1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cùng tìm hiểu về Hà Nội xưa và nay

Chủ đề trong 'Public Hà Nội' bởi GodFatherHN, 07/02/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11
    các bác cho cái này vào Bản đồ HN được không ạ? Tôi lôi lên cho các bác đọc luôn.
    Chúc vui.
  2. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11
    các bác cho cái này vào Bản đồ HN được không ạ? Tôi lôi lên cho các bác đọc luôn.
    Chúc vui.
  3. baby_moon

    baby_moon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/12/2002
    Bài viết:
    606
    Đã được thích:
    0
    Ba ngôi mộ ?oHồng nhan?
    Ba ngôi mộ "hồng nhan" nổi tiếng của Hà Nội, của Việt Nam ở vào những thời kỳ khác nhau. Ba số phận độc đáo có thể ca ngợi được, cũng có thể khóc được lại có những điểm rất giống nhau: nằm ở cùng một khu vực gần nhau ở Bạch Mai - quận Hai Bà Trưng. Ba ngôi mộ lại là ba góc nhọn của một hình tam giác cân, rất cân. Phải chăng là một sự diệu kỳ của số phận?
    1. Cô Tư Hồng
    Có một người đàn bà khốn khổ nào đó đã đặt gói tã lót bọc một bé gái đỏ hỏn ở ngay góc ngôi đền nhỏ. Một bà đi qua, ẵm lấy cái bọc, dừng trước cửa để nhận đứa bé là con nuôi và xin thần làm chứng cho mình đã có một đứa con trời cho. Nhưng bà bỗng khóc lên nức nở vì bà quên rằng bà quá nghèo, nuôi miệng mình cũng còn khó khăn. Bà liền gạt nước mắt, truyền cái bọc ấy cho một người đàn bà khác nuôi làm phúc.
    Cô bé không cha, không mẹ nhận đủ mùi đói rách ấy lớn lên có tên là cô Tư Hồng. Người chồng của cô tên là Hồng đã trở về Trung Quốc, cô lấy một viên quan tư người Pháp. Và trước đây, cô đã có những cuộc tình duyên ngoài khuôn khổ với nhiều người. Cô không có ?osắc? lắm nhưng có ?othanh?, duyên dáng, ăn nói khéo và đầy sức thuyết phục. Người ta bảo đôi mắt của cô là đôi mắt "nhãn trung hữu thuỷ"(trong mắt có nước) làm cho đàn ông nhìn vào là tự nguyện khuất phục.
    Cô đã thầu các vật liệu xây dựng, lại thầu cơm tù cho các trại giam, nhà tù. Cô kinh doanh xây dựng nhà ở, dinh thự, cầu cống, mở các hãng buôn lớn. Vì có tài kinh doanh, cô nhanh chóng trở nên nổi tiếng giàu có và thế lực. Cô có lòng thương đối với những người bị tù tội nên luôn can thiệp để làm cho các bản án của họ được giảm nhẹ. Với những người mang án từ 10 năm đến 15 năm tù, cô cũng xin được tha bổng như không. Bất cứ ở nơi nào trong toàn quốc (bị mất mùa, bão lụt cô đều cho chở gạo, ngô đến phát cứu tế cho các nạn nhân với số lượng rất lớn. Thỉnh thoảng cô lại đi xe ngựa, rải những gói thịt bò chừng một lạng với những gói lạc tới những người dân nghèo ở hai bên đường những lần phát chẩn như vậy, cô đã giết hàng chục con bò lớn. Cô phát cho mọi người nhưng không bao giờ cao ngạo mà thường cúi xuống với nét mặt trầm tư. Có người nói lớn lên:
    - Cô ném sang bên này thêm đi!
    - Vâng - Cô đáp.
    Cô được vua nhà Nguyễn tặng cho bốn chữ ?oTiết hạnh khả phong? với hàm ý rộng của chúng. Nhưng về sau cô can thiệp nhiều vào việc giảm án cho cả những người tù bị nhà chức trách cho là nguy hiểm, có tinh thần dân tộc nên cô cũng bị liệt vào "thành phần nguy hiểm". Từ đó, cô bị nhà nước bảo hộ không cho cô liên lạc gì với các cơ quan, họ tẩy chay cô, không cho lập các hãng buôn và cản trở những hoạt động của cô. Thế là cô đành phải rút lui về nhà sống những ngày còn lại với một cuộc sống khá phong lưu. Cô vẫn rộng rãi và làm những việc từ thiện không mệt mỏi khi chết. Bia có đề chữ "Cô Tư Hồng" .
    2. Cô Ba Tý
    Năm 13 tuổi, cô Tý (người Hải Dương) đánh vỡ chai dầu do cha sai đi mua. Về nhà sợ cha đánh cô đã bỏ nhà đi. ông bố đi tìm con mãi không thấy nên đi xem bói. Thầy bói ở đầu cầu Hải Dương bảo: "phải 13 năm sau ông mới thấy được con gái". Ông cũng không tin và quên hẳn chuyện này. Hơn 10 năm sau, cô Vũ Thị Tý đã trở thành bà chúa Hàng Bạc, có hẳn một cái động bà chúa nay ở khoảng gần rạp Chuông Vàng. Đó là một ngôi nhà rộng lớn, lộng lẫy bày đặt nhiều đồ vật đẹp và lạ kỳ, mở cửa rộng cho mọi khách thập phương xa gần đến xem. Nơi đây có đủ những đồ quý hiếm, những cổ vật vô giá như: đỉnh, bầu rượu, đôi ngà voi của vua Hàm Nghi, nhiều lọ độc bình, sập gụ chạm trổ đủ 100 con phượng... Lại có cả những con vật hiếm như gà ba chân, rùa hai đuôi, cá vừa là chép vừa là trắm, chó huyền đề, sóc bay, ỉ bạc má, phượng hoàng đất?
    Một hôm, có một ông lão nhà quê lần đầu tiên ra Hà Nội, giữa chốn đô thị, ông ngơ ngác vào thăm động "Cô Ba Tý". Ông lóng ngóng làm vỡ chiếc lọ độc bình đời Khang Hi. Gia nhân lôi ông ra, đánh một trận. Cô Ba Tý mặc bộ áo dài sang trọng, đầu chít khăn vành dây, chân đi hài thêu phượng, thấy nhốn nháo liền ra can. Qua sự việc không may này, cô Ba Tý nhận ra ông lão nhà quê kia chính là bố của mình đã 13 năm xa cách, y như ông thầy bói đã tiên đoán.
    Cô đã qua mấy đời chồng và quan hệ với toàn những người có vai vế cao trong xã hội. Cô thích giữ gìn những cái đẹp độc đáo trong di sản văn hóa dân tộc. Nhiều khách phương Tây đã trả những món tiền rất cao cho những đồ vật quý hiếm, nhưng cô cũng không bán. Cô đối đãi với mọi người thật nhân hậu, rộng rãi, hay làm những việc phúc đức, từ thiện nên cũng được vua ban cho bốn chữ "Tiết hạnh khả phong?.
    Cô Ba Tý không đẹp rực rỡ nhưng thân hình khoẻ mạnh, chắc mà hơi thô. Nhưng dáng vẻ thô này chính là cái vẻ thô mà danh họa Picasso say sưa lắm. Thân thể cô đúng là một cơ thể "lên tiếng gọi". Nhiều nhà chức trách cao của Pháp ganh tị, sát phạt nhau chỉ để được cô chú ý đến. Cô xây cho mình một cái sinh phần. Trên bia đá có dòng chữ Madame Becty (vì người chồng Pháp của cô tên là Becty), hàng chữ dưới đề: "Cô Vũ Thị Tý"...
    3. Cô Vương Thị Phượng
    Một người đàn bà đáng lưu ý nữa là cô Vương Thị Phượng. Cô người Hàng Đào, lấy chồng ở Hàng Ngang. Cô đẹp đến nỗi bất cứ ai đi qua cửa hàng cũng phải ngoái đầu lại hoặc đi đi lại lại vài lần để ngắm cô. Người Hoa kiều ở Hàng Ngang nói rằng đôi mắt của Thị Phượng là đôi mắt "Hoàng diệp lạc". Đối tượng nhìn vào đôi mắt ấy tự thấy mình như một chiếc lá vàng rơi ? Cô dám tìm đến tự do trong tình yêu và thực hiện ý định đó. Nhưng không được.
    Cô phản đối cuộc sống bắt người đàn bà làm nô lệ. Cô đã bỏ chồng đi theo tiếng gọi của một anh chàng nhà báo trẻ đầy tài hoa. Sau đó, vào những năm 1927-1928, cô phải chống trả hàng loạt những sự đả kích tới tấp của gia đình và xã hội. Cô đã chịu sự lừa dối của nhiều kẻ giăng bẫy. Cô đã chịu những nỗi cơ cực suốt cả những tháng năm vào Nam ra Bắc.
    Nhưng đến khi chết, cô vẫn không có nổi một đồng xu dính túi, phải nằm chết một cách ê chề, điêu đứng ở nhà thương làm phúc. Đám tang chỉ có một người tình cũ rủ lòng thương, đưa xe cô đến mộ và sau đó khắc cho cô một tấm bia đề: "Mộ người bạc mệnh Vương Thị Phượng". Cái chết của người đẹp có hành trình số phận mà cả ba cuốn sách ?oAna Karenina?, ?oPhục sinh" và Trà Hoa Nữ cộng lại mới nói lên được, đã làm nao núng cả Hà Nội và khắp nơi trong nước.
    Ngôi mộ cô Tư Hồng ở Phía tay phải, cách cổng chùa Hai Bà chừng 150 bước chân. Nay ở khoảng mảnh đất của trường PTCS Bạch Mai. Mộ của Vương Thị Phượng đối diện với cổng chính Bệnh viện Bạch Mai. Đường thẳng từ ngôi mộ đến cổng bệnh viện chừng 150 mét. Phần mộ cô Ba Tý ở cách Tháp Bút chùa Liên Phái Bạch Mai chừng 100 bước. Nay hãy còn vòm của sinh phần và một tấm bia.
    ( trích )
  4. baby_moon

    baby_moon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/12/2002
    Bài viết:
    606
    Đã được thích:
    0
    Ghé Hà Nội, nghe ca trù...
    Ở Hà Nội có nhiều nơi giải trí cho du khách. Bên cạnh những chương trình ca nhạc - thời trang ồn ào hay phim ảnh ngoại giật gân, còn có một số điểm sinh hoạt văn hoá tao nhã. Bích Câu Đạo Quán - gần Văn Miếu Quốc Tử Giám - là một nơi như vậy.
    Quần thể kiến trúc Bích Câu Đạo Quán vẫn như thuở nào. Chương trình ca trù bắt đầu. Tiếng đàn thử dây đầy sự gọi mời. Im lặng. Có tiếng cô gái thánh thót. Tưởng ai, vẫn cô Lê Thị Bạch Vân - một "tín đồ" bấy lâu say đắm với ca trù. Người tri kỷ phần lớn cao niên. Một số là lứa trẻ. Một số khác là người ngoại quốc. Tất cả ngồi xếp bằng trên chiếu hoa, nghe hát. Khách được mời trà, mời trầu hoặc chút rượu trắng đựng trong những cái chén cỡ hạt mít. Chan hoà một vẻ bình dị, gần gũi, thoát tục, khác xa cảnh ồn ã thương trường phía ngoài phố.
    Ngày xưa, ca trù hay là thế, mà nhiều người lại gọi bằng cái tên chẳng mấy nhã là hát "cô đầu". Nào mấy ai biết, ca trù đã là thú chơi thanh tao của người chốn kinh thành một thuở? Có lẽ, cũng mấy ai biết, đi nghe ca trù rằng chỉ để thưởng thức đào nương hát những bài thơ hay của cố nhân hoặc của chính mình soạn ra theo làn điệu cổ cố định. Mà ca trù là thể loại nghệ thuật hết sức phức tạp, đòi hỏi đào hát phải luôn luyện giọng, sao cho khi hát phải tròn vành, rõ chữ. Và hát phải sao cho đài các, lịch sự, tài tình, toát lên phong thái vừa kín đáo, vừa đoan trang, qua tiếng hát có thể gửi gắm cả những nỗi niềm của mình...
    Tiếng đàn đáy bỗng chợt bừng vang khán phòng. Tiếng "tom chát" của một bác đầu bạc lảnh lót cầm chầu. Lần lượt. Bạch Vân và những đồng nghiệp của mình cất tiếng, gửi tới khán giả - những tao nhân mặc khách đương thời chùm ca trù có lời thơ của Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, Chu Mạnh Trinh, Cao Bá Quát, Nguyễn Thượng Hiền... Những lời thơ cổ của những người thiên cổ, nghe xa xôi, mà vẫn như nói hộ cõi lòng người muôn phương đương đại, với những chuyện tình yêu, tình người, đậm chất nhân văn. Gương mặt những khán giả đầy ngâm ngợi, mà cũng vừa lan toả sự chia sẻ. Gương mặt các bậc khán giả cao niên như dội nhớ những kỷ niệm thiếu thời. Gương mặt lớp người xem trẻ như dãn thêm ra, chiêm nghiệm, khám phá. Giọng hát ca sĩ trẻ mà vẫn toát lên sự ý nhị, hào hoa, như ẩn hiện trong không gian chất phù vân kinh thành một thuở, như phóng khoáng vượt thoát cái chật hẹp của kiến trúc để ấp ôm những đoá hoa sói, hoa ngâu ngoài sân đang rung rinh trong nắng, gió thu...
    Nhưng rồi, như đời người, thời gian cũng có khung hạn của nó. Buổi trình diễn ca trù cũng đến hồi kết, với những vấn vương khôn tả. Nếu bạn chưa một lần nghe ca trù, xin bạn hãy dành thời gian đến Bích Câu Đạo Quán để thưởng thức một nét văn đất kinh kỳ...
    (Minh Hiền)
  5. pian0seven

    pian0seven Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2004
    Bài viết:
    438
    Đã được thích:
    0
    Hà Nội không chỉ nổi tiếng là một thành phố có nhiều hồ nhất cả nước, nổi tiếng với hoa sữa, với phố cổ mái ngói xô nghiêng, nó còn nổi tiếng bởi một hệ thống đền-đình-chùa-phủ dày đặc mà bản thân mỗi ngôi chùa đều mang một dấu ấn riêng, một sự tích riêng.
    Bạn có yêu chùa chiền Hà Nội không? Có thích tìm hiểu về những câu chuyện phía sau cửa chùa không? Tôi cam đoan rằng sau khi được nghe sự tích của những ngôi chùa bạn sẽ thêm yêu Hà Nội hơn đấy.
    Tôi yêu Hà Nội, yêu các ngôi chùa rêu phong cổ kính ở Hà Nội, biết bao kỷ niệm ... Còn bạn???
    Được pian0seven sửa chữa / chuyển vào 15:40 ngày 14/05/2004
  6. pian0seven

    pian0seven Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2004
    Bài viết:
    438
    Đã được thích:
    0
    Hà Nội không chỉ nổi tiếng là một thành phố có nhiều hồ nhất cả nước, nổi tiếng với hoa sữa, với phố cổ mái ngói xô nghiêng, nó còn nổi tiếng bởi một hệ thống đền-đình-chùa-phủ dày đặc mà bản thân mỗi ngôi chùa đều mang một dấu ấn riêng, một sự tích riêng.
    Bạn có yêu chùa chiền Hà Nội không? Có thích tìm hiểu về những câu chuyện phía sau cửa chùa không? Tôi cam đoan rằng sau khi được nghe sự tích của những ngôi chùa bạn sẽ thêm yêu Hà Nội hơn đấy.
    Tôi yêu Hà Nội, yêu các ngôi chùa rêu phong cổ kính ở Hà Nội, biết bao kỷ niệm ... Còn bạn???
    Được pian0seven sửa chữa / chuyển vào 15:40 ngày 14/05/2004
  7. pian0seven

    pian0seven Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2004
    Bài viết:
    438
    Đã được thích:
    0
    Phủ Tây Hồ
    Ta đến với Phủ Tây Hồ với một sự tình cờ thú vị. Đó là hồi ta tốt nghiệp phổ thông trung học. Không phải ta không tin vào bản thân ta, nhưng ta vẫn muốn có một sự nâng đỡ vô hình của một thế lực siêu nhiên nào đó. Thế là hai đứa ta rong ruổi đạp xe lên Phủ. Hôm đó là ngày 2/5 âm...Ta vẫn không quên...
    Đó là lần đầu tiên đến Phủ Tây Hồ. Một bầu không khí hòan tòan khác với những gì ồn ào, náo nhiệt bên kia bờ Hồ Tây. Ngồi dưới tán cây râm mát, ngắm nhìn mặt hồ mênh mang bởi màu hồng của mặt trời xuống bóng, khói hương lan tỏa tạo ra một cảm giác thật khó tả. Dường như nơi đây cái ác không bao giờ ngự trị...
    Phủ Tây Hồ thờ Mẫu Liễu Hạnh, một trong "tứ bất tử" của dân tộc Việt. Sử sách có kể lại "Bà là một nhân vật có thật sống vào thế kỷ 17 nhưng được dân gian thần thánh hoá tôn làm Thánh Mẫu (thánh mẹ) đứng đầu thần điện của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Vào khoảng đầu thế kỷ 17, ông Trạng Phùng Khắc Khoan (1528 - 1613) trong một buổi cùng hai người bạn là cử nhân họ Lý và tú tài họ Ngô chơi hồ Tây bỗng gặp một cô gái xinh đẹp. Họ trò chuyện với nhau và cùng nhau làm thơ. Đến khi Trạng Phùng hỏi tên tuổi nữ thi sĩ thì cô kia mỉm cười đọc một bài thơ rồi vụt biến. Phân tích bài thơ, Phùng nhận ra đó là thánh Liễu Hạnh. Dân làng Tây Hồ mới nhân câu chuyện đó lập một ngôi phủ để thờ bà". Khắp dải đất Việt này, có rất nhiều nơi thờ bà chúa Liễu, nhưng Phủ Tây Hồ Hà Nội được coi là nơi thờ chính. Phủ Tây Hồ được tổ chức từ mùng 3 đến mùng 7 tháng 3 âm lịch
    Đã 6 năm kết duyên với Phủ, đã bao lần vãn cảnh ở nơi đây nhưng mỗi lần đến ta lại có những cảm xúc rất mới mẻ, tìm thấy những nét đẹp mới mẻ ở Phủ. Ai bảo đi lễ là mê tín nhỉ, riêng ta cảm thấy từ khi biết thắp nhang, ta biết sống thiện hơn...
  8. pian0seven

    pian0seven Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2004
    Bài viết:
    438
    Đã được thích:
    0
    Phủ Tây Hồ
    Ta đến với Phủ Tây Hồ với một sự tình cờ thú vị. Đó là hồi ta tốt nghiệp phổ thông trung học. Không phải ta không tin vào bản thân ta, nhưng ta vẫn muốn có một sự nâng đỡ vô hình của một thế lực siêu nhiên nào đó. Thế là hai đứa ta rong ruổi đạp xe lên Phủ. Hôm đó là ngày 2/5 âm...Ta vẫn không quên...
    Đó là lần đầu tiên đến Phủ Tây Hồ. Một bầu không khí hòan tòan khác với những gì ồn ào, náo nhiệt bên kia bờ Hồ Tây. Ngồi dưới tán cây râm mát, ngắm nhìn mặt hồ mênh mang bởi màu hồng của mặt trời xuống bóng, khói hương lan tỏa tạo ra một cảm giác thật khó tả. Dường như nơi đây cái ác không bao giờ ngự trị...
    Phủ Tây Hồ thờ Mẫu Liễu Hạnh, một trong "tứ bất tử" của dân tộc Việt. Sử sách có kể lại "Bà là một nhân vật có thật sống vào thế kỷ 17 nhưng được dân gian thần thánh hoá tôn làm Thánh Mẫu (thánh mẹ) đứng đầu thần điện của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Vào khoảng đầu thế kỷ 17, ông Trạng Phùng Khắc Khoan (1528 - 1613) trong một buổi cùng hai người bạn là cử nhân họ Lý và tú tài họ Ngô chơi hồ Tây bỗng gặp một cô gái xinh đẹp. Họ trò chuyện với nhau và cùng nhau làm thơ. Đến khi Trạng Phùng hỏi tên tuổi nữ thi sĩ thì cô kia mỉm cười đọc một bài thơ rồi vụt biến. Phân tích bài thơ, Phùng nhận ra đó là thánh Liễu Hạnh. Dân làng Tây Hồ mới nhân câu chuyện đó lập một ngôi phủ để thờ bà". Khắp dải đất Việt này, có rất nhiều nơi thờ bà chúa Liễu, nhưng Phủ Tây Hồ Hà Nội được coi là nơi thờ chính. Phủ Tây Hồ được tổ chức từ mùng 3 đến mùng 7 tháng 3 âm lịch
    Đã 6 năm kết duyên với Phủ, đã bao lần vãn cảnh ở nơi đây nhưng mỗi lần đến ta lại có những cảm xúc rất mới mẻ, tìm thấy những nét đẹp mới mẻ ở Phủ. Ai bảo đi lễ là mê tín nhỉ, riêng ta cảm thấy từ khi biết thắp nhang, ta biết sống thiện hơn...
  9. HoangTrangAnh

    HoangTrangAnh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2004
    Bài viết:
    189
    Đã được thích:
    0
    THÀNH CỔ HÀ NỘI
    Trên đất Thăng Long đã từng toạ lạc một toà Hoàng thành hoa lệ, trải suốt các triều Lý - Trần - Lê và được xây dựng lại thành toà trấn thành thời Nguyễn. Mùa thu năm 1010, Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Ðại La và đổi tên là Thăng Long. Trải qua 8 thế kỷ, toà thành đã trở thành trung tâm chính trị và đô thị phồn thịnh nhất Ðại Việt. Cuối triều Lý, hoàng cung Thăng Long bị đốt cháy. Tới triều Trần, thành Thăng Long được xây dựng lại nhưng rồi lại bị lũ xâm lược Nguyên - Mông dày xéo, tàn phá. Sau khi đánh đuổi giặc Minh năm 1428, Lê Thái Tổ cho xây dựng lại Thăng Long và đổi tên là Ðông Ðô rồi Ðông Kinh... Vậy là, qua bao cuộc chiến tranh và cuối cùng là sự phá hoại của thực dân Pháp, toà thành cổ kính mang tên Thăng Long - Hà Nội gần như mất hết dấu vết, chỉ còn tồn tại trong hoài niệm của bao thế hệ người Hà Nội.
    Thành cổ Hà Nội do nhà Nguyễn xây dựng từ năm 1803 theo kiến trúc châu Âu nhưng có tầm vóc nhỏ hơn thành của những vương triều trước. Mặc dù, tính tới nay thành cổ còn chưa đủ 200 năm tuổi nhưng đã có không ít nhà bảo tàng học, sử học thảo luận nhiều lần nhằm thống nhất về cách nhìn.
    Năm 1959, ông Trần Huy Bá đưa ra ý kiến hoạch định ranh giới Hoàng thành Thăng Long đời Lý - Trần là phía Bắc từ trường Ðua Ngựa tới đền Quan Thánh, phía Ðông từ đến Quan Thánh tới Văn Miếu, phía Nam từ Văn Miếu tới cuối đường xe điện Cầu Giấy, phía Tây từ cuối đường xe điện Cầu Giấy tới trường Ðua Ngựa. Ðã có khá nhiều nhà nghiên cứu ủng hộ giả thuyết này. Tới tháng 4/1996, ông Trần Quốc Vượng và ông Vũ Tuấn Sản đã lập luận, chứng minh Thăng Long đời Lý vẫn giữ nguyên vẹn vị trí cũ cho đến đời Nguyễn. Núi Nùng (tức núi Long Ðỗ) vẫn là trung tâm của Thăng Long qua bao thế kỷ...
    Năm 1998, Bộ Quốc phòng đã bắt đầu trao lại 3 khu vực Cửa Bắc, Hậu Lâu và Ðoan Môn cho Sở Văn hoá - Thông tin Hà Nội quản lý và tôn tạo nhằm phục vụ kỷ niệm Thăng Long - Hà Nội 990 và 1000 năm. Công tác khai quật khảo cổ học đã được khẩn trương tiến hành tại cả 3 nơi và đã cho nhiều kết quả bất ngờ, trả lời được nhiều vấn đề sau bao năm tranh luận nghiên cứu. Bắc Môn được xác định chính là Cửa Bắc của thành Hà Nội thời Nguyễn. Nơi đây được xem xét từng lớp dấu vết để phá dỡ những gì được vá víu từ thời Pháp thuộc, sửa sang tu bổ lại những gì vốn có của toà thành thời Nguyễn, xây lại vọng lâu trên cửa thành.
    Lầu Tĩnh Bắc (Tĩnh Bắc Lâu) là một toà lầu xây phía sau cụm kiến trúc chính là Hành cung của Thành cổ Hà Nội. Tuy ở sau Hành cung nhưng lại là phía Bắc, xây với ý đồ phong thuỷ giữ yên bình phía Bắc Hành cung nên mới có tên là Tĩnh Bắc Lâu. Nơi đây còn có tên là Hậu Lâu (lầu phía sau), hoặc là Lầu Công chúa, bởi tương truyền xưa kia đây là lầu xây để công chúa ở mỗi khi theo vua đi tuần du. Tại Tĩnh Bắc Lâu, các nhà khảo cổ học đã khai quật một diện tích gần 200m2. Vách hố khai quật cho phép nhìn rõ một dòng nước vốn chảy qua đây, dưới lòng lạch có những hòn tảng kê chân cột, bên bờ có xếp 3 bậc đá mang vết cánh hoa sen. Di vật tìm thấy trong hố khai quật rất nhiều. Có gạch ngói của nhiều đời từ trước thời Lý cho đến thời Lê: Cạnh có chữ, ngói bò hình lá đề, hình rồng phượng, đồ gốm đủ loại, đủ thời...
    Kết quả khảo cổ tại Đoan Môn khá bất ngờ : ở độ sâu 1,9m phát hiện một con đường lát gạch theo hướng Bắc - Nam nằm chính giữa Ðoan Môn. Tại đây được trải 12 lớp sỏi, gạch, đất sét đầm nén kỹ dài tới 1m rồi mới lát 5 lớp gạch bìa lên trên. Hai bên đường cắm gạch theo kiểu dăm cối để tạo thành những ô hoa chanh đẹp mắt. Công việc tu bổ, tôn tạo lại Ðoan Môn đã vấp phải nhiều khó khăn. Các lớp gạch tại đây đa phần đã bị mục ruỗng, không còn khả năng liên kết, chịu lực; các đường nét trang trí hoạ tiết bị gẫy vỡ, có nguy cơ sập đổ cả tầng lầu phía trên... Chính vì thế, công việc tôn tạo di tích Ðoan Môn vẫn chưa xong để khánh thành vào dịp này.
    Thế là sau gần 2 thế kỷ, nay một phần thành cổ Hà Nội lại được "hồi sinh", mở cửa đón nhân dân thủ đô và cả nước vào thăm, đưa họ tìm lại về cội nguồn mảnh đất rồng bay qua bóng dáng của kinh thành cổ. Thành cổ là một trong mười công trình đầu tiên gắn biển Công trình trọng điểm kỷ niệm 990 năm Thăng Long - Hà Nội
    ( Nguồn : http://hanoimuathu.net/Hanoi/thanhco.htm )
  10. HoangTrangAnh

    HoangTrangAnh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2004
    Bài viết:
    189
    Đã được thích:
    0
    THÀNH CỔ HÀ NỘI
    Trên đất Thăng Long đã từng toạ lạc một toà Hoàng thành hoa lệ, trải suốt các triều Lý - Trần - Lê và được xây dựng lại thành toà trấn thành thời Nguyễn. Mùa thu năm 1010, Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Ðại La và đổi tên là Thăng Long. Trải qua 8 thế kỷ, toà thành đã trở thành trung tâm chính trị và đô thị phồn thịnh nhất Ðại Việt. Cuối triều Lý, hoàng cung Thăng Long bị đốt cháy. Tới triều Trần, thành Thăng Long được xây dựng lại nhưng rồi lại bị lũ xâm lược Nguyên - Mông dày xéo, tàn phá. Sau khi đánh đuổi giặc Minh năm 1428, Lê Thái Tổ cho xây dựng lại Thăng Long và đổi tên là Ðông Ðô rồi Ðông Kinh... Vậy là, qua bao cuộc chiến tranh và cuối cùng là sự phá hoại của thực dân Pháp, toà thành cổ kính mang tên Thăng Long - Hà Nội gần như mất hết dấu vết, chỉ còn tồn tại trong hoài niệm của bao thế hệ người Hà Nội.
    Thành cổ Hà Nội do nhà Nguyễn xây dựng từ năm 1803 theo kiến trúc châu Âu nhưng có tầm vóc nhỏ hơn thành của những vương triều trước. Mặc dù, tính tới nay thành cổ còn chưa đủ 200 năm tuổi nhưng đã có không ít nhà bảo tàng học, sử học thảo luận nhiều lần nhằm thống nhất về cách nhìn.
    Năm 1959, ông Trần Huy Bá đưa ra ý kiến hoạch định ranh giới Hoàng thành Thăng Long đời Lý - Trần là phía Bắc từ trường Ðua Ngựa tới đền Quan Thánh, phía Ðông từ đến Quan Thánh tới Văn Miếu, phía Nam từ Văn Miếu tới cuối đường xe điện Cầu Giấy, phía Tây từ cuối đường xe điện Cầu Giấy tới trường Ðua Ngựa. Ðã có khá nhiều nhà nghiên cứu ủng hộ giả thuyết này. Tới tháng 4/1996, ông Trần Quốc Vượng và ông Vũ Tuấn Sản đã lập luận, chứng minh Thăng Long đời Lý vẫn giữ nguyên vẹn vị trí cũ cho đến đời Nguyễn. Núi Nùng (tức núi Long Ðỗ) vẫn là trung tâm của Thăng Long qua bao thế kỷ...
    Năm 1998, Bộ Quốc phòng đã bắt đầu trao lại 3 khu vực Cửa Bắc, Hậu Lâu và Ðoan Môn cho Sở Văn hoá - Thông tin Hà Nội quản lý và tôn tạo nhằm phục vụ kỷ niệm Thăng Long - Hà Nội 990 và 1000 năm. Công tác khai quật khảo cổ học đã được khẩn trương tiến hành tại cả 3 nơi và đã cho nhiều kết quả bất ngờ, trả lời được nhiều vấn đề sau bao năm tranh luận nghiên cứu. Bắc Môn được xác định chính là Cửa Bắc của thành Hà Nội thời Nguyễn. Nơi đây được xem xét từng lớp dấu vết để phá dỡ những gì được vá víu từ thời Pháp thuộc, sửa sang tu bổ lại những gì vốn có của toà thành thời Nguyễn, xây lại vọng lâu trên cửa thành.
    Lầu Tĩnh Bắc (Tĩnh Bắc Lâu) là một toà lầu xây phía sau cụm kiến trúc chính là Hành cung của Thành cổ Hà Nội. Tuy ở sau Hành cung nhưng lại là phía Bắc, xây với ý đồ phong thuỷ giữ yên bình phía Bắc Hành cung nên mới có tên là Tĩnh Bắc Lâu. Nơi đây còn có tên là Hậu Lâu (lầu phía sau), hoặc là Lầu Công chúa, bởi tương truyền xưa kia đây là lầu xây để công chúa ở mỗi khi theo vua đi tuần du. Tại Tĩnh Bắc Lâu, các nhà khảo cổ học đã khai quật một diện tích gần 200m2. Vách hố khai quật cho phép nhìn rõ một dòng nước vốn chảy qua đây, dưới lòng lạch có những hòn tảng kê chân cột, bên bờ có xếp 3 bậc đá mang vết cánh hoa sen. Di vật tìm thấy trong hố khai quật rất nhiều. Có gạch ngói của nhiều đời từ trước thời Lý cho đến thời Lê: Cạnh có chữ, ngói bò hình lá đề, hình rồng phượng, đồ gốm đủ loại, đủ thời...
    Kết quả khảo cổ tại Đoan Môn khá bất ngờ : ở độ sâu 1,9m phát hiện một con đường lát gạch theo hướng Bắc - Nam nằm chính giữa Ðoan Môn. Tại đây được trải 12 lớp sỏi, gạch, đất sét đầm nén kỹ dài tới 1m rồi mới lát 5 lớp gạch bìa lên trên. Hai bên đường cắm gạch theo kiểu dăm cối để tạo thành những ô hoa chanh đẹp mắt. Công việc tu bổ, tôn tạo lại Ðoan Môn đã vấp phải nhiều khó khăn. Các lớp gạch tại đây đa phần đã bị mục ruỗng, không còn khả năng liên kết, chịu lực; các đường nét trang trí hoạ tiết bị gẫy vỡ, có nguy cơ sập đổ cả tầng lầu phía trên... Chính vì thế, công việc tôn tạo di tích Ðoan Môn vẫn chưa xong để khánh thành vào dịp này.
    Thế là sau gần 2 thế kỷ, nay một phần thành cổ Hà Nội lại được "hồi sinh", mở cửa đón nhân dân thủ đô và cả nước vào thăm, đưa họ tìm lại về cội nguồn mảnh đất rồng bay qua bóng dáng của kinh thành cổ. Thành cổ là một trong mười công trình đầu tiên gắn biển Công trình trọng điểm kỷ niệm 990 năm Thăng Long - Hà Nội
    ( Nguồn : http://hanoimuathu.net/Hanoi/thanhco.htm )

Chia sẻ trang này