1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cùng tìm hiểu về Hà Nội xưa và nay

Chủ đề trong 'Public Hà Nội' bởi GodFatherHN, 07/02/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. heongoc

    heongoc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/10/2004
    Bài viết:
    1.132
    Đã được thích:
    0
    Nguyên văn chữ hán:
    Thiên Đô Chiếu
    Tích Thương gia chí Bàn Canh ngũ thiên, Chu thất đãi Thành Vương tam tỉ. Khởi Tam Đại chi sổ quân tuẫn vu kỷ tư, vọng tự thiên tỉ. Dĩ kỳ đồ đại trạch trung, vi ức vạn thế tử tôn chi kế; thượng cẩn thiên mệnh, hạ nhân dân chí, cẩu hữu tiện triếp cải. Cố quốc tộ diên trường, phong tục phú phu. Nhi Đinh Lê nhị gia, nãi tuẫn kỷ tư, hốt thiên mệnh, võng đạo Thương Chu chi tích, thường an quyết ấp vu tư, trí thế đại phất trường, toán số đoản xúc, bách tín hao tổn, vạn vật thất nghi. Trẫm thậm thống chi, bất đắc bất tỉ.
    Huống Cao Vương cố đô Đại La thành, trạch thiên địa khu vực chi trung; đắc long bàn hổ cứ chi thế. Chính Nam Bắc Đông Tây chi vị; tiện giang sơn hướng bội chi nghi. Kỳ địa quảng nhi thản bình, quyết thổ cao nhi sảng khải. Dân cư miệt hôn điếm chi khốn; vạn vật cực phồn phụ chi phong. Biến lãm Việt bang, tư vi thắng địa. Thành tứ phương bức thấu chi yếu hội; vi vạn thế đế vương chi thượng đô.
    Trẫm dục nhân thử địa lợi dĩ định quyết cư, khanh đẳng như hà ?
    ========================
    Dịch nghĩa :
    Chiếu Dời Đô
    Ngày xưa, nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần dời đô; nhà Chu đến vua Thành Vương cũng ba lần dời đô, há phải các vua thời Tam đại ấy theo ý riêng tự dời đô xằng bậy đâu ? Làm như thế cốt để mưu nghiệp lớn, chọn ở chỗ giữa, làm kế cho con cháu muôn vạn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu có chỗ tiện thì dời đổi, cho nên vận nước lâu dài, phong tục giàu thịnh. Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng, coi thường mệnh trời, không noi theo việc cũ Thương Chu, cứ chịu yên đóng đô nơi đây, đến nỗi thế đại không dài, vận số ngắn ngủi, trăm họ tổn hao, muôn vật không hợp. Trẫm rất đau đớn, không thể không đổi dời.
    Huống chi thành Đại La, đô cũ của Cao Vương : ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa Nam Bắc Đông Tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nươc Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đung là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời.
    Trẫm muốn nhân địa lợi ấy để định nơi ở. Các khanh nghĩ thế nào ?
    Được heongoc sửa chữa / chuyển vào 19:07 ngày 18/10/2004
  2. heongoc

    heongoc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/10/2004
    Bài viết:
    1.132
    Đã được thích:
    0
    Nguyên văn chữ hán:
    Thiên Đô Chiếu
    Tích Thương gia chí Bàn Canh ngũ thiên, Chu thất đãi Thành Vương tam tỉ. Khởi Tam Đại chi sổ quân tuẫn vu kỷ tư, vọng tự thiên tỉ. Dĩ kỳ đồ đại trạch trung, vi ức vạn thế tử tôn chi kế; thượng cẩn thiên mệnh, hạ nhân dân chí, cẩu hữu tiện triếp cải. Cố quốc tộ diên trường, phong tục phú phu. Nhi Đinh Lê nhị gia, nãi tuẫn kỷ tư, hốt thiên mệnh, võng đạo Thương Chu chi tích, thường an quyết ấp vu tư, trí thế đại phất trường, toán số đoản xúc, bách tín hao tổn, vạn vật thất nghi. Trẫm thậm thống chi, bất đắc bất tỉ.
    Huống Cao Vương cố đô Đại La thành, trạch thiên địa khu vực chi trung; đắc long bàn hổ cứ chi thế. Chính Nam Bắc Đông Tây chi vị; tiện giang sơn hướng bội chi nghi. Kỳ địa quảng nhi thản bình, quyết thổ cao nhi sảng khải. Dân cư miệt hôn điếm chi khốn; vạn vật cực phồn phụ chi phong. Biến lãm Việt bang, tư vi thắng địa. Thành tứ phương bức thấu chi yếu hội; vi vạn thế đế vương chi thượng đô.
    Trẫm dục nhân thử địa lợi dĩ định quyết cư, khanh đẳng như hà ?
    ========================
    Dịch nghĩa :
    Chiếu Dời Đô
    Ngày xưa, nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần dời đô; nhà Chu đến vua Thành Vương cũng ba lần dời đô, há phải các vua thời Tam đại ấy theo ý riêng tự dời đô xằng bậy đâu ? Làm như thế cốt để mưu nghiệp lớn, chọn ở chỗ giữa, làm kế cho con cháu muôn vạn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu có chỗ tiện thì dời đổi, cho nên vận nước lâu dài, phong tục giàu thịnh. Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng, coi thường mệnh trời, không noi theo việc cũ Thương Chu, cứ chịu yên đóng đô nơi đây, đến nỗi thế đại không dài, vận số ngắn ngủi, trăm họ tổn hao, muôn vật không hợp. Trẫm rất đau đớn, không thể không đổi dời.
    Huống chi thành Đại La, đô cũ của Cao Vương : ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa Nam Bắc Đông Tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nươc Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đung là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời.
    Trẫm muốn nhân địa lợi ấy để định nơi ở. Các khanh nghĩ thế nào ?
    Được heongoc sửa chữa / chuyển vào 19:07 ngày 18/10/2004
  3. heongoc

    heongoc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/10/2004
    Bài viết:
    1.132
    Đã được thích:
    0
    Tản mạn về Thăng Long-Hà Nội và về tác phẩm của Philippe Papin
    (Histoire de Hanoï, Fayard, 2001, 404 tr.)
    Văn Ngọc
    Một thành phố ví như một tấm gương phản ảnh nếp sống văn hoá vật chất và tinh thần của một dân tộc. Hơn thế nữa, nó còn là một nhân chứng lịch sử, một tấm gương soi bóng những thời đại đã qua.
    Một thành phố còn là một cơ thể sống. Nó tuân theo qui luật của sự sống. Nó có một hình hài vật chất, song lại có một linh hồn. Cái hồn của một thành phố là cái cốt lõi, tinh tuý, thể hiện lên sự sống của nó. Người ta thường nói hồn nước, hay nét vẽ có hồn, cũng là với cái nghĩa đó, và cũng với cái nghĩa là hồn có thể tồn tại, như hồn người, khi thể xác đã mất.
    Song, áp dụng cho một thành phố, chữ hồn còn có thêm một nội dung khác. Đó là cái bản sắc của nó, bao gồm những nét đặc trưng về các mặt lịch sử, kinh tế, xã hội và văn hoá của thành phố đó. Bản sắc vừa hàm chứa những giá trị truyền thống của một dân tộc, lại vừa hội tụ những giá trị nhân bản và thẩm mỹ phổ biến của nhân loại.
    Những giá trị nói trên, không cần phải thời gian mới tích tụ lại được. Một thành phố mới xây dựng xong cũng có thể có được một bản sắc nào đó. Tuy nhiên, một thành phố có một bề dày lịch sử, tích tụ được nhiều nét đặc trưng về các mặt văn hoá, nghệ thuật của những thời kỳ lịch sử khác nhau, thường có một bản sắc đa dạng, phong phú hơn là một thành phố mới.
    Hồn của một thành phố là cái duyên thầm, là cái tinh hoa của những giá trị đặc trưng, đích thực, không phân biệt mới cũ, tạo nên cái sức quyến rũ của nó.
    Khi hình hài của một thành phố suy tàn đến độ mất hết bản sắc, mất hết sự sống, thì cái hồn của nó cũng không còn nữa. Điều này đã xảy ra hơn một lần trong lịch sử. Đó là trường hợp của Thăng Long, thủ đô của nước Việt Nam bắt đầu từ thế kỷ XI, trải qua bao đời phồn thịnh, đến thế kỷ XVIII, bỗng nhiên tàn tạ một cách nhanh chóng, do những cuộc binh biến triền miên, nào loạn trong, giặc ngoài, song chủ yếu là do cuộc tranh chấp giữa chúa Trịnh, chúa Nguyễn, và vua Lê), đến mức vào cuối thế kỷ, khi cả chúa Trịnh, chúa Nguyễn, cả vua Lê và triều đình Tây Sơn đều đã bị gạt ra khỏi chính trường, thì Thăng Long cũng không còn giữ được dấu tích gì của một chốn kinh kỳ nữa, thậm chí ngay cả đến cuộc sống của người dân kẻ chợ trước kia tấp nập bao nhiêu, thì nay trống vắng, tiêu điều bấy nhiêu. Bà huyện Thanh Quan đã có bài thơ nổi tiếng nói lên cảnh tiêu điều này, và tác giả cuốn Histoire de Hanoï cũngđã không quên nhắc tới ở chương 10, tr. 206 :
    Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo,
    Nền cũ lâu đài bóng tịch dương...
    ...Ngàn năm gương cũ soi kim cổ,
    Cảnh đấy, người đây luống đoạn trường.
    (Bà Huyện Thanh Quan, Thăng Long hoài cổ, đầu thế kỷ19)
    Hiện tượng kinh thành Thăng Long xuống cấp một cách nghiêm trọng, thậm chí không thể cứu vãn được, vào cuối thế kỷ XVIII, phải chăng cũng là một trong những nguyên nhân khách quan khiến cho vua Gia Long khi lên ngôi hoàng đế (1802), đã chọn ngay Huế (Phú Xuân) làm kinh đô, để có thể xây dựng mới một cách dễ dàng hơn ? (song, chắc hẳn những nguyên nhân chủ quan còn quan trọng hơn nhiều đối với vị vua này !).
    Thăng Long bắt đầu " xuống cấp " từ thế kỷ XVI (thời nhà Mạc), XVII (thời chúa Trịnh), đến thế kỷ XVIII, là thời kỳ cực suy : năm 1786, vua Lê Chiêu Thống đã cho đốt hết tất cả các cung điện của chúa Trịnh ở trong hoàng thành, và chắc hẳn các cung điện ở ngoài thành cũng đã chịu chung một số phận (thời ấy, các chúa xây dựng rất nhiều ở bên ngoài hoàng thành, trong khu dân cư ở). Người ta có thể hình dung được dễ dàng Thăng Long vào thời kỳ đó điêu tàn như thế nào ! Vì ngay từ trước đó nhiều năm (1740), trong hoàng thành đã thấy xuất hiện những cái " trại " (thập tam trại) để cho dân một số làng vào đây ở và làm việc, như thể làm khoán : nhiệm vụ của họ là cắt cỏ hoang, và dọn dẹp gạch ngói ở các cung điện bị tàn phá ! (sđd, chương 8, tr.139-160)
    Đọc cuốn Histoire de Hanoï của Philippe Papin như đọc một cuốn sử Việt Nam tóm lược, song được viết lại với một cái nhìn mới mẻ, sắc bén, cách trình bày lại sáng sủa, hấp dẫn.
    Sự mới mẻ này được thể hiện ngay từ quan niệm của tác giả về phương pháp nghiên cứu. Nói về lịch sử của một thành phố đã từng là thủ đô của một nước trong nhiều thế kỷ như Hà Nội, không thể nào không bắt đầu từ những cội nguồn xa xôi nhất của nó, và đặt nó vào trong bối cảnh kinh tế, văn hoá, và lịch sử chung của cả một dân tộc. Tác giả đã quậy lên các truyền thuyết, các sự tích, thần thoại, tham khảo các kết quả nghiên cứu về khảo cổ học, về địa hình, địa thế của vùng đất Thăng Long xưa, cũng như về những biến động của sông Hồng, sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu. Về mặt lịch sử, ông đã đi ngược lên đến tận thế kỷ 3 trước Công Nguyên, tức thời An Dương Vương và thành Cổ Loa. Ông luôn luôn có một cái nhìn so sánh : ông so sánh các truyền thuyết dân gian, và nhận xét rằng có những truyền thuyết mang đậm dấu vết giao lưu văn hoá giữa Việt Nam và Trung Quốc, như truyền thuyết về sư Không Lộ và con trâu vàng, truyền thuyết về con cáo chín đuôi, cả hai cùng là để giải thích sự hình thành của hồ Tây ; truyền thuyết về thần Bạch Mã giúp vua nhà Lý xây thành, cũng có nguồn gốc trong thần thoại Trung Quốc). Cũng như, về khảo cổ học, ông đã so sánh những mảnh gốm tìm được ở chân thành Đại La của Cao Biền với những dấu tích của tháp chùa Phật Tích thời Lý (mà nền móng cũ cũng đã được xây từ thời Cao Biền). Theo tác giả, nghệ thuật chạm khắc ở Đại La, cũng như ở Phật Tích, hay ở Bình Sơn, đều có mối liên hệ mật thiết với nhau và đều dựa trên một truyền thống nghệ thuật Trung Quốc có ít nhất từ thế kỷ 9, mà những tiêu chuẩn đã được ghi chép lại ở thế kỷ 11.
    Một điều đáng chú ý nữa trong cách phân tích của Philippe Papin, tuy không phải là một điều gì mới mẻ đối với giới nghiên cứu, là ông không chỉ dừng lại ở những hiện tượng, những sự kiện riêng lẻ, mà chủ yếu quan tâm đến những mối quan hệ đôi khi chồng chéo nhau giữa những sự kiện ấy.
    Cũng trong tinh thần đó, tác giả trình bày lịch sử Hà Nội, không phải bắt đầu từ lúc nhà Lý lập kinh đô Thăng Long trở đi (1010), mà từ tận cái thời mà vùng đất này còn được gọi là Long Đỗ (cái rốn con rồng), lúc bấy giờ mới chỉ là một làng nhỏ nằm trên sông Tô Lịch (trước thế kỷ 7). Trong hai thế kỷ 7 và 8, Long Đỗ được nhà Đường nâng lên hàng thủ phủ của quận Giao Chỉ và được đặt tên mới là Tống Bình (chữ Tonkin trong tiếng Pháp cũng từ đó mà ra). Đến thế kỷ 9, Cao Biền xây lên toà thành đầu tiên ở đây, tức thành Đại La.
    Cái tài tình của tác giả là gây được hứng thú cho người đọc, thuyết phục được họ với những bằng chứng cụ thể, khiến cho họ nắm bắt được mối liên hệ hữu cơ giữa một thành phố, sản phẩm kinh tế-văn hoá của một xã hội, và lịch sử của xã hội ấy qua các thời đại.
    Philippe Papin không những đã đem lại một cách nhìn, một phương pháp mới mẻ trong việc nghiên cứu và trình bày một đề tài phức tạp như lịch sử của thành phố Hà Nội, mà do công phu tìm tòi, tra cứu, qua các tài liệu thư tịch, những hiện vật, cũng như qua các đợt điền dã, ông còn đưa ra ánh sáng nhiều thông tin bổ ích cho việc tìm hiểu quá trình hình thành, phát triển, cũng như những đặc trưng của thành phố này.
    Về kinh thành Thăng Long của nhà Lý, tác giả đã có một nhận xét rất tinh tường : thành này đã không rập theo kiểu mẫu của Trung Quốc. Quan niệm truyền thống bất di bất dịch của Trung Quốc là, một kinh thành bắt buộc phải có Cấm thành, là nơi vua ngự ; Hoàng thành là nơi dành cho triều đình ; thị là nơi dân cư ở, làm ăn, buôn bán. Thăng Long lúc mới xây lên, gần như không có cấm thành, chỉ có cung vua (cung Càn Nguyên, sau này, năm 1029 đổi tên là cung Thiên An) nằm bên cạnh vài cung điện khác dành cho công việc của triều đình, như cung Tập Hiền, cung Giảng Võ, v.v. Các gia đình hoàng tộc phần đông đều lập dinh thự ở bên ngoài thành nội, ngay tại khu dân cư ở : cung của công chúa Từ Hoa và nhiều cung điện khác được xây cất ở ven hồ Tây, Cung Khánh Thuỵ nằm ở trên hồ Lục Thuỷ (tức hồ Hoàn Kiếm sau này), v.v. Về hình thức bố trí mặt bằng, Thăng Long khác xa với kiểu mẫu kinh thành cổ điển của Trung Quốc, luôn luôn được thiết kế với những đường thẳng góc và trục đối xứng. Ở kinh thành nhà Lý, các bức tường của thành ngoài cũng như thành trong đều được xây theo địa hình của cái nơi có " núi Nùng, sông Nhị ", chủ yếu là theo địa hình của sông Hồng, sông Tô Lịch và sông Kim Ngưu, nghĩa là không theo một đường thẳng nào cả, trừ góc đông-nam trông ra sông Hồng. (Ngược lại, kinh thành Huế của vua Gia Long sau này lại rập theo đúng khuôn mẫu của kinh thành Bắc Kinh).
    Thời kỳ " vàng son " của Thăng Long, ở thế kỷ 15, dưới thời nhà Lê, đã được tác giả dành cho nhiều chương hấp dẫn, (các chương 7-8-9) trong đó có một chương nói về khu phố cổ " 36 phố phường " của Hà Nội (sđd, tr.171-189). Tác giả cho biết là ở vào các thế kỷ từ 15 đến 18, thuyền bè từ sông Cái (tức sông Hồng, hay sông Nhị) ra vào sông Tô Lịch rất là tấp nập. Các phố hàng Bè và hàng Buồm đều có nguồn gốc từ đó. Các phố hàng Mắm, hàng Muối, hàng Đường, cũng là những nơi có bến, có chợ cho thuyền bè dừng lại để giao bốc hàng và mua bán. Hai phường Diên Hưng (khu phố hàng Ngang) và Đồng Lạc (khu phố hàng Đào) là hai nơi đông vui nhất, cũng như chợ Bạch Mã, ở gần đền Bạch Mã (phố hàng Trống).
    Thực ra, ngay từ thế kỷ 13, 14 dưới thời nhà Trần, các phường phố cũng đã tấp nập lắm rồi. Vua Trần Anh Tôn hay thích đi dạo chơi phố phường về đêm (khi đó các phố chưa có cổng chắn ở hai đầu). Phường là một đơn vị hành chính, có từ thời nhà Lý. Đó là những khu đôi khi ở ngoại vi, có lẽ vì cần nước cho công việc sản xuất (trồng trọt, làm giấy, dệt lụa, v.v.) cho nên chúng giống như những xóm làng ở nông thôn. Chung quanh hồ Tây có các phường : Nghi Tàm, Quảng Bá, trồng rau ; Thịnh Quang trồng nhãn ; Yên Phụ sản xuất tranh ; Ngũ Xá đúc đồng ; Bái Ân dệt lụa thường, Võng Thị dệt lụa đen, Trích Sào dệt gấm ; Bưởi, Nghĩa Đô, làm giấy, v.v. Những sản phẩm được làm ra ở phường được đem lên phố bán, như giấy và lụa của phường Yên Thái và phường Hồ Khẩu được đem lên bán ở các cửa hiệu phố hàng Giấy và phố hàng Đào. Sau này, chỉ còn lại các phường ở ngoại vi, còn các phường ở trong khu phố buôn bán cũ đều bị xoá bỏ đi hết, và được thay thế bằng các phố (trừ phường Đồng Xuân). Phố chỉ là cái mặt tiền của phường. Có lẽ do lẫn lộn hai khái niệm này, mà người ta quen gọi khu phố cổ của Hà Nội, tức khu phố buôn bán cũ, là khu " 36 phố phường ". Thực ra chỉ riêng trong khu này cũng đã có đến cả trăm phố rồi. Nhưng có lẽ con số 36 cũng chỉ có nghĩa là nhiều mà thôi, như người ta thường hiểu trong ngôn ngữ dân gian.
    Trong chương nói về thành phố Hà Nội thời kỳ Pháp thuộc, Philippe Papin cũng đã cung cấp cho chúng ta nhiều thông tin bổ ích (sđd, chương 12, tr.225-250). Có những sự kiện lịch sử, những yếu tố thuộc lãnh vực chính trị, hay kinh tế, đã làm thay đổi hẳn bộ mặt của thành phố. Chẳng hạn như trục đường Tràng Tiền-Tràng Thi là trục đường, mà vào năm 1883-84, quân đội thuộc địa Pháp, trước khi đánh chiếm thành Hà Nội, đã lấy làm trục đường chiến lược nối liền khu vực nhượng địa đầu tiên (1875), nằm ở phía bờ sông (khu phố Phạm Ngũ Lão ngày nay), với Cửa Nam (thành nhà Nguyễn) (xem bản đồ tr. 222, sđd). Trước khi đánh thành Hà Nội, tổng hành dinh của Francis Garnier nằm ở ngay trên đường Tràng Thi. Sơ đồ chiến lược này, vô hình trung, làm cho người ta nghĩ đến sơ đồ cũng nhằm một mục đích quân sự tương tự, mà Napoléon III và Hausmann đã áp dụng trong phương án cải tạo Paris, trước đó không lâu.
    Trục đường Tràng Tiền-Tràng Thi-Cửa Nam cũng là trục đường ngăn đôi khu phố ta và khu phố Tây. Bắt đầu từ đó trở xuống phía Nam, ngay sau khi chiếm được Hà Nội rồi (1884), chính quyền thuộc địa bắt đầu tiến hành trưng mua đất để xây dựng phố sá, nhà cửa, vượt xa hẳn ranh giới đã được thoả thuận giữa vua Đồng Khánh và chính quyền thuộc địa Pháp ngày 1-10-1888, trong một hiệp ước qui định " Hà Nội, Hải Phòng và Tourane là đất nhượng địa thuộc toàn quyền sở hữu của người Pháp ", có kèm theo cả bản đồ, mà sau này không hiểu sao lại bị thất lạc ! (sđd, tr. 225-227)
    Trên đây là một vài ý kiến tản mạn về Thăng Long, về Hà Nội và về cuốn Histoire de Hanoï của Philippe Papin. Mặc dầu đây đó có một vài sơ sót, và có những nhận định của tác giả có thể làm cho một số người ngạc nhiên, song tác phẩm của Philippe Papin dẫu sao cũng là một đóng góp to lớn cho việc tìm hiểu sâu thêm về Hà Nội. Nó ra đời thật đúng lúc. Tôi tin rằng nó sẽ là một tư liệu quí báu, cung cấp nhiều thông tin bổ ích cho giới nghiên cứu về dân tộc học, nói chung, cũng như cho những người làm về qui hoạch-kiến trúc cho thủ đô Hà Nội, và cho việc chuẩn bị kỷ niệm 1000 năm Thăng Long sắp tới. Tôi cũng mong rằng từ đây đến năm 2010 sẽ còn có nhiều tác phẩm khác viết về thủ đô Hà Nội, và cũng có cùng một chất lượng như thế.
    Người Hà Nội
  4. heongoc

    heongoc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/10/2004
    Bài viết:
    1.132
    Đã được thích:
    0
    Tản mạn về Thăng Long-Hà Nội và về tác phẩm của Philippe Papin
    (Histoire de Hanoï, Fayard, 2001, 404 tr.)
    Văn Ngọc
    Một thành phố ví như một tấm gương phản ảnh nếp sống văn hoá vật chất và tinh thần của một dân tộc. Hơn thế nữa, nó còn là một nhân chứng lịch sử, một tấm gương soi bóng những thời đại đã qua.
    Một thành phố còn là một cơ thể sống. Nó tuân theo qui luật của sự sống. Nó có một hình hài vật chất, song lại có một linh hồn. Cái hồn của một thành phố là cái cốt lõi, tinh tuý, thể hiện lên sự sống của nó. Người ta thường nói hồn nước, hay nét vẽ có hồn, cũng là với cái nghĩa đó, và cũng với cái nghĩa là hồn có thể tồn tại, như hồn người, khi thể xác đã mất.
    Song, áp dụng cho một thành phố, chữ hồn còn có thêm một nội dung khác. Đó là cái bản sắc của nó, bao gồm những nét đặc trưng về các mặt lịch sử, kinh tế, xã hội và văn hoá của thành phố đó. Bản sắc vừa hàm chứa những giá trị truyền thống của một dân tộc, lại vừa hội tụ những giá trị nhân bản và thẩm mỹ phổ biến của nhân loại.
    Những giá trị nói trên, không cần phải thời gian mới tích tụ lại được. Một thành phố mới xây dựng xong cũng có thể có được một bản sắc nào đó. Tuy nhiên, một thành phố có một bề dày lịch sử, tích tụ được nhiều nét đặc trưng về các mặt văn hoá, nghệ thuật của những thời kỳ lịch sử khác nhau, thường có một bản sắc đa dạng, phong phú hơn là một thành phố mới.
    Hồn của một thành phố là cái duyên thầm, là cái tinh hoa của những giá trị đặc trưng, đích thực, không phân biệt mới cũ, tạo nên cái sức quyến rũ của nó.
    Khi hình hài của một thành phố suy tàn đến độ mất hết bản sắc, mất hết sự sống, thì cái hồn của nó cũng không còn nữa. Điều này đã xảy ra hơn một lần trong lịch sử. Đó là trường hợp của Thăng Long, thủ đô của nước Việt Nam bắt đầu từ thế kỷ XI, trải qua bao đời phồn thịnh, đến thế kỷ XVIII, bỗng nhiên tàn tạ một cách nhanh chóng, do những cuộc binh biến triền miên, nào loạn trong, giặc ngoài, song chủ yếu là do cuộc tranh chấp giữa chúa Trịnh, chúa Nguyễn, và vua Lê), đến mức vào cuối thế kỷ, khi cả chúa Trịnh, chúa Nguyễn, cả vua Lê và triều đình Tây Sơn đều đã bị gạt ra khỏi chính trường, thì Thăng Long cũng không còn giữ được dấu tích gì của một chốn kinh kỳ nữa, thậm chí ngay cả đến cuộc sống của người dân kẻ chợ trước kia tấp nập bao nhiêu, thì nay trống vắng, tiêu điều bấy nhiêu. Bà huyện Thanh Quan đã có bài thơ nổi tiếng nói lên cảnh tiêu điều này, và tác giả cuốn Histoire de Hanoï cũngđã không quên nhắc tới ở chương 10, tr. 206 :
    Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo,
    Nền cũ lâu đài bóng tịch dương...
    ...Ngàn năm gương cũ soi kim cổ,
    Cảnh đấy, người đây luống đoạn trường.
    (Bà Huyện Thanh Quan, Thăng Long hoài cổ, đầu thế kỷ19)
    Hiện tượng kinh thành Thăng Long xuống cấp một cách nghiêm trọng, thậm chí không thể cứu vãn được, vào cuối thế kỷ XVIII, phải chăng cũng là một trong những nguyên nhân khách quan khiến cho vua Gia Long khi lên ngôi hoàng đế (1802), đã chọn ngay Huế (Phú Xuân) làm kinh đô, để có thể xây dựng mới một cách dễ dàng hơn ? (song, chắc hẳn những nguyên nhân chủ quan còn quan trọng hơn nhiều đối với vị vua này !).
    Thăng Long bắt đầu " xuống cấp " từ thế kỷ XVI (thời nhà Mạc), XVII (thời chúa Trịnh), đến thế kỷ XVIII, là thời kỳ cực suy : năm 1786, vua Lê Chiêu Thống đã cho đốt hết tất cả các cung điện của chúa Trịnh ở trong hoàng thành, và chắc hẳn các cung điện ở ngoài thành cũng đã chịu chung một số phận (thời ấy, các chúa xây dựng rất nhiều ở bên ngoài hoàng thành, trong khu dân cư ở). Người ta có thể hình dung được dễ dàng Thăng Long vào thời kỳ đó điêu tàn như thế nào ! Vì ngay từ trước đó nhiều năm (1740), trong hoàng thành đã thấy xuất hiện những cái " trại " (thập tam trại) để cho dân một số làng vào đây ở và làm việc, như thể làm khoán : nhiệm vụ của họ là cắt cỏ hoang, và dọn dẹp gạch ngói ở các cung điện bị tàn phá ! (sđd, chương 8, tr.139-160)
    Đọc cuốn Histoire de Hanoï của Philippe Papin như đọc một cuốn sử Việt Nam tóm lược, song được viết lại với một cái nhìn mới mẻ, sắc bén, cách trình bày lại sáng sủa, hấp dẫn.
    Sự mới mẻ này được thể hiện ngay từ quan niệm của tác giả về phương pháp nghiên cứu. Nói về lịch sử của một thành phố đã từng là thủ đô của một nước trong nhiều thế kỷ như Hà Nội, không thể nào không bắt đầu từ những cội nguồn xa xôi nhất của nó, và đặt nó vào trong bối cảnh kinh tế, văn hoá, và lịch sử chung của cả một dân tộc. Tác giả đã quậy lên các truyền thuyết, các sự tích, thần thoại, tham khảo các kết quả nghiên cứu về khảo cổ học, về địa hình, địa thế của vùng đất Thăng Long xưa, cũng như về những biến động của sông Hồng, sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu. Về mặt lịch sử, ông đã đi ngược lên đến tận thế kỷ 3 trước Công Nguyên, tức thời An Dương Vương và thành Cổ Loa. Ông luôn luôn có một cái nhìn so sánh : ông so sánh các truyền thuyết dân gian, và nhận xét rằng có những truyền thuyết mang đậm dấu vết giao lưu văn hoá giữa Việt Nam và Trung Quốc, như truyền thuyết về sư Không Lộ và con trâu vàng, truyền thuyết về con cáo chín đuôi, cả hai cùng là để giải thích sự hình thành của hồ Tây ; truyền thuyết về thần Bạch Mã giúp vua nhà Lý xây thành, cũng có nguồn gốc trong thần thoại Trung Quốc). Cũng như, về khảo cổ học, ông đã so sánh những mảnh gốm tìm được ở chân thành Đại La của Cao Biền với những dấu tích của tháp chùa Phật Tích thời Lý (mà nền móng cũ cũng đã được xây từ thời Cao Biền). Theo tác giả, nghệ thuật chạm khắc ở Đại La, cũng như ở Phật Tích, hay ở Bình Sơn, đều có mối liên hệ mật thiết với nhau và đều dựa trên một truyền thống nghệ thuật Trung Quốc có ít nhất từ thế kỷ 9, mà những tiêu chuẩn đã được ghi chép lại ở thế kỷ 11.
    Một điều đáng chú ý nữa trong cách phân tích của Philippe Papin, tuy không phải là một điều gì mới mẻ đối với giới nghiên cứu, là ông không chỉ dừng lại ở những hiện tượng, những sự kiện riêng lẻ, mà chủ yếu quan tâm đến những mối quan hệ đôi khi chồng chéo nhau giữa những sự kiện ấy.
    Cũng trong tinh thần đó, tác giả trình bày lịch sử Hà Nội, không phải bắt đầu từ lúc nhà Lý lập kinh đô Thăng Long trở đi (1010), mà từ tận cái thời mà vùng đất này còn được gọi là Long Đỗ (cái rốn con rồng), lúc bấy giờ mới chỉ là một làng nhỏ nằm trên sông Tô Lịch (trước thế kỷ 7). Trong hai thế kỷ 7 và 8, Long Đỗ được nhà Đường nâng lên hàng thủ phủ của quận Giao Chỉ và được đặt tên mới là Tống Bình (chữ Tonkin trong tiếng Pháp cũng từ đó mà ra). Đến thế kỷ 9, Cao Biền xây lên toà thành đầu tiên ở đây, tức thành Đại La.
    Cái tài tình của tác giả là gây được hứng thú cho người đọc, thuyết phục được họ với những bằng chứng cụ thể, khiến cho họ nắm bắt được mối liên hệ hữu cơ giữa một thành phố, sản phẩm kinh tế-văn hoá của một xã hội, và lịch sử của xã hội ấy qua các thời đại.
    Philippe Papin không những đã đem lại một cách nhìn, một phương pháp mới mẻ trong việc nghiên cứu và trình bày một đề tài phức tạp như lịch sử của thành phố Hà Nội, mà do công phu tìm tòi, tra cứu, qua các tài liệu thư tịch, những hiện vật, cũng như qua các đợt điền dã, ông còn đưa ra ánh sáng nhiều thông tin bổ ích cho việc tìm hiểu quá trình hình thành, phát triển, cũng như những đặc trưng của thành phố này.
    Về kinh thành Thăng Long của nhà Lý, tác giả đã có một nhận xét rất tinh tường : thành này đã không rập theo kiểu mẫu của Trung Quốc. Quan niệm truyền thống bất di bất dịch của Trung Quốc là, một kinh thành bắt buộc phải có Cấm thành, là nơi vua ngự ; Hoàng thành là nơi dành cho triều đình ; thị là nơi dân cư ở, làm ăn, buôn bán. Thăng Long lúc mới xây lên, gần như không có cấm thành, chỉ có cung vua (cung Càn Nguyên, sau này, năm 1029 đổi tên là cung Thiên An) nằm bên cạnh vài cung điện khác dành cho công việc của triều đình, như cung Tập Hiền, cung Giảng Võ, v.v. Các gia đình hoàng tộc phần đông đều lập dinh thự ở bên ngoài thành nội, ngay tại khu dân cư ở : cung của công chúa Từ Hoa và nhiều cung điện khác được xây cất ở ven hồ Tây, Cung Khánh Thuỵ nằm ở trên hồ Lục Thuỷ (tức hồ Hoàn Kiếm sau này), v.v. Về hình thức bố trí mặt bằng, Thăng Long khác xa với kiểu mẫu kinh thành cổ điển của Trung Quốc, luôn luôn được thiết kế với những đường thẳng góc và trục đối xứng. Ở kinh thành nhà Lý, các bức tường của thành ngoài cũng như thành trong đều được xây theo địa hình của cái nơi có " núi Nùng, sông Nhị ", chủ yếu là theo địa hình của sông Hồng, sông Tô Lịch và sông Kim Ngưu, nghĩa là không theo một đường thẳng nào cả, trừ góc đông-nam trông ra sông Hồng. (Ngược lại, kinh thành Huế của vua Gia Long sau này lại rập theo đúng khuôn mẫu của kinh thành Bắc Kinh).
    Thời kỳ " vàng son " của Thăng Long, ở thế kỷ 15, dưới thời nhà Lê, đã được tác giả dành cho nhiều chương hấp dẫn, (các chương 7-8-9) trong đó có một chương nói về khu phố cổ " 36 phố phường " của Hà Nội (sđd, tr.171-189). Tác giả cho biết là ở vào các thế kỷ từ 15 đến 18, thuyền bè từ sông Cái (tức sông Hồng, hay sông Nhị) ra vào sông Tô Lịch rất là tấp nập. Các phố hàng Bè và hàng Buồm đều có nguồn gốc từ đó. Các phố hàng Mắm, hàng Muối, hàng Đường, cũng là những nơi có bến, có chợ cho thuyền bè dừng lại để giao bốc hàng và mua bán. Hai phường Diên Hưng (khu phố hàng Ngang) và Đồng Lạc (khu phố hàng Đào) là hai nơi đông vui nhất, cũng như chợ Bạch Mã, ở gần đền Bạch Mã (phố hàng Trống).
    Thực ra, ngay từ thế kỷ 13, 14 dưới thời nhà Trần, các phường phố cũng đã tấp nập lắm rồi. Vua Trần Anh Tôn hay thích đi dạo chơi phố phường về đêm (khi đó các phố chưa có cổng chắn ở hai đầu). Phường là một đơn vị hành chính, có từ thời nhà Lý. Đó là những khu đôi khi ở ngoại vi, có lẽ vì cần nước cho công việc sản xuất (trồng trọt, làm giấy, dệt lụa, v.v.) cho nên chúng giống như những xóm làng ở nông thôn. Chung quanh hồ Tây có các phường : Nghi Tàm, Quảng Bá, trồng rau ; Thịnh Quang trồng nhãn ; Yên Phụ sản xuất tranh ; Ngũ Xá đúc đồng ; Bái Ân dệt lụa thường, Võng Thị dệt lụa đen, Trích Sào dệt gấm ; Bưởi, Nghĩa Đô, làm giấy, v.v. Những sản phẩm được làm ra ở phường được đem lên phố bán, như giấy và lụa của phường Yên Thái và phường Hồ Khẩu được đem lên bán ở các cửa hiệu phố hàng Giấy và phố hàng Đào. Sau này, chỉ còn lại các phường ở ngoại vi, còn các phường ở trong khu phố buôn bán cũ đều bị xoá bỏ đi hết, và được thay thế bằng các phố (trừ phường Đồng Xuân). Phố chỉ là cái mặt tiền của phường. Có lẽ do lẫn lộn hai khái niệm này, mà người ta quen gọi khu phố cổ của Hà Nội, tức khu phố buôn bán cũ, là khu " 36 phố phường ". Thực ra chỉ riêng trong khu này cũng đã có đến cả trăm phố rồi. Nhưng có lẽ con số 36 cũng chỉ có nghĩa là nhiều mà thôi, như người ta thường hiểu trong ngôn ngữ dân gian.
    Trong chương nói về thành phố Hà Nội thời kỳ Pháp thuộc, Philippe Papin cũng đã cung cấp cho chúng ta nhiều thông tin bổ ích (sđd, chương 12, tr.225-250). Có những sự kiện lịch sử, những yếu tố thuộc lãnh vực chính trị, hay kinh tế, đã làm thay đổi hẳn bộ mặt của thành phố. Chẳng hạn như trục đường Tràng Tiền-Tràng Thi là trục đường, mà vào năm 1883-84, quân đội thuộc địa Pháp, trước khi đánh chiếm thành Hà Nội, đã lấy làm trục đường chiến lược nối liền khu vực nhượng địa đầu tiên (1875), nằm ở phía bờ sông (khu phố Phạm Ngũ Lão ngày nay), với Cửa Nam (thành nhà Nguyễn) (xem bản đồ tr. 222, sđd). Trước khi đánh thành Hà Nội, tổng hành dinh của Francis Garnier nằm ở ngay trên đường Tràng Thi. Sơ đồ chiến lược này, vô hình trung, làm cho người ta nghĩ đến sơ đồ cũng nhằm một mục đích quân sự tương tự, mà Napoléon III và Hausmann đã áp dụng trong phương án cải tạo Paris, trước đó không lâu.
    Trục đường Tràng Tiền-Tràng Thi-Cửa Nam cũng là trục đường ngăn đôi khu phố ta và khu phố Tây. Bắt đầu từ đó trở xuống phía Nam, ngay sau khi chiếm được Hà Nội rồi (1884), chính quyền thuộc địa bắt đầu tiến hành trưng mua đất để xây dựng phố sá, nhà cửa, vượt xa hẳn ranh giới đã được thoả thuận giữa vua Đồng Khánh và chính quyền thuộc địa Pháp ngày 1-10-1888, trong một hiệp ước qui định " Hà Nội, Hải Phòng và Tourane là đất nhượng địa thuộc toàn quyền sở hữu của người Pháp ", có kèm theo cả bản đồ, mà sau này không hiểu sao lại bị thất lạc ! (sđd, tr. 225-227)
    Trên đây là một vài ý kiến tản mạn về Thăng Long, về Hà Nội và về cuốn Histoire de Hanoï của Philippe Papin. Mặc dầu đây đó có một vài sơ sót, và có những nhận định của tác giả có thể làm cho một số người ngạc nhiên, song tác phẩm của Philippe Papin dẫu sao cũng là một đóng góp to lớn cho việc tìm hiểu sâu thêm về Hà Nội. Nó ra đời thật đúng lúc. Tôi tin rằng nó sẽ là một tư liệu quí báu, cung cấp nhiều thông tin bổ ích cho giới nghiên cứu về dân tộc học, nói chung, cũng như cho những người làm về qui hoạch-kiến trúc cho thủ đô Hà Nội, và cho việc chuẩn bị kỷ niệm 1000 năm Thăng Long sắp tới. Tôi cũng mong rằng từ đây đến năm 2010 sẽ còn có nhiều tác phẩm khác viết về thủ đô Hà Nội, và cũng có cùng một chất lượng như thế.
    Người Hà Nội
  5. heongoc

    heongoc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/10/2004
    Bài viết:
    1.132
    Đã được thích:
    0
    Nếp sống của người Thăng Long thời Lý
    Thăng Long thời Lý là một kinh thành phong kiến. Trên hết là vua. Bình thường vua mặc áo vàng, quần tía. Răng đen, tóc búi, cài trâm vàng.
    Quan lại, sĩ phu mặc áo dài thâm, cổ vòng trên cài khít 4 vạt (tứ thân), quần thâm, búi tóc, cài trâm sắt, chân đi dép da, tay cầm quạt lông hạc, đầu quấn khăn sa đen, đỉnh tròn nhỏ. Vào đến hoàng cung thì quan lại đều phải cởi dép, đi chân không, trời mưa nắng đều phải đội nón chóp.
    Dân thường đi chân đất, đàn ông mặc áo màu thâm, đàn bà dùng màu trắng, áo cánh viền cổ nhỏ, tai đeo khuyên hạc.
    Quân sĩ đóng khố, cởi trần. Quân cấm vệ trên trán khắc 3 chữ Hán: "Thiên tử binh", xăm ngực, xăm đùi và xăm bụng. Từ vua đến dân ai cũng xăm mình. Mô típ trang trí trên thân thể hoặc hình rồng hoặc "vẽ như lối văn khắc trên trống đồng" hay văn hình móc câu khuất khúc như trên đỉnh đồng, lư đồng thời cổ. Tóc thường gội dầu thơm, lúc ở nhà để đầu trần, khách tới thăm mới đội khăn.
    Vào triều yết, trăm quan mặc áo bào tía, cầm hốt ngà, thắt da đỏ, nặn sừng tê giác, sau thôm hình cá bằng vàng.
    Võng cáng giống Chiêm Thành, Chân Lạp. Võng bằng vải, như cái tuí, dùng đòi dài để khiêng trên có mui dài dùng lá cây trang trí như lớp vảy cá. Quan đi võng hai người khiêng, hai người đi theo hộ giá. Về sau, cuối thế kỷ XII mới bắt chước Trung Quốc làm kiệu đều ngắn, mưa tạnh đều dùng được. Vua ngồi xe giát ngọc, giát vàng, quạt lông trĩ, che hai bên, màn cửa võng bằng bạc rủ bốn phía, lọng vàng giương trên cao, cờ các sắc phấp phới...
    Cấm quân mới được thích rồng ở đùi, xăm ở ngực. Cấm gia nô và các vương hầu, quan liêu bắt chước cấm quân xăm hình rồng lên người, ai vi phạm bị sung công làm nô lệ. Đứng đầu người trên phải khoanh tay, yết kiến vương hầu quí tộc phải quỳ lạy hay vái ba cái. Từ vua đến thường dân đều nhuộm răng đen, ai cũng thích ăn trầu cau, thích ăn chua và ăn mặn. Vua ở nhà lầu 4 tầng, cột sơn son, vẽ rồng hạc và tiên nữ. Dân ở nhà tranh, vách đất, 3 gian, mái lợp cỏ, lá.
    Trời nóng nực, toàn dân kinh thành thích ra sông tắm ai nấy đều giỏi bơi lội, giỏi chèo. Mùa mưa lũ cả kinh thành đi lại bằng thuyền. Thuyền lầu của vua quan, thuyền nan của dân. Thuyền vua là cả một tòa nhà nguy nga, tráng lệ...
    Khoa học và Đời sống - số 16/1999
    Người Hà Nội
  6. heongoc

    heongoc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/10/2004
    Bài viết:
    1.132
    Đã được thích:
    0
    Nếp sống của người Thăng Long thời Lý
    Thăng Long thời Lý là một kinh thành phong kiến. Trên hết là vua. Bình thường vua mặc áo vàng, quần tía. Răng đen, tóc búi, cài trâm vàng.
    Quan lại, sĩ phu mặc áo dài thâm, cổ vòng trên cài khít 4 vạt (tứ thân), quần thâm, búi tóc, cài trâm sắt, chân đi dép da, tay cầm quạt lông hạc, đầu quấn khăn sa đen, đỉnh tròn nhỏ. Vào đến hoàng cung thì quan lại đều phải cởi dép, đi chân không, trời mưa nắng đều phải đội nón chóp.
    Dân thường đi chân đất, đàn ông mặc áo màu thâm, đàn bà dùng màu trắng, áo cánh viền cổ nhỏ, tai đeo khuyên hạc.
    Quân sĩ đóng khố, cởi trần. Quân cấm vệ trên trán khắc 3 chữ Hán: "Thiên tử binh", xăm ngực, xăm đùi và xăm bụng. Từ vua đến dân ai cũng xăm mình. Mô típ trang trí trên thân thể hoặc hình rồng hoặc "vẽ như lối văn khắc trên trống đồng" hay văn hình móc câu khuất khúc như trên đỉnh đồng, lư đồng thời cổ. Tóc thường gội dầu thơm, lúc ở nhà để đầu trần, khách tới thăm mới đội khăn.
    Vào triều yết, trăm quan mặc áo bào tía, cầm hốt ngà, thắt da đỏ, nặn sừng tê giác, sau thôm hình cá bằng vàng.
    Võng cáng giống Chiêm Thành, Chân Lạp. Võng bằng vải, như cái tuí, dùng đòi dài để khiêng trên có mui dài dùng lá cây trang trí như lớp vảy cá. Quan đi võng hai người khiêng, hai người đi theo hộ giá. Về sau, cuối thế kỷ XII mới bắt chước Trung Quốc làm kiệu đều ngắn, mưa tạnh đều dùng được. Vua ngồi xe giát ngọc, giát vàng, quạt lông trĩ, che hai bên, màn cửa võng bằng bạc rủ bốn phía, lọng vàng giương trên cao, cờ các sắc phấp phới...
    Cấm quân mới được thích rồng ở đùi, xăm ở ngực. Cấm gia nô và các vương hầu, quan liêu bắt chước cấm quân xăm hình rồng lên người, ai vi phạm bị sung công làm nô lệ. Đứng đầu người trên phải khoanh tay, yết kiến vương hầu quí tộc phải quỳ lạy hay vái ba cái. Từ vua đến thường dân đều nhuộm răng đen, ai cũng thích ăn trầu cau, thích ăn chua và ăn mặn. Vua ở nhà lầu 4 tầng, cột sơn son, vẽ rồng hạc và tiên nữ. Dân ở nhà tranh, vách đất, 3 gian, mái lợp cỏ, lá.
    Trời nóng nực, toàn dân kinh thành thích ra sông tắm ai nấy đều giỏi bơi lội, giỏi chèo. Mùa mưa lũ cả kinh thành đi lại bằng thuyền. Thuyền lầu của vua quan, thuyền nan của dân. Thuyền vua là cả một tòa nhà nguy nga, tráng lệ...
    Khoa học và Đời sống - số 16/1999
    Người Hà Nội
  7. heongoc

    heongoc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/10/2004
    Bài viết:
    1.132
    Đã được thích:
    0
    Cửa Ô
    Hà Nội với bao nhiêu cửa ô, chúng ta được biết qua bài hát của Văn Cao có câu: "Năm cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về.........", và cũng chỉ biết hiện nay còn một cửa ô duy nhất còn lại cái cổng ba cửa như cổng thành.
    Theo nhà sử học Biệt Lam Trần Huy Bá trích bản đồ Hà Nội năm Minh Mạng 12 (1831) thì Hà Nội có 16 cửa ô, đặt tên theo làng theo tổng. Mỗi cửa ô thời ấy có lẽ là một chiếc cổng ngày mở đêm đóng bởi mỗi phường như một làng, khép kín, có cây có rào, có tuần đinh canh phòng để ngăn ngừa đạo chích và dè chừng hoả hoạn.
    Người Hà Nội từ giữa thế kỷ XX trở đi đã không còn nhiều người biết đến những cửa ô đã mai một vào thời gian, chìm đi trong quá khứ. Những Tây Luông (sau Nhà hát Lớn) Thuỵ Chương (đầu Quán Thánh-Thuỵ Khuê) Đông Yên (Hàng Cau-Hàng Bè) Mỹ Lộc (đầu Hàng Bạc) Trừng Thanh (Hàng Mắm) Phúc Lâm (Hàng Đậu) Thạch Khối (Hàng Than) Yên Tỉnh (dốc Hàng Than) Nhân Hoà (Hàn Thuyên).... rồi chỉ còn mang máng như những hoài niệm đẹp, đó là những cửa ô Yên Phụ, Đồng Lầm, Chợ Dừa, Cầu Dền, Đống Mác, Cầu Giấy... và cửa ô còn lại cái cổng duy nhất: Ô Quan Chưởng.
    Ô Đồng Lầm: Chỗ ngã tư Đại Cồ Việt - Kim Liên
    Ô Chợ Dừa: Về phía tây, Nơi có cái chợ nhỏ bé từng một thời họp dưới bóng dừa lao xao bát ngát, dẫn tới Trại Tóc, Trại Nhãn... xuôi sang phía bên kia là con đê La Thành.
    Ô Cầu Dền: Phố Huế nối với Bạch Mai
    Ô Đông Mác: ở tận cùng phố Lò Đúc, chỗ gặp phố Lương Yên, ngày xưa là một cửa ô. Cửa ô đó mở ở đúng góc Đông nam của toà thành đất vòng giữa bao quanh khu đông dân cư của kinh thành Thăng Long xưa và có nhiều tên gọi khác nhau, tên Đông Mác là tên gọi nôm na của cửa ô này.
    Ô Cầu Giấy
    Ô Quan Chưởng: Ngay cạnh chợ Đồng Xuân, một cửa ô duy nhất còn lại cái cổng ba cửa như cổng thành, có vọng lầu, bằng gạch vồ nâu đỏ, có cả tấm bia đá của Tổng đốc Hoàng Diệu cho dựngnăm 1882 cấm ngặt binh lính quan nha không được sách nhiễu người dân qua lại đây vào thành. Cổng ô được xây dựng năm 1749, hơn hai trăm năm rồi, là chứng nhân của lịch sử và tấm bia đá kia trăm năm chưa mòn..........
    Ô Yên Hoa: Nay là Yên Phụ, ô Yên phụ là nơi mà đào Nhật Tân, quất Nghi Tàm, hoa Tứ Tống ... phải vượt qua mà vào Hà Nội....
    Người Hà Nội
  8. heongoc

    heongoc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/10/2004
    Bài viết:
    1.132
    Đã được thích:
    0
    Cửa Ô
    Hà Nội với bao nhiêu cửa ô, chúng ta được biết qua bài hát của Văn Cao có câu: "Năm cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về.........", và cũng chỉ biết hiện nay còn một cửa ô duy nhất còn lại cái cổng ba cửa như cổng thành.
    Theo nhà sử học Biệt Lam Trần Huy Bá trích bản đồ Hà Nội năm Minh Mạng 12 (1831) thì Hà Nội có 16 cửa ô, đặt tên theo làng theo tổng. Mỗi cửa ô thời ấy có lẽ là một chiếc cổng ngày mở đêm đóng bởi mỗi phường như một làng, khép kín, có cây có rào, có tuần đinh canh phòng để ngăn ngừa đạo chích và dè chừng hoả hoạn.
    Người Hà Nội từ giữa thế kỷ XX trở đi đã không còn nhiều người biết đến những cửa ô đã mai một vào thời gian, chìm đi trong quá khứ. Những Tây Luông (sau Nhà hát Lớn) Thuỵ Chương (đầu Quán Thánh-Thuỵ Khuê) Đông Yên (Hàng Cau-Hàng Bè) Mỹ Lộc (đầu Hàng Bạc) Trừng Thanh (Hàng Mắm) Phúc Lâm (Hàng Đậu) Thạch Khối (Hàng Than) Yên Tỉnh (dốc Hàng Than) Nhân Hoà (Hàn Thuyên).... rồi chỉ còn mang máng như những hoài niệm đẹp, đó là những cửa ô Yên Phụ, Đồng Lầm, Chợ Dừa, Cầu Dền, Đống Mác, Cầu Giấy... và cửa ô còn lại cái cổng duy nhất: Ô Quan Chưởng.
    Ô Đồng Lầm: Chỗ ngã tư Đại Cồ Việt - Kim Liên
    Ô Chợ Dừa: Về phía tây, Nơi có cái chợ nhỏ bé từng một thời họp dưới bóng dừa lao xao bát ngát, dẫn tới Trại Tóc, Trại Nhãn... xuôi sang phía bên kia là con đê La Thành.
    Ô Cầu Dền: Phố Huế nối với Bạch Mai
    Ô Đông Mác: ở tận cùng phố Lò Đúc, chỗ gặp phố Lương Yên, ngày xưa là một cửa ô. Cửa ô đó mở ở đúng góc Đông nam của toà thành đất vòng giữa bao quanh khu đông dân cư của kinh thành Thăng Long xưa và có nhiều tên gọi khác nhau, tên Đông Mác là tên gọi nôm na của cửa ô này.
    Ô Cầu Giấy
    Ô Quan Chưởng: Ngay cạnh chợ Đồng Xuân, một cửa ô duy nhất còn lại cái cổng ba cửa như cổng thành, có vọng lầu, bằng gạch vồ nâu đỏ, có cả tấm bia đá của Tổng đốc Hoàng Diệu cho dựngnăm 1882 cấm ngặt binh lính quan nha không được sách nhiễu người dân qua lại đây vào thành. Cổng ô được xây dựng năm 1749, hơn hai trăm năm rồi, là chứng nhân của lịch sử và tấm bia đá kia trăm năm chưa mòn..........
    Ô Yên Hoa: Nay là Yên Phụ, ô Yên phụ là nơi mà đào Nhật Tân, quất Nghi Tàm, hoa Tứ Tống ... phải vượt qua mà vào Hà Nội....
    Người Hà Nội
  9. heongoc

    heongoc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/10/2004
    Bài viết:
    1.132
    Đã được thích:
    0
    Hà Nội vui sao
    Những cửa đầu ô
    Tíu tít gánh gồng
    Đây ô chợ Dừa, kia ô Cầu Dền
    Làn áo xanh nâu Hà Nội tươi thắm...

    Các cửa ô Hà Nội đã được nêu trong nhiều tác phẩm văn thơ, âm nhạc. Lời ca bất hủ trên đây trong bài ca Người Hà Nội của nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi đã làm xao xuyến hàng triệu con tim khi nhắc tới tên các cửa ô của Hà Nội. Nhạc sĩ Văn Cao khi sáng tác bài ca Tiến về Hà Nội đã viết: "Năm cửa ô tiến về". Nhiều người tự hỏi: "Hà Nội có bao nhiêu cửa ô?". Hiện nay, người Hà Nội thường quen kể tên những cửa ô: Yên Phụ, Quan Chưởng, Đống Mác, Cầu Dền, Đồng Lầm, Chợ Dừa.
    Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, Hà Nội đã có nhiều cửa ô, con số các cửa ô thay đổi theo thời gian. Ca dao Hà Nội không có bài nào thống kê các cửa ô như đã thống kê các phố phường xưa:
    Hà Nội ba sáu phố phường
    Hàng Mắm, Hàng Đường, Hàng Muối trắng tinh...
    Muốn tìm hiểu đích xác các cửa ô, phải tra cứu trong sách vở, thư tịch cũ. Đây là việc khó khăn. Vì rằng, các sách vở, thư tịch còn lại từ thời Lê trở về trước thảng hoặc mới nhắc tới một vài cửa ô.
    Sang đời nhà Nguyễn, tình hình có khác. Sách Bắc thành dư địa chí soạn hồi đầu thế kỷ XIX cho biết Hà Nội có 21 cửa ô. Song, sách này lại không kể đầy đủ tên 21 cửa ô kia. Phải đợi đến năm 1831, khi hai ông Lê Đức Lộc và Nguyễn Công Tiến dựng bản đồ Toà thành Hà Nội, mới thấy ghi lại vị trí và tên 16 cửa ô: ô Yên Hoa nay là ngã ba đê Yên Phụ - đường Thanh Niên, ô Yên Tĩnh nay là ngã ba đê Yên Phụ - Cửa Bắc, ô Thạch Khối nay là đầu dốc Hàng Than, ô Phúc Lâm nay là đầu phố Hàng Đậu, ô Thanh Hà nay là ô Quan Chưởng, ô Trừng Thanh nay ở vào khoảng mé phải nhà tắm công cộng Chợ Gạo cũ, ô Mỹ Lộc nay là ngã ba đường Trần Quang Khải - Hàng Mắm, ô Đông An nay là ngã ba Trần Quang Khải - Hàng Thùng, ô Tây Luông nay là Nhà hát Thành phố, ô Nhân Hoà nay là ngã ba Trần Quang Khải - Trần Hưng Đạo, ô Thanh Lãng nay là ô Đống Mác, ô Yên Ninh nay là ngã tư phố Huế - Đại Cồ Việt (tức ô Cầu Dền), ô Kim Hoa ở ngã tư quốc lộ 1 - Đại Cồ Việt (tức ô Đồng Lầm), ô Thịnh Quang nay là ngã tư Hàng Bột - Khâm Thiên (tức ô Chợ Dừa), ô Thanh Bảo nay là bến ô tô Kim Mã, ô Thuỵ Chương nay là khoảng vườn hoa Tây Hồ ở đầu đường Hoàng Hoa Thám.
    Như vậy, vào khoảng 1831 Hà Nội có 16 cửa ô. Nhưng đến năm 1866 thì mất một cửa ô. Vì xem bản đồ Tỉnh thành Hà Nội vẽ năm 1866 đời Tự Đức thì chỉ còn 15 cửa ô. Mất cửa ô Nhân Hoà. Và nhiều cửa ô mang tên mới: Yên Hoa thành Yên Phụ, Yên Tĩnh thành Yên Định, Thạch Khối thành Nghĩa Lập, Phúc Lâm thành Tiền Trung, Tây Luông thành Trường Long, Thanh Lãng thành Lãng Yên, Yên Ninh thành Thịnh Yên, Kim Hoa thành Kim Liên, Thịnh Quang thành Thịnh Hào.
    Khoảng mười lăm năm tiếp theo, cũng vẫn 15 cửa ô, nhưng Yên Định đã đổi ra Yên Ninh, Đông Hà thành Thanh Hà, Trường Long thành Cựu Lâu. Điều đáng chú ý là phần lớn các cửa ô đều thông ra sông Hồng: ở phía tây có 2 cửa, phía nam có 3 cửa, ra sông Hông có 11 cửa. Đó là vì các cửa ô chính là các cửa của tòa thành đất bao bọc quanh kinh thành Thăng Long. Ra vào kinh thành tất phải qua cửa ô. Ban đêm, tại các cửa ô đều có tuần phiên canh gác, kiểm soát sự ra vào kinh thành. Song thời đó đường giao thông nối Thăng Long với bốn phương chủ yếu là đường sông, cho nên dọc sông Hồng có nhiều bến, phố xá đông đúc, nhiều hiệu buôn lớn của người Việt và người nước ngoài tập trung ở đây. Vì vậy, phải mở nhiều cửa ô để đi lại được dễ dàng. Hai cửa ô Thanh Hà và Trừng Thanh rất gần nhau vì thời xưa cửa sông Tô Lịch nằm giữa hai ô này. Cho nên tuy gần thế mà là xa cách- cách sông cách đò.
    Sau hơn 100 năm, 15 cửa ô kia chỉ còn sót lại một cửa, và trong ký ức của nhân dân chỉ lưu lại tên tuổi của sáu cửa ô mà phần lớn được gọi bằng tên nôm: ô Yên Phụ, ô Quan Chưởng (tức Thanh Hà), ô Đống Mác (tức Lãng Yên), ô Cầu Dền (tức Thịnh Yên), ô Đồng Lầm (tức Kim Liên), ô Chợ Dừa (tức Thịnh Hào). Có một cửa ô nữa đã đi vào ca dao - ô Hàng Đậu, tức Phúc Lâm - nhưng nay không ai nhắc tới nữa.
    Xuân Minh
  10. heongoc

    heongoc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/10/2004
    Bài viết:
    1.132
    Đã được thích:
    0
    Hà Nội vui sao
    Những cửa đầu ô
    Tíu tít gánh gồng
    Đây ô chợ Dừa, kia ô Cầu Dền
    Làn áo xanh nâu Hà Nội tươi thắm...

    Các cửa ô Hà Nội đã được nêu trong nhiều tác phẩm văn thơ, âm nhạc. Lời ca bất hủ trên đây trong bài ca Người Hà Nội của nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi đã làm xao xuyến hàng triệu con tim khi nhắc tới tên các cửa ô của Hà Nội. Nhạc sĩ Văn Cao khi sáng tác bài ca Tiến về Hà Nội đã viết: "Năm cửa ô tiến về". Nhiều người tự hỏi: "Hà Nội có bao nhiêu cửa ô?". Hiện nay, người Hà Nội thường quen kể tên những cửa ô: Yên Phụ, Quan Chưởng, Đống Mác, Cầu Dền, Đồng Lầm, Chợ Dừa.
    Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, Hà Nội đã có nhiều cửa ô, con số các cửa ô thay đổi theo thời gian. Ca dao Hà Nội không có bài nào thống kê các cửa ô như đã thống kê các phố phường xưa:
    Hà Nội ba sáu phố phường
    Hàng Mắm, Hàng Đường, Hàng Muối trắng tinh...
    Muốn tìm hiểu đích xác các cửa ô, phải tra cứu trong sách vở, thư tịch cũ. Đây là việc khó khăn. Vì rằng, các sách vở, thư tịch còn lại từ thời Lê trở về trước thảng hoặc mới nhắc tới một vài cửa ô.
    Sang đời nhà Nguyễn, tình hình có khác. Sách Bắc thành dư địa chí soạn hồi đầu thế kỷ XIX cho biết Hà Nội có 21 cửa ô. Song, sách này lại không kể đầy đủ tên 21 cửa ô kia. Phải đợi đến năm 1831, khi hai ông Lê Đức Lộc và Nguyễn Công Tiến dựng bản đồ Toà thành Hà Nội, mới thấy ghi lại vị trí và tên 16 cửa ô: ô Yên Hoa nay là ngã ba đê Yên Phụ - đường Thanh Niên, ô Yên Tĩnh nay là ngã ba đê Yên Phụ - Cửa Bắc, ô Thạch Khối nay là đầu dốc Hàng Than, ô Phúc Lâm nay là đầu phố Hàng Đậu, ô Thanh Hà nay là ô Quan Chưởng, ô Trừng Thanh nay ở vào khoảng mé phải nhà tắm công cộng Chợ Gạo cũ, ô Mỹ Lộc nay là ngã ba đường Trần Quang Khải - Hàng Mắm, ô Đông An nay là ngã ba Trần Quang Khải - Hàng Thùng, ô Tây Luông nay là Nhà hát Thành phố, ô Nhân Hoà nay là ngã ba Trần Quang Khải - Trần Hưng Đạo, ô Thanh Lãng nay là ô Đống Mác, ô Yên Ninh nay là ngã tư phố Huế - Đại Cồ Việt (tức ô Cầu Dền), ô Kim Hoa ở ngã tư quốc lộ 1 - Đại Cồ Việt (tức ô Đồng Lầm), ô Thịnh Quang nay là ngã tư Hàng Bột - Khâm Thiên (tức ô Chợ Dừa), ô Thanh Bảo nay là bến ô tô Kim Mã, ô Thuỵ Chương nay là khoảng vườn hoa Tây Hồ ở đầu đường Hoàng Hoa Thám.
    Như vậy, vào khoảng 1831 Hà Nội có 16 cửa ô. Nhưng đến năm 1866 thì mất một cửa ô. Vì xem bản đồ Tỉnh thành Hà Nội vẽ năm 1866 đời Tự Đức thì chỉ còn 15 cửa ô. Mất cửa ô Nhân Hoà. Và nhiều cửa ô mang tên mới: Yên Hoa thành Yên Phụ, Yên Tĩnh thành Yên Định, Thạch Khối thành Nghĩa Lập, Phúc Lâm thành Tiền Trung, Tây Luông thành Trường Long, Thanh Lãng thành Lãng Yên, Yên Ninh thành Thịnh Yên, Kim Hoa thành Kim Liên, Thịnh Quang thành Thịnh Hào.
    Khoảng mười lăm năm tiếp theo, cũng vẫn 15 cửa ô, nhưng Yên Định đã đổi ra Yên Ninh, Đông Hà thành Thanh Hà, Trường Long thành Cựu Lâu. Điều đáng chú ý là phần lớn các cửa ô đều thông ra sông Hồng: ở phía tây có 2 cửa, phía nam có 3 cửa, ra sông Hông có 11 cửa. Đó là vì các cửa ô chính là các cửa của tòa thành đất bao bọc quanh kinh thành Thăng Long. Ra vào kinh thành tất phải qua cửa ô. Ban đêm, tại các cửa ô đều có tuần phiên canh gác, kiểm soát sự ra vào kinh thành. Song thời đó đường giao thông nối Thăng Long với bốn phương chủ yếu là đường sông, cho nên dọc sông Hồng có nhiều bến, phố xá đông đúc, nhiều hiệu buôn lớn của người Việt và người nước ngoài tập trung ở đây. Vì vậy, phải mở nhiều cửa ô để đi lại được dễ dàng. Hai cửa ô Thanh Hà và Trừng Thanh rất gần nhau vì thời xưa cửa sông Tô Lịch nằm giữa hai ô này. Cho nên tuy gần thế mà là xa cách- cách sông cách đò.
    Sau hơn 100 năm, 15 cửa ô kia chỉ còn sót lại một cửa, và trong ký ức của nhân dân chỉ lưu lại tên tuổi của sáu cửa ô mà phần lớn được gọi bằng tên nôm: ô Yên Phụ, ô Quan Chưởng (tức Thanh Hà), ô Đống Mác (tức Lãng Yên), ô Cầu Dền (tức Thịnh Yên), ô Đồng Lầm (tức Kim Liên), ô Chợ Dừa (tức Thịnh Hào). Có một cửa ô nữa đã đi vào ca dao - ô Hàng Đậu, tức Phúc Lâm - nhưng nay không ai nhắc tới nữa.
    Xuân Minh

Chia sẻ trang này