1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cùng tìm hiểu về Hà Nội xưa và nay

Chủ đề trong 'Public Hà Nội' bởi GodFatherHN, 07/02/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. heongoc

    heongoc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/10/2004
    Bài viết:
    1.132
    Đã được thích:
    0
    NHỮNG CON SÔNG CHẢY QUA HÀ NỘI
    Nguyễn Vinh Phúc ​
    Sông Hồng, con sông chính gắn liền với Hà Nội, bắt đầu từ dãy Nguỵ Sơn ở độ cao 1.776m thuộc huyện Nhị Đô, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc); chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam vào Việt Nam từ Hà Khẩu (Lào Cai) và chảy ra vịnh Bắc bộ ở cửa Ba Lạt (Nam Định); có chiều dài khoảng 1.160km, phần chảy qua Việt Nam khoảng 556km.Sông Hồng vào Hà Nội từ xã Thượng Cát (huyện Từ Liêm) đến xã Vạn Phúc (huyện Thanh Trì) dài khoảng 36km. Lũ sông Hồng chủ yếu do lũ các phụ lưu chính là sông Đà và sông Lô gây nên. Mỗi năm mùa lũ kéo dài 5 tháng, từ tháng 6 đến tháng 10 dương lịch (trùng với mùa mưa).
    Đê sông Hồng được đắp từ năm 1108, đoạn từ Nghi Tàm đến Thanh Trì, gọi là đê Cơ Xá. Ngày nay sông Hồng ở Việt Nam có 1.267km đê ở cả hai bên tả, hữu ngạn. Độ cao mặt đê tại Hà Nội là 14m.
    Sông Đuống là phân lưu của sông Hồng, dài 65km, nối liền hai con sông lớn của miền Bắc là sông Hồng và sông Thái Bình. Sông Đuống tách sông Hồng ra ở xã Ngọc Thuỵ (Gia Lâm) chảy về phía đông rồi đông nam qua các huyện Thuận Thành, Gia Lương (Bắc Ninh) đổ vào sông Thái Bình ở Đại Than, gần Phả Lại. Đoạn chảy qua Hà Nội dài 17,5km. Còn có các tên cổ là sông Thiên Đức, sông Đông Ngàn, sông Bắc Giang. Đoạn gần Phả Lại gọi là sông Đại Than.
    Sông Tô Lịch là phân lưu của sông Hồng, tách từ phường Hà Khẩu chỗ "cửa cống thôn Hương Bài" tức nay là chỗ trường Trần Nhật Duật, theo hướng đông tây đến chợ Bưởi quay theo hướng bắc nam vòng vo tới xã Hà Liễu (Thường Tín - Hà Tây) thì nhập vào sông Nhuệ. Năm 1889, thực dân Pháp đã lấp nhánh sông Tô từ cửa Hương Bài (Hà Khẩu) đến Thuỵ Khuê. Ngày xưa sông Tô sầm uất, trên bến dưới thuyền. Khách buôn từ mạn bắc xuống qua cửa Hà Khẩu vào sông Tô; từ phía Nam ra qua sông Đáy, sông Nhuệ, vào kinh thành bằng sông Tô. Từ khi bị lấp, sông chỉ còn là dòng thoát nước thải của thành phố, ngày càng ô nhiễm nặng.
    Sông Nhuệ còn gọi là sông Từ Liêm, sông Thanh Oai. Do chỗ phát nguồn gần đầm Bát Lang, xã Hạ Mỗ (Đan Phương, Hà Tây) rất nhỏ, sau to dần trông hình dáng tựa như cái dùi nên gọi là sông Nhuệ. Dòng sông chảy theo hướng tây bắc - đông nam qua đất huyện Thanh Trì (Hà Nội) huyện Thường Tín, Phú Xuyên (Hà Tây) rồi nhập vào sông Đáy ở thị xã Phủ Lý. Đoạn chảy trên đất Hà Nội dài gần 40km.
    Sông Kim Ngưu vốn là một nhánh của sông Tô Lịch từ phường Yên Lãng chảy theo đường La Thành qua cống Nam Đồng, Phương Liệt (quận Đống Đa) tới xã Thịnh Liệt thông với sông Sét, rồi chảy vào huyện Thường Tín (Hà Tây) nhập vào sông Nhuệ. Đó là dòng chính. Còn có nhiều nhánh khác chảy miên man trong quận Hai Bà Trưng và huyện Thanh Trì song tác dụng chủ yếu ngày nay là đường thoát nước thải của nội thành.
    Sông Cà Lồ trước kia là một nhánh của sông Hồng, tách ra từ xã Trung Hà, huyện Yên Lạc, Vĩnh Phú. Năm 1920, Pháp xây một đập chắn ở chỗ hợp lưu sông Hồng với sông Cà Lồ (thuộc xã Vạn Yên), huyện Mê Linh). Phù sa lấp dần đoạn ngoài đập nên hiện nay ngọn sông Cà Lồ cách sông Hồng tới 3km. Sông Cà Lồ còn có tên là sông Phủ Lỗ, chảy vòng vèo, là ranh giới giữa huyện Sóc Sơn với các huyện Mê Linh, Đông Anh và Hiệp Hoà (Hà Bắc).
    Ngoài ra ở huyện Sóc Sơn còn nhiều sông nhỏ như sông Thanh Hoa, Bầu, Đông Lanh, Cheo Meo, hay ở Đông Anh có sông Thiếp, ở Gia Lâm có sông Cầu Bây, sông Bài Tâm (còn gọi là Thiên Đức, có thể là dòng cũ của sông Đuống).
  2. heongoc

    heongoc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/10/2004
    Bài viết:
    1.132
    Đã được thích:
    0
    NHỮNG CON SÔNG CHẢY QUA HÀ NỘI
    Nguyễn Vinh Phúc ​
    Sông Hồng, con sông chính gắn liền với Hà Nội, bắt đầu từ dãy Nguỵ Sơn ở độ cao 1.776m thuộc huyện Nhị Đô, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc); chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam vào Việt Nam từ Hà Khẩu (Lào Cai) và chảy ra vịnh Bắc bộ ở cửa Ba Lạt (Nam Định); có chiều dài khoảng 1.160km, phần chảy qua Việt Nam khoảng 556km.Sông Hồng vào Hà Nội từ xã Thượng Cát (huyện Từ Liêm) đến xã Vạn Phúc (huyện Thanh Trì) dài khoảng 36km. Lũ sông Hồng chủ yếu do lũ các phụ lưu chính là sông Đà và sông Lô gây nên. Mỗi năm mùa lũ kéo dài 5 tháng, từ tháng 6 đến tháng 10 dương lịch (trùng với mùa mưa).
    Đê sông Hồng được đắp từ năm 1108, đoạn từ Nghi Tàm đến Thanh Trì, gọi là đê Cơ Xá. Ngày nay sông Hồng ở Việt Nam có 1.267km đê ở cả hai bên tả, hữu ngạn. Độ cao mặt đê tại Hà Nội là 14m.
    Sông Đuống là phân lưu của sông Hồng, dài 65km, nối liền hai con sông lớn của miền Bắc là sông Hồng và sông Thái Bình. Sông Đuống tách sông Hồng ra ở xã Ngọc Thuỵ (Gia Lâm) chảy về phía đông rồi đông nam qua các huyện Thuận Thành, Gia Lương (Bắc Ninh) đổ vào sông Thái Bình ở Đại Than, gần Phả Lại. Đoạn chảy qua Hà Nội dài 17,5km. Còn có các tên cổ là sông Thiên Đức, sông Đông Ngàn, sông Bắc Giang. Đoạn gần Phả Lại gọi là sông Đại Than.
    Sông Tô Lịch là phân lưu của sông Hồng, tách từ phường Hà Khẩu chỗ "cửa cống thôn Hương Bài" tức nay là chỗ trường Trần Nhật Duật, theo hướng đông tây đến chợ Bưởi quay theo hướng bắc nam vòng vo tới xã Hà Liễu (Thường Tín - Hà Tây) thì nhập vào sông Nhuệ. Năm 1889, thực dân Pháp đã lấp nhánh sông Tô từ cửa Hương Bài (Hà Khẩu) đến Thuỵ Khuê. Ngày xưa sông Tô sầm uất, trên bến dưới thuyền. Khách buôn từ mạn bắc xuống qua cửa Hà Khẩu vào sông Tô; từ phía Nam ra qua sông Đáy, sông Nhuệ, vào kinh thành bằng sông Tô. Từ khi bị lấp, sông chỉ còn là dòng thoát nước thải của thành phố, ngày càng ô nhiễm nặng.
    Sông Nhuệ còn gọi là sông Từ Liêm, sông Thanh Oai. Do chỗ phát nguồn gần đầm Bát Lang, xã Hạ Mỗ (Đan Phương, Hà Tây) rất nhỏ, sau to dần trông hình dáng tựa như cái dùi nên gọi là sông Nhuệ. Dòng sông chảy theo hướng tây bắc - đông nam qua đất huyện Thanh Trì (Hà Nội) huyện Thường Tín, Phú Xuyên (Hà Tây) rồi nhập vào sông Đáy ở thị xã Phủ Lý. Đoạn chảy trên đất Hà Nội dài gần 40km.
    Sông Kim Ngưu vốn là một nhánh của sông Tô Lịch từ phường Yên Lãng chảy theo đường La Thành qua cống Nam Đồng, Phương Liệt (quận Đống Đa) tới xã Thịnh Liệt thông với sông Sét, rồi chảy vào huyện Thường Tín (Hà Tây) nhập vào sông Nhuệ. Đó là dòng chính. Còn có nhiều nhánh khác chảy miên man trong quận Hai Bà Trưng và huyện Thanh Trì song tác dụng chủ yếu ngày nay là đường thoát nước thải của nội thành.
    Sông Cà Lồ trước kia là một nhánh của sông Hồng, tách ra từ xã Trung Hà, huyện Yên Lạc, Vĩnh Phú. Năm 1920, Pháp xây một đập chắn ở chỗ hợp lưu sông Hồng với sông Cà Lồ (thuộc xã Vạn Yên), huyện Mê Linh). Phù sa lấp dần đoạn ngoài đập nên hiện nay ngọn sông Cà Lồ cách sông Hồng tới 3km. Sông Cà Lồ còn có tên là sông Phủ Lỗ, chảy vòng vèo, là ranh giới giữa huyện Sóc Sơn với các huyện Mê Linh, Đông Anh và Hiệp Hoà (Hà Bắc).
    Ngoài ra ở huyện Sóc Sơn còn nhiều sông nhỏ như sông Thanh Hoa, Bầu, Đông Lanh, Cheo Meo, hay ở Đông Anh có sông Thiếp, ở Gia Lâm có sông Cầu Bây, sông Bài Tâm (còn gọi là Thiên Đức, có thể là dòng cũ của sông Đuống).
  3. heongoc

    heongoc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/10/2004
    Bài viết:
    1.132
    Đã được thích:
    0
    Mưa xanh Hà Nội
    Băng Sơn ​
    Sau bao tháng ngày hanh héo khô xác, cây bàng chút lá đỏ, cây liệu lơ xơ, cây đề gầy guộc, những mặt ao bèo cạn đến đáy, con đường xa mù bụi... bỗng có một điều gì lướt qua và đọng lại cho mọi vật chợt tưng bừng, hồ hởi tươi vui, nõn nà, yểu điệu... Thì ra là mùa xuân đã về, đem đến mái tóc mình, bả vai mình những làn mưa bụi giăng giăng, không thể gọi là cơn mưa được, mà chỉ là mưa, là mưa thôi.
    Đột nhiên mình cũng nhớ đến câu thơ hình như đã bật ra từ mấy chục năm cũng trong một mùa mưa bay đầy phấn thông xanh như thế:
    Mùa xuân phép lạ, mưa không nước
    Cây sắp hoa rồi, em đợi ai...?
    Hoa không còn là danh từ mà đã theo mưa tự mình thoát xác thành động từ đầy thúc giục yêu nhau. Không hiểu có nhà ngôn ngữ nào giương cái thước kẻ khổng lồ lên mà phê bình rằng chữ ấy dùng sai ngữ pháp. Nếu có, thì xin chịu, nhưng từ thuở hồng hoang, từ chiếc cây một lá mầm hai lá mầm sinh ra và con người được sinh nở, tình yêu có theo một "văn phạm" nào không nhỉ?
    Những đường cây hoa sữa phố Nguyễn Du treo bao nhiêu là mành xanh dệt bằng quả sữa, hương thơm đã ngủ trong lặng tờ. Hàng cây sấu tròn xoe trên phố Trần Hưng Đạo ai đem những mảnh vải xa tanh bóng biếc che từng chiếc lá cỏn con? Hoa sữa (không phải hoa sữa) sắp mang trời cực Bắc về đây trong màu trắng muốt, trắng phau, trắng tinh khôi, mà mưa bay làm cho nó càng lộng lẫy phố Hàng Dầu, phố Phan Chu Trinh, phố Hoàng Hoa Thám, cạnh Nhà hát lớn....
    Cây đề độc nhất ở đài phun nước Bờ Hồ tức Quảng Trường Đông Kinh Nghĩa Thục đang tự làm người thợ rèn, rèn đồng điếu trong lửa lò thành những chiếc lá đề màu đỏ tím, màu tím đỏ treo lên la liệt bằng những chiếc cuống nhỏ như tăm không ai nhìn thấy, nên những tám lá đề đỏ tím ấy khẽ gió cũng reo reo. Phải cuối giêng, trời mới cho chúng một màu xanh như rau xà lách ngon lành, như những cây nến bằng diệp lục cắm trên những tán bàng bay mưa, và loé nắng...
    Ai người để ý đến loài cây me khiêm tốn, ẩn mình trong dải rác phố Ngô Quyền, Trần Nguyên Hãn, đường Lê Thái Tổ? Lá me hay cốm Vòng treo trên đó? Lậy trời gió đừng bứt nó vì nếu trên mặt đường có lá me bay thì ta cứ tưởng như có ai đó vừa gánh cốm đi qua, lỡ trượt chân làm đổ những viên ngọc lưu ly vào đất, khiến ta muốn ngồi nhặt cốm cho khỏi phí của trời.
    Mùa xuân phép lạ, mưa không nước....
    Mình cũng không ngờ là có một câu thơ đầy phi lý nhưng rất có lý và chan chứa nỗi tình như thế. Mưa không nước thì mưa ra gì? Mưa ra thơ đấy, mưa ra tình đấy... mưa mùa xuân đấy, mưa ra mộng mơ đấy... và nó cũng đích thực là mưa xuân Hà Nội, mưa như không mưa, mưa như trêu cợt, mưa như để riêng người dùng rằng những bước chân, không thể chia tay về mỗi nguời một ngả đường đèn lấp loá trong mưa...
  4. heongoc

    heongoc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/10/2004
    Bài viết:
    1.132
    Đã được thích:
    0
    Mưa xanh Hà Nội
    Băng Sơn ​
    Sau bao tháng ngày hanh héo khô xác, cây bàng chút lá đỏ, cây liệu lơ xơ, cây đề gầy guộc, những mặt ao bèo cạn đến đáy, con đường xa mù bụi... bỗng có một điều gì lướt qua và đọng lại cho mọi vật chợt tưng bừng, hồ hởi tươi vui, nõn nà, yểu điệu... Thì ra là mùa xuân đã về, đem đến mái tóc mình, bả vai mình những làn mưa bụi giăng giăng, không thể gọi là cơn mưa được, mà chỉ là mưa, là mưa thôi.
    Đột nhiên mình cũng nhớ đến câu thơ hình như đã bật ra từ mấy chục năm cũng trong một mùa mưa bay đầy phấn thông xanh như thế:
    Mùa xuân phép lạ, mưa không nước
    Cây sắp hoa rồi, em đợi ai...?
    Hoa không còn là danh từ mà đã theo mưa tự mình thoát xác thành động từ đầy thúc giục yêu nhau. Không hiểu có nhà ngôn ngữ nào giương cái thước kẻ khổng lồ lên mà phê bình rằng chữ ấy dùng sai ngữ pháp. Nếu có, thì xin chịu, nhưng từ thuở hồng hoang, từ chiếc cây một lá mầm hai lá mầm sinh ra và con người được sinh nở, tình yêu có theo một "văn phạm" nào không nhỉ?
    Những đường cây hoa sữa phố Nguyễn Du treo bao nhiêu là mành xanh dệt bằng quả sữa, hương thơm đã ngủ trong lặng tờ. Hàng cây sấu tròn xoe trên phố Trần Hưng Đạo ai đem những mảnh vải xa tanh bóng biếc che từng chiếc lá cỏn con? Hoa sữa (không phải hoa sữa) sắp mang trời cực Bắc về đây trong màu trắng muốt, trắng phau, trắng tinh khôi, mà mưa bay làm cho nó càng lộng lẫy phố Hàng Dầu, phố Phan Chu Trinh, phố Hoàng Hoa Thám, cạnh Nhà hát lớn....
    Cây đề độc nhất ở đài phun nước Bờ Hồ tức Quảng Trường Đông Kinh Nghĩa Thục đang tự làm người thợ rèn, rèn đồng điếu trong lửa lò thành những chiếc lá đề màu đỏ tím, màu tím đỏ treo lên la liệt bằng những chiếc cuống nhỏ như tăm không ai nhìn thấy, nên những tám lá đề đỏ tím ấy khẽ gió cũng reo reo. Phải cuối giêng, trời mới cho chúng một màu xanh như rau xà lách ngon lành, như những cây nến bằng diệp lục cắm trên những tán bàng bay mưa, và loé nắng...
    Ai người để ý đến loài cây me khiêm tốn, ẩn mình trong dải rác phố Ngô Quyền, Trần Nguyên Hãn, đường Lê Thái Tổ? Lá me hay cốm Vòng treo trên đó? Lậy trời gió đừng bứt nó vì nếu trên mặt đường có lá me bay thì ta cứ tưởng như có ai đó vừa gánh cốm đi qua, lỡ trượt chân làm đổ những viên ngọc lưu ly vào đất, khiến ta muốn ngồi nhặt cốm cho khỏi phí của trời.
    Mùa xuân phép lạ, mưa không nước....
    Mình cũng không ngờ là có một câu thơ đầy phi lý nhưng rất có lý và chan chứa nỗi tình như thế. Mưa không nước thì mưa ra gì? Mưa ra thơ đấy, mưa ra tình đấy... mưa mùa xuân đấy, mưa ra mộng mơ đấy... và nó cũng đích thực là mưa xuân Hà Nội, mưa như không mưa, mưa như trêu cợt, mưa như để riêng người dùng rằng những bước chân, không thể chia tay về mỗi nguời một ngả đường đèn lấp loá trong mưa...
  5. heongoc

    heongoc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/10/2004
    Bài viết:
    1.132
    Đã được thích:
    0
    Hà nội thanh lịch đêm ​
    Có một điều lạ là cái câu "Chẳng thơm cũng thể hoa nhài. Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An"- về thơ, chẳng hay lắm vì không có hình ảnh gì đặc biệt, là câu lục bát mà lại gieo vần không chuẩn ; về sử thì không đúng vì chưa bao giờ Thủ đô Hà Nội của chúng ta có tên là Tràng An. Ấy vậy mà nó lại có sức xao động. Có lẽ tất cả nằm ở chữ " thanh lịch". Không biết khái niệm " thanh lịch" được dùng rộng rãi từ bao giờ, nhưng rõ ràng văn hoá, lối sống, cách ứng xử... của người Hà thành góp phần tạo nên nội hàm khái niệm này.
    Ngày nay "thanh lịch" gần như là một tài sản phi vật thể của người thủ đô vậy. Nhưng sống cho ra, tìm cho được chất thanh lịch không phải dễ, nhất là về ban đêm.
    Tôi đã từng có mười năm sống một mình ở một góc phố bên hồ Thiền Quang, nên có điều kiện và thời gian để quan sát phố phường, hoà mình vào đó để chiêm nghiệm, chắt lọc. Có lần vào đêm Noel, tôi và một người bạn hẹn nhau đi dạo phố. Bạn tôi đến muộn, đã vậy còn mào đầu bằng câu: "Giá người Hà Nội không quá điệu, nói không sai một số phụ âm thì lấy tiếng thủ đô làm chuẩn cho tiếng Việt được rồi. Cái sai có lẽ bắt đầu từ các cô gái trẻ làm duyên, làm điệu". Thế là chúng tôi cãi nhau về cái đúng, cái sai trong ngôn ngữ của người Hà Nội. Chẳng ai thắng, chẳng ai thua trong cuộc cãi vã này, chỉ có điều, khi chúng tôi dừng lại thì đêm đã quá khuya. Dẫu vậy, cơ hội vẫn ra phố. Sau khi vòng vèo qua các phố cổ, chúng tôi thả xuôi đường Bà Triệu. Đường vắng, xe lướt êm ru, được một lúc thì "vấp" phải năm cô gái đi xe đạp dàn hàng ngang trước mặt. Các cô vui vẻ, nói chuyện khá thoải mái và đi rất đủng đỉnh. Chúng tôi đành hãm phanh đi chầm chậm phía sau. Giọng các cô trong và vui quá, khiến chúng tôi ?otự nguyện? im lặng lắng nghe. Không kìm được, bạn tôi quay sang nói khẽ: ?oDẫu sao nghe các cô gái Hà Nội nói vẫn thích, tiếng trong và ấm quá ?. Không ngờ một cô quay đầu lại, nói gần như thì thầm: ?oTất nhiên rồi, mãi đến bây giờ các anh mới nhận ra sao?!?. Thế là chúng tôi có thêm những người bạn mới...
    Đó là chuyện của những năm trước. Bây giờ người ta đi đứng không thong dong như vậy nữa. Và nói cũng không thì thầm. Cách đây mấy hôm, trời nóng, không ngủ được, tôi chọn một trong những con đường đẹp nhất của Hà Nội: Liễu Giai - Nguyễn Chí Thanh - Láng - Hoà Lạc để thung dung ngắm phố đêm. Đi chầm chậm trên con đường này, đã thấy vóc dáng của thủ đô hiện đại: đường rộng, đèn sáng, thảm cỏ xanh và những bồn hoa đa sắc... Một số sinh viên ham học và tiết kiệm, mang sách đọc dưới đèn đường. Đêm về khuya, người thưa, đường thoáng, bỗng đâu một đoàn xe máy gầm rít và chồm lên. Không biết các cậu lạng lách thế nào mà khẽ va vào vai tôi. Cả hai xe đều đổ kềnh, tôi đi chậm nên không hề gì.
    Mới lồm cồm bò dậy đã nghe tiếng quát: "Đi đứng gì mà chậm như rùa, cản trở người ta, rách bố nó cái quần rồi đây này, liệu mà đền! Cả đèn xi nhan nữa!". Tôi chưa nói gì và thấy một cậu còn chưa ngồi dậy. Tôi và cậu vừa quát cùng đến đỡ cậu kia dậy, may là cũng không có gì nghiêm trọng lắm. Hai thanh niên gườm gườm nhìn tôi, cậu vừa to tiếng lúc nãy kêu lên: ?oƠ thầy, em xin lỗi thầy!?. Tôi nhỏ nhẹ: ?oCác em đi sau, phóng nhanh quá va vào tôi là các em sai, tại sao lại quát và bắt vạ? ?. ?oThầy thông cảm, cứ phủ đầu ngay như vậy mới dành được thế chủ động, đổi sai thành đúng! May mà không ai việc gì, chúng em xin phép?. Nói rồi các em lên xe phóng như bay. Tôi không nhớ hai thanh niên ấy là ai, có lẽ là sinh viên một trường Đại học mà tôi đã dạy. May mà họ nhớ tôi là thầy, nếu không phải đền quần áo chứ chẳng chơi!
    Chuyện ngoài đường đã vậy, chuyện trong quán chắc còn nhiều cung bậc hơn. Những chuyện kín không nói đến làm gì, chỉ nguyên việc mời chào thôi cũng đã khiếp. Cứ mỗi lần có việc đi qua đường Mai Hắc Đế vào quãng 7 giờ tối là tôi phát rét. Người ta mời ăn mà cứ như trấn lột mình vậy! Những cửa hàng ?oĐặc sản biển? ở Tô Hiến Thành còn táo tợn hơn, người ta chặn xe, rút chìa khoá! Mời ăn là cả một cử chỉ cần phải mang đậm chất thanh lịch, thế mà người Hà Nội lại làm như vậy sao?!
    Nhưng trong cái hỗn độn, cái quấy quả của việc buôn bán cũng đã xuất hiện những cái mới mà nhiều người trân trọng. Điều gây cho tôi nhiều cảm mến là những sạp báo đêm. Vài năm trước chỉ trên đường Bà Triệu, Lý Thường Kiệt lác đác có mấy quán bán báo đến khoảng 10 giờ tối. Nhưng nay thì hầu như ở tất cả các con đường lớn đều có những sạp bán tới tận 12 giờ đêm. Mật độ đông đúc nhất vẫn là cuối đường Bà Triệu, Kim Liên, Thái Hà, Huỳnh Thúc Kháng, Lý Thái Tổ. Nét nổi bật nhất là thái độ của người bán báo: nhẹ nhàng, lịch sự, chu đáo, hiểu biết. Tôi có cảm giác những người bán báo đêm vui vì được phục vụ mọi người là chính chứ không phải kiếm tiền là chính: họ bán đúng giá và mỗi đêm không bán được là bao. Thậm chí có người còn bán... chịu. Tôi đã hai lần mua báo chịu của cô gái bán ở góc đường Đê La Thành cắt Nguyễn Chí Thanh. Cả hai lần cô đều nói: "Mai chú trả cho cháu cũng được ", mặc dù cô không biết tôi là ai và sống ở đâu.
    Tin tưởng, cho người không quen biết chịu tiền cũng bao hàm ý nghĩa thanh lịch. Về phương diện này thì tôi nhớ mãi mấy chị bán xăng ở phố Nguyễn Đình Chiểu. 21 giờ đêm có việc cần tôi phóng xe đi. Ngang triển lãm Vân Hồ thì hết xăng. Tôi dắt nhanh đến trạm xăng gần nhất và hô: "Chị cho đầy bình[i/]". Đồng hồ báo 18.000 đồng. Tôi lục túi, tất cả chỉ có 6.000 đồng. Tôi lột đồng hồ đưa cho chị, chị bảo: "Tôi giữ đồng hồ của anh làm gì? Anh đi đi, mai trả tiền cũng được!". Hôm sau tôi mang tiền đến trả còn được khen là thật thà!
    Chắc có những người cho rằng khoản tiền nho nhỏ như vậy thì đáng gì, thử tiền triệu xem! Tôi cho rằng cái chính là ở cách nghĩ, cách ứng xử.
    Nhưng không phải không có người trả lại tiền triệu đâu nhé! Hầu như cùng một thời điểm, ở cầu thang cuối cùng của nhà tập thể Bộ Tư Pháp (Cống Vị-Ba Đình-Hà Nội), một người ở tầng bốn) anh là công an phường Hàng Bài) trả lại ví có bốn triệu đồng cho người mất - anh nhặt được trên đường đi làm về - , còn một người ở tầng ba là nhà báo) thì được người làm ở quán bia 251 Thụy Khuê trả lại cặp với đầy đủ tài liệu, giấy tờ cùng ba triệu đồng (anh bị mất vào tối hôm trước). Lòng tốt, sự trung thực với mọi người (và với chính mình) chính là một nét đẹp của những người thủ đô.
    Nhưng cái thanh lịch vô cùng quí giá của Hà Nội hiện nay là sự thanh bình trên đường phố vào ban đêm. Điều này chính người Hà Nội tạo ra nhưng chưa nhận thức hết. Chúng ta thường không dám đi bộ trên đường phố đêm, vì lo ngại cho sự an toàn của bản thân. Nhưng người nước ngoài lại ung dung dạo bước bên Hồ Gươm, hồ Tây. Tiến sĩ người Nga, A.Xô-cô-lốp đã nhiều lần nói với tôi: ?oTôi cảm thấy thoải mái nhất là được đi dưới lòng đường những phố phường Hà Nội vào đêm khuya, khi người và xe rất ít trên đường?. Còn An-đrây Sơ-ra-gơt, một cựu lính pháo binh Mỹ, trưởng đại diện công ty General Electric thì nói: ?oĐiều kỳ lạ ở đây là chúng tôi không cảm thấy sự thù địch đối với người Mỹ. Đường phố Việt Nam về đêm còn an toàn cho công dân Mỹ hơn cả nhiều thành phố Mỹ. Điều đó không phải vì có nhiều công an, mà là vì Việt Nam không dung nạp những ác ý ?. Nghe một người Mỹ nói như vậy thì việc UNESCO công nhận Hà Nội là ?othành phố vì hoà bình? là điều xác đáng.
    Không băn khoăn về tình hình an ninh hôm nay, mà điều tôi băn khoăn nhất lại nằm ở những lĩnh vực cần nhiều chất thanh lịch. Đó là âm nhạc và thời trang. Những buổi biểu diễn lớn ở Nhà hát lớn hay Cung Hữu nghị thì chưa bàn tới vội. Chỉ nói tới ca nhạc phòng trà. ở đây hát và ăn mặc đều đòi hỏi chất thanh lịch. Nơi này người nghe được quyền lựa chọn, yêu cầu, đề nghị ; người hát không bị săm soi, đưa vào khuôn mẫu. Tóm lại họ được tự do thể hiện. Chính vì có sự tự do, thoải mái mà yêu cầu chất thanh lịch càng phải cao. Cũng có một số nơi thể hiện được. Tiêu biểu cho cái được có lẽ là phòng trà của một ca sĩ nổi tiếng ở trong ngõ trên đường Hàng Bột. Mọi người đến đây ăn, uống nhẹ nhàng và yêu cầu các ca sĩ hát những bài hát mà mình thích. Người hát và người nghe đứng ngồi cạnh nhau, có thể chuyện trò, giao lưu. Các ca sĩ có giọng tốt, phong cách biểu diễn hiền lành thường hát ở đây. Người nghe có thể tặng hoa, biếu tiền. Đây cũng là một kiểu kinh doanh giải khát, âm nhạc, văn hoá có văn hoá. Cái tôi không thích ở đây chính là cái tên của quán, chữ và nghĩa đều không Việt Nam chút nào: ?oA-la-đin Club?.
    Những thành phố ở vùng Châu `đều có sinh hoạt ban đêm dài, sôi động, phong phú. Hà Nội không là ngoại lệ, nhưng đừng biến thủ đô của chúng ta thành Hồng Kông hay Băng Kốc. Hà Nội về đêm vẫn rất cần thanh lịch truyền thống của mình. Đó là sự tế nhị, tao nhã, trung thực, cao thượng cộng thêm một chút hài hước. Cái này vốn đã có, chỉ cần chúng được bộc lộ thường xuyên ở khắp nơi mà thôi.
    - Hồ Bất Khuất -
    (Tác phẩm đoạt giải khuyến khích cuộc thi viết Cả nước cùng thủ đô hướng tới 1000 năm Thăng Long - Hà Nội'' năm 2001)
    Người Hà Nội
  6. heongoc

    heongoc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/10/2004
    Bài viết:
    1.132
    Đã được thích:
    0
    Hà nội thanh lịch đêm ​
    Có một điều lạ là cái câu "Chẳng thơm cũng thể hoa nhài. Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An"- về thơ, chẳng hay lắm vì không có hình ảnh gì đặc biệt, là câu lục bát mà lại gieo vần không chuẩn ; về sử thì không đúng vì chưa bao giờ Thủ đô Hà Nội của chúng ta có tên là Tràng An. Ấy vậy mà nó lại có sức xao động. Có lẽ tất cả nằm ở chữ " thanh lịch". Không biết khái niệm " thanh lịch" được dùng rộng rãi từ bao giờ, nhưng rõ ràng văn hoá, lối sống, cách ứng xử... của người Hà thành góp phần tạo nên nội hàm khái niệm này.
    Ngày nay "thanh lịch" gần như là một tài sản phi vật thể của người thủ đô vậy. Nhưng sống cho ra, tìm cho được chất thanh lịch không phải dễ, nhất là về ban đêm.
    Tôi đã từng có mười năm sống một mình ở một góc phố bên hồ Thiền Quang, nên có điều kiện và thời gian để quan sát phố phường, hoà mình vào đó để chiêm nghiệm, chắt lọc. Có lần vào đêm Noel, tôi và một người bạn hẹn nhau đi dạo phố. Bạn tôi đến muộn, đã vậy còn mào đầu bằng câu: "Giá người Hà Nội không quá điệu, nói không sai một số phụ âm thì lấy tiếng thủ đô làm chuẩn cho tiếng Việt được rồi. Cái sai có lẽ bắt đầu từ các cô gái trẻ làm duyên, làm điệu". Thế là chúng tôi cãi nhau về cái đúng, cái sai trong ngôn ngữ của người Hà Nội. Chẳng ai thắng, chẳng ai thua trong cuộc cãi vã này, chỉ có điều, khi chúng tôi dừng lại thì đêm đã quá khuya. Dẫu vậy, cơ hội vẫn ra phố. Sau khi vòng vèo qua các phố cổ, chúng tôi thả xuôi đường Bà Triệu. Đường vắng, xe lướt êm ru, được một lúc thì "vấp" phải năm cô gái đi xe đạp dàn hàng ngang trước mặt. Các cô vui vẻ, nói chuyện khá thoải mái và đi rất đủng đỉnh. Chúng tôi đành hãm phanh đi chầm chậm phía sau. Giọng các cô trong và vui quá, khiến chúng tôi ?otự nguyện? im lặng lắng nghe. Không kìm được, bạn tôi quay sang nói khẽ: ?oDẫu sao nghe các cô gái Hà Nội nói vẫn thích, tiếng trong và ấm quá ?. Không ngờ một cô quay đầu lại, nói gần như thì thầm: ?oTất nhiên rồi, mãi đến bây giờ các anh mới nhận ra sao?!?. Thế là chúng tôi có thêm những người bạn mới...
    Đó là chuyện của những năm trước. Bây giờ người ta đi đứng không thong dong như vậy nữa. Và nói cũng không thì thầm. Cách đây mấy hôm, trời nóng, không ngủ được, tôi chọn một trong những con đường đẹp nhất của Hà Nội: Liễu Giai - Nguyễn Chí Thanh - Láng - Hoà Lạc để thung dung ngắm phố đêm. Đi chầm chậm trên con đường này, đã thấy vóc dáng của thủ đô hiện đại: đường rộng, đèn sáng, thảm cỏ xanh và những bồn hoa đa sắc... Một số sinh viên ham học và tiết kiệm, mang sách đọc dưới đèn đường. Đêm về khuya, người thưa, đường thoáng, bỗng đâu một đoàn xe máy gầm rít và chồm lên. Không biết các cậu lạng lách thế nào mà khẽ va vào vai tôi. Cả hai xe đều đổ kềnh, tôi đi chậm nên không hề gì.
    Mới lồm cồm bò dậy đã nghe tiếng quát: "Đi đứng gì mà chậm như rùa, cản trở người ta, rách bố nó cái quần rồi đây này, liệu mà đền! Cả đèn xi nhan nữa!". Tôi chưa nói gì và thấy một cậu còn chưa ngồi dậy. Tôi và cậu vừa quát cùng đến đỡ cậu kia dậy, may là cũng không có gì nghiêm trọng lắm. Hai thanh niên gườm gườm nhìn tôi, cậu vừa to tiếng lúc nãy kêu lên: ?oƠ thầy, em xin lỗi thầy!?. Tôi nhỏ nhẹ: ?oCác em đi sau, phóng nhanh quá va vào tôi là các em sai, tại sao lại quát và bắt vạ? ?. ?oThầy thông cảm, cứ phủ đầu ngay như vậy mới dành được thế chủ động, đổi sai thành đúng! May mà không ai việc gì, chúng em xin phép?. Nói rồi các em lên xe phóng như bay. Tôi không nhớ hai thanh niên ấy là ai, có lẽ là sinh viên một trường Đại học mà tôi đã dạy. May mà họ nhớ tôi là thầy, nếu không phải đền quần áo chứ chẳng chơi!
    Chuyện ngoài đường đã vậy, chuyện trong quán chắc còn nhiều cung bậc hơn. Những chuyện kín không nói đến làm gì, chỉ nguyên việc mời chào thôi cũng đã khiếp. Cứ mỗi lần có việc đi qua đường Mai Hắc Đế vào quãng 7 giờ tối là tôi phát rét. Người ta mời ăn mà cứ như trấn lột mình vậy! Những cửa hàng ?oĐặc sản biển? ở Tô Hiến Thành còn táo tợn hơn, người ta chặn xe, rút chìa khoá! Mời ăn là cả một cử chỉ cần phải mang đậm chất thanh lịch, thế mà người Hà Nội lại làm như vậy sao?!
    Nhưng trong cái hỗn độn, cái quấy quả của việc buôn bán cũng đã xuất hiện những cái mới mà nhiều người trân trọng. Điều gây cho tôi nhiều cảm mến là những sạp báo đêm. Vài năm trước chỉ trên đường Bà Triệu, Lý Thường Kiệt lác đác có mấy quán bán báo đến khoảng 10 giờ tối. Nhưng nay thì hầu như ở tất cả các con đường lớn đều có những sạp bán tới tận 12 giờ đêm. Mật độ đông đúc nhất vẫn là cuối đường Bà Triệu, Kim Liên, Thái Hà, Huỳnh Thúc Kháng, Lý Thái Tổ. Nét nổi bật nhất là thái độ của người bán báo: nhẹ nhàng, lịch sự, chu đáo, hiểu biết. Tôi có cảm giác những người bán báo đêm vui vì được phục vụ mọi người là chính chứ không phải kiếm tiền là chính: họ bán đúng giá và mỗi đêm không bán được là bao. Thậm chí có người còn bán... chịu. Tôi đã hai lần mua báo chịu của cô gái bán ở góc đường Đê La Thành cắt Nguyễn Chí Thanh. Cả hai lần cô đều nói: "Mai chú trả cho cháu cũng được ", mặc dù cô không biết tôi là ai và sống ở đâu.
    Tin tưởng, cho người không quen biết chịu tiền cũng bao hàm ý nghĩa thanh lịch. Về phương diện này thì tôi nhớ mãi mấy chị bán xăng ở phố Nguyễn Đình Chiểu. 21 giờ đêm có việc cần tôi phóng xe đi. Ngang triển lãm Vân Hồ thì hết xăng. Tôi dắt nhanh đến trạm xăng gần nhất và hô: "Chị cho đầy bình[i/]". Đồng hồ báo 18.000 đồng. Tôi lục túi, tất cả chỉ có 6.000 đồng. Tôi lột đồng hồ đưa cho chị, chị bảo: "Tôi giữ đồng hồ của anh làm gì? Anh đi đi, mai trả tiền cũng được!". Hôm sau tôi mang tiền đến trả còn được khen là thật thà!
    Chắc có những người cho rằng khoản tiền nho nhỏ như vậy thì đáng gì, thử tiền triệu xem! Tôi cho rằng cái chính là ở cách nghĩ, cách ứng xử.
    Nhưng không phải không có người trả lại tiền triệu đâu nhé! Hầu như cùng một thời điểm, ở cầu thang cuối cùng của nhà tập thể Bộ Tư Pháp (Cống Vị-Ba Đình-Hà Nội), một người ở tầng bốn) anh là công an phường Hàng Bài) trả lại ví có bốn triệu đồng cho người mất - anh nhặt được trên đường đi làm về - , còn một người ở tầng ba là nhà báo) thì được người làm ở quán bia 251 Thụy Khuê trả lại cặp với đầy đủ tài liệu, giấy tờ cùng ba triệu đồng (anh bị mất vào tối hôm trước). Lòng tốt, sự trung thực với mọi người (và với chính mình) chính là một nét đẹp của những người thủ đô.
    Nhưng cái thanh lịch vô cùng quí giá của Hà Nội hiện nay là sự thanh bình trên đường phố vào ban đêm. Điều này chính người Hà Nội tạo ra nhưng chưa nhận thức hết. Chúng ta thường không dám đi bộ trên đường phố đêm, vì lo ngại cho sự an toàn của bản thân. Nhưng người nước ngoài lại ung dung dạo bước bên Hồ Gươm, hồ Tây. Tiến sĩ người Nga, A.Xô-cô-lốp đã nhiều lần nói với tôi: ?oTôi cảm thấy thoải mái nhất là được đi dưới lòng đường những phố phường Hà Nội vào đêm khuya, khi người và xe rất ít trên đường?. Còn An-đrây Sơ-ra-gơt, một cựu lính pháo binh Mỹ, trưởng đại diện công ty General Electric thì nói: ?oĐiều kỳ lạ ở đây là chúng tôi không cảm thấy sự thù địch đối với người Mỹ. Đường phố Việt Nam về đêm còn an toàn cho công dân Mỹ hơn cả nhiều thành phố Mỹ. Điều đó không phải vì có nhiều công an, mà là vì Việt Nam không dung nạp những ác ý ?. Nghe một người Mỹ nói như vậy thì việc UNESCO công nhận Hà Nội là ?othành phố vì hoà bình? là điều xác đáng.
    Không băn khoăn về tình hình an ninh hôm nay, mà điều tôi băn khoăn nhất lại nằm ở những lĩnh vực cần nhiều chất thanh lịch. Đó là âm nhạc và thời trang. Những buổi biểu diễn lớn ở Nhà hát lớn hay Cung Hữu nghị thì chưa bàn tới vội. Chỉ nói tới ca nhạc phòng trà. ở đây hát và ăn mặc đều đòi hỏi chất thanh lịch. Nơi này người nghe được quyền lựa chọn, yêu cầu, đề nghị ; người hát không bị săm soi, đưa vào khuôn mẫu. Tóm lại họ được tự do thể hiện. Chính vì có sự tự do, thoải mái mà yêu cầu chất thanh lịch càng phải cao. Cũng có một số nơi thể hiện được. Tiêu biểu cho cái được có lẽ là phòng trà của một ca sĩ nổi tiếng ở trong ngõ trên đường Hàng Bột. Mọi người đến đây ăn, uống nhẹ nhàng và yêu cầu các ca sĩ hát những bài hát mà mình thích. Người hát và người nghe đứng ngồi cạnh nhau, có thể chuyện trò, giao lưu. Các ca sĩ có giọng tốt, phong cách biểu diễn hiền lành thường hát ở đây. Người nghe có thể tặng hoa, biếu tiền. Đây cũng là một kiểu kinh doanh giải khát, âm nhạc, văn hoá có văn hoá. Cái tôi không thích ở đây chính là cái tên của quán, chữ và nghĩa đều không Việt Nam chút nào: ?oA-la-đin Club?.
    Những thành phố ở vùng Châu `đều có sinh hoạt ban đêm dài, sôi động, phong phú. Hà Nội không là ngoại lệ, nhưng đừng biến thủ đô của chúng ta thành Hồng Kông hay Băng Kốc. Hà Nội về đêm vẫn rất cần thanh lịch truyền thống của mình. Đó là sự tế nhị, tao nhã, trung thực, cao thượng cộng thêm một chút hài hước. Cái này vốn đã có, chỉ cần chúng được bộc lộ thường xuyên ở khắp nơi mà thôi.
    - Hồ Bất Khuất -
    (Tác phẩm đoạt giải khuyến khích cuộc thi viết Cả nước cùng thủ đô hướng tới 1000 năm Thăng Long - Hà Nội'' năm 2001)
    Người Hà Nội
  7. heongoc

    heongoc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/10/2004
    Bài viết:
    1.132
    Đã được thích:
    0
    Hà Nội có bao nhiêu phố bắt đầu bằng chữ "Hàng"
    Cứ theo thực trạng hiện nay, Hà Nội có 53 phố và ngõ bắt đầu bằng chữ Hàng, nếu xếp theo a,b,c thì là Hàng Bạc, Hàng Bài, Hàng Bè, Hàng Bồ, Hàng Bông, Hàng Bột (ngõ), Hàng Buồm, Hàng Bún, Hàng Chai, Hàng Cháo, Hàng Chỉ (ngõ), Hàng Chiếu, Hàng Chĩnh, Hàng Chuối, Hàng Cỏ (ngõ), Hàng Cót, Hàng Da, Hàng Dầu, Hàng Đào, Hàng Đậu, Hàng Điếu, Hàng Đồng, Hàng Đường, Hàng Gà, Hàng Gai, Hàng Giày, Hàng Giấy, Hàng Hành, Hàng Hòm, Hàng Hương, Hàng Khay, Hàng Khoai, Hàng Lược, Hàng Mã, Hàng Mành, Hàng Mắm, Hàng Muối, Hàng Ngang, Hàng Nón, Hàng Phèn, Hàng Quạt, Hàng Rươi, Hàng Than, Hàng Thiếc, Hàng Thùng, Hàng Thịt (ngõ), Hàng Tre, Hàng Trống, Hàng Vải, Hàng Vôi. Nhưng trong thực tế lịch sử thì còn nhiều phố Hàng nữa. Có điều là đã bị thay thế dần cùng thời gian. Ví dụ ngày trước còn có Hàng Hài (nay là đoạn đầu Hàng Bông), Hàng Mụn (nay là Hàng Bút). Còn Hàng Bút vốn là đoạn cuối của phố Thuốc Bắc. Hàng Bừa Hàng Cuốc (nay gộp lại là phố Lò Rèn), Hàng Tàn tức Hàng Lọng (nay là đoạn đầu phố Lê Duẩn), Hàng Bột (nay là phố Tôn Đức Thắng), Hàng Chè (nay là đoạn đầu phố Đinh Tiên Hoàng), phố Hàng Giò (đoạn đầu phố Bà Triệu), Hàng Kèn (đoạn phố Bà Triệu từ ngã năm Trần Hưng Đạo đến ngã năm Nguyễn Du), phố Hàng Đàn (nay là phố Hàng Quạt), phố Hàng Màn (nay là đoạn đầu phố Hàng Giày), phố Hàng Lam (đoạn đầu phố Hàng Ngang), phố Hàng Lờ (cuối Hàng Bông), phố Hàng Nâu (nay là Trần Nhật Duật), phố Hàng Tiện (nay là đoạn đầu Hàng Gai), phố Hàng Sơn (nay là Chả Cá), phố Hàng Đẫy (nay là đoạn đầu phố Nguyễn Thái Học), phố Hàng Mã dưới và phố Hàng Mây (nay gộp lại thành phố Mã Mây), phố Hàng Trứng (đoạn cuối phố Hàng Mắm), phố Hàng Gạo (phố Đồng Xuân), phố Hàng Thêu (nay là đoạn cuối Hàng Trống), phố Hàng Sắt (nay là đoạn đầu phố Thuốc Bắc)...
    Như vậy là có đến trên hai chục phố có tên bắt đầu bằng chữ Hàng, song nay đã đổi ra tên khác hoặc gộp vào thành một phố dài. Có một số phố vẫn giữ được mặt hàng truyền thống như Hàng Bạc còn đó với một số hiệu vàng, bạc mà xưa kia là nơi sản xuất vòng, xuyến, kiềng, vàng cho lớp người giàu sang. Hàng Khay vẫn còn một số thợ khảm trứ danh từ mảnh gỗ, vỏ trai mà tạo nên tác phẩm thực sự, óng ánh... Hàng Than nổi tiếng với món bánh cốm ngon lạ thường chỉ có Hà Nội mới có, gợi nhớ đến mùa cưới của người Hà Nội. Hàng Đào vẫn phấp phới màu sắc của quần áo nhắc nhở đến những phiên chợ tơ năm xưa. Hàng Trống cho đến ngày nay còn một số nhà có nghề làm trống cổ truyền, dựng tang trống, thuộc da, lên mặt trống đều bằng phương pháp thủ công. Hàng Mành vẫn làm mành. Hàng Thiếc làm thùng tôn, cắt kính. Hàng Mã vẫn bán đồ chơi Trung thu cho trẻ em... Bên cạnh đó, nhiều phố mang tên cũ nhưng không còn một ai làm nghề cũ như Hàng Gà, Hàng Cá, Hàng Gai, Hàng Bún, Hàng Cót, Hàng Bồ...
    Qua những chữ "Hàng" chúng ta thấy nét đặc trưng riêng của phố Hà Nội, một khía cạnh của không gian văn hoá cổ Thăng Long Hà Nội - Thủ đô hôm qua và mai sau.
    Tô Hoài - Nguyễn Vinh Phúc
    Hà Nội ba mươi sáu phố phường
    Tìm em chẳng thấy Hàng Đường, Hàng Ngang
    Tìm em chẳng thấy Hàng Ngang
    Đi sang Hàng Bạc, rẽ sang Hàng Đào
    Tìm em chẳng thấy Hàng Đào
    Anh ra phố Thợ Tiện, rẽ vào Hàng Gai
    Tìm em chẳng thấy Hàng Gai
    Hay là em ở Hàng Hài, Hàng Son
    Tìm em chẳng thấy Hàng Son
    Hay là em ở Hàng Đòn, Hàng Khay
    Tìm em chẳng thấy Hàng Khay
    Sang chùa Quan Thượng, rẽ ngay Hàng Bè
    Tìm em chẳng thấy Hàng Bè
    Kìa lên Bến Bạc, Hàng Tre, Cội Đồng
    Lại lên Bến Mắm mà trông
    Kìa Ô Quan Chưởng, Cầu Đông, Hàng Đường
    Đồng Giọt, sau chùa Thái Cam
    Hàng Thớt lao màn
    Hàng Ngỗng, Hàng Ngan, Hàng Gà
    Trở về Hàng Nón, Hàng Da, Hàng Giày
    Hàng Buồm, Hàng Mã, Hàng Mây
    Hôm qua là chín, hôm nay là mười
    Lòng anh dở khóc dở cười
    Đêm đêm tơ tưởng một người tình nhân
    Tìm xa rồi lại tìm gần
    Tìm hết Nhà Hỏa, bãi Nghênh Xuân, Hàng Lờ
    Tìm em chẳng thấy Hàng Lờ
    Đi ra Hậu Giám chơ vơ ngoài thành
    Đồn rằng em ở Cầu Canh
    Anh ra Cầu Giấy thanh danh vui cười
    Đi đâu có một đôi người
    Đi thì lặn suối qua đồi trèo đê
    Một thôi cho đến bến Phùng
    Hỏi thăm cậu mợ đùng đùng chạy ngay

    Hay:
    Rủ nhau chơi khắp Long Thành
    Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai
    Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai
    Hàng Buồm, Hàng Thiếc, Hàng Hài, Hàng Khay
    Mã Vĩ, Hàng Điếu, Hàng Giày
    Hàng Lờ, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn
    Phố Mới, Phúc Kiến, Hàng Than
    Hàng Mã, Hàng Mắm, Hàng Ngang, Hàng Đồng
    Hàng Muối, Hàng Nón, Cầu Đông
    Hàng Hòm, Hàng Đậu, Hàng Bông, Hàng Bè
    Hàng Thùng, Hàng Bát, Hàng Tre
    Hàng Vôi, Hàng Giấy, Hàng The, Hàng Gà
    Quanh đi đến phố Hàng Da
    Trai xem phường phố, thật là cũng xinh
    Phồn hoa thứ nhất Long Thành
    Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ
    Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ
    Bút hoa xin chép vần thơ lưu truyền

  8. heongoc

    heongoc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/10/2004
    Bài viết:
    1.132
    Đã được thích:
    0
    Hà Nội có bao nhiêu phố bắt đầu bằng chữ "Hàng"
    Cứ theo thực trạng hiện nay, Hà Nội có 53 phố và ngõ bắt đầu bằng chữ Hàng, nếu xếp theo a,b,c thì là Hàng Bạc, Hàng Bài, Hàng Bè, Hàng Bồ, Hàng Bông, Hàng Bột (ngõ), Hàng Buồm, Hàng Bún, Hàng Chai, Hàng Cháo, Hàng Chỉ (ngõ), Hàng Chiếu, Hàng Chĩnh, Hàng Chuối, Hàng Cỏ (ngõ), Hàng Cót, Hàng Da, Hàng Dầu, Hàng Đào, Hàng Đậu, Hàng Điếu, Hàng Đồng, Hàng Đường, Hàng Gà, Hàng Gai, Hàng Giày, Hàng Giấy, Hàng Hành, Hàng Hòm, Hàng Hương, Hàng Khay, Hàng Khoai, Hàng Lược, Hàng Mã, Hàng Mành, Hàng Mắm, Hàng Muối, Hàng Ngang, Hàng Nón, Hàng Phèn, Hàng Quạt, Hàng Rươi, Hàng Than, Hàng Thiếc, Hàng Thùng, Hàng Thịt (ngõ), Hàng Tre, Hàng Trống, Hàng Vải, Hàng Vôi. Nhưng trong thực tế lịch sử thì còn nhiều phố Hàng nữa. Có điều là đã bị thay thế dần cùng thời gian. Ví dụ ngày trước còn có Hàng Hài (nay là đoạn đầu Hàng Bông), Hàng Mụn (nay là Hàng Bút). Còn Hàng Bút vốn là đoạn cuối của phố Thuốc Bắc. Hàng Bừa Hàng Cuốc (nay gộp lại là phố Lò Rèn), Hàng Tàn tức Hàng Lọng (nay là đoạn đầu phố Lê Duẩn), Hàng Bột (nay là phố Tôn Đức Thắng), Hàng Chè (nay là đoạn đầu phố Đinh Tiên Hoàng), phố Hàng Giò (đoạn đầu phố Bà Triệu), Hàng Kèn (đoạn phố Bà Triệu từ ngã năm Trần Hưng Đạo đến ngã năm Nguyễn Du), phố Hàng Đàn (nay là phố Hàng Quạt), phố Hàng Màn (nay là đoạn đầu phố Hàng Giày), phố Hàng Lam (đoạn đầu phố Hàng Ngang), phố Hàng Lờ (cuối Hàng Bông), phố Hàng Nâu (nay là Trần Nhật Duật), phố Hàng Tiện (nay là đoạn đầu Hàng Gai), phố Hàng Sơn (nay là Chả Cá), phố Hàng Đẫy (nay là đoạn đầu phố Nguyễn Thái Học), phố Hàng Mã dưới và phố Hàng Mây (nay gộp lại thành phố Mã Mây), phố Hàng Trứng (đoạn cuối phố Hàng Mắm), phố Hàng Gạo (phố Đồng Xuân), phố Hàng Thêu (nay là đoạn cuối Hàng Trống), phố Hàng Sắt (nay là đoạn đầu phố Thuốc Bắc)...
    Như vậy là có đến trên hai chục phố có tên bắt đầu bằng chữ Hàng, song nay đã đổi ra tên khác hoặc gộp vào thành một phố dài. Có một số phố vẫn giữ được mặt hàng truyền thống như Hàng Bạc còn đó với một số hiệu vàng, bạc mà xưa kia là nơi sản xuất vòng, xuyến, kiềng, vàng cho lớp người giàu sang. Hàng Khay vẫn còn một số thợ khảm trứ danh từ mảnh gỗ, vỏ trai mà tạo nên tác phẩm thực sự, óng ánh... Hàng Than nổi tiếng với món bánh cốm ngon lạ thường chỉ có Hà Nội mới có, gợi nhớ đến mùa cưới của người Hà Nội. Hàng Đào vẫn phấp phới màu sắc của quần áo nhắc nhở đến những phiên chợ tơ năm xưa. Hàng Trống cho đến ngày nay còn một số nhà có nghề làm trống cổ truyền, dựng tang trống, thuộc da, lên mặt trống đều bằng phương pháp thủ công. Hàng Mành vẫn làm mành. Hàng Thiếc làm thùng tôn, cắt kính. Hàng Mã vẫn bán đồ chơi Trung thu cho trẻ em... Bên cạnh đó, nhiều phố mang tên cũ nhưng không còn một ai làm nghề cũ như Hàng Gà, Hàng Cá, Hàng Gai, Hàng Bún, Hàng Cót, Hàng Bồ...
    Qua những chữ "Hàng" chúng ta thấy nét đặc trưng riêng của phố Hà Nội, một khía cạnh của không gian văn hoá cổ Thăng Long Hà Nội - Thủ đô hôm qua và mai sau.
    Tô Hoài - Nguyễn Vinh Phúc
    Hà Nội ba mươi sáu phố phường
    Tìm em chẳng thấy Hàng Đường, Hàng Ngang
    Tìm em chẳng thấy Hàng Ngang
    Đi sang Hàng Bạc, rẽ sang Hàng Đào
    Tìm em chẳng thấy Hàng Đào
    Anh ra phố Thợ Tiện, rẽ vào Hàng Gai
    Tìm em chẳng thấy Hàng Gai
    Hay là em ở Hàng Hài, Hàng Son
    Tìm em chẳng thấy Hàng Son
    Hay là em ở Hàng Đòn, Hàng Khay
    Tìm em chẳng thấy Hàng Khay
    Sang chùa Quan Thượng, rẽ ngay Hàng Bè
    Tìm em chẳng thấy Hàng Bè
    Kìa lên Bến Bạc, Hàng Tre, Cội Đồng
    Lại lên Bến Mắm mà trông
    Kìa Ô Quan Chưởng, Cầu Đông, Hàng Đường
    Đồng Giọt, sau chùa Thái Cam
    Hàng Thớt lao màn
    Hàng Ngỗng, Hàng Ngan, Hàng Gà
    Trở về Hàng Nón, Hàng Da, Hàng Giày
    Hàng Buồm, Hàng Mã, Hàng Mây
    Hôm qua là chín, hôm nay là mười
    Lòng anh dở khóc dở cười
    Đêm đêm tơ tưởng một người tình nhân
    Tìm xa rồi lại tìm gần
    Tìm hết Nhà Hỏa, bãi Nghênh Xuân, Hàng Lờ
    Tìm em chẳng thấy Hàng Lờ
    Đi ra Hậu Giám chơ vơ ngoài thành
    Đồn rằng em ở Cầu Canh
    Anh ra Cầu Giấy thanh danh vui cười
    Đi đâu có một đôi người
    Đi thì lặn suối qua đồi trèo đê
    Một thôi cho đến bến Phùng
    Hỏi thăm cậu mợ đùng đùng chạy ngay

    Hay:
    Rủ nhau chơi khắp Long Thành
    Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai
    Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai
    Hàng Buồm, Hàng Thiếc, Hàng Hài, Hàng Khay
    Mã Vĩ, Hàng Điếu, Hàng Giày
    Hàng Lờ, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn
    Phố Mới, Phúc Kiến, Hàng Than
    Hàng Mã, Hàng Mắm, Hàng Ngang, Hàng Đồng
    Hàng Muối, Hàng Nón, Cầu Đông
    Hàng Hòm, Hàng Đậu, Hàng Bông, Hàng Bè
    Hàng Thùng, Hàng Bát, Hàng Tre
    Hàng Vôi, Hàng Giấy, Hàng The, Hàng Gà
    Quanh đi đến phố Hàng Da
    Trai xem phường phố, thật là cũng xinh
    Phồn hoa thứ nhất Long Thành
    Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ
    Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ
    Bút hoa xin chép vần thơ lưu truyền

  9. heongoc

    heongoc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/10/2004
    Bài viết:
    1.132
    Đã được thích:
    0
    Chu Văn An - Người thầy mẫu mực
    Trần vãn thử hà thời, dục vịnh đại phi hiền giả lạc
    Phượng sơn tồn ẩn xứ, trĩ lưu trường ngưỡng triết nhân phong.

    (Cuối Trần đó là thời nào, ngâm vịnh rong chơi đâu phải thú vui hiền giả.
    Non phượng còn dấu nơi ẩn, núi sông mãi mãi ngắm nhìn phong cách triết nhân).
    Đó là đôi câu đối mà người đời mãi mãi còn truyền tụng để tỏ lòng mến phục đối với Chu Văn An - nhà Nho, nhà hiền triết, nhà sư phạm mẫu mực cuối thời Trần.
    Chu Văn An tên hiệu là Tiều ẩn, tên chữ là Linh Triệt, người làng Văn Thôn, xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm (nay là huyện Thanh Trì - Hà Nội). Theo thần tích đình làng Thanh Liệt, nơi thờ ông làm thành hoàng, thì ông sinh năm Nhâm Thìn (1292) và mất năm Canh Tuất (1370).
    Chu Văn An ngay từ hồi còn trẻ đã nổi tiếng là một người cương trực, sửa mình trong sạch, giữ tiết tháo, không cầu danh lợi, chỉ ở nhà đọc sách. Khi thi đỗ Thái học sinh, ông không ra làm quan, mà trở về mở trường dạy học ở quê nhà. Học trò nhiều nơi tìm đến theo học rất đông. Trong số môn đệ ông có nhiều người thành đạt, thi đỗ ra làm quan to trong triều như Phạm Sư Mạnh, Lê Quát khi về thăm thầy vẫn giữ lễ, được thầy nói chuyện ít lời thì rất lấy làm mừng. Có những học trò cũ không tốt, ông thẳng thắn quở trách, thậm chí quát mắng không cho gặp. Tính nghiêm nghị, tư cách thanh cao và học vấn sâu rộng làm cho tiếng tăm ông ngày càng lan xa. Đức độ và uy tín của ông như vậy, khiến cho học trò đến theo học càng nhiều và có đủ các loại.
    Một huyền thoại vẫn được lưu truyền nói về ngôi trường và nhân cách, đạo đức của ông như sau: "Tương truyền khi Chu Văn An mở trường dạy học ở quê nhà, có nhiều học trò tìm đến theo học. Trong số này có một người sáng nào cũng đến thật sớm nghe giảng. Thầy dạy khen là chăm chỉ nhưng không rõ tông tích ở đâu. ông bèn cho người dò xem thì cứ đến khu đầm Đại (khu đầm lớn hình vành khuyên, nằm giữa các làng Đại Từ , Tứ Kỳ, Huỳnh Cung) thì biến mất. Ông biết là thần nước. Gặp lúc đại hạn kéo dài, giảng bài xong ông tụ tập các trò lại hỏi xem ai có tài thì làm mưa giúp dân, giúp thầy. Người học trò kỳ lạ trước có vẻ ngần ngại, sau đứng ra xin nhận và nói với thầy: "Con vâng lời thầy là trái lệnh Thiên đình, nhưng con cứ làm để giúp dân. Mai kia nếu có chuyện gì không hay, mong thầy chu toàn cho". Sau đó người này ra giữa sân lấy nghiên mài mực, ngửa mặt lên trời khấn và lấy bút thấm mực vẩy ra khắp nơi. Vẩy gần hết mực, lại tung cả nghiên lẫn bút lên trời. Lập tức mây đen kéo đến, trời đổ mưa một trận rất lớn. Đêm hôm ấy có tiếng sét và đến sáng thấy có thây thuồng luồng nổi lên ở đầm. Chu Văn An được tin khóc thương luyến tiếc rồi sai học trò làm lễ an táng, nhân dân các làng lân cận cũng đến giúp sức và sau nhớ công ơn bèn lập đền thờ. Nay vẫn còn dấu vết mộ thần. Theo truyền thuyết, chỗ nghiên mực bị ném rơi xuống đã biến thành đầm nước lúc nào cũng đen, nên thành tên là Đầm Mực. Quản bút rơi xuống làng Tả Thanh Oai biến làng này thành một làng văn học quê hương của Ngô Thì Sĩ, Ngô Thì Nhậm, v.v... Trong đền thờ thần còn đôi câu đối khá tiêu biểu ghi lại sự tích này.
    Mặc nghiễn khởi tường vân, nhất bút lực hồi thiên tự thuận.
    Chu đình lưu hóa vũ, thiên trù vọng thiếp địa phồn khô.

    ( Mây lành từ nghiên mực bay lên, một ngọn bút ra công trời thuận theo lẽ phải.
    Mưa tốt giữa sân son đổ xuống, nghìn cánh đồng đội nước, đất nẻ trổ mùa hoa).
    (Chu đình có hai nghĩa: sân son và sân họ Chu, chỉ Chu Văn An).
    Câu chuyện trên đây chỉ là một giai thoại về Chu Văn An để nói rằng tài đức của họ Chu có sức mạnh cảm hóa được cả quỷ thần. Tuy nhiên, qua đó cũng thấy được đức độ của Chu Văn An lúc đương thời là rất lớn.
    Đến đời vua Trần Minh Tông, ông được mời vào làm Tư nghiệp ở Quốc Tử Giám để dạy Thái tử học. Ông đã cùng với Mạc Đĩnh Chi, Phạm Sư Mạnh, Nguyễn Trung Ngạn tham gia vào công việc củng cố triều đình lúc đó đang đi dần vào con đường khủng hoảng, suy thoái. Đến đời Dụ Tông, chính sự càng thối nát, bọn gian thần nổi lên khắp nơi. Chu Văn An nhiều lần can ngăn Dụ Tông không được, bèn dâng sớ xin chém bảy kẻ nịnh thần, đều là người quyền thế được vua yêu. Đó là Thất trảm sớ nổi tiếng trong lịch sử. Nhà vua không nghe, ông bèn "treo mũ ở cửa Huyền Vũ" rồi bỏ quan về ở ẩn tại núi Phương Sơn thuộc làng Kiệt Đắc, huyện Chí Linh (Hải Hưng) lấy hiệu là Tiều ẩn (người đi ẩn hái củi). Sau ông mất tại đó.
    Theo thư tịch cũ thì Chu Văn An viết nhiều sách, ông đã để lại cho đời sau những tác phẩm: hai tập thơ Quốc ngữ thi tập bằng chữ Nôm và Tiều ẩn thi tập bằng chữ Hán. Ông còn viết một cuốn sách biện luận giản ước về Tứ thư nhan đề Tứ thư thuyết ước. Theo một tài liệu nghiên cứu gần đây thì Chu Văn An còn là một nhà đông y đã biên soạn quyển Y học yếu giải tập chu di biên gồm những lý luận cơ bản về chữa trị bệnh bằng Đông y. Khi ông mất, vua Trần đã dành cho ông một vinh dự lớn bậc nhất đối với một trí thức là được thờ ở Văn Miếu. Vua còn ban tặng tên thụy cho ông là Văn Trinh. Ngô Thế Vinh, nhà văn học nổi tiếng thế kỷ 19 trong bài văn bia ở đền Phương Sơn đã thích nghĩa hai chữ "Văn Trinh" như sau: (Văn, đức chi biểu dã; Trinh, đức chỉ chính cổ dã. Văn là sự bên ngoài (thuần nhất )của đức; Trinh là tính chính trực, kiên địch của đức). Tên thụy như vậy nhằm biểu dương một người đã kết hợp được hai mặt của đạo đức: bên ngoài thuần nhã, hiền hòa với bên trong chính trực, kiên định. Trong lịch sử giáo dục nước nhà, ông cũng đã giành được địa vị cao quí bậc nhất, xứng đáng đứng đầu các nhà giáo từ xưa tới nay. Ông đã vượt qua ngưỡng cửa: làm thầy giáo giỏi của một đời để đạt tới làm thầy giáo giỏi của muôn đời như Phan Huy Chú đã ngợi ca ông: "học nghiệp thuần túy, tiết tháo cao thượng, làng Nho nước Việt trước sau chỉ có mình ông, các ông khác không thể so sánh được".
    Ngày nay, để tưởng nhớ tới đạo đức và sự nghiệp của ông, nhân dân Thủ đô đã lấy tên ông để đặt tên cho một đường phố và một trường trung học lớn của Hà Nội. Đó là phố Chu Văn An và Trường phổ thông Trung học Chu Văn An. Phố Chu Văn An, nguyên là đại lộ Van Vôlenhôven thời Pháp thuộc, đi từ đường Điện Biên Phủ đến phố Nguyễn Thái Học. Còn Trường trung học Chu Văn An nằm trên đường Thụy Khuê ngay ven Hồ Tây, nơi lưu truyền đầy những giai thoại và truyền thuyết cổ xưa. Trường này nguyên trước là Trường cao đẳng tiểu học Bảo hộ (collège du protectorat) do thực dân Pháp lập từ năm 1907 để chống lại phong trào Đông kinh Nghĩa thục, nhưng nhân dân ta thường vẫn quen gọi là Trường Bưởi.
    Năm 1945, Cách mạng thành công, các nhà giáo và nhân dân Hà Nội đã nhất trí chọn tên nhà giáo dục mẫu mực Chu Văn An đặt tên cho trường.
    Người Hà Nội
  10. heongoc

    heongoc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/10/2004
    Bài viết:
    1.132
    Đã được thích:
    0
    Chu Văn An - Người thầy mẫu mực
    Trần vãn thử hà thời, dục vịnh đại phi hiền giả lạc
    Phượng sơn tồn ẩn xứ, trĩ lưu trường ngưỡng triết nhân phong.

    (Cuối Trần đó là thời nào, ngâm vịnh rong chơi đâu phải thú vui hiền giả.
    Non phượng còn dấu nơi ẩn, núi sông mãi mãi ngắm nhìn phong cách triết nhân).
    Đó là đôi câu đối mà người đời mãi mãi còn truyền tụng để tỏ lòng mến phục đối với Chu Văn An - nhà Nho, nhà hiền triết, nhà sư phạm mẫu mực cuối thời Trần.
    Chu Văn An tên hiệu là Tiều ẩn, tên chữ là Linh Triệt, người làng Văn Thôn, xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm (nay là huyện Thanh Trì - Hà Nội). Theo thần tích đình làng Thanh Liệt, nơi thờ ông làm thành hoàng, thì ông sinh năm Nhâm Thìn (1292) và mất năm Canh Tuất (1370).
    Chu Văn An ngay từ hồi còn trẻ đã nổi tiếng là một người cương trực, sửa mình trong sạch, giữ tiết tháo, không cầu danh lợi, chỉ ở nhà đọc sách. Khi thi đỗ Thái học sinh, ông không ra làm quan, mà trở về mở trường dạy học ở quê nhà. Học trò nhiều nơi tìm đến theo học rất đông. Trong số môn đệ ông có nhiều người thành đạt, thi đỗ ra làm quan to trong triều như Phạm Sư Mạnh, Lê Quát khi về thăm thầy vẫn giữ lễ, được thầy nói chuyện ít lời thì rất lấy làm mừng. Có những học trò cũ không tốt, ông thẳng thắn quở trách, thậm chí quát mắng không cho gặp. Tính nghiêm nghị, tư cách thanh cao và học vấn sâu rộng làm cho tiếng tăm ông ngày càng lan xa. Đức độ và uy tín của ông như vậy, khiến cho học trò đến theo học càng nhiều và có đủ các loại.
    Một huyền thoại vẫn được lưu truyền nói về ngôi trường và nhân cách, đạo đức của ông như sau: "Tương truyền khi Chu Văn An mở trường dạy học ở quê nhà, có nhiều học trò tìm đến theo học. Trong số này có một người sáng nào cũng đến thật sớm nghe giảng. Thầy dạy khen là chăm chỉ nhưng không rõ tông tích ở đâu. ông bèn cho người dò xem thì cứ đến khu đầm Đại (khu đầm lớn hình vành khuyên, nằm giữa các làng Đại Từ , Tứ Kỳ, Huỳnh Cung) thì biến mất. Ông biết là thần nước. Gặp lúc đại hạn kéo dài, giảng bài xong ông tụ tập các trò lại hỏi xem ai có tài thì làm mưa giúp dân, giúp thầy. Người học trò kỳ lạ trước có vẻ ngần ngại, sau đứng ra xin nhận và nói với thầy: "Con vâng lời thầy là trái lệnh Thiên đình, nhưng con cứ làm để giúp dân. Mai kia nếu có chuyện gì không hay, mong thầy chu toàn cho". Sau đó người này ra giữa sân lấy nghiên mài mực, ngửa mặt lên trời khấn và lấy bút thấm mực vẩy ra khắp nơi. Vẩy gần hết mực, lại tung cả nghiên lẫn bút lên trời. Lập tức mây đen kéo đến, trời đổ mưa một trận rất lớn. Đêm hôm ấy có tiếng sét và đến sáng thấy có thây thuồng luồng nổi lên ở đầm. Chu Văn An được tin khóc thương luyến tiếc rồi sai học trò làm lễ an táng, nhân dân các làng lân cận cũng đến giúp sức và sau nhớ công ơn bèn lập đền thờ. Nay vẫn còn dấu vết mộ thần. Theo truyền thuyết, chỗ nghiên mực bị ném rơi xuống đã biến thành đầm nước lúc nào cũng đen, nên thành tên là Đầm Mực. Quản bút rơi xuống làng Tả Thanh Oai biến làng này thành một làng văn học quê hương của Ngô Thì Sĩ, Ngô Thì Nhậm, v.v... Trong đền thờ thần còn đôi câu đối khá tiêu biểu ghi lại sự tích này.
    Mặc nghiễn khởi tường vân, nhất bút lực hồi thiên tự thuận.
    Chu đình lưu hóa vũ, thiên trù vọng thiếp địa phồn khô.

    ( Mây lành từ nghiên mực bay lên, một ngọn bút ra công trời thuận theo lẽ phải.
    Mưa tốt giữa sân son đổ xuống, nghìn cánh đồng đội nước, đất nẻ trổ mùa hoa).
    (Chu đình có hai nghĩa: sân son và sân họ Chu, chỉ Chu Văn An).
    Câu chuyện trên đây chỉ là một giai thoại về Chu Văn An để nói rằng tài đức của họ Chu có sức mạnh cảm hóa được cả quỷ thần. Tuy nhiên, qua đó cũng thấy được đức độ của Chu Văn An lúc đương thời là rất lớn.
    Đến đời vua Trần Minh Tông, ông được mời vào làm Tư nghiệp ở Quốc Tử Giám để dạy Thái tử học. Ông đã cùng với Mạc Đĩnh Chi, Phạm Sư Mạnh, Nguyễn Trung Ngạn tham gia vào công việc củng cố triều đình lúc đó đang đi dần vào con đường khủng hoảng, suy thoái. Đến đời Dụ Tông, chính sự càng thối nát, bọn gian thần nổi lên khắp nơi. Chu Văn An nhiều lần can ngăn Dụ Tông không được, bèn dâng sớ xin chém bảy kẻ nịnh thần, đều là người quyền thế được vua yêu. Đó là Thất trảm sớ nổi tiếng trong lịch sử. Nhà vua không nghe, ông bèn "treo mũ ở cửa Huyền Vũ" rồi bỏ quan về ở ẩn tại núi Phương Sơn thuộc làng Kiệt Đắc, huyện Chí Linh (Hải Hưng) lấy hiệu là Tiều ẩn (người đi ẩn hái củi). Sau ông mất tại đó.
    Theo thư tịch cũ thì Chu Văn An viết nhiều sách, ông đã để lại cho đời sau những tác phẩm: hai tập thơ Quốc ngữ thi tập bằng chữ Nôm và Tiều ẩn thi tập bằng chữ Hán. Ông còn viết một cuốn sách biện luận giản ước về Tứ thư nhan đề Tứ thư thuyết ước. Theo một tài liệu nghiên cứu gần đây thì Chu Văn An còn là một nhà đông y đã biên soạn quyển Y học yếu giải tập chu di biên gồm những lý luận cơ bản về chữa trị bệnh bằng Đông y. Khi ông mất, vua Trần đã dành cho ông một vinh dự lớn bậc nhất đối với một trí thức là được thờ ở Văn Miếu. Vua còn ban tặng tên thụy cho ông là Văn Trinh. Ngô Thế Vinh, nhà văn học nổi tiếng thế kỷ 19 trong bài văn bia ở đền Phương Sơn đã thích nghĩa hai chữ "Văn Trinh" như sau: (Văn, đức chi biểu dã; Trinh, đức chỉ chính cổ dã. Văn là sự bên ngoài (thuần nhất )của đức; Trinh là tính chính trực, kiên địch của đức). Tên thụy như vậy nhằm biểu dương một người đã kết hợp được hai mặt của đạo đức: bên ngoài thuần nhã, hiền hòa với bên trong chính trực, kiên định. Trong lịch sử giáo dục nước nhà, ông cũng đã giành được địa vị cao quí bậc nhất, xứng đáng đứng đầu các nhà giáo từ xưa tới nay. Ông đã vượt qua ngưỡng cửa: làm thầy giáo giỏi của một đời để đạt tới làm thầy giáo giỏi của muôn đời như Phan Huy Chú đã ngợi ca ông: "học nghiệp thuần túy, tiết tháo cao thượng, làng Nho nước Việt trước sau chỉ có mình ông, các ông khác không thể so sánh được".
    Ngày nay, để tưởng nhớ tới đạo đức và sự nghiệp của ông, nhân dân Thủ đô đã lấy tên ông để đặt tên cho một đường phố và một trường trung học lớn của Hà Nội. Đó là phố Chu Văn An và Trường phổ thông Trung học Chu Văn An. Phố Chu Văn An, nguyên là đại lộ Van Vôlenhôven thời Pháp thuộc, đi từ đường Điện Biên Phủ đến phố Nguyễn Thái Học. Còn Trường trung học Chu Văn An nằm trên đường Thụy Khuê ngay ven Hồ Tây, nơi lưu truyền đầy những giai thoại và truyền thuyết cổ xưa. Trường này nguyên trước là Trường cao đẳng tiểu học Bảo hộ (collège du protectorat) do thực dân Pháp lập từ năm 1907 để chống lại phong trào Đông kinh Nghĩa thục, nhưng nhân dân ta thường vẫn quen gọi là Trường Bưởi.
    Năm 1945, Cách mạng thành công, các nhà giáo và nhân dân Hà Nội đã nhất trí chọn tên nhà giáo dục mẫu mực Chu Văn An đặt tên cho trường.
    Người Hà Nội

Chia sẻ trang này