1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cùng tìm hiểu về Hà Nội xưa và nay

Chủ đề trong 'Public Hà Nội' bởi GodFatherHN, 07/02/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. heongoc

    heongoc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/10/2004
    Bài viết:
    1.132
    Đã được thích:
    0
    TẠI SAO HÀ NÔI CHỈ CÒN LẠI MỘT CỬA Ô QUAN CHƯỞNG?
    Hà Nội xưa, theo một số sách cũ để lại có đến 16 cửa ô được xây dựng vào đời Lê Hiển Tông (1740 - 1786), vào khoảng năm 1749. Các cửa ô phần lớn đều được xây bằng gạch rất chắc chắn, nhưng đến nay, chỉ còpn lại một cửa ô Thanh Hà, thường gọi là Ô Quan Chưởng. Vậy tại sao lại gọi là Ô Quan Chưởng?
    Theo sách Đường phố Hà Nội của Nguyễn Vinh Phúc và Trần Huy Bá viết: "Cửa Ô Quan Chưởng có thể có từ thời Lê, vào năm Cảnh Hưng thứ 10 (1749) đã đắp thành đất bao quanh kinh đô Thăng Long, có mở một số cửa ô. Về tên gọi của cửa ô này, hiện nay có nhiều cách giải thích:
    Có thuyết cho rằng vào cuối đời Lê, có một viên quan Chưởng ấn về hưu, lập dinh cơ ở cạnh ô, do đó mà thành tên.
    Có thuyết lại cho rằng vào đời Nguyễn, có một chức quan Chưởng cơ kiểm soát ô này, phàm thuyền bè ghé các bến quanh đây đều phải trình giấy ở viên quan ấy. Vì vậy mà thành tên.
    Có thuyết giải thích là hồi giặc Pháp hạ thành Hà Nội lần thứ nhất (1873), có một viên quan Chưởng vệ đã hy sinh ở đây. Để tưởng nhớ, nhân dân đã gọi cửa ô này là Quan Chưởng".
    Còn hỏi tại sao Hà Nội xưa có tới 16 cửa ô thì 15 cái bị phá nay không còn dấu vết. Chỉ riêng Ô Quan Chưởng còn tồn tại? Để giải đáp thắc mắc này phóng viên VOVNews đã tới gặp ông Đào Tam Trọng - một hậu duệ của gia đình có khoảng hơn 300 năm sinh sống tại Hà Nội. Ông kể:
    "Sau khi quân Pháp sang đánh chiếm nước ta, chúng đã cho phá dần các cổng ô để mở rộng thành phố. Với các cửa ô khác không rõ việc phá dỡ tiến hành như thế nào. Còn cửa Ô Quan Chưởng lúc đó thuộc tổng Đồng Xuân do một ông họ Đào làm Thiên hộ trông coi (chức Thiên hộ thời đó ngang với chức Chánh tổng). Ông họ Đào người làng Khúc Thuỷ tên là Đào Đăng Chiểu, sinh năm ất Tỵ (1845), mất ngày 25/6 năm Bình Thìn (1916), nguyên là Chánh tổng Tổng Đồng Xuân, sau này thành phố Hà Nội đổi ra làm 8 hộ, ông được cử làm Thiên hộ hộ thứ nhất. Bọn Pháp gọi ông Đào Thiên hộ đến và bảo: "Để người Pháp tiện việc xây dựng mở mang đường sá, thuận lợi giao thông dân bản xứ, nên phải phá Ô Quan Chưởng. Vậy ông về làm một tờ đơn trình bày đề nghị quan Pháp cho phá cửa ô. Đơn phải có chữ ký của các đại biểu bô lão dân làng. Hẹn 10 ngày nữa ông mang tới đây". Ông Đào Thiên hộ về bàn với dân làng rồi cùng mọi người nhất trí nhận định: "Pháp nó sang chiếm đóng đô hộ nước ta, nó muốn làm gì chẳng được, sao nó lại cần xin ý kiến của ta. vậy ta không đồng ý chắc nó không dám phá! Với lại ai mà biết nó phá cửa ô để làm đường hay làm gì!". Đúng 10 ngày sau ông Đào Thiên hộ đến gặp quan Pháp và trả lời: "Dân làng tôi không ai chịu ký vào đơn. Họ nói cửa ô là của dân cả nước, có phải là của riêng họ đâu mà họ ký. Nếu các quan Pháp muốn phá thì cứ phá, nhưng nếu xảy ra chuyện gì, dân chúng tôi không chịu trách nhiệm".Nghe xong chuyện này, mấy người Pháp tức tối lắm, chúng bảo: "Các cửa ô khác, dân chúng sở tại đều làm đơn cả rồi, sao dân ở đây lại bướng bỉnh, không muốn được mở mang khai phá hay sao?" Chúng yêu cầu ông Đào phải về bàn lại với dân làng. Sau ông Đào Thiên hộ lại phải lên trả lời cho bọn chúng: "Dân làng tôi họ nói, các nơi khác người ta có làm đơn hay không là việc của người ta. Còn dân làng tôi họ không chịu ký, và tôi cũng không ép buộc được họ". Bọn Pháp cho gọi ông Đào lên mấy lần, chúng còn hăm doạ, nhưng vẫn không đạt được mục đích. Sau đó ông Đào Thiên hộ tìm mọi cớ tránh không lên gặp bọn chúng nữa. Rồi sau không biết vì nó ngại dân tổng Đồng Xuân rất cứng đầu cứng cổ hay vì còn có nhứng lý do nào khác, nên không thấy chúng nhắc nhở đả dộng đến việc phá vỡ cửa ô này nữa. Và thế là cửa Ô Quan Chưởng an toàn tồn tại cho đến ngày nay. Đây cũng là công đóng góp của dân tổng Đồng Xuân và một phần không nhỏ của ông Đào Thiên hộ."
    Vậy ông có thể cho biết do đâu lại biết được câu chuyện này không?
    Ông Đào Tam Trọng trả lời: "Bố tôi là hậu duệ của ông đào Thiên hộ, sự việc này có ghi trong gia phả gốc bằng chữ Hán của họ Đào. Tiếc rằng trong chiến tranh chống Pháp, gia đình tản cư, đồ đạc sách vở để lại ở Hà Nội bị mất cả. Sau này chúng tôi chỉ được nghe bố tôi kể lại mà thôi"./.
    Người Hà Nội
  2. heongoc

    heongoc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/10/2004
    Bài viết:
    1.132
    Đã được thích:
    0
    TẠI SAO HÀ NÔI CHỈ CÒN LẠI MỘT CỬA Ô QUAN CHƯỞNG?
    Hà Nội xưa, theo một số sách cũ để lại có đến 16 cửa ô được xây dựng vào đời Lê Hiển Tông (1740 - 1786), vào khoảng năm 1749. Các cửa ô phần lớn đều được xây bằng gạch rất chắc chắn, nhưng đến nay, chỉ còpn lại một cửa ô Thanh Hà, thường gọi là Ô Quan Chưởng. Vậy tại sao lại gọi là Ô Quan Chưởng?
    Theo sách Đường phố Hà Nội của Nguyễn Vinh Phúc và Trần Huy Bá viết: "Cửa Ô Quan Chưởng có thể có từ thời Lê, vào năm Cảnh Hưng thứ 10 (1749) đã đắp thành đất bao quanh kinh đô Thăng Long, có mở một số cửa ô. Về tên gọi của cửa ô này, hiện nay có nhiều cách giải thích:
    Có thuyết cho rằng vào cuối đời Lê, có một viên quan Chưởng ấn về hưu, lập dinh cơ ở cạnh ô, do đó mà thành tên.
    Có thuyết lại cho rằng vào đời Nguyễn, có một chức quan Chưởng cơ kiểm soát ô này, phàm thuyền bè ghé các bến quanh đây đều phải trình giấy ở viên quan ấy. Vì vậy mà thành tên.
    Có thuyết giải thích là hồi giặc Pháp hạ thành Hà Nội lần thứ nhất (1873), có một viên quan Chưởng vệ đã hy sinh ở đây. Để tưởng nhớ, nhân dân đã gọi cửa ô này là Quan Chưởng".
    Còn hỏi tại sao Hà Nội xưa có tới 16 cửa ô thì 15 cái bị phá nay không còn dấu vết. Chỉ riêng Ô Quan Chưởng còn tồn tại? Để giải đáp thắc mắc này phóng viên VOVNews đã tới gặp ông Đào Tam Trọng - một hậu duệ của gia đình có khoảng hơn 300 năm sinh sống tại Hà Nội. Ông kể:
    "Sau khi quân Pháp sang đánh chiếm nước ta, chúng đã cho phá dần các cổng ô để mở rộng thành phố. Với các cửa ô khác không rõ việc phá dỡ tiến hành như thế nào. Còn cửa Ô Quan Chưởng lúc đó thuộc tổng Đồng Xuân do một ông họ Đào làm Thiên hộ trông coi (chức Thiên hộ thời đó ngang với chức Chánh tổng). Ông họ Đào người làng Khúc Thuỷ tên là Đào Đăng Chiểu, sinh năm ất Tỵ (1845), mất ngày 25/6 năm Bình Thìn (1916), nguyên là Chánh tổng Tổng Đồng Xuân, sau này thành phố Hà Nội đổi ra làm 8 hộ, ông được cử làm Thiên hộ hộ thứ nhất. Bọn Pháp gọi ông Đào Thiên hộ đến và bảo: "Để người Pháp tiện việc xây dựng mở mang đường sá, thuận lợi giao thông dân bản xứ, nên phải phá Ô Quan Chưởng. Vậy ông về làm một tờ đơn trình bày đề nghị quan Pháp cho phá cửa ô. Đơn phải có chữ ký của các đại biểu bô lão dân làng. Hẹn 10 ngày nữa ông mang tới đây". Ông Đào Thiên hộ về bàn với dân làng rồi cùng mọi người nhất trí nhận định: "Pháp nó sang chiếm đóng đô hộ nước ta, nó muốn làm gì chẳng được, sao nó lại cần xin ý kiến của ta. vậy ta không đồng ý chắc nó không dám phá! Với lại ai mà biết nó phá cửa ô để làm đường hay làm gì!". Đúng 10 ngày sau ông Đào Thiên hộ đến gặp quan Pháp và trả lời: "Dân làng tôi không ai chịu ký vào đơn. Họ nói cửa ô là của dân cả nước, có phải là của riêng họ đâu mà họ ký. Nếu các quan Pháp muốn phá thì cứ phá, nhưng nếu xảy ra chuyện gì, dân chúng tôi không chịu trách nhiệm".Nghe xong chuyện này, mấy người Pháp tức tối lắm, chúng bảo: "Các cửa ô khác, dân chúng sở tại đều làm đơn cả rồi, sao dân ở đây lại bướng bỉnh, không muốn được mở mang khai phá hay sao?" Chúng yêu cầu ông Đào phải về bàn lại với dân làng. Sau ông Đào Thiên hộ lại phải lên trả lời cho bọn chúng: "Dân làng tôi họ nói, các nơi khác người ta có làm đơn hay không là việc của người ta. Còn dân làng tôi họ không chịu ký, và tôi cũng không ép buộc được họ". Bọn Pháp cho gọi ông Đào lên mấy lần, chúng còn hăm doạ, nhưng vẫn không đạt được mục đích. Sau đó ông Đào Thiên hộ tìm mọi cớ tránh không lên gặp bọn chúng nữa. Rồi sau không biết vì nó ngại dân tổng Đồng Xuân rất cứng đầu cứng cổ hay vì còn có nhứng lý do nào khác, nên không thấy chúng nhắc nhở đả dộng đến việc phá vỡ cửa ô này nữa. Và thế là cửa Ô Quan Chưởng an toàn tồn tại cho đến ngày nay. Đây cũng là công đóng góp của dân tổng Đồng Xuân và một phần không nhỏ của ông Đào Thiên hộ."
    Vậy ông có thể cho biết do đâu lại biết được câu chuyện này không?
    Ông Đào Tam Trọng trả lời: "Bố tôi là hậu duệ của ông đào Thiên hộ, sự việc này có ghi trong gia phả gốc bằng chữ Hán của họ Đào. Tiếc rằng trong chiến tranh chống Pháp, gia đình tản cư, đồ đạc sách vở để lại ở Hà Nội bị mất cả. Sau này chúng tôi chỉ được nghe bố tôi kể lại mà thôi"./.
    Người Hà Nội
  3. heongoc

    heongoc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/10/2004
    Bài viết:
    1.132
    Đã được thích:
    0
    Âm thanh Hà Nội
    Từ thuở ấu thơ, tôi tắm mình trong những âm thanh dịu ngọt, ru tôi vào đời: tiếng mẹ ầu ơ, tiếng võng đưa kẽo kẹt trưa hè...Lớn lên, đó là tiếng đàn bầu thánh thót như rót vào lòng một nỗi niềm sâu lắng, là tiếng sóng Hồ Tây lao xao vỗ nhẹ mạn thuyền trong chiều vàng nắng, có tiếng nàng dìu dịu như gió thoảng bên tai. Song ấn tượng sâu đậm nhất trong suốt tuổi thơ tôi đến tận bây giờ là tiếng tàu điện leng keng, tiếng chổi tre chị lao công quét rác, tiếng ông lão lảnh lót "phá sa" trong đêm khuya thanh vắng.
    Ngày ấy, nhà tôi ở phố Tôn Đản. Một phố nhỏ yên tĩnh đến lạ lùng. Tiếng ve gọi hè da diết. Hàng cây xanh sum xuê toả bóng mát xuống mặt đường và những ngôi nhà rêu phong. Đêm khuya, chỉ có tiếng gió và ánh điện vàng hiu hắt. Cuối thu trời se lạnh. Nằm cuộn tròn trong chăn ấm. Có tiếng ông lão bán lạc rang quen thuộc văng vẳng cất lên từ đầu phố. Một thứ âm thanh vang, trong kéo theo những âm cuối cùng của nó lan toả như réo rắt, như mời gọi, như thấm vào lòng người : "Phá sa". Nhưng nghe kỹ hình như thoảng trong đó ẩn chứa sự khắc khoải, chịu đựng, kiên nhẫn và mệt nhọc của một ông già. Nó cứ thấm vào lòng tôi như vị lạc rang tuyệt vời của ông: mặn, ngọt, thơm, bùi, béo quện vào đầu lưỡi mà thấm vào ruột gan. Ông chỉ đeo tòng teng một cái thùng gỗ. Lạc được gói trong những tờ giấy cuộn thành hình cái phễu. Mới cầm gói lạc, mùi thơm của húng lìu. Gói lạc ấm nóng giòn tan. Nhâm nhi hạt lạc, văng vẳng tiếng rao của ông xa dần xa dần. Tiếng rao "phá sa" còn níu giữ âm thanh chưa dứt hẳn trên cái cần đàn là phố tôi thì tiếng chổi tre quét rác của chị lao công đã rào rạt nổi dần lên dưới đường. Phố Tôn Đản nhiều cây. Thu về đông tới lá vàng bay lả tả. Những trận gió đầu đông như trút lá xuống đường. Gió cứ vô tình đùa với lá để tiếng chổi tre của chị cứ thốt lên "Rào...rạt". Chiếc chổi dài, mềm mại trong tay chị cần mẫn nhịp nhàng khoan nhặt. Lúc khoan "rào" lúc nhặt "rạt"... Khi chị nhanh tay chổi rào rạt rào rạt tưởng như những con sóng vỗ về bờ cát.
    Đêm nào cũng vậy, lá còn rơi, chị còn quét và tôi còn gặp chị. Con đường phố tôi sạch bong cho chân ai mát rượi đi về. Còn tôi, chìm dần vào giấc mơ cô Tấm và ông Bụt. Sáng sớm hôm sau tỉnh dậy trong tiếng chuông tàu điện leng keng ngoài hồ Hoàn Kiếm. Cái tiếng chuông leng keng trong suốt tuổi thơ tôi. Nó không háo hức như tiếng ve gọi hè, không giục giã như tiếng còi ôtô, không lao xao như tiếng sóng hồ thu ... Nó mộc mạc, giản dị đến nao lòng. Lũ học trò chúng tôi thường hay chờ tầu ở cái tháp nhỏ bên hồ Hoàn Kiếm để đi học, đi vớt thuỷ trần, đi lên Hồ Tây câu cá. Trên đường vào Hà Đông, tàu còn chui qua một cái nhà cầu. ở đây, người soát vé đi kiểm tra một loạt. Cái vé tàu điện cũng nhỏ bé xinh xinh. Lần đầu tiên tôi vào đại học, với một gia tài nhỏ bé trong cái ba lô cũng lên tàu điện đi Hà Đông để vào La Khê, nơi Đại học tổng hợp sơ tán lúc bấy giờ. Chuyến tàu sớm, từ Bờ Hồ đi chợ Mơ. Tiếng bánh sắt rít trên đường ray xoàch xoạch đưa mẹ tôi đi chợ, và đưa tôi đến trường. Những con tàu đi ra các cửa ô Đồng Xuân, Quán Thánh, Bưởi, Cầu Giấy, Vọng... cần mẫn miết vào thời gian những âm thanh chói gắt mà gần gũi với người Hà Nội. Những con tàu không bao giờ có cánh cửa hai bên sườn. Sàn gỗ, thành sắt. Ba bốn toa nối với nhau. Mỗi toa treo lơ lửng một bóng đèn dây tóc đỏ hoe. Cái cần điện vắt vẻo trên đầu toa như cái râu một chú ngựa già đung đưa một sợi dây chão để anh lái phu điều chỉnh cần vẹt. Toa cuối thường dùng cho mấy bà đi chợ: thúng mủng, rau dưa. tôm cua... Cánh học trò chúng tôi thường được miễn vé hoặc hay xin đi nhờ. Qua cổng trường như trường Chu Văn An, Trưng Vương là nhảy xuống. Lên xuống khi tàu đang chạy không phải là dễ và nhiều anh trong lũ chúng tôi đã phát triển thành nghệ thuật nhảy tàu.
    Ôi những âm thanh rạo rực lòng người ... Song, với tôi, tiếng ông lão "phá sa", tiếng chổi tre chị lao công quét rác, tiếng tàu điện leng keng mỗi sớm mai về, đã gieo vào lòng tôi những dấu ấn không phai mờ. Đó là những âm thanh Hà Nội không thể nào quên.
    Hoàng Liễn
    Người Hà Nội
  4. heongoc

    heongoc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/10/2004
    Bài viết:
    1.132
    Đã được thích:
    0
    Âm thanh Hà Nội
    Từ thuở ấu thơ, tôi tắm mình trong những âm thanh dịu ngọt, ru tôi vào đời: tiếng mẹ ầu ơ, tiếng võng đưa kẽo kẹt trưa hè...Lớn lên, đó là tiếng đàn bầu thánh thót như rót vào lòng một nỗi niềm sâu lắng, là tiếng sóng Hồ Tây lao xao vỗ nhẹ mạn thuyền trong chiều vàng nắng, có tiếng nàng dìu dịu như gió thoảng bên tai. Song ấn tượng sâu đậm nhất trong suốt tuổi thơ tôi đến tận bây giờ là tiếng tàu điện leng keng, tiếng chổi tre chị lao công quét rác, tiếng ông lão lảnh lót "phá sa" trong đêm khuya thanh vắng.
    Ngày ấy, nhà tôi ở phố Tôn Đản. Một phố nhỏ yên tĩnh đến lạ lùng. Tiếng ve gọi hè da diết. Hàng cây xanh sum xuê toả bóng mát xuống mặt đường và những ngôi nhà rêu phong. Đêm khuya, chỉ có tiếng gió và ánh điện vàng hiu hắt. Cuối thu trời se lạnh. Nằm cuộn tròn trong chăn ấm. Có tiếng ông lão bán lạc rang quen thuộc văng vẳng cất lên từ đầu phố. Một thứ âm thanh vang, trong kéo theo những âm cuối cùng của nó lan toả như réo rắt, như mời gọi, như thấm vào lòng người : "Phá sa". Nhưng nghe kỹ hình như thoảng trong đó ẩn chứa sự khắc khoải, chịu đựng, kiên nhẫn và mệt nhọc của một ông già. Nó cứ thấm vào lòng tôi như vị lạc rang tuyệt vời của ông: mặn, ngọt, thơm, bùi, béo quện vào đầu lưỡi mà thấm vào ruột gan. Ông chỉ đeo tòng teng một cái thùng gỗ. Lạc được gói trong những tờ giấy cuộn thành hình cái phễu. Mới cầm gói lạc, mùi thơm của húng lìu. Gói lạc ấm nóng giòn tan. Nhâm nhi hạt lạc, văng vẳng tiếng rao của ông xa dần xa dần. Tiếng rao "phá sa" còn níu giữ âm thanh chưa dứt hẳn trên cái cần đàn là phố tôi thì tiếng chổi tre quét rác của chị lao công đã rào rạt nổi dần lên dưới đường. Phố Tôn Đản nhiều cây. Thu về đông tới lá vàng bay lả tả. Những trận gió đầu đông như trút lá xuống đường. Gió cứ vô tình đùa với lá để tiếng chổi tre của chị cứ thốt lên "Rào...rạt". Chiếc chổi dài, mềm mại trong tay chị cần mẫn nhịp nhàng khoan nhặt. Lúc khoan "rào" lúc nhặt "rạt"... Khi chị nhanh tay chổi rào rạt rào rạt tưởng như những con sóng vỗ về bờ cát.
    Đêm nào cũng vậy, lá còn rơi, chị còn quét và tôi còn gặp chị. Con đường phố tôi sạch bong cho chân ai mát rượi đi về. Còn tôi, chìm dần vào giấc mơ cô Tấm và ông Bụt. Sáng sớm hôm sau tỉnh dậy trong tiếng chuông tàu điện leng keng ngoài hồ Hoàn Kiếm. Cái tiếng chuông leng keng trong suốt tuổi thơ tôi. Nó không háo hức như tiếng ve gọi hè, không giục giã như tiếng còi ôtô, không lao xao như tiếng sóng hồ thu ... Nó mộc mạc, giản dị đến nao lòng. Lũ học trò chúng tôi thường hay chờ tầu ở cái tháp nhỏ bên hồ Hoàn Kiếm để đi học, đi vớt thuỷ trần, đi lên Hồ Tây câu cá. Trên đường vào Hà Đông, tàu còn chui qua một cái nhà cầu. ở đây, người soát vé đi kiểm tra một loạt. Cái vé tàu điện cũng nhỏ bé xinh xinh. Lần đầu tiên tôi vào đại học, với một gia tài nhỏ bé trong cái ba lô cũng lên tàu điện đi Hà Đông để vào La Khê, nơi Đại học tổng hợp sơ tán lúc bấy giờ. Chuyến tàu sớm, từ Bờ Hồ đi chợ Mơ. Tiếng bánh sắt rít trên đường ray xoàch xoạch đưa mẹ tôi đi chợ, và đưa tôi đến trường. Những con tàu đi ra các cửa ô Đồng Xuân, Quán Thánh, Bưởi, Cầu Giấy, Vọng... cần mẫn miết vào thời gian những âm thanh chói gắt mà gần gũi với người Hà Nội. Những con tàu không bao giờ có cánh cửa hai bên sườn. Sàn gỗ, thành sắt. Ba bốn toa nối với nhau. Mỗi toa treo lơ lửng một bóng đèn dây tóc đỏ hoe. Cái cần điện vắt vẻo trên đầu toa như cái râu một chú ngựa già đung đưa một sợi dây chão để anh lái phu điều chỉnh cần vẹt. Toa cuối thường dùng cho mấy bà đi chợ: thúng mủng, rau dưa. tôm cua... Cánh học trò chúng tôi thường được miễn vé hoặc hay xin đi nhờ. Qua cổng trường như trường Chu Văn An, Trưng Vương là nhảy xuống. Lên xuống khi tàu đang chạy không phải là dễ và nhiều anh trong lũ chúng tôi đã phát triển thành nghệ thuật nhảy tàu.
    Ôi những âm thanh rạo rực lòng người ... Song, với tôi, tiếng ông lão "phá sa", tiếng chổi tre chị lao công quét rác, tiếng tàu điện leng keng mỗi sớm mai về, đã gieo vào lòng tôi những dấu ấn không phai mờ. Đó là những âm thanh Hà Nội không thể nào quên.
    Hoàng Liễn
    Người Hà Nội
  5. heongoc

    heongoc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/10/2004
    Bài viết:
    1.132
    Đã được thích:
    0
    Hương nhãn
    Giữa xuân, mưa bụi bay lất phất. Cữ này, hoa nhãn vẫn còn nở rộ. Từng bông hoa bé tí xíu kết thành chùm hoa trắng ngà như chiếc mâm xôi xinh xắn trên nền lá xanh thẫm. Hương nhãn man mát, dịu ngọt lan toả trong không gian thanh bình, yên ả. Suốt dải đất màu mỡ của đất Hồng Châu xưa, trên những con đường liên xã, liên thôn từ Văn Giang xuống Đông Tảo, Dạ Trạch, Khoái Châu, Kim Động, Phố Hiến nhãn được trồng hai bên đường, toả tán tròn như những chiếc ô xanh mát. Những năm gần đây người dân quê tôi đã làm quen với những vườn quất cảnh, cam Canh, bưởi chiết cành nhưng nhà ai cũng giữ lại vài ba cây nhãn. Trong tâm thức của họ, nhãn là loài cây không thể thiếu trong vườn nhà, để làm quà cho con cháu và cho những người xa quê.
    Vườn nhà vẫn thoáng rộng như xưa. Để chân trần, tôi chạy hít căng ***g ngực hương vườn. ?oCụ? nhãn của tôi ở bờ ao đã bị đổ sau trận lụt. Hàng nhãn chiết mới được 3 tuổi đang vươn cành xanh tốt, bao quanh khu vườn.
    Ngày tôi còn bé, ngoại dành hẳn cho tôi một cây nhãn ***g. Buổi trưa, cơm nước cho ngoại xong, tôi thường trèo lên trạc ba, nằm ngắm những mảnh trời xanh qua kẽ lá hoăch ngắt một cành lá kết thành những con chim đang bay. Cũng có khi nhớ bố mẹ quá, tôi lại thì thầm nói chuyện với cây nhãn.
    Tuổi thơ của tôi đầy ắp kỷ niệm đẹp đẽ, tươi sáng, chính lá bắt đầu từ khu vườn nhà tràn ngập hương hoa, cây trái. Và cây nhãn ***g được tôi coi là ?obạn thân? để thả hồn vui buồn thơ trẻ. Mùa nhãn chín, bao giờ ngoại cũng phần riêng cho tôi những chùm nhãn ngon ngọt nhất. Từng quả nhãn ***g, cùi dầy trắng ngà, mọng nước, ngọt ngào như tấm lòng đầy tình thương yêu của ngoại dành cho đứa cháu cưng. Ra khỏi vườn nhà là chợ nhãn họp ở đầu làng. Chợ Đông Cảo, vốn nổi tiếng vì giống gà Đông Cảo chân lùn, ngọt thịt, mùa nhãn càng thêm tấp nập. Nhãn được bó cẩn thận thành từng bó quả, rồi cũng lại được cẩn thận xếp vào sọt. Nhãn là của ?ohàng hoa? , phải ?onâng như nâng trứng? để giữ cho chùm nhãn trông ngon mắt, không bị rụng quả, người dân quê phải dậy từ tờ mờ đất, kĩu kịt gánh nhãn ra bến sông cho xuống ca nô, ngược lên Hà Nội, rồi lại từ bến Phà Đen hoặc Chương Dương gánh vào phố cho các bà, các cô sành ăn thưởng thức món ngon quê tôi. Nhưng những năm Mỹ đánh phá miền Bắc, người dân sợ đi ca nô ?onó? thả bom nên phương tiện chuyên chở nhãn tiện lợi, an toàn nhất là đôi chân. (Thời ấy, nhà ai có được chiếc xe đạp là ?ooách? lắm). Tôi đi học về, thường giúp chị tôi xếp nhãn vào sọt để 2 -3 giờ chiều, chị tôi gánh ra Hà Nội kịp bán lúc sớm mai. Vừa gánh nặng,vừa phải đi bộ 25km dưới cái nắng thiêu đốt, đem hương nhãn đến cho muôn người, mồ hôi đổ xuống xiết bao công lênh khó nhọc. Tôi biết yêu thương quê hương bắt đầu từ đôi vai áo nâu bạc màu của ngoại tôi, của chị tôi trong những năm bom Mỹ dội.
    Tuổi thơ, bước chân chưa đi xa nhưng ?ohồn? chân quê được giáo dưỡng từ lời ông bà, từ hương quê - hương nhãn máu thịt. Và đến hôm nay, quê tôi vẫn giữ gìn, vun xới cho nhãn ***g thêm sai quả. Cây nhãn ***g cổ thụ ở Phố Hiến 400 tuổi đã trở thành ?obảo tàng sống? của giống nhãn ***g mà từ thời Lê Quý Đôn, ông đã ghi chép vào sách ?oPhủ biên tạp lục? nhưng ?ochút chít? của nó có mặt trên khắp xứ Hồng Châu màu mỡ. Từ bao đời nay, mạch sống của đất đai con người vẫn ngầm chảy không ngừng nghỉ như thế để tạo nên sắc thái riêng của quê hương, xứ sở cho chúng ta một ?ocõi nhớ? không thể quên nơi chốn sinh thành.
    Nhìn những chú ong mật cần mẫn lấy phấn hoa nhãn để làm nên mật ong vàng dịu, trong veo, thơm hương nhãn, càng thêm thương người dân quê tôi cũng hệt như đàn ong mật kia, một nắng hai sương làm đẹp cho đời từ cây nhãn. Quả nhãn ***g thơm ngon, long nhãn, mật ong nhãn ?" những vị thuốc bổ được ưa chuộng, đều là những đặc sản của vùng đất sa bồi vốn được mở mang từ thuở vua Hùng thứ 18.
    Nàng công chúa Tiên Dung mến cảnh, yêu người, kết duyên cùng chàng Chử Đồng Tử nghèo khổ giúp dân khai hoang, lập ấp, cấy trồng. Nhưng đất Hồng Châu ngày xửa, ngày xưa bạt ngàn lau sậy, lăn, lác, vịt trời, le le? nàng Tiên Dung chưa được thưởng thức hương vị thơm mát của nhãn ***g. Phải trải đời đời, lớp lớp con cháu suốt hơn mười thế kỷ mồ hôI đổ xuống cánh đồng, cây nhãn mới bén rễ và chung thuỷ với đất, với người. Và cũng chỉ có đất ấy, nước ấy mới cho hương nhãn ***g thơm ngon như thế? sang vùng đất khác, hương nhãn đã kém đi rồi.
    Trong nắng gió xuân hây hẩy, trong tiếng trống hội làng tế lễ Chử Đồng Tử và nhị vị phu nhân (Tiên Dung công chúa và Tây Sa công chúa), tôi bỗng nhớ câu ca tình tứ:
    Cô kia cắt cỏ ven sông
    Có muốn ăn nhãn thì ***g sang đây?

    Ven sông, cờ hội rợp đồng bãi. Hàng nhãn ***g cổ thụ đang sai hoa, kết trái.
    Nguyễn Quang Dũng - Hà Nội mới
    Người Hà Nội
  6. heongoc

    heongoc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/10/2004
    Bài viết:
    1.132
    Đã được thích:
    0
    Hương nhãn
    Giữa xuân, mưa bụi bay lất phất. Cữ này, hoa nhãn vẫn còn nở rộ. Từng bông hoa bé tí xíu kết thành chùm hoa trắng ngà như chiếc mâm xôi xinh xắn trên nền lá xanh thẫm. Hương nhãn man mát, dịu ngọt lan toả trong không gian thanh bình, yên ả. Suốt dải đất màu mỡ của đất Hồng Châu xưa, trên những con đường liên xã, liên thôn từ Văn Giang xuống Đông Tảo, Dạ Trạch, Khoái Châu, Kim Động, Phố Hiến nhãn được trồng hai bên đường, toả tán tròn như những chiếc ô xanh mát. Những năm gần đây người dân quê tôi đã làm quen với những vườn quất cảnh, cam Canh, bưởi chiết cành nhưng nhà ai cũng giữ lại vài ba cây nhãn. Trong tâm thức của họ, nhãn là loài cây không thể thiếu trong vườn nhà, để làm quà cho con cháu và cho những người xa quê.
    Vườn nhà vẫn thoáng rộng như xưa. Để chân trần, tôi chạy hít căng ***g ngực hương vườn. ?oCụ? nhãn của tôi ở bờ ao đã bị đổ sau trận lụt. Hàng nhãn chiết mới được 3 tuổi đang vươn cành xanh tốt, bao quanh khu vườn.
    Ngày tôi còn bé, ngoại dành hẳn cho tôi một cây nhãn ***g. Buổi trưa, cơm nước cho ngoại xong, tôi thường trèo lên trạc ba, nằm ngắm những mảnh trời xanh qua kẽ lá hoăch ngắt một cành lá kết thành những con chim đang bay. Cũng có khi nhớ bố mẹ quá, tôi lại thì thầm nói chuyện với cây nhãn.
    Tuổi thơ của tôi đầy ắp kỷ niệm đẹp đẽ, tươi sáng, chính lá bắt đầu từ khu vườn nhà tràn ngập hương hoa, cây trái. Và cây nhãn ***g được tôi coi là ?obạn thân? để thả hồn vui buồn thơ trẻ. Mùa nhãn chín, bao giờ ngoại cũng phần riêng cho tôi những chùm nhãn ngon ngọt nhất. Từng quả nhãn ***g, cùi dầy trắng ngà, mọng nước, ngọt ngào như tấm lòng đầy tình thương yêu của ngoại dành cho đứa cháu cưng. Ra khỏi vườn nhà là chợ nhãn họp ở đầu làng. Chợ Đông Cảo, vốn nổi tiếng vì giống gà Đông Cảo chân lùn, ngọt thịt, mùa nhãn càng thêm tấp nập. Nhãn được bó cẩn thận thành từng bó quả, rồi cũng lại được cẩn thận xếp vào sọt. Nhãn là của ?ohàng hoa? , phải ?onâng như nâng trứng? để giữ cho chùm nhãn trông ngon mắt, không bị rụng quả, người dân quê phải dậy từ tờ mờ đất, kĩu kịt gánh nhãn ra bến sông cho xuống ca nô, ngược lên Hà Nội, rồi lại từ bến Phà Đen hoặc Chương Dương gánh vào phố cho các bà, các cô sành ăn thưởng thức món ngon quê tôi. Nhưng những năm Mỹ đánh phá miền Bắc, người dân sợ đi ca nô ?onó? thả bom nên phương tiện chuyên chở nhãn tiện lợi, an toàn nhất là đôi chân. (Thời ấy, nhà ai có được chiếc xe đạp là ?ooách? lắm). Tôi đi học về, thường giúp chị tôi xếp nhãn vào sọt để 2 -3 giờ chiều, chị tôi gánh ra Hà Nội kịp bán lúc sớm mai. Vừa gánh nặng,vừa phải đi bộ 25km dưới cái nắng thiêu đốt, đem hương nhãn đến cho muôn người, mồ hôi đổ xuống xiết bao công lênh khó nhọc. Tôi biết yêu thương quê hương bắt đầu từ đôi vai áo nâu bạc màu của ngoại tôi, của chị tôi trong những năm bom Mỹ dội.
    Tuổi thơ, bước chân chưa đi xa nhưng ?ohồn? chân quê được giáo dưỡng từ lời ông bà, từ hương quê - hương nhãn máu thịt. Và đến hôm nay, quê tôi vẫn giữ gìn, vun xới cho nhãn ***g thêm sai quả. Cây nhãn ***g cổ thụ ở Phố Hiến 400 tuổi đã trở thành ?obảo tàng sống? của giống nhãn ***g mà từ thời Lê Quý Đôn, ông đã ghi chép vào sách ?oPhủ biên tạp lục? nhưng ?ochút chít? của nó có mặt trên khắp xứ Hồng Châu màu mỡ. Từ bao đời nay, mạch sống của đất đai con người vẫn ngầm chảy không ngừng nghỉ như thế để tạo nên sắc thái riêng của quê hương, xứ sở cho chúng ta một ?ocõi nhớ? không thể quên nơi chốn sinh thành.
    Nhìn những chú ong mật cần mẫn lấy phấn hoa nhãn để làm nên mật ong vàng dịu, trong veo, thơm hương nhãn, càng thêm thương người dân quê tôi cũng hệt như đàn ong mật kia, một nắng hai sương làm đẹp cho đời từ cây nhãn. Quả nhãn ***g thơm ngon, long nhãn, mật ong nhãn ?" những vị thuốc bổ được ưa chuộng, đều là những đặc sản của vùng đất sa bồi vốn được mở mang từ thuở vua Hùng thứ 18.
    Nàng công chúa Tiên Dung mến cảnh, yêu người, kết duyên cùng chàng Chử Đồng Tử nghèo khổ giúp dân khai hoang, lập ấp, cấy trồng. Nhưng đất Hồng Châu ngày xửa, ngày xưa bạt ngàn lau sậy, lăn, lác, vịt trời, le le? nàng Tiên Dung chưa được thưởng thức hương vị thơm mát của nhãn ***g. Phải trải đời đời, lớp lớp con cháu suốt hơn mười thế kỷ mồ hôI đổ xuống cánh đồng, cây nhãn mới bén rễ và chung thuỷ với đất, với người. Và cũng chỉ có đất ấy, nước ấy mới cho hương nhãn ***g thơm ngon như thế? sang vùng đất khác, hương nhãn đã kém đi rồi.
    Trong nắng gió xuân hây hẩy, trong tiếng trống hội làng tế lễ Chử Đồng Tử và nhị vị phu nhân (Tiên Dung công chúa và Tây Sa công chúa), tôi bỗng nhớ câu ca tình tứ:
    Cô kia cắt cỏ ven sông
    Có muốn ăn nhãn thì ***g sang đây?

    Ven sông, cờ hội rợp đồng bãi. Hàng nhãn ***g cổ thụ đang sai hoa, kết trái.
    Nguyễn Quang Dũng - Hà Nội mới
    Người Hà Nội
  7. heongoc

    heongoc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/10/2004
    Bài viết:
    1.132
    Đã được thích:
    0
    Vẫn biết là mùa đông đã qua, xuân đã đến, nhưng với người không thích mùa xuân ẩm ướt lắm, mà chỉ thích cái lạnh lạnh của mùa đông thì khi đọc được bài viết nào về mùa đông Hà nội vẫn muốn chia sẻ cùng mọi người cho đỡ nhớ ...
    Hà Nội mùa đông đang về...
    Buổi chiều Hà Nội se lạnh, mùa thu đã đi qua, mang theo những gì thật nhẹ và mênh mang. Mùa đông đang về? Một chút lặng im, rồi giật mình vì tiếng loa của đài phường. Sau tám giờ lao động mệt mỏi bạn sẽ lại được nghe điệp khúc "hãy cảnh giác với tệ nạn đĩ điếm ma tuý". Trên những con đường đầy bụi và khói xe của Hà nội. Mấy anh xe đạp thồ, mấy chị gánh hàng rong chạy té như gà phải cáo khi gặp anh cảnh sát giao thông đang lập thành tích chiếu lệ cho tháng chiến dịch vây bắt những cảnh đời nghèo khó. Mấy đứa học sinh đứng nhìn toét miệng ra cười. Thế là được xem một trò giải trí trước giờ học thêm buổi tối mệt nhọc để vào đại học. Nó phải cố, chứ nếu trượt thì bố mẹ mất đi khoe là con tôi học giỏi từ ngày còn bé tí. Một nhóm các cô cậu học sinh cấp hai chẳng thèm để ý chuyện đã quen mắt ấy của người nhớn, vội vàng rẽ vào quán internet tranh thủ chít chát "Anh hai mươi tuổi, là sinh viên trường Kiến trúc, đẹp trai, hát hay, biết đua xe?thôi chào em, anh về không mẹ anh mắng?mai nhé?"
    Hà Nội hết rồi cái thời quần áo sida cưỡi trên xe phượng hoàng tàu bay rập rờn khắp các ngõ phố. Bây giờ đến thời của từng đàn xe máy tàu nổ bành bạch, phun khói đen sì để giữ gìn bản sắc của mình. Hai thiếu nữ với đôi môi "Y-u-mì" tươi sịt tranh thủ lúc tắc đường nói chuyện với nhau "sáng lay trời lồm tao buồn lôn quá mày ạ! rồi khinh khỉnh nhìn mấy bác xích lô đang uống vội chén rượu nhạt giấu vợ sau một ngày mưa nắng. Dăm ba quán cóc đang chuẩn bị dẹp hàng nhường chỗ cho những quán bia thơm lừng và tiếng chạm cốc cành cạch của mấy quan chức bụng to như bụng ông giời con thời kinh tế thị trường. Trông thì phởn phơ đấy nhưng cứ thấy thiếu đoạn hậu thế nào. Chẳng biết họ hay mấy bác xích lô kia sướng hơn.
    Bọn trẻ con trong khu nhà tập thể từ thời bao cấp đã thôi hò hét tranh quả bóng nhựa với các anh sinh viên tốt nghiệp đang chờ việc làm vào nhà chăm chú theo dõi, suýt xoa vì phần thưởng tính bằng tiền triệu của đầy dẫy các cuộc thi trên truyền hình trong khi chờ cơm tối. Tiếng ôi a nhạt phèo của speaker rơi tõm vào tiếng cơm sôi lục bục trong bếp. Chiều nay chỉ có cơm rau thôi con ạ. Mẹ chúng thở dài.
    Những người nông dân ngoại thành tất tả qua cầu Long biên, lùi xa ánh đèn đường, đèn nhà hàng rực rỡ phía sau lưng. Nơi ấy là thế giới hấp dẫn và đẹp đẽ của kẻ lắm tiền nhiều của, lấy đâu ra chỗ dừng chân cho họ. Con đường bụi than tổ ong dẫn họ về tới ngôi làng nhỏ cách chốn phồn hoa đô hội kia chỉ một cây cầu. Khói thơm nhà hàng hay khói lam chiều làm những gương mặt phờ phạc kia thêm vẻ ưu tư.
    Tiếng còi chói tai giữa phố. Bọn thanh niên tóc vàng, tóc nâu, dùng toàn đồ hiệu đắt tiền cưỡi trên những chiếc xe đời mới, bóng loáng, sành điệu. Chúng ném ánh mắt khinh miệt vào người nghèo và chửi người già như hát hay. Xã hội đang phân biệt quá rõ ràng, quá khác biệt sự giàu nghèo, các giá trị đạo đức bị đảo lộn. Bọn trẻ đang làm thế hệ già trở nên chán đời. Tiếng cô phát thanh viên chương trình thời sự trên VTV lại đang nói về vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, chẳng biết mấy thằng mất dạy kia có nghe thấy không chứ nhờ cô mà hàng loạt chùa chiền được văn công hóa, đua nhau quét vôi xanh xanh đỏ đỏ. Người ta mang cả bát hương vào cơ quan thắp cho khói bay nghi ngút, ào ào lên đền bà Chúa kho để vay vay trả trả. Chuyện làm ta không thể bật cười mà đau khổ được.
    Thằng bé đánh giầy bước chậm rãi về nhà trọ, thỉnh thoảng ngước nhìn tấm băng rôn quảng cáo biểu diễn ca nhạc thời trang cạnh tấm áp phích vẽ cái bơm kim tiêm to tướng. Chẳng biết trong đầu chúng nghĩ gì lúc đó, hay kí ức tuổi thơ ngày xưa chợt hiện về. Những đứa trẻ đã già. Những thân phận mùa đông.
    Dọc đường Láng, mấy chị phụ nữ đã xếp gọn ghẽ những bó hành hoa thành từng ô vuông để nhận chỗ ngồi cho buổi chợ sớm sáng mai. Xong việc ngồi nói chuyện tiếu lâm ở làng thời kinh tế thị trường rồi ngủ luôn bên gốc cây xà cừ đêm nay. Ở Hà Nội không biết có bao nhiêu người đã bắt đầu ngày hôm sau từ lúc xâm xẩm tối của ngày hôm trước. Những công nhân của "Công ty cần cù" đang cần mẫn lia những đường chổi dài quét sạch đường phố, để rồi ngày mai người ta lại vứt rác ra đường. Vài hạt mưa thêm một chút lạnh. Hà Nội mùa đông đang về...
    Huy Tuấn
    Người Hà Nội
  8. heongoc

    heongoc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/10/2004
    Bài viết:
    1.132
    Đã được thích:
    0
    Vẫn biết là mùa đông đã qua, xuân đã đến, nhưng với người không thích mùa xuân ẩm ướt lắm, mà chỉ thích cái lạnh lạnh của mùa đông thì khi đọc được bài viết nào về mùa đông Hà nội vẫn muốn chia sẻ cùng mọi người cho đỡ nhớ ...
    Hà Nội mùa đông đang về...
    Buổi chiều Hà Nội se lạnh, mùa thu đã đi qua, mang theo những gì thật nhẹ và mênh mang. Mùa đông đang về? Một chút lặng im, rồi giật mình vì tiếng loa của đài phường. Sau tám giờ lao động mệt mỏi bạn sẽ lại được nghe điệp khúc "hãy cảnh giác với tệ nạn đĩ điếm ma tuý". Trên những con đường đầy bụi và khói xe của Hà nội. Mấy anh xe đạp thồ, mấy chị gánh hàng rong chạy té như gà phải cáo khi gặp anh cảnh sát giao thông đang lập thành tích chiếu lệ cho tháng chiến dịch vây bắt những cảnh đời nghèo khó. Mấy đứa học sinh đứng nhìn toét miệng ra cười. Thế là được xem một trò giải trí trước giờ học thêm buổi tối mệt nhọc để vào đại học. Nó phải cố, chứ nếu trượt thì bố mẹ mất đi khoe là con tôi học giỏi từ ngày còn bé tí. Một nhóm các cô cậu học sinh cấp hai chẳng thèm để ý chuyện đã quen mắt ấy của người nhớn, vội vàng rẽ vào quán internet tranh thủ chít chát "Anh hai mươi tuổi, là sinh viên trường Kiến trúc, đẹp trai, hát hay, biết đua xe?thôi chào em, anh về không mẹ anh mắng?mai nhé?"
    Hà Nội hết rồi cái thời quần áo sida cưỡi trên xe phượng hoàng tàu bay rập rờn khắp các ngõ phố. Bây giờ đến thời của từng đàn xe máy tàu nổ bành bạch, phun khói đen sì để giữ gìn bản sắc của mình. Hai thiếu nữ với đôi môi "Y-u-mì" tươi sịt tranh thủ lúc tắc đường nói chuyện với nhau "sáng lay trời lồm tao buồn lôn quá mày ạ! rồi khinh khỉnh nhìn mấy bác xích lô đang uống vội chén rượu nhạt giấu vợ sau một ngày mưa nắng. Dăm ba quán cóc đang chuẩn bị dẹp hàng nhường chỗ cho những quán bia thơm lừng và tiếng chạm cốc cành cạch của mấy quan chức bụng to như bụng ông giời con thời kinh tế thị trường. Trông thì phởn phơ đấy nhưng cứ thấy thiếu đoạn hậu thế nào. Chẳng biết họ hay mấy bác xích lô kia sướng hơn.
    Bọn trẻ con trong khu nhà tập thể từ thời bao cấp đã thôi hò hét tranh quả bóng nhựa với các anh sinh viên tốt nghiệp đang chờ việc làm vào nhà chăm chú theo dõi, suýt xoa vì phần thưởng tính bằng tiền triệu của đầy dẫy các cuộc thi trên truyền hình trong khi chờ cơm tối. Tiếng ôi a nhạt phèo của speaker rơi tõm vào tiếng cơm sôi lục bục trong bếp. Chiều nay chỉ có cơm rau thôi con ạ. Mẹ chúng thở dài.
    Những người nông dân ngoại thành tất tả qua cầu Long biên, lùi xa ánh đèn đường, đèn nhà hàng rực rỡ phía sau lưng. Nơi ấy là thế giới hấp dẫn và đẹp đẽ của kẻ lắm tiền nhiều của, lấy đâu ra chỗ dừng chân cho họ. Con đường bụi than tổ ong dẫn họ về tới ngôi làng nhỏ cách chốn phồn hoa đô hội kia chỉ một cây cầu. Khói thơm nhà hàng hay khói lam chiều làm những gương mặt phờ phạc kia thêm vẻ ưu tư.
    Tiếng còi chói tai giữa phố. Bọn thanh niên tóc vàng, tóc nâu, dùng toàn đồ hiệu đắt tiền cưỡi trên những chiếc xe đời mới, bóng loáng, sành điệu. Chúng ném ánh mắt khinh miệt vào người nghèo và chửi người già như hát hay. Xã hội đang phân biệt quá rõ ràng, quá khác biệt sự giàu nghèo, các giá trị đạo đức bị đảo lộn. Bọn trẻ đang làm thế hệ già trở nên chán đời. Tiếng cô phát thanh viên chương trình thời sự trên VTV lại đang nói về vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, chẳng biết mấy thằng mất dạy kia có nghe thấy không chứ nhờ cô mà hàng loạt chùa chiền được văn công hóa, đua nhau quét vôi xanh xanh đỏ đỏ. Người ta mang cả bát hương vào cơ quan thắp cho khói bay nghi ngút, ào ào lên đền bà Chúa kho để vay vay trả trả. Chuyện làm ta không thể bật cười mà đau khổ được.
    Thằng bé đánh giầy bước chậm rãi về nhà trọ, thỉnh thoảng ngước nhìn tấm băng rôn quảng cáo biểu diễn ca nhạc thời trang cạnh tấm áp phích vẽ cái bơm kim tiêm to tướng. Chẳng biết trong đầu chúng nghĩ gì lúc đó, hay kí ức tuổi thơ ngày xưa chợt hiện về. Những đứa trẻ đã già. Những thân phận mùa đông.
    Dọc đường Láng, mấy chị phụ nữ đã xếp gọn ghẽ những bó hành hoa thành từng ô vuông để nhận chỗ ngồi cho buổi chợ sớm sáng mai. Xong việc ngồi nói chuyện tiếu lâm ở làng thời kinh tế thị trường rồi ngủ luôn bên gốc cây xà cừ đêm nay. Ở Hà Nội không biết có bao nhiêu người đã bắt đầu ngày hôm sau từ lúc xâm xẩm tối của ngày hôm trước. Những công nhân của "Công ty cần cù" đang cần mẫn lia những đường chổi dài quét sạch đường phố, để rồi ngày mai người ta lại vứt rác ra đường. Vài hạt mưa thêm một chút lạnh. Hà Nội mùa đông đang về...
    Huy Tuấn
    Người Hà Nội
  9. MAGICSTAR

    MAGICSTAR Public HN Moderator

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    2.394
    Đã được thích:
    23
    vqsvietnam: Có ai rành lịch sử, địa lý và kiến trúc của Hà Nội thân yêu của chúng ta thì giúp mình với!
    ---------------------------------------------------------------------------
    Các bạn thân mến!
    Mình sinh ra và lớn lên ở Hà Nội nên mình rất yêu Hà Nội. Mình đang muốn tìm các thông tin về Hà Nội như lịch sử, địa lý, kiến trúc, trang phục, phong tục, lễ nghi, cách ăn uống.... của Hà Nội và người Hà Nội xưa. Nhất là lúc mà Hà Nội hay kinh thành Thăng Long xưa hưng thịnh nhất ấy. Mình muốn tìm một hình ảnh đặc trưng của Hà Nội-Thăng Long trước cả thời Pháp thuộc kia. MÌnh biết văn hoá của Pháp rất hay nhưng mình muốn biết người Hà Nội ngày xưa như thế nào khi người Pháp chưa đô hộ Việt Nam.
    Các bạn giúp mình với. Mình đang có một ý tưởng rất hay và mong mỏi các bạn giúp đỡ, tư vấn để thực hiện nó. Các bạn muốn thực hiện chung ý tưởng này hay có thể giúp đỡ mình thì mail cho mình đến newvietcraft@aim.com nhé!
    Cảm ơn các bạn trước!
    Nguyễn Đức Vinh
    0913527631
    Gửi lúc 21:58, 18/09/05
  10. MAGICSTAR

    MAGICSTAR Public HN Moderator

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    2.394
    Đã được thích:
    23
    In Hanoi, Traffic and History Hum ( New York Times )
    Le Viet Ha
    ------------------------------------------------
    LNĐ : Thấy bài hay hay , đặc biệt đoạn cuối có vẻ hóm hỉnh ...
    -------------------------
    New York Times ( March 7, 2004 )
    In Hanoi, Traffic and History Hum
    By DAISANN McLANE
    New York Times ( March 7, 2004 )
    In Hanoi, Traffic and History Hum
    By DAISANN McLANE
    TO cross the street in Hanoi requires nerves of steel, a Buddha ''''''''s inner calm, or failing that, a stiff drink. I stood at an intersection and waited. Ahead was a torrential river of noisy scooters, weaving bicycles, cars and the occasional creaky, packed bus - no light, no officer directing traffic, no crosswalk. Five, ten minutes passed, without any break in the flow. Just as I was about to give up, someone gripped my forearm.
    Để băng qua đường phố ở Hà Nội phải cần hệ thần kinh thép , một sự điềm tĩnh nội tâm của Đức Phật , hoặc thiếu điều cần một ly rượu mạnh .Tôi đã đứng ở giao lộ và chờ đợi . Phía trước là một dòng sông cuồn cuộn của những chiếc xe tay gas ồn ào , những chiếc xe đạp như mắc cửi , những chiếc xe hơi và những chiếc xe buýt chật như nêm thỉnh thoảng kêu cót két , không đèn tín hiệu , không cảnh sát điều khiển giao thông , không có lối đi kẻ lằn sơn dành cho người đi bộ . Năm , mười phút trôi qua mà chẳng hề có chút khoảng trống gián đoạn cái dòng lũ xe cộ ấy . Vào lúc tôi gần như bỏ cuộc , ai đó đã kéo tay tôi .
    It was a tiny, elderly Vietnamese woman, and before I had a chance to protest, she pulled me into the flow of buzzing Hondas and smoke-belching buses. Then, paying no attention whatsoever to oncoming traffic, she kept walking straight ahead. For a few terrifying seconds I followed, as scooters, some balancing mattresses on the rear, others piled high with baskets dripping green, leafy vegetables, sped directly toward us, swerving aside only at the last possible instant.
    Thật bé nhỏ , một bà cụ Việt Nam ?" trước hết tôi có một cơ hội để long trọng xác nhận rằng ?" bà cụ ấy đã kéo tôi vào dòng những chiếc xe Honda đang nổ giòn và những chiếc xe buýt xịt khói . Sau đó , chẳng hề chú ý đến những chiếc xe đang lao tới , bà cụ vững bước thẳng về phía trước . Sau vài giây kinh hãi tôi đã bước theo , khi mà những chiếc xe máy - trong đó vài chiếc chở những tấm nệm phiá sau , những chiếc khác thì chất chồng cao những cái rổ đựng rau lá xanh còn rỉ nước ?" đang lao thẳng vào chúng tôi vội lái chệch sang một bên vào ngay cái lúc có thể ở giây phút cuối cùng .
    Heart-pounding traffic thrills were an unexpected ad***ion to my itinerary when I visited Hanoi for a four-day visit in mid-December. The guidebooks had described a relaxed, medium-size city of tree-shaded boulevards lined with old French-Vietnamese colonial-period buildings. Hanoi offered many parks, dozens of small ponds and lakes, and intriguing Chinese and Vietnamese temples that had survived not only centuries of wear and tear, but also the ravages of Vietnam''''''''s decades-long war.
    Rùng mình vì giao thông nghẹt thở là tình huống không mong chờ trong hành trình của tôi khi tôi thăm Hà Nội trong một đợt thăm viếng bốn ngày giữa tháng mười hai . Sách hướng dẫn đã mô tả một thành phố cỡ trung bình , với những đại lộ nhiều bóng cây cùng những toà nhà thời kỳ Việt Nam là thuộc địa cũ của Pháp. Hà Nội được ban tặng nhiều công viên , hàng tá những cái hồ và ao cùng những chùa chiền Việt Nam và Trung Quốc gợi trí tò mò , chúng được bảo tồn không chỉ qua hàng thế kỷ chiến tranh và nước mắt mà còn được bảo tồn qua sự tàn phá của cuộc chiến hàng thập kỷ ở Việt Nam . Lately, Hanoi has become a popular stop for Western travelers seeking a break from Southeast Asia''''''''s metropolises - and for Americans curious to explore the history of the Vietnam War. Tourism thrives in Hanoi''''''''s central old quarter, a warren of shops and lanes around the perimeter of Hoan Kiem Lake, a pleasant and peaceful green pool that has a temple floating in its northern end. The area also is packed with shoppers, small businesses, shops and workshops, some of which have been around for 100 years or more. Each street is named for the product that originally was made and sold there, so there are Roasted Fish, Jars and Sandals Streets.
    Vào thời gian gần đây , Hà Nội trở thành một điểm dừng ưa chuộng cho du khách phương Tây tìm kiếm một biến tấu mới mẻ từ trung tâm Đông Nam Á , và tạo điều kiện cho người Mỹ tìm hiểu khám phá lịch sử chiến tranh Việt Nam . Khách du lịch tràn đầy khu phố cổ Hà Nội , một khu vực đông đúc những cửa hàng và những con đường nhỏ bao quanh hồ Hoàn Kiếm , một cái hồ xanh an lành và dễ thương với một ngôi chùa nổi nằm ở đầu phiá Bắc của Hồ . Khu vực cũng đầy nghẹt người đi mua hàng , những hộ kinh doanh nhỏ , cửa hàng và xưởng , vài chỗ đã có tuổi khoảng 100 năm hoặc hơn , mỗi con phố được đặt tên sản phẩm gốc làm và bán ở đó , vì thế có phố Cá Nướng , Phố Bình Lọ và Phố Giày Dép .
    Dozens of small hotels cater to foreigners in the old quarter. At the Lucky Hotel on Hang Trong (Hemp) Street, I settled happily into a large room with salmon pink walls, ornate black wood furniture in a décor best described as Victorian-Vietnamese, and on the other side of French doors, an outdoor balcony even larger than the room itself, all for $47 including breakfast.
    I''''''''d found the Lucky on an online site where it had received a few rave reviews from other travelers as a friendly place. I''''''''m always skeptical of such information, but one morning around 10 a.m. I was out on my balcony, enjoying a cup of tea and the view of Hanoi rooftops when I was interrupted by an impatient shout from the balcony directly above. "Madame! Madame! Open door!"
    Footsteps clattered, followed by a heavy knock at the door. I opened it. The Lucky''''''''s bellhop stood there holding a long-stemmed red rose in a vase:
    "Madame, I bring flower to you."
    Hàng tá những khách sạn nhỏ phục vụ người nước ngoài trong khu phố cổ . Tại khách sạn Lucky ở phố Hàng Trống , tôi đã ?o ổn định cuộc sống ? một cách hài lòng trong một căn phòng lớn với những bức tường màu hồng của thịt cá hồi . Nội thất gỗ đen với hoa văn trong một kiểu trang trí tuyệt nhất được đặc tả theo phong cách Việt Nam với tính chất của triều đại Victoria ! Và ở phiá khác là cánh cửa mang phong cách Pháp , một ban công phía ngoài thậm chí còn lớn hơn căn phòng , tất cả chỉ 47 USD bao gồm cả ăn điểm tâm .
    Tôi đã tìm ra khách sạn Lucky trên một trang web trực tuyến , nơi mà nó đã trích tin một vài tạp chí , nêu lời bình phẩm từ các khách du lịch mô tả Lucky như một khách sạn thân thiện . Tôi luôn luôn hoài nghi kiểu thông tin như vậy , nhưng vào một buổi sáng khoảng 10 giờ . Tôi ở ban công , đang thưởng thức tách trà và ngắm những mái nhà ở Hà Nội thì bị ngắt đoạn bởi một tiếng kêu hối hả ngay ban công phía trên :
    ?oThưa bà , bà ơi , mở cửa !?
    Những bước chân lộp bộp , sau đó là tiếng gõ cửa lớn . Tôi mở cửa . Người trực tầng khách sạn Lucky đứng ngay đó đang bê một cành hoa hồng đỏ cuống dài trong một cái lọ .
    ?o Thưa bà , tôi mang hoa đến cho bà ?
    ***
    Exiting the Lucky onto Hang Trong, I was happy to find that the hemp business of bygone days had been supplanted by fashion and home décor: silk, cotton and linen clothing and the occasional lacquerware shop. Tailor shops along Hang Trong and the adjacent street of Hang Gai offered made-to-measure dresses, along with ao dais (Vietnamese women''''''''s tunic-and-pants ensembles) and suits of fine Vietnamese silk in orange and electric greens.
    Ra khỏi khách sạn Lucky ở phố Hàng Trống , tôi đã phấn chấn nhận thấy rằng việc buôn bán sợi gai dầu của những ngày quá khứ đã bị chiếm chỗ bởi những thứ thời trang và đồ trang trí trong nhà : tơ lụa , quần áo bằng vải lanh và cô tông , ít cửa hàng sơn mài . Những cửa hiệu may dọc theo phố Hàng Trống và liền kề phố Hàng Gai nhận may các loại váy quần cùng ?o áo dài ? ( Bộ áo dài của phụ nữ Việt Nam mặc cùng với quần ) , trang phục bằng lụa Việt Nam hạng tốt màu xanh lá sáng và màu cam .
    I didn''''''''t have time to order a suit or dress, but there was beautifully tailored ready-to-wear, too: cheongsam-style silk blouses and, at Marie-Linh Mode-Couture, chic handmade linen blouses ($28) in black and Chinese red, cleverly designed with a side zipper that allowed the blouse to conform to the curve of the waist.
    Tôi không có thời gian để đặt trang phục hay váy , nhưng cũng có những bộ đẹp được may sẵn : áo sườn xám bằng tơ . Tại nhà may Marie-Linh Mode , những cái áo làm bằng vải lanh sang trọng màu đen và đỏ Tàu có giá 28 USD được thiết kế khéo léo với dây kéo bên hông cho phép cái áo ôm sát đường cong của eo .
    I soon realized that my usual method for exploring a city - leisurely, on foot with a map and occasional taxi rides or public transport - wasn''''''''t suited to the bustle and chaos of Hanoi. I thought about hiring a driver, but then, after stumbling on a little travel agency-cafe near my hotel called Kangaroo Café, decided to hire a guide instead, for $20 for a day
    My guide, a young Hanoi native and university graduate with very good English, asked me to call him Dinh. He whisked me into a taxi, and led me expertly through crowds of mainland Chinese package tourists to the head of the line at the Ho Chi Minh Mausoleum, one of Hanoi''''''''s principal attractions ?
    Tôi sớm nhận ra rằng cái phương pháp thông thường của tôi để khám phá một thành phố - nhàn nhã đi bộ với bản đồ , thỉnh thoảng dùng taxi hay phương tiện giao thông công cộng ?" đã không còn phù hợp cho một thành phố náo nhiệt và lộn xộn như Hà Nội . Tôi ngẫm nghĩ đến chuyện thuê một tài xế , nhưng rồi sau đó khi tình cờ tại một đại lý du lịch nhỏ - quán cà phê Kangaroo gần khách sạn tôi ở - tôi quyết định thuê một hướng dẫn viên du lịch giá 20 USD một ngày thay vì thuê tài xế .
    Hướng dẫn viên của tôi là một thanh niên trẻ gốc Hà Nội đã tốt nghiệp đại học và tiếng Anh rất giỏi , anh ta bảo tôi gọi anh ta là Định . Anh ta kéo tôi vào taxi và thành thạo dẫn tôi xuyên qua đám đông khách du lịch đoàn Trung Quốc , đến đầu đường chỗ lăng ông Hồ Chí Minh , một trong nhiều điểm thu hút chính của Hà Nội ...
    ***
    Dinh asked me where I''''''''d like to eat lunch. "Take me someplace that you would go to if I wasn''''''''t here," I answered. He nodded, but warned me we''''''''d have to cross a wide, busy street .
    At the curb, he gave me a little pep talk: "The most important thing is to go slow, go slow. Then the scooters and cars can see you, and they will go the other way. They know what to do, but you have to go slow when you cross the street in Vietnam." I wasn''''''''t convinced, but I followed him anyway, heart pounding.
    Định hỏi tôi muốn ăn trưa ở đâu . Tôi đáp lại : ?o Cứ cho là tôi không có mặt ở đây , thì anh sẽ đưa tôi đến cái nơi mà anh sẽ đến ? . Anh ta gật đầu nhưng cảnh báo tôi rằng chúng tôi phải băng qua những con đường đông đúc náo nhiệt .
    Tại lề đường , anh ta nói với tôi một lời động viên nho nhỏ : ?o Điều quan trọng nhất là đi chậm , đi chậm . Sau đó xe tay ga , xe hơi nhận ra bạn , và họ sẽ đi hướng khác . Họ biết phải làm gì , nhưng bạn phải đi chậm khi bạn băng ngang qua đường phố ở Việt Nam ?o. Tôi đã chẳng tin tưởng , nhưng dù sao tôi cũng nghe theo anh ta , tim đập thình thịch .
    Another fearful crossing later, and we were soon safely seated at a long, communal table, elbow to elbow with other patrons, at a small but busy pho shop called Mai Anh. Dinh ordered a big bowl of chicken soup with rice noodles and I asked for beef pho, which I eat all the time in New York. But when it came, the beef was thick, tough and rather flavorless. Not wanting to sound unappreciative, I mentioned to Dinh that in New York, beef pho came with razor-thin slices of meat. Was the thicker slice something special to Hanoi?
    Vượt qua nỗi sợ hãi khác kế tiếp : chúng tôi mau mắn ngồi vào một cái bàn chung , dài , quây quần với các thực khách quen khác trong một quán phở đông đúc có tên là Mai Anh . Định kêu một bát to phở gà và tôi yêu cầu một phở bò , thứ phở tôi ăn suốt ở New York . Nhưng khi phở mang đến , thịt bò dày , dai và khá nhạt nhẽo . Không muốn bày tỏ mình không khoái nó , tôi kể với Định rằng ở New York phở bò dùng thịt lạng miếng mỏng như dao cạo . Phải chăng miếng thịt dày hơn là một cái gì đó đặc thù của Hà Nội ?
    "It is buffalo meat," he said with a laugh. But, I said, I ordered beef, didn''''''''t I?
    I had. "Beef" in Hanoi covers all cattle, and the most common in the area is the kind with big horns and a hump.
    he next morning, at breakfast at the Lucky Hotel, I ordered chicken pho. (This was before the avian flu hit Vietnam. Right now, the Vietnam tourism board is advising tourists to avoid eating chicken.)
    Anh ta cười và nói : ?o Đó là thịt trâu ! ? . Nhưng , tôi nói , tôi kêu thịt bò cơ mà ?
    Bò ở Hà Nội thống lĩnh trong các loại gia súc , và phổ biến nhất là loại sừng lớn với một cái bướu lưng . Buổi sáng kế tiếp với bữa điểm tâm tại khách sạn Lucky , tôi gọi phở gà ( thời điểm này trước dịch cúm chim ở Việt Nam , lúc này Tổng cục du lịch Việt Nam cảnh báo khách du lịch tránh ăn thịt gà )
    A lot of food is sold on the street in Hanoi, but since I was unfamiliar with the place, and not impressed with the general cleanliness of the streets, I hesitated to try it. But that morning at the hotel, I noticed something strange. After I ordered the soup, a young man came rushing out of the kitchen, past my table, and walked through the lobby doors and left the hotel
    MY coffee then arrived, but not the pho. Ten minutes later, the fellow returned with a tray holding a large porcelain bowl covered with another dish, which he took back through the swinging doors of the kitchen. Then, after a very short interval, a waiter came out of the kitchen with the same bowl, now uncovered, and served it to me: steamy, tasty chicken pho. This happened the next morning, and the morning after that before the light bulb flashed on: I shouldn''''''''t worry about eating from the street because, at least at breakfast, I already was.
    Có nhiều loại thực phẩm được bán trên đường phố Hà Nội , nhưng vì lẽ tôi lạ nước lạ cái và không ấn tượng gì với tình trạng vệ sinh chung của đường phố , tôi đã do dự trong việc ăn thử . Vào một buổi sáng tại khách sạn tôi nhận thấy có vài điều lạ . Sau khi tôi gọi một bát phở , một thanh niên vội chạy ra khỏi bếp , đi ngang cái bàn tôi ngồi và đi thẳng ra cửa hành lang rồi rời khỏi khách sạn .
    Sau đó cà phê của tôi được đem đến nhưng phở thì không . Mười phút sau , anh chàng trở lại tay giữ một cái khay để một cái bát lớn bằng sứ được đậy lại bởi một cái đĩa khác , tất cả những thứ đó anh ta bê và đi thẳng vào cái cửa hai chiều ( swinging door ) của nhà bếp . Sau đó , sau một thời gian rất ngắn , một nhân viên phục vụ đi ra từ nhà bếp với cái bát y chang , bây giờ không còn đậy nữa , và đưa nó cho tôi : phở gà nghi ngút .
    Câu chuyện này xảy ra vào buổi sáng kế , rồi buổi sáng sau đó trước ( ?không dịch được vì không hiểu câu thành ngữ này ) Tôi chẳng còn lo lắng về ăn uống ở đường phố nữa , bởi vì ít nhất tại bữa điểm tâm , tôi đã trải nghiệm qua rồi .
    My last morning in Hanoi I left the hotel before breakfast and went out to the street to buy the pho from its source.
    Outside I sniffed the air. No pho. Then I walked down to the end of the block, and there she was: a woman with a ladle in her hand, surrounded by several low folding tables and early-rising diners squatting on small plastic footstools.
    There was one problem, a big one. Between me and the pho seller was a road bustling with scooters, cars, bicycles.
    I took a deep breath, then slowly, slowly walked straight into the river of Hanoi traffic .
    Buổi sáng cuối cùng của tôi ở Hà Nội , tôi rời khách sạn mà không ăn điểm tâm và đi ra ngoài phố để mua phở từ cái quán gốc tích của nó . Ngoài trời tôi hít mạnh không khí . Không thấy mùi phở . Sau cùng tôi rảo bước đến cuối phố , và đấy cô ta : một phụ nữ với cái muôi ( cái rá , cái môi ) trong tay , chung quanh là vài cái bàn xếp thâm thấp và thực khách ăn sáng sớm đang ngồi trên những cái ghế nhựa nhỏ .
    Có một vấn đề , một vấn đề lớn . Giữa tôi và người bán phở là con phố náo động những chiếc xe tay ga , xe hơi và xe đạp .
    Tôi hít một hơi thở sâu , sau đó chầm chậm , chầm chậm tiến bước thẳng xuống cái dòng sông xe cộ Hà Nội !
    Lê Việt Hà
    ( chuyển ngữ )
    Được le viet ha sửa chữa / chuyển vào 23:31 ngày 30/09/2004
    Gửi lúc 23:12, 30/09/04
    Được MAGICSTAR sửa chữa / chuyển vào 22:39 ngày 30/12/2005

Chia sẻ trang này