1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cùng tìm hiểu về Hà Nội xưa và nay

Chủ đề trong 'Public Hà Nội' bởi GodFatherHN, 07/02/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. hungnet

    hungnet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2004
    Bài viết:
    3.445
    Đã được thích:
    0
    Topic hay thế này sao lại bỏ quên, để tụt mãi xuống ...
  2. hungnet

    hungnet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2004
    Bài viết:
    3.445
    Đã được thích:
    0
    Topic hay thế này sao lại bỏ quên, để tụt mãi xuống ...
  3. hanoipho

    hanoipho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    1.940
    Đã được thích:
    0
    Lòng vòng 1 hồi, thấy Topic này hay quá nhưng bị bỏ quên. Thôi thì HNP lôi nó lên cho những ai còn quan tâm đến lịch sử Hà Nội đọc vậy (Đây là những bài viết sưu tầm)
    Quy hoạch Thành cổ là tìm lại mạch nguồn của dòng chảy lịch sử ​
    [​IMG]
    Bắc Môn (1884)- Hào nước xưa.
    Nay là Đường Phan Đình Phùng
    Một không gian hoài niệm rất gợi cảm trong thơ bà Huyện Thanh Quan từ thế kỷ XIX như nói hộ tâm trạng của mọi người khi ngắm những bức ảnh cũ này. Sau những khao khát thiết tha của các nhà sử học, khảo cổ học và lãnh đạo thành phố mong muốn được qui hoạch Thành cổ xuyên suốt từ Bắc Môn đến Cột cờ (19,7 ha) chứ không phải một phần ?onhân bánh? co lại 4,9 ha như hiện nay, tôi đã may mắn được một đồng nghiệp cung cấp một số ảnh chụp từ những năm 1884-1886, trong đó có chụp Bắc Môn, điện Kính Thiên, Cột cờ và một góc Thành cổ.
    Nhìn vào những tấm ảnh này, ta thấy không gian thời bấy giờ còn rất thoáng với nhiều bãi đất trống bao quanh chứ không phải mái nhà chen lẫn mái nhà dày đặc như hiện nay từ ngoài vào tận bên trong Thành cổ. Cùng với việc phát lộ một phần di tích Hoàng thành Thăng Long, các nhà quản lý và giới khoa học đang ?onuôi? ý tưởng hết sức đẹp và chính đáng là biến toàn bộ khu vực Thành cổ và khu 18 Hoàng Diệu trở thành một bảo tàng sống và gắn kết với các di tích lịch sử cách mạng để tạo thành một quần thể di tích lịch sử, văn hóa lớn nhất nước. Liệu tâm nguyện tuyệt vời đó có trở thành hiện thực?
    Chúng ta thực sự buồn khi nghe một nghệ sĩ nước ngoài trả lời phỏng vấn trên báo TTVH số 44 (1-6) nói: ?oTôi hơi tiếc khi được biết rằng, trong khoảng 100 năm nay, công trình văn hóa ở thủ đô mà nhiều người trong các bạn vẫn lấy làm tự hào vẫn chỉ là Nhà hát Lớn HN. Trong khi tôi thấy các khách sạn lớn, nhà cao tầng mọc lên rất nhiều, ở những vị trí đẹp. Theo tôi, một đất nước giàu lên về vật chất dễ hơn phát triển về văn hóa. Có thể các bạn còn đang trong giai đoạn khó khăn, nhưng nhất định sẽ đến lúc các bạn nên nghĩ đến?. Lòng tự ái bị động chạm, nhưng chúng ta không khỏi không suy nghĩ. Chúng ta còn trì hoãn gì nữa, khi mọi thứ đều trong khả năng. Chúng ta có di sản lớn mà cha ông chúng ta để lại, không còn được nguyên vẹn, nhưng cùng với hàng ngàn hiện vật được khai quật là những chứng tích vật chất có tiếng nói thuyết phục nhất về lịch sử nghìn năm của Thăng Long Hà Nội . Nhà nước nên ra quyết định quy hoạch tổng thể Thành cổ theo hình chữ nhật 19,7 ha từ Bắc Môn đến Cột cờ và giới hạn bởi hai bên đường Nguyễn Tri Phương và đường Hoàng Diệu như đề nghị khẩn thiết của giới sử học hiện nay.
    Từ ngày 5 đến 9-6, 6 chuyên gia khảo cổ hàng đầu Nhật Bản đã sang thăm và nghiên cứu thực trạng di tích khảo cổ Hoàng Thành. Tất cả 6 thành viên, đặc biệt là GS.TS K.Ueino, người đã nghiên cứu hơn 30 năm ở kinh thành Nara (Nhật Bản) đều đồng tình với kiến nghị quy hoạch tổng thể Thành cổ của giới sử học Việt Nam.
    Cả nước công nhận công lao to lớn của Bộ Quốc phòng (BQP). Trong suốt giai đoạn 1954 đến 1975, từ trung tâm Thành cổ, Bộ Tổng tham mưu đã ra những quyết định sáng suốt để chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ của cả dân tộc đi đến thắng lợi. Nhà D67, sở chỉ huy T78 Bộ Quốc phòng, nhà làm việc Cục tác chiến - Bộ Tổng tham mưu, nhà làm việc của Thủ trưởng BQP - Bộ Tổng tham mưu (nhà Con Rồng) và các công trình hầm ngầm... chắc chắn sẽ được gìn giữ như những di tích lịch sử của thế kỷ XX, của thời đại Hồ Chí Minh. Nhưng để đề cao và tôn vinh những di tích đó, chúng ta cần đặt chúng trong một quần thể di tích thống nhất lớn lao, trong dòng chảy lịch sử xuyên suốt trên mảnh đất linh thiêng của thành Hà Nội trải qua các đời Lý - Trần - Lê - Nguyễn, trong truyền thống lịch sử hào hùng từ những trận đánh giặc Tống thời Lý, 3 lần đánh tan quân Nguyên - Mông thời Trần, dẹp tan giặc Minh thời Lê, đuổi quân Mãn Thanh khỏi bờ cõi thời Tây Sơn. Điện Kính Thiên (thời Lê, hay còn gọi điện Thiên An thời Trần, điện Càn Nguyên thời Lý) chính là nơi chứng kiến những đoàn quân chiến thắng trở về, nơi đã diễn ra những sự kiện lịch sử trọng đại nhất của đất nước trong nhiều thế kỷ.
    Các cuộc chiến tranh xâm lược đã phá vỡ những lâu đài, cung điện xưa. Dấu tích trên mặt đất chỉ còn lại Bắc Môn, Đoan Môn, Hậu Lâu, Kỳ Đài từ thời Nguyễn, sân điện Kính Thiên, hai đôi rồng đá từ thời Lê. Nếu những cuộc khai quật khảo cổ không có kết quả gì thì chúng ta mới đáng lo ngại. Nhưng đằng này các nhà khảo cổ đã mở ra trước mắt chúng ta vô vàn những hiện vật quí báu của cha ông vẫn được cất giữ tốt trong lòng đất. Vậy cớ gì chúng ta không có một quyết định đúng đắn ngay từ bây giờ, khi mà khắp nơi trên cả nước đang có những qui hoạch đô thị lớn. Nhà nước đủ khả năng dành cho BQP những khoảnh đất rộng rãi hơn, thậm chí thuận lợi về giao thông hơn hiện nay.
    Điều đáng buồn nhất là các phần của khu Thành cổ vẫn ở trong tình trạng chia năm sẻ bảy, không có đủ chỗ đứng để có cái nhìn toàn cảnh, hoàn toàn chưa đủ sức thuyết phục và thu hút khách du lịch. Tôi đã có dịp được đi thăm Nga, I-ta-li-a và một vài nước châu Á. Những nước lớn thì không dám so sánh, nhưng chỉ lấy ví dụ Xin-ga-po nhỏ bé: họ không có được cái may mắn là có những di tích lịch sử lâu đời như ở nước mình nhưng họ dám dành ra những khoảng đất lớn để dựng lại thành quách đời nhà Minh, hay những khu vườn Nhật Bản để thu hút khách tham quan. Rõ ràng là họ vay mượn lịch sử và văn hóa nước ngoài để làm giàu đẹp cho họ. Trong khi chúng ta có báu vật trong tay mà chưa biết cách phát huy.
    [​IMG]
    Con đường dẫn từ Đoan Môn vào sân điện Kính Thiên (1885),
    năm 1999 các nhà khảo cổ đã tìm thấy con đường lát gạch
    hình hoa chanh có niên đại Lý - Trần
    Được hanoipho sửa chữa / chuyển vào 02:52 ngày 21/07/2004
  4. hanoipho

    hanoipho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    1.940
    Đã được thích:
    0
    Lòng vòng 1 hồi, thấy Topic này hay quá nhưng bị bỏ quên. Thôi thì HNP lôi nó lên cho những ai còn quan tâm đến lịch sử Hà Nội đọc vậy (Đây là những bài viết sưu tầm)
    Quy hoạch Thành cổ là tìm lại mạch nguồn của dòng chảy lịch sử ​
    [​IMG]
    Bắc Môn (1884)- Hào nước xưa.
    Nay là Đường Phan Đình Phùng
    Một không gian hoài niệm rất gợi cảm trong thơ bà Huyện Thanh Quan từ thế kỷ XIX như nói hộ tâm trạng của mọi người khi ngắm những bức ảnh cũ này. Sau những khao khát thiết tha của các nhà sử học, khảo cổ học và lãnh đạo thành phố mong muốn được qui hoạch Thành cổ xuyên suốt từ Bắc Môn đến Cột cờ (19,7 ha) chứ không phải một phần ?onhân bánh? co lại 4,9 ha như hiện nay, tôi đã may mắn được một đồng nghiệp cung cấp một số ảnh chụp từ những năm 1884-1886, trong đó có chụp Bắc Môn, điện Kính Thiên, Cột cờ và một góc Thành cổ.
    Nhìn vào những tấm ảnh này, ta thấy không gian thời bấy giờ còn rất thoáng với nhiều bãi đất trống bao quanh chứ không phải mái nhà chen lẫn mái nhà dày đặc như hiện nay từ ngoài vào tận bên trong Thành cổ. Cùng với việc phát lộ một phần di tích Hoàng thành Thăng Long, các nhà quản lý và giới khoa học đang ?onuôi? ý tưởng hết sức đẹp và chính đáng là biến toàn bộ khu vực Thành cổ và khu 18 Hoàng Diệu trở thành một bảo tàng sống và gắn kết với các di tích lịch sử cách mạng để tạo thành một quần thể di tích lịch sử, văn hóa lớn nhất nước. Liệu tâm nguyện tuyệt vời đó có trở thành hiện thực?
    Chúng ta thực sự buồn khi nghe một nghệ sĩ nước ngoài trả lời phỏng vấn trên báo TTVH số 44 (1-6) nói: ?oTôi hơi tiếc khi được biết rằng, trong khoảng 100 năm nay, công trình văn hóa ở thủ đô mà nhiều người trong các bạn vẫn lấy làm tự hào vẫn chỉ là Nhà hát Lớn HN. Trong khi tôi thấy các khách sạn lớn, nhà cao tầng mọc lên rất nhiều, ở những vị trí đẹp. Theo tôi, một đất nước giàu lên về vật chất dễ hơn phát triển về văn hóa. Có thể các bạn còn đang trong giai đoạn khó khăn, nhưng nhất định sẽ đến lúc các bạn nên nghĩ đến?. Lòng tự ái bị động chạm, nhưng chúng ta không khỏi không suy nghĩ. Chúng ta còn trì hoãn gì nữa, khi mọi thứ đều trong khả năng. Chúng ta có di sản lớn mà cha ông chúng ta để lại, không còn được nguyên vẹn, nhưng cùng với hàng ngàn hiện vật được khai quật là những chứng tích vật chất có tiếng nói thuyết phục nhất về lịch sử nghìn năm của Thăng Long Hà Nội . Nhà nước nên ra quyết định quy hoạch tổng thể Thành cổ theo hình chữ nhật 19,7 ha từ Bắc Môn đến Cột cờ và giới hạn bởi hai bên đường Nguyễn Tri Phương và đường Hoàng Diệu như đề nghị khẩn thiết của giới sử học hiện nay.
    Từ ngày 5 đến 9-6, 6 chuyên gia khảo cổ hàng đầu Nhật Bản đã sang thăm và nghiên cứu thực trạng di tích khảo cổ Hoàng Thành. Tất cả 6 thành viên, đặc biệt là GS.TS K.Ueino, người đã nghiên cứu hơn 30 năm ở kinh thành Nara (Nhật Bản) đều đồng tình với kiến nghị quy hoạch tổng thể Thành cổ của giới sử học Việt Nam.
    Cả nước công nhận công lao to lớn của Bộ Quốc phòng (BQP). Trong suốt giai đoạn 1954 đến 1975, từ trung tâm Thành cổ, Bộ Tổng tham mưu đã ra những quyết định sáng suốt để chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ của cả dân tộc đi đến thắng lợi. Nhà D67, sở chỉ huy T78 Bộ Quốc phòng, nhà làm việc Cục tác chiến - Bộ Tổng tham mưu, nhà làm việc của Thủ trưởng BQP - Bộ Tổng tham mưu (nhà Con Rồng) và các công trình hầm ngầm... chắc chắn sẽ được gìn giữ như những di tích lịch sử của thế kỷ XX, của thời đại Hồ Chí Minh. Nhưng để đề cao và tôn vinh những di tích đó, chúng ta cần đặt chúng trong một quần thể di tích thống nhất lớn lao, trong dòng chảy lịch sử xuyên suốt trên mảnh đất linh thiêng của thành Hà Nội trải qua các đời Lý - Trần - Lê - Nguyễn, trong truyền thống lịch sử hào hùng từ những trận đánh giặc Tống thời Lý, 3 lần đánh tan quân Nguyên - Mông thời Trần, dẹp tan giặc Minh thời Lê, đuổi quân Mãn Thanh khỏi bờ cõi thời Tây Sơn. Điện Kính Thiên (thời Lê, hay còn gọi điện Thiên An thời Trần, điện Càn Nguyên thời Lý) chính là nơi chứng kiến những đoàn quân chiến thắng trở về, nơi đã diễn ra những sự kiện lịch sử trọng đại nhất của đất nước trong nhiều thế kỷ.
    Các cuộc chiến tranh xâm lược đã phá vỡ những lâu đài, cung điện xưa. Dấu tích trên mặt đất chỉ còn lại Bắc Môn, Đoan Môn, Hậu Lâu, Kỳ Đài từ thời Nguyễn, sân điện Kính Thiên, hai đôi rồng đá từ thời Lê. Nếu những cuộc khai quật khảo cổ không có kết quả gì thì chúng ta mới đáng lo ngại. Nhưng đằng này các nhà khảo cổ đã mở ra trước mắt chúng ta vô vàn những hiện vật quí báu của cha ông vẫn được cất giữ tốt trong lòng đất. Vậy cớ gì chúng ta không có một quyết định đúng đắn ngay từ bây giờ, khi mà khắp nơi trên cả nước đang có những qui hoạch đô thị lớn. Nhà nước đủ khả năng dành cho BQP những khoảnh đất rộng rãi hơn, thậm chí thuận lợi về giao thông hơn hiện nay.
    Điều đáng buồn nhất là các phần của khu Thành cổ vẫn ở trong tình trạng chia năm sẻ bảy, không có đủ chỗ đứng để có cái nhìn toàn cảnh, hoàn toàn chưa đủ sức thuyết phục và thu hút khách du lịch. Tôi đã có dịp được đi thăm Nga, I-ta-li-a và một vài nước châu Á. Những nước lớn thì không dám so sánh, nhưng chỉ lấy ví dụ Xin-ga-po nhỏ bé: họ không có được cái may mắn là có những di tích lịch sử lâu đời như ở nước mình nhưng họ dám dành ra những khoảng đất lớn để dựng lại thành quách đời nhà Minh, hay những khu vườn Nhật Bản để thu hút khách tham quan. Rõ ràng là họ vay mượn lịch sử và văn hóa nước ngoài để làm giàu đẹp cho họ. Trong khi chúng ta có báu vật trong tay mà chưa biết cách phát huy.
    [​IMG]
    Con đường dẫn từ Đoan Môn vào sân điện Kính Thiên (1885),
    năm 1999 các nhà khảo cổ đã tìm thấy con đường lát gạch
    hình hoa chanh có niên đại Lý - Trần
    Được hanoipho sửa chữa / chuyển vào 02:52 ngày 21/07/2004
  5. hanoipho

    hanoipho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    1.940
    Đã được thích:
    0
    Hoàng thành ở đâu? ​
    Các kiến trúc và di vật tìm được từ nhiều cuộc khai quật đã nhen nhóm trong tâm thức các nhà khảo cổ, nhà văn hóa về một kinh thành Thăng Long tồn tại bằng vật chất chứ không chỉ mơ hồ ?odấu xưa xe ngựa hồn thu thảo?.
    [​IMG]
    Rồng đá trước thềm điện Kính Thiên
    Đến khi cuộc khai quật đại qui mô trên diện tích 16.000m2 của khu đất 18 Hoàng Diệu dự kiến xây nhà Quốc hội diễn ra thì nhiều người sửng sốt vì quy mô bề thế và tính chất nguy nga tráng lệ của lâu đài cung điện Thăng Long xưa.
    Nhưng chừng ấy dường như vẫn chưa hoàn toàn đủ cứ liệu để trả lời chắc chắn câu hỏi: hoàng thành nằm chính xác ở vị trí nào, qui mô của nó ra sao? Cuộc hội thảo đầu tiên về vấn đề quan trọng và nhạy cảm này đã được Viện Khoa học xã hội VN tổ chức hôm 3-6-2004.
    GS Trần Quốc Vượng là người đầu tiên đề xuất và tại hội thảo này vẫn kiên trì nhắc lại luận điểm cho rằng: ?oTrung tâm điểm của cấu trúc thành Đại La của Cao Biền (thế kỷ 9), của thành Thăng Long thời Lý - Trần (thế kỷ 11-14), của thành Đông Kinh thời Lê (thế kỷ 15-18) và cả Bắc thành (đời Gia Long), Hà Nội thành (đời Minh Mạng - Tự Đức) là núi Nùng. Vậy núi Nùng ở đâu?
    GS Vượng phản bác ý kiến của cụ Hoàng Đạo Thúy và Trần Huy Bá cho rằng đó là ngọn núi ở trong vườn Bách Thảo. Theo ông, sau rất nhiều lần khảo sát, ông và các học trò khẳng định đó là ngọn núi thờ Hắc đế có tên là núi Sưa vì tại ngôi đền nhỏ trên đỉnh núi còn có biển ngạch ?oSưa sơn lăng miếu? (sưa là một cây lấy gỗ, mọc thành rừng trên và quanh núi, nay vẫn còn rất nhiều).
    Theo GS Vượng, núi Nùng chính là nơi tọa lạc điện Kính Thiên (hiện còn dấu tích vật thể là các bệ đá cửu trùng và bốn đôi rồng đá tiêu biểu cho mỹ thuật thời Lê sơ) , cũng có nghĩa là nền điện Càn Nguyên thời Lý, điện Thiên An thời Trần. Ông bác bỏ quan điểm của một số người cho rằng đây không thể là núi vì nó không cao hơn là bao so với xung quanh.
    Ông dẫn quan niệm của người xưa: ?oCao nhất xích vi sơn? (cao một thước cũng là núi) và ?oSơn bất tại cao, hữu thần tiên tắc linh? (núi không phải tại cao, có thần tiên ngự trên đó là linh thiêng rồi).
    Quan điểm của GS Vượng được khá đông nhà nghiên cứu đồng tình, trong đó có GS Lê Văn Lan và PGS Tống Trung Tín. Theo các vị này, xác định được vị trí trung tâm của hoàng thành Thăng Long cũng có nghĩa xác định được tương đối chính xác quy mô của thành, và đặc biệt là xác định được khu vực 18 Hoàng Diệu đang khai quật với hàng trăm ngàn hiện vật và nhiều di tích được phát lộ kia là cái gì và nằm ở đâu trong khu vực hoàng thành?
    TS Tống Trung Tín, người chỉ huy hầu hết các cuộc khai quật trong khu vực nội thành Hà Nội những năm gần đây, hệ thống lại kết quả các cuộc khai quật lớn: khai quật Hậu Lâu - 1998, Tràng Tiền và 47 Hàng Dầu - 1999, Đoan Môn, Bắc Môn, Văn Miếu - 2000 và 62, 64 Trần Phú - 2002 để đi đến kết luận chứng minh rằng hoàng thành Thăng Long thời Lý - Trần là ở điện Kính Thiên mà ta còn thấy ngày nay.
    Tổng hợp các dữ liệu, ông Tín đưa ra quan điểm cho rằng qui mô của hoàng thành Thăng Long được xác định ở khoảng: bắc: phố Phan Đình Phùng; nam: phố Trần Phú; đông: phố Thuốc Bắc; tây: đường Hùng Vương. Và như vậy, vị trí của cuộc khai quật khu đất dự định xây nhà Quốc hội là ở bộ phận trung tâm hoàng thành Thăng Long thời Lý - Trần - Lê, phía tây điện Kính Thiên.
    Cũng theo nhà nghiên cứu Bùi Thiết, người chuyên nghiên cứu bản đồ cổ và hiện sở hữu 10 bản đồ Thăng Long từ thời Hồng Đức (thế kỷ 15) đến thời Nguyễn, vị trí của hoàng thành Thăng Long là: tường phía bắc trùng với đường Phan Đình Phùng, phía nam gần trùng Nguyễn Thái Học, phía đông và tây khó xác định vì hẹp hơn hoàng thành cũ, phía đông gấp đôi phía tây vì tòa thành có hình thước thợ.
    Như vậy có thể từ chợ Bưởi, xuôi theo sông Tô Lịch đi về cầu Giấy là phía tây, còn tường đông trùng với hoàng thành cũ. Cũng có nghĩa là khu vực Phủ Chủ tịch và phần lớn đất làng Ngọc Hà đều nằm trong thành.
    Được hanoipho sửa chữa / chuyển vào 02:32 ngày 21/07/2004
  6. hanoipho

    hanoipho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    1.940
    Đã được thích:
    0
    Hoàng thành ở đâu? ​
    Các kiến trúc và di vật tìm được từ nhiều cuộc khai quật đã nhen nhóm trong tâm thức các nhà khảo cổ, nhà văn hóa về một kinh thành Thăng Long tồn tại bằng vật chất chứ không chỉ mơ hồ ?odấu xưa xe ngựa hồn thu thảo?.
    [​IMG]
    Rồng đá trước thềm điện Kính Thiên
    Đến khi cuộc khai quật đại qui mô trên diện tích 16.000m2 của khu đất 18 Hoàng Diệu dự kiến xây nhà Quốc hội diễn ra thì nhiều người sửng sốt vì quy mô bề thế và tính chất nguy nga tráng lệ của lâu đài cung điện Thăng Long xưa.
    Nhưng chừng ấy dường như vẫn chưa hoàn toàn đủ cứ liệu để trả lời chắc chắn câu hỏi: hoàng thành nằm chính xác ở vị trí nào, qui mô của nó ra sao? Cuộc hội thảo đầu tiên về vấn đề quan trọng và nhạy cảm này đã được Viện Khoa học xã hội VN tổ chức hôm 3-6-2004.
    GS Trần Quốc Vượng là người đầu tiên đề xuất và tại hội thảo này vẫn kiên trì nhắc lại luận điểm cho rằng: ?oTrung tâm điểm của cấu trúc thành Đại La của Cao Biền (thế kỷ 9), của thành Thăng Long thời Lý - Trần (thế kỷ 11-14), của thành Đông Kinh thời Lê (thế kỷ 15-18) và cả Bắc thành (đời Gia Long), Hà Nội thành (đời Minh Mạng - Tự Đức) là núi Nùng. Vậy núi Nùng ở đâu?
    GS Vượng phản bác ý kiến của cụ Hoàng Đạo Thúy và Trần Huy Bá cho rằng đó là ngọn núi ở trong vườn Bách Thảo. Theo ông, sau rất nhiều lần khảo sát, ông và các học trò khẳng định đó là ngọn núi thờ Hắc đế có tên là núi Sưa vì tại ngôi đền nhỏ trên đỉnh núi còn có biển ngạch ?oSưa sơn lăng miếu? (sưa là một cây lấy gỗ, mọc thành rừng trên và quanh núi, nay vẫn còn rất nhiều).
    Theo GS Vượng, núi Nùng chính là nơi tọa lạc điện Kính Thiên (hiện còn dấu tích vật thể là các bệ đá cửu trùng và bốn đôi rồng đá tiêu biểu cho mỹ thuật thời Lê sơ) , cũng có nghĩa là nền điện Càn Nguyên thời Lý, điện Thiên An thời Trần. Ông bác bỏ quan điểm của một số người cho rằng đây không thể là núi vì nó không cao hơn là bao so với xung quanh.
    Ông dẫn quan niệm của người xưa: ?oCao nhất xích vi sơn? (cao một thước cũng là núi) và ?oSơn bất tại cao, hữu thần tiên tắc linh? (núi không phải tại cao, có thần tiên ngự trên đó là linh thiêng rồi).
    Quan điểm của GS Vượng được khá đông nhà nghiên cứu đồng tình, trong đó có GS Lê Văn Lan và PGS Tống Trung Tín. Theo các vị này, xác định được vị trí trung tâm của hoàng thành Thăng Long cũng có nghĩa xác định được tương đối chính xác quy mô của thành, và đặc biệt là xác định được khu vực 18 Hoàng Diệu đang khai quật với hàng trăm ngàn hiện vật và nhiều di tích được phát lộ kia là cái gì và nằm ở đâu trong khu vực hoàng thành?
    TS Tống Trung Tín, người chỉ huy hầu hết các cuộc khai quật trong khu vực nội thành Hà Nội những năm gần đây, hệ thống lại kết quả các cuộc khai quật lớn: khai quật Hậu Lâu - 1998, Tràng Tiền và 47 Hàng Dầu - 1999, Đoan Môn, Bắc Môn, Văn Miếu - 2000 và 62, 64 Trần Phú - 2002 để đi đến kết luận chứng minh rằng hoàng thành Thăng Long thời Lý - Trần là ở điện Kính Thiên mà ta còn thấy ngày nay.
    Tổng hợp các dữ liệu, ông Tín đưa ra quan điểm cho rằng qui mô của hoàng thành Thăng Long được xác định ở khoảng: bắc: phố Phan Đình Phùng; nam: phố Trần Phú; đông: phố Thuốc Bắc; tây: đường Hùng Vương. Và như vậy, vị trí của cuộc khai quật khu đất dự định xây nhà Quốc hội là ở bộ phận trung tâm hoàng thành Thăng Long thời Lý - Trần - Lê, phía tây điện Kính Thiên.
    Cũng theo nhà nghiên cứu Bùi Thiết, người chuyên nghiên cứu bản đồ cổ và hiện sở hữu 10 bản đồ Thăng Long từ thời Hồng Đức (thế kỷ 15) đến thời Nguyễn, vị trí của hoàng thành Thăng Long là: tường phía bắc trùng với đường Phan Đình Phùng, phía nam gần trùng Nguyễn Thái Học, phía đông và tây khó xác định vì hẹp hơn hoàng thành cũ, phía đông gấp đôi phía tây vì tòa thành có hình thước thợ.
    Như vậy có thể từ chợ Bưởi, xuôi theo sông Tô Lịch đi về cầu Giấy là phía tây, còn tường đông trùng với hoàng thành cũ. Cũng có nghĩa là khu vực Phủ Chủ tịch và phần lớn đất làng Ngọc Hà đều nằm trong thành.
    Được hanoipho sửa chữa / chuyển vào 02:32 ngày 21/07/2004
  7. hungnet

    hungnet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2004
    Bài viết:
    3.445
    Đã được thích:
    0
    Phố cổ Hà Nội trước ngày trở thành Di tích Quốc gia​
    Lễ trao bằng công nhận Di tích Quốc gia cho khu phố cổ Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 24-7 tới. Trước ngày phố cổ Hà Nội trở thành Di tích Quốc gia, chúng ta hãy nhìn lại thực trạng khu di tích này.
    Đã từ lâu, cùng với Hoàng Thành, khu phố cổ Hà Nội là hiện hữu của một Kinh thành Thăng Long xưa, là một di tích vô cùng quý giá của Thủ đô Hà Nội và của cả nước.
    Dù trải qua nhiều biến cố lịch sử, thành tố đơn lẻ của phố cổ Hà Nội có bị thay đổi mang dấu ấn của kiến trúc cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX nhưng về tổng thể vẫn bảo lưu được cơ cấu không gian đô thị của một khu phố cổ truyền thống.
    Đặc điểm dân gian thể hiện rõ trong cách tổ chức khu phố trên cơ sở đơn vị văn hoá, tín ngưỡng và cách thức xây dựng có nguồn gốc từ nông thôn. Phố xuất hiện sau phường do nhu cầu trao đổi thương nghiệp tăng dần. Phố là một bộ phận của phường đồng thời phố là thành phần liên kết các phường khác nhau trong mối quan hệ tương hỗ và tạo nên một mạng lưới đó là cấu trúc đô thị.
    Mạng lưới đường phố, ngõ nhỏ có hình thái tự nhiên, cách chia nhỏ mặt đứng kiến trúc đường phố tạo nên vẻ đẹp hài hòa của không gian kiến trúc với những đặc tính động, luôn thay đổi khá bất ngờ, độc đáo.
    Phố cổ Hà Nội là một giá trị di sản vô cùng quý báu cần được bảo tồn và phát huy trong đời sống đô thị hiện đại, là tấm gương phản chiếu lịch sử, kiến trúc và đời sống đô thị Hà Nội qua các thời kỳ.
    Ngày 5-4-2004, theo quyết định số 14/2004/QĐ-BVHTT, Bộ trưởng Bộ VHTT đã quyết định khu phố cổ được xếp hạng là "Di tích Lịch sử khu phố cổ Hà Nội".
    Hiện nay, trong khu phố cổ Hà Nội có khoảng 15.270 hộ gia đình sinh sống với số người thực tế thường trú là 66.191 người, trong đó nhiều gia đình đã sinh sống từ 30 năm trở lên trong khu vực này. Thậm chí nhiều hộ gia đình đã 3,4 thế hệ sinh sống tại đây. Bình quân diện tích đất ở là 4,9 m2/người và bình quân 9,6 m2/người về diện tích nhà ở.
    Hiện trong khu phố cổ có: 76 các tuyến phố và 1.081 công trình nhà ở có giá trị cần được bảo tồn, tôn tạo. Ngoài ra, trong khu phố cổ còn có 112 di tích lịch sử và văn hoá (trong đó có 90 di tích lịch sử, tôn giáo, tín ngưỡng, 22 di tích cách mạng, kháng chiến?).
    Như vậy, dân sinh luôn là vấn đề cấp bách trong việc tôn tạo, gìn giữ cho khu phố cổ quan trọng này.
    Trong buổi giao ban báo chí mới đây tại Thành uỷ Hà Nội, bà Nguyễn Xuân Quỳnh, Phó Ban Quản lý phố cổ Hà Nội cho biết: Đến nay (tức tháng 7-2004), phố cổ Hà Nội đã đầy đủ về khung pháp lý khi chính thức được xếp hạng di tích quốc gia, việc xây dựng và bảo tồn từ đây mới được coi là bắt đầu.
    Sắp tới, Ban quản lý phố cổ sẽ đề nghị thành phố cho xếp hạng một số ngôi nhà cổ đã được người dân thực hiện bảo tồn đúng tiêu chuẩn, đồng thời cũng đề nghị thành phố đầu tư tôn tạo ô phố thí điểm (Hàng Bạc - Mã Mây - Lương Ngọc Quyến - Tạ Hiện).
    Và như vậy, phố cổ Hà Nội sắp bước sang trang mới đúng với tầm vóc của nó.
  8. hungnet

    hungnet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2004
    Bài viết:
    3.445
    Đã được thích:
    0
    Phố cổ Hà Nội trước ngày trở thành Di tích Quốc gia​
    Lễ trao bằng công nhận Di tích Quốc gia cho khu phố cổ Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 24-7 tới. Trước ngày phố cổ Hà Nội trở thành Di tích Quốc gia, chúng ta hãy nhìn lại thực trạng khu di tích này.
    Đã từ lâu, cùng với Hoàng Thành, khu phố cổ Hà Nội là hiện hữu của một Kinh thành Thăng Long xưa, là một di tích vô cùng quý giá của Thủ đô Hà Nội và của cả nước.
    Dù trải qua nhiều biến cố lịch sử, thành tố đơn lẻ của phố cổ Hà Nội có bị thay đổi mang dấu ấn của kiến trúc cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX nhưng về tổng thể vẫn bảo lưu được cơ cấu không gian đô thị của một khu phố cổ truyền thống.
    Đặc điểm dân gian thể hiện rõ trong cách tổ chức khu phố trên cơ sở đơn vị văn hoá, tín ngưỡng và cách thức xây dựng có nguồn gốc từ nông thôn. Phố xuất hiện sau phường do nhu cầu trao đổi thương nghiệp tăng dần. Phố là một bộ phận của phường đồng thời phố là thành phần liên kết các phường khác nhau trong mối quan hệ tương hỗ và tạo nên một mạng lưới đó là cấu trúc đô thị.
    Mạng lưới đường phố, ngõ nhỏ có hình thái tự nhiên, cách chia nhỏ mặt đứng kiến trúc đường phố tạo nên vẻ đẹp hài hòa của không gian kiến trúc với những đặc tính động, luôn thay đổi khá bất ngờ, độc đáo.
    Phố cổ Hà Nội là một giá trị di sản vô cùng quý báu cần được bảo tồn và phát huy trong đời sống đô thị hiện đại, là tấm gương phản chiếu lịch sử, kiến trúc và đời sống đô thị Hà Nội qua các thời kỳ.
    Ngày 5-4-2004, theo quyết định số 14/2004/QĐ-BVHTT, Bộ trưởng Bộ VHTT đã quyết định khu phố cổ được xếp hạng là "Di tích Lịch sử khu phố cổ Hà Nội".
    Hiện nay, trong khu phố cổ Hà Nội có khoảng 15.270 hộ gia đình sinh sống với số người thực tế thường trú là 66.191 người, trong đó nhiều gia đình đã sinh sống từ 30 năm trở lên trong khu vực này. Thậm chí nhiều hộ gia đình đã 3,4 thế hệ sinh sống tại đây. Bình quân diện tích đất ở là 4,9 m2/người và bình quân 9,6 m2/người về diện tích nhà ở.
    Hiện trong khu phố cổ có: 76 các tuyến phố và 1.081 công trình nhà ở có giá trị cần được bảo tồn, tôn tạo. Ngoài ra, trong khu phố cổ còn có 112 di tích lịch sử và văn hoá (trong đó có 90 di tích lịch sử, tôn giáo, tín ngưỡng, 22 di tích cách mạng, kháng chiến?).
    Như vậy, dân sinh luôn là vấn đề cấp bách trong việc tôn tạo, gìn giữ cho khu phố cổ quan trọng này.
    Trong buổi giao ban báo chí mới đây tại Thành uỷ Hà Nội, bà Nguyễn Xuân Quỳnh, Phó Ban Quản lý phố cổ Hà Nội cho biết: Đến nay (tức tháng 7-2004), phố cổ Hà Nội đã đầy đủ về khung pháp lý khi chính thức được xếp hạng di tích quốc gia, việc xây dựng và bảo tồn từ đây mới được coi là bắt đầu.
    Sắp tới, Ban quản lý phố cổ sẽ đề nghị thành phố cho xếp hạng một số ngôi nhà cổ đã được người dân thực hiện bảo tồn đúng tiêu chuẩn, đồng thời cũng đề nghị thành phố đầu tư tôn tạo ô phố thí điểm (Hàng Bạc - Mã Mây - Lương Ngọc Quyến - Tạ Hiện).
    Và như vậy, phố cổ Hà Nội sắp bước sang trang mới đúng với tầm vóc của nó.
  9. hanoipho

    hanoipho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    1.940
    Đã được thích:
    0
    Ngôi chùa độc đáo nhất Hà Nội - Huyền tích chùa Kim Liên​
    Ngoài kiến trúc, được xem là "độc nhất vô nhị" ở Hà Nội, chùa Kim Liên còn được đánh giá là một trong những ngôi chùa đẹp nhất ở vùng đất kinh kỳ, ngàn năm văn hiến này. Tuy nhiên, hiện xung quanh khu vực chùa đã mọc lên khá nhiều khu biệt thự, khách sạn kiểu Tây và đang làm mất đi không gian thoáng đãng, thanh tịnh rất đẹp của chùa Kim Liên.
    Chùa nằm trên một doi đất rộng ăn ra Hồ Tây. Đây là địa phận làng Nghi Tàm, Quảng An, quận Tây Hồ hiện nay. Tương truyền, đây chính là khu vực nền cũ của cung Từ Hoa, có từ đời nhà Lý. Chuyện xưa kể rằng, công chúa Từ Hoa, con vua Lý Thần Tông (1128 - 1138), đã đem cung nữ đến khu vực này trồng dâu nuôi tằm, mở mang một trang ấp đặt tên là trại Tàm Tang. Vua Lý Thần Tông cho dựng cung Từ Hoa ở ngay trang ấp Tàm Tang để công chúa sống. Dần dần, vùng đất này được gọi là Nghi Tàm.
    Trong chùa hiện nay có tấm bia đá do học giả Bùi Huy Cận soạn năm 1868. Nội dung tấm bia cho biết: Chùa có tên là Đại Bi, được xây dựng vào năm 1661 và do gia đình ông Nguyên Thế Hựu bỏ tiền ra xây dựng. Đến thời chúa Trịnh Sâm, chùa có sự thay đổi khá nhiều. Do quá say mê thứ phi Đặng Thị Huệ, năm 1771, chúa Trịnh Sâm đã cho quan quân tháo dỡ một số ngôi chùa khác trong kinh thành để tu bổ lại chùa Đại Bi vì đây là nơi bà thường đến lễ bái. Ông cũng cho đổi tên chùa thành Kim Liên.
    Sau đó, vua Quang Trung đã cho trùng tu lại chùa Kim Liên. Diện mạo ngôi chùa được giữ nguyên từ đó đến nay.
    Độc đáo và hài hòa
    Trong hệ thống chùa chiền ở toàn miền bắc hiện nay, chỉ còn một ngôi chùa có lối kiến trúc tương tự chùa Kim Liên. Đó là chùa Tây Phương ở Thạch Thất, Hà Tây với những pho tượng La Hán nổi tiếng. Bố cục của chùa có lối chữ Tam (?), gồm ba nếp nhà chạy song song với nhau, tòa giữa ngắn hơn và mỗi nếp đều có cấu trúc độc lập, gần giống nhau, gắn kết lại, tạo thành một thể thống nhất. Các nếp nhà đều có hai tầng mái, lớp ngói vảy cũ với các đầu đao được làm bằng gỗ, chạm khắc cầu kỳ, nhưng trông rất mềm mại. Tất cả các cột, xà đều được làm bằng gỗ, tường xây gạch không trát phía ngoài. Toàn bộ cổng chùa cũng được làm bằng gỗ, khá đồ sộ và chạm khắc công phu. Các hoa văn được khắc trên vì kèo, đầu cột, đầu mái chùa, chủ yếu là hình hổ phù, lá và hoa sen, hình rồng cách điệu, mây vờn...
    Đây là lối kiến trúc có từ thế kỷ 17 trở về trước và chỉ phổ biến ở Đàng Trong. Người ta cho rằng, chính vua Quang Trung đã hạ lệnh trùng tu lại chùa, có thể là do một tốp thợ Đàng Trong tiến hành, nên chùa mới có được lối kiến trúc này, khác hẳn so với những ngôi chùa khác ở đất Thăng Long- Hà Nội. Đặc biệt, trong chùa có một pho tượng gỗ được xác định là tạc cách đây hơn 200 năm. Tượng cao khoảng 1,7m, hình một người trung niên, râu ba chỏm, tay cầm hốt, đầu đội mũ niệm, nhưng lại mặc áo cà sa. Có thuyết cho rằng đó là tượng chúa Trịnh Giang hoặc chúa Trịnh Sâm nhưng cũng có thuyết cho đó là tượng vị hòa thượng trông coi chùa, mà vị này nguyên là nội thị trong phủ chúa Trịnh.
    Tiếc là trong những năm qua, xung quanh khu vực chùa, rất nhiều khu biệt thự kiểu Tây, rồi những khách sạn lớn mọc lên làm mất đi không gian thoáng đãng, thanh tịnh rất đẹp của chùa Kim Liên.
    [​IMG]
  10. hanoipho

    hanoipho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    1.940
    Đã được thích:
    0
    Ngôi chùa độc đáo nhất Hà Nội - Huyền tích chùa Kim Liên​
    Ngoài kiến trúc, được xem là "độc nhất vô nhị" ở Hà Nội, chùa Kim Liên còn được đánh giá là một trong những ngôi chùa đẹp nhất ở vùng đất kinh kỳ, ngàn năm văn hiến này. Tuy nhiên, hiện xung quanh khu vực chùa đã mọc lên khá nhiều khu biệt thự, khách sạn kiểu Tây và đang làm mất đi không gian thoáng đãng, thanh tịnh rất đẹp của chùa Kim Liên.
    Chùa nằm trên một doi đất rộng ăn ra Hồ Tây. Đây là địa phận làng Nghi Tàm, Quảng An, quận Tây Hồ hiện nay. Tương truyền, đây chính là khu vực nền cũ của cung Từ Hoa, có từ đời nhà Lý. Chuyện xưa kể rằng, công chúa Từ Hoa, con vua Lý Thần Tông (1128 - 1138), đã đem cung nữ đến khu vực này trồng dâu nuôi tằm, mở mang một trang ấp đặt tên là trại Tàm Tang. Vua Lý Thần Tông cho dựng cung Từ Hoa ở ngay trang ấp Tàm Tang để công chúa sống. Dần dần, vùng đất này được gọi là Nghi Tàm.
    Trong chùa hiện nay có tấm bia đá do học giả Bùi Huy Cận soạn năm 1868. Nội dung tấm bia cho biết: Chùa có tên là Đại Bi, được xây dựng vào năm 1661 và do gia đình ông Nguyên Thế Hựu bỏ tiền ra xây dựng. Đến thời chúa Trịnh Sâm, chùa có sự thay đổi khá nhiều. Do quá say mê thứ phi Đặng Thị Huệ, năm 1771, chúa Trịnh Sâm đã cho quan quân tháo dỡ một số ngôi chùa khác trong kinh thành để tu bổ lại chùa Đại Bi vì đây là nơi bà thường đến lễ bái. Ông cũng cho đổi tên chùa thành Kim Liên.
    Sau đó, vua Quang Trung đã cho trùng tu lại chùa Kim Liên. Diện mạo ngôi chùa được giữ nguyên từ đó đến nay.
    Độc đáo và hài hòa
    Trong hệ thống chùa chiền ở toàn miền bắc hiện nay, chỉ còn một ngôi chùa có lối kiến trúc tương tự chùa Kim Liên. Đó là chùa Tây Phương ở Thạch Thất, Hà Tây với những pho tượng La Hán nổi tiếng. Bố cục của chùa có lối chữ Tam (?), gồm ba nếp nhà chạy song song với nhau, tòa giữa ngắn hơn và mỗi nếp đều có cấu trúc độc lập, gần giống nhau, gắn kết lại, tạo thành một thể thống nhất. Các nếp nhà đều có hai tầng mái, lớp ngói vảy cũ với các đầu đao được làm bằng gỗ, chạm khắc cầu kỳ, nhưng trông rất mềm mại. Tất cả các cột, xà đều được làm bằng gỗ, tường xây gạch không trát phía ngoài. Toàn bộ cổng chùa cũng được làm bằng gỗ, khá đồ sộ và chạm khắc công phu. Các hoa văn được khắc trên vì kèo, đầu cột, đầu mái chùa, chủ yếu là hình hổ phù, lá và hoa sen, hình rồng cách điệu, mây vờn...
    Đây là lối kiến trúc có từ thế kỷ 17 trở về trước và chỉ phổ biến ở Đàng Trong. Người ta cho rằng, chính vua Quang Trung đã hạ lệnh trùng tu lại chùa, có thể là do một tốp thợ Đàng Trong tiến hành, nên chùa mới có được lối kiến trúc này, khác hẳn so với những ngôi chùa khác ở đất Thăng Long- Hà Nội. Đặc biệt, trong chùa có một pho tượng gỗ được xác định là tạc cách đây hơn 200 năm. Tượng cao khoảng 1,7m, hình một người trung niên, râu ba chỏm, tay cầm hốt, đầu đội mũ niệm, nhưng lại mặc áo cà sa. Có thuyết cho rằng đó là tượng chúa Trịnh Giang hoặc chúa Trịnh Sâm nhưng cũng có thuyết cho đó là tượng vị hòa thượng trông coi chùa, mà vị này nguyên là nội thị trong phủ chúa Trịnh.
    Tiếc là trong những năm qua, xung quanh khu vực chùa, rất nhiều khu biệt thự kiểu Tây, rồi những khách sạn lớn mọc lên làm mất đi không gian thoáng đãng, thanh tịnh rất đẹp của chùa Kim Liên.
    [​IMG]

Chia sẻ trang này