1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cùng tìm hiểu về Hà Nội xưa và nay

Chủ đề trong 'Public Hà Nội' bởi GodFatherHN, 07/02/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. condomdom

    condomdom Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/02/2003
    Bài viết:
    184
    Đã được thích:
    0
    Cũng đồng ý với maxo nữa.Người HN là người HN vậy thôi.Có lẽ chẳng ai không sinh ra hay đã có một thời thơ ấu ở HN mà lại là người HN cả.Tuổi thơ là quá khứ,mà ai không có quá khứ cơ chứ.Thấy ai đó không từng sống ở HN rất lâu mà lại hiểu HN ,có những tính cách của người HN một tâm hồn của người HN-đó là điều....không thể tin nổi.Vô lý!
    Tí tuổi đã ti toe....
  2. FUTURE_HN

    FUTURE_HN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/05/2003
    Bài viết:
    245
    Đã được thích:
    1
    Vấn đề tiếp theo là "Phôcũ".Khu phố cũ gắn liền với những ngôi nhà theo kiến trúc châu Âu,gồm 3 khu:
    1:Khu Nhượng địa hình chữ nhật,hai cạnh dài là đường Bạch Đằng và phố Lê Thấnh Tông-Trần Thánh Tông,hai cạnh ngang là đoạn đầu phố Tràng Tiền và phố Nguyễn Huy Tự.Đây là những công trình kiến trúc kiểu "chính thống" như Nhà khách Bộ Quốc Phòng,viện Quân y 108.
    2Khu thành cũ gồm các phố Phan Đình Phùng,Hùng Vương,Hoàng Diệu,Điện Biên Phủ,Lê Hồng phong,Chu Văn An,Trần Phú với đường phố rộng ,dài.Các biệt thự theo kiến trúc miền Bắc nước Pháp với mái dốc,các chi tiết trang trí ở cửa,ở nóc diêm dúa,tỉ mỉ-như Phủ Chủ tịch.
    3Khu nam Hồ Gươm là một hình chữ nhật mà hai cacnhj dài là Tràng Thi-Tràng Tiền và Trần Hưng Đạo,hai cạnh ngang là Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh với kiến trúc mái không dốc,nhiều cửa của miền Nam nước Pháp như Nhà Hát Lớn,Nhà khách chính phủ 10 Ngô Quyền....
    Đến những năm 20,30 xuất hiện các công trình kiến trúc theo xu hướng kết hợp phong cách Á Đông ở cả 3 khu trên như Viện Bảo tàng lịch sử,Bộ Ngoại giao.
    Khu phố cũ là một quỹ đô thị rất đặc trưng và quý giá của Hà Nội.

    Nơi ấy là Hà Nội..
    Người ấy là người Hà Nội...

  3. vcvtv

    vcvtv Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    238
    Đã được thích:
    0
    Em xin đóng góp ý kín.
    Theo iêm, cái từ "Hà nội" trong câu "Người Hà Nội" là tính từ chứ không phải là danh từ. Tính từ Hà Nội hiểu như thanh lịch, nho nhã, mang đậm thủ đô văn hiến.
    Nếu hiểu như thế thì có thể có những người vài đời ở Hà nội rồi mà vẫn không phải là "Người Hà Nội" cũng như có người xa Hà nội đã lâu mà vẫn đặc trưng "Người Hà Nội".
    ... người Hà nội hôm nay ra đi, mang trong mình bao nhiêu nỗi nhớ, những ánh đàn qua ô cửa sổ, bầu trời đêm cháy bỏng tình yêu ...
    Giọng nói em hãy ngọt hơn cô ca-Nụ cười em hãy mát hơn bia lạnh-Tình yêu em hãy nồng hơn rượu-Để trọn đời anh chỉ khát khao em
  4. ninecloudsteps

    ninecloudsteps Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2002
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    Theo chính ­sử thì cách đây 23 thế kỷ, Cổ Loa - Thành ốc -Loa Thành - đã là kinh đô của đất n­ước. Với Thành ốc này, Thục An Dương Vương đã t­ừng đẩy lui quân Triệu, rồi bi kịch lịch sử từ câu chuyện tình Mỵ Châu - Trọng Thuỷ ập đến để lại nhiều suy tư cho các triều đại về sau.

    Ở chân thành Cổ Loa đã tìm được hàng vạn mũi tên đồng và 1 số đồ sắt. Cổ Loa có trống đồng loại 1 Hêger, lưỡi cày bằng đồng nói lên sự nghiệp bảo vệ và xây dựng kinh đô, đất nước của cư dân đất cố đô. Đến thời kỳ 3 lần Bắc thuộc, lần thứ nhất từ năm 207 trước CN đến năm 39 sau CN, vùng nội thành HN bấy giờ chỉ là 1 lỵ sở của huyện Tống Bình. Sách Nguyên Hoà quận, huyện có chép rằng : " Sông Tô Lịch cách huyện lỵ Tống Bình 200 thước " . Thời kỳ này HN đã hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng giành độc lập . Rồi lại bị Bắc thuộc lần thứ 2 từ năm 43 đến năm 544 mà cuộc khởi nghĩa oanh liệt của Bà Triệu năm 248 cũng chưa giải phóng được. Đến thế kỷ 6 trước sự đe doạ của nhà Lương, Lý Bí đã dựng thành luỹ bằng tre ở cửa sông Tô Lịch ( sau này là Hà Khẩu - Hàng Buồm, Chợ Gạo). Đó là thành luỹ của nước Vạn Xuân, kinh đô triều Tiền Lý mở đầu là vua Lý Nam Đế ( 544 - 548 ) đến cuối triều là Lý Phật Tử ( 571 - 603) trong đó kể cả bị gián đoạn ở thời Triệu Quang Phục ( 549 - 570 ) là 59 năm độc lập, quốc hiệu Vạn Xuân. Hà Nội bấy giờ gần với kinh đô Long Biên bên Bắc Ninh, hay Hà Nội chính là kinh đô Long Biên, ý kiến còn chưa thống nhất. Nhưng về sau, khi Hà Nội còn là đất Tống Bình thì đã trở thành lỵ sở của An Nam đô hộ phủ thời nhà Đường ( 618 ).

    Tiếp theo những năm sau đó, các thành luỹ liên tiếp được xây dựng và củng cố: Tử Thành do Khâu Thừa xây năm 621; La Thành do Trương Bá Nghi xây năm 767 lớn hơn và đến năm 866 Cao Biền đã cho tôn La Thành lên cao thành Đại La Thành, với chu vi trên 5km; cao khoảng 8m. Từ đó, La Thành hay Đại La Thành thay cho cái tên Tống Bình.

    Đến thế kỷ 11 , nhà Lý thay Tiền Lê, Lý Thái Tổ ( Lý Công Uẩn, 1010- 1028 ) đã dời đô từ Hoa Lư ( Ninh Bình ) về Đại La Hà Nội ( 1010) và đặt tên cho kinh đô là Thăng Long, nghĩa là Rồng Bay. Đến đây, kinh đô nước Việt ko còn là những chỗ hiểm trở, để chống giặc ngoại xâm như thời ĐInh, thời Lê, mà đã là 1 nơi " rộng rãi, bằng phẳng", " cao ráo, mà sáng sủa ", nơi " đô hội trọng yếu " thế " rồng cuộn hổ ngồi ", để " bốn phương sum họp". Khi xây dựng Thăng Long, nhà Lý lập ra 2 khu vực: khu vua ở và thiết triều nằm giữa 1 toà thành xây, mà sử cũ gọi là Thăng Long Thành và khu dân cư, nơi làm ăn sinh sống của mọi tầng lớp sĩ, nông, công, th­ương. Cũng có thành đất bao quanh gọi là " Thăng Long ngoại thành " gồm 3 lớp, lớp trong ( còn dấu tích đê La Thành ), lớp giữa ( còn dấu tích đê Đại Cồ Việt ) và lớp ngoài cùng ( còn dấu vết đường Đại La ).

    Cả 2 khu vực được tổ chức thành 1 đơn vị hành chính gọi là phủ Ứng Thiên. Đến năm 1014 đổi là Nam Kinh, sang đời Trần ( 1225 - 1400 ) đổi là Trung Kinh. Đến đời Hồ ( 1400 - 1407 ) gọi là Đông Đô. Và khi quân Minh sang xâm chiếm ( 1407 - 1427 ), Hà Nội lúc bấy giờ gọi là Đông Quan. Sau này khi nhà Lê chiến thắng quân Minh ( 1428), Lê Thái Tổ đã cho đổi thành Đông Kinh. Đến đời Lê Thánh Tông, 1466 lại gọi là Trung Đô, 1469 cho đổi là Phủ Phụng Thiên.

    Sử sách đã ghi Kinh Đô gồm 1 phủ ( Phủ Phụng Thiên ) và 2 huyện ( Thọ Xương và Vĩnh Thuận ). Đến đầu thế ki 19, huyện Thọ Xương gồm 8 tổng: Hậu Nghiêm ( Thanh Nhàn ), Hữu Nghiêm ( Yên Hoà ), Tả Nghiêm ( Kim Liên [:D­]), Tiền Nghiêm ( Vĩnh Xương), Hậu Túc ( Đồng Xuân ), Hữu Túc ( Đông Thọ ), Tả Túc ( Phúc Lâm ) và Tiền Túc ( Thuận Mỹ ); huyện Vĩnh Thuận gồm 5 tổng: Yên Thành, Tổng Nội, Tổng Thượng, Tổng Trung, Tổng Hạ. Đến năm 1805 ( Gia Long thứ 4 ) đã đổi Thăng Long ( Rồng Bay) thành Thăng Long ( Thịnh V­ượng ) [​IMG] và đổi phủ Phụng Thiên thành phủ Hoài Đức ( giữ nguyên 2 huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận ).

    Đến năm 1831, đời Minh Mạng thứ 12, khi phân định lại các khu vực hành chính cả n­ước, đã bãi bỏ các trấn, lập các tỉnh, thì tỉnh Hà Nội ra đời. Lúc này, tỉnh Hà Nội gồm 4 phủ: Hoài Đức ( Phụng Thiên cũ ), Thường Tín, Ứng Hoà, Lý Nhân. Tại sao có tên gọi HNội thì từ đó đến nay có nhiều giả thuyết, nhưng chưa có 1 giả thuyết nào đủ sức thuyết phục[​IMG]( ơ, thế có ai biết ko ạ ?). Nhưng, dù tên nào, dù đã có lúc kinh đô dời vào Huế, HNội vẫn đóng 1 vai trò quan trọng trong đời sống đất nước, dân tộc về mọi mặt.
    Phồn hoa thú nhất Long Thành
    Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ.​
    [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]




    Cuz I took a moment 2 speak
    And u took a second 2 smile
    A tiny part of me ''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''ll leave with u
    And a little bit of u ''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''ll stay.


    [​IMG]



    Được ninecloudsteps sửa chữa / chuyển vào 17:14 ngày 27/10/2003

    Được thosan sửa chữa / chuyển vào 18:08 ngày 29/10/2003






    Được MAGICSTAR sửa chữa / chuyển vào 12:33 ngày 19/05/2007
  5. Ngu_ngu_81

    Ngu_ngu_81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    3.800
    Đã được thích:
    2
    Mình ko phải dân Lịch sử , nhưng đã đọc bài rồi thì nghĩ nên có chút đóng góp . Bài của bạn ninecloudsteps , mình thấy chưa có tính hệ thống , làm người đọc rất khó theo dõi . Mình thấy đây là 1 topic rất thú vị ,, nếu như bạn có thể liên kết cùng với 1 số người khác để fát triển topic này , Thì rất có thể bạn đã mang lại nhiều sự bất ngờ cho chính dân Tràng An đó
    Đời đau khổ nên phải cười nhăn nhở !
    Người với người là bạn , nhưng ... lòng người hiểm ác !
    Được Ngu_ngu_81 sửa chữa / chuyển vào 19:05 ngày 27/10/2003
  6. Ngu_ngu_81

    Ngu_ngu_81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    3.800
    Đã được thích:
    2
    Mình ko phải dân Lịch sử , nhưng đã đọc bài rồi thì nghĩ nên có chút đóng góp . Bài của bạn ninecloudsteps , mình thấy chưa có tính hệ thống , làm người đọc rất khó theo dõi . Mình thấy đây là 1 topic rất thú vị ,, nếu như bạn có thể liên kết cùng với 1 số người khác để fát triển topic này , Thì rất có thể bạn đã mang lại nhiều sự bất ngờ cho chính dân Tràng An đó
    Đời đau khổ nên phải cười nhăn nhở !
    Người với người là bạn , nhưng ... lòng người hiểm ác !
    Được Ngu_ngu_81 sửa chữa / chuyển vào 19:05 ngày 27/10/2003
  7. ninecloudsteps

    ninecloudsteps Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2002
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    Từ lâu, nói tới Hà Nội là nói tới 36 phố phường. Thực ra từ đời Trần, khu vực hành chính này đã có 61 phường. Đến đời Lê còn lại 36 phường. Và suốt 3 thế kỷ, tổ chức hành chính này ko có gì biến động. Về sau, người ta chia phường làm 3 loại theo công việc làm ăn:Phường làm nghề nông, phường thủ công và phường buôn bán. Các phường làm nghề nông ít biến động, có phường vẫn giữ nguyên tên gọi đến ngày nay như : Nghi Tàm, Quảng Bá, Tây Hồ, Xã Đàn, Thịn Quang... Nhưng với quá trình đô thị hoá, nhiều phường đã trở thành phố, như phường Giang Khẩu ( sau đổi tên thành Hà Khẩu )ở ngay cửa sông Tô Lịch bây giờ.
    Ba mươi sáu phố phường này đã lập thành một " khu vục tam giác phố cổ ", cạnh thứ nhất giáp với sông Hồng, từ Hàng Đậu đến Hàm Tử Quan. Cạnh thứ 2 đi từ Hàng Đậu qua Phùng Hưng đến Cửa Nam. Cạnh thứ ba chạy từ Cửa Nam qua Hàng Bông, Hàng Gai, Cầu Gỗ, Lò Sũ đến Hàm Tử Quan. Trong khu tam giác này nhà cửa của Hà Nội ít thay đổi. Nhiều nhà ngói thấp. Tên phố gắn liền với mặt hàng sản xuất & buôn bán. Đường sá ở tam giác này rất chật hẹp, đan xen nhau. Cuối thế kỷ 19, khi người Pháp đến Hà Nội, nhà cửa Hà Nội bắt đầu có những thay đổi đáng kể.
    Tuy đến nay đã thay đổi rất nhiều nhưng khu trung tâm vẫn nằm trong tam giác phố cũ, vẫn giữ đậm nét phố phường cổ xưa.
    ( st và t.hợp có change 1 chút nhưng chắc ko sai đâu )
    Cuz I took a moment 2 speak
    And u took a second 2 smile
    A tiny part of me ''ll leave with u
    And a little bit of u ''ll stay.
    [​IMG]
    Được ninecloudsteps sửa chữa / chuyển vào 22:20 ngày 27/10/2003
  8. ninecloudsteps

    ninecloudsteps Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2002
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    Từ lâu, nói tới Hà Nội là nói tới 36 phố phường. Thực ra từ đời Trần, khu vực hành chính này đã có 61 phường. Đến đời Lê còn lại 36 phường. Và suốt 3 thế kỷ, tổ chức hành chính này ko có gì biến động. Về sau, người ta chia phường làm 3 loại theo công việc làm ăn:Phường làm nghề nông, phường thủ công và phường buôn bán. Các phường làm nghề nông ít biến động, có phường vẫn giữ nguyên tên gọi đến ngày nay như : Nghi Tàm, Quảng Bá, Tây Hồ, Xã Đàn, Thịn Quang... Nhưng với quá trình đô thị hoá, nhiều phường đã trở thành phố, như phường Giang Khẩu ( sau đổi tên thành Hà Khẩu )ở ngay cửa sông Tô Lịch bây giờ.
    Ba mươi sáu phố phường này đã lập thành một " khu vục tam giác phố cổ ", cạnh thứ nhất giáp với sông Hồng, từ Hàng Đậu đến Hàm Tử Quan. Cạnh thứ 2 đi từ Hàng Đậu qua Phùng Hưng đến Cửa Nam. Cạnh thứ ba chạy từ Cửa Nam qua Hàng Bông, Hàng Gai, Cầu Gỗ, Lò Sũ đến Hàm Tử Quan. Trong khu tam giác này nhà cửa của Hà Nội ít thay đổi. Nhiều nhà ngói thấp. Tên phố gắn liền với mặt hàng sản xuất & buôn bán. Đường sá ở tam giác này rất chật hẹp, đan xen nhau. Cuối thế kỷ 19, khi người Pháp đến Hà Nội, nhà cửa Hà Nội bắt đầu có những thay đổi đáng kể.
    Tuy đến nay đã thay đổi rất nhiều nhưng khu trung tâm vẫn nằm trong tam giác phố cũ, vẫn giữ đậm nét phố phường cổ xưa.
    ( st và t.hợp có change 1 chút nhưng chắc ko sai đâu )
    Cuz I took a moment 2 speak
    And u took a second 2 smile
    A tiny part of me ''ll leave with u
    And a little bit of u ''ll stay.
    [​IMG]
    Được ninecloudsteps sửa chữa / chuyển vào 22:20 ngày 27/10/2003
  9. Ngu_ngu_81

    Ngu_ngu_81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    3.800
    Đã được thích:
    2
    Sau 1 ngày tôi quay lại topic này đang buồn là ko có bài mới ? Phải chăng do tác giả bí tài liệu hay là ,,, Nhân tài ở đây chỉ thế thôi sao ?
    Đời đau khổ nên phải cười nhăn nhở !
    Người với người là bạn , nhưng ... lòng người hiểm ác !
  10. Ngu_ngu_81

    Ngu_ngu_81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    3.800
    Đã được thích:
    2
    Sau 1 ngày tôi quay lại topic này đang buồn là ko có bài mới ? Phải chăng do tác giả bí tài liệu hay là ,,, Nhân tài ở đây chỉ thế thôi sao ?
    Đời đau khổ nên phải cười nhăn nhở !
    Người với người là bạn , nhưng ... lòng người hiểm ác !

Chia sẻ trang này