1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cùng trả lời các câu hỏi trong cuộc thi tìm hiểu "60 năm Nước CHXHCN Việt Nam"

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi linh_trang, 18/05/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. TLV

    TLV Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/12/2003
    Bài viết:
    1.329
    Đã được thích:
    0
    QUỐC HỘI KHOÁ III
    (1964-1971)
    Quốc hội khoá III, được tổ chức theo Hiến pháp năm 1960, là Quốc hội của thời kỳ đất nước thực hiện cả hai chiến lược cách mạng, thời kỳ chống Mỹ cứu nước "tất cả cho tiền tuyến, tất cả để thắng giặc Mỹ xâm lược". Miền Bắc tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội; Miền Nam đẩy mạnh cuộc đấu tranh giải phóng. Cao trào thi đua yêu nước dâng lên mạnh mẽ chưa từng có.
    Hoạt động Quốc hội đã đóng góp quan trọng vào việc hoàn thành nhiệm vụ khôi phục và xây dựng kinh tế ở miền Bắc, đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống Mỹ, cứu nước ở miền Nam. Quốc hội đã có những quyết sách phù hợp về dân chủ, quan tâm đến lợi ích nhiều mặt, hàng ngày của mọi tầng lớp nhân dân; góp phần đảm bảo hiệu lực và hiệu quả của chính quyền Nhà nước trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và giải phóng miền Nam, tiến tới thống nhất đất nước. Nhiệm kỳ của Quốc hội khoá III kéo dài từ tháng 6-1964 đến tháng 6-1971 là do hoàn cảnh có chiến tranh diễn ra trên phạm vi cả nước.
    QUỐC HỘI KHOÁ IV
    (1971-1975)
    Quốc hội khoá IV đã tiếp tục động viên quân và dân thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng: ở miền Nam tăng cường đấu tranh giải phóng dân tộc, ở miền Bắc kiên trì bảo vệ và xây dựng chủ nghĩa xã hội, đánh thắng chiến tranh phá hoại của địch, động viên sức người, sức của cho tiền tuyến lớn đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược và bè lũ tay sai.
    Sau khi Hiệp định Pari về Việt Nam được ký kết, Quốc hội đã thông qua những biện pháp đấu tranh để bảo đảm thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định. Ðồng thời, Quốc hội đã quyết định những vấn đề quan trọng của Nhà nước ta nhằm nhanh chóng khắc phục hậu quả của chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, phát triển văn hoá, ổn định đời sống nhân dân, củng cố quốc phòng; tiếp tục sự nghiệp xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, cùng đồng bào miền Nam hoàn thành thắng lợi sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
    Quốc hội khoá IV là Quốc hội chiến thắng giặc Mỹ xâm lược, kiên trì và tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội, là Quốc hội khôi phục kinh tế, hàn gắn những vết thương chiến tranh, chuẩn bị đưa đất nước tiến vào thời kỳ mới.
    QUỐC HỘI KHOÁ V
    (1975-1976)
    Quốc hội khoá V được bầu trong không khí vui mừng, phấn khởi, đất nước sạch bóng quân xâm lược, nhân dân ta hoàn toàn làm chủ vận mệnh của mình. Quốc hội khoá V, bắt đầu nhiệm kỳ giữa lúc nhân dân ta bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên cả nước thống nhất tiến lên chủ nghĩa xã hội. Quốc hội khoá V là Quốc hội đầu tiên của thời kỳ xây dựng đất nước "đàng hoàng hơn, to đẹp hơn" như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
    Quốc hội khoá V thể hiện đầy đủ bản chất là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của khối đại đoàn kết toàn dân mà nòng cốt là liên minh công nông. Quốc hội quyết định kế hoạch phát triển kinh tế, văn hoá, động viên nhân dân ta thi đua xây dựng đất nước, củng cố lực lượng quốc phòng.. Quốc hội nhất trí phê chuẩn kết quả của Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất Tổ quốc, thể hiện ý chí mạnh mẽ, nguyện vọng thiết tha và sự nhất trí cao của toàn dân tộc về vấn đề thống nhất Tổ quốc trên cơ sở độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Quốc hội quyết định kế hoạch Nhà nước năm 1976, năm thứ nhất của kế hoạch 5 năm lần thứ hai, mở đầu thời kỳ xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, độc lập, thống nhất và xã hội chủ nghĩa.
    Quốc hội khoá V là quốc hội ngắn nhất, từ 4-1975 đến 4-1976, vì đã rút ngắn nhiệm kỳ để tiến hành cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung của đất nước thống nhất.

  2. TLV

    TLV Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/12/2003
    Bài viết:
    1.329
    Đã được thích:
    0
    QUỐC HỘI KHOÁ VI
    (1976-1981)
    Trong điều kiện đất nước thống nhất, sự kiện lịch sử có ý nghĩa trọng đại là tổ chức thành công cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung của cả nước-Quốc hội khoá VI. Quốc hội đã quyết định những vấn đề quan trọng hàng đầu trong thời kỳ phát triển mới của dân tộc; quyết định về đường lối, chính sách của Nhà nước Việt Nam thống nhất; quyết định xây dựng Hiến pháp, về cơ cấu lãnh đạo của Nhà nước khi chưa có Hiến pháp mới, bầu các cơ quan đó để điều hành công việc chung của cả nước.
    Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về tên nước, quốc kỳ, quốc huy, quốc ca và tổ chức Nhà nước khi chưa có Hiến pháp mới. Quốc hội quyết định đổi tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thành nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quyết định khoá Quốc hội được bầu trong cuộc Tổng tuyển cử ngày 25-4-1976 là Quốc hội khoá VI nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quyết định chính thức đặt tên thành phố Sài Gòn-Gia Ðịnh là Thành phố Hồ Chí Minh. Sự ra đời của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam mở đầu cho bước phát triển mới trong quá trình đi lên của đất nước.
    Quốc hội khoá VI đã có những đóng góp tích cực vào việc xây dựng hệ thống chính quyền mới ở miền Nam, xây dựng hệ thống pháp luật thống nhất bảo vệ chính quyền trong điều kiện hoà bình, xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn quốc. Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá VI đã thông qua Hiến pháp năm 1980.
    QUỐC HỘI KHOÁ VII
    (1981-1987)
    Quốc hội khoá VII, được tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp năm 1980. Quốc hội đã phát huy vai trò cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nhân dân trong việc củng cố và hoàn thiện chế độ làm chủ tập thể; ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để cụ thể hoá Hiến pháp, từng bước xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, tạo tiền đề để Nhà nước thực hiện quản lý mọi hoạt động chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội theo đúng Hiến pháp và pháp luật. Quốc hội đã thông qua một số Luật quan trọng như: Luật tổ chức Quốc hội và Hội đồng Nhà nước, Luật tổ chức Toà án nhân dân.
    Quốc hội khoá VII, là Quốc hội của thời kỳ bắt đầu công cuộc đổi mới, đã đẩy mạnh công tác lập pháp, tăng cường công tác giám sát và việc quyết định các vấn đề quan trọng khác để đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện đất nước. Xác định nguyên tắc, phương hướng xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
    QUỐC HỘI KHOÁ VIII
    (1987-1992)
    Quốc hội khoá VIII được bầu ra và hoạt động trong giai đoạn bước ngoặt của đất nước, có trách nhiệm to lớn góp phần thực hiện công cuộc đổi mới. Hoạt động lập hiến của Quốc hội khoá VIII có nhiều thành tựu với 2 lần sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1980. Tại kỳ họp lần thứ 11, tháng 4 năm 1992, Quốc hội thông qua Hiến pháp năm 1992 - Hiến pháp của thời kỳ đổi mới, phù hợp với thực tế của đất nước và xu thế tiến bộ của thời đại trên cơ sở điều kiện, hoàn cảnh, đặc điểm của Việt Nam, đánh dấu sự trưởng thành về trình độ lập hiến của nước ta.
    Quốc hội đã thực hiện sứ mệnh cao cả mở đường cho công cuộc đổi mới toàn diện ở nước ta về mặt Nhà nước. Tiến hành đồng bộ và có hiệu quả các hoạt động nhằm thực hiện chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ do Hiến pháp quy định: Lập hiến, lập pháp, giám sát, quyết định các vấn đề trọng đại về quốc kế-dân sinh, về đối nội và đối ngoại, trong đó đặc biệt là hoạt động lập hiến và lập pháp. Trong Nhiệm kỳ Quốc hội khoá VIII, nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng: Kinh tế phát triển, văn hoá, giáo dục đạt được nhiều kết quả tốt. Việc xây dựng và tăng cường Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân có bước phát triển mới; quan hệ đối ngoại được mở rộng; quốc phòng an ninh được củng cố.

  3. Red_army_vn

    Red_army_vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/10/2004
    Bài viết:
    202
    Đã được thích:
    0
    Em không làm bài thi này vì chỗ em học không yêu cầu làm , tổ dân phố cũng không . Nhưng ý tưởng về bài thi chung của Box mình quả là "sáng kiến" . Bác TVL đã trả lời gần hết rồi . Hay là bác in ra rồi gửi bài dự thi giùm anh em luôn đi nhể ?
    "Không thành công thì cũng thành nhân" . Bác nào góp tài liệu độc đáo vào , biết đâu ăn giải lại có tiền
  4. TLV

    TLV Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/12/2003
    Bài viết:
    1.329
    Đã được thích:
    0
    QUỐC HỘI KHOÁ IX
    (1992-1997)
    Quốc hội khoá IX được tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp năm 1992. Quốc hội khoá IX đã tiến hành đồng bộ và có hiệu quả các hoạt động nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ về lập pháp, về giám sát và về quyết định các vấn đề trọng đại của đất nước, bảo đảm cho công cuộc đổi mới đạt được những thành tựu to lớn, đưa đất nước bước vào thời kỳ phát triển mới.
    Quốc hội khoá IX tiếp tục thể chế hoá cương lĩnh và chiến lược ổn định và phát triển kinh tế-xã hội của Ðảng được đề ra từ Ðại hội Ðảng lần thứ VI và được Ðại hội Ðảng lần thứ VII khẳng định, tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới sâu sắc và toàn diện. Quốc hội đã phát huy vai trò của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam thực sự của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
    QUỐC HỘI KHOÁ X
    (1997-2002)
    Quốc hội khoá X là Quốc hội của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Quốc hội khoá X có trọng trách tiếp tục thể chế hoá cương lĩnh và chiến lược của Ðảng; cụ thể hoá đường lối, chính sách mà Ðại hội Ðảng lần thứ VIII và lần thứ IX đề ra. Trong 5 năm qua, Quốc hội khoá X tiếp tục xây dựng và hoàn thiện tổ chức của Quốc hội và đổi mới hoạt động lập pháp: Phân định phạm vi thẩm quyền lập pháp của Quốc hội, lập và quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, đổi mới thủ tục, trình tự ban hành văn bản quy phạm pháp luật, góp phần tích cực thực hiện thắng lợi các Nghị quyết Ðại hội lần thứ VIII và Ðại hội lần thứ IX của Ðảng, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
    Các luật, pháp lệnh Quốc hội thông qua đều đáp ứng yêu cầu thực tiễn, tạo cơ sở pháp lý cho việc giải quyết vấn đề bức xúc của cuộc sống và công cuộc phát triển đất nước, đảm bảo tính đồng bộ, hợp hiến, hợp pháp. Quốc hội đã chú trọng xây dựng và ban hành các luật, pháp lệnh về lĩnh vực kinh tế, tạo hành lang pháp lý thúc đẩy sự phát triển của các thành phần kinh tế. Quốc hội khoá X tiến hành giám sát khá toàn diện việc thực hiện các luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội về nhiệm vụ 5 năm, nhiệm vụ hàng năm và nhiều vấn đề quan trọng khác.
    Quốc hội đã thực hiện hình thức giám sát đi sâu khảo sát theo chuyên đề; kết hợp giữa việc giám sát tại kỳ họp với các hoạt động giám sát trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội; giữa việc nghe báo cáo với việc cử đoàn đi địa phương, cơ sở làm việc với các Bộ, ngành, tổng công ty, nên hiệu quả hoạt động giám sát từng bước được nâng lên. Quốc hội đã xem xét, quyết định những chính sách cơ bản về đối nội, đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế-xã hội, quốc phòng an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội và các hoạt động khác của công dân; dự toán ngân sách và phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước.
    Quốc hội khoá X đã đóng góp vào thành tựu của công cuộc đổi mới, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhất là trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
    QUỐC HỘI KHOÁ XI
    (2002-2007)
    Quốc hội khóa XI là Quốc hội đầu thế kỷ và đầu thiên niên kỷ mới, có trọng trách thể chế hóa chiến lược của Đảng phát triển đất nước trong thời kỳ mới mà Đại hội lần thứ IX của Đảng đã nêu lên : "Phát huy sức mạnh toàn dân tộc ; tiếp tục đổi mới; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa. Quốc hội sẽ đánh dấu một bước tiến lớn trong việc thực hiện chức năng cao cả của mình, cùng các cơ quan trong bộ máy nhà nước nâng cao hơn nữa các hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp gắn liền với quá trình đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ; động viên toàn dân tộc phấn đấu giành thêm nhiều thắng lợi to lớn trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, từng bước đưa nước ta tiến lên sánh vai cùng các nước phát triển trên thế giới
  5. TLV

    TLV Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/12/2003
    Bài viết:
    1.329
    Đã được thích:
    0
    4-B:
    Trong 60 năm qua, hiến pháp nước VNDCCH và ngày nay là nước CHXHCNVN đã mấy lần được sửa đổi, bổ sung ? Bản hiến pháp được thông qua năm nào có câu: ?o Nhà nước CHXHCNVN là nhà nước của nhân dân, do nhân dân , vì nhân dân ?o?

    --
    Từ năm 1946 đến nay, nuớc ta có 4 bản hiến pháp.

    Nội dung các bản hiến pháp đã khẳng định ngay từ đầu tính chất cơ bản của nhà nước ta là nhà nước pháp quyền của dân , do dân và vì dân. Điều này đã được thế hiện cụ thể:

    Hiến pháp 1946 : Về mặt chính thể đã khẳng định: ?o Nước Việt Nam là một nước Dân chủ Cộng hòa. Tất cả quyền binh trong nước là của toàn thể nhân dân.?
    - Nghĩa vụ và quyền lợi công dân được ghi nhận rõ ràn g :?Tất cả công dân Việt Nam đều ngang quyền về mọi phương diện chính trị,kinh tế, văn hóa ?o (Điều 6 ). ?o tất cả công dân đều bình đẳng trước pháp luật, đều được tham gia chính quyền và công cuộc kiến quốc.? . ( Điều 8 ). ?oNam nữ bình đẳng về mọi phương diện?. (Điều 9). ?oCông dân Việt Nam có quyền tự do ngôn luận: tự do xuất bản; tự do tổ chức và hội họp; tự do tín ngưỡng ; tự do cư trú, đi loại trong nước và ngoài nuớc ?o (Điều 10 ).
    - Thực hiện chế độ bầu cử, phổ thông đầu phiếu tự do, trực tiếp và bỏ phiếu kín (Điều 7 ). Nhân dân có quyền bãi miễn đại biểu mình đã bầu ra, có quyền phủ quyết về hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh Quốc gia (Điều 21 ).
    - Nghị viện nhân dân là do công dân Việt Nam bầu ra, là cơ quan có quyền cao nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nghị viện có quyền lập hiến và lập pháp.
    Hiến pháp năm 1929 : Kế thừa những diều đã qui định ở hiến pháp 1946 và xác định rõ hơn chức năng nhiệm vụ và tính chất của Nhà nước ta.
    - Điều 4 . Ghi :? Tất cả quyền lực trong nước VNCCH đều thuộc về nhân dân. Nhân dân sử dụng quyền của mình thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm truớc nhân dân ?o.
    Quốc hội , Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan Nhà nước đều thực hành nguyên tắc tập trung dân chủ ?o.
    - Điều 5. ghi : Đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp có thể bị cử tri bãi miễn trước khi hết nhiệm kỳ nếu tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân.
    - Điều 6. ghi :? Tất cả các cơ quan Nhà nước đều phải dựa vào nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của nhân dân.
    - Tất cả các nhân viên cơ quan Nhà nước đều phải trung thành với chế độ dân chủ nhân dân, tuân theo Hiến pháp và pháp luật hết lòng hết sức phục vụ nhân dân.
    - Các Thành viên của Hội đồng Chính phủ chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi trái với Hiến pháp và pháp luật gây thiệt hại cho Nhà nước hay cho nhân dân.
    Hiến pháp 1980 : Đây là bản hiến pháp thể chế hóa Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng Cộng sản Viện Nam mang tên là hiến pháp nước Cộng hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Lời nói đầu bản Hiến pháp này đã chỉ rõ : Là Luật cơn bản của nước nhà, Hiến pháp này đã qui định chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội.quyền và nghĩa vụ của công dân, cơ cấu tổ chức và nguyên tắc hoạt động của các cơ quan Nhà nước. Nó thể hiện mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, Nhân dân làm chủ, Nhà nươc quản lý trong xã hội Việt Nam ?o.
    Thể chế và tổ chức bộ máy Nhà nước ở cấp Trung ương đã thể hiện tư tưởng làm chủ tập thể XHCN do đại hội IV đề ra.
    - Điều 3, ghi ?oỞ nước CHXHCNViệt Nam , người làm chủ tập thể là nhân dân lao động bao gồm giai cấp công nhân, giai cấp nông dân tập thể, tầng lớp trí thức XHCN và những người lao động khác mà nòng cốt là liên minh công nông do giai cấp công nhân lãnh đạo.?
    - Điều 4, ghi : ?o Đảng CS Việt Nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội, là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam ?o.
    - Hiến pháp 1980 quy định Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp. Quyết định những chính sách cơ bản của Nhà nước về đối nội, đối ngoại, những mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, những nguyên tắc tổ chức và hoạt động chủ yếu của bộ máy Nhà nước về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân.
    Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước.
    Bản hiến pháp này có quy định tổ chức Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng, chính phủ của nhà nước CHXHCN Việt Nam.
    Hiến pháp 1992 : Thể hiện đường lối đổi mới của Đảng CS Việt Nam Và thể hiện rõ tính chất của Nhà nuớc pháp quyền XHCN của dân , do dân , vì dân; cụ thể :
    - Điều 2 . ghi : ?oNhà nước XHCN Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyển lực nhà nước thuộc vềnhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức?.
    - Điều 12 , ghi :?Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật. Không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa:.
    Mọi hành động xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân đều bị sử lý theo pháp luật?.
    Về chế độ kinh tế. Hiến pháp 1992 đã xác định: ?oNhà nước phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần?. Với các hình thức tổ chức sản xuất,kinh doanh đa dạng dưac trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng? . Đáng chú ý là : Điều 21 đã quy định: ?o Kinh Tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân được chọn hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh, được thành lập doanh nghiệp không bị hạn chếvề uy mô hoạt động trong những nghành nghề có lợi cho quốc tế dân sinh. Kinh tế gia đình được khuyến khích phát triển?.
    - Điều 23 quy định: ?o Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức không bị quốc hữu hóa? . Trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia. Nhà nước trưng mua, trưng dụng theo luật định.
    Các quyền tự do dân chủ và nghĩa vụ công dân đã được xác định rõ ràng và đầy đủ hơn thể hiện tính chất cơ bản của Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân trong chương V.
    Tại kỳ họp thứ 10. Khóa X. Bản hiến pháp 1992 đã sửa đổi , bổ sung một số diều.
    Điều 2 bản hiến pháp 1992 được sửa đổi bổ sung như sau : ?o Nhà nước CHXHCNVN Việt Nam là Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân??
  6. TLV

    TLV Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/12/2003
    Bài viết:
    1.329
    Đã được thích:
    0
    Câu hỏi 5 : Quốc kỳ và quốc ca của nước ta ra đời trong hoàn cảnh nào? và do ai sáng tác? Ý nghĩa lịch sử của nó?
    ---

    5-A Quốc kỳ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
    Quốc kỳ của nước ta nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.

    Nhiều tài liệu có trong danh mục sách tham khảo khẳng định cờ đỏ sao vàng (quốc kỳ hiện nay) xuất hiện lần đầu tiên trong khởi nghĩa nam kỳ nă 1940. Từ ngày 21 đến ngày 27 tháng 7 năm 1940, xứ ủy nam kỳ Đảng cộng sản Đông Dương ( ********************** ngày nay ) họp tại ấp tân Thiện, xã tân Hương, Huyện Châu Thành, Tỉnh Mỹ Tho nhận định tình hình đã chín muồi cho việc đứng lê khởi nghĩa giành chính quyền của quần chúng cách mạng và ra thông báo ?o phải tập trung ráo riết chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang để giành chính quyền ?o. Hội nghị cũng cử đồng chí Phan Đăng Lưu ra bắc báo cáo trung ương và đề nghị phối hợp hành động.
    Để tiến tới khởi nghĩa, một vấn đề được đặt ra là cần có một lá cờ để khẳng định tổ chức, thống nhất hiệu lệnh chỉ huy và động viên quần chúng. Theo các tài liệu trên, Ban lãnh đạo cuộc khởi nghĩa giao việc này cho đồng chí nguyễn Hữu Tiến ( tức Trương Xuân Chinh, Giáo Hoài ) sinh ngày 05-03-1901, một chiến sỹ cách mạng kiên trung, quê tại Tỉnh hà nam thực hiện. Sau nhiều lần phác thảo, đồng chí Nguyễn Hữu Tiến đã sáng tác mẫu cờ Tổ Quốc nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh. Trong một ngôi nhà của khu vườn rậm rạp, gần bãi tha ma gọi là xóm chuồng ngựa.
    Ngày 25 tháng 11 năm 1940, khởi nghĩa nam kỳ bùng nổ. Tập hợp dưới lá cờ đỏ sao vàng, nhân dân các tỉnh nam bộ đã vùng dậy đập tan chính quyến của pháp-Nhật và bọn tay sai ở nhiều nơi. Tuy khí thế cách mạng của Đảng viên và quần chúng rất cao nhưng do điều kiện chưa chín muồi, địch nắm được chủ trương của ta nên cuộc khởi nghĩa thất bại và bị dìm trong bể máu. Nhiều đồng chí lãnh đạo của Đảng và hàng nghìn quần chúng cách mạng bị bắt, bị giết giã man. Đồng chí Nguyễn Hữu Tiến bị địch bắt và đã anh dũng hy sinh trước họng súng của quân thù ngày 28 tháng 8 năm 1941.
    Lá cờ đỏ sao vàng từ đấy xuất hiện nhiều lần trong các cuộc khởi nghĩa, biểu tình của quần chúng. Lá cờ đã tung bay trên cả nước trong những ngày tháng 8 năm 1945 lịch sử, trên quảng trường Ba Đình Hà Nội ngày 02 tháng 9 năm 1945. Chủ Tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lâp khai sinh một kỷ nguyên mới cho đất nước ta.

    Hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng, Quốc kỳ của nước ta cũng đã xuất hiện nhiều lần trong thơ ca của Hồ Chí Minh. Trong tập thơ ?oNhật ký trong tù? viết vào năm 1941, hình ảnh quốc kỳ đã xuất hiện trong thơ của Người.
    KHÔNG NGỦ ĐƯỢC
    Một canh?.hai canh?.lại ba canh
    Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành
    Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt
    Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh

    ( Nam Trân dịch )
    MỪNG XUÂN 1942
    Chúc đồng bào ta đoàn kết mau
    Chúc ********* ta càng tiến tới
    Chúc toàn quốc ta trong năm nay
    Cờ đỏ sao vàng bay phấp phới

    Ngày 5 tháng 9 năm 1945, Chủ Tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh ấn định Quốc kỳ Việt nam là cờ đỏ sao vàng.

    Kỳ họp thứ nhất. Quốc hội khoá I nước Việt nam dân chủ Cộng hoàngày 2 tháng 3 năm 1946 đã biểu quyết nhất trí cờ đỏ sao vàng là Quốc kỳ của nước ta.

    Quốc kỳ của nước ta đã ra đời trong phong trào cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN và hơn nữa thế kỷ qua, lá cờ đỏ sao vàng là hình ảnh thiêng liên của Tổ Quốc Việt Nam trong lòng mỗi người Việt nam và bạn bè Quốc tế.

  7. TLV

    TLV Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/12/2003
    Bài viết:
    1.329
    Đã được thích:
    0
    5B- Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

    Quốc ca của nước ta là bài hành khúc Tiến quân ca làm Quốc ca. Hiến pháp đầu tiên của nước ta (1946), điều 3 ghi ?oQuốc ca là bài Tiến quân ca?

    Tác giả Quốc ca, nhạc sỹ văn cao sinh ngày 15-11-1923 tại Hải Phòng, quê gốc An Lễ, Liên Minh, Vụ Bản, nam Định. Văn cao nổi tiếng trên nhiều lĩnh vực nhạc, thơ, họa nhất là trong giới âm nhạc từ những ca khúc được sáng tác trước năm 1945 như Suối mơ, Thiên thai, Trương Chi và nhiều bài hát nổi tiếng sau này. Ông tham gia hội văn hóa cứu quốc, tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945. Kháng chiến chống thực dân Pháp, ông lên chiến khu Việt Bắc làm báo, sáng tác và tiếp tục công việc này đến cuối đời ở hà Nội. Ông mất ngày 10-07-1995. Được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng cao qúy nhất về văn học nghệ thuật..

    Tháng 10 năm 1944, không khí cách mạng sôi sục trong cả nước. Không khí ấy đả tác động sâu sắc đến nhạc sỹ trẻ Văn Cao. Ông sáng tác bài Tiến quân ca ở số nhà 45 phố Nguyễn Thượng Hiền, nơi ở của ông hồi đó và cũng là nơi ông sống đế cuối đời. Viết xong Tiến quân ca, Văn Cao tự tay viết bản nhạc lên đá (in li to) trên trang văn nghệ của báo Độc lập, phát hành bí mật vào tháng 11 năm đó.

    Ngay sau khi ra đời, Tiến quân ca được đón nhận nồng nhiệt ở vùng đô thị cũng như trên các vùng chiến khu, trở thành bài hát chính thức của mặt trận ********* trong cao trào cách mạng năm 1945.Ngày 2-9-1945, Tiến quân ca được cừ hành trang trọng trên quảng trường Ba Đình ( Hà Nội ) trong lễ độc lập.
    Quốc kỳ và Quốc ca ra đời khẳng định một dân tộc độc lập đoàn kết dưới ngọn cờ đỏ sao vàng và chỉ có chung lòng, chung sức mới cứu được Tổ quốc, xây dựng đất nước Việt nam bền vững. Quốc ca còn thể hiện ý chí tiến lên trên con đường cách mạng gập ghềnh, gian khổ giữ vững độc lập dân tộc.

  8. dang_t

    dang_t Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/03/2004
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    0
    có bác nào làm nốt mấy câu tiếp không ? hoặc bác nào có thì gửi cho em với cần quá--- cảm ơn các bác nhiều
  9. TLV1986

    TLV1986 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/06/2004
    Bài viết:
    410
    Đã được thích:
    0
    Em mạn phép coppy vài đoạn của bác làm Tài liệu tham khảo nhé bác TLV .
    Em thấy bác nào có tâm huyết thì coppy rồi in ra một bản đi , chắc đến gần hết hạn bác TLV sẽ làm xong đấy , em thấy bài của bác khá đầy đủ .
    Hy vọng em sẽ được đọc câu 10 của bác .
  10. TLV

    TLV Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/12/2003
    Bài viết:
    1.329
    Đã được thích:
    0
    Câu 6 : Hãy nêu những thành tựu chủ yếu về kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại của nước ta sau gần 20 năm đổi mới.
    ---
    Hội nghị lần thú 9, BCHTW khóa IX và kết luận hội nghị Ban chấp hành trung ương của Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã nêu khái quát những thành tựu chủ yếu của nước ta sau gần 20 năm đổi mới trên một số mặt như sau :
    ? Về thực hiện nhiệm vụ trung tâm phát triển kinh tế đã đạt được những kết qủa quan trọng:
    - Nền kinh tế đã vượt qua giai đoạn suy giảm tốc độ tăng trưởng , đạt mức tăng trưởng khá cao; chất lượng, hiệi quả và sức cạnh tranh của mộtt số lĩnh vực và sản phẩm có chuyển biến.
    - Cơ cấu của nền kinh tếtiếp tục có bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa và từng bước hiện đại hoá.
    - Tiếp tục thực hiện có kết quả chủ trương giữ vững độc lập, tự chủ , về kinh tế, có tiến b đáng kể trong việc phát huy nguồn ni lực của đất nước, của các thành phần kinh tế cho đầu tư phát triển; đồng thời tiếp tục mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế.
    - Thể chế chính trị tiếp tục được đổi mới, đang tiếp tục được hình thành và phát triển các loại thị trường
    ? Về giáo dục ?" đào tạo, khoa học công nghệ, phát triển văn hóa xã hội:
    - Giáo dục, đào tạo và khoa học công nghệ có bước phát triển mới. Nước ta đã dạt chuẩn quốc gia về xoá nạn mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu hoc
    - Phát triển văn hoá , xây dựng đời sống văn hóa và nếp sống văn minh có tiến bộ ở tất cả các tỉnh, thành trong cả nước.
    - Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân đã được chú trọng hơn. Công tác kế hoạch hóa gia đình đạt kết quả tốt. Phong trào toàn dân luyện thể dục thể thao được đẩy mạnh .
    - Công tác xoá đói giảm nghèo tiếp tục đạt kết qủa quan trọng, giải quyết việc làm có tiến bộ, mức sống của các tầng lớp dân cư ở các vùng, miền rong cả nước tiếp tục được cải thiện . Công tác đấu ranh phòng chống tội phạm, tiêu cực, tệ nạn xã hội được đẩy mạnh, kiên quyết có hiệu quả hơn.

    ?Về quốc phòng an ninh:
    - Tình hình chính trị xã hội cơ ản ổ định, quốc phòng và an ninh được tăng cường. Các lục lượng vũ trang và nhân dân làm tốt nhiệm vụ bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm an ninh quốc gia. Tổ chức quân đội và công an được điều chỉnh theo yêu cầu mới. Việc kết hợp quốc phòng và an ninh với phát triển kinh tề và công tác đối ngoại có tiến bộ.
    - Bảo đảm sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với lực lượng vũ trang, tạo cơ sở pháp lý cho thực hiện nhịem vụ quốc phòn gvà an ninh.
    - Tiếp tuc xây dưng quân đội nhân dân và công an nhân dân theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, t72ng bước hiện đại, vững vàng về chính trị, tuyệt đối trung thành với Tổ Quốc, Đảng và nhân dân .
    - Xây dựng đươc thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, nhất là ở những vùng trọng điểm.
    - Ngăn chặn và làm thất bại âm mưu chống phá của các thế lực thù địch, giải quyết có ,hiệu quả và các vụ việc đột xuất, phức tạp, đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, góp phần bảo đảm an ninh chính trị và trật tự và an toàn xã hội.
    ? Về đối ngoại:
    - Đã củng cố va tăng cường quan hệ đoàn kết, hợp tác và hữu nghị vơi1 các nước xã hội chủ nghĩa, các nước láng giềng có chung biên giới, góp phần tích cực củng cố sự gắn kết, giữ vững nguyên tắc cơ bản của ASEAN, thúc đẩy quan hệ hợp tác nội khối và với bên ngoài.
    - Tiếp tục mở rộng và tăng c7ờng quan hệ hợp tác, phát triển ổn định ,lâu dài với nhiều nước khác trên thế giới
    - Tích cực tham gia giải quyết các vấn đề toàn cầu như xoá đói giảm nghèo phòng chống các dịch bệnh hiểm nghèo ,chống khủng bố ,phòng chống thiên tai ,bảo vệ môi trường ,ủng hộ và tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới chống chiến tranh .

Chia sẻ trang này