1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cùng tìm hiểu về Hà Nội xưa và nay

Chủ đề trong 'Public Hà Nội' bởi GodFatherHN, 07/02/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thosan

    thosan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2003
    Bài viết:
    914
    Đã được thích:
    0
    Các cửa ô Hà Nội
    Hà Nội với bao nhiêu cửa ô, chúng ta được biết qua bài hát của Văn Cao có câu: "Năm cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về...", và cũng chỉ biết hiện nay còn một cửa ô duy nhất còn lại cái cổng ba cửa như cổng thành.
    Theo nhà sử học Biệt Lam Trần Huy Bá trích bản đồ Hà Nội năm Minh Mạng 12 (1831) thì Hà Nội có 16 cửa ô, đặt tên theo làng theo tổng. Mỗi cửa ô thời ấy có lẽ là một chiếc cổng ngày mở đêm đóng bởi mỗi phường như một làng, khép kín, có cây có rào, có tuần đinh canh phòng để ngăn ngừa đạo chích và dè chừng hoả hoạn.
    Người Hà Nội từ giữa thế kỷ XX trở đi đã không còn nhiều người biết đến những cửa ô đã mai một vào thời gian, chìm đi trong quá khứ. Những Tây Luông (sau Nhà hát Lớn) Thuỵ Chương (đầu Quán Thánh-Thuỵ Khuê) Đông Yên (Hàng Cau-Hàng Bè) Mỹ Lộc (đầu Hàng Bạc) Trừng Thanh (Hàng Mắm) Phúc Lâm (Hàng Đậu) Thạch Khối (Hàng Than) Yên Tỉnh (dốc Hàng Than) Nhân Hoà (Hàn Thuyên).... rồi chỉ còn mang máng như những hoài niệm đẹp, đó là những cửa ô Yên Phụ, Đồng Lầm, Chợ Dừa, Cầu Dền, Đống Mác, Cầu Giấy... và cửa ô còn lại cái cổng duy nhất: Ô Quan Chưởng.
    Ô Đồng Lầm: Chỗ ngã tư Đại Cồ Việt - Kim Liên.
    Ô Chợ Dừa: Về phía Tây, nơi có cái chợ nhỏ bé từng một thời họp dưới bóng dừa lao xao bát ngát, dẫn tới Trại Tóc, Trại Nhãn... xuôi sang phía bên kia là con đê La Thành.
    Ô Cầu Dền: Phố Huế nối với Bạch Mai.
    Ô Đống Mác: Ở tận cùng phố Lò Đúc, chỗ gặp phố Lương Yên, ngày xưa là một cửa ô. Cửa ô đó mở ở đúng góc Đông nam của toà thành đất vòng giữa bao quanh khu đông dân cư của Kinh thành Thăng Long xưa và có nhiều tên gọi khác nhau, tên Đống Mác là tên gọi nôm na của cửa ô này.
    Ô Cầu Giấy: Nay là ngay đầu đường Cầu Giấy, giáp với các đuờng Láng Thượng, Hoàng Hoa Thám.
    Ô Quan Chưởng: Ngay cạnh chợ Đồng Xuân, một cửa ô duy nhất còn lại cái cổng ba cửa như cổng thành, có vọng lầu, bằng gạch vồ nâu đỏ, có cả tấm bia đá của Tổng đốc Hoàng Diệu cho dựngnăm 1882 cấm ngặt binh lính quan nha không được sách nhiễu người dân qua lại đây vào thành. Cổng ô được xây dựng năm 1749, hơn hai trăm năm rồi, là chứng nhân của lịch sử và tấm bia đá kia trăm năm chưa mòn...
    Ô Yên Hoà: Nay là Yên Phụ, ô Yên Phụ là nơi mà đào Nhật Tân, quất Nghi Tàm, hoa Tứ Tống ... phải vượt qua mà vào Hà Nội....
    May mắn cho phố cổ Hà Nội còn sót lại một Ô Quan Chưởng. Cửa ô là nơi nội thành tiếp cận với ngoại thành. Do đó, ca dao xưa mới có câu:
    "Ở đâu năm cửa chàng ơi
    Sông Nhĩ Hà mấy khúc nước chảy xuôi một dòng !"
    Đó là câu đố về Hà Nội. Năm cửa tức là năm cửa ô. Cho đến đầu thế kỷ Hà Nội vẫn còn năm cửa ô. Đó là Ô Cầu Giấy, Ô Cầu Dền, Ô Chợ Dừa, Ô Đống Mác và Ô Quan Chưởng... Bốn cửa ô kia đã bặt tăm bóng dáng. Chỉ còn một Ô Quan Chưởng. Có ô chắc phải có cửa. Thành quách ngày xưa thường có 3 lớp: lớp thành ngoài cùng đắp bằng đất... Đấy là thành của phố, phường dân chúng, là nơi bảo vệ vành ngoài. Sau đó tầng thành thứ hai là hoàng thành, và lớp cuối cùng là nơi vua và các đại thần đến để làm việc gọi là Tử Cấm Thành. Mỗi vòng thành đều có cửa cả. Về Ô Quan Chưởng, sách của cụ Hoàng Đạo Thuý "Người và cảnh Hà Nội" đã ghi:
    "Song song với Hàng Đậu là Hàng Khoai. Dưới chợ là Phố Mới; đầu phố, chỗ gần bờ sông có cửa Ô Quan Chưởng (cửa Đông Hà), còn nguyên cổng xây cũ, đoạn này gọi là phố Hàng Chiếu. Trước khi Tây sang, tên Jean Dupuis (Đồ Phổ Nghĩa) gây cơ sở ở đây cùng với bọn khách trú khi Francisco Garnier đánh thành thì một ông Chưởng Cơ, cùng một trăm chiến sĩ, đã giữ cửa này đến người cuối cùng!"
    Quả như vậy thì đây là nơi mà đáng lý phải ghi biển chiến công. Nhưng Hà Nội với trận tử chiến cùng quân Pháp của Nguyễn Tri Phương oanh liệt quá mà chiến công ở đây bị sử sách quên ghi mất chăng...
    Cuốn "Đường phố Hà Nội" của các ông Nguyễn Vinh Phúc và Trần Huy Bá thì đưa ra ba giả thuyết cho rằng cửa ô có từ cuối đời Lê... và lại căn cứ vào sách Cương Mục ghi rằng thời Mạc đã có phường Đông Hà, bởi vì trên đỉnh Ô Quan Chưởng còn có 3 chữ "Đông Hà môn"... Nhưng liệu cái "Đông Hà môn" thời nhà Mạc ấy, có đúng là Ô Quan Chưởng hiện nay, i xì như thế không, thì hai ông cũng không giải thích...
    Cổng thì có tên là cửa Đông Hà mà dân thì cứ quen gọi là Ô Quan Chưởng..., vậy là cái tên Ô Quan Chưởng là dân phong; và cái ông Quan Chưởng này chắc hẳn được dân yêu thì mới đặt tên cho... Cho nên, tôi cứ nghiêng về thuyết cụ Hoàng Đạo Thuý...
    Tôi đã nhiều lần đi lại dưới vòm cổng Ô Quan Chưởng, có lúc ngắm cổng từ Hàng Buồm, Hàng Chiếu là ngắm từ phía tả, xế về Hàng Buồm, thuở còn nhà cửa lúp xúp, là nhìn từ phía hữu, tuy có bị che chắn nhưng cũng thấy được cái vòm cổng xa xa... nhất là khi ráng chiều đổ xuống, vương vàng trên tán cây thì cái dáng Ô Quan Chưởng vừa oai, lại có một chút gì bùi ngùi, vương vấn... Ô Quan Chưởng gắn liền với chợ Bắc Qua, chợ Đồng Xuân; với chợ Gạo... Trước đây ở sát gần Ô Quan Chưởng còn có mấy cửa hàng nâu... Hẳn là từ phía Phú Thọ-Yên Bái-Tuyên Quang, cập bến sông Hồng, rồi đưa lên đây bán...
    Cửa ô là nơi chân quê, những người sơn cước lần đầu tiên vào thành phố chạm trán với kinh thành. Qua các Ô Cầu Dền, Ô Đống Mác, Ô Chợ Dừa, Ô Cầu Giấy xưa thì chỉ trống huơ, trống hoác... Nhưng đến với Ô Quan Chưởng thì còn vòm cửa trấn giữ, trên lại còn lưu giữ một lầu vọng địch... gạch cũ rêu phong... cửa ô dày bằng cả thân thành xưa. Cái vòm tò vò rất rộng, chắc trước đây còn có hai cánh cổng dày và lớn, ban đêm đóng lại, sáng lại mở ra... Nhưng cổng đã không còn... Cái vòm tò vò chính là cái khuôn hình tạo nên một trong vẻ đẹp của cửa ô, mỗi khi có một chiếc xích lô, một gánh hàng rong, hay một lữ khách nào, lưng đeo ba lô, dừng lại ngó nghiêng ở đấy.
    Tôi đã nhiều lần chứng kiến, một vài Việt kiều khi thăm phố cổ, thăm Hàng Chiếu, Hàng Buồm cứ lững thững đi lại dưới vòm Ô Quan Chưởng, có một lần họ mừng reo lên vì có một hàng bún ốc rong và họ gọi đến, ngồi ngay bên cổng Ô Quan Chưởng, mà xì xụp ăn... Lúc ấy họ mới có cái phút hân hoan, thấy mình quả là Hà Nội gốc...
    May sao, Hà Nội còn một cửa Ô Quan Chưởng. Tôi cứ nghĩ thế. Sau này nữa, khi phố cổ đã như một góc bảo tàng sống, thì cửa ô với nguyên hình dáng này mới thật quý làm sao... Vì chợ Đồng Xuân cũ cũng còn đâu nữa... Chợ Gạo, chợ Bắc Qua cũng biến dạng nốt rồi... Chỉ còn dáng một cổng thành xưa..., với nỗi hoài niệm đủ đầy vì quá khứ, là cái đẹp của một thời, không chỉ về kiến trúc mà còn lại một di tích lịch sử đáng trân trọng nữa...
    May sao Hà Nội còn nguyên một Ô Quan Chưởng !
    (Ngô Văn Phú)
    Hai mươi tuổi trẻ măng,các cụ cũng gọi thầy mà nghe đỏ mặt
    Sáu chục xuân già cả,con trẻ tự xưng em nghĩ lại tươi đời

    Được thosan sửa chữa / chuyển vào 18:15 ngày 29/10/2003
  2. thosan

    thosan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2003
    Bài viết:
    914
    Đã được thích:
    0
    Các cửa ô Hà Nội
    Hà Nội với bao nhiêu cửa ô, chúng ta được biết qua bài hát của Văn Cao có câu: "Năm cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về...", và cũng chỉ biết hiện nay còn một cửa ô duy nhất còn lại cái cổng ba cửa như cổng thành.
    Theo nhà sử học Biệt Lam Trần Huy Bá trích bản đồ Hà Nội năm Minh Mạng 12 (1831) thì Hà Nội có 16 cửa ô, đặt tên theo làng theo tổng. Mỗi cửa ô thời ấy có lẽ là một chiếc cổng ngày mở đêm đóng bởi mỗi phường như một làng, khép kín, có cây có rào, có tuần đinh canh phòng để ngăn ngừa đạo chích và dè chừng hoả hoạn.
    Người Hà Nội từ giữa thế kỷ XX trở đi đã không còn nhiều người biết đến những cửa ô đã mai một vào thời gian, chìm đi trong quá khứ. Những Tây Luông (sau Nhà hát Lớn) Thuỵ Chương (đầu Quán Thánh-Thuỵ Khuê) Đông Yên (Hàng Cau-Hàng Bè) Mỹ Lộc (đầu Hàng Bạc) Trừng Thanh (Hàng Mắm) Phúc Lâm (Hàng Đậu) Thạch Khối (Hàng Than) Yên Tỉnh (dốc Hàng Than) Nhân Hoà (Hàn Thuyên).... rồi chỉ còn mang máng như những hoài niệm đẹp, đó là những cửa ô Yên Phụ, Đồng Lầm, Chợ Dừa, Cầu Dền, Đống Mác, Cầu Giấy... và cửa ô còn lại cái cổng duy nhất: Ô Quan Chưởng.
    Ô Đồng Lầm: Chỗ ngã tư Đại Cồ Việt - Kim Liên.
    Ô Chợ Dừa: Về phía Tây, nơi có cái chợ nhỏ bé từng một thời họp dưới bóng dừa lao xao bát ngát, dẫn tới Trại Tóc, Trại Nhãn... xuôi sang phía bên kia là con đê La Thành.
    Ô Cầu Dền: Phố Huế nối với Bạch Mai.
    Ô Đống Mác: Ở tận cùng phố Lò Đúc, chỗ gặp phố Lương Yên, ngày xưa là một cửa ô. Cửa ô đó mở ở đúng góc Đông nam của toà thành đất vòng giữa bao quanh khu đông dân cư của Kinh thành Thăng Long xưa và có nhiều tên gọi khác nhau, tên Đống Mác là tên gọi nôm na của cửa ô này.
    Ô Cầu Giấy: Nay là ngay đầu đường Cầu Giấy, giáp với các đuờng Láng Thượng, Hoàng Hoa Thám.
    Ô Quan Chưởng: Ngay cạnh chợ Đồng Xuân, một cửa ô duy nhất còn lại cái cổng ba cửa như cổng thành, có vọng lầu, bằng gạch vồ nâu đỏ, có cả tấm bia đá của Tổng đốc Hoàng Diệu cho dựngnăm 1882 cấm ngặt binh lính quan nha không được sách nhiễu người dân qua lại đây vào thành. Cổng ô được xây dựng năm 1749, hơn hai trăm năm rồi, là chứng nhân của lịch sử và tấm bia đá kia trăm năm chưa mòn...
    Ô Yên Hoà: Nay là Yên Phụ, ô Yên Phụ là nơi mà đào Nhật Tân, quất Nghi Tàm, hoa Tứ Tống ... phải vượt qua mà vào Hà Nội....
    May mắn cho phố cổ Hà Nội còn sót lại một Ô Quan Chưởng. Cửa ô là nơi nội thành tiếp cận với ngoại thành. Do đó, ca dao xưa mới có câu:
    "Ở đâu năm cửa chàng ơi
    Sông Nhĩ Hà mấy khúc nước chảy xuôi một dòng !"
    Đó là câu đố về Hà Nội. Năm cửa tức là năm cửa ô. Cho đến đầu thế kỷ Hà Nội vẫn còn năm cửa ô. Đó là Ô Cầu Giấy, Ô Cầu Dền, Ô Chợ Dừa, Ô Đống Mác và Ô Quan Chưởng... Bốn cửa ô kia đã bặt tăm bóng dáng. Chỉ còn một Ô Quan Chưởng. Có ô chắc phải có cửa. Thành quách ngày xưa thường có 3 lớp: lớp thành ngoài cùng đắp bằng đất... Đấy là thành của phố, phường dân chúng, là nơi bảo vệ vành ngoài. Sau đó tầng thành thứ hai là hoàng thành, và lớp cuối cùng là nơi vua và các đại thần đến để làm việc gọi là Tử Cấm Thành. Mỗi vòng thành đều có cửa cả. Về Ô Quan Chưởng, sách của cụ Hoàng Đạo Thuý "Người và cảnh Hà Nội" đã ghi:
    "Song song với Hàng Đậu là Hàng Khoai. Dưới chợ là Phố Mới; đầu phố, chỗ gần bờ sông có cửa Ô Quan Chưởng (cửa Đông Hà), còn nguyên cổng xây cũ, đoạn này gọi là phố Hàng Chiếu. Trước khi Tây sang, tên Jean Dupuis (Đồ Phổ Nghĩa) gây cơ sở ở đây cùng với bọn khách trú khi Francisco Garnier đánh thành thì một ông Chưởng Cơ, cùng một trăm chiến sĩ, đã giữ cửa này đến người cuối cùng!"
    Quả như vậy thì đây là nơi mà đáng lý phải ghi biển chiến công. Nhưng Hà Nội với trận tử chiến cùng quân Pháp của Nguyễn Tri Phương oanh liệt quá mà chiến công ở đây bị sử sách quên ghi mất chăng...
    Cuốn "Đường phố Hà Nội" của các ông Nguyễn Vinh Phúc và Trần Huy Bá thì đưa ra ba giả thuyết cho rằng cửa ô có từ cuối đời Lê... và lại căn cứ vào sách Cương Mục ghi rằng thời Mạc đã có phường Đông Hà, bởi vì trên đỉnh Ô Quan Chưởng còn có 3 chữ "Đông Hà môn"... Nhưng liệu cái "Đông Hà môn" thời nhà Mạc ấy, có đúng là Ô Quan Chưởng hiện nay, i xì như thế không, thì hai ông cũng không giải thích...
    Cổng thì có tên là cửa Đông Hà mà dân thì cứ quen gọi là Ô Quan Chưởng..., vậy là cái tên Ô Quan Chưởng là dân phong; và cái ông Quan Chưởng này chắc hẳn được dân yêu thì mới đặt tên cho... Cho nên, tôi cứ nghiêng về thuyết cụ Hoàng Đạo Thuý...
    Tôi đã nhiều lần đi lại dưới vòm cổng Ô Quan Chưởng, có lúc ngắm cổng từ Hàng Buồm, Hàng Chiếu là ngắm từ phía tả, xế về Hàng Buồm, thuở còn nhà cửa lúp xúp, là nhìn từ phía hữu, tuy có bị che chắn nhưng cũng thấy được cái vòm cổng xa xa... nhất là khi ráng chiều đổ xuống, vương vàng trên tán cây thì cái dáng Ô Quan Chưởng vừa oai, lại có một chút gì bùi ngùi, vương vấn... Ô Quan Chưởng gắn liền với chợ Bắc Qua, chợ Đồng Xuân; với chợ Gạo... Trước đây ở sát gần Ô Quan Chưởng còn có mấy cửa hàng nâu... Hẳn là từ phía Phú Thọ-Yên Bái-Tuyên Quang, cập bến sông Hồng, rồi đưa lên đây bán...
    Cửa ô là nơi chân quê, những người sơn cước lần đầu tiên vào thành phố chạm trán với kinh thành. Qua các Ô Cầu Dền, Ô Đống Mác, Ô Chợ Dừa, Ô Cầu Giấy xưa thì chỉ trống huơ, trống hoác... Nhưng đến với Ô Quan Chưởng thì còn vòm cửa trấn giữ, trên lại còn lưu giữ một lầu vọng địch... gạch cũ rêu phong... cửa ô dày bằng cả thân thành xưa. Cái vòm tò vò rất rộng, chắc trước đây còn có hai cánh cổng dày và lớn, ban đêm đóng lại, sáng lại mở ra... Nhưng cổng đã không còn... Cái vòm tò vò chính là cái khuôn hình tạo nên một trong vẻ đẹp của cửa ô, mỗi khi có một chiếc xích lô, một gánh hàng rong, hay một lữ khách nào, lưng đeo ba lô, dừng lại ngó nghiêng ở đấy.
    Tôi đã nhiều lần chứng kiến, một vài Việt kiều khi thăm phố cổ, thăm Hàng Chiếu, Hàng Buồm cứ lững thững đi lại dưới vòm Ô Quan Chưởng, có một lần họ mừng reo lên vì có một hàng bún ốc rong và họ gọi đến, ngồi ngay bên cổng Ô Quan Chưởng, mà xì xụp ăn... Lúc ấy họ mới có cái phút hân hoan, thấy mình quả là Hà Nội gốc...
    May sao, Hà Nội còn một cửa Ô Quan Chưởng. Tôi cứ nghĩ thế. Sau này nữa, khi phố cổ đã như một góc bảo tàng sống, thì cửa ô với nguyên hình dáng này mới thật quý làm sao... Vì chợ Đồng Xuân cũ cũng còn đâu nữa... Chợ Gạo, chợ Bắc Qua cũng biến dạng nốt rồi... Chỉ còn dáng một cổng thành xưa..., với nỗi hoài niệm đủ đầy vì quá khứ, là cái đẹp của một thời, không chỉ về kiến trúc mà còn lại một di tích lịch sử đáng trân trọng nữa...
    May sao Hà Nội còn nguyên một Ô Quan Chưởng !
    (Ngô Văn Phú)
    Hai mươi tuổi trẻ măng,các cụ cũng gọi thầy mà nghe đỏ mặt
    Sáu chục xuân già cả,con trẻ tự xưng em nghĩ lại tươi đời

    Được thosan sửa chữa / chuyển vào 18:15 ngày 29/10/2003
  3. ninecloudsteps

    ninecloudsteps Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2002
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    ==> vô nghĩa. Ớ, nửa đùa nửa thật đấy ạh
    Thank mọi ng­ười nhiều, nhất là ngu_ngu. Nine là ng­ười mới, còn rất nhiều thiếu sót, có gì xin mọi ng­ười cứ góp ý nhé . .
    Tiếp tục ah, chủ đề hôm nay nine muốn đề cập là Hà Nội và 16 cái hồ
    1. Hồ Ba Mẫu.
    Tên 1 hồ giáp với 2 làng Kim Liên - Trung Phụng nằm đối diện cổng công viên LêNin trên đường Lê Duẩn, thuộc quận Đống Đa. Tên hồ là " Hồ Ba Mẫu " vì diện tích mặt hồ rộng khoảng 3 mẫu. Đây là phần đất nguyên thuộc làng Kim Liên, tổng Tả Nghiêm ( sau đổi là tổng Kim Liên ), huyện Thọ Xương cũ.
    2. Hồ Bảy Mẫu - CViên LêNin.
    Đi từ cổng chính công viên LêNin, đường Trần Nhân Tông về phía Nam, chúng ta gặp 1 luồng gió mát từ mặt hồ bay đến. Đó là gió thổi từ hồ Bảy Mẫu. Hồ Bảy Mẫu nằm giữa Công Viên LêNin. Cái tên Bảy Mẫu gắn liền với diện tích vốn có của hồ - Bẩy Mẫu Bắc Bộ ( 2,5ha ). Trước năm 54, xung quanh hồ là những túp lều rách nát, những đống rác từ khắp nơi đổ dồn đến.
    Nhưng đến năm 1960, hồ được vét bùn, khơi sâu và được cải tạo, cùng với phần đất xung quanh lập thành 1 công viên, với cái tên ban đầu là Công Viên Thống Nhất, cái tên luôn gợi cho người Hà Nội khát vọng non sông về 1 mối, khi đất nước còn bị chia đôi 2 miền Nam Bắc. Đến tháng 11 - 1989 thì đổi thành công viên LêNin.
    Hồ Bẩy Mẫu đã tôn tạo cho công viên LêNin 1 vẻ đẹp đặc biệt bởi hai hòn đảo nhỏ. Đảo Thống Nhất là 1 vườn hoa, có cầu bắc vào từ cổng đường Lê Duẩn. Còn bên phía Đông hồ là đảo Hoà Bình.
    3. Hồ Gươm.
    Nhắc đến Hà Nội, ko thể ko nhắc đến Hồ G­­ươm, hay còn gọi là hồ Hoàn Kiếm.
    Nằm giữa quận Hoàn Kiếm và cũng là trung tâm của Thủ Đô, hồ Gươm ko rộng lắm, chu vi khoảng chừng 1700m.
    Xưa kia, từ rất lâu, cách đây ngót 6 thế kỷ, hồ Gươm gồm 2 phần, chạy dài từ Hàng Đào đến Hàng Chuối, thông với sông Hồng. Nước hồ quanh năm xanh biếc, nên hồ Gươm còn được gọi là hồ Lục Thuỷ ( tớ thích cái tên này hơn, hic ). Tương truyền rằng thế kỷ XV, đời Lê Thái Tổ, khi Lê Lợi khởi nghĩa ở Nam Sơn có mò được 1 lưỡi gươm, sau đó nhặt được cái chuôi ở ruộng cày. Gươm báu đó đã theo Lê Lợi suốt 10 năm kháng chiến ( 1417 - 1427) chống quân Minh. Khi lên ngôi, về đóng đô ở Thăng Long, trong 1 lần dạo thuyền trên hồ Lục Thuỷ, bỗng 1 con rùa xuất hiện. Lê Thái Tổ rút gươm khỏi vỏ, giơ gươm ra thì gươm bay về phía con rùa. Rùa ngậm gươm lặn xuống đáy hồ, và từ đó hồ Lục Thuỷ có tên là hồ Hoàn Kiếm ( trả gươm ) hay hồ Gươm.
    Cũng vào thời Lê, hồ còn được dùng làm nơi tập luyện của thuỷ quân nên có lúc còn được gọi là Thuỷ Quân Hồ.
    Trên hồ có 2 hòn đảo: Đảo Ngọc và Đảo Rùa. Cuối thế kỉ XVI, họ Trịnh dựng phủ Chúa ở phường Báo Thiên ( phố Nhà Thờ Lớn ) và ở chỗ Thợ Nhuộm gần hồ, nên đặt tên cho 2 phần hồ là Tả Vọng và Hữu Vọng. Chúa Trịnh Giang, lập cung Khánh Thuỵ ở đảo Ngọc, làm nơi hóng gió mùa hè. Sau đó, Trịnh Doanh cho đắp ở bờ hồ, chỗ đối diện đảo Ngọc, 1 gò đất có tên là gò Ngọc Bội, còn trên đảo Rùa thì cho dựng đình Tả Vọng. Khi Trịnh suy, Lê Chiêu Thống đã cho đốt sạch mọi cái họ Trịnh dựng nên. Đến đầu thế kỉ XIX, người ta dựng 1 ngôi chùa trên đảo Ngọc có tên là chùa Ngọc Sơn. It'''''''' lâu sau, chùa này ko thờ Phật mà thờ thánh Văn Xương và Trần Hưng Đạo, do đó chùa đổi thành đền, tức Ngọc Sơn ngày nay.
    Năm 1864, Nguyễn Văn Siêu, nhà văn hoá lớn của Hà Nội lúc bấy giờ, đã đứng ra sửa sang lại cảnh đền. Trên núi Ngọc Bội, ông cho xây 1 ngọn Tháp hình bút. Đó là Tháp Bút hiện nay. Đi qua Tháp Bút là 1 cái nghiên mực bằng đá gọi là Đài Nghiên. Mỗi năm có 1 ngày vào 1 thời khắc đặc biệt ánh nắng làm cho bóng Tháp Bút đổ xuống, chấm vào Đài Nghiên. Qua Đài Nghiên đến cầu Thê Húc, nơi nằng hồ đọng lại nối khu Tháp Bút -Đài Nghiên với đền Ngọc Sơn. Cầu dẫn đến Đắc Nguyệt Lâu tức cổng đền Ngọc Sơn. Đền có 3 lớp. Lớp ngoài là bái đường, lớp giữa là thờ Văn Xương, chủ về Văn Chương, thi cử, lớp thứ ba thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.
    Trên đảo Rùa người ta xây 1 cai tháp ko có cửa. Ngày nay, qua nhiều năm tháng Tháp Rùa càng cổ kính và trở thành 1 trong những biểu tượng của thủ đô Hà Nội. Giữa thế kỉ XIX, khi Pháp xâm lược Hà Nội, đường phố HN được mở rộng. Phần hồ Hữu Vọng được lấp dần và mặt hồ Hoàn Kiếm còn lại như ngày nay ( khoảng 1700m).
    Việt Nga là 1 con bé xấu tính.​
    Cuz I took a moment 2 speak
    And u took a second 2 smile
    A tiny part of me ''''ll leave with u
    And alittle bit of u ''''ll stay.
    http://ttvnol.com/f_296/282998/trang-1.ttvn
    [​IMG]
    Được ninecloudsteps sửa chữa / chuyển vào 08:59 ngày 30/10/2003
  4. ninecloudsteps

    ninecloudsteps Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2002
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    ==> vô nghĩa. Ớ, nửa đùa nửa thật đấy ạh
    Thank mọi ng­ười nhiều, nhất là ngu_ngu. Nine là ng­ười mới, còn rất nhiều thiếu sót, có gì xin mọi ng­ười cứ góp ý nhé . .
    Tiếp tục ah, chủ đề hôm nay nine muốn đề cập là Hà Nội và 16 cái hồ
    1. Hồ Ba Mẫu.
    Tên 1 hồ giáp với 2 làng Kim Liên - Trung Phụng nằm đối diện cổng công viên LêNin trên đường Lê Duẩn, thuộc quận Đống Đa. Tên hồ là " Hồ Ba Mẫu " vì diện tích mặt hồ rộng khoảng 3 mẫu. Đây là phần đất nguyên thuộc làng Kim Liên, tổng Tả Nghiêm ( sau đổi là tổng Kim Liên ), huyện Thọ Xương cũ.
    2. Hồ Bảy Mẫu - CViên LêNin.
    Đi từ cổng chính công viên LêNin, đường Trần Nhân Tông về phía Nam, chúng ta gặp 1 luồng gió mát từ mặt hồ bay đến. Đó là gió thổi từ hồ Bảy Mẫu. Hồ Bảy Mẫu nằm giữa Công Viên LêNin. Cái tên Bảy Mẫu gắn liền với diện tích vốn có của hồ - Bẩy Mẫu Bắc Bộ ( 2,5ha ). Trước năm 54, xung quanh hồ là những túp lều rách nát, những đống rác từ khắp nơi đổ dồn đến.
    Nhưng đến năm 1960, hồ được vét bùn, khơi sâu và được cải tạo, cùng với phần đất xung quanh lập thành 1 công viên, với cái tên ban đầu là Công Viên Thống Nhất, cái tên luôn gợi cho người Hà Nội khát vọng non sông về 1 mối, khi đất nước còn bị chia đôi 2 miền Nam Bắc. Đến tháng 11 - 1989 thì đổi thành công viên LêNin.
    Hồ Bẩy Mẫu đã tôn tạo cho công viên LêNin 1 vẻ đẹp đặc biệt bởi hai hòn đảo nhỏ. Đảo Thống Nhất là 1 vườn hoa, có cầu bắc vào từ cổng đường Lê Duẩn. Còn bên phía Đông hồ là đảo Hoà Bình.
    3. Hồ Gươm.
    Nhắc đến Hà Nội, ko thể ko nhắc đến Hồ G­­ươm, hay còn gọi là hồ Hoàn Kiếm.
    Nằm giữa quận Hoàn Kiếm và cũng là trung tâm của Thủ Đô, hồ Gươm ko rộng lắm, chu vi khoảng chừng 1700m.
    Xưa kia, từ rất lâu, cách đây ngót 6 thế kỷ, hồ Gươm gồm 2 phần, chạy dài từ Hàng Đào đến Hàng Chuối, thông với sông Hồng. Nước hồ quanh năm xanh biếc, nên hồ Gươm còn được gọi là hồ Lục Thuỷ ( tớ thích cái tên này hơn, hic ). Tương truyền rằng thế kỷ XV, đời Lê Thái Tổ, khi Lê Lợi khởi nghĩa ở Nam Sơn có mò được 1 lưỡi gươm, sau đó nhặt được cái chuôi ở ruộng cày. Gươm báu đó đã theo Lê Lợi suốt 10 năm kháng chiến ( 1417 - 1427) chống quân Minh. Khi lên ngôi, về đóng đô ở Thăng Long, trong 1 lần dạo thuyền trên hồ Lục Thuỷ, bỗng 1 con rùa xuất hiện. Lê Thái Tổ rút gươm khỏi vỏ, giơ gươm ra thì gươm bay về phía con rùa. Rùa ngậm gươm lặn xuống đáy hồ, và từ đó hồ Lục Thuỷ có tên là hồ Hoàn Kiếm ( trả gươm ) hay hồ Gươm.
    Cũng vào thời Lê, hồ còn được dùng làm nơi tập luyện của thuỷ quân nên có lúc còn được gọi là Thuỷ Quân Hồ.
    Trên hồ có 2 hòn đảo: Đảo Ngọc và Đảo Rùa. Cuối thế kỉ XVI, họ Trịnh dựng phủ Chúa ở phường Báo Thiên ( phố Nhà Thờ Lớn ) và ở chỗ Thợ Nhuộm gần hồ, nên đặt tên cho 2 phần hồ là Tả Vọng và Hữu Vọng. Chúa Trịnh Giang, lập cung Khánh Thuỵ ở đảo Ngọc, làm nơi hóng gió mùa hè. Sau đó, Trịnh Doanh cho đắp ở bờ hồ, chỗ đối diện đảo Ngọc, 1 gò đất có tên là gò Ngọc Bội, còn trên đảo Rùa thì cho dựng đình Tả Vọng. Khi Trịnh suy, Lê Chiêu Thống đã cho đốt sạch mọi cái họ Trịnh dựng nên. Đến đầu thế kỉ XIX, người ta dựng 1 ngôi chùa trên đảo Ngọc có tên là chùa Ngọc Sơn. It'''''''' lâu sau, chùa này ko thờ Phật mà thờ thánh Văn Xương và Trần Hưng Đạo, do đó chùa đổi thành đền, tức Ngọc Sơn ngày nay.
    Năm 1864, Nguyễn Văn Siêu, nhà văn hoá lớn của Hà Nội lúc bấy giờ, đã đứng ra sửa sang lại cảnh đền. Trên núi Ngọc Bội, ông cho xây 1 ngọn Tháp hình bút. Đó là Tháp Bút hiện nay. Đi qua Tháp Bút là 1 cái nghiên mực bằng đá gọi là Đài Nghiên. Mỗi năm có 1 ngày vào 1 thời khắc đặc biệt ánh nắng làm cho bóng Tháp Bút đổ xuống, chấm vào Đài Nghiên. Qua Đài Nghiên đến cầu Thê Húc, nơi nằng hồ đọng lại nối khu Tháp Bút -Đài Nghiên với đền Ngọc Sơn. Cầu dẫn đến Đắc Nguyệt Lâu tức cổng đền Ngọc Sơn. Đền có 3 lớp. Lớp ngoài là bái đường, lớp giữa là thờ Văn Xương, chủ về Văn Chương, thi cử, lớp thứ ba thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.
    Trên đảo Rùa người ta xây 1 cai tháp ko có cửa. Ngày nay, qua nhiều năm tháng Tháp Rùa càng cổ kính và trở thành 1 trong những biểu tượng của thủ đô Hà Nội. Giữa thế kỉ XIX, khi Pháp xâm lược Hà Nội, đường phố HN được mở rộng. Phần hồ Hữu Vọng được lấp dần và mặt hồ Hoàn Kiếm còn lại như ngày nay ( khoảng 1700m).
    Việt Nga là 1 con bé xấu tính.​
    Cuz I took a moment 2 speak
    And u took a second 2 smile
    A tiny part of me ''''ll leave with u
    And alittle bit of u ''''ll stay.
    http://ttvnol.com/f_296/282998/trang-1.ttvn
    [​IMG]
    Được ninecloudsteps sửa chữa / chuyển vào 08:59 ngày 30/10/2003
  5. Quake3games

    Quake3games Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2003
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    0
    Tôi có một bài viết về phong thuỷ Hà Nội. Nhưng nghĩ rằng nếu gửi lên thì sẽ bị xoá vì hơi mang tính chất mê tín ( Mà ai muốn tin thì tin, không tin cũng được ). Tuy nhiên để chọn đất để đóng đô thì không đâu tốt bằng Thăng Long- Hà Nội. Nhà Lý đã chọn đúng đất để đóng đô, khác hẳn An Dương Vương.
    Nước ta với những lần đóng đô ở Thăng Long - Hà Nội đã không hề bị nước ngoài đô hộ. Mà trái lại quân dân ta đã kiên cường đánh trả, đánh bại những kẻ thù hung hãn nhất thế giới đương thời. Trước khi nhà Lý dời đô về Thăng Long , nước ta vẫn chỉ là nước ngang hàng với Cham Pa, Lào, Miên, không có sức mạnh đáng kể. Nhưng từ khi vua Lý Thái Tổ đóng đô ở Thăng Long. Nước ta đã không ngừng lớn mạnh, ngang nhiên tranh hùng với Tàu phương bắc, đánh tan 30 vạn quân Tống ở sông Như Nguyệt năm 1076 , đánh tan hơn 1 triệu quân Nguyên - Mông, nghiền nát 29 van quân Thanh , đánh bại 60 vạn Tàu vào năm 1979. Thế kỉ vừa qua ta chiến thắng hàng chục vạn quân Pháp, đánh thắng 65 vạn quân Mẽo + chư hầu . Đánh tan polpot chỉ có 1 tuần. Từ khi đóng đô ở Hà Nội, lãnh thổ nước ta mở rộng gấp ba và VN luôn có tư tưởng bắt các nước láng giềng xung quanh phải thần phục, không những thế còn có ý định lấn đất Tàu
    Xin các bạn nhớ cho là 3 lần chúng ta mất nước thì 3 lần chúng ta không đóng đô tại Thăng Long - Hà Nội.
    Chỉ có súc vật mới ghen tị,tức tối và luôn tìm cách chế giễu, bôi nhọ trước sự phát triển của Quê hương.
  6. Quake3games

    Quake3games Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2003
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    0
    Tôi có một bài viết về phong thuỷ Hà Nội. Nhưng nghĩ rằng nếu gửi lên thì sẽ bị xoá vì hơi mang tính chất mê tín ( Mà ai muốn tin thì tin, không tin cũng được ). Tuy nhiên để chọn đất để đóng đô thì không đâu tốt bằng Thăng Long- Hà Nội. Nhà Lý đã chọn đúng đất để đóng đô, khác hẳn An Dương Vương.
    Nước ta với những lần đóng đô ở Thăng Long - Hà Nội đã không hề bị nước ngoài đô hộ. Mà trái lại quân dân ta đã kiên cường đánh trả, đánh bại những kẻ thù hung hãn nhất thế giới đương thời. Trước khi nhà Lý dời đô về Thăng Long , nước ta vẫn chỉ là nước ngang hàng với Cham Pa, Lào, Miên, không có sức mạnh đáng kể. Nhưng từ khi vua Lý Thái Tổ đóng đô ở Thăng Long. Nước ta đã không ngừng lớn mạnh, ngang nhiên tranh hùng với Tàu phương bắc, đánh tan 30 vạn quân Tống ở sông Như Nguyệt năm 1076 , đánh tan hơn 1 triệu quân Nguyên - Mông, nghiền nát 29 van quân Thanh , đánh bại 60 vạn Tàu vào năm 1979. Thế kỉ vừa qua ta chiến thắng hàng chục vạn quân Pháp, đánh thắng 65 vạn quân Mẽo + chư hầu . Đánh tan polpot chỉ có 1 tuần. Từ khi đóng đô ở Hà Nội, lãnh thổ nước ta mở rộng gấp ba và VN luôn có tư tưởng bắt các nước láng giềng xung quanh phải thần phục, không những thế còn có ý định lấn đất Tàu
    Xin các bạn nhớ cho là 3 lần chúng ta mất nước thì 3 lần chúng ta không đóng đô tại Thăng Long - Hà Nội.
    Chỉ có súc vật mới ghen tị,tức tối và luôn tìm cách chế giễu, bôi nhọ trước sự phát triển của Quê hương.
  7. Ngu_ngu_81

    Ngu_ngu_81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    3.800
    Đã được thích:
    2
    ninecloudsteps chạy đâu rồi, tiếp tục đi chớ ?
    Đời đau khổ nên phải cười nhăn nhở !
    Người với người là bạn , nhưng ... lòng người hiểm ác !
  8. Ngu_ngu_81

    Ngu_ngu_81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    3.800
    Đã được thích:
    2
    ninecloudsteps chạy đâu rồi, tiếp tục đi chớ ?
    Đời đau khổ nên phải cười nhăn nhở !
    Người với người là bạn , nhưng ... lòng người hiểm ác !
  9. thosan

    thosan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2003
    Bài viết:
    914
    Đã được thích:
    0
    Từ Hoa Lư đến Thăng Long
    Trong dòng chảy tưởng như bất tận của cuộc sống, lịch sử vẫn luôn được tích tụ, đắp bồi và cuộc sống đã tạo ra cho Hà Nội một dấu mốc tuyệt vời khi lịch sử chọn Hà Nội làm chặng dừng chân tính đến nay đã gần ngàn năm tuổi.
    Suốt chặng đường ngàn năm ấy Thăng Long - Hà Nội đã trải qua biết bao thăng trầm "Cố đô rồi lại tân đô, ngàn năm văn vật bây giờ còn đây". Và người Hà Nội thật tự hào khi mà có thể nói các chặng đường lịch sử dân tộc Việt Nam được phản ánh khá rõ nét qua lịch sử Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, rõ nét hơn là qua lịch sử của bất kỳ vùng đất nào khác của nước ta. Suốt ngàn năm ấy Hà Nội cũng là nơi được bồi tụ những tinh hoa của cả nước trên nhiều phương diện để tạo nên một nền văn hiến Thăng Long rồi toả sáng cùng cả nước. Bởi vậy mà Hà Nội thật thiêng liêng và gần gũi với mỗi chúng ta. Và niềm vui đón ngày 990 năm Thăng Long - Hà Nội cũng chính là niềm vui chung của đồng bào cả nước.
    Trong muôn triệu tấm lòng hướng về Hà Nội, có một người đã lặng lẽ dành tâm sức của mình tìm hiểu về Hà Nội để rồi chia sẻ vốn hiểu biết ấy cho mọi người. Ông không sinh ra ở Hà Nội nhưng Hà Nội thật gắn bó, thân thiết với ông suốt cuộc đời và người Hà Nội gọi ông bằng cái tên gọi thật trìu mến: Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc. Sau rất nhiều trang sách viết về Hà Nội, bây giờ ông lại cùng các nhà sử học say mê với một đề tài mới đó là tìm lại lộ trình của vua Lý Công Uẩn đã rời đô từ Hoa Lư về Thăng Long - Hà Nội.
    Đất Hoa Lư thuộc xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, miền đất này đã gắn bó với sự nghiệp của một con người mở nền chính thống cho đất nước ta. Trong lịch sử, Đinh Bộ Lĩnh được coi như người mở đường của nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền ở Việt Nam, bởi chỉ ông mới xưng Đế, để rồi sau này trong bài thơ thần nổi tiếng Lý Thường Kiệt đã cất lên hào hùng: "Nam quốc sơn hà, nam đế cư". Miền đất này cũng gắn với Lê Đại Hành, vị vua không chỉ có tài thao lược quân cơ mà khi hoà bình cũng biết cày ruộng tịch điền để chia sẻ, động viên yên nghiệp dân nghèo.
    Nơi phát tích vương nghiệp triều Lý là đất Cổ Pháp nay là Đình Bảng thuộc tỉnh Bắc Ninh. Trên miền đất ấy, nay có đền thờ Lý Bát Đế để ghi nhớ công lao mở mang cơ nghiệp của tám vị vua triều Lý. Trong nhà Tiền Tế vẫn còn bức đại tự "Cổ Pháp triệu cơ" tức là đất Cổ Pháp là nền gốc dựng nên cơ nghiệp nhà Lý. Triều đại trị vì của các triều vua nhà Lý là lúc tinh thần dân tộc, ý chí độc lập tự chủ được đề cao mạnh mẽ. Bên cạnh việc phát triển kinh tế, củng cố quân sự, nhà Lý đã tổ chức chấn chỉnh mọi thể chế, kỷ cương làm rường cột cho một quốc gia hùng mạnh, độc lập. Mà mở đầu cho công cuộc ấy là Thiên đô chiếu từ Hoa Lư về Thăng Long, một quyết định sáng suốt của vị vua anh minh Lý Công Uẩn. Tìm lại hành trình của cuộc Thiên đô là một công việc gian khó, nhất là sau khi cuộc hành trình ấy cách chúng ta khoảng thời gian là 10 thế kỷ.
    Sông Sào Khê nay vẫn chảy trên đất Hoa Lư, tuy diện mạo có nhiều thay đổi và có thể bị thu hẹp lại nhưng cũng giúp chúng ta có cơ sở để xác định được lộ trình. Tại đây, vẫn còn những địa danh cổ gắn với cố đô Hoa Lư để rồi sau này theo sử sách thì được nhà Lý cho đặt lại ở kinh thành Thăng Long như một sự tiếp nối, phát triển từ quá khứ. Những tên gọi thân thuộc như Cầu Dền, Đông Kiều (tức Cầu Đông), Tràng Tiền vẫn hiện diện bên dòng Sào Khê suốt một ngàn năm như những chứng tích lịch sử của cuộc dời đô năm Canh Tuất ấy. Cách Hoa Lư không xa, dòng Sào Khê gặp sông Hoàng Long. Sông Hoàng Long gắn với sự tích về vua Đinh Tiên Hoàng thuở còn chăn trâu, cắt cỏ, cờ lau tập trận. Tương truyền Đinh Bộ Lĩnh mồ côi cha từ nhỏ, cùng với mẹ ở cạnh đền Sơn Thần, hàng ngày đi chăn trâu cho chú và tập trận ở Thung Lau cùng bè bạn. Một hôm Đinh Bộ Lĩnh giết trâu của chú để khao quân, bị người chú cầm gươm đuổi, khi chạy tới bờ sông có rồng vàng hiện lên chỗ Đinh Bộ Lĩnh qua sông. Thấy thế người chú cắm gươm xuống lạy cháu, và núi ấy gọi là núi Cắm gươm và dòng sông mang tên Hoàng Long từ đó. Đấy chỉ là cách giải thích dân gian vẫn thường gặp. Còn theo sự nghiên cứu trên cơ sở sử sách thì Hoàng Long là dòng sông mà đoàn thuyền Ngự của vua Lý Công Uẩn đã đi qua buổi dời đô. Sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết: "Mùa thu tháng bảy năm Canh Tuất (tức năm 1010) vua dời đô từ thành Hoa Lư sang thành Đại La, khi thuyền tạm đỗ dưới thành, có rồng vàng hiện ra trên thuyền Ngự do đó đổi gọi là thành Thăng Long". Như vậy, phương tiện mà vua dời đô là bằng thuyền mà lộ trình là những dòng sông nối từ Hoa Lư tới Thăng Long. Sông Hoàng Long là một trong những con sông ấy.
    Tìm lại hành trình rời dô của ngàn năm trước luôn là một đòi hỏi được đặt ra với các nhà nghiên cứu. Bởi đấy là cuộc dời đô của vị vua mở mang cơ nghiệp triều Lý và không chỉ có vậy hành trình ấy đã khai sinh ra một kinh thành Thăng Long ở vào nơi trung tâm trời đất, được thế rồng cuốn hổ ngồi, để từ đó tạo lập nên một Thăng Long ngàn năm văn hiến.
    Theo dòng Châu Giang, ta sẽ gặp sông Hồng. Dòng sông Châu chảy qua một miền đất của Hà Nam chứa đựng biết bao dấu tích của lịch sử. Đặc biệt nhiều di tích của khu vực này liên quan đến đời Lý. Hành cung Lý Nhân, Hành cung và đền thờ Mị Ê...trống Đồng Ngọc Lũ, trống đồng An Lão cũng đều được tìm thấy ở triền sông này. Xưa kia, núi Đọi nằm bên sông Châu, nay dòng sông tuy bị đẩy ra xa, nhưng núi Đọi với những di tích gắn với nhà Lý vẫn còn đó. Vẫn còn đó những cánh đồng phì nhiêu bên sông Châu gắn với câu chuyện cảm động về vị vua Lê Đại Hành đã cày ruộng tịch điền để chia sẻ với muôn dân. Để từ đó trở thành một truyền thống tốt đẹp của đất nước dẫu thời vận của các đế vương triều có khác. Về điểm sông Châu gặp sông Hồng nay là điểm giáp ranh giữa hai huyện Lý Nhân và Duy Tiên thuộc tỉnh Hà Nam. Đấy chính là điểm cuối của lộ trình.
    Thăng Long xưa và Hà Nội bây giờ, một kinh thành tráng lệ của ngàn năm trước và Thủ đô thân yêu, trái tim của cả nước hôm nay, đấy là sự tiếp nối thật tuyệt vời của lịch sử. Sông Hồng xưa đón đoàn thuyền Ngự của vua Lý Công Uẩn nay vẫn chở nặng phù sa bồi đắp cho vùng Châu thổ. Hồ Tây, hồ Trúc Bạch dẫu tên gọi có thay đổi thì vẫn là những chứng nhân của lịch sử chứng kiến biết bao biến đổi, thăng trầm của Thủ đô ngàn tuổi. Tìm lại hành trình từ Hoa Lư đến Thăng Long, bởi vậy cũng chính là góp phần tìm mạch nguồn lịch sử của đất nước mình. Một ngàn năm là cả một chặng đường dài của lịch sử dựng xây và phát triển từ Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Từ một kinh đô lễ nhạc của các vương triều phong kiến đến Thủ đô của một nước xã hội chủ nghĩa. Chặng đường ấy thấm đẫm mồ hôi, xương máu của biết bao thế hệ. Bởi vậy mà Hà Nội luôn thiêng liêng gắn bó với mỗi người dân đất Việt và Hà Nội cũng luôn gắng sức để đáp lại niềm tin yêu của cả nước, xứng đáng với tầm vóc của đất kinh thành ngàn tuổi và muôn đời như mong ước của người xưa khi dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội.
    Hai mươi tuổi trẻ măng,các cụ cũng gọi thầy mà nghe đỏ mặt
    Sáu chục xuân già cả,con trẻ tự xưng em nghĩ lại tươi đời
  10. thosan

    thosan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2003
    Bài viết:
    914
    Đã được thích:
    0
    Từ Hoa Lư đến Thăng Long
    Trong dòng chảy tưởng như bất tận của cuộc sống, lịch sử vẫn luôn được tích tụ, đắp bồi và cuộc sống đã tạo ra cho Hà Nội một dấu mốc tuyệt vời khi lịch sử chọn Hà Nội làm chặng dừng chân tính đến nay đã gần ngàn năm tuổi.
    Suốt chặng đường ngàn năm ấy Thăng Long - Hà Nội đã trải qua biết bao thăng trầm "Cố đô rồi lại tân đô, ngàn năm văn vật bây giờ còn đây". Và người Hà Nội thật tự hào khi mà có thể nói các chặng đường lịch sử dân tộc Việt Nam được phản ánh khá rõ nét qua lịch sử Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, rõ nét hơn là qua lịch sử của bất kỳ vùng đất nào khác của nước ta. Suốt ngàn năm ấy Hà Nội cũng là nơi được bồi tụ những tinh hoa của cả nước trên nhiều phương diện để tạo nên một nền văn hiến Thăng Long rồi toả sáng cùng cả nước. Bởi vậy mà Hà Nội thật thiêng liêng và gần gũi với mỗi chúng ta. Và niềm vui đón ngày 990 năm Thăng Long - Hà Nội cũng chính là niềm vui chung của đồng bào cả nước.
    Trong muôn triệu tấm lòng hướng về Hà Nội, có một người đã lặng lẽ dành tâm sức của mình tìm hiểu về Hà Nội để rồi chia sẻ vốn hiểu biết ấy cho mọi người. Ông không sinh ra ở Hà Nội nhưng Hà Nội thật gắn bó, thân thiết với ông suốt cuộc đời và người Hà Nội gọi ông bằng cái tên gọi thật trìu mến: Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc. Sau rất nhiều trang sách viết về Hà Nội, bây giờ ông lại cùng các nhà sử học say mê với một đề tài mới đó là tìm lại lộ trình của vua Lý Công Uẩn đã rời đô từ Hoa Lư về Thăng Long - Hà Nội.
    Đất Hoa Lư thuộc xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, miền đất này đã gắn bó với sự nghiệp của một con người mở nền chính thống cho đất nước ta. Trong lịch sử, Đinh Bộ Lĩnh được coi như người mở đường của nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền ở Việt Nam, bởi chỉ ông mới xưng Đế, để rồi sau này trong bài thơ thần nổi tiếng Lý Thường Kiệt đã cất lên hào hùng: "Nam quốc sơn hà, nam đế cư". Miền đất này cũng gắn với Lê Đại Hành, vị vua không chỉ có tài thao lược quân cơ mà khi hoà bình cũng biết cày ruộng tịch điền để chia sẻ, động viên yên nghiệp dân nghèo.
    Nơi phát tích vương nghiệp triều Lý là đất Cổ Pháp nay là Đình Bảng thuộc tỉnh Bắc Ninh. Trên miền đất ấy, nay có đền thờ Lý Bát Đế để ghi nhớ công lao mở mang cơ nghiệp của tám vị vua triều Lý. Trong nhà Tiền Tế vẫn còn bức đại tự "Cổ Pháp triệu cơ" tức là đất Cổ Pháp là nền gốc dựng nên cơ nghiệp nhà Lý. Triều đại trị vì của các triều vua nhà Lý là lúc tinh thần dân tộc, ý chí độc lập tự chủ được đề cao mạnh mẽ. Bên cạnh việc phát triển kinh tế, củng cố quân sự, nhà Lý đã tổ chức chấn chỉnh mọi thể chế, kỷ cương làm rường cột cho một quốc gia hùng mạnh, độc lập. Mà mở đầu cho công cuộc ấy là Thiên đô chiếu từ Hoa Lư về Thăng Long, một quyết định sáng suốt của vị vua anh minh Lý Công Uẩn. Tìm lại hành trình của cuộc Thiên đô là một công việc gian khó, nhất là sau khi cuộc hành trình ấy cách chúng ta khoảng thời gian là 10 thế kỷ.
    Sông Sào Khê nay vẫn chảy trên đất Hoa Lư, tuy diện mạo có nhiều thay đổi và có thể bị thu hẹp lại nhưng cũng giúp chúng ta có cơ sở để xác định được lộ trình. Tại đây, vẫn còn những địa danh cổ gắn với cố đô Hoa Lư để rồi sau này theo sử sách thì được nhà Lý cho đặt lại ở kinh thành Thăng Long như một sự tiếp nối, phát triển từ quá khứ. Những tên gọi thân thuộc như Cầu Dền, Đông Kiều (tức Cầu Đông), Tràng Tiền vẫn hiện diện bên dòng Sào Khê suốt một ngàn năm như những chứng tích lịch sử của cuộc dời đô năm Canh Tuất ấy. Cách Hoa Lư không xa, dòng Sào Khê gặp sông Hoàng Long. Sông Hoàng Long gắn với sự tích về vua Đinh Tiên Hoàng thuở còn chăn trâu, cắt cỏ, cờ lau tập trận. Tương truyền Đinh Bộ Lĩnh mồ côi cha từ nhỏ, cùng với mẹ ở cạnh đền Sơn Thần, hàng ngày đi chăn trâu cho chú và tập trận ở Thung Lau cùng bè bạn. Một hôm Đinh Bộ Lĩnh giết trâu của chú để khao quân, bị người chú cầm gươm đuổi, khi chạy tới bờ sông có rồng vàng hiện lên chỗ Đinh Bộ Lĩnh qua sông. Thấy thế người chú cắm gươm xuống lạy cháu, và núi ấy gọi là núi Cắm gươm và dòng sông mang tên Hoàng Long từ đó. Đấy chỉ là cách giải thích dân gian vẫn thường gặp. Còn theo sự nghiên cứu trên cơ sở sử sách thì Hoàng Long là dòng sông mà đoàn thuyền Ngự của vua Lý Công Uẩn đã đi qua buổi dời đô. Sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết: "Mùa thu tháng bảy năm Canh Tuất (tức năm 1010) vua dời đô từ thành Hoa Lư sang thành Đại La, khi thuyền tạm đỗ dưới thành, có rồng vàng hiện ra trên thuyền Ngự do đó đổi gọi là thành Thăng Long". Như vậy, phương tiện mà vua dời đô là bằng thuyền mà lộ trình là những dòng sông nối từ Hoa Lư tới Thăng Long. Sông Hoàng Long là một trong những con sông ấy.
    Tìm lại hành trình rời dô của ngàn năm trước luôn là một đòi hỏi được đặt ra với các nhà nghiên cứu. Bởi đấy là cuộc dời đô của vị vua mở mang cơ nghiệp triều Lý và không chỉ có vậy hành trình ấy đã khai sinh ra một kinh thành Thăng Long ở vào nơi trung tâm trời đất, được thế rồng cuốn hổ ngồi, để từ đó tạo lập nên một Thăng Long ngàn năm văn hiến.
    Theo dòng Châu Giang, ta sẽ gặp sông Hồng. Dòng sông Châu chảy qua một miền đất của Hà Nam chứa đựng biết bao dấu tích của lịch sử. Đặc biệt nhiều di tích của khu vực này liên quan đến đời Lý. Hành cung Lý Nhân, Hành cung và đền thờ Mị Ê...trống Đồng Ngọc Lũ, trống đồng An Lão cũng đều được tìm thấy ở triền sông này. Xưa kia, núi Đọi nằm bên sông Châu, nay dòng sông tuy bị đẩy ra xa, nhưng núi Đọi với những di tích gắn với nhà Lý vẫn còn đó. Vẫn còn đó những cánh đồng phì nhiêu bên sông Châu gắn với câu chuyện cảm động về vị vua Lê Đại Hành đã cày ruộng tịch điền để chia sẻ với muôn dân. Để từ đó trở thành một truyền thống tốt đẹp của đất nước dẫu thời vận của các đế vương triều có khác. Về điểm sông Châu gặp sông Hồng nay là điểm giáp ranh giữa hai huyện Lý Nhân và Duy Tiên thuộc tỉnh Hà Nam. Đấy chính là điểm cuối của lộ trình.
    Thăng Long xưa và Hà Nội bây giờ, một kinh thành tráng lệ của ngàn năm trước và Thủ đô thân yêu, trái tim của cả nước hôm nay, đấy là sự tiếp nối thật tuyệt vời của lịch sử. Sông Hồng xưa đón đoàn thuyền Ngự của vua Lý Công Uẩn nay vẫn chở nặng phù sa bồi đắp cho vùng Châu thổ. Hồ Tây, hồ Trúc Bạch dẫu tên gọi có thay đổi thì vẫn là những chứng nhân của lịch sử chứng kiến biết bao biến đổi, thăng trầm của Thủ đô ngàn tuổi. Tìm lại hành trình từ Hoa Lư đến Thăng Long, bởi vậy cũng chính là góp phần tìm mạch nguồn lịch sử của đất nước mình. Một ngàn năm là cả một chặng đường dài của lịch sử dựng xây và phát triển từ Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Từ một kinh đô lễ nhạc của các vương triều phong kiến đến Thủ đô của một nước xã hội chủ nghĩa. Chặng đường ấy thấm đẫm mồ hôi, xương máu của biết bao thế hệ. Bởi vậy mà Hà Nội luôn thiêng liêng gắn bó với mỗi người dân đất Việt và Hà Nội cũng luôn gắng sức để đáp lại niềm tin yêu của cả nước, xứng đáng với tầm vóc của đất kinh thành ngàn tuổi và muôn đời như mong ước của người xưa khi dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội.
    Hai mươi tuổi trẻ măng,các cụ cũng gọi thầy mà nghe đỏ mặt
    Sáu chục xuân già cả,con trẻ tự xưng em nghĩ lại tươi đời

Chia sẻ trang này