1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cùng tìm hiểu về Hà Nội xưa và nay

Chủ đề trong 'Public Hà Nội' bởi GodFatherHN, 07/02/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. heongoc

    heongoc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/10/2004
    Bài viết:
    1.132
    Đã được thích:
    0
    Hoàng Diệu - Tổng Đốc Hà Thành
    Gia thế - Gia phong
    Hoàng Diệu tên chữ là Kim Tích, tự Quang Viễn, hiệu Tĩnh Trai, sinh ngày 10-2 năm Kỷ Sửu (tức ngày 5-3-1829) tại làng Xuân Đài, nay thuộc xã Điện Quang, vùng Gò Nổi, Điện Bàn. Ông là một trong các nhà khoa bảng yêu nước ở quê hương đất Quảng.
    Theo gia phả họ Hoàng, làng Xuân Đài vốn gốc từ làng Huệ Trù (nay trong xã Lộc Trù, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương). Ông tổ đời thứ nhất di cư vào Quảng Nam, thời gian đầu ở làng Đông Bàn, sau một trận lụt lớn đưa gia đình định cư ở làng Xuân Đài. Quá trình ấy đến thế hệ Hoàng Diệu đã trải qua 7 đời. Hiện nay, tại nhà thờ họ Hoàng ở Xuân Đài còn giữ câu đối:
    Hải đạo Huệ Trù chi hương, bản căn thâm cố
    Nam châu Xuân Đài thử địa, dịch diệp hi long.

    Lời diễn nôm của Hoàng Diệu:
    Huệ Trù xứ vốn là cõi Bắc, do tổ tiên cội gốc vững bền
    Xuân Đài châu nay thuộc miền Nam, truyền con cháu giống dòng hưng thịnh.
    Gia đình xuất thân nhà nông và theo nho học. Ông thân sinh là Hoàng Văn Cự làm hương chức, qua đời năm 54 tuổi. Bà thân mẫu Phạm Thị Khuê thọ 88 tuổi, tần tảo làm ruộng và chăn tằm, nuôi dạy con cái. Gia đình có 11 người con, 8 trai, 3 gái. Lớn lên và được học hành, 6 người đỗ đạt: một phó bảng, 3 cử nhân và 2 tú tài.
    Khoa thi hương tại Thừa Thiên năm 1848, Hoàng Kim Giám, 23 tuổi và Hoàng Kim Tích, tức Hoàng Diệu, 20 tuổi cùng đỗ cử nhân (1). Bấy giờ, chánh chủ khảo - Tham tri bộ binh Hoàng Tế Mỹ và phó chủ khảo - biện lý bộ lễ Phan Huy Thực thấy trong văn bài của hai anh em có những điểm giống nhau nên ngờ vực. Được tấu trình, Tự Đức cho tổ chức phúc hạch riêng hai anh em, mỗi người ngồi một phòng ở tả vu và hữu vu điện Cần Chánh... Sau khi xét duyệt, Tự Đức ngự phê: "Văn hành công khí, quý đắc chân tài, huynh đệ đồng khoa, thành vi mỹ sự" - nghĩa là: Sự hành văn là việc chung, cốt để chọn chân tài, anh em đỗ đồng khoa là việc tốt đẹp. Hoàng Kim Giám không ra làm quan, qua đời năm 34 tuổi.Hoàng Diệu, 25 tuổi thi đình (1853) đỗ phó bảng.
    Một nhân cách cao đẹp
    Gần xa trong tỉnh, anh em Hoàng Diệu nổi tiếng hiếu học và học giỏi. Tài liệu của gia tộc còn chép lại câu đối trước đây dán trước bàn học của Hoàng Diệu:
    Hoành Cừ giáo nhân học: mạc tiên nghĩa lợi chi biên
    Âu Dương đối khách chí: thường tại sơn thủy chi gian.

    Nghĩa là:
    Hoành Cừ dạy người cầu học: phải trước tiên phân biệt
    nghĩa trọng lợi khinh.
    Âu Dương tiếp khách đến chơi: thường nhàn hạ luận bàn
    sơn thanh thủy tú.
    (Diễn nôm của thi sĩ Thái Can).
    Trên các bước đường làm quan, theo Đại Nam chính biên liệt truyện, Hoàng Diệu "tính tình cương trực, thanh liêm, lâm sự quyết đoán, có phong độ bậc đại thần".
    Về phần mình, trong khi bôn ba với công việc, Hoàng Diệu luôn giữ nếp nhà. Theo tục thời ấy, vừa nhận chức hàn lâm viện kiểm thảo (giúp việc trưởng biên tập, biên duyệt sách có quan hệ đến triều đại", Hoàng Diệu xin về chịu tang cha (1854) cho đến mãn tang. Cuối năm 1879, trước khi đi trấn nhiệm tổng đốc Hà Ninh, Hoàng Diệu được về thăm mẹ già đã 80 tuổi. Vào dịp ấy, Tự Đức ban thưởng sâm, quế, lụa và bạc, Hoàng Diệu dâng biểu tạ ơn, có câu: "Thần bận việc nước nên chưa dám lo việc nhà. Xin hết lòng làm việc có lợi cho nước..." (dịch nghĩa).
    Hoàng Diệu đảm nhận các trọng trách, cha mẹ và vợ chánh thất được vinh phong các tước hiệu, nhưng gia đình ở làng sống rất dân dã. Khi tin Hoàng Diệu tuẫn tiết được báo về làng, bà vợ đang làm ở ngoài đồng đã ngất xỉu bên bờ ruộng.
    Sau thời hạn mãn tang cha, Hoàng Diệu được bổ làm tri phủ ở Tuy Phước, Bình Định. Do nha lại lầm lẫn án từ, ông bị giáng chức làm tri huyện Hương Trà, Thừa Thiên. Năm 1864, xảy ra vụ nổi dậy của Hồng Tập, con hoàng thân Miên áo, em chú bác của Hồng Nhậm tức vua Tự Đức, cùng với một số người khác. Bại lộ, Hồng Tập và Nguyễn Văn Viện bị án chém. Hoàng Diệu đến nhậm chức tri huyện Hương Trà thay Tôn Thất Thanh bị đổi đi nơi khác, bấy giờ có mặt trong lúc hành quyết đã nghe Hồng Tập nói: "Vì tức giận về hòa nghị mà bị tội, xin chớ ghép vào tội phản nghịch". Sau đó các quan Phan Huy Kiệm, Trần Gia Huệ và Biện Vĩnh tâu lên Tự Đức, đề nghị nhà vua nên theo gương Hán Minh Đế, thẩm tra lại vụ án. Tự Đức phán là vụ án đã được đình thần thẩm xét kỹ, nay nghe Phan Huy Kiệm nói Hoàng Diệu đã kể lại lời trăn trối của Hồng Tập, bèn quyết định giáng chức Phan Huy Kiệm, Trần Gia Huệ, Biện Vĩnh và Hoàng Diệu (theo Đại Nam thực lục chính biên, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1974).
    Tháng 9 năm Giáp Tý (1864), Đặng Huy Trứ đang là Bố chánh Quảng Nam, trong một bản sớ tiến cử người hiền tài trình lên Tự Đức đã viết: "...Ông Nguyễn Quýnh, nguyên Bố chánh Khánh Hòa, người trong hạt của thần, ông Hoàng Diệu, nguyên chi phủ Hương Trà và ông Phan Thanh Nhã, cả ba người này đều cử nhân, phó bảng xuất thân, đều là người cương trực, mẫn cán từng kinh qua địa phương, phủ, huyện cai trị không nhiễu dân, tuy mắc lỗi lầm chưa khôi phục, nhưng khi ở địa phương hoặc phủ huyện đều được sở dân tin yêu, khi ra đi mọi người đều nhớ. Những người như vậy không có nhiều. Nếu họ được nhà vua bỏ qua lỗi lầm mà đem dùng thì ở một huyện, họ là tri huyện hiền tài, ở phủ có thể là tri phủ tốt, ở tỉnh có thể giữ chức quan trọng, nghĩ rằng không nên vì một chi tiết mà để một số người suốt đời mai một. Huống chi lúc này, nước nhà đang gặp nhiều việc, lại có người không có việc thì thật là uổng phí, triều đình đã mất nhiều năm đào tạo, dạy bảo mới được những người như thế. Trong số này, ông Nguyễn Quýnh có thể đảm nhận được chức bố chánh, án sát một tỉnh lớn. Các ông Hoàng Diệu, Phan Thanh Nhã có thể đảm đương chức tri huyện, tri phủ một nơi quan yếu còn khuyết...".
    Ngày 20 cùng tháng, Bộ Lại nhận lời châu phê: "... Nguyễn Quýnh lãnh ngay chức chi phủ, Hoàng Diệu và Phan Thanh Nhã được phục ngay chức tri huyện".
    Qua duyên tri ngộ này, năm 1871, Hoàng Diệu với chức trách khâm phái quân vụ, đã cùng Đặng Huy Trứ đi dẹp phỉ ở biên giới (trích Đặng Huy Trứ, con người và tác phẩm do Đặng Huy Côn chủ biên, nhóm Trà Lĩnh xuất bản năm 1990).
    Năm 1874, trong khi giữ chức tham tri Bộ Lại, kiêm quản Đô sát viện và sung cơ mật đại thần, Hoàng Diệu lại bị giáng hai cấp lưu.
    Năm 1878, ở Quảng Nam xảy ra nạn lụt rất lớn gọi là "nạn lụt bất quá" vì dân chúng cho là "bất quá nước tràn đến sân là cùng", ít đề phòng... Nhưng rồi nước tràn về rất mạnh, cuốn trôi nhiều nhà cửa thóc lúa và súc vật, một số người chết trôi, đồng ruộng nhiều nơi ngập úng, hư hại. Tiếp đó, nhiều phủ huyện lâm vào cảnh bệnh tật, chết đói, trộm cướp, dân chúng phải ăn củ chuối trừ bữa.
    Tiếp được biểu chương của quan địa phương, Tự Đức quyết định xuất tiền gạo công quỹ để chẩn tế và tìm người giao phó trách nhiệm.
    Theo đề nghị của Hoàng Diệu, và biết ông là người chính trực, am hiểu dân tình, phong tục đất Quảng, Tự Đức trao cho ông chức khâm sai đại thần cầm cờ tiết và quyền "tiện nghi hành sự", lo việc chẩn tế an dân, dẹp trừ trộm cướp.
    Đi sát tìm hiểu dân tình, sử dụng quyền hành thận trọng, Hoàng Diệu sớm hoàn thành trọng trách, ổn định lại tình hình.
    Hồi ấy ở làng Giáo ái có một cường hào tên là Hương Phi, lợi dụng tình hình nhiễu nhương, tổ chức một bọn tay chân chuyên đi cướp bóc dân lành. Bị khống chế, bà con trong vùng sợ báo thù, không dám tố giác với cửa quan. Hoàng Diệu được tin liền mở cuộc điều tra, nắm bắt các bằng chứng xác thực, rồi bàn với quan tỉnh gọi Hương Phi đến xét hỏi. Theo chủ trương của Hoàng Diệu, nhiều nạn nhân gửi đơn tới tỉnh đường tố cáo tội ác của tên gian tế. Hoàng Diệu cho niêm yết tội trạng của Hương Phi và lên án trảm quyết. Dân chúng yên tâm, tin tưởng, và bọn cướp không dám hoành hành nữa.
    Cũng trong thời gian ấy, Hoàng Diệu phát giác tại các địa phương trong tỉnh có một người đỗ cử nhân khoa Bính Tý (1876) vì đã nhờ người khác làm bài, và hai người mang danh "tú tài" nhưng không có thực học. Cả ba đều bị truất bằng và phạt tội (theo Thực lục của Cao Xuân Dục, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1976). Thêm nữa, hai "ông tú tài", nhân nạn đói, chuyên mua rẻ bán đắt, vơ vét để làm giàu nên dân chúng càng oán ghét. Hoàng Diệu tìm hiểu chu đáo, trực tiếp gặp họ như những nhân sĩ trong vùng, qua đó thẩm tra học vấn. Được tấu trình, vua Tự Đức cho tổ chức sát hạch riêng những người ấy để có quyết định xử lý một cách danh chính ngôn thuận.
    Một năm lưu lại làm việc ở tỉnh nhà, Hoàng Diệu nổi tiếng là một người tài trí và quang minh chính trực.
    Sự nghiệp trên đất Bắc
    Phục chức sau vụ "tẩy oan" Hồng Tập, Hoàng Diệu lần đầu ra bắc năm 1868, làm tri phủ Đa Phúc, rồi tri phủ Lạng Giang (Bắc Giang), án sát Nam Định, bố chánh Bắc Ninh. Trong chín năm ấy, ông lập nhiều quân công, dẹp trộm cướp và an dân. ở đâu ông cũng được sĩ dân quý mến. Ở Quảng Nam ra Huế, năm 1878, Hoàng Diệu nhận chức tổng đốc An Tịnh (Nghệ An - Hà Tĩnh), nhưng vì nguyên tổng đốc Nguyễn Chính vẫn lưu nhiệm nên ông ở lại Huế, làm tham tri Bộ Lại (Thực lục của Cao Xuân Dục).
    Năm 1879, ông được cử làm phó sứ, cùng với chánh sứ là thượng thư Bộ Lễ Đỗ Đệ hội bàn với sứ thần Tây Ban Nha về một hiệp ước giao thương. Tiếp đó, ông được thăng thượng thư Bộ Binh.
    Đầu năm 1880, Hoàng Diệu nhận chức tổng đốc Hà Ninh (1) kiêm trông coi công việc thương chánh.
    Biết rõ dã tâm xâm lược của thực dân Pháp lúc bấy giờ, Hoàng Diệu bắt tay ngay vào việc chuẩn bị chiến đấu, kinh lý, biên phòng. Như Đại Nam chính biên liệt truyện nêu, tổng đốc Hà Ninh đã "cùng với tổng đốc tỉnh Sơn Tây Nguyễn Hữu Độ dâng sớ nói về việc bố phòng, lại cùng với Nguyễn Đình Nhuận mật tâu về chước phòng vị sẵn". Vua (Tự Đức) khen. "Nhưng sau đó - như trong di biểu nêu - vua lại trách cứ lưu binh... vì sợ giặc"... "chế ngự không đúng cách" (?)
    Một mặt khác, Hoàng Diệu quan tâm ổn định đời sống của dân chúng trong công bằng và trật tự. Ngày nay, ở Ô Quan Chưởng, đầu phố Hàng Chiếu, còn áp ở mặt tường cổng ra vào một phần tấm bia Lệnh cấm trừ tệ (Thân cấm khu tệ), niêm yết năm 1881, của tổng đốc Hà Ninh Hoàng Diệu và tuần phủ Hà Nội Hoàng Hữu Xứng, nhằm ngăn chặn các tệ nhũng nhiễu đối với nhân dân trong các dịp ma chay, cưới xin cũng như nạn vòi tiền, cướp bóc trên sông và ở các chợ, kèm theo các quy định cụ thể cần thi hành đến nơi đến chốn. Một di tích quý hiếm nói lên tấm lòng ưu ái của người công bộc mãi mãi còn giá trị của nó.
    Hoàng Diệu sống và làm việc ở Hà Nội non ba năm; bên mình hàng ngày chỉ có hai người tùy tùng. Một người con trai ra thăm cha, ông bảo con trở về sớm.
    Sau những ngày chiến đấu quyết liệt, gian lao, thành mất vào tay quân giặc và Hoàng Diệu tuẫn tiết tại Võ Miếu ngày 25-4-1882 (tức ngày 8 tháng 3 năm Nhâm Ngọ). Người Hà Nội vô cùng đau đớn. Ngay hôm sau, nhiều người họp lại, sắm sửa mền nệm tử tế, rước quan tài của Hoàng Diệu từ trong thành ra, tổ chức khâm liệm và mai táng tại khu vườn Dinh Đốc học (nay là địa điểm khách sạn Royal Star ở đường Trần Quý Cáp cạnh chợ Ngô Sĩ Liên, sau ga Hà Nội).
    Hơn một tháng sau hai người con trai ông ra Hà Nội lo liệu đưa thi hài thân sinh về an táng ở quê quán vào mùa thu năm ấy. Khu lăng mộ Hoàng Diệu, theo quyết định ngày 25-1-1994 của Bộ Văn hóa Thông tin, được công nhận là một di tích lịch sử - văn hóa của nước nhà.
    Sau lần trùng tu thứ nhất năm 1982, ngày 3 tháng 4 năm 1998, công cuộc trùng tu lần thứ hai khu lăng mộ đã hoàn thành. Khang trang và khiêm tốn giữa một vùng đồng quê văn vật, trên diện tích khuôn viên khoảng 1.600 mét vuông, công trình này mãi mãi tồn tại trong lòng dân đất Quảng và cả nước, phù hợp với phong cách Hoàng Diệu và thỏa lòng ngưỡng mộ, ước mong của mọi người.
    Người Hà Nội
  2. heongoc

    heongoc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/10/2004
    Bài viết:
    1.132
    Đã được thích:
    0
    Hoàng Diệu - Tổng Đốc Hà Thành
    Gia thế - Gia phong
    Hoàng Diệu tên chữ là Kim Tích, tự Quang Viễn, hiệu Tĩnh Trai, sinh ngày 10-2 năm Kỷ Sửu (tức ngày 5-3-1829) tại làng Xuân Đài, nay thuộc xã Điện Quang, vùng Gò Nổi, Điện Bàn. Ông là một trong các nhà khoa bảng yêu nước ở quê hương đất Quảng.
    Theo gia phả họ Hoàng, làng Xuân Đài vốn gốc từ làng Huệ Trù (nay trong xã Lộc Trù, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương). Ông tổ đời thứ nhất di cư vào Quảng Nam, thời gian đầu ở làng Đông Bàn, sau một trận lụt lớn đưa gia đình định cư ở làng Xuân Đài. Quá trình ấy đến thế hệ Hoàng Diệu đã trải qua 7 đời. Hiện nay, tại nhà thờ họ Hoàng ở Xuân Đài còn giữ câu đối:
    Hải đạo Huệ Trù chi hương, bản căn thâm cố
    Nam châu Xuân Đài thử địa, dịch diệp hi long.

    Lời diễn nôm của Hoàng Diệu:
    Huệ Trù xứ vốn là cõi Bắc, do tổ tiên cội gốc vững bền
    Xuân Đài châu nay thuộc miền Nam, truyền con cháu giống dòng hưng thịnh.
    Gia đình xuất thân nhà nông và theo nho học. Ông thân sinh là Hoàng Văn Cự làm hương chức, qua đời năm 54 tuổi. Bà thân mẫu Phạm Thị Khuê thọ 88 tuổi, tần tảo làm ruộng và chăn tằm, nuôi dạy con cái. Gia đình có 11 người con, 8 trai, 3 gái. Lớn lên và được học hành, 6 người đỗ đạt: một phó bảng, 3 cử nhân và 2 tú tài.
    Khoa thi hương tại Thừa Thiên năm 1848, Hoàng Kim Giám, 23 tuổi và Hoàng Kim Tích, tức Hoàng Diệu, 20 tuổi cùng đỗ cử nhân (1). Bấy giờ, chánh chủ khảo - Tham tri bộ binh Hoàng Tế Mỹ và phó chủ khảo - biện lý bộ lễ Phan Huy Thực thấy trong văn bài của hai anh em có những điểm giống nhau nên ngờ vực. Được tấu trình, Tự Đức cho tổ chức phúc hạch riêng hai anh em, mỗi người ngồi một phòng ở tả vu và hữu vu điện Cần Chánh... Sau khi xét duyệt, Tự Đức ngự phê: "Văn hành công khí, quý đắc chân tài, huynh đệ đồng khoa, thành vi mỹ sự" - nghĩa là: Sự hành văn là việc chung, cốt để chọn chân tài, anh em đỗ đồng khoa là việc tốt đẹp. Hoàng Kim Giám không ra làm quan, qua đời năm 34 tuổi.Hoàng Diệu, 25 tuổi thi đình (1853) đỗ phó bảng.
    Một nhân cách cao đẹp
    Gần xa trong tỉnh, anh em Hoàng Diệu nổi tiếng hiếu học và học giỏi. Tài liệu của gia tộc còn chép lại câu đối trước đây dán trước bàn học của Hoàng Diệu:
    Hoành Cừ giáo nhân học: mạc tiên nghĩa lợi chi biên
    Âu Dương đối khách chí: thường tại sơn thủy chi gian.

    Nghĩa là:
    Hoành Cừ dạy người cầu học: phải trước tiên phân biệt
    nghĩa trọng lợi khinh.
    Âu Dương tiếp khách đến chơi: thường nhàn hạ luận bàn
    sơn thanh thủy tú.
    (Diễn nôm của thi sĩ Thái Can).
    Trên các bước đường làm quan, theo Đại Nam chính biên liệt truyện, Hoàng Diệu "tính tình cương trực, thanh liêm, lâm sự quyết đoán, có phong độ bậc đại thần".
    Về phần mình, trong khi bôn ba với công việc, Hoàng Diệu luôn giữ nếp nhà. Theo tục thời ấy, vừa nhận chức hàn lâm viện kiểm thảo (giúp việc trưởng biên tập, biên duyệt sách có quan hệ đến triều đại", Hoàng Diệu xin về chịu tang cha (1854) cho đến mãn tang. Cuối năm 1879, trước khi đi trấn nhiệm tổng đốc Hà Ninh, Hoàng Diệu được về thăm mẹ già đã 80 tuổi. Vào dịp ấy, Tự Đức ban thưởng sâm, quế, lụa và bạc, Hoàng Diệu dâng biểu tạ ơn, có câu: "Thần bận việc nước nên chưa dám lo việc nhà. Xin hết lòng làm việc có lợi cho nước..." (dịch nghĩa).
    Hoàng Diệu đảm nhận các trọng trách, cha mẹ và vợ chánh thất được vinh phong các tước hiệu, nhưng gia đình ở làng sống rất dân dã. Khi tin Hoàng Diệu tuẫn tiết được báo về làng, bà vợ đang làm ở ngoài đồng đã ngất xỉu bên bờ ruộng.
    Sau thời hạn mãn tang cha, Hoàng Diệu được bổ làm tri phủ ở Tuy Phước, Bình Định. Do nha lại lầm lẫn án từ, ông bị giáng chức làm tri huyện Hương Trà, Thừa Thiên. Năm 1864, xảy ra vụ nổi dậy của Hồng Tập, con hoàng thân Miên áo, em chú bác của Hồng Nhậm tức vua Tự Đức, cùng với một số người khác. Bại lộ, Hồng Tập và Nguyễn Văn Viện bị án chém. Hoàng Diệu đến nhậm chức tri huyện Hương Trà thay Tôn Thất Thanh bị đổi đi nơi khác, bấy giờ có mặt trong lúc hành quyết đã nghe Hồng Tập nói: "Vì tức giận về hòa nghị mà bị tội, xin chớ ghép vào tội phản nghịch". Sau đó các quan Phan Huy Kiệm, Trần Gia Huệ và Biện Vĩnh tâu lên Tự Đức, đề nghị nhà vua nên theo gương Hán Minh Đế, thẩm tra lại vụ án. Tự Đức phán là vụ án đã được đình thần thẩm xét kỹ, nay nghe Phan Huy Kiệm nói Hoàng Diệu đã kể lại lời trăn trối của Hồng Tập, bèn quyết định giáng chức Phan Huy Kiệm, Trần Gia Huệ, Biện Vĩnh và Hoàng Diệu (theo Đại Nam thực lục chính biên, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1974).
    Tháng 9 năm Giáp Tý (1864), Đặng Huy Trứ đang là Bố chánh Quảng Nam, trong một bản sớ tiến cử người hiền tài trình lên Tự Đức đã viết: "...Ông Nguyễn Quýnh, nguyên Bố chánh Khánh Hòa, người trong hạt của thần, ông Hoàng Diệu, nguyên chi phủ Hương Trà và ông Phan Thanh Nhã, cả ba người này đều cử nhân, phó bảng xuất thân, đều là người cương trực, mẫn cán từng kinh qua địa phương, phủ, huyện cai trị không nhiễu dân, tuy mắc lỗi lầm chưa khôi phục, nhưng khi ở địa phương hoặc phủ huyện đều được sở dân tin yêu, khi ra đi mọi người đều nhớ. Những người như vậy không có nhiều. Nếu họ được nhà vua bỏ qua lỗi lầm mà đem dùng thì ở một huyện, họ là tri huyện hiền tài, ở phủ có thể là tri phủ tốt, ở tỉnh có thể giữ chức quan trọng, nghĩ rằng không nên vì một chi tiết mà để một số người suốt đời mai một. Huống chi lúc này, nước nhà đang gặp nhiều việc, lại có người không có việc thì thật là uổng phí, triều đình đã mất nhiều năm đào tạo, dạy bảo mới được những người như thế. Trong số này, ông Nguyễn Quýnh có thể đảm nhận được chức bố chánh, án sát một tỉnh lớn. Các ông Hoàng Diệu, Phan Thanh Nhã có thể đảm đương chức tri huyện, tri phủ một nơi quan yếu còn khuyết...".
    Ngày 20 cùng tháng, Bộ Lại nhận lời châu phê: "... Nguyễn Quýnh lãnh ngay chức chi phủ, Hoàng Diệu và Phan Thanh Nhã được phục ngay chức tri huyện".
    Qua duyên tri ngộ này, năm 1871, Hoàng Diệu với chức trách khâm phái quân vụ, đã cùng Đặng Huy Trứ đi dẹp phỉ ở biên giới (trích Đặng Huy Trứ, con người và tác phẩm do Đặng Huy Côn chủ biên, nhóm Trà Lĩnh xuất bản năm 1990).
    Năm 1874, trong khi giữ chức tham tri Bộ Lại, kiêm quản Đô sát viện và sung cơ mật đại thần, Hoàng Diệu lại bị giáng hai cấp lưu.
    Năm 1878, ở Quảng Nam xảy ra nạn lụt rất lớn gọi là "nạn lụt bất quá" vì dân chúng cho là "bất quá nước tràn đến sân là cùng", ít đề phòng... Nhưng rồi nước tràn về rất mạnh, cuốn trôi nhiều nhà cửa thóc lúa và súc vật, một số người chết trôi, đồng ruộng nhiều nơi ngập úng, hư hại. Tiếp đó, nhiều phủ huyện lâm vào cảnh bệnh tật, chết đói, trộm cướp, dân chúng phải ăn củ chuối trừ bữa.
    Tiếp được biểu chương của quan địa phương, Tự Đức quyết định xuất tiền gạo công quỹ để chẩn tế và tìm người giao phó trách nhiệm.
    Theo đề nghị của Hoàng Diệu, và biết ông là người chính trực, am hiểu dân tình, phong tục đất Quảng, Tự Đức trao cho ông chức khâm sai đại thần cầm cờ tiết và quyền "tiện nghi hành sự", lo việc chẩn tế an dân, dẹp trừ trộm cướp.
    Đi sát tìm hiểu dân tình, sử dụng quyền hành thận trọng, Hoàng Diệu sớm hoàn thành trọng trách, ổn định lại tình hình.
    Hồi ấy ở làng Giáo ái có một cường hào tên là Hương Phi, lợi dụng tình hình nhiễu nhương, tổ chức một bọn tay chân chuyên đi cướp bóc dân lành. Bị khống chế, bà con trong vùng sợ báo thù, không dám tố giác với cửa quan. Hoàng Diệu được tin liền mở cuộc điều tra, nắm bắt các bằng chứng xác thực, rồi bàn với quan tỉnh gọi Hương Phi đến xét hỏi. Theo chủ trương của Hoàng Diệu, nhiều nạn nhân gửi đơn tới tỉnh đường tố cáo tội ác của tên gian tế. Hoàng Diệu cho niêm yết tội trạng của Hương Phi và lên án trảm quyết. Dân chúng yên tâm, tin tưởng, và bọn cướp không dám hoành hành nữa.
    Cũng trong thời gian ấy, Hoàng Diệu phát giác tại các địa phương trong tỉnh có một người đỗ cử nhân khoa Bính Tý (1876) vì đã nhờ người khác làm bài, và hai người mang danh "tú tài" nhưng không có thực học. Cả ba đều bị truất bằng và phạt tội (theo Thực lục của Cao Xuân Dục, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1976). Thêm nữa, hai "ông tú tài", nhân nạn đói, chuyên mua rẻ bán đắt, vơ vét để làm giàu nên dân chúng càng oán ghét. Hoàng Diệu tìm hiểu chu đáo, trực tiếp gặp họ như những nhân sĩ trong vùng, qua đó thẩm tra học vấn. Được tấu trình, vua Tự Đức cho tổ chức sát hạch riêng những người ấy để có quyết định xử lý một cách danh chính ngôn thuận.
    Một năm lưu lại làm việc ở tỉnh nhà, Hoàng Diệu nổi tiếng là một người tài trí và quang minh chính trực.
    Sự nghiệp trên đất Bắc
    Phục chức sau vụ "tẩy oan" Hồng Tập, Hoàng Diệu lần đầu ra bắc năm 1868, làm tri phủ Đa Phúc, rồi tri phủ Lạng Giang (Bắc Giang), án sát Nam Định, bố chánh Bắc Ninh. Trong chín năm ấy, ông lập nhiều quân công, dẹp trộm cướp và an dân. ở đâu ông cũng được sĩ dân quý mến. Ở Quảng Nam ra Huế, năm 1878, Hoàng Diệu nhận chức tổng đốc An Tịnh (Nghệ An - Hà Tĩnh), nhưng vì nguyên tổng đốc Nguyễn Chính vẫn lưu nhiệm nên ông ở lại Huế, làm tham tri Bộ Lại (Thực lục của Cao Xuân Dục).
    Năm 1879, ông được cử làm phó sứ, cùng với chánh sứ là thượng thư Bộ Lễ Đỗ Đệ hội bàn với sứ thần Tây Ban Nha về một hiệp ước giao thương. Tiếp đó, ông được thăng thượng thư Bộ Binh.
    Đầu năm 1880, Hoàng Diệu nhận chức tổng đốc Hà Ninh (1) kiêm trông coi công việc thương chánh.
    Biết rõ dã tâm xâm lược của thực dân Pháp lúc bấy giờ, Hoàng Diệu bắt tay ngay vào việc chuẩn bị chiến đấu, kinh lý, biên phòng. Như Đại Nam chính biên liệt truyện nêu, tổng đốc Hà Ninh đã "cùng với tổng đốc tỉnh Sơn Tây Nguyễn Hữu Độ dâng sớ nói về việc bố phòng, lại cùng với Nguyễn Đình Nhuận mật tâu về chước phòng vị sẵn". Vua (Tự Đức) khen. "Nhưng sau đó - như trong di biểu nêu - vua lại trách cứ lưu binh... vì sợ giặc"... "chế ngự không đúng cách" (?)
    Một mặt khác, Hoàng Diệu quan tâm ổn định đời sống của dân chúng trong công bằng và trật tự. Ngày nay, ở Ô Quan Chưởng, đầu phố Hàng Chiếu, còn áp ở mặt tường cổng ra vào một phần tấm bia Lệnh cấm trừ tệ (Thân cấm khu tệ), niêm yết năm 1881, của tổng đốc Hà Ninh Hoàng Diệu và tuần phủ Hà Nội Hoàng Hữu Xứng, nhằm ngăn chặn các tệ nhũng nhiễu đối với nhân dân trong các dịp ma chay, cưới xin cũng như nạn vòi tiền, cướp bóc trên sông và ở các chợ, kèm theo các quy định cụ thể cần thi hành đến nơi đến chốn. Một di tích quý hiếm nói lên tấm lòng ưu ái của người công bộc mãi mãi còn giá trị của nó.
    Hoàng Diệu sống và làm việc ở Hà Nội non ba năm; bên mình hàng ngày chỉ có hai người tùy tùng. Một người con trai ra thăm cha, ông bảo con trở về sớm.
    Sau những ngày chiến đấu quyết liệt, gian lao, thành mất vào tay quân giặc và Hoàng Diệu tuẫn tiết tại Võ Miếu ngày 25-4-1882 (tức ngày 8 tháng 3 năm Nhâm Ngọ). Người Hà Nội vô cùng đau đớn. Ngay hôm sau, nhiều người họp lại, sắm sửa mền nệm tử tế, rước quan tài của Hoàng Diệu từ trong thành ra, tổ chức khâm liệm và mai táng tại khu vườn Dinh Đốc học (nay là địa điểm khách sạn Royal Star ở đường Trần Quý Cáp cạnh chợ Ngô Sĩ Liên, sau ga Hà Nội).
    Hơn một tháng sau hai người con trai ông ra Hà Nội lo liệu đưa thi hài thân sinh về an táng ở quê quán vào mùa thu năm ấy. Khu lăng mộ Hoàng Diệu, theo quyết định ngày 25-1-1994 của Bộ Văn hóa Thông tin, được công nhận là một di tích lịch sử - văn hóa của nước nhà.
    Sau lần trùng tu thứ nhất năm 1982, ngày 3 tháng 4 năm 1998, công cuộc trùng tu lần thứ hai khu lăng mộ đã hoàn thành. Khang trang và khiêm tốn giữa một vùng đồng quê văn vật, trên diện tích khuôn viên khoảng 1.600 mét vuông, công trình này mãi mãi tồn tại trong lòng dân đất Quảng và cả nước, phù hợp với phong cách Hoàng Diệu và thỏa lòng ngưỡng mộ, ước mong của mọi người.
    Người Hà Nội
  3. heongoc

    heongoc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/10/2004
    Bài viết:
    1.132
    Đã được thích:
    0
    Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan ​
    Ỷ Lan - có thuyết cho rằng tên thật của bà là Lê Thị Yến Loan - là một cô gái hái dâu, chăn tằm ở ngoại thành Thăng Long thời Lư. Ỷ Lan ra đời ở làng Thổ Lỗi (làng Sủi sau đổi là Siêu Loại, nay là xã Dương Xá, huyện Gia Lâm - Hà Nội) - năm nào không rõ, sử sách chỉ ghi lờ mờ: bà mất ở kinh thành Thăng Long vào năm 1117 - trên dưới 70 tuổi - thời Lư Nhân Tông. Sách Mộng khê bút đàm của Thẩm Hoạt có chép "Nhật Tôn (tức Lư Thánh Tông) mất, Càn Đức (Lý Nhân Tông) lên, dùng quan là Lý Thượng Cát (Lý Thường Kiệt) và mẹ là thái phi Lê Thị Yến Loan cùng coi việc nước".
    Câu chuyện Yến Loan vào cung vua Lý, đó là một giai thoại người người đều nghe, đều biết.
    Thuở ấy vào năm Quý Mão (1063) Lư Thánh Tông đă đến bốn mươi tuổi. Vua chưa có con trai để truyền ngôi báu, đêm ngày triều thần lo ngại. Vua bèn thân hành đi cầu tự khắp các chùa chiền, miếu mạo nhưng không hiệu nghiệm, Lý Thánh Tông lo lắng cho triều đ́ình nhà Lý và xă tắc Đại Việt. Một sớm mùa xuân, vua về viếng thăm chùa Dâu (tổng Dương quang phủ Thuận Thành) dân làng mở hội nghênh giá. Thánh Tông hoàng đế cùng ḥa vào dân chúng trong hội làng đông vui. Trai gái, già trẻ các làng đều ra rước vua. Đoàn xa giá của vua đi đến đâu, các làng lân cận nô nức, đổ xô về phía ấy. Duy chỉ cô thôn nữ xinh đẹp của làng Sủi vẫn điềm nhiên hái dâu, xem việc ngự giá của vua không có quan hệ ǵì đến ḿình .Cô gái vẫn miệt mài bên băi dâu, mặc cho đoàn ngự diễu qua. Lý Thánh Tông lấy làm lạ, bèn cho đ̣i người con gái có vẻ "kiêu căng" đang đứng bên nương dâu kề gốc lan ấy đến trước kiệu rồng để hỏi. Cô gái ung dung nhẹ nhàng tới quỳ tâu: Thiếp là con nhà nghèo hèn, phải làm lụng đầu tắt mặt tối, phụng dưỡng cha mẹ có đâu dám mong đi xem rước và nh́ìn mặt rồng".
    Vua thấy cô gái ăn mặc quê mùa, nhưng cử chỉ đoan trang dịu dàng, lời lời phong nhã, đối đáp phân minh, lễ nghĩa khác hẳn những người con gái mà vua đă từng gặp. Vua yêu vì sắc, trọng vì nết, nên cho cô gái theo long giá về kinh đô. Cô gái làng quê được đón về cung vua ấy là Yến Cô Nương xinh đẹp, nết na của làng Siêu-Loại (Sủi). Nhưng Lư Thánh Tông là ông vua chăm việc nước, luôn luôn thân chinh dẹp giặc. Vua ít nhàn rỗi để ngự tới cung Ỷ Lan. Đương lúc cung Ỷ Lan vắng tiếng đàn, tiếng sáo, thì́ bỗng một hôm sau khi Thánh Tông đi trảy hội chùa Thổ Lỗi, cung Ỷ Lan lại nhộn nhịp hơn xưa. Yến Cô Nương nhờ "thông minh vốn sẵn tư trời" được học tập, trau dồi đă trở thành một cung phi "nổi danh tài sắc một thời" kinh sử làu thông, văn chương uyên bác. Lý Thánh Tông đem ḷòng yêu mến, phong làm Ỷ Lan phu nhân, lấy tên cung Ỷ Lan và cũng có ý kỷ niệm cô gái đứng tựa bên gốc lan, khi tuân lệnh đến bệ kiến buổi đầu ở làng Sủi (Siêu Loại).
    Sau đó (1066), Ỷ Lan sinh hạ được một hoàng tử lấy tên là Kiền Đức. Kiền Đức trán cao, tay dài quá gối, thông minh, tuấn tú, vua càng yêu dấu hơn, Yến Loan được tôn là Ỷ Lan nguyên phi - đứng đầu các cung phi, sau thái hậu; con trai được lập làm thái tử.
    Năm Kỷ Dậu (1069), Lý Thánh Tông thân chinh đi đánh giặc ngoại xâm. Trong khi vua cùng Lý Thường Kiệt ở ngoài biên cương, Ỷ Lan nguyên phi đảm đang, chăm lo quốc sự, trị nước điều khiển có kỷ cương khiến thần dân thán phục, cơi nước được yên vui. Lý Thánh Tông từ ngoài biên ải đánh trận lâu ngày không thắng, chán nản rút quân quay về. Về chưa đến nơi, nghe dân chúng Châu Cư Liên (Tiên Lữ, Hải Hưng) ca ngợi nguyên phi Ỷ Lan ở nhà trị nước rất giỏi, ḷng dân cảm hóa, được suy tôn là bà Quan Âm, vua Thánh Tông tự trách ḿình: "Nguyên phi là đàn bà c̣òn làm được như thế, ta là đàn ông há thua sao! Vua lại tiếp tục trở ra đánh giặc, lần này thắng trận. Năm đó, mùa hạ vua đem quân về ca khúc khải hoàn, đại xá cho thiên hạ, giảm thuế khóa, phát tiền lụa, thóc cho dân nghèo. Ỷ Lan rất nhân từ dạy con ngoan, đào tạo con trở thành một nhà vua anh minh sau này; lại lo cho dân giàu nước mạnh, yêu thương nhân dân được mọi người kính phục.
    Năm Nhâm Tư (1072) tháng giêng mùa xuân, Lư Thánh Tông mất ở điện Hội Tiên. Hoàng thái tử Kiền Đức lên ngôi vua, tức vua Lý Nhân Tông. Khi ấy vua mới lên bảy, tôn mẹ là Ỷ Lan nguyên phi lên làm Linh Nhân hoàng thái hậu. Ỷ Lan vừa giúp coi triều chính, vừa làm nhiệm vụ bà mẹ dạy dỗ con. Trong khi vua c̣n thơ ấu, Ỷ Lan điều khiển cả quốc gia, cùng tể tướng Lý Thường Kiệt chủ trương đánh quân Tống xâm lược. Hai lần quân Tống đến (1075, 1077) vua Lý Nhân Tông chưa quá 10 tuổi, Ỷ Lan đă cùng Thái sư Lư Đạo Thành lo việc binh lương chuyển ra tiền tuyến. Trong lúc Tổ quốc lâm nguy Ỷ Lan đă cùng Lý Thường Kiệt giữ vững giang sơn xã tắc, công ấy đời sau c̣òn nhắc măi.
    Ỷ Lan xuất thân là một thôn nữ, nên hiểu thấu những khổ đau của người phụ nữ nông dân v́ nghèo khổ phải đem thân gán nợ cho nhà giàu, bà cho xuất của trong kho chuộc về, và xây dựng chồng con hạnh phúc cho họ. Về việc này Ngô Sĩ Liên đă có lời bàn: "Con gái nghèo đến nỗi phải đợ ḿình làm mướn, con trai nghèo đến nỗi không vợ đó là cùng dân của thiên hạ. Thái hậu (tức Ỷ Lan) đổi mệnh cho họ cũng là việc nhân chính vậy!". Ỷ Lan không những sửa sang việc quốc chính, tăng cường quân đội, bố pḥng, chăm lo việc mở mang dân trí, việc thi cử học hành và c̣n ban hành nhiều điều ích quốc lợi dân. ỷ Lan c̣n khuyên vua làm điều thiện, trị điều ác. Bà hiểu những gian nan của nông dân khi việc nông trang cày bừa không có trâu cày. ỷ Lan bảo vua phạt tội nặng những kẻ trộm trâu và giết trâu bừa bãi; có lần bà đã nói với vua: "Gần đây người kinh thành và làng ấp đă có kẻ trốn đi chuyên nghề trộm trâu. Nông dân cùng quẫn. Mấy nhà phải cày chung một trâu. Trước đây, ta đă từng mách việc ấy, và nhà nước đă ra lệnh cấm. Nhưng nay việc giết trâu lại có nhiều hơn trước". Nhân Tông bèn ra lệnh phạt rất nặng những người trộm và giết trâu, phạt cả vợ con và hàng xóm v́ tội không tố giác.
    Sống trong lầu son, gác tía mà lúc nào Ỷ Lan cũng không quên đến người nghèo, Ỷ Lan vẫn chăm sóc đến đời sống cùng cực của nông dân lao động. Cũng như Lý Thánh Tông, Ỷ Lan thường phát chẩn thóc lúa cho kẻ nghèo. Bà sùng đạo Phật, ưa làm việc từ thiện lập nhiều đ́nh chùa.
    Bà thường lui tới các đ́nh chùa, trao đổi với các tăng ni thuyết giáo đạo Phật. Năm 1096, bà bày cỗ chay ở chùa Khai Quốc (tức sau là chùa Trấn Quốc ở Thăng Long) thết các sư. Tiệc xong, bà ngồi kê cứu đạo Phật với các vị sư già học rộng. Bà hỏi về nguồn gốc đạo Phật ở các nước và ở ta. Bà có óc phán đoán đ̣i hỏi các sư "nói có sách mách có chứng". Chính nhờ câu chuyện giữa bà và các vị sư thời Lý (sách Thiên uyển tập anh ngữ lục đời Trần c̣òn ghi lại tường tận chuyện này), mà đến nay ta c̣n biết gốc tích sự truyền bá đạo Phật vào nước ta. Có lần bà đến chùa Phổ Minh (Từ Liêm) tranh luận với sư Thông Biến về những điều của Phật giáo. Bà cũng có làm những bài kinh, có câu kệ c̣n truyền lại đến ngày nay:
    Sắc là không, không tức sắc
    Không là sắc, sắc tức không
    Sắc? Không? thôi mặc cả,
    Mới thấu được chân tông (*)

    Là một nữ nông dân nghèo, được hưởng phú quý vinh hoa, bà vẫn cho là điều "sắc sắc, không không", đó là phù vân... Bà là một người phụ nữ mà vương giả, ngọc ngà vàng son không thể làm vẩn đục tâm hồn, cũng là một phụ nữ hiếm có trong lịch sử ngh́ìn năm trước.
    Ngày 25 tháng 7 năm Đinh Dậu, Hội tường đại khánh năm thứ 8 (1117) đời Lư Nhân Tông, bà mất, được hỏa táng, dâng thụy là Phù Thánh Linh Nhân Hoàng thái hậu, mai táng ở Thọ Lăng phủ Thiên Đức. Hiện nay cọ̀n miếu thờ bà ở hai xă Cẩm Đới và Cẩm Cầu huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương.
    Người Hà Nội
  4. heongoc

    heongoc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/10/2004
    Bài viết:
    1.132
    Đã được thích:
    0
    Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan ​
    Ỷ Lan - có thuyết cho rằng tên thật của bà là Lê Thị Yến Loan - là một cô gái hái dâu, chăn tằm ở ngoại thành Thăng Long thời Lư. Ỷ Lan ra đời ở làng Thổ Lỗi (làng Sủi sau đổi là Siêu Loại, nay là xã Dương Xá, huyện Gia Lâm - Hà Nội) - năm nào không rõ, sử sách chỉ ghi lờ mờ: bà mất ở kinh thành Thăng Long vào năm 1117 - trên dưới 70 tuổi - thời Lư Nhân Tông. Sách Mộng khê bút đàm của Thẩm Hoạt có chép "Nhật Tôn (tức Lư Thánh Tông) mất, Càn Đức (Lý Nhân Tông) lên, dùng quan là Lý Thượng Cát (Lý Thường Kiệt) và mẹ là thái phi Lê Thị Yến Loan cùng coi việc nước".
    Câu chuyện Yến Loan vào cung vua Lý, đó là một giai thoại người người đều nghe, đều biết.
    Thuở ấy vào năm Quý Mão (1063) Lư Thánh Tông đă đến bốn mươi tuổi. Vua chưa có con trai để truyền ngôi báu, đêm ngày triều thần lo ngại. Vua bèn thân hành đi cầu tự khắp các chùa chiền, miếu mạo nhưng không hiệu nghiệm, Lý Thánh Tông lo lắng cho triều đ́ình nhà Lý và xă tắc Đại Việt. Một sớm mùa xuân, vua về viếng thăm chùa Dâu (tổng Dương quang phủ Thuận Thành) dân làng mở hội nghênh giá. Thánh Tông hoàng đế cùng ḥa vào dân chúng trong hội làng đông vui. Trai gái, già trẻ các làng đều ra rước vua. Đoàn xa giá của vua đi đến đâu, các làng lân cận nô nức, đổ xô về phía ấy. Duy chỉ cô thôn nữ xinh đẹp của làng Sủi vẫn điềm nhiên hái dâu, xem việc ngự giá của vua không có quan hệ ǵì đến ḿình .Cô gái vẫn miệt mài bên băi dâu, mặc cho đoàn ngự diễu qua. Lý Thánh Tông lấy làm lạ, bèn cho đ̣i người con gái có vẻ "kiêu căng" đang đứng bên nương dâu kề gốc lan ấy đến trước kiệu rồng để hỏi. Cô gái ung dung nhẹ nhàng tới quỳ tâu: Thiếp là con nhà nghèo hèn, phải làm lụng đầu tắt mặt tối, phụng dưỡng cha mẹ có đâu dám mong đi xem rước và nh́ìn mặt rồng".
    Vua thấy cô gái ăn mặc quê mùa, nhưng cử chỉ đoan trang dịu dàng, lời lời phong nhã, đối đáp phân minh, lễ nghĩa khác hẳn những người con gái mà vua đă từng gặp. Vua yêu vì sắc, trọng vì nết, nên cho cô gái theo long giá về kinh đô. Cô gái làng quê được đón về cung vua ấy là Yến Cô Nương xinh đẹp, nết na của làng Siêu-Loại (Sủi). Nhưng Lư Thánh Tông là ông vua chăm việc nước, luôn luôn thân chinh dẹp giặc. Vua ít nhàn rỗi để ngự tới cung Ỷ Lan. Đương lúc cung Ỷ Lan vắng tiếng đàn, tiếng sáo, thì́ bỗng một hôm sau khi Thánh Tông đi trảy hội chùa Thổ Lỗi, cung Ỷ Lan lại nhộn nhịp hơn xưa. Yến Cô Nương nhờ "thông minh vốn sẵn tư trời" được học tập, trau dồi đă trở thành một cung phi "nổi danh tài sắc một thời" kinh sử làu thông, văn chương uyên bác. Lý Thánh Tông đem ḷòng yêu mến, phong làm Ỷ Lan phu nhân, lấy tên cung Ỷ Lan và cũng có ý kỷ niệm cô gái đứng tựa bên gốc lan, khi tuân lệnh đến bệ kiến buổi đầu ở làng Sủi (Siêu Loại).
    Sau đó (1066), Ỷ Lan sinh hạ được một hoàng tử lấy tên là Kiền Đức. Kiền Đức trán cao, tay dài quá gối, thông minh, tuấn tú, vua càng yêu dấu hơn, Yến Loan được tôn là Ỷ Lan nguyên phi - đứng đầu các cung phi, sau thái hậu; con trai được lập làm thái tử.
    Năm Kỷ Dậu (1069), Lý Thánh Tông thân chinh đi đánh giặc ngoại xâm. Trong khi vua cùng Lý Thường Kiệt ở ngoài biên cương, Ỷ Lan nguyên phi đảm đang, chăm lo quốc sự, trị nước điều khiển có kỷ cương khiến thần dân thán phục, cơi nước được yên vui. Lý Thánh Tông từ ngoài biên ải đánh trận lâu ngày không thắng, chán nản rút quân quay về. Về chưa đến nơi, nghe dân chúng Châu Cư Liên (Tiên Lữ, Hải Hưng) ca ngợi nguyên phi Ỷ Lan ở nhà trị nước rất giỏi, ḷng dân cảm hóa, được suy tôn là bà Quan Âm, vua Thánh Tông tự trách ḿình: "Nguyên phi là đàn bà c̣òn làm được như thế, ta là đàn ông há thua sao! Vua lại tiếp tục trở ra đánh giặc, lần này thắng trận. Năm đó, mùa hạ vua đem quân về ca khúc khải hoàn, đại xá cho thiên hạ, giảm thuế khóa, phát tiền lụa, thóc cho dân nghèo. Ỷ Lan rất nhân từ dạy con ngoan, đào tạo con trở thành một nhà vua anh minh sau này; lại lo cho dân giàu nước mạnh, yêu thương nhân dân được mọi người kính phục.
    Năm Nhâm Tư (1072) tháng giêng mùa xuân, Lư Thánh Tông mất ở điện Hội Tiên. Hoàng thái tử Kiền Đức lên ngôi vua, tức vua Lý Nhân Tông. Khi ấy vua mới lên bảy, tôn mẹ là Ỷ Lan nguyên phi lên làm Linh Nhân hoàng thái hậu. Ỷ Lan vừa giúp coi triều chính, vừa làm nhiệm vụ bà mẹ dạy dỗ con. Trong khi vua c̣n thơ ấu, Ỷ Lan điều khiển cả quốc gia, cùng tể tướng Lý Thường Kiệt chủ trương đánh quân Tống xâm lược. Hai lần quân Tống đến (1075, 1077) vua Lý Nhân Tông chưa quá 10 tuổi, Ỷ Lan đă cùng Thái sư Lư Đạo Thành lo việc binh lương chuyển ra tiền tuyến. Trong lúc Tổ quốc lâm nguy Ỷ Lan đă cùng Lý Thường Kiệt giữ vững giang sơn xã tắc, công ấy đời sau c̣òn nhắc măi.
    Ỷ Lan xuất thân là một thôn nữ, nên hiểu thấu những khổ đau của người phụ nữ nông dân v́ nghèo khổ phải đem thân gán nợ cho nhà giàu, bà cho xuất của trong kho chuộc về, và xây dựng chồng con hạnh phúc cho họ. Về việc này Ngô Sĩ Liên đă có lời bàn: "Con gái nghèo đến nỗi phải đợ ḿình làm mướn, con trai nghèo đến nỗi không vợ đó là cùng dân của thiên hạ. Thái hậu (tức Ỷ Lan) đổi mệnh cho họ cũng là việc nhân chính vậy!". Ỷ Lan không những sửa sang việc quốc chính, tăng cường quân đội, bố pḥng, chăm lo việc mở mang dân trí, việc thi cử học hành và c̣n ban hành nhiều điều ích quốc lợi dân. ỷ Lan c̣n khuyên vua làm điều thiện, trị điều ác. Bà hiểu những gian nan của nông dân khi việc nông trang cày bừa không có trâu cày. ỷ Lan bảo vua phạt tội nặng những kẻ trộm trâu và giết trâu bừa bãi; có lần bà đã nói với vua: "Gần đây người kinh thành và làng ấp đă có kẻ trốn đi chuyên nghề trộm trâu. Nông dân cùng quẫn. Mấy nhà phải cày chung một trâu. Trước đây, ta đă từng mách việc ấy, và nhà nước đă ra lệnh cấm. Nhưng nay việc giết trâu lại có nhiều hơn trước". Nhân Tông bèn ra lệnh phạt rất nặng những người trộm và giết trâu, phạt cả vợ con và hàng xóm v́ tội không tố giác.
    Sống trong lầu son, gác tía mà lúc nào Ỷ Lan cũng không quên đến người nghèo, Ỷ Lan vẫn chăm sóc đến đời sống cùng cực của nông dân lao động. Cũng như Lý Thánh Tông, Ỷ Lan thường phát chẩn thóc lúa cho kẻ nghèo. Bà sùng đạo Phật, ưa làm việc từ thiện lập nhiều đ́nh chùa.
    Bà thường lui tới các đ́nh chùa, trao đổi với các tăng ni thuyết giáo đạo Phật. Năm 1096, bà bày cỗ chay ở chùa Khai Quốc (tức sau là chùa Trấn Quốc ở Thăng Long) thết các sư. Tiệc xong, bà ngồi kê cứu đạo Phật với các vị sư già học rộng. Bà hỏi về nguồn gốc đạo Phật ở các nước và ở ta. Bà có óc phán đoán đ̣i hỏi các sư "nói có sách mách có chứng". Chính nhờ câu chuyện giữa bà và các vị sư thời Lý (sách Thiên uyển tập anh ngữ lục đời Trần c̣òn ghi lại tường tận chuyện này), mà đến nay ta c̣n biết gốc tích sự truyền bá đạo Phật vào nước ta. Có lần bà đến chùa Phổ Minh (Từ Liêm) tranh luận với sư Thông Biến về những điều của Phật giáo. Bà cũng có làm những bài kinh, có câu kệ c̣n truyền lại đến ngày nay:
    Sắc là không, không tức sắc
    Không là sắc, sắc tức không
    Sắc? Không? thôi mặc cả,
    Mới thấu được chân tông (*)

    Là một nữ nông dân nghèo, được hưởng phú quý vinh hoa, bà vẫn cho là điều "sắc sắc, không không", đó là phù vân... Bà là một người phụ nữ mà vương giả, ngọc ngà vàng son không thể làm vẩn đục tâm hồn, cũng là một phụ nữ hiếm có trong lịch sử ngh́ìn năm trước.
    Ngày 25 tháng 7 năm Đinh Dậu, Hội tường đại khánh năm thứ 8 (1117) đời Lư Nhân Tông, bà mất, được hỏa táng, dâng thụy là Phù Thánh Linh Nhân Hoàng thái hậu, mai táng ở Thọ Lăng phủ Thiên Đức. Hiện nay cọ̀n miếu thờ bà ở hai xă Cẩm Đới và Cẩm Cầu huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương.
    Người Hà Nội
  5. heongoc

    heongoc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/10/2004
    Bài viết:
    1.132
    Đã được thích:
    0
    Một nhà giáo được lưu danh sử sách
    Sau khi chiêm ngưỡng Tháp Bút soi bóng nước Hồ Gươm, bước lên cầu Thê Húc đọng ánh mặt trời qua Đắc Nguyệt Lâu - lầu đẫm ánh trăng - vào thắp nén nhang trước tượng Văn Xương (Thần coi Văn học) và tượng Hưng Đạo Vương (Anh hùng bảo vệ Tổ quốc), tiến ra Trấn Ba Đình (Đình chắn sóng) ngắm Tháp Rùa xa xa, người nay cảm phục người xưa biết tạo ra cảnh quan văn hoá - lịch sử - tôn giáo dựa vào vẻ tự nhiên sẵn có giữa lòng Thăng Long - Hà Nội. Biết bao trí tuệ, công sức đã cống hiến vào đó! Một trong những người có công ấy, là danh nhân văn hoá tiến sĩ Vũ Tông Phan (1800-1851).
    Gia đình ông đã di cư từ Hải Dương ra định cư ở thôn Tự Tháp bên Hồ Gươm (nay là các phố Lê Thái Tổ - Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Lúc dầu Vũ Tông Phan học với thân phụ, sau theo học tiến sĩ Phạm Quý Thích, kết bạn với Nguyễn Văn Siêu, Ngô Thế Vinh, Lê Duy Trung và sau này trở thành đồng sự trong chấn hưng văn hoá Thăng Long. Ông đỗ tiến sĩ năm 26 tuổi, chỉ làm quan 7 năm rồi lui về dạy học cho đến cuối đời.
    Là người có học, Vũ Tông Phan nhận thức rõ cảnh "xuống cấp" của Hà Nội (do triều Nguyễn hạ thấp văn hoá Thăng Long, độc tôn văn hoá Huế), ông cùng các danh sĩ Bắc Hà như Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Văn Siêu, Cao Bá Quát, Lê Duy Trung, Bùi Như Tùng khởi xướng công cuộc chấn hưng văn hoá Thăng Long, kêu gọi sĩ phu về "làm quân tử trong làng, làm thầy đồ trong xã", mở hàng loạt trường từ quanh vùng hồ Gươm (1834) và ở các làng xã, xây Văn chỉ Thọ Xương (1836) và sáng lập đền Ngọc Sơn (1841) như một cơ sở giáo hoá kẻ sĩ và người bình dân, khắc in và tàng trữ sách, giảng đạo lý cổ truyền, duy trì thuần phong mỹ tục, chống mê tín. Ông đã có thơ:
    Hồ Tây cảnh sắc khó đề thơ,
    Thu tứ về thêm nhuốm sắc mơ.
    Đồi Phượng bóng mây xanh biêng biếc,
    Bãi Trâu minh nguyệt sóng lững lờ.
    Chùa Tây Trấn Vũ khua chuông rộn,
    Gác bắc chài thôn chở nguyệt mờ...

    (Vũ Thế Khôn dịch)
    Ông còn viết về sông Hồng:
    Vạn thuở dòng sông nước chảy xuôi,
    Thành xưa cúi vọng ngắm lầu tươi.
    Đông Hải nắng rực ngàn sông tới,
    Tây Lĩnh mây xanh lặng lẽ trôi...

    (Vũ Băng Tú dịch)
    Bất kể ý đồ của triều đình Huế, nhưng nỗ lực của sĩ phu và các tầng lớp dân chúng đã đưa Hà Nội vươn lên vị trí thành phố đứng đầu đất nước về nghệ thuật, kỹ nghệ, thương nghiệp, sự giàu có, số dân đông đúc, lịch duyệt và có học vấn. Nhà giáo Vũ Tông Phan đã đào tạo được nhiều người tài giỏi và cũng sáng tác rất nhiều. Đặc biệt có lẽ chưa sĩ phu nào viết nhiều đến thế, viết đến trăm bài về cảnh và người Thăng Long ngàn năm văn hiến, viết nhiều văn bia ở đền Hai Bà Trưng, đền Ngọc Sơn và rất nhiều thơ hoài cổ Thăng Long, ngâm vịnh hồ Hoàn Kiếm.
    Ở nhà thơ họ Vũ Lương Ngọc có câu đối:
    "Thiên thu đức thụ hoa kỳ kế
    Bách đại thư điền cốc dĩ di".

    (nghìn năm cây đức hoa nở tiếp,
    trăm đời ruộng sách thóc gạo còn dư)
    Và cả bức hoành phi do Vua Tự Đức ban cho 4 chữ: "Đào thục hậu tiến" (có công đào tạo lớp người sau). Muốn tra cứu kỹ hơn xin các bạn tìm đọc cuốn "Vũ Tông Phan với văn hoá Thăng Long - Hà Nội" (Xuất bản năm 2001).
    Trần Đồng Quang (Báo GD&TĐ)
    Người Hà Nội
  6. heongoc

    heongoc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/10/2004
    Bài viết:
    1.132
    Đã được thích:
    0
    Một nhà giáo được lưu danh sử sách
    Sau khi chiêm ngưỡng Tháp Bút soi bóng nước Hồ Gươm, bước lên cầu Thê Húc đọng ánh mặt trời qua Đắc Nguyệt Lâu - lầu đẫm ánh trăng - vào thắp nén nhang trước tượng Văn Xương (Thần coi Văn học) và tượng Hưng Đạo Vương (Anh hùng bảo vệ Tổ quốc), tiến ra Trấn Ba Đình (Đình chắn sóng) ngắm Tháp Rùa xa xa, người nay cảm phục người xưa biết tạo ra cảnh quan văn hoá - lịch sử - tôn giáo dựa vào vẻ tự nhiên sẵn có giữa lòng Thăng Long - Hà Nội. Biết bao trí tuệ, công sức đã cống hiến vào đó! Một trong những người có công ấy, là danh nhân văn hoá tiến sĩ Vũ Tông Phan (1800-1851).
    Gia đình ông đã di cư từ Hải Dương ra định cư ở thôn Tự Tháp bên Hồ Gươm (nay là các phố Lê Thái Tổ - Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Lúc dầu Vũ Tông Phan học với thân phụ, sau theo học tiến sĩ Phạm Quý Thích, kết bạn với Nguyễn Văn Siêu, Ngô Thế Vinh, Lê Duy Trung và sau này trở thành đồng sự trong chấn hưng văn hoá Thăng Long. Ông đỗ tiến sĩ năm 26 tuổi, chỉ làm quan 7 năm rồi lui về dạy học cho đến cuối đời.
    Là người có học, Vũ Tông Phan nhận thức rõ cảnh "xuống cấp" của Hà Nội (do triều Nguyễn hạ thấp văn hoá Thăng Long, độc tôn văn hoá Huế), ông cùng các danh sĩ Bắc Hà như Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Văn Siêu, Cao Bá Quát, Lê Duy Trung, Bùi Như Tùng khởi xướng công cuộc chấn hưng văn hoá Thăng Long, kêu gọi sĩ phu về "làm quân tử trong làng, làm thầy đồ trong xã", mở hàng loạt trường từ quanh vùng hồ Gươm (1834) và ở các làng xã, xây Văn chỉ Thọ Xương (1836) và sáng lập đền Ngọc Sơn (1841) như một cơ sở giáo hoá kẻ sĩ và người bình dân, khắc in và tàng trữ sách, giảng đạo lý cổ truyền, duy trì thuần phong mỹ tục, chống mê tín. Ông đã có thơ:
    Hồ Tây cảnh sắc khó đề thơ,
    Thu tứ về thêm nhuốm sắc mơ.
    Đồi Phượng bóng mây xanh biêng biếc,
    Bãi Trâu minh nguyệt sóng lững lờ.
    Chùa Tây Trấn Vũ khua chuông rộn,
    Gác bắc chài thôn chở nguyệt mờ...

    (Vũ Thế Khôn dịch)
    Ông còn viết về sông Hồng:
    Vạn thuở dòng sông nước chảy xuôi,
    Thành xưa cúi vọng ngắm lầu tươi.
    Đông Hải nắng rực ngàn sông tới,
    Tây Lĩnh mây xanh lặng lẽ trôi...

    (Vũ Băng Tú dịch)
    Bất kể ý đồ của triều đình Huế, nhưng nỗ lực của sĩ phu và các tầng lớp dân chúng đã đưa Hà Nội vươn lên vị trí thành phố đứng đầu đất nước về nghệ thuật, kỹ nghệ, thương nghiệp, sự giàu có, số dân đông đúc, lịch duyệt và có học vấn. Nhà giáo Vũ Tông Phan đã đào tạo được nhiều người tài giỏi và cũng sáng tác rất nhiều. Đặc biệt có lẽ chưa sĩ phu nào viết nhiều đến thế, viết đến trăm bài về cảnh và người Thăng Long ngàn năm văn hiến, viết nhiều văn bia ở đền Hai Bà Trưng, đền Ngọc Sơn và rất nhiều thơ hoài cổ Thăng Long, ngâm vịnh hồ Hoàn Kiếm.
    Ở nhà thơ họ Vũ Lương Ngọc có câu đối:
    "Thiên thu đức thụ hoa kỳ kế
    Bách đại thư điền cốc dĩ di".

    (nghìn năm cây đức hoa nở tiếp,
    trăm đời ruộng sách thóc gạo còn dư)
    Và cả bức hoành phi do Vua Tự Đức ban cho 4 chữ: "Đào thục hậu tiến" (có công đào tạo lớp người sau). Muốn tra cứu kỹ hơn xin các bạn tìm đọc cuốn "Vũ Tông Phan với văn hoá Thăng Long - Hà Nội" (Xuất bản năm 2001).
    Trần Đồng Quang (Báo GD&TĐ)
    Người Hà Nội
  7. heongoc

    heongoc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/10/2004
    Bài viết:
    1.132
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Siêu - Ngọn bút và đạo học ​
    Chuyện kể rằng có một cậu học trò ở tuổi 12 đã tự tay làm bức hoành phi treo nơi buồng học của mình với hai "lạc thiên". "Lạc" là vui, vui thú, thích thú, yên vui. "Thiên" là trời, là vũ trụ cũng như đạo lý. Từ điển Hán - Việt giải nghĩa như vậy. "Lạc thiên" là yên vui với đạo trời. Cậu học trò ấy là Nguyễn Siêu (1799-1872), từ thuở ấu thơ đến lúc nhắm mắt xuôi tay, 74 đời sống trọn ven với đạo lý "Lạc thiên" ấy, để lại cho hậu thế cả một sự nghiệp đồ sộ về giáo dục con người và nghiên cứu học thuật, nhưng trước hết là nhân cách sáng chói về tài năng và đức độ.
    Con người ấy, danh nhân văn hoá ấy đã được người đời sau chung đúc lại bao lời ngợi ca trong hai câu mười chữ:
    "Nhất đại Phương Đình bút. Thiên thu kiểm thuỷ biên"
    tạm dịch là: "Một trời ngọn bút Phương Đình, nghìn năm bên hồ Hoàn Kiếm".
    Phương Đình là tên hiệu, là bút danh của Nguyễn Siêu, cũng là tên một ngôi trường do ông lập ra để dạy học; ngôi trường ấy định vị ngày nay ở vào khoảng các số nhà 12, 14 ngõ Trại Găng, phố Bạch Mai, tiếc rằng chẳng còn dấu tích gì còn lại. Ngọn bút của Phương Đình, cái ngọn bút lông mà ông đã dùng để chữa bài, sửa văn cho bao lớp học trò và cho cả Tự Đức - nhà vua, nhà thơ uyên bác sử sách văn chương. Ngọn bút ấy ông đã dùng để viết nên hàng ngàn trang thơ, văn, kí, khảo cứu về Địa lí, Lịch sử, Xã hội. Ngọn bút ấy đã viết nên bao bản tấu trình gửi về triều đình giãi bày những nỗi thống khổ của dân chúng, cùng những kế sách nhằm thực hiện "Quốc thái, Dân an"; để rồi sau đó ông đã bị giáng chức, treo ấn từ quan, lui về dạy học và viết sách. Ngòi bút ấy đã hoá thành "Tháp bút" cùng "Đài nghiên" do ông tạo dựng như một công trình kiến trúc góp vào quần thể kiến trúc khu vực đền Ngọc Sơn cùng cầu Thê Húc, trấn Ba Đình, nay trở thành di tích lịch sử văn hoá quốc gia của Thăng Long - Hà Nội, của cả nước với bao nhiêu tự hào về đạo lý, truyền thống văn hiến của dân tộc và của người trí thức, hiện lên trong ba chữ "Tả thiên thanh", tức là "Viết lên trời xanh" do chính tay ông viết và được tạo trên thân Tháp bút, như để nói với người đương thời và lớp hậu sinh một điều cốt tử: phải biết trọng sự học, sự hiểu biết - một sự học, sự hiểu biết thật ngay thẳng, thật trong trẻo đến vô cùng. Đó chính là sự minh triết của đạo học.
    Về đạo học! Nguyễn Siêu đã có một câu nổi tiếng: "Xưa nay đạo học không có con đường tắt và nhà tranh vẫn hay có những người hiền tài". Lấy cái bất biến của đạo lý mà xem xét cái vạn biến của thực tại cũng thấy ý nghĩa thời sự, thâm sâu của những điều mà Nguyễn Siêu đã chắt lọc ra từ cả cuộc đời theo đuổi sự học, và trong đó có hơn ba mươi năm làm nghề dạy học của ông. Vào đêm giao thừa cũng như trong ngày đầu năm mới, người Thăng Long - Hà Nội, người Việt từ nhiều miền của đất nước tản bộ quanh hồ Hoàn Kiếm, vãn cảnh dền Ngọc Sơn, dừng chân thắp nén hương thành kính tưởng nhớ, ghi ơn tiền nhân, càng khắc sâu đạo lý sống của dân tộc mà nguyện một lòng gìn giữ, bồi đắp.
    Đức Thạc (Báo GD&TĐ)
    Người Hà Nội
  8. heongoc

    heongoc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/10/2004
    Bài viết:
    1.132
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Siêu - Ngọn bút và đạo học ​
    Chuyện kể rằng có một cậu học trò ở tuổi 12 đã tự tay làm bức hoành phi treo nơi buồng học của mình với hai "lạc thiên". "Lạc" là vui, vui thú, thích thú, yên vui. "Thiên" là trời, là vũ trụ cũng như đạo lý. Từ điển Hán - Việt giải nghĩa như vậy. "Lạc thiên" là yên vui với đạo trời. Cậu học trò ấy là Nguyễn Siêu (1799-1872), từ thuở ấu thơ đến lúc nhắm mắt xuôi tay, 74 đời sống trọn ven với đạo lý "Lạc thiên" ấy, để lại cho hậu thế cả một sự nghiệp đồ sộ về giáo dục con người và nghiên cứu học thuật, nhưng trước hết là nhân cách sáng chói về tài năng và đức độ.
    Con người ấy, danh nhân văn hoá ấy đã được người đời sau chung đúc lại bao lời ngợi ca trong hai câu mười chữ:
    "Nhất đại Phương Đình bút. Thiên thu kiểm thuỷ biên"
    tạm dịch là: "Một trời ngọn bút Phương Đình, nghìn năm bên hồ Hoàn Kiếm".
    Phương Đình là tên hiệu, là bút danh của Nguyễn Siêu, cũng là tên một ngôi trường do ông lập ra để dạy học; ngôi trường ấy định vị ngày nay ở vào khoảng các số nhà 12, 14 ngõ Trại Găng, phố Bạch Mai, tiếc rằng chẳng còn dấu tích gì còn lại. Ngọn bút của Phương Đình, cái ngọn bút lông mà ông đã dùng để chữa bài, sửa văn cho bao lớp học trò và cho cả Tự Đức - nhà vua, nhà thơ uyên bác sử sách văn chương. Ngọn bút ấy ông đã dùng để viết nên hàng ngàn trang thơ, văn, kí, khảo cứu về Địa lí, Lịch sử, Xã hội. Ngọn bút ấy đã viết nên bao bản tấu trình gửi về triều đình giãi bày những nỗi thống khổ của dân chúng, cùng những kế sách nhằm thực hiện "Quốc thái, Dân an"; để rồi sau đó ông đã bị giáng chức, treo ấn từ quan, lui về dạy học và viết sách. Ngòi bút ấy đã hoá thành "Tháp bút" cùng "Đài nghiên" do ông tạo dựng như một công trình kiến trúc góp vào quần thể kiến trúc khu vực đền Ngọc Sơn cùng cầu Thê Húc, trấn Ba Đình, nay trở thành di tích lịch sử văn hoá quốc gia của Thăng Long - Hà Nội, của cả nước với bao nhiêu tự hào về đạo lý, truyền thống văn hiến của dân tộc và của người trí thức, hiện lên trong ba chữ "Tả thiên thanh", tức là "Viết lên trời xanh" do chính tay ông viết và được tạo trên thân Tháp bút, như để nói với người đương thời và lớp hậu sinh một điều cốt tử: phải biết trọng sự học, sự hiểu biết - một sự học, sự hiểu biết thật ngay thẳng, thật trong trẻo đến vô cùng. Đó chính là sự minh triết của đạo học.
    Về đạo học! Nguyễn Siêu đã có một câu nổi tiếng: "Xưa nay đạo học không có con đường tắt và nhà tranh vẫn hay có những người hiền tài". Lấy cái bất biến của đạo lý mà xem xét cái vạn biến của thực tại cũng thấy ý nghĩa thời sự, thâm sâu của những điều mà Nguyễn Siêu đã chắt lọc ra từ cả cuộc đời theo đuổi sự học, và trong đó có hơn ba mươi năm làm nghề dạy học của ông. Vào đêm giao thừa cũng như trong ngày đầu năm mới, người Thăng Long - Hà Nội, người Việt từ nhiều miền của đất nước tản bộ quanh hồ Hoàn Kiếm, vãn cảnh dền Ngọc Sơn, dừng chân thắp nén hương thành kính tưởng nhớ, ghi ơn tiền nhân, càng khắc sâu đạo lý sống của dân tộc mà nguyện một lòng gìn giữ, bồi đắp.
    Đức Thạc (Báo GD&TĐ)
    Người Hà Nội
  9. heongoc

    heongoc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/10/2004
    Bài viết:
    1.132
    Đã được thích:
    0
    NHỮNG NGÔI CHÙA MANG TÊN CÁC BÀ Ở HÀ NỘI
    Ở Hà Nội có 6 ngôi chùa mang tên các bà: chùa Bà Ngô, chùa Bà nành, chùa Bà Đá, chùa Bà Già, chùa Bà Đanh, chùa Bà Móc.
    1. Chùa Bà Ngô ở phố Nguyễn Khuyến, quận Đống Đa, nay là số nhà 128. Tên chữ Há là "Ngọc Hồ tự". Tương chuyền chính ở chùa này vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497) đã gặp tiên, cùng tiên ngâm vịnh. Gọi là chùa Bà Ngô vì có tích chuyện kể rằng chùa do một bà họ Ngô xây dựng nên, nhưng cũng có tích kể là người xây chùa là một bà có chồng là người nước Ngô (Trung Quốc. Chưa rõ tích nào đúng.
    2. Chùa Bà Nành nay mang số nhà 154 phố Nguyễn Khuyến quận Đống Đa. Tương truyền vốn là nhà của một bà bán bánh, bán chè đậu nành. Bà là người phúc hậu, hay giúp đỡ người nghèo. Khi về già, bà đã bỏ tất cả tiền nong tích góp ra xây ngay trên đất nhà mình một ngôi chùa và xuất gia tu hành. Sau khi bà mất, dân làng đắp tượng bà và đặt trên tấm đá mà bà vẫn dùng làm bàn bán hàng. Nay tượng và bàn đá đó vẫn còn. Dân làng gọi đó là chùa Bà Nành. Tên chữ là "Tiên Phúc tự".
    3. Chùa Bà Đá, hiện nay ở số nhà 3 phố Nhà Thờ, quận Hoàn Kiếm. Lịch sử chùa được kể như sau: đời Lê Thánh Tông (1460 - 1697) ở làng Báo Thiên (khu vực Nhà thờ Lớn ngày nay) có người đào được một pho tượng Phật Bà bằng đá. Người ấy bèn dựng một ngôi chùa nhỏ để thờ ngay tại nơi đào được tượng. Sau dân làng thấy linh thiêng mới góp công, góp của xây thành chùa lớn, đón sư về trụ trì. Vì vậy chùa có tên là cùa Bà Đá tên chữ là "Linh Quang tự". Pho tượng đá đã bị mất trong vụ cháy chùa thời Pháp thuộc.
    4. Chùa Bà Già ở làng Phú Gia, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ. Chùa có một lai lịch khá cổ. Nguyên Phú Gia, tên nôm là làng Gạ, là nơi các vua đời Trần định cư một bộ phận người Chăm được đưa từ phía Nam ra. Những người này dựng một ngôi chùa mà sử Toàn thư đã phiên âm là Đa-da-li. Thái uý Trần Nhật Duật (1254 - 1330) thường tới đây đàm đạo về Phật giáo với vị sư Chăm trụ trì tại chùa này. Có thể cái tên Bà Già là từ Đa-da-li mà ra. Nay trong chùa còn bức hoành phi cổ khắc ba chữ "Bà Già tự".
    5. Chùa Bà Đanh cũng là một ngôi chùa dành cho người Chăm. Tây Hồ chí ghi là vua Lê Thánh Tông đã cho làm một thiền viện (vừa là chùa, vừa là một trung tâm nghiên cứu) ở gò Phượng Chuỷ bên bờ Nam Hồ Tây cho người Chăm hành đạo, gọi là thiền viện Châu Lâm. Gò Phượng Chuỷ nay là khu vực trường Chu Văn An, quận Ba Đình, nhưng dân thì gọi là chùa Bà Đanh. Sau hình như người Chăm chuyển sang khu vực khác, thiền viện hoang phế nên có câu ngạn ngữ "Vắng như chùa Bà Đanh". Tới thời Pháp thuộc, thực dân bắt dời chùa đi để xây xưởng in rồi xây trường học. Đồ thờ ở chùa Châu Lâm được đưa sang thờ chung với chùa Phúc Châu ở chỗ nay là số nhà 199B phố Thuỵ Khuê, gọi gộp là chùa Phúc Lâm. Nhưng hiện nay trong chùa còn tấm bia ghi dòng chữ "Châu Lâm tự hiệu là Bà Đanh tự". Có người nghiên cứu về địa phương này cho tên chùa là chùa Bà Đanh với suy luận rằng chùa vốn của người Chăm, tất có tượng các vũ nữ ở tư thế múa, tay dang, chân khuỳnh. Do vậy mà có tên Bà Banh, đọc trại thành Bà Đanh.
    6. Chùa Bà Móc ở số nhà 27 phố Nguyễn Thiếp, quận Hoàn Kiếm. Không rõ lai lịch của chùa. Chùa cũng không còn cổ vật, trừ tấm bia mang niên hiệu cảnh Thịnh thứ 4 (1796) do Nguyễn Cát Định làm đốc học ở Quốc Tử Giám soạn, nói về việc tu sửa chùa. Như vậy chùa cũng đã có trước đó ít ra là trăm năm.
    Người Hà Nội
  10. heongoc

    heongoc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/10/2004
    Bài viết:
    1.132
    Đã được thích:
    0
    NHỮNG NGÔI CHÙA MANG TÊN CÁC BÀ Ở HÀ NỘI
    Ở Hà Nội có 6 ngôi chùa mang tên các bà: chùa Bà Ngô, chùa Bà nành, chùa Bà Đá, chùa Bà Già, chùa Bà Đanh, chùa Bà Móc.
    1. Chùa Bà Ngô ở phố Nguyễn Khuyến, quận Đống Đa, nay là số nhà 128. Tên chữ Há là "Ngọc Hồ tự". Tương chuyền chính ở chùa này vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497) đã gặp tiên, cùng tiên ngâm vịnh. Gọi là chùa Bà Ngô vì có tích chuyện kể rằng chùa do một bà họ Ngô xây dựng nên, nhưng cũng có tích kể là người xây chùa là một bà có chồng là người nước Ngô (Trung Quốc. Chưa rõ tích nào đúng.
    2. Chùa Bà Nành nay mang số nhà 154 phố Nguyễn Khuyến quận Đống Đa. Tương truyền vốn là nhà của một bà bán bánh, bán chè đậu nành. Bà là người phúc hậu, hay giúp đỡ người nghèo. Khi về già, bà đã bỏ tất cả tiền nong tích góp ra xây ngay trên đất nhà mình một ngôi chùa và xuất gia tu hành. Sau khi bà mất, dân làng đắp tượng bà và đặt trên tấm đá mà bà vẫn dùng làm bàn bán hàng. Nay tượng và bàn đá đó vẫn còn. Dân làng gọi đó là chùa Bà Nành. Tên chữ là "Tiên Phúc tự".
    3. Chùa Bà Đá, hiện nay ở số nhà 3 phố Nhà Thờ, quận Hoàn Kiếm. Lịch sử chùa được kể như sau: đời Lê Thánh Tông (1460 - 1697) ở làng Báo Thiên (khu vực Nhà thờ Lớn ngày nay) có người đào được một pho tượng Phật Bà bằng đá. Người ấy bèn dựng một ngôi chùa nhỏ để thờ ngay tại nơi đào được tượng. Sau dân làng thấy linh thiêng mới góp công, góp của xây thành chùa lớn, đón sư về trụ trì. Vì vậy chùa có tên là cùa Bà Đá tên chữ là "Linh Quang tự". Pho tượng đá đã bị mất trong vụ cháy chùa thời Pháp thuộc.
    4. Chùa Bà Già ở làng Phú Gia, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ. Chùa có một lai lịch khá cổ. Nguyên Phú Gia, tên nôm là làng Gạ, là nơi các vua đời Trần định cư một bộ phận người Chăm được đưa từ phía Nam ra. Những người này dựng một ngôi chùa mà sử Toàn thư đã phiên âm là Đa-da-li. Thái uý Trần Nhật Duật (1254 - 1330) thường tới đây đàm đạo về Phật giáo với vị sư Chăm trụ trì tại chùa này. Có thể cái tên Bà Già là từ Đa-da-li mà ra. Nay trong chùa còn bức hoành phi cổ khắc ba chữ "Bà Già tự".
    5. Chùa Bà Đanh cũng là một ngôi chùa dành cho người Chăm. Tây Hồ chí ghi là vua Lê Thánh Tông đã cho làm một thiền viện (vừa là chùa, vừa là một trung tâm nghiên cứu) ở gò Phượng Chuỷ bên bờ Nam Hồ Tây cho người Chăm hành đạo, gọi là thiền viện Châu Lâm. Gò Phượng Chuỷ nay là khu vực trường Chu Văn An, quận Ba Đình, nhưng dân thì gọi là chùa Bà Đanh. Sau hình như người Chăm chuyển sang khu vực khác, thiền viện hoang phế nên có câu ngạn ngữ "Vắng như chùa Bà Đanh". Tới thời Pháp thuộc, thực dân bắt dời chùa đi để xây xưởng in rồi xây trường học. Đồ thờ ở chùa Châu Lâm được đưa sang thờ chung với chùa Phúc Châu ở chỗ nay là số nhà 199B phố Thuỵ Khuê, gọi gộp là chùa Phúc Lâm. Nhưng hiện nay trong chùa còn tấm bia ghi dòng chữ "Châu Lâm tự hiệu là Bà Đanh tự". Có người nghiên cứu về địa phương này cho tên chùa là chùa Bà Đanh với suy luận rằng chùa vốn của người Chăm, tất có tượng các vũ nữ ở tư thế múa, tay dang, chân khuỳnh. Do vậy mà có tên Bà Banh, đọc trại thành Bà Đanh.
    6. Chùa Bà Móc ở số nhà 27 phố Nguyễn Thiếp, quận Hoàn Kiếm. Không rõ lai lịch của chùa. Chùa cũng không còn cổ vật, trừ tấm bia mang niên hiệu cảnh Thịnh thứ 4 (1796) do Nguyễn Cát Định làm đốc học ở Quốc Tử Giám soạn, nói về việc tu sửa chùa. Như vậy chùa cũng đã có trước đó ít ra là trăm năm.
    Người Hà Nội

Chia sẻ trang này