tận, tiếng cuối cùng của câu tám tiếng phải vần với tiếng thứ sáu của câu sáu tiếng tiếp theo sau và cứ thế tiếp tục mãi đòi hỏi như vậy ba vần nối tiếp nhau, hết ba vần này lại tiếp ba vần khác. Lời văn rất nhẹ nhàng cho phép nhiều sáng tạo và kể chuyện dông dài, vừa tầm với những tâm hồn thô thiển, cũng vì vậy nó cho phép nâng cao lên tất cả các trình độ, kể cả tới văn truyện Kiều.
    Người hát thứ nhất thách thức một người khác vào cuộc đấu thơ và một cô gái trả lời anh, nhiều khi láy lại vần cuối cùng của anh, để làm vần cả câu thơ đầu tiên của mình, sáu tiếng. Mỗi một người đối đáp cố hát luyến kép dài một cách đặc biệt tiếng hát bắt đầu của câu thơ cuối cùng để tạo ra cho người hát tiếp theo có đủ thời gian để chuẩn bị câu trả lời.
    Nội dung là ái tình, nhưng ái tình ở nước ta, ngay cả trong tầng lớp thấp của xã hội, cũng là đi tìm kiếm những công lao trí thức, những người tình xông vào cuộc đấu, tự đặt ra cho nhau những câu hỏi, thật hóc búa làm cho những người tham dự hò reo phán khởi khi câu hỏi được giải đáp một cách xuất sắc.
    Tất cả những điều đó có mục đích để nói lên với các bạn là chúng ta chỉ có thể dùng những tài liệu lấy ra từ những nguồn này để làm tài liệu tham khảo có một giá trị tương đối.
    Một người hát có thể đặt ra cho cô bạn câu hỏi: Người tình ơi, cho tôi biết có bao nhiêu phố phường ở Hà Nội? Hãy kể ra những tên phố phường đó bằng những câu thơ hay? Và cô gái trả lời ngay không phải nghĩ ngợi gì cả, chỉ có ghép cho có vần:
    Có ba mươi sáu phố phường và là những?
    Những tên phố tên phường cứ thế nối tiếp nhau theo trật tự chỉ cốt để cho vần, được tìm ra trên đầu lưỡi.
    Theo ý kiến tôi có một cách khác để lập danh mục những phố phường ở Hà Nội, nó chắc chắn hơn là những chỉ dẫn của bài hát này và những bài hát tương tự nhất định còn có rất nhiều.
    Theo cách này trước tiên hãy thống kê những phố phường hiện nay vẫn còn tồn tại, cùng với các đình làng, những hội đồng kỳ mục, hoặc những người kế tục họ, vẫn còn tiếp tục giữ những tục lệ và lễ nghi ví dụ như: Đồng Xuân, Hà Khẩu, Phương Trung, Nghĩa Lập và v.v?
    Và xuống tận nơi hỏi han những tập thể Phường Xã không còn nữa do có sự biến động mở rộng thành phố, làm đường xá, đền bù đất đai, nên đã bỏ những tập quán cũ và v.v?chỉ có ở trong tay những kỷ niệm mập mờ, không còn cái gì khác nữa. Chúng tôi kêu gọi các bạn độc giả hãy đánh giá đúng mục đích rất đáng trân trọng của Hội Địa lý chủ trương và giúp đỡ Ủy ban những người bạn của Hà Nội cổ để cố gắng phục hồi lại thực trạng của Thủ đô cổ của chúng ta.
    Và dưới đây là bảng chỉ dẫn những tên phố phường mà chúng tôi đã sưu tầm được. Chúng tôi sẽ tiếp tục đăng tất cả những chi tiếp rất hay về từng phố từng phường cổ, những ngôi đình hãy còn lại, những chùa thờ Phật, những nhà cổ hoặc công trình công cộng, tổ chức chính quyền, ngày lễ hội và mốc giới hạn v.v?.
    Bảng thống kê sơ bộ chưa thật đầy đủ đã được trên 36 phố phường:
    Đồng Xuân, Yên Tĩnh, Yên Thành, Yên Phụ, Yên Ninh, Tiền Trung, Vinh Hạnh, Phương Trung, Vĩnh Trú, Hà Khẩu, Thanh Hà, Văn Lâm, Thanh Ngộ, Thanh Miếu, Thái Cam, Thụy Khê, Thịnh Yên, Thiền Chung, Hàm Long, Tiên Tích (đường cái quan), Khán Xuân (Bách thú), Phủ Từ (Hàng Cót), Vĩnh Thuận, Cầu Đông, Yên Thái, Bảo Thiên, Kim Ngư, Gia Ngư, Nam Ngư, Cự Phú, Hà Trung (Ngõ Trạm), Đông Thổ.
    Báo "L'' Annam Nouveau", số 140 ngày 2/6/1932
    Người Hà Nội
  10. heongoc

    heongoc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/10/2004
    Bài viết:
    1.132
    Đã được thích:
    0
    Phố cổ Hà Nội
    Nguyễn Văn Vĩnh ​
    Bài viết này được trích từ cuốn Lịch sử, sự thật và sử học (Tạp chí Xưa&Nay, Nhà xuất bản Trẻ, 12/1999) tập hợp một số bài viết trên tạp chí Xưa&Nay của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam. Bài viết nguyên bằng tiếng Pháp đăng trên tờ Annam Nouveau số 140 ngày 2/6/1932 của nhà báo-chủ bút Nguyễn Văn Vĩnh, đã được một bạn đọc dịch và gửi đến tòa soạn Xưa&Nay, góp phần giải thích về việc tìm hiểu khái niệm "Ba mươi sáu phố phường".
    ***
    Ủy ban của những người bạn của Hà Nội cổ của Hội Địa lý, tổ chức ở trong hội, với mục đích để tiến hành những nghiên cứu quá khứ của Thủ đô ở Bắc kỳ của chúng ta, chúng tôi mong muốn các bạn đọc tham gia đóng góp những trí nhớ của mình, của những người có tuổi đời trên năm mươi tuổi là chủ yếu, bởi vì những người trẻ như chúng ta không biết được là Hà Nội của chúng ta đã biến đổi, và trong đó có những khu phố cổ chỉ còn để lại rất ít dấu vết.
    Đúng là có một bài hát được bắt đầu như sau:
    "Hà Nội ba mươi sáu phố phường
    Hàng mứt, hàng đường, hàng muối trắng tinh
    Từ ngày ta phải lòng mình?"

    Chúng tôi không phục hồi lại được nguyên văn đầy đủ cả bài hát đó, đã được dịch ra chữ quốc ngữ và in trong một quyển sách nào đó, hình như quyển của Chéon hay của Dumoutier, nhưng chúng tôi không tìm lại được.
    Bài hát này theo chúng tôi không có tính chất diễn tả lại một cách đúng đắn. Ba mươi sáu được ghi ở đây, rất đơn giản chỉ để nói lên có rất nhiều phố và phường ở Hà Nội. Và bảng kê tên các phố phường chỉ để mua vui, vì trong thực tế có phố Hàng Đường, Hàng Muối, những phố này bây giờ cũng vẫn còn, nhưng chưa bao giờ có phố Hàng Mứt. Đây chỉ là một cách ghép cho vần điệu "trống quân", là những bài hát ngẫu hứng của những người hát chơi và hát chuyên nghiệp trong những ngày tháng tám. Vào ngày Tết trăng tròn, trăng rất sáng trong ngày Trung Thu ở Viễn Đông, người ta đánh lên trên một giây căng ở trên một tấm ván hoặc một thùng dầu hỏa lật ngược để dùng làm thùng tăng âm. Bài hát tất nhiên gồm có nhiều bài khác nhau vô tận, ngày nay không thể nào sưu tầm lại tất cả.
    Bài hát Trống quân được những người lính của Nguyễn Huệ sáng tạo ra để mua vui trong những lúc nhàn rỗi, cùng hát với những phụ nữ dễ tính, bao giờ cũng có cả một bầy ở chung quanh những trại lính.
    Trống quân có nghĩa là: Trống của quân đội, hay là của những người lính, do những người lính sáng tạo ra bằng một cái giây căng tạo ra âm thanh, căng lên trên một mặt trống rỗng dùng làm thùng tăng âm.
    Người đàn ông ứng khẩu một vài lời ve vãn, có nhiều hay ít vần rất phóng khoáng theo cách làm văn vần lục bát, câu thơ sáu tiếng rồi tám tiếng cứ xen kẽ nhau kéo dài vô tận, tiếng cuối cùng của câu tám tiếng phải vần với tiếng thứ sáu của câu sáu tiếng tiếp theo sau và cứ thế tiếp tục mãi đòi hỏi như vậy ba vần nối tiếp nhau, hết ba vần này lại tiếp ba vần khác. Lời văn rất nhẹ nhàng cho phép nhiều sáng tạo và kể chuyện dông dài, vừa tầm với những tâm hồn thô thiển, cũng vì vậy nó cho phép nâng cao lên tất cả các trình độ, kể cả tới văn truyện Kiều.
    Người hát thứ nhất thách thức một người khác vào cuộc đấu thơ và một cô gái trả lời anh, nhiều khi láy lại vần cuối cùng của anh, để làm vần cả câu thơ đầu tiên của mình, sáu tiếng. Mỗi một người đối đáp cố hát luyến kép dài một cách đặc biệt tiếng hát bắt đầu của câu thơ cuối cùng để tạo ra cho người hát tiếp theo có đủ thời gian để chuẩn bị câu trả lời.
    Nội dung là ái tình, nhưng ái tình ở nước ta, ngay cả trong tầng lớp thấp của xã hội, cũng là đi tìm kiếm những công lao trí thức, những người tình xông vào cuộc đấu, tự đặt ra cho nhau những câu hỏi, thật hóc búa làm cho những người tham dự hò reo phán khởi khi câu hỏi được giải đáp một cách xuất sắc.
    Tất cả những điều đó có mục đích để nói lên với các bạn là chúng ta chỉ có thể dùng những tài liệu lấy ra từ những nguồn này để làm tài liệu tham khảo có một giá trị tương đối.
    Một người hát có thể đặt ra cho cô bạn câu hỏi: Người tình ơi, cho tôi biết có bao nhiêu phố phường ở Hà Nội? Hãy kể ra những tên phố phường đó bằng những câu thơ hay? Và cô gái trả lời ngay không phải nghĩ ngợi gì cả, chỉ có ghép cho có vần:
    Có ba mươi sáu phố phường và là những?
    Những tên phố tên phường cứ thế nối tiếp nhau theo trật tự chỉ cốt để cho vần, được tìm ra trên đầu lưỡi.
    Theo ý kiến tôi có một cách khác để lập danh mục những phố phường ở Hà Nội, nó chắc chắn hơn là những chỉ dẫn của bài hát này và những bài hát tương tự nhất định còn có rất nhiều.
    Theo cách này trước tiên hãy thống kê những phố phường hiện nay vẫn còn tồn tại, cùng với các đình làng, những hội đồng kỳ mục, hoặc những người kế tục họ, vẫn còn tiếp tục giữ những tục lệ và lễ nghi ví dụ như: Đồng Xuân, Hà Khẩu, Phương Trung, Nghĩa Lập và v.v?
    Và xuống tận nơi hỏi han những tập thể Phường Xã không còn nữa do có sự biến động mở rộng thành phố, làm đường xá, đền bù đất đai, nên đã bỏ những tập quán cũ và v.v?chỉ có ở trong tay những kỷ niệm mập mờ, không còn cái gì khác nữa. Chúng tôi kêu gọi các bạn độc giả hãy đánh giá đúng mục đích rất đáng trân trọng của Hội Địa lý chủ trương và giúp đỡ Ủy ban những người bạn của Hà Nội cổ để cố gắng phục hồi lại thực trạng của Thủ đô cổ của chúng ta.
    Và dưới đây là bảng chỉ dẫn những tên phố phường mà chúng tôi đã sưu tầm được. Chúng tôi sẽ tiếp tục đăng tất cả những chi tiếp rất hay về từng phố từng phường cổ, những ngôi đình hãy còn lại, những chùa thờ Phật, những nhà cổ hoặc công trình công cộng, tổ chức chính quyền, ngày lễ hội và mốc giới hạn v.v?.
    Bảng thống kê sơ bộ chưa thật đầy đủ đã được trên 36 phố phường:
    Đồng Xuân, Yên Tĩnh, Yên Thành, Yên Phụ, Yên Ninh, Tiền Trung, Vinh Hạnh, Phương Trung, Vĩnh Trú, Hà Khẩu, Thanh Hà, Văn Lâm, Thanh Ngộ, Thanh Miếu, Thái Cam, Thụy Khê, Thịnh Yên, Thiền Chung, Hàm Long, Tiên Tích (đường cái quan), Khán Xuân (Bách thú), Phủ Từ (Hàng Cót), Vĩnh Thuận, Cầu Đông, Yên Thái, Bảo Thiên, Kim Ngư, Gia Ngư, Nam Ngư, Cự Phú, Hà Trung (Ngõ Trạm), Đông Thổ.
    Báo "L'' Annam Nouveau", số 140 ngày 2/6/1932
    Người Hà Nội

Chia sẻ trang này