1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cùng tìm hiểu về Hà Nội xưa và nay

Chủ đề trong 'Public Hà Nội' bởi GodFatherHN, 07/02/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. MAGICSTAR

    MAGICSTAR Public HN Moderator

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    2.394
    Đã được thích:
    23
    [blue]Tượng Nữ thần Tự do cạnh hồ Gươm? [blue]
    ATA100
    ----------------------------------------------------
    Tựơng Nữ thần Tự do (bản sao) cạnh vườn hoa Neyret, nay là Cửa Nam, Hà Nội (ảnh trước năm 1945, tư liệu của Nguyễn Vinh Phúc)
    Việt Nam cũng từng có tượng Nữ thần Tự do? Câu hỏi tưởng vui nhưng câu trả lời của nhiều học giả có kiến thức uyên thâm về Hà Nội lại ?ochắc như đinh đóng cột?: có! Vậy, tượng Nữ thần Tự do đang ở đâu?
    Với hầu hết người đang sống ở thủ đô, ngay cả người Hà Nội gốc, khi nghe tượng Nữ thần Tự do từng được đặt cạnh hồ Gươm thì nhất định bảo đây là chuyện phiếm hè phố.
    Sự thật thì trong Nguyễn Công Hoan toàn tập (tập 2), bức tượng Nữ thần Tự do đã xuất hiện với cái tên ?oBà đầm xòe?. Trong truyện ngắn ấy, tượng bà đầm xòe được diễn tả như một nơi hẹn hò của nhiều đôi trai gái Hà thành nhưng gần như không được coi trọng lắm, nó cũng chỉ như một vật hiện hữu giống như cái cột điện hay cái đồng hồ công cộng mà thôi.
    Sự xuất hiện quá sớm và giá trị không được đón nhận!
    Để kể lại lai lịch của ?obà đầm xòe? ở VN, cũng cần nói lại một chút về sự ra đời của bản gốc tượng Nữ thần Tự do và khu vực hồ Hoàn Kiếm (nơi đầu tiên ?obà đầm xòe? ngự một cách vững chãi khi đến VN).
    Tên gốc nguyên văn của tượng Nữ thần Tự do hiện đang đặt tại cửa cảng New York của Mỹ là ?oLa Liberté éclairant le monde?, tức Nữ thần Tự do soi sáng thế giới.
    Nó mang tên tiếng Pháp vì đây là tác phẩm của người Pháp, do nhà điêu khắc Bartholdi làm theo đơn đặt hàng của Chính phủ Pháp để gửi tặng Chính phủ Hoa Kỳ vào năm 1886 nhân dịp 100 năm cách mạng Mỹ. Bức tượng cao 46m, làm bằng bêtông, chia thành nhiều khối có thể tháo rời ra hoặc lắp ghép lại. Tượng được sơn màu xanh nhạt, tay cầm bó đuốc.
    Để có chỗ mà sau đó tượng Nữ thần Tự do được đặt vào và trở thành trung tâm - nơi đóng các cơ quan công quyền của thực dân Pháp, hồ Gươm đã phải trải qua một quá trình xây dựng không ngắn (hồ Gươm trước khi được Pháp xây dựng thành trung tâm Hà Nội còn một loạt các đầm, ao, vũng lầy bao quanh). Vì vậy, để làm một con đường trải nhựa đầu tiên ở khu trung tâm Hà Nội (tháng 7-1893 hoàn thành), Pháp đã phá dãy lũy thành Hà Nội để lấy đất lấp các vũng lầy.
    Để làm tòa thị chính (nay vẫn còn, là dãy nhà hai tầng thuộc trụ sở UBND TP Hà Nội), chùa Phổ Giác đã bị phá và tại vườn hoa trung tâm đã đặt tượng Nữ thần Tự do trước là một cái đầm rất nhiều cá. Bản thân việc xây dựng này đã không được lòng người dân phố cổ Hà Nội, nó chính là lý do khiến khu vườn hoa nói chung không được yêu mến và bức tượng này khi được đặt vào đó cuối cùng cũng có kết cục không hậu.
    Tượng Nữ thần Tự do xuất hiện ở Hà Nội bắt đầu từ một cuộc hội chợ mà Pháp tổ chức sau mấy năm đặt ách thống trị lên toàn lãnh thổ VN. Hội chợ này được tổ chức ở trường thi hương (nay là Thư viện quốc gia trên đường Tràng Thi) qui tụ nhiều sản phẩm đặc biệt của Pháp, rất lạ với người An Nam thuở đó như: xe đạp, tàu hỏa...
    Tham gia triển lãm đó, nhà điêu khắc Bartholdi đã làm một phiên bản Nữ thần Tự do (cao 3m) để phù hợp với khung cảnh tự nhiên ở VN. Sau triển lãm, bức tượng phiên bản có hình dáng, tư thế tương tự bức tượng ở Mỹ đó được đem đặt tại một điểm đẹp thuộc khu vườn hoa trung tâm trên một bệ đá khá cao (nay là mảnh đất cạnh UBND TP Hà Nội, ngay cửa nhà 12 Lê Lai thẳng ra).
    Tượng Nữ thần Tự do ở Việt Nam được làm bằng đồng, bên trong rỗng và có màu xám đặc trưng.
    Tượng Nữ thần Tự do hiện vẫn ở Hà Nội?
    Vì thời kỳ đầu xung khắc văn hóa còn mạnh, người Pháp và nói chung các sản phẩm văn hóa Pháp không được người Việt đón nhận một cách tự nhiên, thậm chí còn có tâm lý ghét bỏ. Tượng Nữ thần Tự do cũng không ngoại lệ.
    Được đặt ở khu trung tâm, dễ nhìn thấy và cảm nhận nhưng người Hà Nội chỉ gọi bức tượng vốn đang được trân trọng ở Mỹ đó là tượng ?obà đầm xòe?. ?oBà đầm? là Tây, còn ?oxoè? là do thấy quần áo của bà ta lòe xòe, lạ mắt.
    ?oBà đầm xòe? ngự ở khu vực trung tâm TP Hà Nội trong sự bàng quan một thời gian không lâu.
    Đến ngày 14-7-1890, người Pháp quyết định thay thế vào vị trí đắc địa đó tượng của tên thực dân - tổng trú sứ Pháp đầu tiên ở Bắc kỳ tên Paul Bert (chết năm 1886). Điều đáng buồn cho cả hai pho tượng là trong khi đợi lấy đá ở chính núi Vossges - quê hương của Paul Bert - để làm bệ, tượng Nữ thần Tự do đã bị vội vã vật đổ nằm ngửa ra nền cỏ và tượng Paul Bert cũng được đưa đến sớm nằm chình ình bên cạnh. Chính vì thế, thời đó trẻ con Hà Nội có câu vè châm biếm:
    Ông Paul Bert lấy bà đầm xòe
    Trước nhà kèn ò e ý e??
    .
    Sự ?olận đận? của tượng nữ thần tự do ở VN một phần cũng chính do các nhà cầm quyền Pháp. Sau khi đặt Paul Bert vào vị trí đắc địa, tượng bà đầm xòe không được ở khu vườn hoa trung tâm nữa mà bị chuyển đến vườn hoa Neyret phía đông hồ Hoàn Kiếm (sau này là vườn hoa Cửa Nam). Điểm kết thúc cho sự tồn tại không có hậu trên đất VN của tượng nữ thần tự do là vào năm 1945.
    Khi Nhật đảo chính lật đổ Pháp, bác sĩ, nhà yêu nước Trần Văn Lai được bổ nhiệm làm thị trưởng TP Hà Nội (sau này thị trưởng Lai được chính quyền cách mạng cử làm phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội). Khi vừa lên làm thị trưởng, để bỏ tàn tích xâm lược của thực dân Pháp, ông Trần Văn Lai đã quyết định giật đổ tất cả các tượng mà Pháp đã dựng ở Hà Nội, gồm: tượng Thống chế Foch, Jean Duquis (kẻ mở đầu xâm lược Hà Nội) và tất nhiên cả tượng bà ?ođầm xòe??
    Dù bị lật đổ nhưng tượng nữ thần tự do chỉ ?omất hẳn? khi làng đúc đồng nổi tiếng Ngũ Xã có ý tưởng đúc một pho tượng phật Adiđa lớn nhất VN. Mua rồi quyên góp đồng ở khắp nơi, cuối cùng làng cũng xin được một khối đồng khá lớn, đó chính là tượng bà ?ođầm xòe?!
    Như vậy là hiện nay bức tượng nữ thần tự do đang nằm trong pho tượng phật Adiđà nặng 16 tấn, ngự trên tòa sen, gương mặt rạng ngời như cảm thông, luôn muốn cứu vớt những nỗi đau trần thế tại chùa của làng Ngũ Xã. Nó ?ohoá thân? âu cũng là sự hòa quyện của hai nền văn hoá Đông - Tây!...
    Theo Tuổi Trẻ CN
    Đi về nơi xa...2003
    Gửi lúc 02:11, 24/05/04

  2. MAGICSTAR

    MAGICSTAR Public HN Moderator

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    2.394
    Đã được thích:
    23
    thesimson
    -------------------------------
    Xích lô Hà Nội

    Hãy nghe một người Hà Nội gốc nói về nghề xích lô cũng như cảm nhận về Hà Nội cổ của mình
    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/pro...ủa một người Hà Nội. Gửi lúc 05:54, 14/01/06
  3. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Xích lô Hà Nội không mấy trải nhiều thăng trầm như Xich lô
    Saigon, vì đã mấy chục năm rồi, hình như từ những năm 1970s,
    thành phố Hà Nội đã không cho thêm số xich lô mới, mà chỉ
    cho giữ những xich lô đã đăng ký từ trước. Các xich lô còn sống
    đến ngày nay chỉ là cái đăng ký từ xưa truyền lại, còn cái thân
    thể thật của nó, đã thay da đổi thịt, tái sinh biết bao nhiêu lần rồi.
    Trên đây là điều viết theo trí nhớ những ngày còn ở HaNội .
    Các bạn Hà Nội xin cho tin tức mới nhất nhé.
  4. muaphungiobac

    muaphungiobac Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    07/11/2005
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    38
    trên đường lang thang google em thấy cái này, tạm táng nó vào đây, các bác đọc xem nèo:
    Đến với khu phố cổ Hà Nội.
    Bài 1: Những căn ?onhà khổ?
    Phía sau những cửa hiệu, nhà hàng, khách sạn sang trọng ở khu phố cổ Hà Nội là những khu nhà ngột ngạt, ẩm thấp, chật chội, tối tăm, bất tiện, nguy hiểm, kỳ quặc tới mức nhiều người không thể tin nổi. Bởi thế, nhiều người mới gọi khu phố cổ là ?okhu phố khổ? giữa thủ đô.
    Nhà hay ?oổ?:
    Chúng tôi rẽ vào ngõ Phất Lộc, phố Hàng Buồm. Trước ngôi nhà số 34 xập xệ, mốc meo, hai cụ già ngồi buồn thiu. Hỏi tại sao ngồi ở đây, một cụ bảo: ?oTrong nhà ngột ngạt quá. Tôi phải ngồi đây để thở một tí?. Tên cụ là Nguyễn Thị Hiếu, 69 tuổi. Rồi cụ dẫn tôi đi qua mảnh sân bừa bộn chum vại, bể nước, chén bát, bếp than, dây phơi quần áo? vào 1 trong hơn 10 căn nhà nằm chen chúc trong cái lối đi tối thui, sâu hun hút.
    Không thể gọi đây là nhà, cũng không là phòng, mà phải gọi theo cách của cụ là ?ocái ổ?. Tất cả chỉ rộng? 1,5m2. Cụ bảo, có giường cũng không thể đem kê được. Bởi cả ?ocái ổ? chỉ đủ trải một mảnh chiếu. Phía trong, đủ kê thêm 1 tủ gỗ và 1 tủ lạnh con con.
    Tệ hơn, chỉ có 1,5m2 nhưng là nơi ăn ngủ của 3 người, gồm: cụ, một người con trai làm thợ điện và đứa cháu nội. ?oĐêm nằm, tôi không thể quay người được. Muốn duỗi thẳng chân thì phải cho chân vào gầm tủ. Muỗi cắn sưng húp cả chân?- cụ than thở. Nhà chật tới mức, người con dâu cả của cụ đêm phải về nhà mẹ đẻ ngủ và nếu có hai người cùng đứng trong nhà cùng mặc áo thì cả hai đều phải thò tay ra ngoài cửa sổ mới mặc nổi.
    Kề ?ocái ổ? của cụ Hiếu là ?ocái ổ? của cụ Thuận, 81 tuổi. Cụ đang ngồi trên tấm phản đen xỉn, dựa lưng vào bức tường gỗ bung thủng coi tivi. Nhà quá chật, chỉ 2m2, tivi lại đặt quá cao, nên để trông được hình ảnh, cụ phải liên tục ngửa mặt lên, cằm vểnh ra trông rất tội. Tôi hỏi nhà có mấy người, cụ bảo, nhà gồm 6 người, nhưng ?ochỉ có tôi với đứa con gái (chị Vũ Thị Dung, làm ở một xưởng phim, đã lấy chồng) ở đây thôi. Đứa cháu (con chị Dung) thi thoảng cũng đến ăn cơm, nhưng nhà chật quá nên tối nó lại về nhà bố ngủ?.
    [​IMG]
    Cụ Thuận, 81 tuổi, sống trong gian nhà ở 34 ngõ Phất Lộc (Hàng Buồm) chỉ có 2m2, chật tới mức chiếc tivi kê sát tận mặt, phải đặt cao lên cho khỏi chói mắt.
    Không thể gọi đây là nhà, cũng không là phòng, mà phải gọi theo cách của cụ là ?ocái ổ?. Tất cả chỉ rộng? 1,5m2. Cụ bảo, có giường cũng không thể đem kê được. Bởi cả ?ocái ổ? chỉ đủ trải một mảnh chiếu. Phía trong, đủ kê thêm 1 tủ gỗ và 1 tủ lạnh con con.
    Tệ hơn, chỉ có 1,5m2 nhưng là nơi ăn ngủ của 3 người, gồm: cụ, một người con trai làm thợ điện và đứa cháu nội. ?oĐêm nằm, tôi không thể quay người được. Muốn duỗi thẳng chân thì phải cho chân vào gầm tủ. Muỗi cắn sưng húp cả chân?- cụ than thở. Nhà chật tới mức, người con dâu cả của cụ đêm phải về nhà mẹ đẻ ngủ và nếu có hai người cùng đứng trong nhà cùng mặc áo thì cả hai đều phải thò tay ra ngoài cửa sổ mới mặc nổi.
    Kề ?ocái ổ? của cụ Hiếu là ?ocái ổ? của cụ Thuận, 81 tuổi. Cụ đang ngồi trên tấm phản đen xỉn, dựa lưng vào bức tường gỗ bung thủng coi tivi. Nhà quá chật, chỉ 2m2, tivi lại đặt quá cao, nên để trông được hình ảnh, cụ phải liên tục ngửa mặt lên, cằm vểnh ra trông rất tội. Tôi hỏi nhà có mấy người, cụ bảo, nhà gồm 6 người, nhưng ?ochỉ có tôi với đứa con gái (chị Vũ Thị Dung, làm ở một xưởng phim, đã lấy chồng) ở đây thôi. Đứa cháu (con chị Dung) thi thoảng cũng đến ăn cơm, nhưng nhà chật quá nên tối nó lại về nhà bố ngủ?.
    Loay hoay một lúc tôi mới tìm được chỗ ngồi trong căn nhà nồng nặc mùi nấm mốc, hơi người. Đến khi giơ máy chụp ảnh, muốn lấy một góc căn nhà mà không có chỗ để lùi chân. Cụ Thuận ái ngại: ?oNhà tôi chật chội, vậy mà tôi đã phải sống ở đây 46 năm rồi đấy?.
    Nhà cụ Hiếu, cụ Thuận đã ngột ngạt và chật chội nhưng so với gia đình ông Nguyễn Phùng Hải, 70 tuổi, ở ?ocái hang? 107 Hàng Bạc, vẫn còn chưa thấm vào đâu. Có lẽ tình cảnh gia đình ông Hải là kỳ cục nhất ở Hà Nội. Đó là từ năm 1979 đến nay, gia đình ông phải sống nhờ trên? nóc một cái toa-lét chung của 6 hộ dân. Từ mặt phố Hàng Bạc, để vào nhà ông, phải chui qua ?ocái hang? sâu 40m, tối om. Nhà ông nằm tít cuối ?ohang?. 10m2 dành cho 4 người. Sống trên nhà xí nên mùi nước cống, nước tiểu nồng nặc.
    Bà Nguyễn Thị Sâm, 50 tuổi, vợ ông, đứng ở cửa nhà vệ sinh chỉ lên ?otổ ấm? của mình, kể: ?oTrước, mái nhà của tôi làm bằng giấy dầu. Đêm mưa dột như nhà không có nóc. Tôi phải thức trắng đêm để hứng nước cho ông nhà tôi ngủ. Năm 2004, UBND phường Hàng Bạc đã giúp chúng tôi thay giấy dầu bằng tấm lợp. Nhưng chống được dột thì lại nóng như trong lò lửa?. Ông Hải chen vào: ?oTrời mưa đâu có ngủ nổi. Nhà chật lại thấp, nước mưa xối lên mái tôn như trống đánh trong lỗ tai?.
    Ở số nhà 52 Hàng Bè còn có những chuyện lạ nữa. Chỉ một số nhà nhưng có tới 16 hộ gia đình với gần 100 con người. Ông Nguyễn Văn Khải, 73 tuổi, một chủ hộ sống trong căn phòng rộng 9m2 ở tầng hai, kể: ?oGần 100 con người chen chúc mà chỉ có 1 nhà vệ sinh gồm 3 cái hố đặt ở cuối dãy tầng dưới. Nhiều buổi sáng, chúng tôi phải đứng xếp hàng để đi vệ sinh?.
    Ở thì khổ, chuyển đi không xong:
    Tôi trở lại UBND phường Hàng Buồm, mong tìm một lời giải cho những ?ongôi nhà khổ? nhưng ông Nguyễn Quyết Thắng, Phó Chủ tịch UBND phường trầm giọng, bảo: ?oPhường cũng rất thương bà con, nhưng cả phường đều chung tình cảnh như vậy, nên không lo xuể?. Ông ái ngại: ?oNgay cả cái trụ sở của UBND phường đây cũng có thể coi là? nhà khổ! Mang tiếng trụ sở chính quyền, nhưng tổng diện tích cả 3 tầng chỉ có 67m2. Riêng gian phòng mà chúng ta đang ngồi đây, chỉ rộng có 8m2 nhưng phải xếp chỗ cho 2 phó chủ tịch phường, 2 cán bộ địa chính và 1 ông tổ trưởng dân phố?.
    ?oNhiều lúc, 4-5 anh em phải nhường nhịn nhau, chứ cùng ngồi thì khó làm việc lắm?, ông Thắng giãi bày. Theo ông, cả phường có tới 11.096 người nhưng diện tích đất để ở chỉ có 0,13km2. Đặc biệt, xếp kỷ lục là địa chỉ 53 Hàng Buồm, ?onhồi nhét? tới 50 hộ với 200 con người mà chỉ có 7 nhà vệ sinh chung. Cứ tính, buổi sáng, mỗi người đi vệ sinh mất 5 phút. Vậy thì trong 200 người, người thứ 200 phải đợi đến 12 giờ trưa mới đến lượt!?. Ông Thắng bảo.
    Ông Nghiêm Xuân Giao, Phó Chủ tịch UBND phường Hàng Bạc, cũng thổ lộ rằng ở phường ông, hầu như nhà nào ở sau mặt phố cũng chật, cũng tối tăm, phải thắp điện suốt ngày đêm. Theo ông, ở phường Hàng Bạc, có những khu nhà đến nay vẫn như đang sống ở thời những năm 60, 70 của thế kỷ 20. Chẳng hạn như các số nhà 42, 50 Hàng Bạc, 35 Gia Ngư? Mỗi số nhà có tới 25-30 ?otổ ấm?. Trong đó, ngôi nhà 42 Hàng Bạc nguyên là cái đền. Nay gần 150 con người đã vào chiếm cả chỗ của thánh thần!
    ?oKhông gian và điều kiện sống khắc nghiệt như vậy, ở không được mà chuyển đi cũng không xong?, ông Giao băn khoăn. Lý do, phố cổ thực sự là nơi tấc đất tấc vàng. Mỗi mét vuông giá tới hàng chục triệu đồng. Nhưng rao bán mãi chẳng ai mua. Còn theo ông Đỗ Ngọc Thanh, 65 tuổi, chủ nhân ngôi nhà 47 Hàng Bạc, còn có một nghịch lý khác. Hiện nay, UBND TP. Hà Nội đã duyệt danh mục 274 ngôi nhà cổ thuộc diện cần phải trùng tu, bảo tồn. Bởi vậy, trước mắt, theo yêu cầu của Ban quản lý phố cổ, nhà cổ Hà Nội, chủ nhân của những ngôi nhà trên buộc phải bảo vệ nguyên trạng. Nhưng, khổ nỗi, 95% nhà cần bảo tồn nguyên trạng đều là ?onhà khổ?, đang bị xuống cấp quá trầm trọng?
    VĂN PHÚC HẬU
    Được muaphungiobac sửa chữa / chuyển vào 12:29 ngày 09/02/2006
    Được muaphungiobac sửa chữa / chuyển vào 12:31 ngày 09/02/2006
  5. muaphungiobac

    muaphungiobac Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    07/11/2005
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    38
    tiếp:
    Bài 2: Làm sao cứu những ?okhu nhà khổ??
    Tháng 12-2005, tại Hà Nội, một hội thảo lớn về việc bảo tồn tôn tạo phố cổ Hà Nội đã được tổ chức. Lại một lần nữa, những hạn chế, tồn tại, bức xúc về tiến độ bảo tồn, tôn tạo kiến trúc của khu di tích này được các chuyên gia trong và ngoài nước đề cập một cách gay gắt. Có nhà khoa học cho rằng với đà thực hiện như hiện nay, phải mất 2.439 năm nữa chúng ta mới thực hiện xong việc bảo tồn, tôn tạo gần một nghìn ngôi nhà cổ?
    Theo Ban quản lý phố cổ Hà Nội, khu phố cổ 36 phố phường được giới hạn bởi các phố Hàng Đậu, Phùng Hưng, Hàng Bông, Hàng Gai, Trần Nhật Duật, Trần Quang Khải với tổng diện tích khoảng 100ha. Hiện có hơn 15.000 hộ gia đình đang sống trong khu phố cổ. Trong đó, hơn 60% hộ dân đã sống từ năm 1979 trở về trước.
    Nhiều hộ gia đình đã sống ở đây 3-4 thế hệ. Còn theo điều tra của UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) khu phố cổ Hà Nội chỉ có 4.341 biển số nhà. Trong đó, 46,5% số hộ hiện đang sử dụng nhà thuê của nhà nước. Như vậy, cứ mỗi biển số nhà có trung bình 5,52 hộ gia đình.
    Tính theo nhân khẩu, bình quân diện tích đất ở là 4,9m2/người và nhà ở là 9,6m2/người. Đặc biệt, qua điều tra cho thấy có tới 51,9% số hộ đang ở trong những căn nhà chỉ có 1 phòng. 26,5% hộ có 2 phòng. Nhiều hộ sống trong không gian chật chội đã gây nên những va chạm căng thẳng, phức tạp trong cuộc sống thường ngày.
    [​IMG]
    Một con ngõ đi chung ở ngõ Phất Lộc (Hàng Buồm, Hà Nội) hẹp tới mức chỉ đủ ngồi trên xe đạp chứ không thể dắt.
    Nguy hiểm hơn, có tới 75,8% hộ sống trong loại nhà cấp bốn, đơn sơ, bán kiên cố và xuống cấp. Ông Hoàng Công Khôi, Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) khẳng định người dân gọi khu phố cổ là ?okhu phố khổ? cũng không sai, vì nó phản ánh đúng điều kiện sống và sinh hoạt của người dân trong phố cổ.
    Ông lý giải thêm, ?okhổ? ở đây không phải về vật chất, cơm áo, gạo tiền mà chính là nổi khổ phải sống trong những căn nhà chật chội, ẩm thấp, tối tăm. Trên thực tế, chính quyền thành phố Hà Nội và các cơ quan chức năng đã nhận ra thực trạng ở ?okhu phố khổ?, đã đưa ra chủ trương giãn dân, nhưng lại vướng mắc về vấn đề rất quen thuộc: thiếu kinh phí.
    Bởi vậy, đến nay chúng ta mới bảo tồn, tôn tạo được 3 ngôi nhà cổ, trong đó, chủ yếu nhờ tiền tài trợ của nước ngoài như Nhật, Bỉ, Áo, Thụy Điển và Pháp
    GS.TSKH Lưu Trần Tiêu, Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, phân tích: ?oKhu phố cổ đã có khá đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật. Từ cuối năm 1995, chúng ta đã có quy hoạch chi tiết khu phố cổ. Nhận thức và lý luận về giá trị của di sản, chúng ta không thiếu.
    Ý tưởng về bảo tồn cũng nhiều. Nhưng cái thiếu lại là việc xây dựng và tổ chức thực hiện các dự án. Chúng ta thiếu quyết tâm hành động?.
    Theo nhiều chuyên gia khoa học, văn hóa, từ nhiều năm nay, việc bảo tồn, tôn tạo phố cổ Hà Nội vẫn thường làm từ trên xuống, nghĩa là mang tính áp đặt đối với người dân, nặng về ý tưởng chủ quan của chính quyền, chứ chưa cùng với người dân bàn bạc, triển khai.
    [​IMG]
    Căn nhà được lắp ghép tạm bợ bằng gỗ tạp, dễ cháy nổ của ông Nguyễn Văn Khải ở khu nhà 52 Hàng Bè, Hà Nội.
    Ảnh: L.B.K.H.
    Theo dòng ý tưởng như vậy, GS.TS Nguyễn Việt Châu đề xuất: ?oChỉ có huy động mọi nguồn lực, trong đó đặc biệt là từ người dân, cộng đồng trong việc bảo tồn, tôn tạo nhà ở, nhà cổ thì chúng ta mới có thể thực hiện được ước vọng ?otiếp sức? cho những ngôi nhà xưa, cũ tồn tại?.
    Cụ thể, theo ông, bên cạnh giải pháp hỗ trợ cho dân di dời, giãn dân thì nên cho dân vay tiền từ các ngân hàng với cơ chế ưu đãi để họ tự nâng cấp, cải thiện không gian sống của chính họ. Theo tìm hiểu của chúng tôi, việc vay vốn của ngân hàng để tu sửa lại nhà không dễ bởi lãi suất tiền vay từ các ngân hàng đều cao và cơ chế cho vay của các ngân hàng thương mại đòi hỏi phải có tài sản thế chấp hoặc có bảo lãnh.
    Ông Nguyễn Khoa Bình, Tổng Giám đốc Quỹ đầu tư Phát triển TP Hà Nội, cho rằng việc xây dựng một cơ chế tài chính nhằm huy động các nguồn vốn từ các tổ chức tài chính, các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài trợ trong nước và cả ngoài nước, các hộ gia đình đang sinh sống trong khu phố cổ là vấn đề có tính chất cấp thiết, quyết định sự thành công cho việc bảo tồn, tôn tạo khu phố cổ Hà Nội.
    VĨNH XUÂN - VĂN PHÚC
  6. muathuHN01

    muathuHN01 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/01/2006
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    0
    Con số 4 nổi tiếng của Thăng Long - Hà Nội

    Tứ bất tử
    Thánh Gióng, Thánh Tản Viên, chúa Liễu Hạnh, Chử Đồng Tử.
    Tứ trấn
    - Huyền Thiên trấn vũ trấn cửa Bắc (kiếp trước là vua Đế Thích và 1 kiếp nữa là tướng của An Dương Vương).
    - Thần Mã trấn cửa Đông.
    - Thần Linh Lang trấn cửa Tây (con vua Lý)
    - Thần Cao Sơn trấn cửa Nam.
    Tứ khí
    - Chuông Quy Điền (ngay cạnh chùa Một Cột)
    - Tháp Bảo Thiên (phố Lý Quốc Sư)
    - Tượng đồng Trấn Vũ (đền Quán Thánh)
    - Tượng Phát Lâm (tượng có nụ cười yêu đời ở chùa Bà Đá).
    Nay trong tứ khí chỉ còn có tượng đồng Trấn Vũ
    Tứ quan
    Cầu Dền, Đồng Lầm, Cầu Giấy, Yên Phụ.
    Tứ hồ
    Hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm, hồ Bảy Mẫu, hồ Ba Mẫu (Thanh Nhàn).
    Tứ ca
    - Đàm Mộng Hoàn (nổi tiếng những năm 1937 - 1940)
    - Hoa Tâm (nổi tiếng những năm 1957 - 1961)
    - Ái Liên (nổi tiếng những năm 1938 - 1940)
    - Diễm Lộc (nổi tiếng những năm 1959 - 1961)
    Tứ sắc
    1. Cô Síu (phố Cột Cờ, con gái nhà viết tiểu thuyết kiếm hiệp Lý Ngọc Hưng, nổi tiếng những năm 1931 - 1933).
    2. Cô Nga Hàng Gai (nổi tiếng những năm 1939 - 1941)
    3. Cô Vương Thị Phượng (nhân vật chính trong tiểu thuyết "Mồ cô Phượng", có sắc đẹp rực rỡ trong những năm 1925 - 1927).
    4. Cô Đỗ Thị Bính người đàn bà mặc áo đen, không dùng son phấn. Cô là người con gái mà Nguyễn Nhược Pháp yêu trộm nhớ thầm. Cuộc đời cô có mặt đầy đủ trong cả 10 bài thơ tuyệt đẹp của nhà thơ tài hoa họ Nguyễn.
    Tứ Kiều
    Các cô Kiều Vinh, Kiều Dinh, Kiều Hinh, Kiều Hương ở phố Hàng Bông, nổi tiếng xinh đẹp trong những nZm 1940 - 1945.
    (Kiều Dinh là vợ của kịch sĩ nổi tiếng về đẹp trai và tài hoa là Kỳ Ngang. )
    Tứ thái (rau)
    1. Húng Láng
    2. Dưa la
    3. Cải canh
    4. Cà cáo
    Tứ vị
    1. Bún thang Tế Mỹ
    2. Bún chả Đồng Xuân
    3. Bánh cuốn Thanh Trì
    4. Chả cá Lã Vọng
    Tứ thưởng (thưởng thức)
    1. Nước mắt cô Kiều
    2. Nỗi oan thị Kính
    3. Nụ cười Xúy Vân
    4. Lẳng lơ thị Mầu.

  7. muathuHN01

    muathuHN01 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/01/2006
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    0
    Phố phường Hà Nội xưa

    Hà Nội từng được gọi là Băm sáu phố phường, thực ra con số 36 là con số tượng trưng, ước lệ như 36 chước, 36 kế... Thời phong kiến, người ta đã đếm được hơn bảy chục phố. Cách đây một thế kỷ đã có trên trăm phố và ngày nay Hà Nội liên tục được mở rộng, phát triển thành hơn 500 phố.
    May thay, nhiều phố mới dài rộng thì ta vẫn còn nhiều phố cổ của Băm sáu phố phường xưa cũ, còn nhiều di tích, nhiều kỷ niệm, nhiều giá trị quý báu. Thay đổi là quy luật đương nhiên. Không có gì chỉ đứng im một chỗ mà tồn tại vượt thời gian được. Phố xá cũng vậy. Có nhiều thay đổi còn nhận ra dấu vết nhưng cũng nhiều thay đổi xóa nhoà quá khứ khiến có lúc nao lòng.
    Tại sao Hà Nội từng có đến trên 80 phố có chữ Hàng và nay còn bao nhiêu ? Chữ Hàng ấy là nghề nghiệp hay mặt hàng phố ấy từng chuyên doanh, nghĩa là chuyên mua chuyên bán, ai cần thứ ấy cứ đến phố ấy sẽ có. Ví dụ: Hàng Bồ từng bán bồ, cót, rổ rá, dây thừng, đòn gánh, tóm lại là sản phẩm từ cây tre như chiếc bồ bằng nan tre. Các bà các chị đi chợ Đồng Xuân sắm tết, rẽ vào đây mua chiếc bồ nho nhỏ, móc sẵn bốn sợi thừng để tiện tay xách (thời đó làm gì có túi nylông)... phố này về sau còn nổi tiếng mỗi dịp Tết đến có nhiều cụ đồ áo the khăn xếp đến vỉa hè này viết câu đối thuê bằng mực tàu trên giấy đỏ mà bài thơ Ông Đồ của Vũ Đình Liên sẽ là tấm ảnh ghi lại còn mãi mãi với thời gian.
    Phố Hàng Dầu đang bán giày dép, vào những năm năm mươi thế kỷ XX phố này còn rất nhiều nhà bán sơn ta, dầu ta như dầu trẩu, dầu vừng, dầu lạc để nhà chùa làm thức ăn, để pha vào sơn, để làm quang dầu và nhiều việc khác. Sơn và dầu không đựng trong thùng mà trong cái "nải" nhỏ hơn cái thúng, đan bằng tre, sảm bằng sơn ta, đậy bằng vỉ buồm...
    Còn phố Hàng Mã vẫn làm vàng mã, chứ phố Hàng Đàn từng làm đàn và bán đàn như đàn nhị, đàn tam, đàn tứ, song loan, mõ, trống khẩu, đàn bầu, đàn đáy... đã hoàn toàn chìm lấp, thay vào đó là phố Hàng Quạt, không làm không bán quạt mà bán đối trướng, đồ thờ... Còn Hàng Quạt cũ thì cũng không còn dấu vết mà đã thành phố Lương Văn Can.
    Phố Hàng Bài từng là nơi làm bài lá như tam cúc, tổ tôm... đến nay phố này hoàn toàn đổi khác. Phố có trường nữ học Đồng Khánh nổi tiếng sau đổi thành trường Trưng Vương đến tận bây giờ. Phố Hàng Gai đúng là từng bán dây gai, dây đay, lưới cá, vó bắt cá dệt bằng dây gai. Khu vực Cầu Gỗ sau Hàng Đào từng có chiếc hồ to rộng gọi là Hồ Hàng Đào hoặc hồ Thái Cực, dân nghèo Hà Nội đánh cá, phải đến Hàng Gai mua ngư cụ. Nay phố này không một nhà nào bán mặt hàng cũ, mà phần lớn bán tơ lụa cho du khách nước ngoài, nhan nhản tên Tây.
    Ngõ Hàng Chỉ ở đâu ? Đó là chiếc ngõ nhỏ nằm phía sau và song song với phố Hàng Gai, từng có xưởng làm chỉ mấy thời. Hàng Hòm cũng không còn ai bán hòm. Hàng Mành gần như hết người dệt mành bằng tre, bằng nứa, khung dệt đơn sơ, người dệt đứng, cứ lẳng từng cục gạch có buộc dây từ bên này sang bên kia, chỉ một lúc đã có chiếc mành, to thì che ngoài hiên, nhỏ thì che cửa sổ, nhỏ nữa vẽ xanh đỏ che bàn thờ...
    Hàng Thiếc làm hàng thiếc, ấm đun nước, bình tưới, đồ chơi tháng tám như chiếc tàu thủy, con thỏ đánh trống, chiếc trống ếch v.v... nay làm bể treo, cắt kính, gò ống máng... đi qua đây lúc nào cũng nghe tiếng búa ầm ầm.
    Hàng Rươi không còn ai buôn rươi nữa. Ngõ Chè Chai đổi thành phố Hàng Chai, đúng ra để tên cũ hay hơn vì nó gợi một thời các bà buôn đồng nát, chè chai, lông vịt, chiều chiều họp nhau nơi ngõ nhỏ này để đổi trao, mua bán... Phố này ngày nay vào dịp Tết cũng góp phần vào chợ Hoa Hàng Lược, dù phố Hàng Lược không còn nhà nào làm lược thưa, lược bí, mà buôn đồ nhôm là chủ yếu.
    Hàng Đũa cũng không còn ai vót đũa, nay là phố Ngô Sĩ Liên có chùa Tàu khá đẹp và ra ga xe lửa Trần Quý Cáp cũng khá gần. Hàng Cót không ai buôn cót nữa. Hàng Giấy có thời kỳ toàn là các cửa hàng buôn giấy bút, bán cho các sĩ tử đi thi, đó là mực tàu, giấy bản, bút lông... mà các nàng con gái cấm cung vừa bán hàng cũng là vừa để kén rể, chọn trong số sĩ tử kia ai sẽ là cậu Tú, bác Cử, ông Nghè... Cạnh đó là Hàng Khoai, Hàng Đậu cũng hoàn toàn buôn bán mặt hàng khác. Hàng Buồm cũng vậy. Không còn một nhà Hoa kiều nào bán thịt quay, người bán hàng cởi trần, lộ cái bụng to và chiếc rốn khổng lồ, đứng sau cái thớt to bằng chiếc sàng và dầy đến gần nửa thước tây hoặc bán những chiếc vỉ buồm có thể che cửa sổ, khâu lại thành cánh buồm, dùng để lót xôi giã bánh dầy... Nay là thực phẩm đóng hộp, là rượu các loại, thay cho nhiều cửa hàng Cơm Tám giò chả bán cả lòng lợn tiết canh...
    Đầu phố Hàng Buồm là ngõ Hàng Thịt, gần Hàng Bột là phố Hàng Cháo, cạnh chợ Đồng Xuân là phố Hàng Khoai, phố Hàng Sơn đã thành phố Chả Cá, phố Hàng Cá và phố Hàng Cân dọc theo đấy cũng không còn ai buôn bán mặt hàng này. Mới chỉ khoảng 40 năm, qua phố Hàng Cân còn thấy nhiều người thợ mặc áo nâu cặm cụi khoan những chiếc cán cân bằng gỗ, khảm những chấm đồng thau vào đấy làm ra những chiếc cân ta, có "hoa", có lạng, có cân... Nay phố này buôn bán giấy thếp, giấy ram, bìa, vở là nhiều.
    Hàng Ngang có món Ngang không ? Thực ra tên xưa là phố Đường Nhân, phố đông Hoa kiều, nhất là người Quảng Đông, sau người Pháp dịch ra là phố Người Quảng Đông (Rue du Cantonnais hoặc có thuyết khác nói rằng phố này có chiếc cổng đồ sộ chắn ngang phố để canh gác, ngày mở đêm đóng...). Hàng Ngang chuyên buôn bán tơ lụa không như Hàng Đường chuyên làm mứt kẹo, nay các phố này cũng buôn bán nhiều thứ khác nhau, không hẳn chuyên một thứ nào. Có lẽ Hàng Chiếu còn một số đông người buôn chiếu, buôn luôn cả võng đay, dây đay, dây tơ nhựa, túi màng mỏng, thảm chùi chân và cũng không ngoại lệ, còn nhiều mặt hàng khác...
    Còn nhiều lắm. Có phố mất tên như Hàng Lọng (phố Lê Duẩn), Hàng Bột (Tôn Đức Thắng), Nam Đồng (Nguyễn Lương Bằng), Hàng Đẫy (Nguyễn Thái Học), Sinh Từ (Nguyễn Khuyến), Hàng Chè (cuối phố Cầu Gỗ), Hàng Cau (đầu phố Hàng Bè), Hàng Giò còn gọi là Gia Long (Bà Triệu), phố Lê Lợi (cũng là phố Bà Triệu từ ngã 5 Nguyễn Du về phía Nam), Hàng Thêu (Hàng Trống) Hàng Mụn - mụn để vá (phố Hàng Bút), Hàng Bừa (phố Lò Rèn), Duy Tân (Phố Huế), Bắc Ninh (Nguyễn Hữu Huân)... lại còn Hàng Chĩnh, Hàng Mắm, Hàng Muối, Hàng Trứng những phố ngắn chưa đầy trăm thước Tây...
    Phố Hồ Hoàn Kiếm ngày cạnh Hồ Gươm thông sang Cầu Gỗ là phố ngắn nhất, chỉ 52 thước, có món quà thịt bò khô nổi tiếng, ai từng là học trò chắc không thể nào không từng ăn nó... nay cạnh đấy có rạp múa rối.
    Nếu đi hết các phố Hà Nội chắc chắn chúng ta sẽ thu nhận được rất nhiều hình ảnh và chuyện cũ đầy hứng thú... mà một bài viết ngắn mới chỉ là "cưỡi ngựa xem phố" nói được một vài phần.
  8. chuckle_over

    chuckle_over Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    1.635
    Đã được thích:
    0
    Ấy tìm ở trong Mục lục ý. Hoặc PM cho Magicstar, chị ý có trích một bài viết về tháp Rùa, có cả ảnh mụ đầm xoè đứng ngất ngưởng trên nóc tháp Rùa cơ
  9. gocthu

    gocthu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2004
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    HỒ GƯƠM - HỒ HOÀN KIẾM - NIỀM TỰ HÀO CỦA THỦ ĐÔ HÀ NỘI



    Nếu du khách đến Hà Nội bằng đường hàng không, từ trên máy bay nhìn xuống những dòng sông Hồng, sông Đuống, sông Nhuệ như những dải lụa hồng từ xa quàng qua Hà Nội. Đặc biệt những mặt gương lam thủy (nước xanh) đó là Tây Hồ - Trúc Bạch nằm giữa Tây Bắc, Thiền Quang - Bảy Mẫu ở Đông Nam, Hoàn Kiếm (Hồ Gươm) nằm ở trung tâm của thủ đô Hà Nội.
    Nếu quả hồ Hoàn Kiếm của đoạn sông Hồng cũ sau khi đổi dòng để lại đến nay đã vài nghìn tuổi. Hồ có tên Lục Thủy - nước bốn mùa xanh ngắt. Tới thế kỷ 15 có tên Hoàn Kiếm do sự tích Lê Lợi trả gươm. Gươm ấy luôn ở bên ông suốt 10 năm chinh chiến. Khi dẹp xong giặc Minh, vua Lê về Thăng Long, một hôm ngự thuyền dạo chơi trên hồ Lục Thủy bỗng có con rùa nổi lên, ông rút gươm ra trả thì rùa liền đớp ngay thanh gươm mà lặn xuống. Như vậy là vua trả gươm lại cho trời. Vì vậy có tên là Hoàn Kiếm - hồ Gươm.
    Sau thủy quân dùng hồ làm nơi luyện tập, nên có tên là hồ Thủy quân. Theo truyền thuyết, đời Lê Thánh Tông (nửa sau thế kỷ 15) chỗ này là gò Tháp Rùa, từng là nơi vua ngồi câu cá nên gọi Điếu Đài. Từ khi trung hưng, chúa Trịnh mới bắt đầu trang điểm cho nó.
    Đời Vĩnh Hựu, chúa Trịnh Giang lập cung Khánh Thuỵ ở Đào Ngọc làm nơi bóng gió ngày hè. Sau đó Trịnh Doanh cho đắp ở bờ hồ gò Ngọc Bội, để ghi chiến công đánh dẹp Quận Hẻo ở núi Ngọc Bội.
    Đầu thế kỷ 19, một ngôi chùa được dựng lên trên nền cung Khánh Thuỵ cũ - chùa Ngọc Sơn. Sau chùa không thờ Phật nữa, mà thờ Thánh Văn Xương - chủ về văn chương khoa cử và Đức Thánh trần, tức anh hùng Trần Hưng Đạo, do vậy đổi tên là đền Ngọc Sơn.
    Năm 1864, nhà văn hoá Nguyễn Văn Siêu của Hà Nội đứng ra sửa sang lại toàn cảnh. Trên núi Ngọc Bội xây tháp Bút, hình bút lông, thân tháp tạc ba chữ ?oTả Thanh Thiên? (viết lên trời xanh).
    Đi qua Tháp Bút, tới cửa cuốn - Đài Nghiên (trên đặt cái nghiên bằng đá). Quanh nghiên có khắc một bài ?oMinh? nói về công dụng cái Nghiên, xét về mặt triết học. Qua Đài Nghiên đến cầu Thê Húc (nơi ánh mặt trời đậu lại), cầu làm bằng gỗ uốn cong, sơn đỏ, soi mình trong nước xanh. Cầu dẫn đến lầu Đắc Nguyệt, cổng đền Ngọc Sơn. Đền có 3 gian, gian ngoài là Bái Đường, gian giữa thờ Văn Xương và gian sau thờ Trần Hưng Đạo. Trước gian Bái Đường là Trấn Ba Đình (đình trấn sóng). Nhìn thẳng về phía Nam gò Tháp Rùa có từ thế kỷ 19, kiến trúc không có gì đặc sắc, nhưng đã trở thành biểu tượng quen thuộc của Hồ Gươm - Hà Nội. Hồ có nhiều thuỷ sản, đặc biệt là rùa. Khi nào thời tiết thay đổi, chúng nổi lên mặt nước để thở, có con bò lên gò Tháp Rùa. Năm 1968 người ta bắt được một con rùa nặng tới 230kg, dài 2,10m, ngang 1,2m, có độ tuổi 400 - 500 năm (tương ứng với thời gian Lê Lợi trả gươm). Hồ còn là nơi đua thuyền lướt ván...Quanh hồ là đường đua xe đạp, chạy điền kinh, nhà hàng, khách sạn, quầy bán sách báo, hoa tươi, vật kỷ niệm..., cảnh ?ongựa xe như nước, áo quần như nêm?.
    Ngày nay, khu vực quanh hồ đã trở thành Bờ Hồ, nơi dạo chơi của nhân dân, nơi gặp gỡ của cán bộ miền Nam tập kết, nơi nam thanh nữ tú trong quần áo nhiều màu sắc, khoác ngoài áo dạ, áo len, áo nhung...dắt tay nhau đi hái lộc (bằng hoa) trong đêm giao thừa.
    Không những dân Hà Nội mà cả các vị lãnh đạo nhà nước, khách nước ngoài cùng chung vui đón năm mới trong tiếng pháo xuân. Hàng năm nơi này tổ chức hội Hoa Đăng, đèn hoa, pháo hoa trong dịp Quốc Khánh, Hồ Gươm lộng lẫy muôn màu nghìn sắc từ các tràng pháo hoa từ không trung kéo xuống mặt hồ...
  10. Ngumo

    Ngumo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/11/2003
    Bài viết:
    10.072
    Đã được thích:
    12
    Nghe cứ như ga Hàng Cỏ chỉ là nơi tầu chở về bán cỏ ở đấy hay Gia Lâm là nơi cả nhà lâm tặc ở đấy ý.

Chia sẻ trang này